Đối Thoại Điểm Tin ngày 17 tháng 12 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
USCIRF
vô cùng quan ngại về sự đàn áp ‘leo thang’ ở Việt Nam
Chính
phủ Việt Nam: Mô tô, xe gắn máy chưa phải kiểm định khí thải ngay từ 1/1/2025
Triều Tiên can dự vào vấn đề
Ukraine đánh dấu ‘sự mở rộng nguy hiểm’ của xung đột
Trump, Ngũ Giác Đài tranh
cãi về các máy bay không người lái xuất hiện trên bầu trời Mỹ
Ukraine đưa tin
về tổn thất của Triều Tiên tại mặt trận Kursk trên đất Nga
Nga lần đầu ra mắt tên lửa Rubezh-ME
tại triển lãm quốc phòng Việt Nam
Việt Nam: Dự báo bùng nổ nhu cầu xe
điện, cần hàng tỷ đô la cho mạng lưới trạm sạc
Trump, Ngũ Giác Đài tranh cãi về các
máy bay không người lái xuất hiện trên bầu trời Mỹ
Tòa án Mỹ bác đề
nghị của TikTok về tạm gác lại lệnh cấm của Mỹ đang chờ thực thi
Thái Lan sẽ tổ
chức hai cuộc họp khu vực tập trung vào Myanmar trong tuần này
TASS: Các tàu chở dầu của Nga bị hư hại ở Eo biển
Kerch chở 62.000 thùng dầu
Cuộc
du hành cưỡng bức với sư Minh Tuệ, và những điều nhìn thấy
Nhiều
tổ chức nhân quyền phản đối Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
Dự
án 88: Lo sợ cách mạng màu, Chính phủ ra Nghị định 126 bóp nghẹt hơn quyền lập
hội
Tàu
chiến Mỹ thăm cảng của Campuchia
Nguyễn
Xuân Phúc, Trương Hòa Bình… chỉ cảnh cáo là xong?
Đi
bộ đội: nghĩa vụ của con nhà nghèo?
Tham
vọng tinh gọn bộ máy chính trị: Thách thức nào đang chờ Tô Lâm?
Thách
thức với Việt Nam khi xây nhà máy điện hạt nhân
Giữ
lại Ban Kinh tế Trung ương: Một bước lùi để tiến xa hơn?
Việt
Nam cải cách: chủ nghĩa xã hội mờ dần, chủ nghĩa dân tộc lên ngôi
Tập
đoàn Sovico đang đàm phán với công ty của Singapore để lắp đặt cáp internet
ngầm dưới biển
Việt
Nam thông báo ứng cử vào Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ tiếp
theo
Đằng
sau quyết định của sư Minh Tuệ rời bỏ đất nước để bộ hành qua Ấn Độ
Người
Việt ở New Zealand "vô cùng xấu hổ" trước vụ bê bối của hai quan chức
an ninh Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và bà Trương Thị Mai bị kỷ
luật
Báo
động tình trạng Việt Nam gia tăng đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập
Campuchia
trao trả hơn 400 người Việt Nam lao động bất hợp pháp
Thủ
tướng New Zealand: thủ phạm trong vụ tấn công tình dục là công an Việt Nam
BBC
Tướng Nga thiệt
mạng sau vụ đánh bom ở Moscow
Dân Mỹ hoang mang
khi thấy drone lạ bay lượn khắp bầu trời
Thủ phủ 'quần áo
gợi tình' Trung Quốc lo lắng chính quyền Trump
Cách mạng tinh gọn
ở TP HCM: cuộc đại phẫu 'không có gì phải trăn trở'?
Vì sao Ấn Độ đã có
1,45 tỷ dân vẫn muốn sinh thêm?
Vì sao Bộ Chính trị
cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc?
Tranh cãi quanh vụ
'tác giả Việt Nam đầu tiên có sách do Routledge xuất bản'
Sống sót từ 'lò sát
nhân' Saydnaya: 'Tôi như xác chết biết thở'
Bỏ tên, vứt ảnh: Bà
Gisèle Pelicot đoạn tuyệt quá khứ với ông chồng 'biến thái'
Việt Nam -
Singapore đàm phán xây hai tuyến cáp ngầm xuyên biển
Sau thành công vô
tiền khoáng hậu, Taylor Swift mưu tính gì tiếp theo?
Hai quan chức Việt
Nam bị cáo buộc tấn công tình dục ở New Zealand
Nạn nhân cáo buộc
quan chức Việt Nam tấn công tình dục ở New Zealand lên tiếng
Có gì sau cơ chế
đối thoại chiến lược '3+3' Trung Quốc và Việt Nam vừa thiết lập?
Vì sao 5 cựu đảng
viên lãnh án tù cùng blogger Đường Văn Thái?
Nắng nóng khiến
công nhân may mặc Việt Nam gặp rủi ro
Vì sao mật gấu,
nanh hổ, vảy tê tê... bán công khai trên mạng tại Việt Nam?
Tinh gọn bộ máy:
quyết tâm rất lớn, thực hành tới đâu?
Việt Nam có nguy cơ
bị Trump áp thuế vì thặng dư thương mại tăng vọt
Nvidia mua VinBrain
của Vingroup, sẽ xây trung tâm AI ở Việt Nam
Vụ nổ làm 12 quân
nhân Quân khu 7 tử vong, những gì đã biết tới nay
12 quân nhân
Quân khu 7 ‘mất tích’ trong vụ nổ
Giới trẻ Việt Nam,
Trung Quốc thuê người yêu để làm vui lòng gia đình
Tinh gọn bộ máy:
phép thử cho Tổng Bí thư Tô Lâm trước Đại hội 14
Mỹ và các đồng minh lên án hợp tác quân sự Nga - Triều
Nga tuyên bố chiếm được 189 làng và thị trấn của Ukraina trong năm
2024
Liên Hiệp Châu Âu mong muốn tương lai Syria « không có
Nga và Iran »
Đài Loan tính các bước đi để tránh cuộc chiến thuế quan thời Trump
2.0
Trung
Quốc : Tập Cận Bình thanh trừng cả những người thân tín trong quân đội
Anh Quốc: Một người thân cận với hoàng tử Andrew bị nghi làm gián
điệp cho Trung Quốc
Thương mại Mỹ - Canada : Phó thủ tướng Freeland từ chức vì
bất đồng với thủ tướng Trudeau
Hàn Quốc: Đảng cầm quyền bị chia rẽ sau khi Quốc Hội biểu quyết
truất phế tổng thống
Syria : Phương Tây bắt đầu « tiếp xúc » trực tiếp với chính quyền
mới ở Damas
Bão Chido tàn phá đảo Mayotte, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp
Tàu chiến Mỹ trở lại quân cảng Ream: Phnom Penh cải thiện quan hệ
với Washington?
Vì sao chưa phải lúc thích hợp để Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan?
Đài Loan tiếp nhận lô xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ
Pháp: Tân thủ tướng Bayrou bắt đầu tham vấn các chính đảng để
thành lập chính phủ
Quốc Hội Đức bỏ phiếu về tín nhiệm thủ tướng Olaf Scholz
Tàu dầu Nga bị đắm gần bán đảo Crimée gây lo ngại về thảm họa môi
trường
Syria: Nga vẫn chưa quyết định về tương lai của các căn cứ quân sự
Số phận bấp bênh của di dân ở Mêhicô sau khi Trump tái đắc cử tổng
thống Mỹ
(AFP) –
Na Uy viện trợ 230 triệu euro cho Hải Quân Ukraina vì mục tiêu tăng cường an
ninh tại Hắc Hải.
Thông cáo được Oslo đưa ra hôm nay, 16/12/2024. Một phần lớn số tiền nói trên
được dùng để giúp Ukraina tháo gỡ mìn. Na Uy sẽ bắt đầu giải ngân khoản viện
trợ nói trên từ năm tới.
(AFP) –
Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake dành chuyến xuất ngoại đầu tiên
sang Ấn Độ. Chuyến
viếng thăm chính thức bắt đầu vào hôm nay, 16/12/2024. Theo dự kiến, tổng thống
cánh tả của Sri Lanka sẽ hội kiến thủ tướng Narendra Modi tại New Delhi trong
ngày và sẽ tập trung bàn về hợp tác kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, hợp
tác trong các lĩnh vực năng lượng, du lịch. An ninh khu vực cũng là trọng tâm
các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo Sri Lanka và Ấn Độ.
