Monday, December 16, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 16 tháng 12 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Chính quyền Syria mở cửa lại trường học, một tuần sau khi ông Assad bị lật đổ

Binh sĩ Israel giết chết 20 người ở Gaza, tấn công nơi trú tạm của người Palestine di tản

Quyền Tổng thống Hàn Quốc tìm cách trấn an đồng minh, ổn định thị trường sau vụ luận tội

Israel: Mối đe dọa từ Syria gia tăng bất chấp giọng điệu ôn hòa của các thủ lĩnh phiến quân

Anh tham gia hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương

 Nhà chức trách Indonesia bắt giữ 12 phụ nữ Việt hành nghề mại dâm bất hợp pháp

 Nguồn tin: Các công ty Singapore và Việt Nam đang đàm phán về cáp quang mới dưới biển

 Nguyễn Xuân Phúc bị Bộ Chính trị 'cảnh cáo' về tham nhũng

 Chính quyền Biden gia hạn thỏa thuận hợp tác khoa học với Trung Quốc, phe Cộng hòa phản đối

 Mỹ tố Triều Tiên cài nhân viên để tống tiền cho ông Kim phát triển vũ khí

 Cựu huấn luyện trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc đi tù vì tham nhũng

 Nguồn tin: Nga rút lui nhưng không rời khỏi Syria

 

RFA

Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình… chỉ cảnh cáo là xong?

Giữ lại Ban Kinh tế Trung ương: Một bước lùi để tiến xa hơn?

Việt Nam cải cách: chủ nghĩa xã hội mờ dần, chủ nghĩa dân tộc lên ngôi

Tứ trụ không còn vùng cấm?

Tập đoàn Sovico đang đàm phán với công ty của Singapore để lắp đặt cáp internet ngầm dưới biển

Đi bộ đội: nghĩa vụ của con nhà nghèo?

Tham vọng tinh gọn bộ máy chính trị: Thách thức nào đang chờ Tô Lâm?

Nguy cơ mất việc vì tinh giản: công chức, viên chức lo lắng gì?

Việt Nam thông báo ứng cử vào Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ tiếp theo

Đằng sau quyết định của sư Minh Tuệ rời bỏ đất nước để bộ hành qua Ấn Độ

Người Việt ở New Zealand "vô cùng xấu hổ" trước vụ bê bối của hai quan chức an ninh Việt Nam

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và bà Trương Thị Mai bị kỷ luật

Báo động tình trạng Việt Nam gia tăng đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập

Campuchia trao trả hơn 400 người Việt Nam lao động bất hợp pháp

Thủ tướng New Zealand: thủ phạm trong vụ tấn công tình dục là công an Việt Nam

Bao che tội phạm dâm ô đã thành truyền thống

Luật sư Trần Đình Triển bị truy tố tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ

RSF: Việt Nam là một trong 10 nước giam giữ nhiều phóng viên nhất thế giới

Thủ tướng: Bảo vệ và giáo dục nhân quyền phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

 

BBC

Cách mạng tinh gọn ở TP HCM: cuộc đại phẫu 'không có gì phải trăn trở'?

Vì sao Ấn Độ đã có 1,45 tỷ dân vẫn muốn sinh thêm?

Tranh cãi quanh vụ 'tác giả Việt Nam đầu tiên có sách do Routledge xuất bản'

Sống sót từ 'lò sát nhân' Saydnaya: 'Tôi như xác chết biết thở'

Bỏ tên, vứt ảnh: Bà Gisèle Pelicot đoạn tuyệt quá khứ với ông chồng 'biến thái'

Việt Nam - Singapore đàm phán xây hai tuyến cáp ngầm xuyên biển

Sau thành công vô tiền khoáng hậu, Taylor Swift mưu tính gì tiếp theo?

Vì sao Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc?

Quốc hội Hàn Quốc đồng ý luận tội tổng thống Yoon

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Assad và gia đình?

Có gì sau cơ chế đối thoại chiến lược '3+3' Trung Quốc và Việt Nam vừa thiết lập?

