Sunday, November 17, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 17 tháng 11 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Tập Cận Bình nói sẽ làm việc với chính quyền mới của Donald Trump

G7 xác nhận cam kết tiếp tục gây tổn thất cho Nga, sát cánh với Ukraine

Đại diện của Đài Loan dự APEC mời Tổng thống Biden đến thăm hòn đảo

Đại sứ Trung Quốc nói Trung Quốc sẵn sàng làm đối tác, làm bạn với Mỹ

Ghế Quốc hội Liên bang địa hạt 45: Derek Trần lần đầu vượt phiếu Michelle Steel; kết quả cuối cùng chưa ngã ngũ

Chủ tịch Việt Nam chỉ trích ông Trump khi nói chiến tranh thương mại dẫn đến nghèo đói?

 Giám đốc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA tuyên bố ủng hộ nhà báo Phạm Chí Dũng

Vụ rút ruột SCB: bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị y án tử hình

 Những việc cuối cùng Biden sẽ làm trước khi Trump vào Tòa Bạch Ốc

 Với chiến thắng ở Hạ viện, đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát chính phủ Mỹ

 Các thành phố thải nhiều khí nhà kính nhất: Thượng Hải, Tokyo, New York, Houston

Tổng thống Indonesia nói ông sẽ bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

 

RFA

Ghét người Việt nhất không ai ngoài… chúng mình

Muốn tinh giản bộ máy cần phải làm gì trước mắt?

Không có gì cho Tập Cận Bình ở đây

APEC: Chủ tịch Lương Cường cảnh báo nguy cơ chiến tranh thương mại giữa nỗi lo chính sách thuế quan từ Mỹ

Cựu Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường bị Đảng kỷ luật cảnh cáo vì liên quan Tập đoàn Thuận An

Số phận Nguyễn Xuân Phúc và chính trường Việt Nam từ nay đến Đại hội 14

Tô Lâm thăm đảo Bạch Long Vĩ, Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông

Văn bút Hoa Kỳ ghi nhận lòng dũng cảm của Nhà báo Phạm Đoan Trang

Mỹ phát sáu tỷ đồng tiền mặt cho 915 hộ dân ở Yên Bái bị ảnh hưởng nặng bởi bão Yagi

Trung Quốc sẽ dự triển lãm vũ khí ở Việt Nam khi hợp tác quân sự hai nước ngày càng sâu sắc

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường vướng bê bối: Bộ Công an yêu cầu FB chặn hiển thị tin ở Việt Nam

Kiên Giang chuyển gần 60 ha rừng đặc dụng ở Phú Quốc làm khu du lịch đang bị dân phản đối

Người dân bị kết án tù theo Điều 331 sau phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Dư luận nghi ngờ lá đơn sư Minh Tuệ đề nghị xử lý người đưa hình ảnh ông lên mạng

Dân mạng thắc mắc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị cấm hát ở Việt Nam nhưng đi hát ở Mỹ

Công an TPHCM thông báo bắt giữ ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây, Nguyễn Đỗ Trúc Phương

Cựu Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể bị đề nghị kỷ luật Đảng trong vụ Thuận An

Trung Quốc tuần tra sẵn sàng chiến đấu ở bãi cạn Scarborough

Công an TPHCM bắt giữ người đàn ông bị cáo buộc rải truyền đơn kích động

 

BBC

'Cấm vuốt ve': vì sao chó robot đang tuần tra quanh Mar-a-Lago?

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc công du Nam Mỹ, có 'thành công tốt đẹp'?

Bluesky có thách thức được X của Elon Musk?

Việt Nam trước khả năng bị Trung Quốc sử dụng để lách thuế từ Mỹ trong nhiệm kỳ Trump 2.0

Bên trong lưới điện siêu cao áp của Trung Quốc

Tướng công an, quân đội nào thăng tiến khi chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định?

Điện hạt nhân: Canada có thể trở thành 'siêu cường' tiếp theo

Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời Trump 1.0

Ứng viên bộ trưởng Y tế Mỹ: ngờ vực vaccine, bị nghi ăn thịt chó

Vì sao Elon Musk trở thành 'ngôi sao đang lên' của Donald Trump?

'Lá đơn của sư Minh Tuệ': những điều khác lạ

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị tố 'lạm dụng tình dục': phản ứng của các bên

Việt Nam

Tam giác Phát triển và cáo buộc 'cách mạng màu' tại Campuchia

Trump trở lại và cơ hội cho ngành chip Việt Nam

Tô Lâm - Donald Trump: cuộc điện đàm dự báo mối quan hệ

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị bắt với cáo buộc lạm dụng tình dục trong chuyến thăm Chile

Trump tái xuất, các công ty rút khỏi Trung Quốc, lợi và hại cho Việt Nam

Trump đắc cử và dự án tỷ đô ở Hưng Yên

‘Cờ ngụy’ và ‘ngón tay thối’ trong bảo tàng quân sự

Đức nói với Bộ trưởng Lương Tam Quang: 'Không được tái diễn vụ việc tương tự Trịnh Xuân Thanh'

Công ty pin năng lượng mặt trời Trung Quốc rời Việt Nam để né thuế từ Mỹ

Mỹ cảnh báo Việt Nam 'cản trở các trung tâm dữ liệu, mạng xã hội' bằng dự luật mới

Biển Đông: Malaysia gửi công thư phàn nàn việc Việt Nam mở rộng Bãi Thuyền Chài

Trung Quốc củng cố quan hệ quốc phòng với Việt Nam nhằm ‘chia để trị’ ở Biển Đông?