(AFP) –
Philippines thông qua một thỏa thuận tăng cường quốc phòng với Nhật Bản. Hôm nay, 16/12/2024, Philippines
đã phê chuẩn một hiệp ước quốc phòng với Nhật Bản cho phép triển khai lực lượng
trên lãnh thổ hai nước, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực trong khu
vực. Thỏa thuận cũng dự trù gia tăng các cuộc diễn tập quân sự chung, cũng như
mở rộng các hợp tác quốc phòng khác, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quân,
“trong bối cảnh có nhiều thách thức về an ninh”. Phía Nhật Bản cho biết Tokyo
vẫn cần bỏ phiếu để thông qua thỏa thuận này, trước khi văn bản có hiệu
lực.
(Reuters)
– Ukraina khẳng định gần 30 lính Bắc Triều Tiên bỏ mạng ở vùng Kursk. Thông tin này được đăng tải trong một
thông cáo, được công bố sáng nay 16/12/2024, của cơ quan tình báo Ukraina. Đây
là lần đầu tiên Ukraina công bố số lính Bắc Triều Tiên thiệt hại lớn đến như
vậy, trong các cuộc giao tranh tại các làng như Plekhovo, Vorojba và
Martynovka. Phía Nga không xác nhận thông tin này và cũng như không xác nhận sự
hiện diện của lính Bắc Triều Tiên tại đây. Thông tin chiến sự cũng khó có thể
được kiểm chứng bằng các nguồn tin độc lập. Ukraina và Hàn Quốc gần đây tố cáo
10.000 lính của Bình Nhưỡng được điều động đến chiến đấu cho Nga chống
Ukraina.
(AFP) –
Thăm đảo Corse của Pháp, giáo hoàng Phanxicô kêu gọi hòa bình trên thế giới. Trong chuyến thăm đầu tiên đến đảo
Corse của Pháp hôm qua, 15/12/2024, giáo hoàng Phanxicô đã chủ trì một thánh lễ
lớn, quy tụ khoảng 9.000 người. Ngài kêu gọi xây dựng một "hình thức thế
tục năng động hơn". Trong chuyến thăm 9 giờ, giáo hoàng cũng đã trao đổi
với tổng thống Emmanuel Macron về các vấn đề quốc tế như xung đột ở Ukraina và
Trung Đông, kêu gọi ngừng bắn và hỗ trợ nhân đạo. Tổng thống Pháp cũng đã tặng
giáo hoàng hai cuốn sách về Nhà thờ Đức Bà Paris nhân dịp này.
(AP) –
Amnesty International tố cáo Serbia bị theo dõi bất hợp pháp các đối thủ chính
trị. Báo cáo
của tổ chức nhân quyền này, tựa đề "Nhà tù kỹ thuật số: Giám sát
và đàn áp xã hội dân sự tại Serbia", được công bố hôm nay,
16/12/2024, cho biết các quan mật vụ và cảnh sát Serbia đã cài phần mềm gián
điệp vào điện thoại của phe đối lập và cả nhà báo. Phần mềm này có thể mở khóa
điện thoại, chụp ảnh màn hình và sao chép danh sách liên lạc, sau đó tải dữ
liệu lên máy chủ do chính phủ kiểm soát. Cảnh sát Serbia đã bác bỏ báo cáo của
Amnesty International, nhưng cũng nói thêm rằng Serbia sử dụng những công cụ
"mà các lực lượng cảnh sát khác trên khắp thế giới sử dụn theo cùng một
cách". Báo cáo này được công bố trong bối cảnh tổng thống Aleksandar Vucic
đang phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống chính phủ ngày càng lan rộng, mà
cho đến nay, phần lớn vẫn diễn ra một cách ôn hòa.
(AFP) –
Đức kêu gọi Israel từ bỏ kế hoạch « mở rộng » lãnh thổ trên cao
nguyên Golan.
Chính phủ Đức hôm nay, 16/12/2024, nhấn mạnh rằng « chiếu theo luật quốc
tế, vùng lãnh thổ do Israel kiểm soát thuộc về Syria ». Phát ngôn viên bộ
Ngoại Giao Đức kêu gọi chính phủ Israel nên từ bỏ kế hoạch « mở rộng lãnh
thổ » mà họ đã thông qua hôm Chủ Nhật 15/12. Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ hôm
nay trong thông cáo khẳng định Israel đang tìm cách « mở rộng biên
giới » với dự án gia tăng dân số tại vùng cao nguyên Golan bị sáp
nhập và bị « Israel chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1967 ».
TIN TỨC: THỨ BA 17.12.2024
1/ NHIỀU TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN PHẢN ĐỐI VN ỨNG CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN
LHQ
Nhiều tổ chức nhân quyền
quốc tế phản đối việc Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp
quốc nhiệm kỳ 2026-2028 vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của nhà nước độc đảng VN.
Vào tuần trước, bạo quyền
Việt Nam chính thức công bố quyết định tái ứng cử vào hội đồng này trước khi
nhiệm kỳ của Việt Nam kết thúc vào năm sau. Tuy nhiên, ý định của Hà Nội vấp
phải sự phản đối của một số tổ chức nhân quyền quốc tế vốn theo dõi chặt chẽ
tình hình nhân quyền ở Việt Nam và nhiều lần lên tiếng chỉ trích vi phạm trầm
trọng.
Ông Callum Birch, một quan
chức cấp cao tại LHQ của tổ chức Hiến chương 19 (Article 19), cho biết Hội đồng
Nhân quyền là cơ quan hàng đầu của LHQ, chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ các
quyền con người trên toàn cầu, với các thành viên của cơ quan này có trách
nhiệm duy trì các tiêu chuẩn nhân quyền cao.
Theo báo cáo của Hiến chương 19, Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng liên
quan đến quyền tự do ngôn luận, với hàng loạt nhà báo và người bảo vệ nhân
quyền hiện đang bị giam giữ, nhiều người trong số họ là do các hoạt động trực
tuyến của họ.
Theo tổ chức Giám sát Nhân
quyền, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 160 tù nhân chính trị vì thực thi các
quyền căn bản. Trong báo cáo công bố vào tuần trước, tổ chức Liên minh Thế giới
vì Sự tham gia của Công dân cho biết là Việt Nam tiếp tục không có không
gian để xã hội dân sự hoạt động tự do, năm thứ bảy liên tiếp kể từ khi tổ chức
này lập ra CIVICUS Monitor để giám sát 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới.
Việt Nam đã hai lần được
bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền. Tại hai lần tham gia ứng cử, Việt
Nam đều vấp phải những chỉ trích của các tổ chức nhân quyền quốc tế về vấn đề
đàn áp nhân quyền trong nước.
2/ VN RA NGHỊ ĐỊNH 126 ĐỂ BÓP NGHẸT QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI
Tổ chức Dự án 88 (Project
88) vào hôm qua 16/12 cho biết nghị định 126 trao cho bạo quyền Hà Nội quyền
đình chỉ và giải thể các hội, một quyền lợi mà trước đây bạo quyền VN không
có.
Tổ chức chuyên về nhân
quyền Việt Nam nói rằng văn bản có hiệu lực từ ngày 26/11, được xây dựng nhằm
hiện thực hóa chỉ thị mật số 24 của bộ chính trị CSVN ban hành vào năm ngoái
vốn nhằm hạn chế hoạt động của xã hội dân sự.
Dự án 88 chỉ ra nghị định
trên trao quyền cho giới hành pháp tùy nghi diễn giải và ra quyết định về bất
cứ hội nào, ví dụ như quy định “không được lợi dụng hoạt động của hội để làm
phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội” nhưng lại không quy định chi
tiết.
Ông Lê Thân, chủ nhiệm Câu lạc
bộ Lê Hiếu Đằng, cho rằng điểm đáng chú ý trong văn bản vi phạm pháp luật này
nằm ở khoản 2 điều 10 về điều kiện thành lập hội. Khoản này quy định là “lãnh vực hoạt động chính không trùng lặp với lãnh
vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó cùng phạm vi
hoạt động”.
Ông Thân khẳng định là
chính điều này đã phá vỡ căn bản chính của nghị định này là căn cứ theo Điều 25
của hiến pháp là công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội và biểu tình.
Ông Phil Robertson, giám
đốc của tổ chức Những người Vận động Nhân quyền và Lao động Á châu, nhận định là
chế độ độc đảng ở Việt Nam xem tất cả các tổ chức xã hội dân sự mà họ không
trực tiếp kiểm soát là kẻ thù tiềm tàng.
Ông Robertson cho rằng văn
bản mới là một rào cản khác của chế độ toàn trị ở Việt Nam với mục tiêu kiểm
soát mọi khía cạnh của xã hội Việt Nam, cả trong cuộc sống hàng ngày và trực
tuyến, giống như hiện đang thấy ở Trung Cộng.
