Sư Minh Tuệ và đoàn bộ hành có phải làm hình ảnh đại diện cho dân tộc Việt?
Bình luận của Gió Bấc
2024.12.21
RFA
Hình sư Thích Minh Tuệ chụp tại Hà Tĩnh, tháng 5 năm 2024.
Giáo Hội Quốc Doanh không công nhận là tu sĩ, nhà nước đàn áp lên bờ xuống ruộng từ Sư Minh Tuệ đến các “Sư Nhỏ”. Chia tách tan đàn xẻ nghé ở Huế, mai phục lừa lọc chặn bắt, trấn áp từ Komtum, Gia Lai, Cần Thơ không cho họ tụ hội. Bây giờ chuyến bộ hành tự phát về Ấn Độ ngày càng thu hút công chúng, bỗng dưng có lời chúc sư Minh Tuệ làm vẻ vang cho đất nước, gợi ý sư cầm cờ đỏ sao vàng, đánh giá cho rằng đoàn bộ hành mang hình ảnh đất nước, dân tộc.
Liệu có ngày nào đó Sư Minh Tuệ được thưởng huy chương anh hùng lao động vì mang hình ảnh đại diện cho dân tộc Việt?
Tâm nguyện của Thầy Minh Tuệ là bộ hành từ Gia Lai đến Ấn Độ. Con đường dài 5000 km đó, phải qua núi đồi đèo dốc, qua vùng chiến tranh nhưng đoạn khó khăn nhất mà Thầy không thể bộ hành theo ý nguyện lại chính là đoạn từ Gia Lai đến cừa khẩu Bờ Y. Anh Đoàn Văn Báu phải chọn theo kế sách đi ô tô từ huyện Ia Gray đến cửa khẩu cho Thầy đi bộ một đoạn tương trưng từ đất Gia Lai.
30 km không trốn nhưng phải tránh
Người xưa có câu đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vi lòng người ngại núi e sông. Trường hợp Thầy Minh Tuệ lại trớ trêu chua chat là vì lòng người ngưỡng mộ quá mạnh mẽ, sự thu hút quá lớn nên chuyến bộ hành của Thầy có thể làm mất an ninh trật tự ở địa phương. Anh Báu kể Thầy nói mình đâu phạm tội gì mà phải trốn. Đúng vậy nhưng với tư duy cái gì không quản đươc thì cấm nên việc bộ hành chân chính thiêng liêng của Thầy Minh Tuệ lại bị xem là nguyên nhân gây tụ tập đông người, làm mất an ninh trật tự. Vì vậy công an chìm, nổi đã quản lý Thầy như một tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Nơi ẩn tu bị chốt chặn nhiều tầng. Mỗi bước chân đều có nhiều hộ pháp vây quanh bảo vệ.
Không biết ngày xưa vua Lý Thế Dân quản thúc Trần Huyền Trang đến mức nào? Với Thầy Minh Tuệ, ngày 12-12 lịch sử ấy nhiều xe cảnh sát, an ninh chìm đã bao vây quanh khu công ty Thiên Định Tuệ, ngay quán cà phê Nắng ở gần đó cũng bị phong tỏa phải nghỉ bán.
Ấy, giáo hội lẫn chính quyền đã chơi tất tay với Thầy Minh Tuệ và các sư nhỏ như vậy đó. Giáo hội lạnh lùng, lặng im trước hành trình lich sử theo đại nguyện của Sư chỉ vì sư không đươc công nhận là tu sĩ vì Sư theo pháp tu Hạnh Đầu Đà không nhận tiền cúng dường, sống ngoài nghĩa địa, ngược với pháp tu gom tiền bá tánh xây chủa to phật lớn. Chính quyền khống chế đến mức đoàn đi phải phân tán, di chuyển dích dắc để tránh tiếp xúc với dân. Cách thức vận hành này giống như cách đặc công, biệt động thành thâm nhập đánh đồn bót thời chiến tranh.
