Đối Thoại Điểm Tin ngày 18 tháng 12 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Wall
Street Journal: Việt Nam là mục tiêu của chính quyền Trump 2.0, khác với lần
trước
Trình
tự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Trump
Thượng
nghị sĩ Mỹ kêu gọi trả tự do cho Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang
Giới
hoạt động: Phát hiện mồ chôn tập thể với trên 100.000 thi thể gần thủ đô Syria
Quốc hội sẽ bỏ phiếu về dự luật mới hạn chế đầu tư của Mỹ vào Trung
Quốc
Thượng nghị sĩ Mỹ
kêu gọi trả tự do cho Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang
Tô Lâm: ‘Tinh
giản’ là để bộ máy ‘ít người’ nhưng ‘trơn tru’
Mỹ trừng phạt
mạng lưới rửa tiền cho Triều Tiên
Ông Trump nói về triển vọng hợp tác
Mỹ-Trung, Vương Nghị đáp trả
Các nước phương Tây mở rộng liên lạc
với chính quyền mới của Syria
Ukraine ám sát tướng Nga bị cáo buộc
dùng vũ khí hóa học
Sách
"Hương Bay Ngược Gió" ghi lại các pháp thoại của sư Minh Tuệ bị cấm
phát hành
Ông
Tô Lâm cải tổ Việt Nam với kế hoạch tái cơ cấu bộ máy chính quyền
Nhiều
tổ chức nhân quyền phản đối Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
Dự
án 88: Lo sợ cách mạng màu, Chính phủ ra Nghị định 126 bóp nghẹt hơn quyền lập
hội
Cuộc
du hành cưỡng bức với sư Minh Tuệ, và những điều nhìn thấy
Tham
vọng tinh gọn bộ máy chính trị: Thách thức nào đang chờ Tô Lâm?
Thách
thức với Việt Nam khi xây nhà máy điện hạt nhân
Tàu
chiến Mỹ thăm cảng của Campuchia
Nguyễn
Xuân Phúc, Trương Hòa Bình… chỉ cảnh cáo là xong?
Giữ
lại Ban Kinh tế Trung ương: Một bước lùi để tiến xa hơn?
Việt
Nam cải cách: chủ nghĩa xã hội mờ dần, chủ nghĩa dân tộc lên ngôi
Tập
đoàn Sovico đang đàm phán với công ty của Singapore để lắp đặt cáp internet
ngầm dưới biển
Việt
Nam thông báo ứng cử vào Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ tiếp
theo
Đằng
sau quyết định của sư Minh Tuệ rời bỏ đất nước để bộ hành qua Ấn Độ
Người
Việt ở New Zealand "vô cùng xấu hổ" trước vụ bê bối của hai quan chức
an ninh Việt Nam
Ông
Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và bà Trương Thị Mai bị kỷ luật
Báo
động tình trạng Việt Nam gia tăng đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập
BBC
Mỹ - Trung cạnh
tranh Nga tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam?
Màn u ám bao phủ
Moscow sau cái chết của Tướng Igor Kirillov
Ác mộng chế độ
Assad vừa qua, nỗi sợ thanh trừng người Alawite lại đến
Ukraine nhận vụ
đánh bom khiến tướng Nga thiệt mạng ở Moscow
Thủ phủ 'quần áo
gợi tình' Trung Quốc lo lắng chính quyền Trump
Cách mạng tinh gọn
ở TP HCM: cuộc đại phẫu 'không có gì phải trăn trở'?
Vì sao Bộ Chính trị
cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc?
Tranh cãi quanh vụ
'tác giả Việt Nam đầu tiên có sách do Routledge xuất bản'
Sống sót từ 'lò sát
nhân' Saydnaya: 'Tôi như xác chết biết thở'
Bỏ tên, vứt ảnh: Bà
Gisèle Pelicot đoạn tuyệt quá khứ với ông chồng 'biến thái'
Sau thành công vô
tiền khoáng hậu, Taylor Swift mưu tính gì tiếp theo?
Hai quan chức Việt
Nam bị cáo buộc tấn công tình dục ở New Zealand
Việt Nam - Singapore đàm phán xây hai tuyến cáp ngầm
xuyên biển
Nạn nhân cáo buộc quan chức Việt Nam tấn công tình dục ở
New Zealand lên tiếng
Có gì sau cơ chế đối thoại chiến lược '3+3' Trung Quốc và
Việt Nam vừa thiết lập?
Vì sao 5 cựu đảng viên lãnh án tù cùng blogger Đường Văn
Thái?
Nắng nóng khiến công nhân may mặc Việt Nam gặp rủi ro
Vì sao mật gấu, nanh hổ, vảy tê tê... bán công khai trên
mạng tại Việt Nam?
Tinh gọn bộ máy: quyết tâm rất lớn, thực hành tới đâu?
Việt Nam có nguy cơ bị Trump áp thuế vì thặng dư thương
mại tăng vọt
Nvidia mua VinBrain của Vingroup, sẽ xây trung tâm AI ở
Việt Nam
Vụ nổ làm 12 quân nhân Quân khu 7 tử vong, những gì đã
biết tới nay
12 quân nhân Quân khu 7 ‘mất tích’ trong vụ nổ
Giới trẻ Việt Nam, Trung Quốc thuê người yêu để làm vui
lòng gia đình
Nga: Nghi phạm vụ ám sát tướng Kirillov là công dân Ouzbekistan
được Ukraina tuyển dụng
Tổng thống Zelensky họp với nhiều lãnh đạo Liên Âu về tương lai
của Ukraina
Tân lãnh đạo Syria Al Sharaa kêu gọi quốc tế rút HTS khỏi danh
sách « khủng bố »
Ăn bánh mì döner kebab như thế nào mới thực sự đúng điệu
?
Mỹ
: Trump sẽ cử đặc phái viên về Ukraina đi châu Âu vào đầu năm 2025
Khai mạc Triển lãm Vũ khí Quốc tế tại Việt Nam
Liên Âu tài trợ thêm 1 tỷ euro cho người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ
Kỳ
Syria : Cựu độc tài Bachar Al Assad tẩu tán tài sản ra nước ngoài
như thế nào ?