3/ VN CẦN ĐẦU TƯ HƠN 30 TỶ MỸ KIM CHO MẠNG LƯỚI SẠC ĐIỆN XE HƠI
Nhu cầu xử dụng xe điện tại
Việt Nam dự báo sẽ tăng mạnh lên đến 71 triệu chiếc cho đến năm 2050 và sẽ cần
đến 32 tỷ Mỹ kim để phát triển mạng lưới các trạm sạc điện, theo một báo cáo do
Ngân hàng Thế giới công bố.
Báo cáo cho biết nhu cầu
thị trường đối với tất cả các loại xe điện tại Việt Nam vào khoảng hơn 7 triệu
chiếc trong hiện tại và sẽ tăng lên 71 triệu chiếc trong giai đoạn 2031 đến năm
2050.
Theo Ngân hàng Thế giới, để
xe điện trở nên phổ biến, đặc biệt đối với những người mua xe lần đầu, việc
phát triển hệ thống trạm sạc đóng vai trò then chốt. Cơ quan này ước tính Việt
Nam sẽ cần hơn 2 tỷ Mỹ kim vào năm 2030 để xây dựng mạng lưới các trạm sạc công
cộng. Con số này sẽ tăng lên 14 tỷ Mỹ kim vào năm 2040 và hơn32 tỷ vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu xe
điện của người dân.
Trong khi đó Việt Nam đặt
mục tiêu xóa bỏ mức phát thải vào năm 2050 và đã giúp Hà Nội được Âu châu và
các đối tác hỗ trợ hơn 15 tỷ Mỹ kim cho việc này. Để thực hiện được mục tiêu
đầy tham vọng nói trên, báo cáo của Ngân hàng Thế giới đề nghị một lộ trình
chuyển đổi sang xe điện.
Theo đó, đến năm 2030, 50% xe cộ và 100% xe buýt và taxi nội đô đều chạy
bằng điện hoặc năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% các xe cộ đều chạy bằng điện
hoặc năng lượng xanh. Ngoài ra, báo cáo cho rằng lộ trình chuyển đổi sang xe
điện tại Việt Nam cần tập trung vào 5 lãnh vực chính yếu là sản xuất xe điện,
kích cầu tiêu dùng, phát triển hạ tầng sạc, bảo đảm nguồn cung cấp điện và đào
tạo nhân lực chất lượng cao.
4/ ĐÀI LOAN TIẾP NHẬN LÔ XE TĂNG ABRAMS ĐẦU TIÊN CỦA HOA KỲ
Bộ quốc phòng Đài Loan vào
hôm qua 16/12 đã thông báo nhận được 38 xe tăng Abrams từ Hoa Kỳ. Đợt tiếp nhận
vũ khí này nằm trong nỗ lực của Đài Loan nhằm củng cố năng lực đối phó
với cuộc tấn công từ Trung Cộng.
Theo bộ quốc phòng Đài
Loan, số xe tăng M1A2 Abrams đã đến Đài Loan vào cuối ngày 15/12 và đã được đưa
về căn cứ quân sự Tân Trúc ở phía nam thủ đô Đài Bắc. Thông tấn xã Đài Loan CNA
cho biết thêm là loại vũ khí mới này được giao cho Đài Loan lần đầu tiên từ 30
năm qua, là nằm trong hợp đồng đặt mua 108 chiếc xe tăng vào năm 2019, có trị
giá hơn 1 tỷ Mỹ kim.
Số xe tăng còn lại sẽ được
giao lần lượt trong các năm 2025 và 2026, theo tiết lộ của một quan chức quân
sự Đài Loan.
Quân đội Đài Loan hiện có hơn
1 ngàn chiếc xe tăng. Một loại là Brave Tiger sản xuất trong nước, hay một loại
khác do Mỹ thiết kế, nhưng công nghệ đã lỗi thời. Vào đầu tháng 11 này, Đài
Loan đã nhận từ Mỹ lô pháo đa nòng Himars đầu tiên, tức loại phi đạn được dùng
trên chiến trường Ukraine.
Trong vòng năm thập niên qua,
Hoa Kỳ đã bán cho Đài Loan nhiều loại trang thiết bị quân sự và đạn dược trị
giá nhiều tỷ Mỹ kim, đặc biệt là chiến đấu cơ F-16 và các loại chiến hạm. Năm
2024, Đài Loan dành một khoản ngân sách kỷ lục 19 tỷ Mỹ kim cho quốc phòng.
Hoa Kỳ từ lâu là đồng minh
quan trọng nhất và là nguồn cung cấp vũ khí lớn nhất cho Đài Loan. Điều này đã
khiến Trung Cộng nổi giận vì họ vẫn xem hòn đảo này là một phần lãnh thổ của
Trung Cộng. Vào hôm qua bộ ngoại giao Trung Cộng đã có phản ứng giận dữ và hối
thúc Mỹ ngừng trang bị vũ khí cho
Đài Loan và hậu thuẫn các thế lực ly khai đòi độc lập ở Đài Loan.
VNTB
– Tinh gọn: trống đánh xuôi kèn thổi ngược
Làm
thế nào để Trump kết thúc chiến tranh ở Ukraine17/12/2024
Không
để lãng phí nhân lực, phương tiện và cơ sở vật chất sau sáp nhập17/12/2024
TikTok bị cấm16/12/2024
So
sánh hai Quân ủy Trung ương16/12/2024
Suy
nghĩ tản mạn về “Phong trào xã hội dân sự, dân chủ”16/12/2024
Việt
Nam đã quyết định “chọn phe”15/12/2024
Vua
tiếng Việt – Vẫn chuyện “Dĩ hư truyền hư”15/12/2024
Hai
bài học chiến lược15/12/2024
Vì
sao mấy nhân viên an ninh dám quấy rối tình dục ở nước ngoài?15/12/2024
Kho
vũ khí Syria bị chiến dịch oanh tạc của Israel tiêu hủy (1)
Nguyễn
Đình Bổn - Trump định chơi thêm cú nữa nhưng Tập đã cảnh giác?
Dương
Quốc Chính - TikTok bị cấm
Mai
Quốc Việt - Ghi lại những ngày đầu chuyến đi của thầy Minh Tuệ
Thanh
Hằng - Hành trình của thầy Minh Tuệ nổi nhất mạng xã hội
Hoàng
Nguyên Vũ - Thầy Minh Tuệ đã đi
Võ
Khánh Tuyên - Không thể hạ hỏa ?
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 16.12.2024
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Hai nguyên tắc tinh gọn bộ máy nhà nước 17/12/2024
Suy nghĩ tản mạn về “Phong trào Xã hội Dân sự, Dân chủ” 17/12/2024
Nvidia và Việt Nam * 17/12/2024
Nước Mỹ đang bị nguyền rủa bởi một chính sách đối ngoại hoài niệm 17/12/2024
Thơ – phương tiện đồng hóa con người với sự sống 16/12/2024
Viết về những người mẹ 16/12/2024
Người phụ nữ Pháp khiến những kẻ cưỡng hiếp phải “hổ thẹn” 16/12/2024
Hội Nhà văn Việt Nam và “Trăm năm cô đơn” 16/12/2024
Câu chuyện của họa sĩ Thành Chương 16/12/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
BÁN BỐN NGÔI NHÀ HÀ
NỘI ĐỂ CHẠY TRỐN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Phạm
Nga
https://vnexpress.net/ban-bon-ngoi-nha-ha-noi-de-chay-tron-o-nhiem-khong-khi-4827926.html
Khánh
Hòa Khốn khổ vì dị ứng với không khí ô nhiễm ở thủ đô, chị Tuyết
Minh quyết định bỏ công việc lương hàng trăm triệu đồng, bán bốn trong 5 ngôi
nhà để chuyển đi.
Chị Mai Tuyết Minh, 45 tuổi, lớn lên trong một
gia đình nghèo ở huyện ngoại thành Sơn Tây, Hà Nội. Những năm tháng nỗ lực
không mệt mỏi của tuổi trẻ giúp chị thăng tiến, trở thành trưởng phòng mua sắm
của chuỗi khách sạn hạng sang JW Marriott.
Vừa đi làm thuê, chị vừa mở hai công ty riêng
chuyên về xuất nhập khẩu. Thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng giúp chị mua
được năm bất động sản ở những vị trí đẹp nhất Hà Nội.
"Tôi xác định sẽ ở thủ đô lâu dài vì nghĩ
chỉ có thành phố mới cho mình nhiều cơ hội nghề nghiệp'', chị nói.
Nhưng biến cố ập đến vào năm 2015. Chị Minh bị
bệnh, phải cắt toàn bộ túi mật. Hai năm sau đó, cơ thể chị liên tục bị mẩn
ngứa. ''Tôi như cái máy dự báo ô nhiễm không khí. Cứ khi nào tôi ngứa ngáy là
hôm sau chỉ số AQI chuyển tím (màu cho thấy chất lượng không khí cực kỳ ô
nhiễm)", chị kể.