Đúng theo ý nguyện của Thầy, đoàn không trốn mà đi giữa thanh thiên bạch nhật nhưng các thành viên trong đoàn phải phân tán, phải thay đổi chỗ tránh nhiều lần trước khi xuất phát. Clip “Sư Chơn Trí và cha chia tay trước chuyến hành trình dài" của Lê Khả Giáp đã thể hiện rất chi tiết sự di chuyển lắc léo ngoạn mục này. (1)
-------------------------------
------------------------------------
Đại diên cho đất nước
Qua đến đất Lào, Đoàn Văn Báu vẫn sợ Việt Kiều ở Lào và người Việt từ trong nước đuổi theo xin đảnh lễ nên phải lựa chọn những cung đường vắng, thay đổi lộ trình để đánh lạc hướng
Vài ba ngày sau, khi chuyến đi chớm xuôi thuận. Người dân Lào đổ xô quỳ phục hai bên đường đảnh lể, cúng dường cho Thầy mỗi ngày đầy một xe bán tải, Báu phải đem đi làm từ thiện cho ngưới dân Lào. Nhưng đến ngày thứ ba, thứ tư đã xuất hiện những tín hiệu gắn kết hoạt động cùa đoàn với đât nước và càng lúc càng lộ rõ. Mặc dù Thầy Minh Tuệ phát nguyện cá nhân đi để viếng các thánh tích tri ân đức Phât và cầu nguyện cho thế giới hòa bình an lạc. Thầy đâu dám đụng chạm đến đất nước thiên đường hay giáo hội quốc doanh.
Ấy vậy mà trong clip “Xúc Động Hình Ảnh Cụ Bà 86 Tuổi Đi 500km Chỉ Để Đảnh Lễ Sư Minh Tuệ Chúc đất nước mình nổi tiếng nổi tăm” đã ghi nhận câu chúc rất ư chính trị của một bà cụ “Chúc đất nước mình nổi tiếng nổi tăm”. (2)
Đoàn gia đình bà cụ này khá đặc biệt đã đến ngay nơi các Thầy nghỉ trưa sau khi thọ thực và không tiếp xúc với ai. Đoàn ở trong rừng cây đươc cảnh giới từ xa và ngăn chặn mọi người tiếp cận. Thế nhưng có lẽ nghe cụ già 86 tuổi đi 500 km tìm đến, Thầy Minh Tuê đã bước ra ngoài đảnh lễ, gieo duyên.
Có thể cho rằng đây là câu nói vô tình của một phật tử kính đạo yêu nước chứ không có động cơ chính tri. Thế nhưng chỉ một ngày sau lại xuất hiện đoạn clip ghi âm Đoàn Văn Báu gạ thầy cầm cờ đỏ sao vàng trong cuộc hành trình.
Nhà sư cầm cờ đi bộ?
Thầy Minh Tuệ không từ chối việc đoàn cầm cờ nhưng cho rằng “tu sĩ ai làm như vậy" và giao viêc đó cho Báu hoặc các anh em đi theo phụ việc khi xe dừng thì cắm cờ lên xe.
Một làn sóng phản đối, quy chup đã nổ ra. Nhiều Youtuber, Facebooker đã rộ lên phê phán thầy Minh Tuệ là không yêu nước trên cả đời thực lẫn trên mạng. Một kênh Facebook đã đăng bài “Hiểu đúng về việc SƯ MINH TUỆ KHÔNG CẦM CỜ, cho phép thành viên trong đoàn cầm cờ Tổ Quốc | HP” (3)
Clip này phát lại đoạn đôi thoại giửa Thầy và Đoàn Kim Báu. Thông tin cho biết nhiều youtuber, facebooker đã phê phán, chụp mũ Thầy Minh Tuệ không yêu nước, không thực hiện trách nhiệm công dân…Ngược lại đa số người khác cho rằng Thầy không chối bỏ cờ đỏ sao vàng, tuy nhiên người tu hành phát nguyện buông xà ngay cả thân tứ đại như Thầy thì việc cầm cờ là không phù hợp và vô nghĩa.
Trong thực tế dù báo chí trong nước thủ khẩu như bình, đồng loạt im lăng về chuyến đi bộ hành thì dư luận trên mạng xã hội bừng bừng dây sóng. Sau mấy ngày độc quyền đưa thông tin hoạt động của đoàn kênh youtube của Lê Khả Giáp tăng hàng trăm ngàn lượt đăng ký và đạt nút vàng. Người dân Lào mỗi nơi đoàn đi qua đổ xô ra hai bên đường trải khăn, quỳ dâng cúng. Báo chí Lào cũng bắt đầu vào cuộc.
