Tuesday, December 31, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 31 tháng 12 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Tòa án Hàn Quốc ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon

Giới hoạt động: Vi pham nhân quyền ở Việt Nam ‘tồi tệ hơn’ trong năm 2024

Nghị định 168 về phạt vi phạm giao thông bị xem là ‘tận thu’, ‘tận diệt’, ‘khắc nghiệt’, ‘cực đoan’

Nhìn lại 2024: Trí tuệ nhân tạo có nghĩa là đưa các công cụ AI vào hoạt động

Nhiều người Mỹ gốc Việt lo mất trợ cấp bảo hiểm y tế khi lưỡng viện Quốc hội đều thuộc Cộng hoà

Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng sắp hầu tòa trong vụ Đại Ninh

Nắng nóng kỷ lục có thể tiếp tục trong năm 2025, đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu

Báo cáo của Israel: Những kẻ bắt giữ ở Gaza tra tấn con tin, gồm trẻ vị thành niên

Nắng nóng kỷ lục có thể tiếp tục trong năm 2025, đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu

Bệnh viện nói ông Netanyahu 'trong tình trạng tốt' sau ca phẫu thuật tuyến tiền liệt

 

RFA

Sư Minh Tuệ và đoàn bộ hành đã đến Thái Lan

Tỷ lệ sinh giảm thấp kỷ lục, Đảng viên có thể được sinh con thứ ba mà không bị phạt

Chính phủ dự kiến chi 130.000 tỷ đồng để sắp xếp, tinh gọn hệ thống

Toà án Việt Nam không có thẩm quyền xét xử luật sư Trần Đình Triển

“Liệu pháp sốc” tinh gọn bộ máy của Tô Lâm sẽ định hình tương lai Việt Nam thế nào?

Hội Nhà Văn Việt Nam vẫn im lặng một cách khó hiểu

Luật sư Trần Đình Triển sắp ra tòa vì ‘nói xấu’ ông Nguyễn Hòa Bình

Võ sư Đoàn Bảo Châu tố công an Hà Nội sách nhiễu người thân sau khi ông đi lánh nạn

Nam Định: Người dân khiếu kiện việc thu hồi đất cho Tập đoàn Xuân Thiện bị tuyên án tù theo Điều 331

Ông Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, địa phương đưa tăng trưởng kinh tế hai con số vào năm 2025

Thêm quan chức Vĩnh Phúc và Phú Thọ bị truy tố trong vụ án liên quan tới ông Võ Văn Thưởng

Ông Y Quynh Bdap bị tòa Thái Lan kết án tội “nhập cảnh trái phép, lưu trú bất hợp pháp”

Gần 5000 xe Vinfast ở Mỹ bị triệu hồi vì vấn đề túi khí

Các tín đồ PGHH Thuần tuý bị ngăn cản tập trung kỷ niệm 105 năm Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo chủ

Nghị định 147 như thêm vòng kim cô lên đầu người sử dụng mạng xã hội

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng đến Mỹ tị nạn chính trị

Cáo trạng: Ông Lưu Bình Nhưỡng nhận 300 ngàn USD sau khi chuyển đơn của doanh nghiệp đến Thủ tướng

Không thể xiềng xích những cái đầu biết nghĩ Tự do!

Quân đội sắp đạt thỏa thuận mua các dàn tên lửa BrahMos từ liên doanh Ấn Độ - Nga

 

BBC

Những vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất năm 2024

Hàn Quốc ban hành lệnh bắt Tổng thống bị luận tội Yoon Suk-yeol

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam: mức độ tự chủ và tiềm năng xuất khẩu

Mỹ đã kiểm soát Kênh đào Panama thế nào và Panama lấy lại ra sao?

Tổng thống Jimmy Carter: Đại ân nhân của thuyền nhân vượt biển

Vụ tai nạn máy bay Hàn Quốc: 'Chỉ chút nữa thôi là con gái tôi về tới nhà'

'Thí nghiệm xã hội lên nhân loại' của Elon Musk: X thay đổi ra sao trong năm 2024?

Putin 'chăm sóc' nước Nga ra sao trong 25 năm?

Jimmy Carter: Từ nông dân trồng đậu đến tổng thống Mỹ và Nobel Hòa bình

Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter: Cuộc đời qua ảnh

Việt Nam, đã chín muồi cho một cải cách?

Máy bay Hàn Quốc gặp nạn, 179 người chết

Việt Nam

Tòa Thái Lan tuyên 'trả tự do', Y Quynh Bđăp vẫn ngồi tù và đối mặt nguy cơ dẫn độ

Vì sao chính quyền Việt Nam bỏ tù chín nhà sư và phật tử Khmer?

Hương bay ngược gió: Vì sao sách về sư Minh Tuệ bị cấm phát hành?

Đăng bài mạng xã hội phải xác thực số điện thoại: không gian biểu đạt bị bóp nghẹt?

Vụ nổ khiến 12 quân nhân Quân khu 7 thiệt mạng: do sét hay bất cẩn?

Việt Nam: ứng viên sáng giá tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Nga bàn về Ukraine?

Người tố giác lỗi trong xe điện VinFast bị trả đũa

Nghi phạm khai gì về vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người chết?

Nhà đầu tư nước ngoài nghĩ gì về 'tinh gọn bộ máy' của ông Tô Lâm?

Mỹ - Trung cạnh tranh Nga tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam?

Cách mạng tinh gọn ở TP HCM: cuộc đại phẫu 'không có gì phải trăn trở'?