Chị Minh phải uống thuốc chống dị ứng liên
tục, hễ dừng thuốc hôm sau lại nổi mẩn. Bác sĩ nói nếu chị uống thuốc nhiều như
vậy thì gan cũng sớm hỏng. Gan yếu, da lại càng nổi mề đay, mẩn ngứa. ''Môi
trường càng ô nhiễm, tình trạng dị ứng da càng trầm trọng'', chị nói.
Cuộc sống của người phụ nữ U40 biến thành địa
ngục. Dị ứng khiến chị không thể tập trung vào công việc, không có động lực
thức dậy mỗi ngày. Con trai chị đang học cấp ba cũng bị viêm mũi dị ứng mãn
tính, thường xuyên phải uống kháng sinh. Mẹ đẻ chị có dấu hiệu sa sút sức khỏe
nghiêm trọng, về sau mới biết bà bị ung thư phổi. Bố chị bỗng nhiên đột quỵ,
luôn bị khó thở.
"Tôi muốn phát điên, muốn đập phá cái gì
đó. Tôi không còn thiết tha gì nữa, muốn buông hết, cảm giác tiền của, địa vị
không còn ý nghĩa gì nữa", chị nói.
Để thoát khỏi sự ngột ngạt của Hà Nội, chị
Minh cùng con trai xách ba lô đi dọc các vùng biển từ Bắc vào Trung cả tháng
trời. Hai mẹ con nhận ra càng đi, sức khỏe càng cải thiện đáng kể.
Một lần dừng chân ở vịnh Vân Phong, Khánh Hòa,
con trai chị Minh ngửa mặt lên trời, thốt lên: "Lần đầu tiên trong đời con
thấy trời nhiều sao thế!". Bất giác chị giật mình, nhận ra đã rất lâu
không nhìn thấy bầu trời trong vắt hay những đêm trăng sáng như ban ngày. Hà
Nội nơi chị sống lúc nào cũng mù mịt vì bụi khói, với những tòa nhà cao chọc
trời.
"Bỗng nhiên tôi thấy thương con thiệt
thòi'', người mẹ nói.
Vịnh Vân Phong là nơi có những dải san hô đẹp
nhất trong tất cả những vùng biển trên thế giới chị từng đặt chân. Nơi đây có
bãi cát trắng thoải, trải dài, nước êm. ''Tôi nằm thiền cả giờ đồng hồ mở mắt
ra vẫn thấy mình ở yên vị trí đó'', chị nói.
Đúng hôm đó, chị Minh biết có một căn nhà nhìn
ra biển đang rao bán, lập tức đặt cọc mua sau 15 phút xem xét. Ngay ngày hôm
sau, chị trả đủ tiền.
Kết thúc chuyến đi, hai mẹ con trở lại Hà Nội
và tiếp tục bị chứng dị ứng hành hạ. Lúc này chị Minh nghĩ đã đến lúc cần rời
khỏi thủ đô.
Năm 2018, chị bán bốn trong số năm căn nhà,
đóng cửa hai công ty và nộp đơn xin nghỉ việc trước sự ngỡ ngàng của đồng
nghiệp và phản ứng của bố mẹ. ''Lúc đó tôi chỉ nghĩ làm thế nào để sống khỏe
mạnh, vui vẻ'', chị nói.
Về biển, sáng sáng chị đi bơi rồi về một mình
sửa sang lại ngôi nhà mới mua, đọc sách, trò chuyện với xóm giềng, nấu ăn.
''Tôi không còn mẩn ngứa, con trai cũng hết viêm mũi mà không cần dùng một viên
thuốc nào'', chị nói.
Gần đây, chị đón bố, ông Mai Trịnh từ Hà Nội
vào sống cùng. Hàng ngày ông ra biển bơi, ngắm bình minh lên và đợi hoàng hôn
xuống, đọc sách, trò chuyện với người dân làng chài. Từ một người phải nằm một
chỗ, ngày nào gọi cho con gái cũng nói "ngày mai tao chết'', nay ông có
thể đi dạo bộ, muốn tìm người yêu.
''Sống ở Hà Nội ngột ngạt và bí bách, nay về
đây, không khí trong lành, tôi thấy mình khỏe ra, huyết áp ổn định hẳn'', ông
Trịnh nói.
Chị Trà Giang, 33 tuổi, nhân viên của chị Minh
ở khách sạn JW Marriott từng ngạc nhiên khi sếp quyết định nghỉ việc đột ngột,
chuyển vào Khánh Hòa. Năm ngoái, có cơ hội gặp lại sếp cũ, Trà Giang thấy chị
Minh khác hẳn thời điểm nghỉ việc.
''Hồi đó, chị luôn trong trạng thái căng
thẳng, mệt mỏi, thi thoảng cáu gắt. Nhưng nay chị hướng ngoại hơn, vui, trẻ và
tràn đầy năng lượng'', Trà Giang nói.
Khi sức khỏe thể chất và tinh thần tốt lên,
năng lượng đầy trở lại, chị Minh lại muốn làm việc. Thấy vịnh Vân Phong đẹp,
chị mở homestay, kéo khách du lịch đến vùng đất này. Đồng thời, chị thành lập
một công ty ở Việt Nam và một công ty ở Italy.
''Thu nhập của tôi bây giờ gấp nhiều lần thời
ở Hà Nội'', chị nói. Con trai chị theo học online từ khi Covid-19 vẫn đậu vào
trường ĐH Bách Khoa Italy.
Người phụ nữ Hà Nội thấy mình sống vui và có ý
nghĩa hơn, khi giúp được nhiều người dân Vân Phong có công ăn việc làm, thay vì
lên thành phố kiếm sống, như chị đã từng. Chị cũng xây dựng được mạng lưới mối
quan hệ rộng khắp trên thế giới, dù làm việc online.
Người phụ nữ bỏ phố về biển tin chỉ cần có sự chăm
chỉ và sáng tạo, ở đâu cũng có thể thành công. Suy nghĩ ở thành phố mới thành
công khiến mọi người đổ dồn đến, không chỉ gây không khí ô nhiễm, mà còn vô
tình gây áp lực lên mọi dịch vụ phụ trợ.
''Tôi nhận ra không phải cứ ở Hà Nội mới có
thể làm giàu'', chị nói.
HÀNG LOẠT GIÁO VIÊN
SẬP BẪY LỪA 'CHUYỂN TRƯỜNG'
Hoài
Thanh - Trường Hà
https://vnexpress.net/hang-loat-giao-vien-sap-bay-lua-chuyen-truong-4828575.html
Lâm
ĐồngDương Thị Lệ Trâm nhận
là cán bộ Sở, quen biết nhiều lãnh đạo, có thể lo cho nhiều giáo viên chuyển
trường, đậu viên chức rồi chiếm đoạt hơn 800 triệu đồng.
Ngày 16/12, Trâm, 30 tuổi, bị Công an tỉnh Lâm
Đồng bắt tạm giam để điều tra hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra, Trâm tốt nghiệp cao đẳng sư
phạm, từng là giáo viên hợp đồng, đến cuối năm 2016 thì nghỉ dạy. Năm 2023, sau
khi đầu tư vào bất động sản thua lỗ, Trâm nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của
các giáo viên bằng cách "nổ" có thể giúp họ chuyển trường hoặc thi
tuyển viên chức.
Theo điều tra, Trâm tốt nghiệp cao đẳng sư
phạm, từng là giáo viên hợp đồng, đến cuối năm 2016 thì nghỉ dạy. Năm 2023, sau
khi đầu tư vào bất động sản thua lỗ, Trâm nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của
các giáo viên bằng cách "nổ" có thể giúp họ chuyển trường hoặc thi
tuyển viên chức.
Trâm truy cập vào cổng thông tin điện tử của
Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng và Phòng Giáo dục một số huyện để tìm kiếm chỉ
tiêu tuyển viên chức của các trường. Trâm sau đó tiếp cận người họ hàng đang
dạy ở một trường tiểu học, nói mình đang công tác tại Phòng Chính trị của Sở
Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng, quan hệ thân thiết với lãnh đạo, có khả năng giúp
chị này chuyển trường như mong muốn.
Để cô giáo tin tưởng, Trâm từ nhà đến TP Bảo
Lộc, nói dối "đang đi thanh tra các trường học". Ngoài ra, Trâm tạo
tài khoản Zalo mạo danh cán bộ các phòng nhắn tin qua lại nội dung thể hiện
giúp những người chuyển trường, tuyển viên chức, rồi gửi cho nạn nhân.