 

RFI

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình : Đài Loan và Biển Đông là hai trong số những lằn ranh đỏ Mỹ không được vượt qua

Nga không kích ồ ạt mạng lưới năng lượng Ukraina, Ba Lan điều chiến đấu cơ chuẩn bị nghênh chiến

Ấn Độ lần đầu tiên thử thành công tên lửa siêu thanh

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

An ninh Đông Á bị tác động nghiêm trọng vì lính Bắc Triều Tiên can dự chiến tranh Ukraina

Chủ tịch Trung Quốc thăm Brazil để tăng cường hợp tác song phương

Mỹ : Donald Trump chọn ông chủ một công ty khai thác dầu làm bộ trưởng Năng Lượng

Trung Quốc : Hai vụ thảm sát liên tiếp trong vòng một tuần

Chiến tranh Ukraina : Thủ tướng Đức lần đầu điện đàm với tổng thống Putin, kêu gọi Nga đàm phán hòa bình

Xung đột Israel - Hezbollah: Liban nghiên cứu đề xuất ngừng bắn của Hoa Kỳ

Hai chủ nhân mới của thế giới : Donald Trump và Elon Musk

Biển Đông : Trung Quốc khẳng định "cho phép" Philippines tiếp tế cho tàu mắc cạn ở bãi Cỏ Mây

Mỹ : Donald Trump đề cử các luật sư riêng của ông vào những vị trí chủ chốt trong bộ Tư Pháp

Mỹ giải ngân 6,6 tỉ đô la cho TSMC xây nhà máy chip thế hệ mới ở bang Arizona

Trung Quốc đầu tư mạnh vào thị trường ô tô Nga trong bối cảnh Matxcơva bị phương Tây trừng phạt

Điện đàm Scholz-Putin : Ukraina bất bình, truyền thông Đức phản ứng trái chiều

"Người hùng giải cứu môi trường" Elon Musk có ảnh hưởng đến chính sách khí hậu của Donald Trump?

 Samba Mambo và tuyển tập mới của France Gall

 Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC: CHỦ NHẬT NGÀY 17/11/2024

 

1.PEN AMERICA TÔN VINH PHẠM ĐOAN TRANG TRONG LỄ KỶ NIỆM NGÀY “NHÀ VĂN BỊ CẦM TÙ”

Cuộc Hội luận do Tổ chức Văn bút Hoa Kỳ -PEN America tổ chức hôm 15/11 đã tôn vinh lòng quả cảm và những đóng góp của nhà báo Phạm Đoan Trang. “Ngày Nhà văn bị cầm tù” là sự kiện được Văn bút Quốc tế Hoa Kỳ tổ chức hàng năm, tôn vinh những cây viết can đảm trên thế giới.

Trong thông cáo báo chí đưa ra cùng ngày, PEN America cũng kêu gọi Hà Nội tar tự do cho bà Trang.

Phó Chủ tịch Văn Bút Mỹ, nhà văn Dinaw Mengestu nói: “Buổi hội thảo này là cách chúng tôi nói với các nhà văn bị cầm tù trên toàn thế giới rằng chúng tôi sát cánh cùng các bạn”.

Phạm Đoan Trang là một nhà báo nổi tiếng và là tác giả của nhiều cuốn sách bị cấm phổ biến tại Việt Nam như “Chính trị bình dân”. “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”. Bà cũng là tác giả hoặc đồng tác giả của một số báo cáo, trong đó có “Báo cáo Đồng Tâm”.

Phạm Đoan Trang bị bắt năm 2020 và bị kết án 9 năm tù giam vào năm 2021. Bà nhận được nhiều giải thưởng quốc tế cao quý, bao gồm cả giải “Tự do sáng tác Barbey 2024” của Văn Bút Hoa Kỳ, được trao hôm 16/5/2024 tại New York.

 

2.GIÁM ĐỐC ĐÀI TIẾNG NÓI HOA KỲ TUYÊN BỐ ỦNG HỘ NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG

Ông Mike Abramowitz, lãnh đạo cao nhất Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) vừa ra tuyên bố ủng hộ nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, đồng thời lên án việc nhà cầm quyền CSVN bỏ tù nhà báo này. Ông Dũng cũng là cộng tác viên của đài VOA trong nhiều năm, trước khi bị bắt vào năm 2019.

Ông Mike Abramowitz nói trong một tuyên bố chính thức “VOA sát cánh cùng ông Phạm Chí Dũng, nhà báo Việt Nam và cộng tác viên của VOA, và lên án việc giam cầm ông đầy bất công chỉ vì ông thực hiện quyền tự do ngôn luận”.