Hai quan chức Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục ở New Zealand

Việt Nam

Nạn nhân cáo buộc quan chức Việt Nam tấn công tình dục ở New Zealand lên tiếng

Vì sao 5 cựu đảng viên lãnh án tù cùng blogger Đường Văn Thái?

Nắng nóng khiến công nhân may mặc Việt Nam gặp rủi ro

Vì sao mật gấu, nanh hổ, vảy tê tê... bán công khai trên mạng tại Việt Nam?

Tinh gọn bộ máy: quyết tâm rất lớn, thực hành tới đâu?

Việt Nam có nguy cơ bị Trump áp thuế vì thặng dư thương mại tăng vọt

Nvidia mua VinBrain của Vingroup, sẽ xây trung tâm AI ở Việt Nam

Vụ nổ làm 12 quân nhân Quân khu 7 tử vong, những gì đã biết tới nay

12 quân nhân Quân khu 7 ‘mất tích’ trong vụ nổ

Giới trẻ Việt Nam, Trung Quốc thuê người yêu để làm vui lòng gia đình

Tinh gọn bộ máy: phép thử cho Tổng Bí thư Tô Lâm trước Đại hội 14

Hơn 50% công ty Hàn Quốc ở Việt Nam bị đánh cắp công nghệ trong năm 2024

 

RFI

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền bị chia rẽ sau khi Quốc Hội biểu quyết truất phế tổng thống

Syria : Phương Tây bắt đầu « tiếp xúc » trực tiếp với chính quyền mới ở Damas

Bão Chido tàn phá đảo Mayotte, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Triển lãm Quốc phòng : Việt Nam thể hiện “khả năng răn đe”, hướng đến xuất khẩu thiết bị quân sự

 Vì sao chưa phải lúc thích hợp để Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan?

Đài Loan tiếp nhận lô xe tăng Abrams đầu tiên của Mỹ

Pháp: Tân thủ tướng Bayrou bắt đầu tham vấn các chính đảng để thành lập chính phủ

Quốc Hội Đức bỏ phiếu về tín nhiệm thủ tướng Olaf Scholz

Tàu dầu Nga bị đắm gần bán đảo Crimée gây lo ngại về thảm họa môi trường

Syria: Nga vẫn chưa quyết định về tương lai của các căn cứ quân sự

Xem HTS cầm quyền ở Syria là khủng bố, nhưng Hoa Kỳ đã « liên lạc trực tiếp » với lực lượng này

Gruzia bị chia rẽ hơn bao giờ hết sau thắng lợi của ứng cử viên tổng thống thân Nga

Hàn Quốc : Công tố viên yêu cầu lệnh bắt giữ chỉ huy bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt của Lục quân

Syria : Thổ Nhĩ Kỳ tận dụng thời cơ làm suy yếu các lực lượng Kurdistan

TT đắc cử Mỹ Donald Trump mời Tập Cận Bình dự lễ nhậm chức nhưng bị từ chối

Ngành tài chính ngân hàng Trung Quốc trong tầm ngắm của Tập Cận Bình

Tổng thống Ukraina : Nga bắt đầu sử dụng lính Bắc Triều Tiên để chiếm lại Kursk

Anh Quốc chính thức gia nhập khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương CPTPP

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ HAI 16.12.2024

1/ CHỦ TỊCH TRUNG CỘNG TỪ CHỐI THAM DỰ LỄ NHẬM CHỨC CỦA DONALD TRUMP

Vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump trở về nước sau lễ khánh thành trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris, một phát ngôn nhân nhóm chuyển giao quyền lực tổng thống tại Mỹ cho biết ông Trump đã mời Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình và nhiều lãnh đạo nước ngoài đến dự lễ nhậm chức tổng thống của ông vào ngày 20/1 năm tới.

Việc ông Donald Trump mời các nguyên thủ quốc gia là thông tin gây bất ngờ vì điều này đi ngược lại truyền thống của Hoa Kỳ. Vị khách đầu tiên được ông mời là Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, với lý do là ông muốn mời không chỉ là các đồng minh mà cả các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên họ Tập đã từ chối tham dự vì chính sách tăng thuế đánh vào các hàng hóa của Trung Cộng.