AIE: Nhu cầu than đá cao kỷ lục trong năm 2024
Xe hơi : Honda và Nissan đàm phán để sáp nhập
Đài Loan tính các bước đi để tránh cuộc chiến thuế quan thời Trump
2.0
Ukraina
thừa nhận thực hiện vụ ám sát một tướng Nga ở Matxcơva
Liên Hiệp Châu Âu mong muốn tương lai Syria « không có
Nga và Iran »
Hàn Quốc: Luật sư tổng thống Yoon phản bác mọi cáo buộc về
« nổi loạn»
Thị trưởng Đài Bắc kêu gọi giảm đối đầu giữa Đài Loan với Trung
Quốc
Trung Quốc : Tập Cận Bình thanh trừng cả những người thân tín
trong quân đội
Chính quyền mới của Syria kêu gọi quốc tế dỡ bỏ các trừng phạt
Nga tuyên bố chiếm được 189 làng và thị trấn của Ukraina trong năm
2024
(AFP) – Syria : Lần đầu tiên Bachar
Al Assad lên tiếng sau khi bị phiến quân lật đổ. Cựu tổng thống Bachar Al Assad đã rời
khỏi Syria và được Nga cho tị nạn sau khi lực lượng nổi dậy HTS chiếm được
Damas. 8 ngày sau, trong một thông cáo, cựu lãnh đạo Syria khẳng
định « không hề lên kế hoạch rời khỏi Syria », theo như
cáo buộc, mà chỉ rời khỏi Damas theo lệnh sơ tán khẩn cấp tối 08/12/2024. Ông
Bachar Al Assad cũng khẳng định« kể từ nay, Syria do nhóm khủng bố cai
trị ».
(AFP) –
Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể « đạt được nhiều thành tựu lớn nếu hợp tác với
nhau ». Hôm nay, 17/12/2024, ngoại trưởng
Trung Quốc Vương Nghị, đưa ra tuyên bố như trên, đồng thời nhấn mạnh đến các
cuộc đối thoại về vấn đề tài chính, hay cuộc chiến chống thuốc phiện. Ông Vương
Nghị cũng khẳng định rằng Trung Quốc « bảo vệ sự ổn định trong
tổng thể các mối quan hệ giữa các cường quốc », và đặc biệt
phản đối các cuộc « gây hấn bất hợp pháp, vô lý từ của Hoa Kỳ » liên
quan đến hồ sơ Đài Loan. Lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc hy vọng tổng thống tân
cử Donald Trump sẽ đưa ra những lựa chọn đúng đắn, để quan hệ giữa Mỹ-Trung ổn
định.
(AFP) –
Trừng phạt : Bắc Kinh cáo buộc Liên Âu « vu khống » Trung Quốc về Ukraina. Trung Quốc hôm nay, 17/12/2024, tố cáo
Liên Hiệp Châu Âu « vu khống » nước này sau khi
ban hành các trừng phạt nhắm vào nhiều tập đoàn Trung Quốc. Bruxelles cho rằng
những doanh nghiệp này đã cung cấp trang thiết bị quân sự cho Nga trong cuộc
chiến xâm lược Ukraina. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lâm Kiên khẳng định Bắc
Kinh « sẽ có những biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp các doanh nghiệp Trung Quốc. »
(AFP) –
Đức : Thủ tướng Olaf Scholz bị mất tín nhiệm tại Quốc Hội. Kể từ khi liên minh chính phủ bị tan rã
từ đầu tháng 11 vừa qua, ông Olaf Scholz đã mất đa số tại Quốc Hội. Hôm qua,
16/12/2024, trong một cuộc biểu quyết, 394 nghị sĩ, trong tổng số 733, đã bỏ
phiếu bất tín nhiệm thủ tướng Đức. Theo kết quả này, ông Olaf Scholzcó thể
yêu cầu giải tán Quốc Hội. Đức sẽ tổ chức bầu cử lập pháp sớm, dự trù vào
ngày 23/02/2025.
(AFP) –
Iran : Nhiều nhà máy điện ngưng hoạt động vì thiếu nhiên liệu. Do thiếu nhiên liệu, trong những
tuần qua, Iran thậm chí còn phải cắt điện luân phiên. Ngay tại thủ đô Teheran,
hôm qua là ngày thứ 10 liên tiếp nhiều trường học và cơ quan hành chính phải
đóng cửa vì không có điện. Các cơ quan truyền thông Iran hôm 16/12/2024 loan
báo như trên trong bối cảnh đợt không khí lạnh khiến nhu cầu năng lượng tăng.
Iran là nước có dự trữ khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới và là nước sản
xuất dầu thô thứ 7 thế giới năm 2022, theo Cơ quan thông tin năng lượng của Mỹ
(EIA). Nhưng Iran lại thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện, nhất là do các biện
pháp trừng phạt của quốc tế.
(AFP) –
Quân đội Miến Điện cử phái đoàn ngoại giao đến Thái Lan. Phát ngôn viên của quân đội Miến Điện
hôm qua, 16/12/2024, cho biết ngoại trưởng nước này sẽ đến Thái Lan để thảo
luận với láng giềng về an ninh tại biên giới giữa hai nước, cũng như hợp tác để
chống tội phạm xuyên biên giới. Đại diện của Trung Quốc, Lào, Ấn Độ và
Bangladesh cũng dự cuộc họp này, dự trù diễn ra ngày 19/12/2024. Kể từ khi lật
đổ chính quyền dân sự vào năm 2021, quân đội Miến Điện phải đương đầu với nhiều
lực lượng nổi dậy, với các cuộc giao tranh tàn khốc, mất quyền kiểm soát tại
nhiều vùng miền, đặc biệt là các khu vực biên giới.
(AFP) –
Miến Điện : Phe nổi dậy chiếm lại một trụ sở bị mất cách nay 30 năm. Lực lượng nổi dậy Liên minh Dân tộc
Karen (KNU) hôm nay, 17/12/2024, cho biết đã chiếm lại được trụ sở của họ nằm
dưới sự kiểm soát của quân đội Miến Điện từ 30 năm qua, sau nhiều ngày giao
tranh. Tổng hành dinh Manerplaw, miền đông Miến Điện, nằm sát biên giới Thái
Lan. KNU đấu tranh vũ trang từ nhiều năm qua nhằm bảo vệ quyền của người dân
sắc tộc Karen. Manerplaw cũng từng là nơi đón tiếp nhiều nhà đối lập chính trị
Miến Điện.
TIN TỨC: THỨ TƯ 18.12.2024
1/ FACEBOOK GIA TĂNG SỐ BÀI VIẾT BỊ LOẠI BỎ VÌ CHỈ TRÍCH VN
Vào ngày 12/12, ông Hoàng
Hùng, một người gốc Việt ở nước Tiệp, đăng bài viết trên Facebook với tựa đề
“Quan chức Việt Nam quấy rối tình dục ở New Zealand”. Một ngày sau đó, ông nhận
được thông báo của Facebook cho biết bài viết không được xuất hiện ở VN, theo
lời yêu cầu của bạo quyền Hà Nội.
Trong báo cáo minh bạch của tập đoàn Meta, công
ty mẹ của Facebook, trong nửa đầu năm 2024 cho biết là mạng xã hội Facebook đã
hạn chế quyền truy cập đối với người dùng tại Việt Nam đối với hơn 3 ngàn mục.
Tất cả đều bị cáo buộc là vi phạm luật pháp địa phương về việc cung cấp thông
tin.
Cần biết khi luật an ninh
mạng có hiệu lực vào đầu năm 2019, Meta chỉ hạn chế 198 bài viết. Con số này
tăng lên hơn 3 ngàn bài vào năm 2020, gần 5 ngàn bài viết vào năm 2023 và chỉ
nửa đầu năm nay đạt con số là hơn 3 ngàn bài.
