Đối Thoại Điểm Tin ngày 27 tháng 12 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Việt
Nam sắp ký thỏa thuận mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ trị giá 700 triệu đô la?
Hàng
nghìn xe VinFast bị triệu hồi ở Mỹ do lỗi túi khí; kỹ sư Anh tố cáo hãng về độ
an toàn
Tổ
chức Ân xá Quốc tế: Việt Nam phải rút lại, sửa đổi Nghị định 147
Nguồn tin Reuters: Lực lượng
phòng không Nga bắn rơi máy bay của Azerbaijan Airlines
Việt Nam xuất
khẩu rau quả kỷ lục trong năm 2024, đạt hơn 7 tỷ đô
Sài Gòn có tuyến
metro đầu tiên, người dân nô nức trải nghiệm
Cáo trạng: Lưu
Bình Nhưỡng ‘nhận tiền để chống lưng cho nhóm bảo kê’
Giới hoạt động:
Nghị định 126 về lập hội là ‘điểm nghẽn thể chế’ cần loại bỏ
Ông Trump lại kêu gọi mua Greenland sau khi để mắt đến
Canada, Kênh đào Panama
Chính quyền mới ở Syria tuyên bố đàn
áp trong khi căng thẳng bùng phát ở vùng duyên hải
Thị trường chứng
khoán một lần nữa thách thức kỳ vọng trong năm nay. Hãy nhìn các con số dưới
đây
Philippines tập
trận với đồng minh ở Biển Đông
Gần
5000 xe Vinfast ở Mỹ bị triệu hồi vì vấn đề túi khí
Các
tín đồ PGHH Thuần tuý bị ngăn cản tập trung kỷ niệm 105 năm Đản sanh của Đức
Huỳnh Giáo chủ
Nghị
định 147 như thêm vòng kim cô lên đầu người sử dụng mạng xã hội
Nhà
hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng đến Mỹ tị nạn chính trị
Cáo
trạng: Ông Lưu Bình Nhưỡng nhận 300 ngàn USD sau khi chuyển đơn của doanh
nghiệp đến Thủ tướng
Hồ
sơ nhân quyền tồi tệ Việt Nam vẫn 2 lần đắc cử Hội đồng nhân quyền LHQ - Vì
sao?
Xóa
sổ vịnh Cát Bà: xu hướng phát triển bất chấp ở Việt Nam
Cơn
ác mộng của nạn nhân trở về từ đặc khu Trung Quốc khét tiếng ở Campuchia
Không
thể xiềng xích những cái đầu biết nghĩ Tự do!
Quân
đội sắp đạt thỏa thuận mua các dàn tên lửa BrahMos từ liên doanh Ấn Độ - Nga
Bà
Phạm Thanh Nghiên tố cáo công an Việt Nam đàn áp xuyên quốc gia
Triển
lãm Quốc phòng 2024: Giữa tự hào và hoài nghi
Đằng
sau chuyện “hộ pháp” cho sư Minh Tuệ
16
hợp đồng trị giá hơn 286 triệu USD được ký tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế
Việt Nam
Sư
Minh Tuệ và đoàn bộ hành có phải làm hình ảnh đại diện cho dân tộc Việt?
Bình
Thuận khởi tố Facebooker Nguyễn Thanh Huy với cáo buộc "lợi dụng quyền tự
do”
Mỹ hướng đến trang bị cho Việt Nam đủ khả năng bảo vệ toàn diện
lợi ích quốc gia
Công
khai hình ảnh nghi phạm Cao Văn Hùng có thể ảnh hưởng đến phán quyết của tòa án
BBC
Vì sao chính quyền
Việt Nam bỏ tù chín nhà sư và phật tử Khmer?
Hương bay ngược
gió: Vì sao sách về sư Minh Tuệ bị cấm phát hành?
Sóng thần châu Á
2004: 'Thuyền tôi chỉ cách bờ vài mét khi cột sóng ập vào'
Con đường phản bội
Ukraine để làm gián điệp cho Nga
Ông Trump muốn mua
Greenland, Đan Mạch đổ hàng tỷ đô la phòng thủ
Tấn công ngày Giáng
sinh: Ukraine lên án, Nga tuyên bố thành công
Đăng bài mạng xã
hội phải xác thực số điện thoại: không gian biểu đạt bị bóp nghẹt?
Nước Mỹ phân cực,
Kinh thánh tìm đường trở lại trường học
Chuyên gia: Nhóm
ông Trump muốn Mỹ rút khỏi WHO ngay lập tức
Bí ẩn sức hút bài
hát All I Want for Christmas is You mùa Giáng sinh
Vụ hiếp dâm chấn
động Pháp: Câu hỏi về sự kỳ quặc và ham muốn của đàn ông
'Tự do ngôn luận'
của tỷ phú Musk dọn đường cho ông Trump ra sao?
Vụ nổ khiến 12 quân nhân Quân khu 7 thiệt mạng: do sét
hay bất cẩn?
Việt Nam: ứng viên sáng giá tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Nga
bàn về Ukraine?
Người tố giác lỗi trong xe điện VinFast bị trả đũa
Nghi phạm khai gì về vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội khiến
11 người chết?
Nhà đầu tư nước ngoài nghĩ gì về 'tinh gọn bộ máy' của
ông Tô Lâm?
Mỹ - Trung cạnh tranh Nga tại Triển lãm Quốc phòng Quốc
tế Việt Nam?
Cách mạng tinh gọn ở TP HCM: cuộc đại phẫu 'không có gì
phải trăn trở'?
Tranh cãi quanh vụ 'tác giả Việt Nam đầu tiên có sách do
Routledge xuất bản'
Việt Nam - Singapore đàm phán xây hai tuyến cáp ngầm
xuyên biển
Nạn nhân cáo buộc quan chức Việt Nam tấn công tình dục ở
New Zealand lên tiếng
Có gì sau cơ chế đối thoại chiến lược '3+3' Trung Quốc và
Việt Nam vừa thiết lập?
Vì sao Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc?
Hàn Quốc: Ukraina bắt được một tù binh Bắc Triều Tiên chiến đấu
cho Nga ở vùng Kursk
Truyền thông : Azerbaijan và Mỹ nghi ngờ Nga gây ra vụ tai nạn máy
bay tại Kazakhstan
Tây Ban Nha : Danh họa Dalí và kinh nghiệm làm triển lãm ảo ở
Figueres
Vụ
giải cứu con tin lừng danh cách đây 30 năm ở Pháp, có nạn nhân người Việt
Châu Á tưởng niệm 20 năm trận sóng thần kinh hoàng năm 2004
Matxcơva tuyên bố phá vỡ nhiều âm mưu của Ukraina sát hại sĩ quan
Nga
Hàn Quốc : Phe đối lập đệ trình kiến nghị phế truất quyền tổng
thống
Trận động đất sóng thần 2004 như "ngày tận thế"
Những tiến bộ về hệ thống cảnh báo 20 năm sau trận sóng thần ở
Indonesia
Trung Quốc : Thêm hai tướng “ngã ngựa” vì chiến dịch chống tham
nhũng của Tập Cận Bình
Công ty Nga: Tàu chở hàng bị đắm trên Địa Trung Hải là do
"khủng bố"
Syria : Cộng đồng Alaouite xô xát với lực lượng an ninh của
chính quyền mới
Chiến lược ngoại giao của Trump 2.0 qua những tuyên bố về Panama,
Groenland và Canada
Squid Game mùa 2 : Bức tranh thu nhỏ về xã hội Hàn Quốc khắc
nghiệt
Nghị định 147 có hiệu lực: Lo ngại gia tăng đàn áp, tự kiểm duyệt
trên mạng xã hội Việt Nam
Thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi: Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt
chiến tranh Ukraina
Ukraina bị oanh kích ồ ạt đúng ngày Giáng Sinh, tổng thống
Zelensky lên án Nga "bất nhân"
(Reuters)
– Nga thấy không muốn ngừng bắn mà cần một thỏa thuận hòa bình. Ngày 26/12/2024, ngoại trưởng Nga
Sergei Lavrov khẳng định « một lệnh ngừng bắn chẳng đi đến đâu
cả » và Matxcơva nghi ngờ phương Tây sử dụng thời cơ để « tái
vũ trang cho Ukraina ». Ông Lavrov khẳng định Nga « cần
các thỏa thuận pháp lý để đảm bảo an ninh cho Liên bang Nga » và
những văn bản này phải được soạn thảo để « không thể vi phạm
được ». Trước đó, tổng thống Putin cho biết sẵn sàng thảo luận với
tân tổng thống Mỹ Donald Trump về một thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraina nhưng loại
trừ mọi nhượng bộ về lãnh thổ và yêu cầu Kiev từ bỏ tham vọng gia nhập NATO.