Một vị khách khác cũng không được mời là Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhưng nếu được mời thì chắc ông Putin cũng sẽ từ chối. Ngoài ra một người nữa là Tổng thư ký LHQ cũng không được mời tham dự lễ này. Tuy nhiên, thủ tướng Hungary lại được mời và cũng chưa từ chối lời mời này.

Cần biết là khi nghe nói là danh sách khách mời của ông khiến nhiều nhân vật thất vọng, ông Donald Trump cho biết đó là “rủi ro cần phải gánh chịu”.

RFI

2/ HOA KỲ ĐANG LIÊN LẠC VỚI NHÓM CẦM QUYỀN Ở SYRIA

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào hôm 14/12 khẳng định Washington đã liên lạc trực tiếp với phe Hayat Tahrir al-Sham, gọi tắt là HTS, nhóm Hồi giáo cầm đầu liên quân đã lật đổ chế độ Syria Bachar al-Assad và đang cầm quyền ở đất nước này.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Antony Blinken được đưa ra trước báo giới tại Aqaba của Jordan, nơi đang diễn ra hội nghị quốc tế về Syria thời hậu Bachar al-Assad, quy tụ giới ngoại giao Hoa Kỳ, Liên Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Ả Rập.

Ngoại trưởng Mỹ không cho biết thêm chi tiết về bối cảnh liên lạc trực tiếp với phe này, nhưng ông Blinken nói rõ là việc liên lạc này, cũng như là các cuộc liên lạc với những lực lượng khác, là một phần nỗ lực để xác định ví trí hiện giờ của Austin Tice, một nhà báo Mỹ bị bắt cóc vào năm 2012 khi chiến tranh Syria mới nổ ra.

Người cầm đầu phe HTS, do Abu Mohammed al-Golani chỉ huy, khẳng định đã cắt đứt với Hồi giáo thánh chiến, nhưng vẫn bị nhiều nước phương Tây, trong đó có Mỹ, xếp vào danh sách tổ chức khủng bố.

Trở lại hội nghị quốc tế về Syria tại Jordan, có ba nội dung chính được đề cập đến là quá trình chuyển đổi chính trị ôn hòa, các biện pháp bảo đảm an ninh, ngăn ngừa tổ chức khủng bố Daech phát triển trở lại và việc bảo đảm sự sinh sống cho những di dân Syria tự nguyện hồi hương.

Sự ổn định về an ninh cũng chiếm vị trí trung tâm trong cuộc họp. Những người tham gia cuộc họp đã yêu cầu các chính quyền phải chấm dứt ngay lập tức các cuộc giao tranh và kiểm soát vũ khí. Theo ngoại trưởng Iraq, đây là một biện pháp cần thiết để ngăn ngừa Daech tái tổ chức.

Trong bối cảnh hội nghị quốc tế về Syria diễn ra tại Jordan, tổ chức phi chính phủ đài Quan sát Nhân quyền Syria cho biết chỉ trong chưa đầy 5 giờ đồng hồ vào tối hôm 14/12, quân đội Do Thái đã tiến hành 61 cuộc oanh kích nhắm vào các địa điểm quân sự trên khắp Syria, đặc biệt nhằm phá hủy hoàn toàn các đường hầm trong lòng núi là nơi đặt các kho chứa phi đạn, đạn pháo và các thiết bị quân sự khác. 

RFI

3/ QUYỀN TỔNG THỐNG NAM HÀN TRẤN AN CÁC ĐỒNG MINH

Quyền Tổng thống Nam Hàn Han Duck-soo vào hôm qua 15/12 đã lên tiếng trấn an các đồng minh và ổn định thị trường tài chính, một ngày sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị luận tội và đình chỉ nhiệm vụ vì vụ thiết quân luật.

Tòa Bạch Ốc và văn phòng của ông Han cho biết là ông đã trao đổi qua điện thoại với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ông Han cho biết là Nam Hàn sẽ thực hiện các chính sách đối ngoại và an ninh mà không gây gián đoạn và nỗ lực bảo đảm liên minh Nam Hàn và Hoa Kỳ được duy trì và phát triển vững chắc.

