VNTB – Hiện tượng Nguyễn Phú Trọng và tình trạng dân tộc Việt nam (Bài 1)
Nguyễn Chính Nghĩa
03.03.2023 6:06
VNThoibao
(VNTB) – ‘Nước mất thì còn có thể lấy lại được chứ còn nền văn hóa hỏng là hỏng tất cả’
Ông Nguyễn Phú Trọng phải được gọi là một hiện tượng ở nước Việt Nam. Ở ông tập trung nhiều yếu tố tốt như hiền lành, đức độ của một nhà giáo thể hiện rõ trên khuôn mặt lúc ông còn trẻ cho đến khi còn là Chủ tịch Quốc hội những năm 2000. Ông luôn nói những lời tích cực cho dù hoàn cảnh bi đát thế nào.
Nhưng rõ ràng ông là một con người cổ hủ, không theo kịp với thời đại. Chúng ta biết rằng lịch sử nước ta là lịch sử của những sai lầm kinh niên của các thế hệ đi trước mà có thể giải thích được theo những kiến thức từ Bộ môn Tâm lý rằng dân tộc ta là một dân tộc bị suy nhược tinh thần kinh niên của hầu như đa số con người. Chính vì điều này mà mọi quyết định đưa ra của những con người như thế đều xa thực tế.
Ý kiến này là của Pierre Daco trong cuốn ‘Tâm lý học dành cho mọi người’. Vì chứng suy nhược này mà các thế hệ đi trước đã vơ vào một thứ lý thuyết tổ chức xã hội hiện đại trong đó nền kinh tế là nền tảng tạo nên nhiều thành phần xã hội mà nó là điều không có thật theo chân lý của sự sống. Nó được lắp ráp tùy tiện, không tương hợp nhau của 3 nhà tư tưởng gồm Hegel, Marx và Lênin sống ở 3 thời đại khác nhau và lại càng không phù hợp với VN vẫn chỉ là một nước thuộc địa, chưa có công nghiệp nên chẳng thể có đấu tranh giai cấp và cũng chẳng có giai cấp công nhân đông đảo để có được đội tiên phong của nó như luận triết của Marx.
Đầu tiên phải xét đến là Hegel với Phương pháp Biện chứng duy tâm nhìn nhận vấn đề trên một bình diện rộng của một xã hội hoặc dựa vào đó ta có thể suy ra cho cả thế giới, ví dụ có một sự mâu thuẫn dễ thấy giữa những quốc gia phát triển bậc cao và bậc thấp là chất xám cứ chảy từ bậc thấp sang bậc cao mà sự chênh lệch ngày càng lớn.
Sau đó đến Marx đã lấy Phương pháp này làm nền tảng viết thành lý thuyết để giải thích chỉ cho một mối quan hệ trong sản xuất công nghiệp là giữa người công nhân với người chủ của mình, biến hình từ duy tâm sang duy vật, tất cả đều từ vật chất mà ra, theo sự vận động và tiêu chí vật chất.
Đó là một sự sai lệch lớn trong nhìn nhận sự vật của Marx tuy rằng ông cũng đã nhìn ra một vấn đề thuộc hàng lớn nhất của thời đại đã xuất hiện. Thế nhưng triết lý của ông không có sức sống mạnh mẽ bởi từ triết lý duy tâm của Hegel người ta có thể thay đổi mọi cái cho phù hợp với thời đại.
Chỉ đến khi nước Nga rơi vào khủng hoảng trầm trọng trong Thế chiến I bởi sự nghèo đói của đại bộ phận các tầng lớp công nhân và nông dân thì phong trào Bolsevich Nga mới trở nên lớn mạnh tạo nên định mệnh của nước Nga, xóa bỏ hoàn toàn những cái cũ để xây dựng những cái mới làm đứt gãy tính liên tục của nền văn hóa (theo Nguyễn Trần Bạt), tạo nên nền văn hóa mới, văn hóa của những nhà cách mạng nhưng tự xưng là đại diện của giai cấp vô sản trong một cơ chế đấu tranh mới và cũng khác hẳn với cả Hegel và Marx.
Trong khi Hegel coi đấu tranh xã hội là đấu tranh của nhiều thành phần xã hội, thì Marx lại chỉ nhìn thấy đấu tranh giữa người công nhân với chủ tư bản vì tính chất làm xa lạ hóa con người họ bằng bóc lột qua sản xuất công nghiệp.
Đến Lênin thì nó lại thành ra đấu tranh giữa những người có địa vị thấp bao gồm cả công nhân lẫn nông dân với tầng lớp có địa vị cao gồm phong kiến lẫn tư bản và địa chủ trong khi triết luận mà Marx viết lại không phải như vậy. Ông chỉ coi sự đấu tranh giai cấp của người công nhân là vấn đề xã hội vì bị biến thành những con người vô sản trong quá trình sản xuất, còn ông không coi trọng người nông dân.