Ông Michael Abramowitz, một nhà báo kỳ cựu và cựu chủ tịch của tổ chức phi chính phủ Freedom House, đã chính thức được bổ nhiệm làm giám đốc của VOA sau buổi lễ tuyên thệ được tổ chức tại trụ sở của cơ quan truyền thông thuộc chính phủ Hoa Kỳ ở thủ đô Washington vào tháng 6/2024.

Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, một cựu quan chức cộng sản nhưng đã tuyên bố ra khỏi đảng này vào năm 2013. Năm 2012, ông bị bắt với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền” nhưng được phóng thích sau 6 tháng bị cầm tù. Ông bị bắt lần hai vào năm 2019 và bị kết án 15 năm tù giam với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”.

Theo nguồn tin riêng của Đáp Lời Sông Núi, ông từng bị đầu độc trong tù và hiện đang bị giam cầm trong trại giam Xuân Lộc.

 

3.THỦ TƯỚNG ĐỨC ĐIỆN ĐÀM VỚI TỔNG THỐNG NGA

Hôm qua 15/11/2024 lần đầu tiên sau gần 2 năm, thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Nga Vladimir Putin mới có cuộc điện đàm trực tiếp với nhau. Trong cuộc điện đàm, cả hai nhà lãnh đạo Nga và Đức đều đã tái khẳng định lập trường của họ về xung đột Ukraina. Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Matxcơva đàm phán về một nền « hòa bình công bằng và bền vững », trong khi tổng thống Nga nhất quyết yêu cầu Kiev nhượng phần lãnh thổ mà Nga đã chiếm đóng.

Putin đòi chủ quyền tất cả các vùng lãnh thổ đã chiếm của Ukraine và đòi Kiev cam kết giữ trung lập. Ukraina và những nước phương Tây ủng hộ Kiev khi đó đã đánh giá những yêu sách như vậy có khác gì một quốc gia bị Nga tấn công lại phải đầu hàng.

Thủ tướng Đức nhắc lại sự ủng hộ của quốc gia này đối với Ukraine.

Tổng thống Zelensky trước đó đã cảnh báo cảnh báo Thủ tướng Đức Olaf Scholz không nên điện đàm với Vladimir Putin vì điều đó sẽ làm giảm sự cô lập đối với nhà lãnh đạo Nga và làm chiến tranh tiếp diễn, một nguồn tin tại văn phòng tổng thống ở Kyiv cho biết.

 

 

VNThoibao

 

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

Lý giải bốn chiều kích của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới

 

Đại Việt dưới thời Lê Gia Tông (1672-1675)

 

Báo Tiếng Dân

 

Chống lãng phí: Có chống được không? (Kỳ 7)14/11/2024

 

Thuy My

Hoàng Quốc Dũng - Báo chí nào tự do ?

Lê Xuân Nghĩa - Thông điệp Zelensky gửi Trump : Chúng tôi là một quốc gia độc lập

Nguyễn Thị Bích Hậu - 27 tuổi làm được gì?

Thái Hạo - Giáo dục: Không khó

Bùi Chí Vinh - Quá nhục nhã

Nguyễn Văn Tuấn - Bản sắc cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ nhạt nhòa

Đặng Bích Phượng - Phước là do mình tạo nên

Võ Khánh Tuyên - Cá nhân và doanh nghiệp

Nguyễn Hồng Lam - Kiếm tiền không khó

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 16.11.2024

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Tinh giản bộ máy – Một số ý kiến (Kỳ 2) 17/11/2024

Đất lúa Đồng bằng Cửu Long: Từ trù phú đến kiệt quệ 17/11/2024

Giám đốc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA tuyên bố ủng hộ nhà báo Phạm Chí Dũng 16/11/2024

‘Trump 2.0’ và rủi ro tác động tới kinh tế Việt Nam có bị thổi phồng? 16/11/2024

Vị trí Trung Quốc trong mắt chính quyền Mỹ kế nhiệm 16/11/2024

Thực tế nỗi sợ Trump của Âu châu tùy thuộc ở chúng ta nhiều hơn ở ông ta 16/11/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

BẮT TẠM GIAM GĐ VÀ NGUYÊN GĐ TRUNG TÂM QUAN TRẮC TNMT QUẢNG NINH

Quang Thọ/Báo Nhân dân

https://lifestyle.znews.vn/bat-tam-giam-gd-va-nguyen-gd-trung-tam-quan-trac-tnmt-quang-ninh-post1511576.html

Ngày 16/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh (Phòng Cảnh sát kinh tế) đã ra quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Việt Dũng, Chi Cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo, cùng Trần Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh.