Luật sư nhân quyền Đặng
Đình Mạnh, người từng bị xóa bỏ nhiều bài viết vì những lý do “rất vô lý”, cho
rằng Facebook đang xâm phạm một cách tùy tiện và bừa bãi vào quyền tự do ngôn
luận của người dùng tại Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, một tập đoàn
khác của Mỹ là Google cũng xóa bỏ video, hạn chế tiếp cận các video từ những người
VN, có nội dung chỉ trích nhà cầm quyền Hà Nội.
2/ UKRAINE THỪA NHẬN VỤ ÁM SÁT MỘT TƯỚNG LÃNH NGA Ở MOSCOW
Tướng Igor Kirillov, người
cầm đầu Lực lượng Bảo vệ Hạt nhân, Sinh học và Hóa học của quân đội
Nga, đã thiệt mạng mạng trong một vụ nổ bom ở Moscow vào sáng hôm qua
17/12.
Một nguồn tin từ cơ quan an
ninh Ukraine cho biết chính họ đã thực hiện vụ ám sát này. Theo đó thì một trái
bom được cài trên chiếc xe hơi, nằm ở gần lối ra vào của một tòa gia cư, đã
phát nổ vào sáng hôm qua ở Moscow. Khi đó trung tướng Igor Kirillov và cố vấn
của ông đang đi vào tòa nhà này. Cả hai đều thiệt mạng trong vụ nổ bom xe hơi
này.
Vụ tấn công này có thể đã
được chuẩn bị nhân một cuộc họp tại bộ quốc phòng Nga, với sự hiện diện của Tổng
thống Nga Vladimir Putin.
Tướng Kirillov là quan chức
quân sự cấp cao nhất của Nga bị ám sát tại Moscow kể từ đầu cuộc chiến ở Ukraine.
Điện Kremlin và Tổng thống Putin vẫn chưa đưa ra phát biểu nào về vụ này, nhưng
cựu tổng thống Nga Dmitri Medvedev khẳng định mọi vụ tấn công nhằm hù dọa người dân Nga, ngăn chặn bước tiến của
quân đội Nga, gieo rắc nỗi sợ hãi, đều sẽ thất bại.
Một ngày trước vụ tấn công
này, cơ quan nn ninh Ukraine đã đăng một thông cáo, cáo buộc tướng Kirillov
phải chịu trách nhiệm vì “xử dụng vũ
khí hóa học hàng loạt ở Ukraine”. Theo một nguồn tin từ cơ quan này, ông Kirillov là một tội phạm chiến tranh và
là một mục tiêu hoàn toàn hợp pháp.
Trong thông cáo nói trên, cơ
quan an ninh Ukraine tố cáo là kể từ đầu cuộc xâm lược Ukraine năm 2022, Nga đã
thực hiện gần 5 ngàn vụ tấn công xử dụng đạn dược hóa học. Hơn 2 ngàn binh sĩ Ukraine đã phải nhập viện vì
nhiễm độc ở các cấp độ khác nhau.
Nắm giữ chức chỉ huy Lực
lượng Bảo vệ Hạt nhân từ năm 2017, Trung tướng Igor Kirillov 54 tuổi đã bị nước
Anh trừng phạt với cáo buộc triển khai vũ khí hóa học ở Ukraine vào tháng 10
vừa qua.
3/ PHILIPPINES GỬI NHU YẾU PHẨM CHO NINH SĨ ĐỒN TRÚ Ở BIỂN ĐÔNG
Philippines cho biết vào đầu
tháng này họ đã chuyển nhu yếu phẩm cho các binh sĩ đồn trú tại các hòn đảo ở
Biển Đông mà Philippines chiếm đóng nhưng Trung Cộng lại tuyên bố có chủ quyền.
Lực lượng hải cảnh Trung Cộng
vào hôm qua 17/12 cho biết Philippines đã cử một tàu dân sự để chuyển nhu yếu
phẩm cho một tàu chiến "bị mắc cạn bất hợp pháp" tại Bãi Cỏ Mây vào
ngày 12/12 "với sự cho phép của Trung Cộng".
Quân đội Philippines cho
biết là chuyến tàu tiếp tế này, vốn diễn ra từ ngày 3 đến ngày 14/12, đã chuyển
các nhu yếu phẩm thiết yếu hỗ trợ và duy trì cuộc sống, cùng với "các gói
quà Giáng sinh" để nâng cao tinh thần cho những người lính xa gia đình
trong dịp lễ cuối năm.
Mặc dù tuyên bố của họ
không nêu lên các hòn đảo mà chuyến tàu tiếp tế này ghé qua để bốc dỡ nhu yếu
phẩm, nhưng những bức ảnh do quân đội Philippines chia xẻ cho thấy hàng hóa
được bốc dỡ cho quân nhân đồn trú trên tàu chiến Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây.
Vào tuần trước, Tổng thống
Philippines Ferdinand Marcos Jr cho biết nước này sẽ không triển khai hải quân
hỗ trợ ngư dân Philippines ở một bãi cạn tranh chấp khác ở Biển Đông để tránh
leo thang.
Cần biết là vào ngày 4/12,
các tàu hải cảnh Trung Cộng đã phun vòi rồng và va quẹt vào một tàu Philippines
đang vận chuyển hàng tiếp tế cho ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough.
Căng thẳng giữa Trung Cộng
và Philippines đã leo thang trong suốt năm qua do các tranh chấp ở Biển Đông,
nơi Trung Cộng tuyên bố có chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp phán quyết bác
bỏ luận cứ này vào năm 2016 của tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague.
4/ QUỐC HỘI ĐỨC BỎ PHIẾU BẤT TÍN NHIỆM THỦ TƯỚNG
Quốc hội Đức vào hôm 16/12
đã chấp nhận đề nghị của Thủ tướng Olaf Scholz là bỏ phiếu bất tín nhiệm đối
với ông và chính phủ của ông, mở đường cho một cuộc bầu cử sớm vào ngày 23/2
năm tới.
Liên minh ba đảng của ông
Scholz đã tan rã vào tháng trước sau khi đảng Dân chủ Tự do rút lui vì bất đồng
về nợ nần, khiến đảng Dân chủ Xã hội của ông Scholz và đảng Xanh không còn đa
số trong quốc hội, trong bối cảnh nước Đức đang lún sâu vào khủng hoảng kinh
tế.
Theo các quy định được lập
ra để ngăn chặn tình trạng bất ổn vốn tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít trỗi
dậy vào những năm 1930, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier chỉ có thể giải tán
quốc hội và mở một cuộc bầu cử nếu thủ tướng kêu gọi bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Cuộc tranh luận trước cuộc
bỏ phiếu cũng mở ra chiến dịch vận động tranh cử nghiêm túc, với các nhà lãnh
đạo đảng chỉ trích nhau gay gắt. Thủ tướng Scholz và đối thủ Friedrich Merz,
người mà các cuộc khảo sát cho thấy nhiều khả năng lên sẽ thay thế ông Scholz,
đã cáo buộc lẫn nhau là thiếu năng lực và tầm nhìn.