Môt lần nữa, trách nhiệm với đất nước, với dân tộc của đoàn bộ hành đươc nhắc đến. Trong một clip trên trang Facebook của Đoàn Văn Báu nội dung giải thích vì sao người này người khác đươc hoặc không đươc tham gia đoàn bộ hành, ở thời điểm 1 phút 35 Báu khẳng định đoàn bộ hành không chỉ đi cho mình mà còn mang hình ảnh của quốc gia, dân tộc và của một pháp tu. (4)
Điều kiện nào là hình ảnh đại diện?
Đành rằng sư Minh Tuệ và các Sư Nhỏ là người Việt Nam đang ở nước ngoài nhưng liệu có phải bất cứ người Viêt nào ra nước ngoài đều có thể là hình ảnh của đất nước, dân tộc Việt?
Các quan chức tấn công tình dục ở Chi Lê và Newzeland có mang hình ảnh Viêt Nam không?
Với xu hớng gắn kết khá khiên cưỡng ấy tôi băn khoăn liệu đến ngày nào đó, Sư Minh Tuệ và các Sư Nhỏ được thưởng huy chương, anh hùng lao động vì mang hình ảnh đại diện cho dân tộc Việt? Nếu việc tréo ngoe ấy xảy ra thì các danh hiệu này có chính danh? Để có câu trả lời một cách khách quan tôi đã nhờ đến trí tuệ nhân tạo ChatGPT
Hỏi: Điều kiện nào cá nhân công dân đai diện cho hình anh một quốc gia dân tộc?
ChatGPT trả lời như sau:
Để một cá nhân đại diện cho hình ảnh của một quốc gia, dân tộc, có thể là trong lĩnh vực ngoại giao, thể thao, văn hóa hoặc chính trị, các điều kiện cần thiết thường bao gồm các yếu tố sau:Quốc tịch và sự công nhận: Cá nhân đó phải là công dân của quốc gia mà họ đại diện. Họ phải có quốc tịch chính thức và được quốc gia công nhận là người đại diện hợp pháp.
Danh tiếng và uy tín: Cá nhân này phải có uy tín, danh tiếng trong lĩnh vực mà họ đại diện. Đối với các hoạt động thể thao, họ cần có thành tích đáng chú ý, với sự công nhận rộng rãi. Trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, họ phải có những đóng góp đáng kể.
Kỹ năng và năng lực: Người đại diện phải có các kỹ năng chuyên môn và khả năng giao tiếp, làm việc với các tổ chức quốc tế, hoặc có khả năng thể hiện hình ảnh của quốc gia một cách tích cực và hiệu quả.
Được lựa chọn hoặc bổ nhiệm: Trong một số trường hợp, cá nhân đó phải được lựa chọn hoặc bổ nhiệm bởi cơ quan nhà nước, tổ chức quốc gia (chính phủ, liên đoàn thể thao, tổ chức văn hóa...). Ví dụ, một vận động viên đại diện cho quốc gia trong các kỳ Olympic hoặc một nhà ngoại giao được bổ nhiệm để đại diện quốc gia trong các cuộc đàm phán quốc tế.
Tính đại diện: Người này phải có khả năng thể hiện các giá trị, bản sắc và văn hóa của quốc gia. Điều này có thể bao gồm việc truyền tải thông điệp của quốc gia hoặc thực hiện các nhiệm vụ đại diện tại các sự kiện quốc tế.
Lòng yêu nước và sự tôn trọng: Người đại diện cần thể hiện sự tôn trọng đối với quốc gia, dân tộc và các giá trị văn hóa của quốc gia mình. Họ cần hiểu và truyền đạt được những giá trị này trong các hành động và lời nói của mình.