Ngày 16/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Hoàng Việt Dũng, sinh năm 1966, trú tại tổ 1A, khu 1, phường Yên Thanh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh - Chi Cục trưởng Chi cục biển và Hải đảo (nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường) và Trần Thanh Tùng, sinh năm 1976, trú tại tổ 3, khu 5, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Các lệnh, quyết định tố tụng trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê chuẩn. Trước đó, ngày 1/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố đối với 7 bị can gồm: Bùi Văn Trung - Trưởng phòng Quan trắc môi trường; Trần Lê Tuấn - Phó trưởng phòng Hành chính tổng hợp; Nguyễn Ngọc Biển - Trưởng phòng Quản lý hệ thống quan trắc môi trường tự động; Vũ Thị Thu Hương; Nguyễn Thành Hưng; Đoàn Hải Sơn; Trần Hoàng Nam - cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh về cùng tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự. Quá trình điều tra mở rộng vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã đấu tranh, làm rõ, từ năm 2018 đến năm 2023, các đối tượng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác tuyển dụng, sử dụng người lao động, làm trái công vụ, lập khống các hợp đồng dịch vụ bảo vệ tại 19 trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh, gây thất thoát số tiền lớn cho ngân sách Nhà nước. Bước đầu các đối tượng đã tự nguyện giao nộp số tiền 1 tỷ 686 triệu đồng cho Cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả từ hành vi sai phạm của mình.

 

BÁC KHÁNG CÁO, Y ÁN TỬ HÌNH CỰU THỦ QUỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA VÌ THAM Ô

Đoàn Cường

https://tuoitre.vn/bac-khang-cao-y-an-tu-hinh-cuu-thu-quy-truong-dai-hoc-bach-khoa-vi-tham-o-20241116112758954.htm

Tòa phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của cựu thủ quỹ, cựu trưởng phòng Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng.

TAND cấp cao tại Đà Nẵng mới đây đã xử phúc thẩm vụ sai phạm xảy ra tại Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Theo đó, tòa không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Lâm Thị Hồng Tâm (cựu thủ quỹ), Hoàng Quang Huy (cựu trưởng phòng kế hoạch và tài chính), Nguyễn Khánh Dương (trú Đà Nẵng), giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm của TAND TP Đà Nẵng.

Trước đó, TAND TP Đà Nẵng đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt các bị cáo: Lâm Thị Hồng Tâm mức án tử hình, Hoàng Quang Huy tù chung thân, cùng về tội tham ô tài sản.

Đoàn Quang Vinh (cựu hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng) 4 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Phạm Thị Huỳnh Như (37 tuổi) tù chung thân, Nguyễn Khánh Dương (27 tuổi) 20 năm tù, cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

The video player is currently playing an ad.

Sau phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo Tâm, Huy, Như, Dương kháng cáo xin cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt. Tại tòa phúc thẩm, Như tự nguyện rút đơn kháng cáo.

Theo hồ sơ vụ án, từ ngày 15-7-2020 đến 10-2-2023, Tâm là thủ quỹ Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng, Huy là trưởng phòng kế hoạch - tài chính, kế toán trưởng, có trách nhiệm giúp chủ tài khoản trong công tác quản lý tài sản, tài chính của trường.

Hai người này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lấy tiền của trường từ quỹ tiền mặt, từ tài khoản ngân hàng chiếm đoạt hơn 186 tỉ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân.

Để che giấu hành vi, Tâm và Huy lập hồ sơ thanh toán khống để tăng số tiền chi, giảm số tiền tồn quỹ cho phù hợp với số tiền tồn quỹ thực tế sau khi đã bị chiếm đoạt...

Ông Vinh là hiệu trưởng, chủ tài khoản Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng trong giai đoạn từ 1-7-2020 đến 31-12-2022 đã có hành vi: ký séc khi không ghi số tiền cụ thể, không tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị, ký hợp thức các biên bản kiểm tra quỹ hằng tháng của trường vào cuối năm… buông lỏng quản lý, dẫn đến việc Tâm và Huy chiếm đoạt tiền của trường, gây thất thoát tài sản của Nhà nước.

Từ tháng 12-2018 đến ngày 10-2-2023, với ý định chiếm đoạt tài sản nên Phạm Thị Huỳnh Như đã đưa ra các thông tin gian dối mở tiệm nail, đầu tư chứng khoán, nuôi tôm, buôn gỗ, thắng đánh bạc… để lừa đảo chiếm đoạt tiền của Tâm hơn 203 tỉ đồng.

Nguyễn Khánh Dương biết Như đưa ra các thông tin gian dối để chiếm đoạt tiền của Tâm nhưng vẫn đồng ý thực hiện các hành vi gian dối, đóng giả người khác nói chuyện để Tâm tin tưởng chuyển tiền cho Như qua tài khoản của Dương, giúp Như chiếm đoạt tiền của Tâm.

 

17 VỤ KIỆN UBND HUYỆN CHẶN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, XÂY NHÀ Ở TẠI CAM LÂM

Phan Sông Ngân

https://tuoitre.vn/17-vu-kien-ubnd-huyen-chan-quyen-su-dung-dat-xay-nha-o-tai-cam-lam-20241116154810061.htm

Cả 17 vụ đều khởi kiện UBND huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) ra tòa vì ngăn chặn quyền sử dụng đất, chặn dân xây nhà ở tại 114 khu đất (2.385 thửa) liên quan vụ sai phạm hiến đất mở đường, tách thửa, phân lô trước đây.