Ông Scholz sẽ lãnh đạo một
chính phủ lâm thời cho đến khi một chính phủ mới được thành lập. Ông là nhà
lãnh đạo nước Đức trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và an ninh do cuộc xâm lược
toàn diện của Nga vào Ukraine vào năm 2022.
Nếu được trao nhiệm kỳ thứ
hai, ông cho biết sẽ đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng ọp ẹp của nước Đức thay vì
cắt giảm chi tiêu mà phe bảo thủ đang mong muốn. Ông Merz cho biết là các kế
hoạch chi tiêu của thủ tướng sẽ để lại gánh nặng cho các thế hệ tương lai.
Phe bảo thủ đang có ưu thế,
mặc dù lợi thế dẫn trước đang thu hẹp với hơn 10 điểm so với đảng Dân chủ Xã
hội trong hầu hết các cuộc thăm dò.
VNTB
– Tiếp tục vận động cho Hội viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam
VNTB
– Dân ở nhà trọ không đạt chuẩn là do ai?
VNTB
– Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa biến Ban Tuyên giáo thành gót chân Achilles của CSVN
Kỷ
nguyên của chiến tranh gián điệp chuỗi cung ứng
17/12/1963:
Đạo luật Không khí Sạch trở thành luật
Ba
khả năng trong tương lai cho cục diện chính trị ở Syria
Bộ Nội
vụ vô trách nhiệm18/12/2024
Đừng
làm lãng phí thời gian của cán bộ, công chức, viên chức!18/12/2024
Dứt
tung từng mũi chỉ (Phần 2)18/12/2024
Các
hãng truyền thông xã hội khổng lồ cũng phải đầu hàng với nạn kiểm duyệt của
Việt Nam18/12/2024
Làm
thế nào để Trump kết thúc chiến tranh ở Ukraine17/12/2024
Không
để lãng phí nhân lực, phương tiện và cơ sở vật chất sau sáp nhập17/12/2024
TikTok bị cấm16/12/2024
So
sánh hai Quân ủy Trung ương16/12/2024
Suy
nghĩ tản mạn về “Phong trào xã hội dân sự, dân chủ”16/12/2024
Việt
Nam đã quyết định “chọn phe”15/12/2024
Kho
vũ khí Syria bị chiến dịch oanh tạc của Israel tiêu hủy (2)
Lưu
Nhi Dũ - An ninh Ukraina ám sát tướng Nga ngay tại Matxcơva, cách Điện Kemlin 7
km!
Chu
Hồng Quý - Tin vui cho nước Nga : Kế hoạch khôi phục Liên Xô sắp thành hiện
thực
Phan
Châu Thành - Nga chuẩn bị chiến tranh với NATO ?
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 17.12.2024
Đặng
Chương Ngạn - Hãy học Hà Lan chấm dứt các cuộc thi sắc đẹp!
Nguyễn
Tiến Tường - Sau truyền hình, đến lượt anh em báo chí khóc tiếng mán vì sáp
nhập
Nguyễn
Ngọc Chu - Không để lãng phí nhân lực, phương tiện và cơ sở vật chất sau sáp
nhập
Hoàng
Linh - Kiểm định khí thải: Người nghèo đi xe máy sống trong sợ hãi
Cao
Huy Thọ - 3.000 tô phở mời bà con làng Nủ
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Việt Nam đang thay thế Trung Quốc trong thu hút dòng đầu tư? 18/12/2024
Không để lãng phí nhân lực, phương tiện và cơ sở vật chất sau sát
nhập 18/12/2024
Nền văn minh đường sắt cao tốc 18/12/2024
An toàn điện hạt nhân 18/12/2024
Hai nguyên tắc tinh gọn bộ máy nhà nước 17/12/2024
Suy nghĩ tản mạn về “Phong trào Xã hội Dân sự, Dân chủ” 17/12/2024
Nvidia và Việt Nam * 17/12/2024
Nước Mỹ đang bị nguyền rủa bởi một chính sách đối ngoại hoài niệm 17/12/2024
Thơ – phương tiện đồng hóa con người với sự sống 16/12/2024
Viết về những người mẹ 16/12/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
BẮT TRƯỞNG PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH CHÍNH - CỤC THỐNG KÊ TỈNH THÁI BÌNH
Minh Đức
https://tienphong.vn/bat-truong-phong-to-chuc-hanh-chinh-cuc-thong-ke-tinh-thai-binh-post1701607.tpo
TPO - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình vừa
ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối
với Nguyễn Văn Bút, Trưởng phòng Tổ chức hành chính - Cục Thống kê tỉnh Thái
Bình để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngày 17/12, Công an
tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố
vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Bút (SN
1975, trú tại TP Thái Bình), Trưởng phòng Tổ chức hành chính, Phó Chủ tịch Công đoàn thuộc
Cục Thống kê tỉnh Thái Bình để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình
sự.
Các quyết định và lệnh
nêu trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình phê chuẩn.
Trước đó, thông qua
công tác điều tra và nắm tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thái
Bình phát hiện từ tháng 6/2023 đến nay, Nguyễn Văn Bút đã lợi dụng danh nghĩa công chức nhà
nước và chức vụ của mình để đưa ra các thông tin sai sự thật về khả năng “lo
chạy việc” cho những người có nhu cầu xin vào làm việc tại các cơ quan nhà
nước. Sau khi nhận tiền của các nạn nhân, Nguyễn Văn Bút đã chiếm đoạt toàn bộ
số tiền này và sử dụng cho mục đích cá nhân.
Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Thái
Bình đang tiếp tục mở
rộng điều tra để xử lý vụ án theo quy định.
CỰU TRƯỞNG BAN QUẢN
TRỊ CHUNG CƯ MIẾU NỔI TỰ Ý THU PHÍ ĐI THANG MÁY, PHÍ MỞ NƯỚC
Đan Thuần
Cơ quan điều tra xác định cựu trưởng ban quản
trị chung cư Miếu Nổi (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã tự đặt ra các khoản thu vô
lý, bất chấp pháp luật như phí đi thang máy, phí chuyển nhà bằng thang máy, phí
mở lại nước sinh hoạt...
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã kết luận điều tra bổ
sung, đề nghị truy tố 7 bị can trong vụ án xảy ra tại chung
cư Miếu Nổi,
trong đó có 4 bị can nguyên là thành viên ban quản trị chung cư này.
Trong đó ông Phạm Phương (53 tuổi, cựu trưởng ban quản trị) và
ông Đinh Việt Cường (50 tuổi, cựu phó ban quản trị) cùng bị đề nghị truy tố về
tội "tham ô tài sản" và "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ".