Có cầm cờ, hô khẩu hiệu cũng vẫn là những cá nhân
Hỏi: Sư Minh Tuệ ttu theo Hạnh Đầu Đà bị Giáo Hôt Phật Giáo Việt Nam (đa số theo pháp môn Tịnh Độ của Phật Giáo Đại Thừa) ra thông báo chính thức khẳng định không phải là tu sĩ. Sư tự phát nguyện bộ hành đi sang Ấn Độ, chuyến đi đươc một số cá nhân tự nguyện hưởng ứng, nhà nước và giáo hội không có ý kiến cũng không có sự hỗ trợ nào, chuyến đi gây tiếng vang lớn trong ngoài nước trên mạng xã hội nhưng báo chí nhà nước không đưa tin. Vậy đoàn đi Ấn Độ của sư Minh Tuệ có mang hình ảnh đại diện cho đất nước dân tộc Việt Nam không?
ChatGPT trả lời:
Về việc đoàn đi Ấn Độ của Sư Minh Tuệ có mang hình ảnh đại diện cho đất nước và dân tộc Việt Nam hay không, câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến vai trò và mối quan hệ giữa cá nhân đó với chính quyền, giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng như sự công nhận từ phía xã hội.
Các yếu tố cần xem xét:Phân biệt giữa cá nhân và đại diện chính thức:Sư Minh Tuệ là một cá nhân xuất phát từ một truyền thống tu hành riêng, theo Hạnh Đầu Đà, và không được giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận là tu sĩ chính thức. Trong bối cảnh này, nếu không có sự công nhận chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoặc chính quyền, thì chuyến đi của sư có thể chỉ được xem là hành động cá nhân, không phải là hoạt động đại diện chính thức cho đất nước.
Lý do chuyến đi không được hỗ trợ chính thức:Việc nhà nước và giáo hội không có sự hỗ trợ hay can thiệp vào chuyến đi cho thấy rằng Sư Minh Tuệ không tham gia với tư cách là đại diện chính thức của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có trách nhiệm hay cam kết gì đối với chuyến đi này. Do đó, không thể coi chuyến đi là hành động đại diện chính thức cho đất nước hay dân tộc Việt Nam trong các quan hệ quốc tế hay ngoại giao.
Tác động trên mạng xã hội và dư luận:Mặc dù chuyến đi gây tiếng vang lớn trên mạng xã hội và được một số cá nhân hưởng ứng, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chuyến đi đại diện cho quốc gia. Mạng xã hội có thể khuếch đại hình ảnh của cá nhân, nhưng điều này chỉ thể hiện một phần trong sự đánh giá của cộng đồng, không phải là sự công nhận chính thức từ các cơ quan nhà nước hay giáo hội.
Mối quan hệ với Phật giáo và hình ảnh quốc gia:Trong văn hóa và tôn giáo Việt Nam, Phật giáo có vai trò quan trọng, nhưng các hành động của một tu sĩ (hoặc cá nhân tự xưng là tu sĩ) có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của Phật giáo, chứ không phải trực tiếp đến hình ảnh quốc gia. Việc Sư Minh Tuệ hành động một cách độc lập không được giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận có thể gây ảnh hưởng nhất định trong giới Phật giáo, nhưng sẽ không được coi là đại diện cho quốc gia Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế.
Kết luận:
Sư Minh Tuệ và đoàn của sư không thể coi là đại diện chính thức cho đất nước và dân tộc Việt Nam trong chuyến đi này. Nếu không có sự công nhận từ các cơ quan nhà nước và giáo hội Phật giáo Việt Nam, hành động của sư chỉ là cá nhân tự phát và không có tính đại diện cho quốc gia trong bối cảnh quốc tế hay ngoại giao. Chuyến đi này có thể gây tiếng vang và thu hút sự chú ý, nhưng về mặt chính thức và pháp lý, không thể xác định đó là hành động đại diện cho Việt Nam.
Đến đây ta có thể yên tâm, dù Sư Minh Tuệ và cả đoàn có cầm cờ, cầm quạt hoặc có buộc phải hô khẩu hiệu tự hào quá Viêt Nam trên đất Phật thì họ mãi là những người bộ hành vạn dặm theo phát nguyện cá nhân như các cô gái điếm. Ngược lại những quan chức tấn công tình dục thì lại khác. Họ đi công cán với vai trò, sứ mạng đươc nhà nước phân công. Họ là đại diện, là hình ảnh đất nước Việt Nam.
*Bài viết không thể hiện quan điểm của RFA.
Tham khảo
Tin, bài liên quan
Bình luận
No comments:
Post a Comment