(Reuters)
– Tổng thống Mỹ yêu cầu bộ Quốc Phòng gia tăng viện trợ quân sự cho
Ukraina. Thông
báo được ông Joe Biden công bố ngày 25/12/2024 sau khi lên án Nga tấn công bằng
drone và tên lửa vào các công trình năng lượng ở Ukraina đúng ngày Giáng Sinh.
Ngoài Mỹ, hai nước Anh và Moldova cũng lên tiếng tố cáo. Sáng sớm 26/12, Nga
lại tiếp tục dùng drone oanh kích một khu chơ ở thị trấn Nikopol, vùng
Dnipropetrovsk (miền nam Ukraina) khiến 8 người bị thương. Quân đội Ukraina cho
biết đã bắn hạ 20 trong tổng số 31 drone của Nga phóng trong đêm.
(AFP) –
Hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines bị tấn công tin tặc. Giao thông hàng không đã bị xáo
trộn, với khoảng 24 chuyến bay nội địa bị trễ. Trên mạng X, hãng hàng không lớn
thứ hai của Nhật cho biết đã « xác định được nguyên nhân » là
do tin tặc « tấn công vào hệ thống dữ liệu, nhưng không bị rò rỉ
thông tin hoặc bị nhiễm virus ». Hệ thống đã « được
khôi phục » từ sáng 26/12/2024. Còn theo đài truyền hình NHK, sự
cố liên quan đến hệ thống ký gửi hành lý.
(Yonhap)
– Hàn Quốc trừng phạt 15 lao động và 1 thực thể Bắc Triều Tiên. Theo chính quyền Hàn Quốc ngày
26/12/2024, 14 trong tổng số 15 người bị tình nghi từng làm việc ở nước ngoài
để thu ngoại tệ thông qua hoạt đông tin tặc (ăn cắp tiền ảo) nhằm tài trợ cho
chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên. Tất cả
thuộc biên chế của Phòng 313, Cục Công nghiệp Đạn dược, cũng nằm trong danh
sách trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Hàn Quốc cũng sẽ bổ sung Công ty Trao đổi
Công nghệ Thông tin Kinh tế Chosun Kum Jong vào danh sách các cá nhân và tổ
chức bị trừng phạt do bị tình nghi đưa người lao động ra nước ngoài.
(AFP) –
Cam Bốt : Lãnh đạo một đảng đối lập bị kết án hai năm tù vì chỉ trích chính phủ
trên mạng xã hội. Tòa
án Phnom Penh hôm nay, 26/12/2024, đã tuyên mức án trên đối với ông Sun
Chanthy, chủ tịch đảng Quyền lực Nhân dân, với tội danh kích động rối loạn xã
hội. Ngoài ra, ông còn bị tước quyền bầu cử cũng như ứng cử. Các tổ chức bảo vệ
nhân quyền lâu nay đã cáo buộc chính phủ của thủ tướng Hun Manet sử dụng các vụ
kiện pháp lý để đàn áp các tiếng nói đối lập. Luật sư của bị cáo cho biết sẽ
kháng án.
(AFP) –
Năm nhà báo bị chết ở miền trung Gaza trong trận oanh kích của Israel. Theo đài truyền hình địa phương Al Quds
Today, ủng hộ lực lượng thánh chiến, 5 nhà báo bị thiệt mạng là của kênh này
khi đang hoạt động trong một trại tị nạn của người Palestine ở Nuseirat. Nhiều
nhân chứng cho biết tên lửa được phóng từ một chiến đấu cơ của Israel và đánh
trúng xe chở 5 nhà báo, đỗ trước bệnh viện Al-Awda. Phía Israel khẳng định đã
nhắm vào một sào huyệt của nhóm vũ trang.
(AFP) –
Vụ cháy máy bay tại Kazakhstan : Nghi ngờ do nhầm lẫn từ hệ thống phòng không
của Nga. Chiều
qua, 25/12/2024, sau khi hình ảnh của chiếc máy bay được lan truyền trên mạng
xã hội, nhiều chuyên gia về hàng không quân sự đã cho rằng các lỗ hổng trên
đuôi máy bay có thể do một hệ thống phòng thủ tên lửa gây ra. Vào sáng hôm xảy
ra vụ tai nạn, miền nam nước Nga đã ghi nhận nhiều cuộc tấn công bằng drone và
vào khoảng thời gian máy bay dự định hạ cánh, đã có các vụ nổ được thông báo
trên mạng. Hãng hàng không Azerbaijan Airlines ban đầu cho biết máy bay đã va
chạm với một đàn chim, nhưng sau đó đã rút lại thông tin này.
(AFP) –
Mỹ : Cơ quan chống tin giả Global Engagement Center bị đóng cửa. Quyết định được bộ Ngoại Giao Mỹ
thông báo hôm 24/12/2024, sau khi cơ quan này bị nhiều đảng viên Cộng Hòa và
Elon Musk cáo buộc thực hiện các hoạt động kiểm duyệt và là « mối
đe dọa đối với nền dân chủ » của Mỹ. Đây là văn phòng duy nhất
đặc trách chống thông tin sai lệch do các quốc gia đối thủ của Washington
như Trung Quốc và Nga phát tán.
(AFP) –
Nepal lần đầu tiên tổ chức lễ hội khinh khí cầu. Lễ hội được tổ chức trong
tuần này tại thành phố Pokhara với sự tham gia của hơn 10 quốc gia và thu hút
nhiều du khách. Du
lịch là nguồn thu nhập chính của nước này, đã đón hơn một triệu du khách quốc
tế trong năm 2024. Chính quyền cũng đang chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực
khách sạn và sân bay để đáp ứng nhu cầu của du khách.
TIN TỨC THỨ SÁU
27 THÁNG 12, NĂM 2024
1/ VN LẠI NGĂN CHẬN LỂ ĐẢN SANH 105 NĂM CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ
Các tín đồ Phật giáo Hòa
hảo ở các tỉnh miền tây nam bộ không theo tổ chức đăng bạ với nhà nước đã bị
ngăn cấm tập trung tổ chức đại lễ kỷ niệm 105 ngày sinh của đức Huỳnh Phú Sổ
vào ngày 25/11 Âm lịch, tức ngày 25/12 Dương lịch.