Thu phí cư dân chuyển đồ bằng thang máy
Theo kết quả điều tra, từ tháng 8-2017 đến 7-1-2024, ông Phạm
Phương cùng các thành viên ban quản trị chung cư Miếu Nổi đã không chấp hành
các quy định pháp luật liên quan trong việc quản lý chung cư, không thuê đơn vị
quản lý vận hành có chuyên môn, mà tự quản lý, tự sửa chữa, lắp đặt các hạng
mục chung cư gây thất thoát hơn 3,3 tỉ đồng của cư dân.
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn xác định: ông Phạm Phương cùng
các thành viên ban quản trị còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây thiệt hại về
tinh thần cho cư dân chung cư Miểu Nổi.
Cụ thể, ban quản trị dùng mặt bằng thuộc sở hữu chung của nhà
chung cư để cho thuê, không thông qua ý kiến cư dân, chưa được sự đồng ý của cư
dân, dẫn đến việc cư dân sinh sống trong thời gian dài (từ tháng 8-2017 đến
nay) mà không có diện tích không gian công cộng để sinh hoạt.
Ban quản trị tự đặt ra các khoản thu vô lý, bất chấp pháp luật,
buộc cư dân phải tuân thủ như: Buộc cư dân đóng phí đi thang máy từ 35.000 đến
45.000 đồng/thẻ/tháng.
Nếu cư dân nào không mua thẻ đi thang máy, không đóng phí mỗi
tháng thì ông Phạm Phương cùng các thành viên ban quản trị, bảo vệ chung cư
ngăn chặn không cho cư dân đi thang máy.
Chưa dừng lại ở đó, ông Phạm Phương cùng ban quản trị tự đặt quy
định thu phí vận chuyển bằng thang máy cho cư dân khi chuyển nhà hoặc mua vật
dụng nặng như gạo… với mức thu phí đi thang từ 50.000 đến 100.000 đồng.
Ban quản trị chung cư Miếu Nổi còn quy định thu phí sửa chữa
nhà, mỗi căn hộ hư hỏng sửa chữa thì phải đóng phí sửa chữa cho ban quản trị từ
500.000 đến 2.000.000 đồng cho 1 lần sửa nhà.
Căn hộ nào chậm đóng tiền nước mà bị ban quản trị cắt nước sinh hoạt, khi đóng tiền nước xong vẫn không được ban
quản trị mở nước cho sử dụng, mà phải đóng thêm 100.000 đồng tiền phí mới được
mở nước.
Dùng tài khoản cá nhân thu tiền vận hành chung
cư
Ngoài các khoản cư dân đóng góp để làm thang máy mới, làm đường,
lắp đặt camera thì sau khi thanh toán hợp đồng còn dư tiền thì ban quản trị
không công khai tài chính cho dân. Thu phí đi thang máy mỗi tháng của cư dân
nhưng không công khai tài chính, ban quản trị tự quyết định thu, chi.
Đối với công tác quản lý tài chính của cư dân thì ban quản trị
thu chi không có chứng từ, ký hợp đồng kinh tế không có hóa đơn giá trị gia
tăng. Việc thu tiền quản lý vận hành, tiền đóng góp của cư dân không thực hiện
theo quy định pháp luật.
Dù có mở tài khoản ngân hàng cho ban quản trị nhưng không công
khai số tài khoản để cư dân đóng tiền vào tài khoản, mà dùng tài khoản cá nhân
của bà Nguyễn Thị Đào (cựu phó ban) để thu tiền vận hành từ tháng 8-2017 đến
tháng 1-2024.
Ông Phạm Phương được xác định giao cho Tôn Ngọc Bạch (70 tuổi,
thành viên ban quản trị) và Nguyễn Thị Đào quản lý tiền mặt và báo cáo riêng
cho ông Phương.
Đối với các hợp đồng kinh tế, khi thi công không có nghiệm thu,
không có phụ lục phát sinh, không có hóa đơn giá trị gia tăng… Mặc dù pháp luật
quy định thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán bằng hình thức
chuyển khoản ngân hàng, không được chi tiền mặt nhưng ban quản trị chung cư vẫn
thanh toán bằng tiền mặt cho hợp đồng giá trị vài trăm triệu, dẫn đến việc thất
thoát, không minh bạch.
Theo cơ quan điều tra, hành vi bất chấp quy định pháp luật của
ban quản trị chung cư Miếu Nổi diễn ra trong thời gian dài, gây ra sự bức xúc
cho cư dân sinh sống tại chung cư, dẫn đến nhiều cư dân gửi đơn tố cáo liên
tục, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Mặc dù chính quyền địa phương nhiều lần làm việc nhắc nhở, lập
biên bản yêu cầu ban quản trị chung cư Miếu Nổi tổ chức hội nghị nhà chung cư,
thuê đơn vị quản lý vận hành, công khai minh bạch tải chính nhưng ban quản trị
vẫn không chấp hành.
BẮT ‘CÒ LÚA’ CHIẾM
ĐOẠT 590 TRIỆU ĐỒNG CỦA THƯƠNG LÁI MUA LÚA
https://tuoitre.vn/bat-co-lua-chiem-doat-590-trieu-dong-cua-thuong-lai-mua-lua-20241217184456241.htm
Hà Văn Nhãn tự nhận là 'cò lúa' để giúp ông K.
đặt cọc thu mua lúa, nhưng sau đó quay ra lừa đảo, chiếm đoạt tiền.
Ngày 17-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang
cho biết đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam
bị can Hà Văn Nhãn (30 tuổi, ngụ xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên
Giang) để điều tra về hành vi "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản".
Theo điều tra, khoảng tháng 10-2023, do quen biết từ trước, Nhãn
biết ông N.V.K. (47 tuổi, ngụ xã Tân Phước, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp),
thương lái thu mua lúa, nên Nhãn tự giới thiệu mình làm nghề môi giới bán lúa (cò lúa).
Sau đó, Nhãn ngỏ ý kêu ông K. đưa tiền cho Nhãn để đặt cọc mua
lúa với các hộ dân. Khi nào người dân thu hoạch thì sẽ điện thoại ông K. đến
mua. Theo thỏa thuận trên, ông K. đã chuyển tiền vào tài khoản của "cò
lúa" Nhãn 5 lần để đặt cọc mua lúa, với tổng số tiền 590 triệu đồng.
Đến ngày 8-11-2023, ông K. đến nhà tìm thì Nhãn nói chưa có lúa
để bán, hẹn lần khác và viết giấy nợ hẹn ngày trả tiền lại cho ông K.. Sau
nhiều lần hứa hẹn nhưng không trả thì "cò lúa" Nhãn bỏ trốn khỏi địa
phương.