Tranh cãi quanh vụ 'tác giả Việt Nam đầu tiên có sách do Routledge xuất bản'

RFI

Mỹ : Cựu tổng thống Jimmy Carter qua đời ở tuổi 100

Hàn Quốc để quốc tang 7 ngày sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc

Tân lãnh đạo Syria muốn duy trì quan hệ, tôn trọng lợi ích của Nga và Iran

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

2024 : Năm đổi mới thượng tầng lãnh đạo và chiến lược quân sự Việt Nam

 Gazprom : Gót chân « Achille » trong ngoại giao khí đốt của Vladimir Putin

Từ Mỹ Latinh đến Trung Đông, những dấu ấn ngoại giao của cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter

Thế giới ca ngợi tổng thống Mỹ Jimmy Carter, người tận tụy cả đời vì hòa bình và hoạt động nhân đạo

Hàn Quốc : Các nhà điều tra yêu cầu phát lệnh bắt giữ tổng thống bị phế truất

Gruzia: Phong trào phản kháng chính quyền thân Nga tiếp tục, bất chấp các biện pháp đàn áp mới

Bão Chido: Thủ tướng Pháp cam kết kế hoạch tái thiết ‘‘khẩn cấp’’ đảo Mayotte

Tây Ban Nha : Người dân Valencia đòi chủ tịch vùng từ chức sau trận lũ lụt khiến hơn 200 người chết

Máy bay chở khách Hàn Quốc gặp nạn: Hơn 170 người chết

Tổng thống Azerbaijan cáo buộc Nga cố gắng che giấu nguyên nhân gây ra thảm kịch máy bay

Gruzia: Tổng thống mãn nhiệm thân Liên Âu rời nhiệm sở, nhưng khẳng định tiếp tục tranh đấu

Bóng đá Châu Âu : Champions League 2024/2025 thể thức mới, hứng khởi ngay từ vòng đầu

 UNICEF : 2024 là "một năm bi thảm" với trẻ em sống tại các vùng xung đột

Người tù chung thân gặp dân biểu: Hé mở hy vọng hòa bình giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurdistan

Báo Đức đăng bài ca ngợi đảng cực hữu của Elon Musk, một nhà báo từ chức để phản đối

(AFP) - Mỹ công bố gói viện trợ an ninh 2,5 tỷ đô la cho Ukraina. Hôm nay, 30/12/2024, tổng thống mãn nhiệm Joe Biden ‘‘tự hào thông báo khoản viện trợ gần 2,5 tỷ đô la hỗ trợ an ninh cho Ukraina, để nước này tiếp tục bảo vệ nền độc lập và tự do chống lại xâm lược Nga”. Đầu tháng 12, nhiều quan chức quốc phòng Mỹ thừa nhận Washington có thể không thể gửi toàn bộ số vũ khí và thiết bị trị giá 5,6 tỷ đô la, đã được Quốc Hội phê chuẩn cho Ukraina, trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump.

(Reuters) – Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư 14 tỉ tỷ đô la vào khu vực người Kurdistan. Trả lời báo giới hôm qua, 29/12/2024, bộ trưởng Công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Kacir biết tổng số tiền 14,15 tỷ đô la liên quan đến 198 dự án, thực hiện cho đến năm 2028. Trong những tháng gần đây, Ankara tìm cách chấm dứt cuộc đối đầu với lực lượng vũ trang PKK của người Kurdistan. Theo giới quan sát, kinh tế tại các vùng đông và đông nam Thổ Nhĩ Kỳ suy giảm mạnh là hậu quả của cuộc chiến giữa chính quyền trung ương và PKK.

(RFI) - Ấn Độ : Tòa án Tối cao yêu cầu một thủ lĩnh nông dân chấm dứt tuyệt thực. Kể từ ngày 26/11/2024, Jagjit Singh Dhaliwal một nhà hoạt động ở bang Punjab, vựa lúa mì của Ấn Độ, đã nhịn ăn để đòi chính phủ phải có thêm các nhượng bộ về chính sách nông nghiệp, để nông dân có thu nhập đủ sống. Phong trào nông dân hồi 2020-2021 từng buộc thủ tướng Narendra Modi phải lùi bước trong chủ trương « tự do hóa thị trường nông sản ». Nhưng nhiều nông dân cho rằng mức nhượng bộ là chưa đủ. Cuộc tuyệt thực trở thành vấn đề chính trị quốc gia : ngày 28/12, Tòa án Tối cao yêu cầu chính quyền địa phương chuyển ông đến bệnh viện trước ngày 31/12, do lo ngại đương sự qua đời.

(AFP) – Trung Quốc : Một thiếu niên bị kết án tù chung thân. Phán quyết được đưa ra hôm nay 30/12/2024. Ba nghi phạm, tất cả dưới 14 tuổi khi xảy ra vụ án, bị cáo buộc đã quấy rối và giết một cậu bé 13 tuổi tên Wang, rồi chôn thi thể trong một ngôi nhà bỏ hoang. Thiếu niên tên Zhang, bị cáo buộc giết người và bị kết án tù chung thân. Đồng phạm của Zhang, tên là Li, lĩnh án 12 năm tù. Thiếu niên thứ ba không bị kết tội hình sự do mức độ liên quan hạn chế, nhưng sẽ phải chịu hình phạt giáo dục cải tạo.

(AFP) – Viêm màng não : Một loại vac-xin mới bắt buộc cho trẻ sơ sinh từ ngày 01/01/2025. Từ đầu năm tới, việc tiêm vac-xin chống vi khuẩn màng não sẽ được mở rộng tại Pháp do sự gia tăng các ca nhiễm. Bệnh viêm màng não biểu hiện qua sốt cao và cứng cổ. Nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ nhanh chóng qua đời. Ngay cả khi được điều trị, 10% bệnh nhân vẫn tử vong và nhiều người sẽ có di chứng như cắt cụt chi, rối loạn nhận thức hoặc mất thính giác.

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC THỨ BA 31-12-2024.

 

1/ VÕ SƯ ĐOÀN BẢO CHÂU TỐ CÁO CÔNG AN SÁCH NHIỄU THÂN NHÂN.

Vào hôm qua 30/12, võ sư Đoàn Bảo Châu cho biết là sau khi ông đi lánh nạn, công an VN đã tăng cường việc sách nhiễu gia đình ông.

Ông Châu 59 tuổi, người được biết đến sau cuộc thượng đài với chuẩn võ sư người Canada Flores vào năm 2017, cho biết công an thành phố Hà Nội mời ông lên làm việc vào ngày 21/6. Trong buổi làm việc, viên sĩ quan an ninh đưa ra văn bản cấm xuất cảnh và tập hồ sơ đề nghị truy tố ông vì có hành vi tuyên truyền chống nhà nước và bôi nhọ giới lãnh đạo.