Ngoài hàng loạt vụ dân đang khởi kiện ra tòa, năm 2023 UBND Cam Lâm còn nhận 84 đơn khiếu nại về việc ngăn chặn các quyền sử dụng đất của người dân, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại các khu đất trên.

Thừa nhận ngăn chặn quyền sử dụng đất của dân là trái pháp luật

Về 114 khu đất được nêu, tổng diện tích hơn 55,19ha thuộc địa bàn thị trấn Cam Đức và 6 xã (Cam Thành Bắc, Cam Hải Đông, Cam Hải Tây, Suối Cát, Suối Tân và Cam Hiệp Nam) của huyện Cam Lâm.

Đó là các khu đất trên liên quan đến các sai phạm, vi phạm đã có kết luận thanh tra từ năm 2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa, liên quan đến việc hiến đất tự mở đường, tách thửa, phân lô, góp phần gây "sốt đất" trên địa bàn huyện Cam Lâm và đã khiến hàng loạt cán bộ lãnh đạo huyện Cam Lâm bị kỷ luật, mất chức mà Tuổi Trẻ Online đã từng thông tin.

Còn 2.385 lô đất đã được tách thửa từ 114 khu đất đó đã được huyện Cam Lâm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho người dân có đất hoặc người dân ở nhiều tỉnh, thành phố khác đến mua.

Để khắc phục hậu quả sai phạm về quản lý đất đai theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và kết luận thanh tra của UBND tỉnh Khánh Hòa, từ tháng 7 và tháng 11-2022 UBND huyện Cam Lâm đã ban hành 2 công văn chỉ đạo các cơ quan chức năng, chuyên môn và địa phương liên quan thực hiện ngăn chặn "tạm dừng thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với 2.385 thửa đất thuộc 114 khu vực".

Đồng thời "giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất đối với các thửa đất thuộc 114 khu vực đã có chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa cho đến khi có văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền".

Theo những người dân khiếu nại và khởi kiện, việc ngăn chặn dân xây dựng nhà để ở trên chính đất của họ đã mua và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại các khu vực thuộc 114 khu đất trên là trái pháp luật. Bởi Luật Đất đai cùng nhiều quy định pháp luật liên quan không thể bị ngăn chặn thi hành bởi công văn chỉ đạo của UBND cấp huyện.

Từ ngày 19-5-2023, UBND huyện Cam Lâm đã có báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa và các sở, ngành liên quan về việc ngăn chặn tại 114 khu đất trên và cũng đã thừa nhận "việc UBND huyện Cam Lâm tạm dừng các quyền của người dân là không đúng các quy định pháp luật".

Theo UBND huyện Cam Lâm, ngày 27-4-2023 huyện đã ban hành công văn "chấm dứt việc tạm dừng đăng ký biến động đất đai theo quy định pháp luật". 

Thế nhưng thực tế cho đến nay huyện vẫn tiếp tục ngăn chặn việc xây dựng nhà ở và các quyền sử dụng đất của người dân tại 114 khu đất đã nêu.

Yêu cầu của những công dân khởi kiện UBND huyện Cam Lâm ra tòa

Mới đây, theo chỉ đạo của tỉnh, có 9 cơ quan của tỉnh Khánh Hòa và huyện Cam Lâm đã họp (vào ngày 14-11) để xem xét, báo cáo tham mưu Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo xử lý kiến nghị của cơ quan chức năng về tình hình khởi kiện UBND huyện Cam Lâm ra tòa hành chính về việc ngăn chặn tại 114 khu đất trên.

Theo các nguồn tin và TAND tỉnh Khánh Hòa, tính đến ngày 31-10-2024 có 17 công dân đã nộp đơn khởi kiện UBND huyện Cam Lâm ra tòa về việc ngăn chặn quyền sử dụng đất ở và xây dựng nhà tại 114 khu đất đã nêu.

Tất cả những người khởi kiện UBND huyện Cam Lâm ra tòa hành chính đều có nhu cầu xây dựng nhà ở trên thửa đất của họ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn, nằm trong 114 khu vực bị ngăn chặn.

Còn nội dung khởi kiện là đề nghị tòa TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên buộc UBND huyện Cam Lâm chấm dứt hành vi yêu cầu người sử dụng đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đó phải "giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất, không được phép xây dựng".

Dân đề nghị tòa xét xử, tuyên buộc UBND huyện Cam Lâm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết để người khởi kiện xây dựng nhà ở trên đất của họ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở; tuyên hủy các văn bản của UBND huyện Cam Lâm về việc trả lời đơn của công dân có nội dung không chấp nhận yêu cầu xây dựng nhà ở trên đất của họ tại khu vực thuộc 114 khu đất nói trên.