Trong một nỗ lực khác nhằm ổn định đội ngũ lãnh đạo đất nước, đảng đối lập chính đã tuyên bố sẽ không tìm cách luận tội ông Han vì sự liên quan của ông trong quyết định ban bố thiết quân luật vào ngày 3/12 của ông Yoon.

Ông Han, một chính trị gia kỳ cựu được ông Yoon chọn làm thủ tướng, đã lên nắm quyền tổng thống theo hiến pháp, trong khi vụ án của ông Yoon được chuyển đến tòa hiến pháp.

Tuyên bố áp đặt thiết quân luật bất ngờ của ông Yoon và cuộc khủng hoảng chính trị sau đó đã khiến thị trường và các đối tác ngoại giao của Nam Hàn lo lắng về khả năng ngăn chặn Bắc Hàn, quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân.

Ông Han đã triệu tập nội các và Hội đồng An ninh Quốc gia ngay sau cuộc bỏ phiếu luận tội vào hôm 14/12 và tuyên bố sẽ duy trì sự sẵn sàng của quân đội để ngăn chặn mọi hành vi vi phạm an ninh quốc gia.

VOA

4/ NƯỚC ANH THAM GIA KHỐI THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG

Nước Anh vào hôm qua 15/12 đã chính thức trở thành thành viên thứ 12 của khối Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản, Úc và Canada, trong khi nước này tìm cách thắt chặt quan hệ trong khu vực và củng cố quan hệ thương mại toàn cầu sau khi rời Liên minh Âu châu.

Vào năm ngoái, nước Anh tuyên bố sẽ tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là CPTPP, trong thỏa thuận thương mại lớn nhất sau khi rời Liên minh Âu châu.

Việc gia nhập có nghĩa là Anh sẽ có thể áp dụng các quy tắc thương mại CPTPP và giảm thuế quan với 8 quốc gia trong số 11 thành viên hiện tại kể từ ngày 15/12 là Brunei, Chile, Nhật Bản, Mã Lai, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Thỏa thuận sẽ có hiệu lực với Úc vào ngày 24/12 và sẽ áp dụng với hai thành viên cuối cùng là Canada và Mexico 60 ngày sau khi họ phê chuẩn.

Hiệp định này đại diện cho các thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên của Anh với Mã Lai và Brunei. Anh ước tính hiệp định này có thể có giá trị hơn 2 tỷ rưởi Mỹ kim một năm trong dài hạn.

Nhưng trong một dấu hiệu cho thấy ý nghĩa chiến lược, thay vì chỉ đơn thuần là kinh tế của hiệp định, Anh hiện có thể tác động đến việc liệu các ứng viên là Trung Cộng và Đài Loan có thể tham gia nhóm hay không.

Hoa Kỳ đã rút lui khỏi khối này vào năm 2017, dưới thời Tổng thống Donald Trump.

VOA

 

VNThoibao

VNTB – Lộ chuyện thứ trưởng, vụ trưởng có tiền án trốn thuế, đầu cơ

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Nước Mỹ đang bị nguyền rủa bởi một chính sách đối ngoại hoài niệm

Thế giới hôm nay: 16/12/2024

Bashar Assad, Tập Cận Bình và “quả bom” của Donald Trump

 

Báo Tiếng Dân

 

Thế còn nghĩa vụ của người nêu khẩu hiệu?14/12/2024

 

Thuy My

 

Mất Syria, « trục kháng chiến » của Iran te tua

Hoàng Quốc Dũng - Đừng bao giờ tin vào kẻ độc ác

Phó Đức An - Mr Pips hay Sức khỏe?

Thái Vũ - Hết hiểu nổi rồi!