Từ ngày 23/12, công an
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, đã lập chốt ở hai phía con đường dẫn vào trụ sở
tạm thời của ban trị sự trung ương giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần tuý ở xã
Long Giang, để kiểm soát và hạn chế người qua lại.
Trước đó, công an đã đến và
ra lệnh không cho tổ chức lễ Đản sanh, cấm dựng lễ dài, và cấm treo băng rôn có
dòng chữ “Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần tuý.”
Ông Hà Văn Duy Hồ, hội
trưởng giáo hội này và là người chịu trách nhiệm tổ chức lễ Đản sanh, cho biết
năm nay huyện Chợ Mới thực hiện việc cấm đoán khắt khe hơn trước.
Ông Hồ cho biết bạo quyền Hà
Nội đưa an ninh mặc thường phục xuống canh gác gần tư gia của các chức sắc của
giáo hội vài ngày trước ngày lễ. Cá nhân ông bị giám sát nghiêm ngặt từ ngày
15/12.
Trong khi đó, Giáo hội Phật
giáo Hòa Hảo, một tổ chức quôc doanh của bạo quyền VN, lại được tổ chức kỷ niệm
105 Đại lễ Đản sanh của đức Huỳnh Phú Sổ một cách rầm rộ ở chùa An Hòa Tự, thị
trấn Phú Mỹ tỉnh An Giang.
2/ ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG BỊ CÁO BUỘC NHẬN HƠN 300 NGÀN MỸ KIM
Ông Lưu Bình Nhưỡng, một
cựu đại biểu quốc hội cấp cao, vừa bị cáo buộc đã nhận tiền và hợp tác làm ăn
với một băng nhóm bảo kê ở tỉnh Thái Bình để nhóm này cưỡng đoạt tiền của một
doanh nghiệp, theo cáo trạng vừa được công bố vào hôm qua 26/12.
Theo cáo trạng này, ông Nhưỡng đã bị viện kiểm sát tỉnh Thái Bình truy tố về
hai tội danh là “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “cưỡng
đoạt tài sản”. Ngoài ra, ông Nhưỡng còn bị cáo buộc nhận 300 ngàna Mỹ kim để hỗ
trợ cho doanh nghiệp và giúp chạy án trong một vụ tranh chấp đất đai ở Hải
Phòng.
Cụ thể, ông Nhưỡng được cho là đã gọi điện cho công an tỉnh Thái Bình để nhờ họ
trấn áp một băng xã hội đen đang cản trở công việc của Phạm Minh Cường khi
người này ép buộc công ty Sao Đỏ phải chung tiền thì mới cho khai thác tại mỏ
cát ở vùng biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy.
Công ty Sao Đỏ đã phải trả cho ông Cường số tiền bảo kê hơn 3 tỷ đồng trong khoảng thời gian từ tháng
9 đến tháng 12 năm 2020.
Trong một vụ việc khác, ông Nhưỡng được cho là đã được ông Cường tặng bộ cánh
cổng gỗ lim trị giá 75 triệu đồng cho nhà từ đường của ông Nhưỡng trong vụ án tranh
chấp đất đai của một người làm thuê cho ông Cường.
3/ NGA TUYÊN BỐ PHÁ VỠ ÂM MƯU CỦA UKRAINE SÁT HẠI SĨ QUAN NGA
Ngày 26/12, tổng cục an
ninh liên bang Nga (FSB) cáo buộc lực lượng tình báo Ukraine đã lập nhiều kế
hoạch ám sát sĩ quan Nga cùng với gia đình họ. Tuy nhiên những kế hoạch này đều
bị phá vỡ.
Cơ quan FSB khẳng định đã phá vỡ một loạt âm mưu ám sát các sĩ quan
cấp cao của bộ quốc phòng Nga,
với 4 công dân Nga liên quan đến quá trình chuẩn bị những vụ tấn công này đã
bị bắt.
Theo FSB, những nghi phạm
này được tình báo Ukraine chiêu mộ, trong đó một người đã bị bắt ở Moscow khi
đang lấy một quả bom được ngụy trang thành bình điện. Theo kế hoạch, quả bom
này sẽ được cài vào xe hơi của một quan chức bộ quốc phòng Nga. Riêng một người
đàn ông khác được giao nhiệm vụ theo dõi nhiều quan chức khác trong bộ quốc phòng
Nga.
Theo thông tấn xã Reuters,
những thông tin nói trên được cơ quan FSB công bố sau vụ ám sát tướng Igor
Kirillov, chỉ huy lực lượng bảo vệ hạt nhân của quân đội Nga. Ông và người tài
xế riêng đã thiệt mạng trong một vụ nổ giữa trung tâm thủ đô Moscow vào sáng
sớm 17/12 vì bom cài trong xe hơi gần lối ra vào tòa nhà nơi ông sinh sống.
Một nguồn tin từ cơ quan an ninh Ukraina cho
biết chính cơ quan này đã thực hiện vụ ám sát.
Nga đã lên án vụ ám sát và tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả.
4/ THÊM 2 TƯỚNG LÃNH TRUNG CỘNG BỊ “NGÃ NGỰA” VÌ THAM NHŨNG
Vào ngày 25/12, quốc hội
Trung Cộng thông báo bãi miễn tư cách đại biểu của hai tướng lãnh cấp cao của quân
đội, trong lúc Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch chống tham
nhũng trong quân đội.
Theo thông báo, hai nhân
vật cấp cao này bị nghi ngờ "vi phạm nghiêm trọng pháp luật và kỷ luật", cụm từ mà đảng cộng sản Trung Cộng
thường dùng để ám chỉ hành vi tham nhũng.
Tướng lãnh bị bãi miễn là
trung tướng Vưu Hải Đào 66 tuổi, cựu phó tư lệnh lục quân từ đầu năm 2016.
Trước đó, ông này từng là phó tư lệnh quân khu Nam Kinh và được thăng hàm trung
tướng vào năm 2014.
Riêng trung tướng Lý Bằng
Trình 61 tuổi từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng như phó tham mưu hạm đội
Bắc Hải của hải quân Trung Cộng và giám đốc viện Nghiên cứu Trang bị Hải quân.
Ông này đảm nhiệm vai trò tư lệnh hải quân của quân khu miền Nam sau khi người
tiền nhiệm Cửu Tân Xuân bị cách chức vào tháng 12 năm ngoái.
Cần biết là trong năm nay,
hai cựu bộ trưởng quốc phòng của Trung Cộng là Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng
Phúc đã bị khai trừ khỏi đảng và đang bị điều tra vì tham nhũng.
Theo nhật báo South China
Morning Post, cuộc điều tra về hai cựu quan chức cấp cao này cho thấy chiến
dịch chống tham nhũng của họ Tập vẫn tập trung vào các cấp lãnh đạo quân đội,
nhằm siết chặt kiểm soát đồng thời củng cố sự trung thành tuyệt đối của quân
đội đối với đảng cộng sản.
VNTB
– Không có dân chủ thì cắt giảm bao nhiêu cũng không “tinh gọn” được
VNTB
– Tinh giản biên chế – sân chơi đầy tiêu cực
Thuế
quan của Trump đã giúp miền bắc Việt Nam bùng nổ, nhưng tương lai thì sao?