 

QUẢNG NINH: KHỞI TỐ CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

Quốc Nam

https://tienphong.vn/quang-ninh-khoi-to-chi-cuc-truong-chi-cuc-bien-va-hai-dao-post1692068.tpo

TPO - Cơ quan Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố hai cá nhân là lãnh đạo đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do lập khống hợp đồng dịch vụ bảo vệ tại 19 trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh để chiếm dụng ngân sách của nhà nước.

Ngày 16/11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (PC03), Công an tỉnh Quảng Ninh, cho biết đơn vị ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với ông Hoàng Việt Dũng (58 tuổi), Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo và ông Trần Thanh Tùng (48 tuổi), Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh.

Ông Dũng và ông Tùng bị cáo buộc Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 Bộ luật Hình sự. Các Lệnh, quyết định tố tụng trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê chuẩn. Theo cơ quan công an, trong khoảng thời gian 2018 - 2024, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước lĩnh vực môi trường để làm nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh.

Ông Dũng khi còn giữ chức Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường sau đó là ông Tùng đã cấu kết cùng 7 thuộc cấp lập khống hợp đồng dịch vụ bảo vệ tại 19 trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Trước đó, công an đã tiến hành khởi tố 7 người đều công tác tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường gồm Bùi Văn Trung - Trưởng phòng Quan trắc Môi trường; Trần Lê Tuấn - Phó Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp; Nguyễn Ngọc Biển - Trưởng phòng Quản lý Hệ thống Quan trắc Môi trường Tự động; cùng các cán bộ Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Thành Hưng, Đoàn Hải Sơn và Trần Hoàng Nam về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Sau khi bị khởi tố, các đối tượng đã tự nguyện giao nộp số tiền 1,686 tỷ đồng cho Cơ quan Điều tra nhằm khắc phục một phần hậu quả.

Hiện, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, xử lý nghiêm, triệt để các đối tượng theo quy định của pháp luật

 

GIỮ NGUYÊN HÌNH PHẠT 11 NĂM TÙ CHỦ TỊCH XÃ ‘LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ’

Hoàng Nam

https://tienphong.vn/giu-nguyen-hinh-phat-11-nam-tu-chu-tich-xa-loi-dung-chuc-vu-quyen-han-trong-khi-thi-hanh-cong-vu-post1692034.tpo

TPO - Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tuyên y án sơ thẩm 11 năm tù đối với Hoàng Văn Đức (SN 1964), nguyên Chủ tịch UBND xã Hoàn Trạch (Bố Trạch) vì đã “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Vụ án nằm trong diện theo dõi

Như Tiền Phong đã thông tin, trước đó, Nguyễn Ngọc Sơn (SN 1979), là công chức địa chính, xây dựng UBND xã Hoàn Trạch (cũ), trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến tháng 4/2016 đã trực tiếp thu hơn 1,6 tỉ đồng của 65 người dân trên địa bàn, với các phiếu thu theo các nội dung “tạm thu tiền cấp đất ở”, “thu tiền sử dụng đất”, “thu tiền cấp đất ở”. Tuy nhiên, ông Sơn chỉ nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 221 triệu đồng, còn lại chiếm đoạt hơn 1,4 tỉ đồng. Với hành vi nêu trên, năm 2018, Sơn bị toà sơ thẩm tuyên phạt 20 năm tù, sau đó toà phúc thẩm giảm án xuống còn 18 năm tù.

Quá trình điều tra, truy tố, xét xử, Nguyễn Ngọc Sơn đều khai báo đã thực hiện hành vi thu tiền và chiếm đoạt theo chỉ đạo của Hoàng Văn Đức, lúc đó là Chủ tịch UBND xã Hoàn Trạch. Sơn tố cáo đã nhiều lần đưa cho Đức tổng số tiền hơn 800 triệu đồng và yêu cầu ông Đức phải cùng chịu trách nhiệm.

Sau 4 năm “giằng co”, ngày 5/4/2022, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao mở phiên tòa Giám đốc thẩm, chấp nhận Quyết định kháng nghị của Viện trưởng KSND tối cao; hủy các bản án đã tuyên trước đó đối với Nguyễn Ngọc Sơn để điều tra lại.

Đồng thời, vụ án này cũng được Ban Phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Bình đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo trong phiên họp lần thứ nhất…

Quanh co chối tội

Sau khi có quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao huỷ các bản án trước đó, TAND huyện Bố Trạch tổ chức xét xử lại và tuyên phạt Hoàng Văn Đức 11 năm tù và Nguyễn Ngọc Sơn 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Tại phiên toà phúc thẩm vừa diễn ra, Hoàng Văn Đức không thừa nhận việc chỉ đạo Nguyễn Ngọc Sơn, không thừa nhận hành vi phạm tội… Tuy nhiên, đại diện VKSND cho rằng: Xét lời khai của bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn, các bị hại, người làm chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là hoàn toàn phù hợp với các tài liệu, chứng cứ đã được chứng minh trong hồ sơ vụ án.