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 15.12.2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Khắc nhập khắc xuất

Lê Nguyễn - Chút cảm nghĩ về sự ra đi của thầy Minh Tuệ

Hoàng Tuấn Công - Vua Tiếng Việt : Vẫn chuyện "Dĩ hư truyền hư"

Lưu Trọng Văn - Kasha bình yên

Dương Tú - Hội Nhà văn Việt Nam và Trăm năm cô đơn

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Thơ – phương tiện đồng hóa con người với sự sống 16/12/2024

Viết về những người mẹ 16/12/2024

Người phụ nữ Pháp khiến những kẻ cưỡng hiếp phải “hổ thẹn” 16/12/2024

Hội Nhà văn Việt Nam và “Trăm năm cô đơn” 16/12/2024

Câu chuyện của họa sĩ Thành Chương 16/12/2024

Tương lai nào cho Syria? 15/12/2024

Như thế nào là “lấy công làm lãi”? 15/12/2024

Omar al-Shri đã sống sót qua sự tàn bạo 15/12/2024

Ukraine đang thua vì mất đất hay nước Nga đang trên bờ vực sụp đổ? 15/12/2024

Sau hơn 20 năm, bóng tối của cái ác vẫn trùm kín cơ quan văn nghệ Việt Nam 15/12/2024

Từ tiểu thuyết tự truyện của Lâm Dịch Hàm đến trường hợp của Dạ Thảo Phương 15/12/2024

Mỹ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường do vấn đề nhân quyền chưa được tôn trọng! 14/12/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

THÔNG TIN MỚI VỀ LOẠT DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ Ở ĐẮK NÔNG DÍNH SAI PHẠM

Huỳnh Thủy/Tienphong.vn

https://znews.vn/thong-tin-moi-ve-loat-du-an-dien-gio-o-dak-nong-dinh-sai-pham-post1518222.html

Sau nhiều năm bị “mắc cạn” vì dính nhiều sai phạm, loạt dự án điện gió ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành sau khi Chính phủ ra nghị quyết tháo gỡ.

Ngày 14/12, UBND tỉnh Đắk Nông đã nhận được văn bản của Bộ Công Thương về việc triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo.

Theo đó, Chính phủ đã đưa ra 6 quan điểm tháo gỡ các vướng mắc của các dự án điện năng lượng tái tạo gồm: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo để không lãng phí nguồn lực đã đầu tư, góp phần thực hiện Nghị quyết số 55- NQ/TW của Bộ Chính trị, Quy hoạch điện VIII, cam kết của Việt Nam tại COP 26, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn lực bên ngoài.

Lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở phân tích, đánh giá, so sánh lợi ích về kinh tế - xã hội và hạn chế tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư; đảm bảo an ninh trật tự, an ninh năng lượng quốc gia và hài hòa lợi ích nhà nước - nhà đầu tư.

Nghị quyết nêu rõ tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các vụ án đã khởi tố. Trong quá trình tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trường hợp phát hiện vi phạm, tham nhũng thì tiếp tục xử lý nghiêm.

Chính phủ thống nhất quan điểm xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng khi không thể xử lý các vi phạm, vướng mắc bằng các giải pháp kinh tế; nếu pháp luật hiện hành có thay đổi, không gây ra hậu quả hoặc không phát hiện hành vi tham nhũng thì không xử lý hình sự.

Cũng theo nghị quyết, không hợp pháp hóa để miễn trừ xử lý cho các hành vi tham nhũng, các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức đã gây ra thiệt hại. Không làm phát sinh sai phạm mới. Không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong quá trình tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án. Việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án được coi là hợp pháp khi được cấp có thẩm quyền đồng ý. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ 3 ngay tình theo quy định pháp luật. Với 6 quan điểm trên của Chính phủ, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông kỳ vọng các dự án điện gió ở Đắk Nông có cơ hội vận hành.

Bởi trên địa bàn đang có nhiều dự án điện gió mắc sai phạm, bị Thanh tra Chính phủ kết luận vào năm 2023.

Cụ thể, năm 2020, UBND tỉnh Đắk Nông ban hành các quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 6 dự án nhà máy điện gió (NMĐG) gồm Nam Bình 1, Đắk Hòa, Asian Đắk Song 1, Đắk N'Drung 1, 2, 3. Vị trí các khu đất thực hiện dự án chưa được quy hoạch sử dụng vào mục đích xây dựng công trình năng lượng.