Cô này nhờ Trâm lo chuyển trường và giới thiệu
thêm hai người khác để Trâm "giúp thi viên chức, chuyển trường". Trâm
thuê các nhóm photoshop online chỉnh sửa, làm giả các quyết định luân chuyển,
danh sách trúng tuyển, rồi gửi cho nạn nhân xem. Nghĩ các quyết định này là
thật, cô giáo tiếp tục giới thiệu 8 giáo viên khác nhờ Trâm giúp. Họ đã chuyển
tổng cộng 961 triệu đồng cho Trâm lo việc.
Đến tháng 8, các nạn nhân nghi ngờ Trâm lừa
dối nên yêu cầu trả lại tiền. Sau khi Trâm trả 156 triệu đồng, họ trình báo
công an.
LỘ ĐƯỜNG DÂY MA TÚY LỚN TỪ VỤ BẮT NGƯỜI PHỤ NỮ CHỞ
HÀNG GIẤU TRONG CẶP
Từ việc phục kích, bắt người phụ nữ dùng xe
máy chở ma túy giấu trong cặp học sinh và thùng xốp, Công an TP.HCM truy ra dấu
vết đường dây tội phạm lớn.
Ngày 16/12, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM ra
quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 đối tượng, gồm: Võ Thu Hiền (23
tuổi, ngụ quận 6), Nguyễn Thị Thu Trang (38 tuổi, quê Thái Bình) và Trần Đức
Sinh (27 tuổi, quê Bình Định) về các tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma
túy.
Được biết, qua thời gian dài điều tra và theo
dõi, mới đây, Công an TP.HCM bắt quả tang đối tượng Trang khi đang điều khiển
xe gắn máy chở hơn 2 kg ma túy tổng hợp được ngụy trang, giấu trong cặp học
sinh và thùng xốp. Khám xét nơi ở của Trang, công an thu thêm 15,9 kg ma túy.
Trang khai nhận số ma túy nói trên được một
người chưa rõ lai lịch ở quận 7 thông qua một phụ nữ giao và nhờ cất giấu, chia
nhỏ, chờ chuyển cho khách. Người này trả công cho Trang 5 triệu đồng/chuyến
giao hàng.
Công an truy xét, bắt giữ đầu mối trên của
Trang là Võ Thu Hiền. Khám xét nơi ở của Hiền, công an thu giữ hơn 22 kg ma túy
các loại.
ền khai đã nhận cất giấu và chia nhỏ ma túy để
giao cho khách hàng theo chỉ đạo của đối tượng tên “Bào Bê”, quốc tịch Trung
Quốc, hiện ở Campuchia. Hiền và “Bào Bê” liên hệ thường xuyên qua mạng xã hội
Telegram.
Số ma túy bị bắt giữ từ Trang là do Hiền giao
theo chỉ đạo của “Bào Bê”.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an xác định
Trang còn chuyển 2,09 kg ma túy đá, thuốc lắc cho một đầu mối dưới là Trần Đức
Sinh tại Bình Định, thông qua dịch vụ vận chuyển hàng. Công an TP.HCM phối hợp
cùng Công an tỉnh Bình Định đã phục kích, bắt giữ Sinh cùng tang vật khi đang
nhận hàng.
Tổng cộng lượng tang vật ma túy thu giữ là hơn
42 kg. Công an TP.HCM đang tiếp tục mở rộng điều tra.
Đề nghị truy tố ban
quản trị cũ chung cư Miếu Nổi gây thất thoát 3,3 tỉ đồng
Cơ quan điều tra xác định ban quản trị trước
đây của chung cư Miếu Nổi (phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM) gây thất thoát
3,3 tỉ đồng của cư dân. Trong đó số tiền chiếm đoạt từ hành vi tham ô tài sản
gần 2,5 tỉ đồng.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã kết luận điều tra bổ
sung vụ án "tham ô tài sản" và "lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại chung cư Miếu Nổi.
Trước đó, vụ án này do Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh thụ lý và đã kết luận điều
tra vào cuối tháng 9 năm nay.
Sau đó Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Thạnh trả hồ sơ và
chuyển vụ án đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM để điều tra theo đúng
thẩm quyền.
Theo hồ sơ, từ tháng 8-2017 đến 7-1-2024, ban quản trị chung cư
Miếu Nổi khi đó gồm:
Ông Phạm Phương (53 tuổi, trưởng ban), Đinh Việt Cường (50 tuổi,
phó ban), Nguyễn Thị Đào (57 tuổi, phó ban) và Tôn Ngọc Bạch (70 tuổi, thành
viên) đã không chấp hành các quy định pháp luật liên quan trong việc quản
lý chung cư, không
thuê đơn vị quản lý vận hành có chuyên môn, mà tự quản lý, tự sửa chữa, lắp đặt
các hạng mục chung cư gây thất thoát hơn 3,3 tỉ đồng của cư dân.
Gây
thiệt hại 575 triệu đồng của cư dân
Trong quá trình thi công, sửa đường nội bộ, ban quản trị chung
cư không xin giấy phép sửa chữa, tự ý thay đổi hiện trạng so với thiết kế ban
đầu, không lấy ý kiến của cư dân là lỗi của ban quản trị, nhưng khi bị Thanh
tra Sở Xây dựng xử
phạt hành chính thì các ông, bà Phương, Cường, Bạch và Đào
bàn bạc dùng tiền đóng góp của cư dân để thi hành quyết định xử phạt đối với
ban quản trị, gây thiệt hại cho cư dân số tiền 15 triệu đồng.
Bên cạnh đó ông Phương cùng các thành viên ban quản trị không thông qua cư dân mà tự ý lấy mặt
bằng thuộc sở hữu của chung cư để cho thuê. Trong đó có một hợp đồng cho thuê
30m tại sân vườn chung cư (giáp đường Trường Sa).
Tuy nhiên UBND phường 3 yêu cầu ban quản trị thu hồi phần mặt
bằng cho thuê trái quy định pháp luật.
Căn cứ hợp đồng, bên thuê đã yêu cầu ban quản trị đền bù hợp
đồng với số tiền là 50 triệu đồng. Ban quản trị sử dụng tiền đóng góp của cư
dân để đền hợp đồng.
Cuối năm 2023, ban quản trị thuê Công ty TNHH TMDV Viễn Thông
Kamera do Nguyễn Phước Nguyên thi công lắp đặt hệ thống bãi xe thông minh.
Nhưng khi lắp thử, chưa đưa vào sử dụng thì bị cư dân phản đối
nên ông Phương yêu cầu Nguyên đưa các thiết bị vào kho cất giữ. Mặc dù không
lắp đặt, sử dụng hệ thống nhưng ông Phương vẫn nghiệm thu và thanh toán 263
triệu đồng cho công ty trên.
Nhận tiền thanh toán, Nguyên chi tiền hoa hồng cho chung cư là
12 triệu đồng, số tiền này ông Phương khai đã tiêu xài cá nhân hết.
Năm 2019, ông Phương cùng ông Phan Dương Đại (giám đốc Công ty
TNHH sản xuất nhập khẩu Đại Tiến) ký 2 hợp đồng thi công lắp đặt thang máy B2
và 2 thang máy C.
Ông Đại chỉ mới lắp đặt 1 thang B2 và 1 thang bên trái lô C (trị
giá tổng cộng 1,9 tỉ đồng) nhưng được ban quản trị thanh toán hơn 2,7 tỉ đồng.
Ông Đại mặc dù chưa lắp đặt thang còn lại ở lô C nhưng vẫn nhận 813 triệu đồng.
Sau đó ông Phương dùng tiền đóng góp của cư dân là 246 triệu
đồng để mua linh kiện và thuê nhân công lắp ráp thang máy bên phải đơn nguyên
C. Đây được xác định số tiền thiệt hại của cư dân.
Cơ quan điều tra xác định hành vi trên của ông Phạm Phương, Đỉnh
Việt Cường, Tôn Ngọc Bạch và Nguyễn Thị Đào đủ yếu tố cấu thành tội "lợi
dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Cựu
trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô gần 2,5 tỉ đồng
Tháng 10-2017, ban quản trị chung cư Miếu Nổi ký hợp đồng thi
công vệ sinh thoát nước với giá trị 150 triệu đồng với Công ty SNTP, thực tế
thanh toán 151,2 triệu đồng.
Cơ quan điều tra làm việc với người đại diện công ty trên xác nhận
chỉ thực nhận 135,2 triệu đồng, còn lại 16 triệu đồng là tiền hoa hồng cho
chung cư. Số tiền 16 triệu đồng này, ông Phương và ông Cường chia đôi tiêu xài.
Năm 2018, ban quản trị chung cư ký hợp đồng với ông Phạm Dương
Đại lắp 1 thang máy cho lô B1 với giá trị hợp đồng là 1 tỉ đồng. Tuy nhiên, ông
Phương và ông Dương bàn bạc nhau không lắp thang máy theo thỏa thuận trong hợp
đồng mà mua linh kiện về lắp ráp.