Qua đó khẳng định Hoàng Văn Đức đã trực tiếp hướng dẫn các bị hại đến gặp Sơn để xin được cấp đất, giao đất; đồng thời chỉ đạo và cho phép Sơn thu tiền trái pháp luật của các bị hại trước khi có thông báo nộp thuế của cơ quan Thuế.

Ông Đức cũng biết Sơn giữ một khoản tiền lớn và duyệt chi cho nhiều hoạt động của xã, gây thiệt hại cho nhiều hộ dân, với số tiền hơn 1,434 tỷ đồng.

Căn cứ hồ sơ vụ án và lời khai tại phiên toà, HĐXX quyết định không chấp nhận kháng cáo của Hoàng Văn Đức, giữ nguyên mức hình phạt 11 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” của tòa án cấp sơ thẩm.

Chấp nhận kháng cáo của Nguyễn Ngọc Sơn, giảm hình phạt từ 9 năm tù xuống còn 7 năm 9 tháng 5 ngày, tương đương với thời gian đã chấp hành án, vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ, quá trình điều tra và xét xử luôn có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.

Hai bị cáo có trách nhiệm bồi thường số tiền hơn 1,434 tỷ đồng cho các bị hại.

 

ĐẠI ÁN XUYÊN VIỆT OIL: XÉT XỬ CỰU BÍ THƯ LÊ ĐỨC THỌ VÀ LOẠT CỰU QUAN CHỨC

Phan Thương- phanthuongbaochi@gmail.com

https://thanhnien.vn/dai-an-xuyen-viet-oil-xet-xu-cuu-bi-thu-le-duc-tho-va-loat-cuu-quan-chuc-185241116122259585.htm

Liên quan đến sai phạm xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil, bị cáo Lê Đức Thọ nhận hối lộ hơn 13,8 tỉ đồng, trục lợi hơn 22,1 tỉ đồng; 7 cựu quan chức khác nhận hối lộ từ gần 500 triệu đồng đến gần 6 tỉ đồng.

Từ ngày 20.11 đến 5.12, TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, đối với ông Lê Đức Thọ (cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank từ tháng 11.2018 đến tháng 6.2021, cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre từ tháng 7.2021 đến tháng 9.2023) và 14 bị cáo khác liên quan đến sai phạm xảy ra tại Công ty TNHH thương mại - vận tải - du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Công ty Xuyên Việt Oil).

Theo đó, bị cáo Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử với 2 tội danh “nhận hối lộ” và “lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil) bị xét xử về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “đưa hối lộ”.

Bị cáo Nguyễn Thị Như Phương (cựu Phó giám đốc Xuyên Việt Oil) bị xét xử về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Nhóm tội nhận hối lộ, còn có 7 bị cáo: Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương), Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương), Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Cục thuế TP.HCM), Phan Kiến Anh (cựu Giám đốc chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn), Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương), Nguyễn Lộc An (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương), Đặng Công Khôi (cựu Phó cục trưởng Cục quản lý giá, Bộ Tài chính).

Nhóm tội đưa hối lộ, còn có 5 bị cáo: Nguyễn Văn Thắng (cựu Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội - Xuyên Việt Oil), Đồng Xuân Dũng (lao động tự do), Vũ Trung Thành (cựu Giám đốc Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân), Đinh Tiến Dũng (cựu kế toán Công ty Xuyên Việt Oil), Nguyễn Tấn Long (cựu Trưởng phòng kinh doanh Xuyên Việt Oil).

Theo quyết định xét xử, chủ tọa phiên tòa là ông Trần Minh Châu. 6 kiểm sát viên tham gia phiên tòa theo sự phân công của Viện KSND tối cao: ông Lê Huy Hoàn, ông Đỗ Mạnh Quang, ông Nguyễn Hồng Hiệp, ông Phạm Văn Hiền, bà Nguyễn Thị Lan Anh, bà Bùi Thị Thu Hương.

Thất thoát ngân sách hàng ngàn tỉ đồng

Theo cáo trạng, tháng 8.2016, Công ty Xuyên Việt Oil được Bộ Công thương cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, qua đó trở thành thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Sau khi được cấp giấy phép, lợi dụng việc được Nhà nước giao thu hộ tiền Quỹ bình ổn giá (BOG) và quản lý, sử dụng tiền Quỹ BOG tại Công ty Xuyên Việt Oil, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh đã làm trái các quy định của pháp luật về trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ BOG.

Bị cáo không chỉ đạo nhân viên công ty thực hiện các quy định của pháp luật về trích lập Quỹ BOG theo thông báo điều hành kinh doanh xăng dầu của Bộ Công thương mà chỉ đạo cấp dưới chuyển tiền từ tài khoản Công ty Xuyên Việt Oil vào tài khoản cá nhân của mình, để sử dụng vào mục đích riêng.

Hành vi trên dẫn đến Quỹ BOG có số dư không đúng theo quy định, gây thất thoát tài sản nhà nước hơn 219 tỉ đồng.

Đặc biệt, theo quy định, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nhiệm vụ giúp Nhà nước thực hiện việc thu hộ tiền thuế bảo vệ môi trường từ người tiêu dùng. Quản lý và nộp thay người tiêu dùng khoản tiền thuế này vào ngân sách nhà nước theo định kỳ (chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày nộp tờ khai).

