Saturday, December 21, 2024

VNTB – Chính quyền Việt Nam tiếp tục gia tăng vi phạm nhân quyền
Quang Nguyên
21.12.2024 1:15
VNThoibao


(VNTB) – Nghị định 126 vi phạm nghiêm trọng quyền tự do lập hội, một quyền cơ bản được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Trong khi Việt Nam rêu rao ‘đạt được nhiều thành tựu trong bảo đảm và thúc đẩy quyền con người’, thì thực tế họ đã và đang chà đạp lên nhân quyền một cách trắng trợn, không chỉ bằng những chiêu trò lén lút bẩn thỉu, mà còn dám công khai với những văn bản.

Nội dung của bản tin của VOA Hoa Kỳ(*) dẫn từ Project 88 cho hay chính quyền VN đang:

– Siết chặt việc lập hội: Nghị định 126 được cho là tạo ra nhiều rào cản pháp lý, khiến việc thành lập hội càng trở nên khó khăn hơn so với trước đây.

– Trao quyền đình chỉ và giải tán hội cho chính phủ: Đây là điểm đáng chú ý nhất, vì trước đây chính phủ không có quyền này.

– Quy trình đăng ký phức tạp: Người dân phải xin phép chính phủ để thành lập hội, ngay cả đối với các nhóm nhỏ hoạt động vì mục đích cộng đồng, không có khuynh hướng chính trị.

– Kiểm soát và giám sát chặt chẽ: Chính quyền địa phương có quyền kiểm soát, giám sát và thậm chí đình chỉ hoặc giải thể hội mà không cần quy trình pháp lý rõ ràng..

– Phản ứng của giới quan sát: Nghị định bị cho là đi ngược lại Hiến pháp Việt Nam và các công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

– Lo ngại của Đảng Cộng sản: Nghị định được xem là thể hiện sự lo ngại của Đảng Cộng sản đối với xã hội dân sự độc lập.

Nghị định 126 vi phạm nghiêm trọng quyền tự do lập hội, một quyền cơ bản được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể:

– Hạn chế quyền tự do biểu đạt và hội họp: Việc xin phép và quy trình đăng ký phức tạp cản trở người dân bày tỏ ý kiến và tham gia vào các hoạt động xã hội.

– Tăng cường sự kiểm soát của nhà nước: Việc trao quyền đình chỉ và giải tán hội cho chính phủ tạo ra một cơ chế kiểm soát mạnh mẽ, đe dọa sự độc lập của các tổ chức xã hội dân sự.

– Vi phạm nguyên tắc pháp quyền: Việc cho phép chính quyền đình chỉ hoặc giải thể hội mà không có quy trình pháp lý rõ ràng vi phạm nguyên tắc pháp quyền và tạo ra sự tùy tiện trong hành pháp.

– Ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội dân sự: Việc hạn chế quyền tự do lập hội cản trở sự phát triển của xã hội dân sự, làm suy yếu khả năng giám sát và phản biện xã hội đối với chính phủ.

Bản tin VOA nói:

Việt Nam áp dụng từ cuối tháng 11 một nghị định có nhiều quy định siết chặt việc lập hội và cho phép chính quyền đình chỉ, giải tán các hội, theo nghiên cứu mới nhất của một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ. Dự án 88Project cho biết nghị định 126/ 2024(**) có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11, có những quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội mà bị xem là khiến việc thành lập hội trở nên khó khăn hơn so với nghị định 45/ 2010 trước đây. Đáng chú ý nhất là nghị định 126 trao cho chính phủ quyền đình chỉ và giải thể các hiệp hội, một quyền mà trước đây chính phủ không có, tổ chức này nói trong một thông cáo.

Theo nghị định, công dân Việt Nam phải xin phép chính phủ để thành lập một hội. Điều này có nghĩa là nếu ai đó muốn thành lập một nhóm trồng cây ở cộng đồng địa phương, họ sẽ phải tuân theo một quy trình đăng ký rắc rối và chờ đợi để chính quyền phê duyệt trước khi họ có thể làm như vậy, theo dự án 88. Nếu hội được chấp thuận, chính quyền địa phương được trao quyền để kiểm soát và giám sát các hoạt động của hội, và thậm chí đình chỉ hoặc giải thể nó mà không có sự giảm sát hoặc qua quy trình pháp lý, tổ chức này nhận định.

Luật sư Đặng Đình Mạnh trong bản tin này nói, “Rất là kỹ cái văn bản, đó là nghị định 126 này, thì tôi mới thấy rõ rằng là đây là một cái nghị định được ban hành để cấm thành viên, cấm thành lập hội, chứ không phải là cho phép thành lập hội. Bởi vì trong văn bản họ quy định về những cái rào cản về pháp lý, mà nếu phải thỏa mãn những cái rào cản về pháp lý đó, thì một hội mới được phép, được phép thành lập. Thế thì những cái rào cản, phải nói là đặc đa tôi cho rằng là rất là khó khăn.

Mà nếu mà khó khăn như vậy thì đây không phải là luật về cho phép thành lập hội mà là luật ra để mà cấm cái việc mà thành lập hội.”

Nghị định 126 nêu rõ tổ chức công dân Việt Nam có nhu cầu thành lập hội phải thành lập ban vận động thành lập hội theo quy định, và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội đó, theo truyền thông trong nước. Giới quan sát cho rằng việc ban hành và áp dụng nghị định này là đi ngược lại hiến pháp của chính nhà nước Việt Nam và các công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Dự án 88 nói nghị định này tái khẳng định những lo ngại lâu nay của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với một xã hội dân sự độc lập, vốn bị xem là có thể can thiệp vào hoạt động của Đảng, các vấn đề nội bộ của đất nước, đặc biệt liên quan đến việc thiết lập chính sách của chính phủ.

Bản tin trên cho thấy Nghị định 126 được xem là một bước thụt lùi trong việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Nó không chỉ hạn chế quyền tự do lập hội mà còn tạo ra một môi trường pháp lý bất lợi cho sự phát triển của xã hội dân sự. Những lo ngại được nêu ra trong bản tin là hoàn toàn có cơ sở và cần được quan tâm.

____________________

Tham khảo:



No comments:

Post a Comment