Tổng số tiền cho thang máy tự lắp ráp là 800 triệu đồng, dư 200
triệu đồng so với hợp đồng. Sau khi lắp đặt xong thang máy, ban quản trị chuyển
1 tỉ đồng cho ông Dương. Sau đó, ông Dương đưa lại cho ông Phương và ông Cường
mỗi người 100 triệu đồng.
Đối với việc lắp đặt 3 thang máy vào năm 2019, ông Phương cùng
ông Đại cũng nâng khống mỗi thang lên 200 triệu đồng, tổng số tiền nâng khống
là 600 triệu đồng.
Sau đó ông Đại lắp đặt 2 thang nhưng vẫn nhận đủ tiền 3 thang
như trên. Số tiền này, ông Đại chiếm đoạt hơn 1,3 tỉ đồng, ông Phương chiếm
đoạt 97 triệu đồng.
Ngoài ra kết quả điều tra còn xác định ông Phương và các đồng
phạm đã nghiệm thu "khống", nâng "khống" các hợp đồng lắp
đặt camera, đèn năng
lượng mặt trời, thi công sơn tường…, tự ý tiêu xài tiền đóng góp
của cư dân với tổng số tiền chiếm đoạt là 2,5 tỉ đồng.
Không chỉ vậy, quá trình kiểm tra chứng từ thu chi, cơ quan điều
tra còn phát hiện ban quản trị chi sai (không giải trình được) số tiền gần 300
triệu đồng.
NHÌN
LẠI NHỮNG ĐẠI ÁN LIÊN QUAN ĐẠI GIA, CỰU QUAN CHỨC BỊ XÉT XỬ TRONG NĂM 2024
Hoàng
An
TPO - Năm 2024, tòa án nhân dân các cấp đã đưa
loạt đại án kinh tế, tham nhũng ra xét xử, cùng với các bị cáo là cựu quan chức
còn có những cái tên 'đình đám' giới doanh nhân như bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC; Đỗ Anh
Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh...
Vụ án Công ty Việt Á
Vào tháng 1/2024, TAND
TP Hà Nội đã xét xử 38 bị cáo trong đại án Việt Á, liên quan việc nâng khống
giá kit xét nghiệm. Đáng chú ý, trong vụ án có 3 cựu Ủy viên Trung ương 'dính
chàm', gồm hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh và cựu Bí thư Tỉnh
uỷ Hải Dương - Phạm Xuân Thăng.
Với cáo buộc nhận hối
lộ số tiền lớn nhất trong các bị cáo (2,25 triệu USD), cựu bộ trưởng Nguyễn
Thanh Long bị tuyên phạt 18 năm tù về tội "Nhận hối lộ".
Bị cáo Chu Ngọc Anh bị
tuyên phạt 3 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản
nhà nước gây thất thoát lãng phí". Còn ông Phạm Xuân Thăng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương) 5 năm tù
về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ". Sau bản án sơ thẩm, ông Nguyễn Thanh Long cùng 10 bị cáo trong
vụ án có đơn kháng cáo.
Đến tháng 5/2024, TAND
Cấp cao tại Hà Nội quyết định giảm án cho ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng
Bộ Y tế) còn 17 năm tù.
Hồ sơ vụ án xác định,
bằng việc "thổi giá" kit xét nghiệm lên gấp nhiều lần, được Bộ Y tế
chấp thuận khi hiệp thương giá, để bán ra thị trường mức 470.000 đồng/1 kit,
Công ty Việt Á thu lời bất chính 1.235 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn
432 tỷ đồng. Cơ quan tố tụng đánh giá vụ án Việt Á là "một điển hình cho
lợi ích nhóm" và "thông đồng cấu kết tham nhũng có hệ thống"...
Quá trình điều tra,
truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phong tỏa, thu hồi tài sản
tổng trị giá 1.400 tỷ đồng.
Vụ án Vạn Thịnh Phát
Trong năm 2024, TAND
TPHCM đã xét xử sơ thẩm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn
Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB, cùng các đơn vị liên
quan.
Vào tháng 4/2024, sau
hơn 1 tháng xét xử 86 bị cáo trong giai đoạn 1 của vụ án, HĐXX đã tuyên án sơ
thẩm, trong đó nữ đại gia Trương Mỹ
Lan (Chủ tịch Tập
đoàn Vạn Thịnh Phát) đã bị tuyên án tử hình, đây là mức án chung cho 3 tội
danh: Tham ô tài sản; Đưa hối lộ; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng”.
Liên quan đến vụ án,
bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát ngân hàng II, Cơ quan
thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN) bị tuyên án tù chung thân. Bà Nhàn là
Trưởng đoàn thanh tra tại Ngân hàng SCB, trong quá trình thanh tra Ngân hàng
SCB, bà Nhàn đã nhận 5,2 triệu USD từ bà Trương Mỹ Lan thông qua Võ Tấn Hoàng
Văn (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) để bao che, bưng bít sai phạm của Ngân
hàng SCB.
Đến tháng 11/2024,
HĐXX cấp phúc thẩm TAND Cấp cao tại TPHCM đã tuyên bác kháng cáo, y án với bà
Trương Mỹ Lan và bà Đỗ Thị Nhàn.
Ở giai đoạn 1, cơ quan
tố tụng cáo buộc, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo đồng phạm tại SCB giải ngân cho
nhóm công ty trong hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500
khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300 khoản
vay, dư nợ 677.000 tỷ đồng gốc, lãi.
Giai đoạn 2, tòa án
kết luận bà Lan bàn với các nhân sự chủ chốt của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân
hàng SCB… phát hành 25 mã trái phiếu "khống" với tổng khối lượng
308.691.388 trái phiếu, bán và chiếm đoạt số tiền 30.081 tỷ đồng của 35.824 bị
hại.
Ngoài ra, bà Lan đã
chỉ đạo các cá nhân thuộc Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuyển tiền
ra khỏi hệ thống SCB 445.748 tỷ đồng. Từ 2012 - 2022, thông qua các hợp đồng
"khống" với doanh nghiệp nước ngoài, bà Lan và đồng phạm đã vận chuyển
trái phép qua biên giới 4,5 tỷ USD.
Đến thời điểm hiện
tại, tổng số tiền đang tạm giữ trong tài khoản của Cục Thi hành án dân sự TPHCM
do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chuyển và do cá nhân, tổ chức nộp tại
Cục là hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD (tương đương 685 tỷ đồng)
Vụ án tại Tập đoàn Tân
Hoàng Minh
Tháng 3/2024, TAND Hà
Nội tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân
Hoàng Minh) mức án 8 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Sang tháng 9, TAND Cấp cao xem xét đơn kháng cáo đã giảm án cho ông Dũng còn 7
năm tù.
Cùng vụ án, 12 bị cáo
khác bị tòa phạt tù treo đến mức cao nhất 36 tháng tù giam.
Vụ án xuất phát từ
những khó khăn tài chính của Tân Hoàng Minh khi doanh nghiệp này còn dư nợ ngân
hàng lên tới 20.000 tỷ đồng, gấp đôi vốn điều lệ. Để có tiền trả nợ, ông Đỗ Anh
Dũng chỉ đạo con trai Đỗ Hoàng Việt huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu
thông qua các công ty thuộc "hệ sinh thái" như Ngôi Sao Việt, Cung
Điện Mùa Đông, Soleil.
Thực hiện việc này, Đỗ
Hoàng Việt và thuộc cấp liên hệ với hai công ty kiểm toán để "làm đẹp báo
cáo tài chính" sao cho đủ điều kiện phát hành trái phiếu.
Theo cơ quan tố tụng,
hơn 90 triệu trái phiếu trị giá hơn 10.000 tỷ đồng, được bán lại cho Tân Hoàng
Minh bằng cách "chạy dòng tiền khống", để tập đoàn này sau đó chia
nhỏ kỳ hạn, bán lại cho dân, thu 14.000 tỷ đồng. Số tiền được Tân Hoàng Minh
dùng sai mục đích (trả nợ, trả lãi cho người mua trái phiếu) còn lại hơn 8.600
tỷ đồng cơ quan điều tra quy kết là Tân Hoàng Minh chiếm đoạt của nhà đầu tư.
Tính đến nay, hơn
8.600 tỷ đồng trong vụ án đã được chuyển giao và Cục Thi hành án dân sự Hà Nội
cơ bản đã hoàn thành khắc phục, trả lại cho bị hại.