Có 5/6 dự án NMĐG được UBND tỉnh Đắk Nông cho chủ đầu tư thuê đất với tổng diện tích gần 65 ha nằm trong khu vực Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bô xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025, đã được Thủ tướng phê duyệt trước đó.

Bên cạnh những vi phạm trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư, cho thuê đất thực hiện dự án, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra nhiều sai phạm trong việc khởi công, nghiệm thu và vận hành thương mại các dự án NMĐG trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Trong số này, nhà máy điện gió Nam Bình 1, Đắk Hòa, Đắk N'Drung 1, 2, 3 đã khởi công xây dựng khi đất xây dựng chưa được UBND tỉnh Đắk Nông cho thuê. Riêng dự án NMĐG Nam Bình 1 khởi công xây dựng khi chưa có thông báo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương.

Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông, Bộ Công Thương chủ trì, chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm với các tổ chức, cá nhân có liên quan; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu để xem xét, điều tra liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất thực hiện 5 dự án điện gió chồng lấn đất quy hoạch bô xít.

 

TIẾP TẾ THỰC PHẨM CHO HÀNH KHÁCH MẮC KẸT GIỮA ĐÈO KHÁNH LÊ Ở LÂM ĐỒNG

Nguyễn Dũng/Vietnamplus

https://znews.vn/tiep-te-thuc-pham-cho-hanh-khach-mac-ket-giua-deo-khanh-le-o-lam-dong-post1518205.html

Hiện có hơn 100 người cùng khoảng 40 phương tiện bị kẹt lại do sạt lở ở 2 đầu đoạn đường; trong đó đa phần là ôtô của du khách đang trong hành trình từ Đà Lạt đi Nha Trang (và ngược lại).

Tối 15/12, lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã cử lực lượng và phương tiện đến hỗ trợ và tiếp tế thực phẩm cho các hành khách đang mắc kẹt giữa đèo Khánh Lê (Quốc lộ 27C, đoạn qua xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) do sạt lở đất đá xảy ra vào sáng cùng ngày.

Cụ thể, lực lượng Phòng Cảnh sát giao thông Lâm Đồng tiếp cận được nhóm hành khách và phương tiện mắc kẹt trong khu vực sạt lở trên tuyến Quốc lộ 27C tại vị trí cách ranh giới của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) khoảng 7 km. Tại vị trí này hiện có hơn 100 người cùng khoảng 40 phương tiện đang bị kẹt lại do sạt lở ở 2 đầu đoạn đường; trong đó đa phần là ôtô của du khách đang trong hành trình từ Đà Lạt đi Nha Trang (và ngược lại).

Sau khi tiếp cận, lực lượng chức năng đã hỗ trợ hơn 100 ổ bánh mỳ, nước đóng chai cho các nhóm hành khách đang mắc kẹt. Cùng với đó, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lâm Đồng cũng huy động phương tiện cơ giới đến hiện trường, tiếp cận các điểm sạt lở để giải phóng đất đá, nhằm sớm thông tuyến Quốc lộ 27C từ phía Lâm Đồng.

Hiện, lực lượng chức năng của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương tiếp cận hiện trường vụ sạt lở từ phía Lâm Đồng để hỗ trợ hành khách, nắm bắt tình hình để có phương án giải quyết sự cố sạt lở trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, sáng 15/12, do trời mưa kéo dài đã khiến đèo Khánh Lê (thuộc Quốc lộ 27C, đoạn qua xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) bị sạt lở nghiêm trọng. Vụ sạt lở khiến hàng nghìn khối đất đá tràn xuống lòng đường, làm tuyến đèo này bị tê liệt.

Sạt lở xảy ra tại nhiều vị trí khiến hàng chục phương tiện đang lưu thông bị kẹt giữa đèo.

Ngay sau xảy ra sự cố, các lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường để triển khai công tác giải phóng mặt đường, chốt chặn hai đầu tuyến đèo và có biện pháp hỗ trợ người đang mắc kẹt trên đèo Khánh Lê.