Sau hơn 1 năm điều tra, thu thập chứng cứ, bằng các biện pháp
nghiệp vụ, Công an tỉnh Kiên Giang đã xác minh, phối hợp với Công an TP.HCM bắt
giữ Hà Văn Nhãn khi đang lẩn trốn tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.
Qua điều tra nhanh ban đầu, Hà Văn Nhãn đã khai nhận số tiền
chiếm đoạt của ông K. để tiêu xài cá nhân hết. Hiện vụ án đang được Công an
tỉnh Kiên Giang tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.
VỤ THU, CHI SAI TẠI
TRƯỜNG TIỂU HỌC: NGÀNH CHỨC NĂNG VÀO CUỘC
Hoài Nam
https://tienphong.vn/vu-thu-chi-sai-tai-truong-tieu-hoc-nganh-chuc-nang-vao-cuoc-post1701683.tpo
TPO - Liên quan đến việc nhiều khoản thu chi
không hợp lý tại một trường tiểu học ở Hà Tĩnh, ngành chức năng đã vào cuộc
kiểm tra.
Ngày 17/12, lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh cho biết, sau phản ánh của Báo Tiền Phong về vấn đề các
khoản thu, chi
trái quy định tại trường Tiểu học Nguyễn Du, Phòng đang lập đoàn kiểm tra.
Quan điểm Phòng GD&ĐT đưa ra nếu kiểm tra phát hiện có vấn
đề sai phạm, sẽ xử lý nghiêm, buộc phải chấn chỉnh, khắc phục. Đồng thời những
khoản chi sai buộc phải trả lại cho phụ huynh.
“Ngoài kiểm tra, đơn
vị cũng sẽ tiếp nhận thông tin, lắng nghe nhiều ý kiến của phụ huynh để mục
đích tạo môi trường tốt hơn cho học sinh”, lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố
Hà Tĩnh khẳng định.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện trường Tiểu học Nguyễn Du cho biết, trường sẽ họp lại phụ huynh, ghi nhận ý kiến,
nếu thu, chi không đúng sẽ cùng phụ huynh, giáo viên chấn chỉnh.
“Cùng với đó, trường sẽ tiến hành kiểm tra lại ở các lớp, khắc
phục những vấn đề nếu có sai sót. Mục đích đều mong muốn những điều tốt đẹp đến
học sinh. Những đồ dùng nào còn dùng được như tủ đựng tài liệu sẽ yêu cầu trả
lại để tránh tốn kém chi phí cho phụ huynh”, bà Trần Thị Thu Cúc – Hiệu trưởng
trường Tiểu học Nguyễn Du cho hay.
Trước đó, Tiền Phong đăng tải bài viết “Loạn khoản thu, chi trái quy định tại trường tiểu học ở
Hà Tĩnh” phản ánh tình
trạng một số khoản chi không đúng quy định, gây bức xúc trong phụ huynh.
Trong nội dung bài
viết có nhiều khoản chi phụ huynh cho rằng không hợp lý. Như chi tiền mua chăn,
gối 250.000 đồng; giặt chăn gối 70.000 đồng; tủ đựng sách vở của cô 2,8 triệu
đồng; kẹo, vòng hoa, biển tên, nước uống hơn 1,5 triệu đồng cho giáo viên.
Ngoài ra, trong chi
quỹ lớp còn nhiều khoản ghi “hoa, phong bì đầu năm cô chủ nhiệm” 1,3 triệu
đồng; phong bì ngày 20/10 một triệu đồng…..
TRUY VẾT DÒNG TIỀN,
BẮT ĐỐI TƯỢNG TRONG TỔ CHỨC LỪA ĐẢO CHUYÊN GIẢ DANH CÔNG AN
Nguyễn Thành
TPO - Công an quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng cho
biết, sau hơn 1 tháng xác lập chuyên án đấu tranh với nhóm đối tượng giả danh
công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, đơn vị đã bắt giữ
Nguyễn Tấn Thường (29 tuổi, trú phường An Phú, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) để
tiếp tục điều tra.
Đầu tháng
10/2024, Công an quận Liên Chiểu tiếp nhận tin báo của chị Trương Thị N
(38 tuổi, quê ở xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, chỗ ở tại
phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) về việc lúc 9 giờ ngày 2/10, chị N nhận được
cuộc gọi từ số điện thoại0836943676 tự xưnglà trực ban Công an xã Hiền Ninh. Người này thông báo nội dung
việc 2 người cháu của chị N chưa làm căn cước công dân, yêu cầu phải làm gấp.
Đối tượng nói rằng “Lát nữa sẽ có anh Nam, công tác tại Công an huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình liên hệ để hướng dẫn làm”.
Cùng ngày, chị N nhận
được cuộc gọi từ số 0967971436, tự xưng là “Nam - Công an huyện Quảng Ninh” yêu cầu chị N bổ sung
các thông tin làm căn cước công dân cho 2 cháu.
Người này đề nghị chị
vào một trang web rồi thực hiện theo hướng dẫn. Chị N sau đó làm theo bằng cách
nhập các thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng và nhận diện khuôn mặt… Một lúc sau, chị
N phát hiện tài khoản ngân hàng của mình bị trừ lần lượt tổng số tiền hơn 38,9
triệu đồng. Tất cả số tiền trên được chuyển đến số tài khoản 061810876 Ngân hàng VIB, mang tên Nguyễn Tấn Thường (29 tuổi, trú
phường An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).
Nhận thấy đây là hành
vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn hết sức tinh vi và chiếm
đoạt số tiền lớn, Công an quận Liên Chiểu đã xác lập chuyên án, giao cho Đội
Cảnh sát hình sự, kinh tế, ma túy chủ công điều tra.
Bất ngờ về hành tung
thủ phạm
Tiến hành xác minh
thông tin chủ tài khoản ngân hàng đã nhận tiền từ chị N, cơ quan Công an nắm
được nhân thân, lai lịch của Nguyễn Tấn Thường. Đáng chú ý, Thường là đối tượng
thường xuyên qua lại Campuchia với nhiều nghi vấn.
Giữa tháng 12/2024,
khi thông tin Thường và nhóm đối tượng người Việt Nam bị cơ quan chức năng
Campuchia phát hiện và trục xuất về nước, Công an quận Liên Chiểu đã cử tổ công
tác trực tiếp vào cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) đón lõng và mời đối tượng về
làm việc.
Tại Công an quận Liên
Chiểu, bước đầu Thường khai nhận, khoảng tháng 4/2024, thông qua một người đàn
ông (không rõ lai lịch cụ thể) và được người này rủ sang Campuchia bằng đường
tiểu ngạch để làm việc. Đến Campuchia, Thường được chủ cơ sở là người nước ngoài
giao nhiệm vụ đứng ra đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận nguồn tiền có được
từ hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau đó chuyển sang các tài khoản ngân
hàng khác.
Mỗi số tài khoản khi
nhận được tiền, Thường sẽ được trả hoa hồng 8 triệu đồng. Riêng nhiệm vụ giả
danh cơ quan chức năng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ giao cho nhóm khoảng 70
đến 80 người Việt Nam cũng đang làm việc trong cơ sở này.