Mục
đích thật sự của việc Trung Quốc xây dựng kho vũ khí hạt nhân
Từ
Chung27/12/2024
Tôi
dám khẳng định trên dưới 80% nam nhân văn nghệ sĩ đã từng quấy rối tình dục…27/12/2024
Những
cuộc gặp gỡ vui vẻ26/12/2024
Hoàng Thị
Minh Hồng26/12/2024
Những
tiếng nói phản biện: Hãy cùng tôi bảo vệ sự thật26/12/2024
Y
đức26/12/2024
Bao
giờ có các sản phẩm đạt đẳng cấp quốc tế?25/12/2024
Ngày giỗ cụ
Liên Xô25/12/2024
Bà
Phạm Thanh Nghiên tố cáo công an Việt Nam đàn áp xuyên quốc gia25/12/2024
Giáng
sinh và ngọn đuốc không tắt: Câu chuyện về Phúc25/12/2024
Phúc
Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày
26/12/2024
Lê
Xuân Nghĩa - Máy bay dân dụng Azerbaijan bị bắn hạ : Tội ác của Nga ?
Nguyễn
Đình Bổn - Nghi vấn phòng không Nga bắn nhầm máy bay chở khách của Azerbaijan
Đặng
Sơn Duân - Tiếp tục thanh trừng trong quân đội Trung Quốc
Jimmy
Nguyen Nguyen - Saigon Noel (3)
Hoàng
Quốc Dũng - Xem phim Đào, Phở và Piano 2023, nghĩ về Chó, Bò và Ô tô 2024
Đặng
Chương Ngạn - Xin lỗi nhân dân
Văn
Công Hùng – Ghi chép ngày 26.12.2024
Ngọc
Vinh - Người dân được mở miệng đến đâu ?
Nguyễn
Đình Bổn - Tiếp tục theo bước chân sư Minh Tuệ
Nhà
độc tài Assad, « người tị nạn » Syria trong tay Putin
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Y đức 27/12/2024
Nhìn lại một năm 2024 “ngập nước”, nhiệt độ vẫn tăng, đại dương
“sôi sục” 27/12/2024
Khi Sa Hoàng sa lầy ở Trung Đông và Châu Phi 27/12/2024
Bao giờ có các sản phẩm đạt đẳng cấp quốc tế? 26/12/2024
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn 26/12/2024
Viết rất ngắn về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine 26/12/2024
Giáng sinh, nhớ về các bạn! 25/12/2024
Hồ sơ nhân quyền tồi tệ, Việt Nam vẫn hai lần đắc cử Hội đồng nhân
quyền LHQ – Vì sao? 25/12/2024
Về giao thông và dự án xe lửa cao tốc ở Việt Nam 25/12/2024
Xóa sổ vịnh Cát Bà: xu hướng phát triển bất chấp ở Việt Nam 25/12/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
ÔNG
LÊ THANH VÂN BỊ CÁO BUỘC GỌI LÃNH ĐẠO TỈNH 'CAN THIỆP' GIÚP DOANH NGHIỆP
Ông Lê Thanh Vân bị
cáo buộc đã ký 4 văn bản, gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh "can
thiệp" giúp hai doanh nghiệp, nhằm hưởng lợi một số bất động sản.
Viện KSND tỉnh Thái Bình vừa hoàn tất cáo
trạng, truy tố ông Lê Thanh Vân, cựu ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội,
cựu đại biểu Quốc hội khóa XV, về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh
hưởng đối với người khác để trục lợi".
Cùng vụ án, bị can Nguyễn Văn Vương, cựu
chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước (đã bị buộc thôi việc từ ngày
19-9-2024), bị truy tố tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối
với người khác để trục lợi".
Ký 4 văn bản, gọi điện
cho lãnh đạo tỉnh để "can thiệp" giúp doanh nghiệp
Cáo trạng xác định bị can Lê Thanh Vân từ
tháng 8-2020 đến tháng 11-2023 là đại biểu Quốc hội khóa XIV, khóa XV, ủy viên
thường trực Ủy ban Ngân sách Quốc hội.
Mặc dù ông Vân không thuộc đoàn đại biểu Quốc
hội tỉnh Quảng Ninh và sự việc không thuộc lĩnh vực phụ
trách của ủy viên thường trực Ủy ban Ngân sách Quốc hội nhưng bị can đã có các
hành vi sai phạm.
Theo Viện KSND tỉnh Thái Bình, ông Vân trong
tháng 6, 7, 8, 12-2020 đã ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND
tỉnh Quảng Ninh, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ nhằm đồng ý cho Công ty Hạ
Long được tiếp tục thực hiện dự án 36ha.
Ông Vân bị cáo buộc hưởng lợi 1 lô đất trị giá
hơn 1,8 tỉ đồng ở xã Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) và nhằm hưởng lợi 1.000m2 đất
trị giá hơn 1,9 tỉ đồng ở dự án này.
Đáng chú ý, cơ quan tố tụng còn cáo buộc vào
tháng 7-2023, ông Vân đã gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp, để
Công ty cổ phần Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn. Ông
Vân sau đó đã hưởng lợi 60 triệu
Viện kiểm sát đánh giá ông Lê Thanh Vân nhiều
lần phạm tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác
để trục lợi", nên bị áp dụng tình tiết tăng nặng "phạm tội 2 lần trở
lên".
Hứa cho mỗi cựu đại
biểu Quốc hội 1.000m2 đất
Trong khi đó, viện kiểm sát xác định bị can
Nguyễn Văn Vương có hành vi trực tiếp gặp ông Lưu Bình Nhưỡng, ông Lê Thanh Vân
nhờ can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó thủ tướng thường
trực Chính phủ để Công ty Hạ Long được tiếp tục triển khai dự án 36ha.
Sau khi Vương đã nhận 3,3 tỉ đồng của Công ty
Hạ Long và được hứa sẽ nhận 10% số đất của dự án 36ha (tương đương 15.000m2),
Vương cho bị can Lưu Bình Nhưỡng và bị can Vân mỗi người 1 lô đất ở xã Vân Nội.
Ngoài ra Vương hứa cho mỗi bị can 1.000m2 đất
tại dự án 36ha, trị giá gần 2 tỉ đồng, bị can Vương hưởng hơn 13.000m2,
trị giá hơn 26 tỉ đồng.
Cáo trạng xác định các ông, bà Nguyễn Công
Hoan, Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Huy Quang, Vũ Thanh Toàn có hành vi nhờ bị can Vương
tìm người tác động đến cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho Công ty Hạ Long được
tiếp tục thực hiện dự án 36ha.
Song cơ quan tố tụng xét thấy những người trên
đều không biết Vương nhờ các bị can Nhưỡng, Vân can thiệp như thế nào. Vì vậy,
cơ quan điều tra không đề cập xử lý hình sự là có căn cứ.
Đối với các ông, bà Trần Sỹ Thanh, Nguyễn Đức
Sinh, viện kiểm sát thấy có hành vi đưa tiền cho bị can Nhưỡng, bị can Vân để
nhờ can thiệp, tác động đến cơ quan có thẩm quyền. Việc này nhằm sớm cấp phép
cho Công ty cổ phần Trường Sinh được thực hiện dự án thăm dò khoáng sản đất đá
làm vật liệu san lấp mặt bằng tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh.