Ngược lại ông coi họ là xấu xa bởi là đại diện của sự tư hữu mà với ông tất cả phải là công hữu mới công bằng, mới thanh cao. Ông Trọng vì coi điều này là chân lý trong một thế giới đã biến đổi sâu xa, với qui luật lượng đối dẫn đến chất cũng biến đổi với triết học duy tâm của Hegel và chủ yếu do đấu tranh xã hội công bằng mà thế giới ngày nay đã biến đổi nên ở những nước phát triển bậc cao đã thành ra giống như xã hội tư sản quần chúng từ cách thức làm chính sách của Nhà nước mà ra.
Ở những nước ấy người công nhân đi làm thuê vẫn có thể giàu có như thường mà chẳng còn ai kêu ca mình bị bóc lột vì đã có Nhà nước bảo hộ cho đồng lương tối thiểu hay lương trả theo ngành nghề. Những nước ấy vẫnlà những Nhà nước tự do,dân chủ mà tính chất xã hội đạt đến bậc cao, đại diện là những nước giàu có bậc cao như Thụy điển, Thuỵ sĩ hay Na uy.
Điều này cũng đúng như tiên đoán của Marx nhưng ông lại nhìn nó dưới một giác độ khác mà ông gọi nó là CNXH, không đúng với thực tế đã xảy ra vì ông chính là người đã đặt Hegel từ chân lên đầu, rằng là một xã hội vẫn luôn tồn tại sự đấu tranh giữa các xu hướng chính trị nhưng vì vật chất đã phát triển đến trình độ cao nên nó đã không phủ định lẫn nhau.
Từ xã hội phát triển đến bậc cao ta có thể coi nó giống như là điểm gặp nhau của hai thứ loại, TBCN về kinh tế và Nhà nước Xã hội về mặt chính trị-xã hội nhưng đây hoàn toàn không phải là những thứ loại theo suy luận của cả Marx lẫn Lênin. Nó là sự kết tinh của những tư tưởng tinh hoa từ cổ chí kim, từ những đại diện tiêu biểu như Platon đến Hegel rồi John Locke và cả Adam Smith, là sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng, giữa tồn tại bên ngoài và bản chất bên trong của con người, giữa cá nhân với chủng tộc loài người. Điều này thể hiện rõ họ thấu hiểu các triết lý sự sống từ cổ chí kim mới xây dựng được những xã hội văn minh và công bằng cho tất cả mọi thành viên trong xã hội.
Không phải họ không hiểu triết lý của Marx mà trái lại họ hiểu rất rõ nó là thứ triết lý cực đoan đấu tranh giai cấp chỉ có tính chất phá hủy xã hội chứ không xây dựng nó và họ gọi CNCS của Marx là lý tưởng hóa xã hội một cách quá đơn giản.Thực tế ở những nước lấy tiêu chí là CNXH hay CNCS đều thất bại về kinh tế điển hình như Venezuela. Chỉ có nước TQ do nhiều nhân tố thuận lợi cùng sự quá khôn ngoan và phát triển sớm nên đã không đi đến thất bại, nhưng bất công xã hội vẫn cực kỳ lớn và xã hội vẫn không thể văn minh được.
Khi chân đế nền tảng đã tồn tại không theo qui luật thì thượng tầng Nhà nước của những người nhân danh cách mạng từ cao đẹp ban đầu lại trở nên xấu xa mà thực tế ở các nước như thế đều cho thấy điều đó như ở TQ người ta phải đem xe tải để chở tiền từ nhà của quan chức tham nhũng, có quan chức hàng trăm vợ và cựu Thủ tướng có tài sản gần 3 tỷ USD mà xuất phát điểm cũng đều là người vô sản như ông Nguyễn Phú Trọng thời Mao Trạch Đông vì dưới chế độ ấy tất cả của cải trong xã hội đều được gom vào của chung Nhà nước cũng như nhiều nơi gần như sắp chết đói thời kỳ’đại tiến vọt’ thì làm gì trong xã hội có người để được vốn mà sau này thành tỷ phú USD như ông ta.
Sở dĩ ở các xã hội tự do phát triển trở nên tính chất xã hội bậc cao là bởi trình độ của sản xuất được nâng cao từ cơ khí bậc thấp những thế kỷ trước đến bậc cao, rồi tự động hóa và ngày nay nhiều công việc do người máy thực hiện mà năng suất lao động cao lên rất nhiều. Trên cơ sở đó có thể làm chính sách bằng cách bù trừ cho những lĩnh vực năng suất lao động thấp như phải làm việc bằng tay nhiều hay như nông nghiệp nhiều khi Nhà nước phải bù giá để sản phẩm đến tay người tiêu thụ giá cả luôn rẻ so với các sản phẩm công nghiệp.