 

VỤ 'MR PIPS' PHÓ ĐỨC NAM: TẠM DỪNG GIAO DỊCH 11 CĂN HỘ TẠI TÒA NHÀ MASTERI THẢO ĐIỀN

Chuyên Trang Công An Tp. Hồ Chí Minh

https://tuoitre.vn/vu-mr-pips-pho-duc-nam-tam-dung-giao-dich-11-can-ho-tai-toa-nha-masteri-thao-dien-20241215185247417.htm

Liên quan vụ án TikToker “Mr Pips” Phó Đức Nam, Công an quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) vừa có văn bản đề nghị Sở Tư pháp TP.HCM tạm ngưng giao dịch đối với 11 căn hộ ở tòa nhà Masteri Thảo Điền (phường Thảo Điền, TP Thủ Đức) để phục vụ việc điều tra.

Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy phối hợp Phòng cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP Hà Nội tiến hành điều tra với các đối tượng sử dụng công nghệ cao trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các sàn giao dịch ngoại hối, chứng khoán trên ứng dụng MetaTrader 4, MetaTrader 5. 

Đây là nền tảng giao dịch ngoại hối, chứng khoán phổ biến trên thế giới hiện nay.

Qua đó, công an xác định được một số đối tượng có liên quan đến vụ án, đồng thời công an xác định 11 căn hộ tại tòa nhà Masteri Thảo Điền (số 159 đường Võ Nguyên Giáp, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM) có liên quan đến vụ án trên.

Để phục vụ công tác điều tra, truy xét và thu hồi tài sản nhằm khắc phục hậu quả cho bị hại, Công an quận Cầu Giấy đề nghị Sở Tư pháp TP.HCM tạm dừng tất cả giao dịch với 11 căn hộ trên.

Đồng thời, công an cũng đề nghị cung cấp toàn bộ hồ sơ, thông tin, số liệu liên quan đến tài sản mà Phó Đức Nam và các đối tượng liên quan đang quản lý bao gồm đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất; tạm dừng các giao dịch liên quan mà các đối tượng trong vụ án trên đang quản lý, bao gồm đất đai, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

 

KHÁNH HÒA: GIẢI CỨU HƠN 350 NGƯỜI MẮC KẸT TRÊN ĐÈO KHÁNH LÊ DO SẠT LỞ

Lương Sơn

https://tienphong.vn/khanh-hoa-giai-cuu-hon-350-nguoi-mac-ket-tren-deo-khanh-le-do-sat-lo-post1701061.tpo

TPO - Lực lượng chức năng đã băng rừng đưa được hơn 350 người bị mắc kẹt do sự cố sạt lở đèo Khánh Lê (huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) về nơi an toàn.

Tối 15/12, ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác giải cứu 350 người bị mắc kẹt sau sự cố sạt lở đèo Khánh Lê. Trong số 350 người kể trên có 13 du khách là người nước ngoài. Những người này bị mắc kẹt gần 12 tiếng đồng hồ. UBND xã Sơn Thái cử cán bộ, dân quân tự vệ và Công an xã mang theo mì tôm, nước suối, cơm hộp lội bộ vượt điểm sạt lở, tiếp cận hiện trường để tiếp tế cho những người bị mắc kẹt.

Tuy nhiên, do trời vẫn có mưa, trong khi những người bị mắc kẹt trong khu vực nguy hiểm, không có nơi trú ẩn, đất đá có thể tiếp tục bị sạt lở. Thế nên lực lượng chức năng dốc toàn lực để giải cứu họ nhanh nhất có thể.

Đến hơn 18h cùng ngày, phía Lâm Đồng đã đưa được 300 người bị mắc kẹt ra ngoài, quay về hướng Đà Lạt. Còn hơn 50 người hướng Khánh Hòa vẫn bị mắc kẹt. Tại hiện trường, ngoài lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh Khánh Hòa còn có bộ đội thuộc Ban chỉ huy quân sự huyện Khánh Vĩnh, giao thông, y tế, cùng các lực lượng xã Sơn Thái.