Tuy nhiên, viện kiểm sát xét thấy bị can
Nhưỡng và Vân không phải là người có thẩm quyền quyết định cấp phép cho Công ty
cổ phần Trường Sinh nên những người trên không phạm tội "đưa hối lộ".
Cơ quan điều tra không đề cập xử lý hình sự là có căn cứ.
LÝ
DO HÀNG LOẠT LÃNH ĐẠO, NHÂN VIÊN VIỆN PHÁP Y TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG BIÊN HÒA BỊ
KHỞI TỐ?
Cơ quan điều tra cáo
buộc nhiều đối tượng đã móc nối với một số lãnh đạo, bác sĩ, giám định viên
Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa để làm sai lệch hồ sơ bệnh án tâm
thần.
Tại họp báo thông báo tình hình kết quả công
tác công an năm 2024 tổ chức vào chiều 26-12, thiếu tướng Phan Mạnh Trường, phó
cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, đã cung cấp thông tin về tiến độ
điều tra vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.
Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết thời
gian qua một số đối tượng đang chữa bệnh bắt buộc tại các cơ sở của các viện
pháp y và bệnh viện tâm thần được ra ngoài, sau đó tiếp tục có hành vi phạm
tội.
Trước tình hình đó, Cơ quan cảnh sát điều tra
Bộ Công an đã tiến hành thu thập chứng cứ.
Ngày 23-6, công an đã khởi tố vụ án hình sự về
nhóm tội danh "nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ" đối với cán
bộ, nhân viên của Viện
Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.
Đến nay Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an
đã khởi tố 16 đối tượng gồm 12 người là cán bộ pháp y của Viện Pháp y tâm thần
trung ương Biên Hòa, 4 đối tượng bên ngoài.
Công an đánh giá các hành vi vi phạm pháp luật
của các bị can này đã gây hậu quả pháp lý, làm méo mó việc thực thi pháp luật.
Hiện công an đang tiếp tục điều tra mở rộng và
tiến tới sẽ khởi tố thêm các đối tượng liên quan về những hành vi khác để xử lý
nghiêm theo quy định.
Qua điều tra vụ án đến nay, xác định các bị
can đã lợi dụng vào chính sách pháp luật của Nhà nước trong miễn giảm trách
nhiệm hình sự với những người có bệnh án tâm thần.
Qua đó, các bị can đã móc nối với một số lãnh
đạo, bác sĩ, giám định viên Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa để làm hồ
sơ, bệnh án, điều trị tâm thần và giám định pháp y tâm thần ở mức bị hạn chế
hoặc mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi nhằm được miễn, giảm nhẹ hình
phạt hoặc không phải đi chấp hành án phạt tù.
Ngoài ra, quá trình điều tra, công an thấy
rằng có nhiều lỗ hổng trong quá trình khám bệnh, giám định pháp y tâm thần và
điều trị bệnh bắt buộc tại đây.
Các bác sĩ, giám định viên tại Viện Pháp y tâm
thần trung ương Biên Hòa có hành vi nhận tiền để ghi các chẩn đoán tình trạng
bệnh tâm thần cho các đối tượng theo ý thức chủ quan.
Hoặc đưa ra nhận xét, đánh giá không khách
quan, theo hướng có lợi cho các đối tượng giám định pháp y tâm thần trong quá
trình tham gia hội đồng giám định pháp y tâm thần.
BÍ
THƯ TỈNH QUẢNG NAM YÊU CẦU BÁO CÁO VIỆC 'CÓ 4 BỆNH PHẢI XIN XÁC NHẬN 1 BỆNH'
https://tuoitre.vn/bi-thu-tinh-quang-nam-yeu-cau-bao-cao-viec-co-4-benh-phai-xin-xac-nhan-1-benh-20241226195039074.htm
Bí thư tỉnh Quảng Nam
đã yêu cầu báo cáo, xử lý nội dung nêu trong bài viết 'Chuyện lạ ở Quảng Nam:
có 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh cho đúng nghị quyết'.
Tỉnh ủy Quảng Nam vừa có công văn gởi UBND tỉnh Quảng Nam, truyền đạt ý kiến
chỉ đạo của bí thư Tỉnh ủy yêu cầu kiểm tra và báo cáo xử lý nội dung nêu trong
bài viết "Chuyện lạ ở Quảng Nam: có 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh cho
đúng nghị quyết" trên Tuổi Trẻ Online.
Theo đó yêu cầu báo cáo trước ngày 31-12.
Cũng trong ngày 26-12, Văn phòng UBND tỉnh
Quảng Nam đã có thông báo kết luận của ông Trần Anh Tuấn, phó chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Nam, tại buổi làm việc với Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, các ngành liên quan để nghe báo cáo các nội dung vướng
mắc trong thực hiện nghị quyết 29.
Trong đó yêu cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chủ
trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ danh
mục 42 bệnh hiểm nghèo quy định tại nghị quyết 29 và các quy định
chuyên ngành liên quan, khẩn trương kiểm tra, rà soát, thống kê chi
tiết các tên bệnh, mã bệnh cụ thể theo quy định của Trung ương
(ICD-10).
Đồng thời chủ động theo dõi, cập nhật
các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về việc ban hành sửa đổi, bổ
sung danh mục các bệnh hiểm nghèo để kịp thời có văn bản tham mưu
cấp thẩm quyền xem xét, điều chỉnh nghị quyết 29.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu
cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trên cơ sở văn bản hướng
dẫn, thống kê chi tiết các tên bệnh cụ thể có trách nhiệm ban hành
các văn bản cụ thể hóa, hướng dẫn chi tiết.
Yêu cầu tổ chức các chương trình, lớp
tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương
trên toàn tỉnh để có sự thống nhất trong việc triển khai thực hiện
nghị quyết 29.
Nghị quyết 29 có ý
nghĩa hết sức nhân văn
Trong bài "Chuyện lạ ở Quảng Nam: có 4
bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh cho đúng nghị quyết", Tuổi Trẻ
Online phản ánh tình trạng người bệnh phải đi lại nhiều lần vì tên bệnh
trong nghị quyết chưa cụ thể khiến cả người hưởng chính sách, địa phương lẫn
các bệnh viện gặp khó khăn.
Theo ông Trần Anh Tuấn - phó chủ tịch
UBND tỉnh, nghị quyết 29 của HĐND tỉnh là một chính sách có ý nghĩa
hết sức nhân văn, hướng đến việc hỗ trợ các đối tượng bảo trợ
xã hội và các đối tượng khó khăn khác được hưởng chính sách
trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai
thực hiện còn có một số khó khăn, vướng mắc, gây phiền hà và
ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, cần phải tập trung giải
quyết như: việc xác định tên bệnh cụ thể trong danh mục 42 bệnh
hiểm nghèo; công tác hướng dẫn, tập huấn cho các cơ quan, đơn vị,
địa phương để triển khai thực hiện chưa được kịp thời, đồng bộ...
BÁCH
HÓA XANH THU HỒI TOÀN BỘ SẢN PHẨM GIÁ NHIỄM HÓA CHẤT
Thi
Hà - Thúy Quỳnh
Chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh cho biết sản phẩm
giá nhiễm hóa chất chỉ bán tại chi nhánh ở Buôn Ma Thuột và đã thu hồi toàn bộ.