Đối tượng này còn khai
nhận, Thường đã mở tổng cộng 20 số tài khoản của các ngân hàng khác nhau và
nâng hạn mức của các tài khoản lên tối thiểu 3 tỷ đồng để phục vụ cho việc nhận
tiền chiếm đoạt tài sản. Trong số 20 tài khoản ngân hàng, Thường khai nhận đã
sử dụng 7 tài khoản để phục vụ cho hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Công an xác định, từ
ngày 29/9/2024 đến ngày 9/10/2024, Thường đã nhận được số tiền chuyển vào tài
khoản ngân hàng khoảng 6,4 tỷ đồng. Tất cả số tiền trên, Thường đã chuyển vào
nhiều tài khoản khác nhau ngay sau khi nhận tiền. Trong đó, vào ngày 2/10/2024,
tài khoản ngân hàng này nhận tổng số tiền là hơn 38,9 triệu đồng từ tài khoản
ngân hàng Bắc Á của chị Trương Thị N.
Hiện, Cơ quan điều tra
đang tiếp tục truy vết dòng tiền đối với các số tài khoản còn lại của Nguyễn
Tấn Thường, đồng thời, điều tra mở rộng chuyên án.
ĐÀO TẠO 'CHUI': QUY
TRÁCH NHIỆM HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
Nghiêm
Huê
TPO - Bộ GD&ĐT khẳng định Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có trách nhiệm liên quan đến đào
tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh các lớp văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh
"chui" được phản ánh vừa qua.
Ngày 16/12, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (ĐH
KDCNHN) về
việc chấn chỉnh công tác tuyển sinh và đào tạo Văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh.
tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13,
VB22.01 và kết quả làm việc của tổ công tác xác minh thông tin việc tuyển sinh
và đào tạo cho người đã có bằng tốt nghiệp ĐH ngành Ngôn ngữ Anh liên quan đến
trường ĐH KDCNHN), Bộ GD&ĐT có ý kiến như sau:
Trách nhiệm liên quan đến đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A,B), VB22.01 thuộc
Trường ĐH KDCNHN, trước hết là trách nhiệm của Hiệu trưởng Trường ĐH KDCNHN.
Bộ GD&ĐT yêu cầu trường ĐH này khẩn trương thực hiện các
nhiệm vụ như: xây dựng và khẩn trương tổ chức thực hiện phương
án đảm bảo quyền lợi chính đáng của người học theo đúng quy định. Kết quả thực
hiện của trường báo cáo về Bộ GD&ĐT trước ngày 28/12;
Cử người đại diện theo diện pháp luật của trường tham dự buổi
làm việc với Bộ GD&ĐT để xem xét, lập biên bản vi phạm hành chính đối với
các hành vi vi phạm trong công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo văn bằng 2
ngành Ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A,B), VB22.01 vào sáng 26/12 tại trụ
sở Bộ GD&ĐT.
Như Tiền Phong đã phản ánh, nhiều học viên thuộc các lớp văn
bằng 2 nói trên sau khi học xong với mức học phí đã nộp hàng chục triệu đồng
bỗng nhiên chết đứng vì Trường ĐH KDCNHN khẳng định đó là các lớp học
"chui", không phải do nhà trường mở. Người học muốn lấy lại tiền học
thì gặp những cá nhân có liên quan, nhà trường không có trách nhiệm.
Tuy nhiên, điều đáng nói, quyết định công nhận đầu vào có dấu đỏ
của trường và do Phó hiệu trưởng Vũ Văn Hóa kí. Quá trình đào tạo có sự tham
gia của một số giáo viên trong trường.
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM NHẬN HỐI LỘ, DÙNG HƠN
1.000 TÀI LIỆU GIẢ
Bị can Châu Ngọc Ý,
giám đốc 3 trung tâm đăng kiểm, bị cáo buộc nhận hối lộ, ký khống, sử dụng hơn
1.000 tài liệu giả.
VKSND TP Cần Thơ ban hành cáo trạng truy tố 10
bị can trong vụ án "Nhận hối lộ”; “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”
và "Sử dụng, làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Trong đó có bị can Châu Ngọc Ý (39 tuổi, Giám
đốc Trung tâm đăng kiểm 6502D, 6504D và 6506D, thuộc Công ty CP kỹ thuật Cát
Tường An Khánh).
Cáo trạng cáo buộc từ tháng 9/2019, Châu Ngọc
Ý làm Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 6502D, nhận tiền của các chủ phương tiện để
bỏ qua một số vi phạm theo quy định để hưởng lợi.
Châu Ngọc Ý còn cấu kết với các đồng phạm làm
giả rất nhiều tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng tài liệu giả này hợp
thức hóa hồ sơ để ký cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ xe cơ giới
cải tạo.
Cơ quan điều tra đã làm rõ hành vi nhận hối lộ
của Châu Ngọc Ý.
Thủ đoạn của bị can Ý là hợp thức hóa bản vẽ
thiết kế cho các phương tiện đã thi công cải tạo trước đó, nhưng chưa nghiệm
thu.
Ngoài ra, Ý sử dụng các đơn vị do ông ta thành
lập hoặc nhờ người khác ký tên vào văn bản với vai trò cơ sở thi công cải tạo
phương tiện, thực tế không thực hiện thi công cải tạo, bỏ qua quy định về giấy
chứng nhận kết quả kiểm định cần cẩu…
Với các phương thức, thủ đoạn như trên, năm
2017-2023, Châu Ngọc Ý nhận làm dịch vụ 778 phương tiện, nhận hơn 2,3 tỷ
đồng, thu lợi bất chính hơn 917 triệu đồng.
Sử dụng hơn 1.000 tài
liệu giả
Cáo trạng cũng cáo buộc bị can Châu Ngọc Ý làm
giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng tài liệu giả.
Theo đó, quá trình hợp thức hóa các hồ sơ
phương tiện cải tạo gắn cần cẩu, Ý thỏa thuận, cung cấp thông tin cho Nguyễn Sĩ
Hùng (cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp tư nhân sửa chữa ôtô Phú Hưng) làm giả hoặc
mua giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với cần cẩu…
Để hợp thức hóa hồ sơ nhận tiền của các chủ
phương tiện, Ý sử dụng pháp nhân của các doanh nghiệp, công ty khác hoặc dùng
tên vợ đăng ký kinh doanh để làm khống, ký tên khống các văn bản của cơ sở cải
tạo.
Kết quả điều tra xác định Ý đã đặt làm giả và
sử dụng 12 giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với cần cẩu để hợp
thức hóa hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu xe cải tạo gắn cần cẩu.
Giám đốc trung tâm đăng kiểm này còn làm khống
một số tài liệu và sử dụng 1.222 tài liệu giả do các bị can khác ký; đồng thời
ông ta cũng làm khống và ký giả tên vợ của mình tại 675 tài liệu giả.