Tuy nhiên, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh cố ý không chuyển nộp số tiền thuế bảo vệ môi trường đã quản lý, thu hộ cho Nhà nước vào ngân sách mà sử dụng cá nhân. Hành vi trên dẫn đến mất khả năng hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước, gây thất thoát hơn 1.244 tỉ đồng.

Bị cáo Lê Đức Thọ nhận hối lộ hơn 13,8 tỉ đồng, trục lợi hơn 22,1 tỉ đồng

Để bưng bít sai phạm, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh đã đưa hối lộ cho hàng loạt cựu quan chức, với tổng số tiền lên tới hàng triệu USD.

Trong số này, bị cáo Hạnh 2 lần đưa hối lộ cho bị cáo Lê Đức Thọ, tổng 600.000 USD (tương đương hơn 13,8 tỉ đồng), để bị cáo Thọ tạo điều kiện trong việc cấp giới hạn tín dụng, kéo dài thời gian duy trì giới hạn tín dụng cho Công ty Xuyên Việt Oil tại Vietinbank.

Không chỉ nhận hối lộ, khi được điều động, phân công từ Chủ tịch HĐQT Vietinbank sang làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, bị cáo Lê Đức Thọ còn đề nghị bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh thành lập chi nhánh của Công ty Xuyên Việt Oil tại tỉnh này. Mục đích để công ty nộp thuế, tăng thu ngân sách cho địa phương.

Bị cáo Hạnh đồng ý, thành lập Công ty Việt Oil, đặt trụ sở tại TP.Bến Tre. Đổi lại, công ty sẽ được ông Thọ hỗ trợ, tạo điều kiện để vay vốn.

Nhờ sự tác động giúp Công ty Việt Oil được vay vốn tại Vietinbank chi nhánh Bến Tre, ông Thọ hưởng lợi hơn 22,1 tỉ đồng, gồm: 200.000 USD (tương đương hơn 4,5 tỉ đồng), được tặng 1 bộ gậy golf trị giá 1,1 tỉ đồng, 1 đồng hồ Patek Philippe Plus trị giá 421.000 USD (tương đương hơn 9,8 tỉ đồng), 1 xe ô tô Mercedes S450 trị giá gần 6,7 tỉ đồng.

Ngoài số tiền và tài sản đã nhận trên, theo cáo trạng, trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, ông Lê Đức Thọ còn được bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh nhiều lần gửi tiền, quà chúc mừng sinh nhật, chúc mừng ông Thọ về làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, cảm ơn ông Thọ tư vấn cho Hạnh trong việc quản trị hoạt động của Công ty Xuyên Việt Oil, gồm: 200.000 USD, 300 triệu đồng, 3 đồng hồ Patek Philippe với tổng trị giá 355.000 USD.

Đối với số tài sản này, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định không đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự với ông Thọ. Tuy nhiên, Cơ quan An ninh điều tra đã thu giữ để khắc phục hậu quả vụ án, vì đây là số tiền, tài sản sản bị cáo Hạnh phạm tội mà có. Riêng 400.000 USD và 300 triệu đồng, ông Lê Đức Thọ khai đã sử dụng chi tiêu cá nhân.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra thu giữ của bị cáo Lê Đức Thọ một số đồ vật: 1 xe ô tô Mercedes - Benz, 3 bộ gậy golf hiệu Honma, 10 đồng hồ đeo tay các hãng Patek Philippe, Tissot, Speak-Marin, Breguet, Blainpain, 1 đồng hồ để bàn Patek Philippe, 440.000 USD, 134 bản chính sổ tiết kiệm/thẻ tiết kiệm/giấy chứng nhận tiền gửi tiết kiệm, 4 sổ hồng, 97 miếng kim loại vàng, gần 1,8 tỉ đồng...

7 cựu quan chức nhận hối lộ bao nhiêu?

Theo cáo trạng, ngoài ông Lê Đức Thọ, 7 cựu quan chức khác cũng nhận hối lộ của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, gồm:

  • Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) nhận hơn 1,1 tỉ đồng.
  • Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) nhận hơn 5,6 tỉ đồng, chiếm hưởng hơn 2,7 tỉ đồng.
  • Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) nhận gần 6 tỉ đồng, chiếm hưởng hơn 3,2 tỉ đồng.
  • Nguyễn Lộc An (cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) nhận 400 triệu đồng và 1 đồng hồ Patek Philippe trị giá hơn 521 triệu đồng.
  • Lê Duy Minh (cựu Cục trưởng Cục thuế TP.HCM) nhận hơn 4,8 tỉ đồng.
  • Phan Kiến Anh (cựu Giám đốc chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn) nhận hơn 3,2 tỉ đồng.
  • Đặng Công Khôi (cựu Phó cục trưởng Cục quản lý giá, Bộ Tài chính) nhận hơn 459 triệu đồng.

 

 

 

No comments:

Post a Comment