Ngày
26/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đăk Lăk kiểm tra 6 cơ sở ở TP
Buôn Ma Thuột, phát hiện hơn 20 tấn giá đỗ ngâm trong chất cấm
6-Benzylaminopurine, một loại hóa chất nguy hiểm. Cảnh sát bắt giữ 4 người liên quan.
Điều
tra ban đầu cho thấy nhóm này đã bán khoảng 2.900 tấn giá đỗ ngâm chất cấm
trong năm 2024, với sản lượng 8-10 tấn mỗi ngày. Một cơ sở trong số trên còn
cung cấp 350-400 kg giá đỗ mỗi ngày cho Bách Hóa Xanh, dùng nhãn mác "Vì
sức khỏe của mọi người", "không hóa chất", "không chất kích
thích", "không chất bảo quản" để lừa dối người tiêu dùng.
Liên quan vụ việc này, Bách Hóa Xanh khẳng định Công ty TNHH
Thương mại Lâm Đạo, một trong 6 cơ sở bị phát hiện sử dụng chất cấm nêu trên,
chỉ cung cấp sản phẩm cho chuỗi này tại khu vực thành phố Buôn Ma Thuột, chiếm
2% tổng sản lượng giá đỗ của toàn chuỗi.
"Chúng tôi đã thu hồi toàn bộ sản phẩm của nhà cung cấp Lâm
Đạo. Công ty cũng cho kiểm nghiệm lại tất cả sản phẩm giá đỗ đang cung cấp trên
toàn hệ thống", đại diện Bách Hóa Xanh cho biết.
Theo chuỗi này, sản phẩm nhập vào hệ thống các cửa hàng Bách Hóa
Xanh đều phải cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý theo yêu cầu, bao gồm giấy phép
kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy kiểm nghiệm chất
lượng theo tiêu chuẩn QC, cùng các giấy phép liên quan theo quy định của cơ
quan Nhà nước.
Về chất 6-Benzylaminopurine, Bách Hóa Xanh nói rằng đây là hoạt
chất không nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm theo Thông tư 09 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tuy nhiên, công ty đang tích cực xin ý
kiến chỉ đạo và tìm hiểu các biện pháp an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ người tiêu
dùng.
Đại diện Cục Bảo vệ Thực vật cũng cho biết hoạt chất
6-Benzylaminopurine không thuộc danh mục Thuốc Bảo vệ Thực vật cấm sử dụng tại
Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt chất này chỉ được phép sử dụng cho thực vật với mục
đích tiêu diệt sinh vật gây hại. Việc dùng sai mục đích là vi phạm quy định và
có thể bị xử phạt. Ông cũng khuyến cáo không nên dùng hoạt chất này để ngâm tẩm
thực phẩm, vì có thể gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm,
Đại học Bách khoa Hà Nội, phân tích hoạt chất 6-Benzylaminopurine là chất kích
thích tăng trưởng tế bào cho cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển, ra nhánh,
đâm chồi, tăng cường ra hoa... nhờ kích thích phân chia tế bào.
"Khi đã là chất kích thích, trong mọi
trường hợp, đều bị cấm sử dụng cho thực phẩm hay cho người, kể cả bôi lên
da", ông Thịnh nói.
Khi vào cơ thể, 6-Benzylaminopurine gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là gây ra các dị tật bẩm sinh ở phụ nữ mang
thai và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe trẻ nhỏ. Khi hít hoặc tiếp xúc qua da lâu
dài, chất này có thể làm thai nhẹ ký, não úng thủy; khi ăn số lượng lớn có thể
gây tử vong.
Đặc biệt 6-Benzylaminopurine là chất độc,
chúng không gây ngộ độc cấp tính với các biểu hiện lên hệ thần kinh như hoa
mắt, chóng mặt, nôn mửa mà tác động lâu dài đến cơ thể, ngấm ngầm đi vào cơ
quan sinh sản, tế bào trưởng thành, kích thích sinh trưởng và qua thời gian,
sức khỏe suy yếu, gây bệnh tật.
Thời gian qua, nhiều vụ việc liên quan đến sử
dụng 6-Benzylaminopurine để làm giá đỗ "siêu tốc" đã bị các cơ quan
chức năng phát hiện và xử lý. Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của việc lạm
dụng hóa chất trong thực phẩm và sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp
kiểm soát an toàn thực phẩm.
Trước đó, hồi tháng 10, hai cơ sở sản xuất giá
đỗ ở Quảng Ngãi cũng đã bị khởi tố vì sử dụng chất này làm giá "siêu
tốc".
THÊM
BA CỰU BÍ THƯ TỈNH ỦY PHÚ THỌ, VĨNH PHÚC BỊ KHỞI TỐ TRONG VỤ ÁN PHÚC SƠN
Phạm Dự
Hai cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ và một cựu Bí
thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cùng ba nguyên lãnh đạo hai tỉnh này bị khởi tố với cáo
buộc có sai phạm liên quan đại án tại tập đoàn Phúc Sơn.
Ngày
26/12, tại họp báo công tác năm của Bộ Công an, thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó
cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ
Công an (C03), cho biết đơn vị đã khởi tố thêm 5 bị can do liên quan vụ án
ở tập đoàn Phúc Sơn, gồm: ông Phạm Văn Vọng,
cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Phùng Quang Hùng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh
Phúc; Hà Hòa Bình, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Ngô Đức Vượng, cựu Bí
thư Tỉnh ủy Phú Thọ; Nguyễn Doãn Khánh, cựu Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ.
5
người cùng bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ.
Hiện,
tổng cộng 38 người đã bị khởi tố trong vụ án này, sau 10 tháng điều tra. Cơ
quan điều tra đã tạm giữ hơn 315 tỷ đồng, 1,97 triệu USD, 534 cây vàng và 1.444
sổ đỏ của các bị can.
Bộ Công an đánh giá vụ án xảy ra tại Công ty
cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn là loại tội phạm mới với thủ đoạn lợi
dụng quan hệ thân thiết với người có chức vụ cao, quyền hạn lớn để gây tác
động, ảnh hưởng đến cán bộ cơ sở nhằm trục lợi. Cán bộ cơ sở bị tấn công bằng
"đạn bọc đường" mà không phát hiện ra nên mất sức đề kháng.
Những người đầu tiên bị khởi tố là Nguyễn Văn
Hậu (tức Hậu Pháo, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Phúc Sơn), hôm 26/2. Bị can này bước
đầu bị cáo buộc đưa tiền cho nhiều người, trong đó riêng ông Đặng Trung Hoành
(Chánh văn phòng huyện ủy Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) nhận 64 tỷ đồng.
Khi nhà chức trách điều tra vụ án này, Vĩnh
Phúc là tỉnh có nhiều người bị khởi tố nhất khi ba lãnh đạo tỉnh là cựu Bí thư
Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Chủ tịch tỉnh Lê Duy Thành, cựu Phó bí thư thường trực
Phạm Hoàng Anh đối mặt cáo buộc Nhận hối lộ.
Vụ án này thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về
phòng chống tham nhũng lãng phí tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
NHÓM CỰU CÁN BỘ LĨNH
ÁN VÌ CHI TIỀN BỒI THƯỜNG SAI Ở DỰ ÁN VÀNH ĐAI 4
Quá trình giải phóng mặt bằng dự án đường Vành
đai 4, Nguyễn Xuân Bình (cựu Phó phòng Tài nguyên Môi trường Thanh Oai, Hà Nội)
cùng nhóm thuộc cấp để xảy ra sai phạm gây thiệt hại hơn 2,3 tỷ ngân sách Nhà
nước.