Đến khoảng hơn 20h cùng ngày, lực lượng chức năng đã giải cứu được toàn bộ 50 người bị mắc kẹt hướng Khánh Hòa. Những người này được lực lượng chức năng đưa về nơi an toàn nằm dưới chân đèo Khánh Lê. Sau khi ăn cơm, họ sẽ được đưa về Ban Chỉ huy quân sự huyện Khánh Vĩnh để nghỉ ngơi.

Anh Nguyễn Lê Nhật Phong (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) cho biết: Khoảng 9h30 sáng cùng ngày, khi trên đường di chuyển bằng xe máy lên Đà Lạt thì đất đá bất ngờ sạt lở. Thấy vậy, anh quay xe lại thì đường phía sau cũng bị đất đá vùi lấp, khiến anh mắc kẹt ở giữa.

“Khoảng thời gian đó khiến tôi rất hoảng sợ. Cũng rất may là lực lượng cứu hộ lên kịp thời và băng rừng đưa tôi đi theo đường tránh. Đến giờ, tôi đã ổn định tinh thần”, anh Phong nói.

Ông Lê Vàng (xã Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) cho biết: “Từ lúc bị mắc kẹt đến giờ, tôi cảm thấy rất mệt mỏi và lạnh lẽo. Cũng nhờ các anh Công an ở đây giúp đỡ rất nhiệt tình nên giờ tôi cũng an tâm”.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết: "Ngay khi biết tin, tôi đã điện thoại cho Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị phía Lâm Đồng hỗ trợ tối đa phương tiện, lực lượng sớm xử lý điểm sạt lở tại Km59, giúp các phương tiện và những người đang mắc kẹt có thể quay về Đà Lạt ngay trong tối cùng ngày".

Đối với vị trí sạt lở tại Km44, ông Nguyễn Tấn Tuân đề nghị lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ và y, bác sĩ khẩn trương, huy động tối đa lực lượng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân.

Theo lực lượng chức năng tại hiện trường, đến thời điểm hiện nay có ít nhất 6 điểm bị sạt lở trên đèo Khánh Lê, trong đó đã dọn dẹp được 2 điểm.

Do trời tối cộng với mưa rất dễ xảy ra các điểm sạt lở tiếp theo, gây nguy hiểm cho người và phương tiện nên các lực lượng chức năng đã phải tạm dừng công tác khắc phục. Trong sáng mai, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục dọn dẹp để thông tuyến trong thời gian sớm nhất.

 

ĐOÀN KIỂM TRA CỦA BỘ CHÍNH TRỊ LÀM VIỆC VỚI BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY SƠN LA

Theo TTXVN/Baotintuc.vn

https://tienphong.vn/doan-kiem-tra-cua-bo-chinh-tri-lam-viec-voi-ban-thuong-vu-tinh-uy-son-la-post1701000.tpo

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ngày 15/12, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, đề án, kết luận thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với thế mạnh của địa phương; quan tâm thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chuẩn bị tốt các văn kiện, nhân sự và các điều kiện để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La.

Theo đó, trong thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã bám sát, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; tập trung xây dựng và ban hành chương trình hành động, các đề án, nghị quyết, kết luận và thành lập các ban chỉ đạo, tổ công tác, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị; đảm bảo quốc phòng - an ninh; nâng cao đời sống của nhân dân. Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để khai thác, phát huy tiềm năng lợi thế; chủ động, sáng tạo triển khai đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực; kinh tế duy trì tăng trưởng, quy mô kinh tế được mở rộng, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh, nhất là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tỉnh đã chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc thay thế cây lượng thực ngắn ngày kém hiệu quả được triển khai đồng bộ, góp phần khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương; hình thành các vùng cây ăn quả, vùng nguyên liệu nông sản tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương được quan tâm đầu tư, diện mạo từ đô thị đến nông thôn có nhiều khởi sắc. Chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được tăng cường, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được chú trọng. Các vấn đề xã hội được tập trung giải quyết; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện.

Quốc phòng an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội ổn định, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Công tác xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị được quan tâm và đạt được những kết quả quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh Sơn La tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo...

 

 

 

No comments:

Post a Comment