Các nội dung cáo buộc nói trên nằm trong sáu đoạn video mà ông Châu phỏng vấn nhiều người hoạt động khác về nhân quyền hay những sự việc nổi cộm của xã hội. Cuối buổi làm việc, phía công an nói rằng sự việc chưa nghiêm trọng và cho ra về, nhưng vì cảm thấy không an toàn nên ông đã rời nhà đi lánh nạn từ đó cho tới nay.

Hai tháng sau, công an lại gửi giấy triệu tập làm việc với nội dung tương tự. Do ông không đến đồn nên công an truy lùng ông từ đó. Ông Châu cho biết công an thường xuyên đến nhà riêng, gọi điện hoặc mời vợ ông lên trụ sở để hỏi về ông. Chưa dừng lại ở đó, đám công an còn tra khảo và lục soát nhà của anh chị ruột vì tình nghi ông đang ẩn náu ở đó, cũng như tiếp xúc với giáo viên và bạn bè của con trai ông.

Công an đẩy mạnh lùng sục tung tích của ông Châu trong tháng 12. Võ sư Đoàn Bảo Châu, với 175 ngàn người theo dõi trên mạng, từng là phóng viên ảnh và viết bài cộng tác với nhiều tờ báo quốc tế và có 6 tiểu thuyết đã xuất bản ở trong nước.

RFA

 

3/ TỶ LỆ SINH SẢN Ở VN LÀ THẤP KỶ LỤC.

Tỷ lệ sinh sản của phụ nữ Việt Nam đang giảm nhanh chóng và đã ở mức thấp nhất trong lịch sử là 1.91, theo báo động mới đây của bộ y tế. Bộ này cũng đang đề nghị bỏ quy định cấm đảng viên sinh con thứ ba vì lo ngại tình trạng già hóa dân số.

Vào hôm 28/12, Thứ trưởng y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết tỷ lệ sinh thấp của phụ nữ Việt Nam giảm trong ba năm liên tiếp và dự báo sẽ tiếp tục xu hướng này trong các năm tiếp theo. Xu hướng tỷ lệ sinh thấp ở Việt Nam được cho là cũng giống như nhiều nước ở Á châu.

Ông Nguyễn Thiện Nhân, một đại biểu quốc hội, vào tháng 10 vừa qua đã đưa ra dự báo là dân số Việt Nam vào năm 2200 sẽ chỉ còn 46 triệu người. Chính vì thế ông thúc giục nhà nước phải có các giải pháp cấp bách.

Theo bộ y tế VN, một trong những lý do dẫn đến mức sinh thấp nhiều năm qua ở Việt Nam là nhà cầm quyền địa phương và trung ương thiếu nguồn lực đầu tư đối với vấn đề dân số. Bộ y tế lo ngại tỷ lệ sinh thấp sẽ dẫn đến thiếu lao động trong khi dân số đang già đi nhanh chóng cũng gây sức ép lên hệ thống an sinh xã hội.

Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, Việt Nam hiện là một trong các quốc gia có tốc độ già hoá nhanh nhất thế giới với số người từ 60 tuổi trở lên chiếm gần 12% tỉ lệ dân số tính đến năm 2019 và được dự báo sẽ tăng lên hơn 25% vào năm 2050.

Bộ y tế đang soạn thảo Luật Dân số trong đó có các biện pháp khuyến khích sinh sản và đề nghị bỏ quy định phạt đảng viên sinh con thứ ba trở lên.

RFA

 

3/ NAM HÀN YÊU CẦU LỆNH BẮT GIAM KHẨN CẤP ÔNG YOON.

Đơn vị điều tra chung của Nam Hàn đã yêu cầu có lệnh bắt giữ khẩn cấp tổng thống bị đình chỉ Yoon Suk Yeol vì lệnh thiết quân luật được áp đặt trong vài giờ của ông vào đầu tháng này.

Ông Yoon đã không phản hồi nhiều lệnh triệu tập thẩm vấn của cảnh sát trong khi văn phòng điều tra tham nhũng dành cho các quan chức cao cấp đang cùng nhau điều tra xem tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12 của ông có phải là hành vi nổi loạn hay không. Một tòa án sẽ quyết định có nên ban hành lệnh bắt giữ sau khi nhận được yêu cầu hay không.

Ông Yoon đã bị đình chỉ quyền lực tổng thống sau khi bị quốc hội luận tội vào đầu tháng này vì quyết định áp đặt lệnh thiết quân luật.

Một phiên tòa của tòa án Hiến pháp đang làm việc để xem xét liệu có nên phục hồi chức tổng thống cho ông Yoon hay cách chức ông vĩnh viễn. Tòa án có 180 ngày để đưa ra quyết định.

Vào ngày 27/12, tòa án đã tổ chức phiên điều trần chuẩn bị đầu tiên, trong đó yêu cầu hoãn phiên tòa để các luật sư của ông Yoon có thể chuẩn bị tốt hơn đã bị từ chối. Tòa án cho biết họ sẽ hành động nhanh chóng. Phiên điều trần tiếp theo dự định diễn ra vào ngày 3/1 năm 2025.

VOA

 

4/ NAM HÀN ĐỂ QUỐC TANG 7 NGÀY SAU VỤ TAI NẠN MÁY BAY.

Chính quyền Nam Hàn vào hôm qua 30/12 đã ra tuyên bố cả nước để cờ rủ với quốc tang 7 ngày sau vụ tai nạn máy bay khiến 179 người thiệt mạng vào hôm 29/12.

Quyền tổng thống Choi Sang Mok đã ra lệnh kiểm tra tổng thể toàn bộ máy bay Boeing 737-800 của các hãng hàng không trong nước. Ông đã đến hiện trường vụ tai nạn ở Muan, miền tây nam, để tưởng niệm các nạn nhân và cho biết chính phủ đang nỗ lực hết sức để xác định danh tính các nạn nhân và trợ giúp những gia đình bị ảnh hưởng.

Chính phủ Nam Hàn đang lên kế hoạch kiểm tra kỹ lưỡng 101 chiếc máy bay đang hoạt động trên lãnh thổ. Vào sáng hôm qua, một chiếc máy bay khác đã gặp biến cố với hệ thống càng hạ cánh, một thiết bị then chốt. Đây cũng là mẫu máy bay Boeing 737-800 của cùng hãng hàng không Jeju Air.

Bộ giao thông đã cử các thanh tra an toàn đến hiện trường tại phi trường quốc tế Gimpo. Tuy nhiên, không có mối liên quan nào giữa hai sự việc được xác nhận từ các nguồn thạo tin.

Theo nhà chức trách, một trong hai hộp đen của chiếc máy bay gặp nạn đã bị hỏng và Hoa Kỳ có thể tham gia vào cuộc điều tra. Theo thông tấn xã Nam Hàn, đây là tai nạn hàng không thảm khốc nhất lịch sử Nam Hàn kể từ năm 1997.

RFI

 

VNThoibao

VNTB – Từ Chung  

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 31/12/2024

Lời nguyền khoảng cách: Những điều Trump cần biết về Liên minh Mỹ-Nhật

Nguồn gốc của những cuộc tấn công “trả thù xã hội” ở Trung Quốc

 

Báo Tiếng Dân

“Chứng nhận độc thân” – Thủ tục hành dân28/12/2024

 

 

Thuy My

Nguyễn Văn Tuấn - Một Đại Ân Nhân của « Thuyền Nhân » Việt Nam

Lê Học Lãnh Vân - Lan man khi nghe cựu tổng thống Carter từ trần

Đặng Sơn Duân - Người đã qua đời viết về nhân vật vừa qua đời

 Trần Trung Đạo - Thành kính biết ơn và tưởng nhớ tổng thống Jimmy Carter (1924 – 2024)

Lá thư của cha mẹ Dạ Thảo Phương gởi Hội Nhà văn Việt Nam

Thái Vũ - Tò mò quá!

Nguyễn Hoài Bắc - Dừng cuộc chơi, vui buồn cho ai !

Mai Quốc Ấn - Bỏ độc quyền

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 30.12.2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Lan man chuyện bóng đá Việt Nam

Tạ Duy Anh - Cồng kềnh do đâu ?

Lưu Trọng Văn - Tại sao hai vụ thực phẩm độc hại ở tỉnh lại là hồi còi báo động cho Sài Gòn ?

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Đơn gửi Liên hiệp các hội VHNT và Hội Nhà văn của gia đình Dạ Thảo Phương 31/12/2024

Vài ý nghĩ quanh chuyện giải Nobel nhân bài viết của một nhà thơ 31/12/2024

Trở lại quê nhà 31/12/2024

Một khát vọng dịch chuyển 31/12/2024

Kể chuyện “dạt vòm” 30/12/2024

Thư ngỏ yêu cầu ông Thiều ông Khoa xin lỗi 30/12/2024

Cuốn nhật ký – một chứng cứ tội ác 30/12/2024

Nóng hổi chuyện Hội Nhà văn và nói thêm cho rõ 30/12/2024

Sản xuất vi mạch ở Việt Nam (Kỳ 2) 29/12/2024

 

 

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

ĐIỀU TRA VỤ 2 DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI TỬ VONG TRONG BIỆT THỰ DU LỊCH TẠI HỘI AN
Hoài Văn

https://tienphong.vn/dieu-tra-vu-2-du-khach-nuoc-ngoai-tu-vong-trong-biet-thu-du-lich-tai-hoi-an-post1705307.tpo

TPO - Hai du khách nước ngoài được phát hiện đã tử vong tại một biệt thự du lịch ở Hội An. Công an đang vào cuộc điều tra.

Ngày 30/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đơn vị đang phối hợp với Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an tiến hành giám định, xác định nguyên nhân vụ 2 người nước ngoài tử vong tại một biệt thự du lịch ở Hội An.

Theo thông tin ban đầu, khoảng trưa 26/12 công an tiếp nhận tin báo về việc tại biệt thự du lịch H.C (thuộc thôn Vạn Lăng, xã Cẩm Thanh, TP Hội An) phát hiện bà Otteson Greta Marie (33 tuổi, quốc tịch Anh) ở phòng 101, tầng 1, chết trên giường.

Khi đến làm việc, công an TP Hội An đã kiểm tra và phát hiện phòng 201 bị khóa cửa trong, bên trong phòng có ông Els Arno Quinton (36 tuổi, quốc tịch Nam Phi) chết trong tư thế nằm ngửa trên giường.

Vụ việc sau đó được báo cáo lên công an tỉnh Quảng Nam. Tiếp nhận tin báo, lãnh đạo Công an tỉnh đã phân công lực lượng khẩn trương đến hiện trường tổ chức điều tra.

Tại hiện trường, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiến hành hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm, giám định pháp y tử thi và các hoạt động điều tra khác.

Qua khám nghiệm, ban đầu xác định trên thi thể không có tác động ngoại lực, hiện trường không có dấu hiệu lục soát. Tại hiện trường thu giữ một số vỏ chai rượu đã qua sử dụng. Được biết, 2 nạn nhân đăng ký tạm trú dài hạn tại biệt thự du lịch từ ngày 4/7/2024.

Hiện, công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.

 

CỰU GIÁM ĐỐC QUỸ TÍN DỤNG NHÀ BÈ LĨNH ÁN 15 NĂM TÙ

Tân Châu

https://tienphong.vn/cuu-giam-doc-quy-tin-dung-nha-be-linh-an-15-nam-tu-post1705427.tpo

TPO - Cựu Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Kế toán, Thủ quỹ và Kiểm soát viên của Quỹ tín dụng Nhà Bè đã bị tuyên phạt mức án từ 6 năm đến 15 năm tù về một trong hai tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Chiều 30/12, HĐXX sơ thẩm TAND TPHCM đã tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Sơn (cựu Giám đốc Quỹ tín dụng Nhà Bè) 15 năm tù; Nguyễn Phương Anh (cựu Kế toán trưởng) 13 năm tù; 2 cựu Thủ quỹ là Huỳnh Thị Phương Uyên, Đỗ Huỳnh Ngọc Diễm lần lượt lãnh án 9 năm tù và 8 năm tù.

Các bị cáo trên cùng phạm tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Ngoài ra, HĐXX tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Đứng (Cựu Chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng Nhà Bè) 6 năm tù và cựu Trưởng ban kiểm soát Quỹ tín dụng Nhà Bè Phạm Thị Hà 7 năm tù, cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng, năm 2020, Cơ quan thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TPHCM phát hiện các sai phạm xảy ra tại Quỹ tín dụng Nhà Bè nên đã chuyển hồ sơ cho Công an TPHCM điều tra.