Ngày 26/12, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo
Nguyễn Xuân Bình (cựu Phó phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thanh Oai) 3 năm tù
nhưng cho hưởng án treo về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng".
Cùng vụ án, bị cáo Lê Quang Hiệp (cựu cán bộ
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai) bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù;
Lê Xuân Nghĩa (đồng nghiệp cùng cơ quan với Hiệp) bị tuyên phạt 3 năm tù nhưng
cho hưởng án treo; Phạm Thái Sơn (cựu cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện
Thanh Oai) lĩnh 3 năm tù. Các bị cáo này cùng phạm tội "Vi phạm quy định
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất".
Cáo buộc cho rằng, khi thực hiện đầu tư xây
dựng tuyến đường vành đai 4 trên địa bàn, UBND TP Hà Nội và UBND huyện Thanh
Oai đã phân công Bình là ủy viên Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Nghĩa
là tổ phó Tổ công tác giải phóng mặt bằng xã Mỹ Hưng; Hiệp là tổ viên và Sơn có
nhiệm vụ thẩm định hồ sơ thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư.
Năm 2023, quá trình
giải phóng mặt bằng, các bị cáo để xảy ra sai phạm gây thiệt hại hơn 2,3
tỷ đồng cho Nhà nước.
Theo đó, cuối tháng
2/2023, tổ công tác giải phóng mặt bằng gồm: Nghĩa và Hiệp đã tiến hành kiểm
đếm, đo đạc với phần diện tích nằm trong chỉ giới thu hồi đất của hộ ông Lê Văn
C. tại thửa đất số 181, tờ bản đồ số 9, xã Mỹ Hưng.
Theo kết quả kiểm đếm,
đo đạc, đất và tài sản của ông C. gồm 302,8 m2 đất nông nghiệp, trong đó có
105,5 m2 đất nông nghiệp bị thu hồi vĩnh viễn và 197,3 m2 đất nông nghiệp đang
sử dụng với công trình nhà 2 tầng, nhà tạm và cây trồng trên đất.
Cơ quan tố tụng kết
luận dù thửa đất hộ ông C. không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở, Nghĩa vẫn hướng dẫn cho cán bộ địa chính chỉnh sửa nội dung, xác nhận
nguồn gốc đất nhằm mục đích bồi thường, hỗ trợ cho gia đình ông C. theo diện tích
đất ở.
Ngày 24/2/2024, Nghĩa
lập tờ trình đề nghị thẩm tra dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, rồi ký
nháy, chuyển cho Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất ký và trình Hội đồng Bồi
thường, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Oai. Trong đó, có phương án
bồi thường về đất cho hộ ông C. hơn 2,6 tỷ đồng.
2 ngày sau, Hội đồng
Bồi thường họp và ra biên bản thẩm tra, nhất trí với dự thảo phương án trên.
Ông Nguyễn Xuân Bình
bị kết luận do tin tưởng cấp dưới chuyển hồ sơ lên, ông đã phê duyệt. Việc này
khiến Nhà nước chi hơn 2,9 tỷ đồng cho hộ ông C. vào tháng 3/2024,
cao hơn quy định 2,3 tỷ đồng và đây là tiền thiệt hại của vụ án.
Quá trình điều tra,
cảnh sát phong tỏa hơn 1,8 tỷ đồng trong tài khoản của gia đình ông C. UBND
huyện Thanh Oai cũng khắc phục hơn 588 triệu đồng vào ngân sách Nhà nước.
Đáng chú ý tại giai
đoạn điều tra, Lê Quang Hiệp khai ngay sau khi ông C. nhận tiền đền bù sai, anh
ta có yêu cầu ông C. phải chi 200 triệu đồng để "bồi dưỡng anh em trong tổ
công tác" nhưng không được đồng ý. Sau này, bị cáo Hiệp thay đổi lời khai,
không thừa nhận sự việc đến đòi tiền.
TRƯỜNG
QUỐC TẾ SAIGON STAR HOẠT ĐỘNG TRÁI PHÉP, SỞ GD&ĐT 4 LẦN MỜI LÀM VIỆC BẤT
THÀNH
Anh Nhàn - Vân Sơn
TPO - Liên quan đến việc Trường quốc tế ngôi
sao Sài Gòn (SaiGon Star) đang hoạt động thì bị thu hồi đất, Sở GD&ĐT
TPHCM cho hay, đơn vị này đã 4 lần mời đại diện nhà trường lên làm việc để phối
hợp giải quyết nhưng bất thành.
Trường chưa được cấp phép
Trường quốc tế ngôi sao Sài Gòn (TP Thủ Đức, TPHCM)
phải ngưng hoạt động và tìm cơ sở mới vì khu đất đang hoạt động bị cưỡng chế.
Điều này khiến phụ huynh rất lo lắng vì đã đóng học phí với số tiền lớn.
Tại buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội định kỳ chiều 26/12,
đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM đã trả lời câu hỏi của báo
chí về việc Trường
quốc tế ngôi sao Sài Gòn không có tên trong danh mục các trường ngoài công lập do
Sở quản lý nhưng vẫn tồn tại nhiều năm qua.
Phía Sở GD&ĐT cho hay trường được UBND Quận 2 (cũ) cho phép
thành lập ngày 8/1/2014 và được Phòng GD&ĐT quận 2 cho phép hoạt động giáo
dục, thời gian hoạt động từ 1/4/2015 đến 31/3/2020.
Sau dịch Covid-19, đơn vị xảy ra tranh chấp pháp lý về đất đai, do đó Sở không xem xét cấp quyết định cho
phép hoạt động giáo dục. Ngày 24/10/2023, Sở đã ban hành văn bản về việc cho
phép duy trì hoạt động của Trường quốc tế ngôi sao Sài Gòn, nhằm đảm bảo quyền
lợi cho trẻ, học sinh đang theo học và ổn định hoạt động trường.
Sở cho phép trường này duy trì hoạt động tại địa chỉ khu dân cư
số 5 trên kể từ ngày ban hành công văn đến hết 31/7/2025. Đồng thời yêu cầu
trường không được tổ chức tuyển trẻ và học sinh mới….
Sở GD&ĐT khẳng định tính đến hiện tại, Trường quốc tế ngôi
sao Sài Gòn chưa được đơn vị ban hành quyết định cho phép hoạt động giáo dục.
Do đó trường không có tên trong danh sách các trường ngoài công lập do Sở cấp
phép.
Trường không phối hợp
Thông tin thêm về quá trình làm việc với đại diện trường này, Sở
GD&ĐT TPHCM cho hay, cách đây 2 tháng, đơn vị tổ đã chức đoàn kiểm tra đột xuất tình hình hoạt động thực tế của trường.
Thanh tra Sở đã gửi giấy mời người đại diện theo pháp luật của
trường làm việc và xử lý các sai phạm theo quy định. Tuy nhiên, qua 4 lần
mời (tháng 11 và 12/2024), trường cử người đại diện pháp luật chưa thể hiện
tinh thần phối hợp. Vì vậy, tại buổi làm việc thanh tra Sở đã không xác lập
được biên bản vi phạm hành chính.
"Thanh tra Sở đang tạm dừng việc xử lý vi phạm hành chính,
yêu cầu đơn vị cử người đại diện theo pháp luật làm việc đúng quy định",
Sở GD&ĐT thông tin.
