Sunday, December 22, 2024

Phúc Lai - Việt Nam có tự sản xuất được máy bay ?
samedi 21 décembre 2024
Thuymy


Báo chí truyền thông rộ hết cả lên vì chuyện cái máy bay "do Việt Nam sản xuất" ở Triển lãm Quốc phòng lần này. Thế rồi người ta bàn xem cái máy bay đó có phải do Việt Nam sản xuất hay không.

Xem trên mạng thì, theo video của Báo Thanh Niên, anh chủ nhiệm dự án này tên Hoài Nam cho biết nó có khung, vỏ của Việt Nam làm. Cái này đúng luôn, vì xem trên mạng người ta cận cảnh thấy khung inox và nhiều đinh tán lắm.

Ngoài ra những cái khác nhập ngoại cả: động cơ, hệ điều khiển, thiết bị điện tử, đạo hàng... ngoại tất. Quan trọng nhất là bộ càng đáp, Nga còn chẳng làm ra hồn, Việt Nam chắc cũng không hơn.

Có bác nói: Phải gọi chính xác là "Việt Nam lắp ráp" (Assembled in Vietnam). Tôi nghĩ không phải, vì lắp ráp tại Việt Nam thì bộ phận chủ yếu của cỗ máy cũng phải nhập khẩu. Ở đây khung vỏ của Việt Nam làm trên cơ sở thiết kế chung Việt Nam-Ý, nó phải là sản phẩm của Việt Nam. Vì thế nói "lắp ráp tại Việt Nam" dạng CKD (completely knocked down) hay IKD (in-completely knocked down) đều không phải.

Còn nói "sản xuất" thì nghĩa là sản phẩm đó đã phải được thương mại hóa. Đây là điểm khó của tiếng Việt, vì nếu viết "Made in Vietnam" ta vẫn hiểu là "Sản xuất tại Việt Nam" hay "Chế tạo tại Việt Nam" đều được, dù chẻ hoe ra thì nó có khác nhau, như tiếng Pháp "Fabriqué au Vietnam" hay "Сделано во Вьетнаме" cũng dùng tương đương nhau thôi.

Cái máy bay này là sản phẩm của công ty Việt Nam đầu tư, có kết hợp với đối tác nước ngoài từ khâu thiết kế, nhập khẩu, chế tạo các thành phần nội địa và thi công (tôi không gọi là lắp ráp). Nên xứng đáng được gọi là sản phẩm Việt Nam hay "Chế tạo tại Việt Nam" dù tỉ lệ nội địa chưa cao.

Điều thú vị là trên mạng có bài báo của VOV có cách gọi rất ổn: Máy bay "Make in Vietnam". Sau đây là giải nghĩa trên mạng:

Trích :

"Make in" và "made in" đều là những cụm từ chỉ nguồn gốc của một sản phẩm, nhưng chúng có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau:

Made in. Cách thông thường để chỉ nơi sản xuất một sản phẩm. Ví dụ: "Socola này được sản xuất tại Thụy Sĩ".

Make in. Ít phổ biến hơn "made in", "make in" có thể được sử dụng để khuyến khích sản xuất tại một địa điểm cụ thể.

Ví dụ: "Make in Vietnam" là một chiến lược khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam thiết kế và tạo ra sản phẩm thay vì chỉ lắp ráp và chế biến chúng. Mục tiêu là giúp Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại.

PHÚC LAI 21.12.2024

No comments:

Post a Comment