Cáo trạng cũng nêu bị cáo Hùng đã giúp sức cho
Ý nhận hối lộ, làm giả giấy tờ, ký khống, ký giả tên và có hưởng lợi tiền.
Bị can Phạm Minh Nhựt (Phó giám đốc Trung tâm
đăng kiểm 6502D) có hành vi giúp sức cho Ý nhận hối lộ, phải chịu trách nhiệm
số tiền 147 triệu đồng. Ngoài ra, Nhựt nhận hối lộ từ các chủ phương tiện và
được hưởng lợi hơn 40 triệu đồng.
Bị can Trương Anh Dũng, Giám đốc Công ty TNHH
dịch vụ ôtô Ninh Kiều, có nhà xưởng, hoạt động thi công cải tạo, nhiều lần đưa
phương tiện đến Trung tâm đăng kiểm 6502D nghiệm thu. Khi được bị can Ý nhờ sử
dụng pháp nhân công ty của mình ký các văn bản của cơ sở cải tạo thì bị can
Dũng ký, thực tế không thi công cải tạo.
TIẾT LỘ VỀ ĐƯỜNG DÂY Ở
CAMPUCHIA GIẢ CÔNG AN GỌI ĐIỆN THOẠI LỪA ĐẢO
Một mắt xích trong đường dây tội phạm tại
Campuchia chuyên gọi điện giả công an để lừa đảo người Việt Nam vừa tiết lộ các
hoạt động của nhóm này.
Lừa làm CCCD, chiếm đoạt tiền
Ngày 17.12, Công an Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) di lý nghi phạm
lừa đảo Nguyễn Tấn Thường (29 tuổi, ở P.An Phú, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) từ biên giới Tây Ninh về TP.Đà Nẵng để mở rộng điều tra đường
dây lừa đảo qua mạng.
Theo Công an Q.Liên Chiểu, khoảng 9 giờ ngày 2.10, chị T.T.N (38
tuổi, quê xã Hiền Ninh, H.Quảng Ninh, Quảng Bình - tạm trú P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu) nhận
được cuộc gọi từ số máy 0836943676. Người gọi tự xưng là "trực ban Công an
xã Hiền Ninh", thông báo 2 cháu của chị N. chưa làm CCCD và hướng dẫn
"có người tên Nam, công tác tại Công an H.Quảng Ninh sẽ liên hệ để hướng
dẫn làm CCCD gấp".
Chiều cùng ngày, chị N. nhận được cuộc gọi từ số 0967971436,
người gọi tự xưng tên Nam yêu cầu chị N. bổ sung gấp các thông tin làm CCCD cho
2 cháu. Người này đề nghị chị N. vào trình duyệt internet trên điện thoại, nhập
từ khóa "chinhphu.hodancu.com" rồi thực hiện theo hướng dẫn.
Chị N. làm theo, đăng nhập các thông tin cá nhân, số tài khoản
ngân hàng và nhận diện khuôn mặt… Một lúc sau, chị N. phát hiện tài khoản bị
trừ lần lượt số tiền 9.999.999 đồng, 9.999.999 đồng và 19 triệu đồng. Tiền được
chuyển đến số tài khoản 061810876 của một ngân hàng, mang tên Nguyễn Tấn Thường
(29 tuổi, ở P.An Phú, TP.Tuy Hòa, Phú Yên).
Chị N. liền đến Công an Q.Liên Chiểu trình báo. Nhận thấy đây là
vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn tinh vi, Công an quận xác lập chuyên
án, giao cho Đội Cảnh sát hình sự, kinh tế, ma túy chủ công điều tra.
Từ tài khoản nhận tiền của chị N., công an nắm được nhân thân,
lai lịch của Nguyễn Tấn Thường, tuy nhiên Thường thường xuyên qua lại Campuchia
để đánh bạc.
Lực lượng trinh sát đeo bám, ngay khi có thông tin Thường về
quê, Công an Q.Liên Chiểu lập tức điều động tổ công tác vào Phú Yên nhưng nghi
phạm lại vừa rời đi.
Đến giữa tháng 12.2024, Công an Q.Liên Chiểu nhận được tin báo
Thường và đồng bọn bị cơ quan chức năng Campuchia trục xuất về nước, liền cử trinh sát trực tiếp vào cửa khẩu Mộc
Bài (Tây Ninh) đón lõng và bắt giữ Thường.
Sau khi di lý Thường về Đà Nẵng, quá trình đấu tranh xác định,
khoảng tháng 4 Thường quen một người đàn ông (không rõ lai lịch) và được rủ
vượt biên sang Campuchia để làm việc.
Đào tạo và liên tục 'cập nhật' kịch bản gọi
điện lừa đảo
Tại Campuchia, Thường được chủ cơ sở, là người nước ngoài, giao
nhiệm vụ đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận nguồn tiền từ hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau đó chuyển sang các tài
khoản ngân hàng khác.
Mỗi số tài khoản khi nhận được tiền, Thường được trả hoa hồng 8
triệu đồng. Thường khai, nhóm Thường có khoảng 70 - 80 người Việt Nam làm nhiệm
vụ giả danh cơ quan chức năng để lừa đảo qua điện thoại.
Các kịch bản gọi điện lừa đảo mới được cập nhật liên tục, hoặc
chiêu thức cũ nhưng cách áp dụng mới cũng được các ông trùm đào tạo trực tiếp
cho những người làm việc.
Hầu hết các kịch bản là giả danh công an, điện lực, bưu điện,
doanh nghiệp tuyển dụng… để dụ các nạn nhân cung cấp các thông tin cá nhân,
nhấp vào đường link, quét mã QR từ đó lộ lọt các mật khẩu tài khoản ngân hàng,
phục vụ cho hoạt động lừa đảo.
Thường đã mở tổng cộng 20 số tài khoản của các ngân hàng và nâng
hạn mức của các tài khoản lên tối thiểu 3 tỉ đồng để phục vụ việc nhận tiền lừa
đảo. Trong số 20 tài khoản, Thường thường xuyên dùng 7 tài khoản mang tên
Thường. Trong đó, chỉ từ ngày 29.9 đến 9.10, một tài khoản của Thường đã nhận
6,4 tỉ đồng. Ngay sau khi nhận tiền, Thường chuyển vào nhiều tài khoản khác
nhau. Thường thừa nhận đã nhận gần 40 triệu đồng chiếm đoạt của chị N..
Hiện cơ quan công an tiếp tục truy vết dòng tiền đối với các số
tài khoản còn lại của Nguyễn Tấn Thường, đề nghị các bị hại liên quan đến những
số tài khoản nêu trên liên hệ số điện thoại 0236.3841563 hoặc Công an Q.Liên
Chiểu (238 Hồ Tùng Mậu, TP.Đà Nẵng) để được hỗ trợ.
No comments:
Post a Comment