Vụ án tại Tập đoàn FLC
Đầu tháng 8/2024, TAND
TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) 18 năm
tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; 3 năm tù tội "Thao túng
thị trường chứng khoán". Tổng hợp chung, ông Quyết lĩnh 21 năm tù. 49 bị
cáo còn lại (có nhiều người thân, anh em ruột thịt của ông Quyết) lĩnh các mức
án từ tù treo đến 14 năm tù giam. Ông Quyết cùng nhiều người có đơn kháng cáo,
đang chờ Tòa cấp cao giải quyết theo trình tự phúc thẩm.
Tòa xác định, từ 2017
- 2022, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo thuộc cấp mở tài và dùng 190 tài khoản
chứng khoán thao túng 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART, gây thiệt hại 723
tỷ đồng cho các nhà đầu tư, trừ chi phí thu lợi hơn 600 tỷ đồng.
Ngoài hành vi thao túng 5 mã chứng
khoán trên, ông Quyết còn chỉ đạo nâng khống vốn điều lệ của Công ty cổ
phần xây dựng FLC Faros từ 1.197 tỷ đồng
lên tới 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần. Khi FLC Faros niêm yết
430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán,
chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của các nhà đầu tư.
3 cha con ông Trần Quí
Thanh bị cáo buộc chiếm đoạt nghìn tỷ
Tháng 4/2024, TAND
TPHCM tuyên phạt bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát) 8 năm
tù; hai con gái ông Thanh là bị cáo Trần Uyên Phương lĩnh 4 năm tù; Trần Ngọc
Bích 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, cùng về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản”.
Đến chiều 6/9, sau một
ngày xét xử phúc thẩm và nghị án, TAND Cấp cao tại TPHCM đã tuyên y án sơ thẩm
với ông Trần Quí Thanh; còn Trần Uyên Phương nhận mức án 3 năm 3 tháng tù (giảm
9 tháng tù so với bản án sơ thẩm).
Theo hồ sơ vụ án, từ
năm 2019 - 2020, ông Trần Quí Thanh thông qua môi giới đã cho ông Lâm Sơn
Hoàng, Nguyễn Huy Đông, Nguyễn Văn Chung và bà Đặng Thị Kim Oanh vay tiền với
lãi suất 3%/tháng; lãi chậm trả 4,5%/tháng. Kèm theo là yêu cầu chủ tài sản/dự
án phải kí hợp đồng chuyển nhượng tài sản/cổ phần của dự án để che giấu bản
chất cho vay.
Khi bên đi vay đồng ý
trả lại đủ tiền trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận thì các bị cáo đã dùng thủ
đoạn gian đối, nại ra các lí do bất hợp lí, buộc người vay trả thêm lãi phạt...
để không trả lại tài sản. Tổng giá trị tài sản mà các bị cáo chiếm đoạt của 4
bị hại là 1.048 tỷ đồng. Số tiền chiếm đoạt lớn nhưng trước khi hầu tòa cha con
ông Trần Quí Thanh mới nộp 183 tỷ đồng.
Công ty AIC ‘thông
thầu’ tại tỉnh Bắc Ninh
Đầu tháng 11 vừa qua,
TAND tỉnh Bắc Ninh đã tuyên phạt ông Nguyễn Nhân Chiến (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc
Ninh) 4 năm 6 tháng và Nguyễn Tử Quỳnh (cựu Chủ tịch UBND tỉnh) 3 năm tù về tội
"Nhận hối lộ". Riêng Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn (đang bỏ
trốn) bị tuyên 13 năm tù về tội "Đưa hối lộ". Một số đồng phạm khác
trong vụ án bị phạt từ 2 – 17 năm tù về các tội danh khác nhau.
Bản án xác định, các
cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, trong đó có ông Chiến, ông Quỳnh, đã có hành vi
"lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thống nhất việc phân chia, tạo điều
kiện" cho Công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và nhóm Công ty Sông
Hồng thông thầu, trúng thầu, thực hiện 6 gói thầu mua sắm thiết bị y tế tại 6
bệnh viện đa khoa tuyến huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đây là việc làm trái pháp
luật, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước số tiền gần 49 tỷ đồng.
Sau khi giúp đỡ, tạo
điều kiện cho nhóm các công ty trên trúng thầu, nhóm bị cáo đã nhận tiền hối lộ
từ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Công ty Sông Hồng, trong đó ông Chiến nhận
14 tỷ đồng, ông Quỳnh cũng nhận hơn 10 tỷ đồng.
Đối với khoản tiền
nhận hối lộ, các bị cáo trong vụ án đã nộp khắc phục hậu quả. Cơ quan tố tụng
cũng phong tỏa nhiều tài sản của Công ty AIC, Công ty Sông Hồng.
Vụ án Xuyên Việt Oil
Cuối tháng 11/2024,
TAND TPHCM đã tuyên án sơ thẩm đối với 15 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại
Xuyên Việt Oil và các cơ quan liên quan. Theo đó, bà Mai Thị Hồng Hạnh (Giám
đốc Công ty Xuyên Việt Oil) lĩnh 30 năm tù; ông Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ
Công thương) nhận 3 năm tù về tội "Nhận hối lộ"; ông Lê Đức Thọ (cựu
Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) nhận 28 năm tù về hai tội "Nhận hối lộ" và
"Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi".
Cơ quan tố tụng đánh
giá, quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu tại công ty, lợi dụng
chức vụ quyền hạn được giao, bà Hạnh đã vi phạm các quy định về sử dụng Quỹ
bình ổn giá và tiền thuế bảo vệ môi trường gây thất thoát tài sản Nhà nước
1.463 tỷ đồng. Trong đó, gây thất thoát từ quỹ Bình ổn giá 219 tỷ đồng, thất
thoát từ thuế bảo vệ môi trường 1.244 tỷ đồng.
Để được tạo điều kiện
hoặc không bị xử lý các hành vi vi phạm, bà Hạnh đã trực tiếp hoặc chỉ đạo cấp
dưới đưa hối lộ cho một số quan chức. Trong đó, ông Đỗ Thắng Hải nhận 1,1
tỷ đồng để giúp cho Công ty Xuyên Việt Oil; ông Lê Đức Thọ nhận hối lộ hơn 13,8
tỷ đồng. Người đàn ông này còn bị cáo buộc có hành vi lợi dụng chức vụ quyền
hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi hơn 22 tỷ đồng.
Tại tòa, cả hai vị cựu
quan chức nêu trên đều bày tỏ sự hối hận, gửi lời xin lỗi lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, Nhân dân và các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè.
Cơ quan tố tụng đã
phong tỏa 13 "sổ đỏ"; phong tỏa 36 tài khoản ngân hàng của Hạnh, Công
ty Xuyên Việt Oil; kê biên tài sản 11 "sổ đỏ"; tạm dừng giao dịch hơn
80 bất động sản của bà Hạnh và các bị cáo.
Ngoài ra, cơ quan tố
tụng thu giữ của Lê Đức Thọ 1 xe ô tô Mercedes – Benz; 3 bộ gậy Golf hiệu
Honma; 10 đồng hồ đeo tay (các hãng PATEK PHILIPPE, TISSOT, SPEAK – MARIN,
BREGUET, BLAINPAIN); 2 đồng hồ để bàn có chữ CREDAN, HERMLE; 1 đồng hồ để bàn
PATEK PHILIPPE; 440.000 USD; 1 latop; 134 bản chính sổ tiết kiệm, thẻ tiết
kiệm, giấy chứng nhận tiền gửi tiết kiệm, thẻ tiền gửi tiết kiệm tại các ngân
hàng; 4 "sổ đỏ"; 97 miếng kim loại màu vàng; hơn 1,7 tỷ đồng và 100
USD; 9 điện thoại di động (các hãng Nokia, Iphone); 1 Ipad…
Chuyến
bay giải cứu giai đoạn 2
Dự kiến ngày 24/12 tới
đây, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay
giải cứu giai đoạn 2 về các tội "Đưa hối lộ", "Nhận hối
lộ", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và
"Che giấu tội phạm".
Trong nhóm bị cáo có 3
cựu cựu Phó giám đốc Sở, gồm: ông Trần Tùng (cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh
Thái Nguyên); Nguyễn Văn Văn (cựu Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam); Lê Ngọc
Tường (cựu Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam)… Các
quan chức này bị cáo buộc nhận hối lộ từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng từ đại
diện các doanh nghiệp tổ chức chuyến bay giải cứu đưa công dân về nước cách ly.
Đáng chú ý, có bị cáo
“thông đồng” với doanh nghiệp để “móc túi” người dân, hưởng lợi hàng chục tỷ
đồng.
Các bị can trong vụ án
đã nộp khắc phục gần 20 tỷ đồng.
