VNTB – Ai chết mặc ai vì còn đảng là mình còn ăn chận dân TS. Phạm Đình Bá
09.03.2023 2:49
VNThoibao
Doanh nghiệp Việt Nam, bất kể quy mô, gần đây đang chạy cầm chừng hoặc xin giải thể càng ngày càng nhiều, thất nghiệp càng ngày càng cao, số người bi quan vì bế tắc về tương lai tăng lên. [1]
Đảng CS sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc (TQ) về, đã loại bỏ lãnh đạo liên tục, bao gồm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và hai ông Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam. Rồi tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hầu như được thăng chức cũng bởi thân thiện với ông Trọng. [2]
Những thay ngựa đột ngột có thể là dấu hiệu VN sẽ thiên về Nga và TQ nhiều hơn trong giai đoạn cạnh tranh toàn cầu tới. [1]
Một câu hỏi cốt lõi cho đất nước là liệu hàng lãnh đạo với nhân sự èo uột trong độc tài độc đảng toàn trị như thế có đủ sức để lèo lái đất nước trong trận địa chấn khủng đang diễn ra hay không?
Nền kinh tế toàn cầu đã trải qua những trận động đất trong những năm gần đây. Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhận thức rõ tính dễ bị tổn thương của một nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Khi các linh kiện quan trọng bị cách ly ở TQ, dây chuyền sản xuất ở các nước bị đình trệ. [3]
Việc tổ chức các chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã bị cắt giảm trong nhiều thập kỷ để đạt được hiệu quả theo kiểu làm “vừa đúng lúc”. Nhưng trong tương lai, khả năng phục hồi nếu có gián đoạn trong chuổi cung ứng toàn cầu, hay kiểu làm “chỉ trong trường hợp” sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn. [3]
Trong cuộc xung đột bá quyền giữa TQ và Hoa Kỳ (HK), chính phủ ở HK đã nhẹ nhàng trong lời nói, nhưng cứng rắn trong các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của HK sang TQ, một cách làm có tác dụng kềm hãm hơn vào nền kinh tế TQ.
Điều này chính trị hóa các điều kiện cho các quyết định lớn nhỏ. Các việc như tiếp cận thị trường, các dự án cơ sở hạ tầng, các hiệp định thương mại, việc cung cấp năng lượng và chuyển giao công nghệ ngày càng được đánh giá từ quan điểm địa chính trị.
Các công ty ngày càng phải đối mặt với quyết định lựa chọn một cơ sở hạ tầng công nghệ truyền thông, một thị trường và một hệ thống tiền tệ có phần nghiên theo HK hay TQ. Các nền kinh tế lớn có thể sẽ không tách rời nhau trên toàn diện, nhưng sự đa dạng hóa (“không bỏ tất cả các quả trứng vào trong một giỏ”) đang đạt được đà phát triển mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao. Khi điều này phát triển, có khả năng là các khối kinh tế sẽ hình thành trên toàn cầu. [3]
Trải nghiệm với ‘yếu tố không chắc chắn về người làm’ trong đại dịch cũng dẫn đến việc tăng tốc tự động hóa kỹ thuật số. Rô-bốt và thuật toán giúp việc bảo kê cho các rủi ro địa chính trị trở nên dễ dàng hơn.
Trong khuynh hướng này, các nước công nghiệp tân tiến đang tổ chức lại chuỗi cung ứng của họ. Vẫn còn phải xem liệu việc tổ chức nầy hoàn toàn là vì lý do kinh tế hay hậu cần, hay liệu các động cơ địa chính trị cũng đóng một vai trò nào đó.
Điều chắc chắn là xu hướng của các công ty sản xuất ở các nước tân tiến đang đưa hoạt động sản xuất trở về quê hương hay gần lại với lãnh thổ của họ từ các địa điểm ở nước ngoài. Đó là một sự đảo ngược của hiện tượng gia công ở nước ngoài lâu nay, trong đó sản xuất đã được chuyển ra khỏi các nước giàu đến các khu vực chi phí thấp hơn, chẳng hạn như TQ và khu vực ASEAN.
TQ phải ứng phó với những thách thức này. Số phận của TQ sẽ phụ thuộc vào việc nước này có thành công trong việc cạnh tranh thành công trong các nhóm công nghệ toàn cầu, ngay cả khi TQ không có công nghệ và bí quyết nước ngoài.