Cơ quan tố tụng xác định, từ tháng 12/2014 đến tháng 10/2018, ông Sơn trực tiếp ký duyệt cho các khách hàng vay, nhận thế chấp các bất động sản làm tài sản đảm bảo nhưng đã tự ý chỉ đạo cho giải chấp hết các hồ sơ tài sản đảm bảo của 42 hồ sơ vay. Các tài sản trên hiện nay đã bị sang tên cho cá nhân khác, dẫn đến 42 khoản vay hiện không còn tài sản đảm bảo và đang bị dư nợ quá hạn số tiền 16,6 tỷ đồng không thu hồi được, gây thiệt hại cho Quỹ tín dụng Nhà Bè 16,6 tỷ đồng.

Cáo trạng xác định ông Phạm Văn Đứng và bà Phạm Thị Hà đã không thực hiện đúng chức trách giám sát và kiểm tra theo Quy chế hoạt động của Quỹ tín dụng Nhà Bè, dẫn đến không kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi sai phạm của ông Sơn.

Bị cáo Nguyễn Phương Anh đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, biết rõ các hợp đồng chưa được thanh lý nhưng ông Sơn đã bàn giao các tài sản đảm bảo cho khách hàng cũng như biết ông Sơn làm âm quỹ tiền mặt trong hoạt động tín dụng từ năm 2012 nhưng bị cáo Anh đã không báo cáo cho HĐQT hoặc tố giác.

Bị cáo Anh còn lập các báo cáo tài chính khống thể hiện tình hình kinh doanh có phát sinh lợi nhuận liên tục từ năm 2012 - 2019 theo chỉ đạo của ông Sơn, từ đó tạo điều kiện cho ông Sơn thực hiện hành vi phạm tội trót lọt trong thời gian dài.

Cáo trạng xác định bị cáo Huỳnh Thị Phương Uyên là người ký các chứng từ thu, chi và hồ sơ kế toán khống nhằm che đậy sai phạm của ông Sơn. Bị can này làm thủ tục giải chấp tài sản của 17/42 hồ sơ vay, gây thiệt hại cho Quỹ tín dụng Nhà Bè 5,7 tỷ đồng.

Riêng bị cáo Đỗ Huỳnh Ngọc Diễm là người làm thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo của 14/42 hồ sơ vay, gây thiệt hại 4,8 tỷ đồng cho Quỹ tín dụng Nhà Bè.

 

CỰU VỤ PHÓ BỘ CÔNG THƯƠNG GỢI Ý DOANH NGHIỆP CHI 14 TỶ ĐỒNG ĐỂ MUA BIỆT THỰ Ở TÂY HỒ

Minh Đức

https://tienphong.vn/cuu-vu-pho-bo-cong-thuong-goi-y-doanh-nghiep-chi-14-ty-dong-de-mua-biet-thu-o-tay-ho-post1705384.tpo

TPO - Ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tiếp tục bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ" trong một vụ án khác. Ông An bị cáo buộc nhận hối lộ 14,2 tỷ đồng từ hai doanh nghiệp xăng dầu để hỗ trợ cấp giấy phép và nâng cấp hoạt động kinh doanh, dùng tiền mua biệt thự tại quận Tây Hồ, Hà Nội.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra đề nghị truy tố ông Nguyễn Lộc An, cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương và 4 bị can khác trong vụ án "Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Bộ Công Thương, Công ty cổ phần thương mại tư vấn đầu tư xây dựng Bách Khoa Việt, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Long Hưng và các đơn vị liên quan.

Theo kết luận điều tra, năm 2013, ông Nguyễn Lộc An hướng dẫn bà Trần Thị Loan Phương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt, thành lập pháp nhân kinh doanh khí hóa lỏng, thuê cây xăng có sẵn để kinh doanh nhỏ lẻ trước. Đến năm 2015, khi công ty này xin Bộ Công thương cấp phép làm thương nhân phân phối xăng dầu, ông An được giao làm trưởng đoàn kiểm tra và nhận 200 triệu đồng từ bà Phương để giúp đỡ. Sau đó, doanh nghiệp này được xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.

Khoảng tháng 8/2015, bà Phương tiếp tục nhờ ông An hỗ trợ công ty trở thành thương nhân đầu mối kinh doanh nhập khẩu xăng dầu. Ông An đồng ý và gợi ý rằng cần 9 tỷ đồng để mua nhà. Theo lời dặn dò của ông An, Công ty Bách Khoa Việt đã chuyển số tiền này vào tài khoản của vợ ông An.

Nhờ sự giúp đỡ của ông An, Công ty Bách Khoa Việt được cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu năm 2016.

Trong vụ này, CQĐT xác định, bà Trần Thị Loan Phương đã nhận được thức sai phạm, tố giác hành vi sai phạm của ông Nguyễn Lộc An nên không bị xử lý hành vi đưa hối lộ.

Ngoài vụ việc trên, năm 2014, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch HĐTV Công ty Long Hưng, nhờ ông An hỗ trợ cấp phép nhập khẩu và kinh doanh dầu FO. Bộ Công Thương cũng lập đoàn kiểm tra doanh nghiệp này và giao ông Nguyễn Lộc An phụ trách.

Sau khi giúp doanh nghiệp này "trót lọt" qua đợt kiểm tra của Bộ Công Thương, ông An gợi ý "hỗ trợ 10 tỷ đồng để đổi nhà tại khu biệt thự Vườn Đào, quận Tây Hồ.

Ông Quỳnh đồng ý và chuyển 10 tỷ đồng vào tài khoản của vợ ông An. Sau đó, ông Quỳnh kể cho vợ sự việc, vợ ông này phản đối việc cho toàn bộ số tiền nên ông Quỳnh nói với ông An chỉ "biếu" 5 tỷ đồng, 5 tỷ còn lại coi như khoản cho vay.

Kết quả điều tra xác định, ông Nguyễn Lộc An đã nhận 14,2 tỷ đồng, trong đó, nhận 9,2 tỷ đồng từ Công ty Bách Khoa Việt và nhận 5 tỷ đồng từ Công ty Long Hưng.

Số tiền hối lộ được ông An sử dụng để mua biệt thự tại khu đất đấu giá Phú Thượng, quận Tây Hồ.

Theo kết luận điều tra, toàn bộ số tiền từ bà Trần Thị Loan Phương và ông Nguyễn Tuấn Quỳnh đã được ông Nguyễn Lộc An yêu cầu chuyển vào tài khoản của vợ, bà Nguyễn Kim Ngọc. Số tiền này sau đó được sử dụng để mua căn biệt thự số 14D3 tại khu đất đấu giá 18,6 ha, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ.

Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định bà Ngọc không biết số tiền này có nguồn gốc từ hành vi nhận hối lộ của chồng, nên không có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bà. Hiện, gia đình ông An đã nộp lại 8,13 tỷ đồng.

Cùng vụ án, Nguyễn Tuấn Quỳnh, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty Long Hưng, bị đề nghị truy tố tội “Đưa hối lộ”.

Đối với bà Trần Thị Loan Phương, được miễn trách nhiệm hình sự do tự giác tố giác sai phạm. Toàn bộ 9,2 tỷ đồng từ Công ty Bách Khoa Việt đã bị tịch thu.

Các bị can Trần Trác Việt Đức, Giám đốc Công ty Bách Khoa Việt và Đỗ Thị Tuyết Nga, kế toán trưởng, bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”, do không nộp đầy đủ hơn 107 tỷ đồng vào Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Trước đó, vào tháng 11/2024, ông An đã bị Tòa án nhân dân TP HCM tuyên phạt 4 năm tù về tội “Nhận hối lộ” trong vụ án Xuyên Việt Oil. Trong vụ này, ông bị cáo buộc nhận 400 triệu đồng và một chiếc đồng hồ Patek Philippe trị giá hơn 500 triệu đồng từ Mai Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Xuyên Việt Oil.

 

DU KHÁCH ĐI DẠO Ở BÃI BIỂN NHA TRANG PHẢN ÁNH NHÓM NGƯỜI ĐÒI THU PHÍ 200.000 ĐỒNG

Trần Hoài

https://tuoitre.vn/du-khach-di-dao-o-bai-bien-nha-trang-phan-anh-nhom-nguoi-doi-thu-phi-200-000-dong-2024123018510846.htm

Du khách phản ánh một số người có hành vi chèo kéo, thu phí trái phép ở bãi biển TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Ngày 30-12, ông Phạm Minh Nhựt, phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, cho biết đã có văn bản gửi UBND TP Nha Trang về tình trạng chèo kéo, thu phí trái phép khách du lịch tại khu vực bãi biển công cộng Nha Trang.

Theo ông Nhựt, hiệp hội nhận được phản ánh của Chi hội Hướng dẫn viên du lịch Khánh Hòa về việc một số người có hành vi chèo kéo, thu phí trái phép khách du lịch làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Nha Trang.

Cụ thể, tại khu vực bãi biển Nha Trang, những ngày gần đây đã xảy ra việc du khách khi đi dạo dọc bờ biển ở trên đường Trần Phú thì có một số người đi theo.

Những người này bảo rằng ở đây là bãi biển của họ, cần thu phí của du khách, với giá mỗi người là 200.000 đồng.

Khi du khách hỏi họ tại sao phải thu phí ở bãi biển công cộng trong khi họ chỉ đi dạo biển, nhóm này không trả lời mà chỉ nói hai từ "thu phí".

Khi du khách không đồng ý trả tiền, họ gọi một nhóm du côn vây quanh du khách và đi theo đoạn đường gần 1km, đi tới đâu chặn đường khách tới đó.

Du khách cũng đã quay phim được hình ảnh một số người, đã gửi tới hướng dẫn viên du lịch của họ và chia sẻ trên các mạng xã hội Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, hành vi của nhóm người trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tạo hình ảnh không tốt cho du lịch Nha Trang, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn trong du lịch cho du khách quốc tế nói chung và du khách Trung Quốc nói riêng.

Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng của TP Nha Trang tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và có giải pháp ngăn chặn tình trạng trên, làm lành mạnh môi trường du lịch và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

 

CHỦ DOANH NGHIỆP MANG 10 TỶ ĐI HỐI LỘ, VỢ PHẢN ĐỐI NÊN 'ĐÒI' LẠI 5 TỶ

T.Nhung/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/chu-doanh-nghiep-mang-10-ty-di-hoi-lo-vo-phan-doi-nen-doi-lai-5-ty-post1521562.html

Mang 10 tỷ đồng đi hối lộ ông Nguyễn Lộc An, cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), ông Nguyễn Tuấn Quỳnh (Chủ tịch Công ty Long Hưng) sau đó đòi lại 5 tỷ vì bị vợ phản đối.

Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho thấy ông Nguyễn Lộc An, cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), đã nhận hối lộ số tiền 14,2 tỷ đồng từ Công ty Bách khoa Việt và Công ty Long Hưng.

Theo kết luận điều tra, sau khi nhận được 200 triệu đồng từ bà Trần Thị Loan Phương (Chủ tịch HĐQT Công ty Bách khoa Việt), ông An đã gợi ý bà Phương chi 9 tỷ đồng để lấy tiền mua biệt thự. Sau khi đưa hối lộ 9,2 tỷ đồng cho cựu phó vụ trưởng, bà Phương chủ động làm đơn tố giác việc ông Nguyễn Lộc An nhận hối lộ.

Liên quan đến việc này, CQĐT cho rằng hành vi của bà Phương đã phạm và tội Đưa hối lộ, quy định tại khoản 4, Điều 364 BLHS. Tuy nhiên, khi CQĐT chưa có thông tin, tài liệu về việc bà Phương đưa tiền cho ông An, thì bà Phương đã nhận thức được sai phạm và chủ động làm đơn tố giác hành vi phạm tội của ông Nguyễn Lộc An.

CQĐT đánh giá bà Phương thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với CQĐT để làm rõ bản chất vụ án. Vì vậy, căn cứ quy định tại khoản 7, Điều 364 BLHS, áp dụng Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, miễn trách nhiệm hình sự đối với và Phương, tịch thu toàn bộ số tiền 9,2 tỷ đồng đưa hối lộ sung công quỹ Nhà nước.

Trên cơ sở nội dung đơn tố giác của bà Phương, CQĐT đấu tranh để bà Nguyễn Kim Ngọc (vợ ông An) tự nguyện cung cấp sao kê tài khoản ngân hàng, nội dung thể hiện việc bà Phương chuyển khoản 9 tỷ đồng.

CQĐT còn làm rõ ông An không chỉ gợi ý bà Phương chi tiền để mua biệt thự, mà cựu phó vụ trưởng còn gợi ý ông Nguyễn Tuấn Quỳnh (Chủ tịch HĐTV Công ty Long Hưng) với nội dung tương tự.

Kết quả điều tra cho thấy thời điểm giữa năm 2014, ông Quỳnh liên hệ với ông Nguyễn Lộc An, nhờ ông An hướng dẫn thủ tục để được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Khi đó, ông An nhận lời giúp đỡ, tạo điều kiện để Công ty Long Hưng được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

Sau đó, khi thực hiện việc kiểm tra điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đối với Công ty Long Hưng, Đoàn kiểm tra do chính ông An làm trưởng đoàn chỉ kiểm tra hồ sơ và kiểm tra xác suất một số cửa hàng, đại lý xăng dầu của Công ty Long Hưng.

Dù vậy, ngày 27/1/2015, Đoàn kiểm tra và Công ty Long Hưng vẫn ký biên bản kiểm tra thực tế điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

Ngày 2/2/2015, ông An ký phiếu trình ông Đỗ Thắng Hải (khi đó là Thứ trưởng Bộ Công Thương) để rồi sau đó ông Hải đã ký giấy phép kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Long Hưng.

Đến tháng 7/2015, khi gặp ông Quỳnh tại Hà Nội, ông An tâm sự rằng, đang có nhu cầu mua nhà tại khu đấu giá Vườn Đào (quận Tây Hồ, Hà Nội). Chừng 2 tháng sau, ông Quỳnh đến nhà ông An ăn cơm, thì ông An tiếp tục nhắc đến chuyện mua nhà và nói ông Quỳnh hỗ trợ mình 10 tỷ đồng để mua bất động sản.

Vì ông An đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho Công ty Long Hưng, hơn nữa ông An có quyền hạn kiểm tra điều kiện, đề nghị thu hồi Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu của Công ty Long Hưng bất kỳ lúc nào, nên ông Quỳnh đã đồng ý hỗ trợ và sau đó chuyển cho ông An 10 tỷ đồng vào tài khoản của vợ ông An.

Sau này, khi vợ ông Quỳnh biết chuyện đã phản đối việc làm trên của chồng, khiến ông Quỳnh phải trao đổi lại với ông An về việc Công ty Long Hưng chỉ chi 5 tỷ đồng. Vì vậy, ông An đã chuyển trả lại cho ông Quỳnh 5 tỷ đồng.

Trong vụ án này, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh (cựu Chủ tịch HĐTV Công ty Long Hưng) bị đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ.

 

AI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỤ GẦN 3.000 TẤN GIÁ ĐỖ NGÂM CHẤT CẤM?

Huỳnh Thủy/Tienphong.vn

https://znews.vn/ai-chiu-trach-nhiem-vu-gan-3000-tan-gia-do-ngam-chat-cam-post1521162.html

Gần 3.000 tấn giá đỗ ngậm hóa chất độc hại được tuồn ra thị trường, thậm chí "đi vào" Bách Hóa Xanh nhưng nhiều cơ quan quản lý cho rằng vụ việc "không thuộc quản lý" của đơn vị.

Liên quan đến vụ gần 3.000 tấn giá đỗ tuồn ra thị trường, ngày 29/12, một lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị chủ yếu kiểm tra các thủ tục hành chính.

Cụ thể gồm giấy phép kinh doanh, điều kiện kinh doanh, nghĩa vụ về thuế cho Nhà nước chưa…

Theo vị này, Cục Quản lý thị trường không kiểm tra chất lượng sản phẩm, bởi việc này thuộc về Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk.

Còn Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản cho hay trong 6 cơ sở sản xuất giá đỗ bị công an bắt, chỉ có cơ sở của Lâm Đạo là đơn vị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP để sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

Nhưng đơn vị chỉ cấp và quản lý khâu sơ chế, đóng gói, kinh doanh giá đậu xanh. Còn việc dùng hóa chất trong quá trình sản xuất là khâu trồng trọt. Trong khi đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk) nói không quản lý khâu trên.

Hiện Công an tỉnh Đắk Lắk mở rộng điều tra vụ án gần 3.000 tấn giá đỗ ủ hoạt chất 6-Benzylaminopurine (được gọi là “nước kẹo”), đã tuồn ra thị trường trong năm 2024.

Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk kiểm tra đồng loạt 6 cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột gồm: 2 cơ sở của đối tượng Lâm Văn Đạo (buôn Kô Tam, xã Ea Tu); 2 cơ sở của Vũ Duy Tư, 1 cơ sở của Nguyễn Văn Quynh, 1 cơ sở của Nguyễn Văn Hảo, cùng trú phường Tân Hòa (phường Tân Hòa).

Tại đây, công an phát hiện 6 cơ sở sử dụng hoạt chất 6-Benzylaminopurine (còn gọi “nước kẹo”) để sản xuất giá đỗ. Đây là một loại chất cấm dùng trong thực phẩm. Nếu ăn nhiều có thể tử vong.

Thời điểm kiểm tra, công an thu giữ hơn 20 tấn giá đỗ đã ngâm chất cấm và 135 lít “nước kẹo”.

Kết quả điều tra, trong năm 2024, 6 cơ sở trên tuồn ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ ngâm hóa chất.

Các đối tượng thường bán sỉ cho các đại lý ở chợ đầu mối Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột.

Riêng 1 cơ sở sản xuất của đối tượng Lâm Văn Đạo còn ký hợp đồng bán cho Bách Hóa Xanh từ 350-400 kg giá đỗ mỗi ngày. Trên bao bì giá đỗ được ngâm hóa chất đều in dòng chữ: “Vì sức khỏe của mọi người”, “Không hóa chất”, “Không chất kích thích”, “Không chất bảo quản”.

Hiện Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố 4 vụ án, khởi tố bắt tạm giam 4 bị can là chủ các cơ sở sản xuất giá đỗ trên để điều tra về hành vi Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ luật Hình sự.

 

CỰU BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ VÀ 9 BỊ CÁO CHUẨN BỊ HẦU TÒA


https://www.anninhthudo.vn/cuu-bo-truong-chu-nhiem-van-phong-chinh-phu-va-9-bi-cao-chuan-bi-hau-toa-post599802.antd

ANTD.VN - Tòa án nhân dân TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định đưa vụ án “Sài Gòn Đại Ninh” ra xét xử sơ thẩm. Phiên tòa được mở vào ngày 16-1 tới đây và dự kiến kéo dài trong 5 ngày, kể cả ngày nghỉ.

6 bị cáo nhận hối lộ

Theo Quyết định đưa các bị cáo ra xét xử, Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa là ông Trần Nam Hà và thành phần Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên. Tòa án nhân dân TP Hà Nội cũng bố trí các thẩm phán và hội thẩm nhân dân dự khuyết. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm là 6 kiểm sát viên.

Trong vụ án này, 6 bị cáo bị truy tố tội “Nhận hối lộ” gồm: Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng), Lê Quốc Khánh, Hoàng Xuân Văn, Nguyễn Nho Định (đều là cựu Thanh tra Chính phủ - TTCP) và Nguyễn Ngọc Ánh (cựu Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng).

Tiếp đến, các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là Mai Tiến Dũng (cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ - VPCP), Nguyễn Hồng Giang (cựu Cục trưởng Cục II, TTCP), Trần Bích Ngọc (cựu Vụ trưởng Vụ I, VPCP). Riêng “đại gia” Nguyễn Cao Trí (cựu Chủ tịch Công ty Giáo dục Văn Lang, Tổng giám đốc Công ty Sài gòn Đại Ninh) bị truy tố về tội “Đưa hối lộ”.

Theo cáo trạng, do xác định có vi phạm pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng nên Thanh ra Chính phủ (TTCP) đã ban hành Kết luận kiến nghị chấm dứt hoạt động, thu hồi đất tại Dự án Đại Ninh thuộc Công ty Sài Gòn Đại Ninh đúng quy định pháp luật.

Sau khi thỏa thuận mua lại Dự án Đại Ninh, Nguyễn Cao Trí dùng tiền và sử dụng mối quan hệ để tác động đến các bị cáo thuộc VPCP, TTCP; thông đồng, thỏa thuận, đưa tiền hối lộ, thao túng các bị cáo tại TTCP và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng để những người này lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, thực hiện các hành vi trái công vụ.

Cơ quan tố tụng xác định, hành vi của các bị cáo nêu trên đã giúp Trí thay đổi kết luận thanh tra từ “chấm dứt hoạt động, thu hồi đất dự án” thành “không thu hồi, cho giãn tiến độ và tiếp tục thực hiện dự án”, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Nhằm đạt được mục đích của mình, Nguyễn Cao Trí đã nhiều lần đưa hối lộ với tổng số tiền 7,05 tỷ đồng cho các bị cáo tại TTCP, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng liên quan đến Dự án Đại Ninh. Từ đó, các bị cáo tại TTCP, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện các hành vi sai phạm, giúp Trí đạt được mục đích.

Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Trong đó, Nguyễn Cao Trí đưa tổng số tiền 750 triệu đồng cho các bị cao là thành viên Tổ công tác thuộc TTCP; thông đồng, câu kết để tổ công tác báo cáo theo hướng chấp nhận Đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh dựa trên tài liệu hợp thức về năng lực tài chính do Trí cung cấp…

Nguyễn Cao Trí cũng 5 lần đưa hối lộ tổng số tiền 2,1 tỷ đồng cho Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng) và 7 lần đưa hối lộ tổng số tiền 4,2 tỷ đồng cho Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng).

Đối với bị cáo Trần Đức Quận, Viện kiểm sát xác định, bị cáo này đã nhận tiền từ Nguyễn Cao Trí, chỉ đạo cán bộ dưới quyền thực hiện các thủ tục, qua đó giúp Công ty Sài Gòn Đại Ninh được gia hạn, giãn tiến độ Dự án Đại Ninh trái quy định pháp luật.

Cụ thể, bị cáo Quận chỉ đạo, can thiệp, tác động đến cựu Chủ tịch và cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh trong việc cấp Giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, thay đổi người đại diện pháp luật.

Ngoài ra, Quận cũng là người tác động để tiếp tục quan tâm, chỉ đạo việc triển khai thực hiện, giúp Trí hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xác định nghĩa vụ tài chính, tính giá đất, quy hoạch, xây dựng… nhằm triển khai Dự án Đại Ninh.

Với Trần Văn Hiệp, bị cáo này là người đứng đầu UBND tỉnh Lâm Đồng. Do có mối quan hệ với Nguyễn Cao Trí, nhận sự chỉ đạo từ Trần Đức Quận, đồng thời đã 7 lần nhận tiền hối lộ nên đã thực hiện đề nghị trái pháp luật của Trí.

Với bị cáo Mai Tiến Dũng, Viện kiểm sát xác định, mặc dù bị cáo này không phụ trách lĩnh vực thanh tra, giải quyết đơn thư nhưng do có mối quan hệ, quen biết với Nguyễn Cao Trí, do đó đã nhận đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh từ Trí.

Sau đó, “bút phê” và chỉ đạo cấp dưới tham mưu, xin ý kiến và truyền đạt ý kiến của lãnh đạo về việc chuyển đơn trái quy định pháp luật. Bị cáo Mai Tiến Dũng được Trí biếu 200 triệu đồng.

Cáo trạng của Viện KSND Tối cao nêu rõ, hành vi của các bị cáo trong vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Viện kiểm sát cho rằng cũng cần xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo. Do các bị cáo đã ăn năn hối cải, thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội và chủ động hoặc vận động người thân nộp lại số tiền hưởng lợi bất chính.

 

 

No comments:

Post a Comment