Phía Sở GD&ĐT cho biết thêm, ngay khi tiếp nhận thông tin
khu đất Trường quốc tế ngôi sao Sài Gòn đang hoạt động bị cưỡng chế, đơn vị này
đã chủ động mời đại diện Chi cục thi hành án dân sự TP Thủ Đức lên làm việc.
Các phòng thuộc Sở đã trao đổi về các khó khăn đối với học sinh
và phụ huynh nếu thi hành án vào thời điểm tháng 12/2024. Đơn vị này mong muốn
Chi cục thi hành án tạo điều kiện để trường và phía khai thác tài sản ngân hàng thỏa thuận để thực hiện vào cuối năm học 2024-2025. Tuy
nhiên, phía Chi cục thi hành án dân sự TP Thủ Đức đã có văn bản đề nghị có
phương án bố trí học sinh để thực hiện cưỡng chế giao trả tài sản.
Sau đó, Sở GD&ĐT TPHCM đã đề nghị Công ty TNHH quốc tế ngôi
sao Sài Gòn và Trường quốc tế ngôi sao Sài Gòn ngừng tất cả các hoạt động của
trường tại địa chỉ khu dân cư số 5 (thửa đất số 94, 811 tờ bản đồ số 20, 31,
32, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức), phối hợp với các cơ quan có liên quan thi
hành bản án theo quy định pháp luật.
Đồng thời, trường có phương án tạo điều kiện để chuyển học sinh
đến các trường khác, đảm bảo quyền lợi học tập cho trẻ và học sinh, người lao động.
VỤ
ÁN PHÓ ĐỨC NAM ‘MR PIPS’: KÊ BIÊN, PHONG TỎA THÊM SIÊU XE VÀ 18 CĂN HỘ
Minh Đức
TPO - Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám
đốc Công an TP Hà Nội cho biết, cơ quan điều tra đã kê biên, phong tỏa, thu giữ
thêm nhiều tài sản với tổng giá trị hơn 100 tỷ đồng trong quá trình điều
tra vụ án Phó Đức Nam ‘Mr Pips’. Tổng tài sản mà cơ quan điều tra đã thu được
đến nay là hơn 5.300 tỷ đồng.
Cụ thể, trong cuộc họp báo ngày 26/12, do Bộ Công an tổ chức,
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, cơ quan
điều tra đã thu thêm 1 xe Mercedes G600, 18 căn hộ cùng số tiền trong các tài
khoản, với tổng trị giá ước tính hơn 100 tỷ đồng.
Trước đó, trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ
khối tài sản ước tính khoảng 5.200 tỷ đồng, bao gồm: 316 tỷ đồng trong tài
khoản ngân hàng. 200 tỷ đồng sổ tiết kiệm. 890 miếng vàng SJC, 246 kg vàng
nguyên khối. 31 siêu xe, 59 đồng hồ phiên bản giới hạn trị giá khoảng 300 tỷ
đồng. Phong tỏa 125 bất động sản.
Cơ quan điều tra xác định đường dây của Phó Đức Nam và Lê Khắc
Ngọ đã lừa đảo 2.661 nạn nhân trên toàn quốc, với số tiền nạp lần đầu gần
50 triệu USD. Đã tiếp nhận đơn trình báo của 18 nạn nhân, tổng số tiền bị chiếm
đoạt lên tới hơn 28 tỷ đồng.
Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips, SN 1994, trú tại phường 8, TP
Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và Lê Khắc Ngọ (biệt danh Mr Hunter, SN 1990, trú tại
phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, hiện đang bỏ trốn) là những người
đứng đầu đường dây lừa đảo quy mô lớn. Nam và Ngọ cùng nhiều đồng phạm đã thực
hiện nhiều thủ đoạn tinh vi để thu hút, lôi kéo hàng nghìn nạn nhân trên toàn
quốc tham gia các sàn giao dịch chứng khoán và ngoại hối giả mạo.
Theo Công an Hà Nội, Phó Đức Nam và Lê Khắc Ngọ đã sử dụng mạng
xã hội như Facebook, Telegram, Zalo, TikTok để xây dựng hình ảnh là các nhà đầu tư thành công trong lĩnh vực chứng
khoán quốc tế. Những video đăng tải thường xuyên khoe khoang cuộc sống xa hoa
với xe sang, nhà biệt thự, vàng bạc, đồng hồ đắt tiền… nhằm tạo niềm tin và thu
hút sự chú ý của người xem.
Nhiều nạn nhân sau khi xem các video này, bị hấp dẫn bởi lối
sống giàu sang, đã chủ động nhắn tin cho Phó Đức Nam và Lê Khắc Ngọ để được hướng dẫn cách
đầu tư. Hai đối tượng cũng tổ chức các hội thảo hoành tráng và khóa đào tạo
trực tuyến, hứa hẹn "kiếm tiền dễ dàng" từ việc đầu tư chứng khoán
quốc tế, kích thích nạn nhân nạp tiền tham gia.
Mua thông tin cá nhân từ hacker để "lùa gà"
Ngoài việc sử dụng hình thức quảng bá trên mạng xã hội, Nam và
Ngọ còn hợp tác với hacker để mua thông tin cá nhân của các nhà đầu tư tiềm
năng. Dữ liệu bao gồm số điện thoại, nghề nghiệp, tài sản, đặc biệt là thông
tin của những người từng mua sắm hàng hóa xa xỉ hoặc tham gia các sự kiện có
tính chất tài chính.
Thông tin này được sàng lọc và chuyển đến bộ phận
"sale" để gọi điện, gửi tin nhắn chào mời tham gia các sàn giao dịch
ngoại hối và chứng khoán quốc tế giả mạo. Các nhân viên gọi điện thường xuyên
sử dụng những kịch bản chuyên nghiệp, dẫn dụ nạn nhân tin tưởng và nạp tiền đầu
tư.
Các sàn giao dịch do nhóm của Nam và Ngọ điều hành đều không
được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Chúng sử dụng phần mềm giao dịch giả mạo,
được lập trình để nhà đầu tư thua lỗ. Dù ban đầu nạn nhân có thể thắng nhỏ,
nhưng càng đầu tư thêm, họ càng nhanh chóng bị mất tiền.
Khi nạn nhân muốn rút tiền, các đối tượng viện lý do như
"bảo trì hệ thống" hoặc yêu cầu nộp thêm tiền mới được xử lý giao
dịch, nhằm chiếm đoạt thêm tài sản.
Cơ quan công an khuyến cáo người dân không nên cung cấp thông
tin cá nhân tràn lan, đặc biệt khi tham gia các sự kiện hoặc mua sắm hàng xa
xỉ. Đồng thời, cần cảnh giác với các lời mời đầu tư vào sàn giao dịch chứng
khoán hoặc ngoại hối quốc tế. Hiện nay, Việt Nam không cấp phép cho bất kỳ sàn
giao dịch ngoại hối quốc tế nào, bao gồm cả đầu tư online.
Người dân cũng được nhắc nhở không tin theo các lời dụ dỗ, tránh
nạp tiền vào các trang web đầu tư không rõ nguồn gốc để tránh bị lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Liên quan đến vụ án, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố
vụ án, khởi tố 31 bị can, trong đó Phó Đức Nam và Lê Khắc Ngọ bị truy nã quốc
tế với các tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Không tố giác tội phạm”,
“Rửa tiền” và "Chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có".
No comments:
Post a Comment