KHỞI
TỐ ĐỐI TƯỢNG KHAI THÁC ĐẤT TRÁI PHÉP TẠI HOÀ BÌNH
https://congthuong.vn/khoi-to-doi-tuong-khai-thac-dat-trai-phep-tai-hoa-binh-364578.html
Công an tỉnh Hoà Bình vừa khởi tố vụ án, khởi
tố bị can có hành vi khai thác khoáng sản (đất) trái phép tại xã Thanh Cao,
huyện Lương Sơn.
Ngày 16/12, thông tin
từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Hòa Bình cho biết, đơn vị đã ra Quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can, khám xét nơi ở đối với Trần Ngọc Quyền (sinh năm 1979, trú tại
tổ dân phố Chiến Thắng, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) về tội
vi phạm quy định về khai thác tài nguyên quy
định tại Điều 227, Bộ luật Hình sự.
Trước đó, vào lúc
1h20” ngày 30/10/2024, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng,
buôn lậu và môi trường – Công an tỉnh Hoà Bình đã chủ trì, phối hợp với các đơn
vị chức năng phát hiện, bắt quả tang nhóm người đang có hành vi sử dụng máy
xúc, phương tiện xe ô tô để thực hiện khai thác, vận chuyển đất trái phép tại
khu vực đồi Rộc 9 (thôn Xuân Dương, xã Thanh Cao, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình).
Thời điểm đấu tranh,
phát hiện quả tang tại hiện trường khu vực khai thác đất có 03 máy xúc, 10
phương tiện xe tô tô vận chuyển đất.
Hiện Cơ quan Công an
đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
ĐỀ
NGHỊ TRUY TỐ BAN QUẢN TRỊ CŨ CHUNG CƯ MIẾU NỔI GÂY THẤT THOÁT 3,3 TỈ ĐỒNG
Đan Thuần
Cơ
quan điều tra xác định ban quản trị trước đây của chung cư Miếu Nổi (phường 3,
quận Bình Thạnh, TP.HCM) gây thất thoát 3,3 tỉ đồng của cư dân. Trong đó số
tiền chiếm đoạt từ hành vi tham ô tài sản gần 2,5 tỉ đồng.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã kết luận điều tra bổ
sung vụ án "tham ô tài sản" và "lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại chung cư Miếu Nổi.
Trước đó, vụ án này do Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh thụ lý và đã kết luận điều
tra vào cuối tháng 9 năm nay.
Sau đó Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Thạnh trả hồ sơ và
chuyển vụ án đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM để điều tra theo đúng
thẩm quyền.
Theo hồ sơ, từ tháng 8-2017 đến 7-1-2024, ban quản trị chung cư
Miếu Nổi khi đó gồm:
Ông Phạm Phương (53 tuổi, trưởng ban), Đinh Việt Cường (50 tuổi,
phó ban), Nguyễn Thị Đào (57 tuổi, phó ban) và Tôn Ngọc Bạch (70 tuổi, thành
viên) đã không chấp hành các quy định pháp luật liên quan trong việc quản
lý chung cư, không
thuê đơn vị quản lý vận hành có chuyên môn, mà tự quản lý, tự sửa chữa, lắp đặt
các hạng mục chung cư gây thất thoát hơn 3,3 tỉ đồng của cư dân.
Gây
thiệt hại 575 triệu đồng của cư dân
Trong quá trình thi công, sửa đường nội bộ, ban quản trị chung
cư không xin giấy phép sửa chữa, tự ý thay đổi hiện trạng so với thiết kế ban
đầu, không lấy ý kiến của cư dân là lỗi của ban quản trị, nhưng khi bị Thanh
tra Sở Xây dựng xử
phạt hành chính thì các ông, bà Phương, Cường, Bạch và Đào
bàn bạc dùng tiền đóng góp của cư dân để thi hành quyết định xử phạt đối với
ban quản trị, gây thiệt hại cho cư dân số tiền 15 triệu đồng.
Bên cạnh đó ông Phương cùng các thành viên ban quản trị không thông qua cư dân mà tự ý lấy mặt
bằng thuộc sở hữu của chung cư để cho thuê. Trong đó có một hợp đồng cho thuê
30m tại sân vườn chung cư (giáp đường Trường Sa).
Tuy nhiên UBND phường 3 yêu cầu ban quản trị thu hồi phần mặt
bằng cho thuê trái quy định pháp luật.
Căn cứ hợp đồng, bên thuê đã yêu cầu ban quản trị đền bù hợp
đồng với số tiền là 50 triệu đồng. Ban quản trị sử dụng tiền đóng góp của cư
dân để đền hợp đồng.
Cuối năm 2023, ban quản trị thuê Công ty TNHH TMDV Viễn Thông
Kamera do Nguyễn Phước Nguyên thi công lắp đặt hệ thống bãi xe thông minh.
Nhưng khi lắp thử, chưa đưa vào sử dụng thì bị cư dân phản đối
nên ông Phương yêu cầu Nguyên đưa các thiết bị vào kho cất giữ. Mặc dù không
lắp đặt, sử dụng hệ thống nhưng ông Phương vẫn nghiệm thu và thanh toán 263
triệu đồng cho công ty trên.
Nhận tiền thanh toán, Nguyên chi tiền hoa hồng cho chung cư là
12 triệu đồng, số tiền này ông Phương khai đã tiêu xài cá nhân hết.
Năm 2019, ông Phương cùng ông Phan Dương Đại (giám đốc Công ty
TNHH sản xuất nhập khẩu Đại Tiến) ký 2 hợp đồng thi công lắp đặt thang máy B2
và 2 thang máy C.
Ông Đại chỉ mới lắp đặt 1 thang B2 và 1 thang bên trái lô C (trị
giá tổng cộng 1,9 tỉ đồng) nhưng được ban quản trị thanh toán hơn 2,7 tỉ đồng.
Ông Đại mặc dù chưa lắp đặt thang còn lại ở lô C nhưng vẫn nhận 813 triệu đồng.
Sau đó ông Phương dùng tiền đóng góp của cư dân là 246 triệu
đồng để mua linh kiện và thuê nhân công lắp ráp thang máy bên phải đơn nguyên
C. Đây được xác định số tiền thiệt hại của cư dân.
Cơ quan điều tra xác định hành vi trên của ông Phạm Phương, Đỉnh
Việt Cường, Tôn Ngọc Bạch và Nguyễn Thị Đào đủ yếu tố cấu thành tội "lợi
dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Cựu
trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô gần 2,5 tỉ đồng
Tháng 10-2017, ban quản trị chung cư Miếu Nổi ký hợp đồng thi
công vệ sinh thoát nước với giá trị 150 triệu đồng với Công ty SNTP, thực tế
thanh toán 151,2 triệu đồng.
Cơ quan điều tra làm việc với người đại diện công ty trên xác
nhận chỉ thực nhận 135,2 triệu đồng, còn lại 16 triệu đồng là tiền hoa hồng cho
chung cư. Số tiền 16 triệu đồng này, ông Phương và ông Cường chia đôi tiêu xài.
Năm 2018, ban quản trị chung cư ký hợp đồng với ông Phạm Dương
Đại lắp 1 thang máy cho lô B1 với giá trị hợp đồng là 1 tỉ đồng. Tuy nhiên, ông
Phương và ông Dương bàn bạc nhau không lắp thang máy theo thỏa thuận trong hợp
đồng mà mua linh kiện về lắp ráp.
Tổng số tiền cho thang máy tự lắp ráp là 800 triệu đồng, dư 200
triệu đồng so với hợp đồng. Sau khi lắp đặt xong thang máy, ban quản trị chuyển
1 tỉ đồng cho ông Dương. Sau đó, ông Dương đưa lại cho ông Phương và ông Cường
mỗi người 100 triệu đồng.
Đối với việc lắp đặt 3 thang máy vào năm 2019, ông Phương cùng
ông Đại cũng nâng khống mỗi thang lên 200 triệu đồng, tổng số tiền nâng khống
là 600 triệu đồng.
Sau đó ông Đại lắp đặt 2 thang nhưng vẫn nhận đủ tiền 3 thang
như trên. Số tiền này, ông Đại chiếm đoạt hơn 1,3 tỉ đồng, ông Phương chiếm
đoạt 97 triệu đồng.
Ngoài ra kết quả điều tra còn xác định ông Phương và các đồng
phạm đã nghiệm thu "khống", nâng "khống" các hợp đồng lắp
đặt camera, đèn năng
lượng mặt trời, thi công sơn tường…, tự ý tiêu xài tiền đóng góp
của cư dân với tổng số tiền chiếm đoạt là 2,5 tỉ đồng.
Không chỉ vậy, quá trình kiểm tra chứng từ thu chi, cơ quan điều
tra còn phát hiện ban quản trị chi sai (không giải trình được) số tiền gần 300
triệu đồng.
No comments:
Post a Comment