Nhưng những tác động khủng hoảng nầy không chỉ xảy ra ở TQ. Đối với toàn bộ châu Á với tư cách là trung tâm mới của nền kinh tế thế giới, những gián đoạn địa kinh tế này tương đương với một cơn sóng thần. Và sự gián đoạn có thể ảnh hưởng nặng nề đến các nước đang phát triển.
Cho dù những nước đang phát triển bị cắt khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu vì mục đích phục hồi hay do các yếu tố địa chính trị, điều này đều mang lại những kết quả rất xấu như nhau. Tất nhiên, một số nền kinh tế đang hy vọng được hưởng lợi từ các chiến lược đa dạng hóa của các nước phát triển, như chiến lược ‘TQ cộng một’.
‘TQ cộng một’ là một chiến lược kinh doanh khuyến khích các nhà đầu tư đa dạng hóa các khoản đầu tư của họ bằng cách không chỉ đầu tư vào TQ mà còn lựa chọn danh mục đầu tư đa dạng hơn, thông qua đầu tư vào nhiều nước.
Tự động hóa và kỹ thuật số sẽ vô hiệu hóa lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển khi các nước nầy nghĩ rằng họ sở hữu một lợi thế lớn dựa vào chi phí lao động rẻ.
Lấy ví dụ, tại sao một công ty cỡ trung bình của châu Âu phải đối phó với tham nhũng và cắt điện, các vấn đề về chất lượng và các tuyến đường biển kéo dài hàng tuần, khi công ty nầy có thể triển khai các rô-bốt ở cơ sở sản xuất ở châu Âu để có năng suất tốt hơn và rẻ hơn?
Các thuật toán và trí tuệ nhân tạo cũng có khả năng thay thế hàng triệu nhà cung cấp dịch vụ trong các văn phòng hỗ trợ và trung tâm điện thoại phục vụ. Các nước đang phát triển phải làm thế nào để nuôi sống dân số đang tăng (đôi khi bùng nổ) của họ nếu trong tương lai, các công việc đơn giản sẽ được thực hiện bằng máy móc ở các nước công nghiệp hóa? Và những gián đoạn kinh tế và địa lý này có ý nghĩa gì đối với sự ổn định xã hội và chính trị của các nước đang phát triển? [3]
Cũng như châu Âu, nhiều quốc gia châu Á phụ thuộc vào sự năng động của TQ để phát triển kinh tế – và dựa vào sự đảm bảo của HK đối với nền an ninh của họ. Do đó, ở những mức độ khác nhau, họ chống lại áp lực phải chọn phe giữa TQ và HK.
Tuy nhiên, liệu các nước Á châu có thể thoát khỏi sức hút của quá trình lưỡng cực hóa địa kinh tế trong dài hạn hay không vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Nếu việc chia tách cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tiếp tục diễn ra, có thể quá tốn kém để các nước nầy ráng hoạt động trong cả hai thế giới công nghệ. Các quy định của HK ngăn cản các sản phẩm có một số thành phần của TQ xâm nhập thị trường; nhưng những nước muốn chơi trên thị trường TQ sẽ không thể tránh được thị phần linh kiện TQ ngày càng tăng. [3]
Trong cuộc chạy đua địa chính trị, tự động hóa kỹ thuật số và tổ chức lại chuỗi cung ứng theo các tiêu chí về khả năng phục hồi là những quá trình củng cố lẫn nhau. Không chỉ các công ty phải suy nghĩ lại về mô hình kinh doanh của họ – toàn bộ nền kinh tế quốc gia cần phải điều chỉnh mô hình phát triển của mình để có thể tồn tại trong nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.
Nhưng trên quê hương, triển vọng bọn bộ lạc bán khai đang cầm quyền cứ tiếp tục làm tiền trên mồ hôi nước mắt những người khác mặc mẹ tương lai đất nước và “ai chết mặc ai” là rất rõ ràng.
______________
Nguồn:
1. BBC – Mai Luân. Chính trị VN: Lo ‘đêm dài lắm mộng’ nên Đảng xử lý gấp gáp nhân sự cao cấp? 19/01/2023; Available from: https://www.bbc.com/vietnamese/forum-64329990.
2. Nguyễn Nam. VNTB – Để làm chủ tịch nước: phải được lòng… Tổng bí thư. 02/03/2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-de-lam-chu-tich-nuoc-phai-duoc-long-tong-bi-thu/.
3. IPS – Marc Saxer. A geoeconomic tsunami. 27/02/2023; Available from: https://www.ips-journal.eu/topics/economy-and-ecology/a-geoeconomic-tsunami-6538/.
No comments:
Post a Comment