Việc miễn nhiệm Tổng Bí thư nếu có xảy ra sẽ được tiến hành như thế nào?
Trà My
28/12/2024
Thoibao.de
Trong thời gian gần đây, một số nhà quan sát cho rằng, sự suy yếu quyền lực của Tổng Bí thư Tô Lâm trong nội bộ Đảng là điều có thật. Và cũng không phải vô cớ mà có những đánh giá rằng, việc ông Tô Lâm sẽ tiếp tục trở thành Tổng Bí thư tại Đại hội 14, là vấn đề hết sức khó khăn.
Sáng 26/12, tại Hà Nội, Quân uỷ Trung ương, và Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Quân Chính toàn quân. Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng ngày, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 đã chính thức khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã đến tham dự và chỉ đạo. Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang chủ trì hội nghị. Đáng chú ý, Hội nghị quan trọng này không có sự xuất hiện của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Theo giới quan sát, hiện cho đến nay chưa có các thông tin chính thức xác nhận về lý do Tổng Bí thư Tô Lâm vắng mặt tại 2 hội nghị đặc biệt quan trọng vừa kể. Trước đó, ngày 25/12, tại Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương năm 2024, ông Tô Lâm cũng đã vắng mặt.
Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương năm 2024, được đánh giá mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Tại Hội nghị này, các nội dung chính được thảo luận để trình bày tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 xem xét.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, quyền lực và vị thế chính trị của ông Tô Lâm trong nội bộ Đảng trong giai đoạn gần đây đang có dấu hiệu suy yếu. Cụ thể, tại Hội nghị Trung ương bất thường ngày 25/11, đề xuất của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc bổ sung thêm 2 nhân sự vào Bộ Chính trị khóa 13, đã bị bác bỏ. Điều đó đã dẫn đến việc Hội nghị bất thường kết thúc nhanh chóng chỉ sau hơn 3 tiếng đồng hồ.
Ngoài ra, theo giới thạo tin, trong quá trình tái cơ cấu, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, ông Tô Lâm đang đối mặt với những thách thức và sự phản đối từ các quan chức cấp cao trong Chính phủ.
Việc ông Tô Lâm ngay sau khi trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, lập tức tuyên bố chủ trương cải cách để đưa Việt Nam vào “kỷ nguyên mới”. Đây được cho là những lý do khiến cho đa số các lãnh đạo cấp cao của Đảng, vốn là những người ủng hộ Trung Quốc và Ban lãnh đạo Bắc Kinh rất không hài lòng dẫn đến việc tìm mọi cách để quật đổ ông Tô Lâm.
Xin nhắc lại, đây cũng có thể là sự khởi đầu cho màn “hạ bệ” ông Tô Lâm trước Đại hội 14 vào đầu năm 2026.
Tuy nhiên, việc bãi nhiệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam không phải là câu chuyện đơn giản. Theo giới phân tích, điều này đòi hỏi một quy trình nghiêm ngặt, dựa trên các nguyên tắc và quy định của Đảng.
Và giả sử nếu như có xảy ra, thì có thể sẽ tiến hành các bước cụ thể như sau:
- Đề xuất bãi nhiệm: Khi có lý do chính đáng, một số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, hoặc Bộ Chính trị có thể đề xuất việc bãi nhiệm Tổng Bí thư. Lý do có thể bao gồm vi phạm kỷ luật Đảng, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc mất uy tín nghiêm trọng.
- Thảo luận nội bộ: Ban Chấp hành Trung ương sẽ tổ chức các cuộc họp để thảo luận về đề xuất bãi nhiệm. Trong quá trình này, Tổng Bí thư có quyền trình bày ý kiến và tự bào chữa.
- Biểu quyết: Sau khi thảo luận, Ban Chấp hành Trung ương tiến hành biểu quyết về việc bãi nhiệm. Quyết định được thông qua nếu đạt tỷ lệ đồng thuận theo quy định của Đảng.
Nếu quyết định bãi nhiệm được thông qua, Ban Chấp hành Trung ương sẽ tiến hành quy trình bầu Tổng Bí thư mới theo các bước đã được quy định.
Khả năng phe bảo thủ thân Trung Quốc trong nội bộ Đảng, với sự giúp sức của Trung Nam Hải sẽ tìm cách “hạ bệ” Tổng Bí thư Tô Lâm là rất cao. Và vấn đề chỉ còn là thời gian xảy ra khi nào mà thôi.
Trà My – Thoibao.de
No comments:
Post a Comment