Điều mà ai cũng hiểu là cần thiết nhất cho sự sống là cái ăn, cùng với những sự bù trừ khác do xã hội dân sự thực hiện mà xã hội họ luôn tốt đẹp vì con người hầu như không có điều lo lắng gì nếu như họ không đi quá xa đến những điều xấu xa trong xã hội. Điều đó nếu ai muốn gọi là Nhà nước Xã hội hay CNXH Dân chủ như nước Thuỵ điển đều được, trong đó cái tên không quan trọng mà chính là nội hàm của nó, điều là mơ ước của nhiều thế hệ đi trước được giải quyết bằng trình độ cao của sản xuất công nghiệp và cách thức làm chính sách trong sự cạnh tranh hay đấu tranh công bằng của các đảng phái tuy không cùng mục tiêu, lý tưởng nhưng hóa ra lại hội tụ trong một thể chế nhất định như có nhiều vấn đề mà cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Mỹ cùng thống nhất với nhau, nhất là các vấn đề quốc tế mặc dù hai bên có nhãn quan chính trị thuộc cánh hữu và cánh tả khác nhau.
Thế nhưng qui luật của sự sống là luôn luôn xuất hiện mâu thuẫn cho nên ở cương vị TBT là người chịu trách nhiệm cao nhất với vận mệnh đất nước ông không thể để cho những sự tham nhũng, thối nát nhân cách tồn tại trong chế độ được, điều mà có thể đưa dân tộc xuống hố sâu của sự loạn lạc nếu như nó đi đến một trạng thái mất cân bằng nào đó như chiến tranh chẳng hạn.
Thực tế ngày nay ở thể chế này bao trùm tất cả là nạn tham nhũng có nguồn gốc sâu xa từ sự đói khổ dai dẳng trong lịch sử do chiến tranh tạo ra cùng cơ chế của những cái đầu còn ‘ấu nhi’ so với việc hiểu thế giới và con người.Ông cũng thể hiện là con người khá thanh liêm trong một thể chế áp đặt duy lý, hoàn toàn chiếu theo những điều mà người ta muốn áp đặt cho nó nên sai từ gốc nhận thức của họ mà không phải là theo qui luật nhất định của sự tồn tại để có thể phát triển.
Họ không hề biết làm kinh tế bởi chỉ biết dựa vào FDI và bán tài nguyên là chính để phát triển lẫn chính sách để trả lương cho nhân viên theo vật giá. Còn những người khác trong chế độ họ không kiểm soát được, chẳng hạn như Vũ Nhôm mất vài triệu USD không biết tiêu vào cái gì. Họ chỉ trả lương cho con người đại khái cho có giống như trợ cấp kháng chiến thời trước dẫn đến toàn bộ con người trong một tập thể nào đó phải làm kinh tế theo cách khác mới sống được mà đưa đến một xã hội giả dối, hoàn toàn không minh bạch.
Nếu như chỉ nhìn vào lương thì người ta chẳng biết rõ họ sống như thế nào bởi có vị đại sứ cũng kêu ca là lương không đủ sống. Thế nhưng ở các cấp trong nước nhất là lên cao người ta chỉ sống bằng lậu bổng là chính. Nếu chỉ có đồng lương thì Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng lấy đâu ra tiền để xây được những cung điện nguy nga như vậy.
Cái dốt nát và phi lý của cái thể chế này chẳng ai dám lên tiếng đả phá vì lương tâm con người hầu như không còn, kiệt quệ do chiến tranh và đàn áp bất đồng chính kiến không thương tiếc bởi đặc tính của đa số con người vẫn còn ở tình trạng ‘nông nô’ thưởu trước, nhận thức là một chuyện nhưng hành động lại là chuyện khác.
Nạn tham nhũng, ăn cắp của công tập thể theo hệ thống từ trên xuống dưới cũng từ đó mà ra vì đã là một người bình thường ai ai cũng đều hành động theo chủ tính mục đích (motivation) của mình, theo cái tôi của mình hay cái tôi của một tập thể nhỏ có cùng quyền lợi. Nó như một loại cơ chế tự làm cho mình thành ra bệnh hoạn chẳng có thuốc nào chữa được.
Một chế độ muốn tốt đẹp thì họ phải trả lương cho viên chức sao cho họ có thể sống được nếu không muốn nói là kha khá thì những người này mới toàn tâm toàn ý phục vụ chế độ. Đằng này vì đồng lương quá kém mà sinh ra đủ mọi loạt ‘tật bệnh’lẫn ‘sâu bọ’. Nền văn hóa vì thế mà hư hỏng nặng, không biết đến hết thế kỷ này đã có thể chữa được chưa.
Chúng ta hãy để ý đến câu nói của Tưởng Giới Thạch, ‘nước mất thì còn có thể lấy lại được chứ còn nền văn hóa hỏng là hỏng tất cả’. Nếu như điều này là sự thật thì thật là nguy hại khôn(g) lường (được).
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment