Friday, November 22, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 22 tháng 11 năm 2024

 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Một số đại biểu Quốc hội đề xuất lập bảng lương riêng cho giáo viên, được hoan nghênh

Mỹ-Trung tương phản rõ rệt trong cuộc họp cuối trước khi Mỹ có lãnh đạo mới

Singapore trình làng ‘bia nước thải’ tại thượng đỉnh khí hậu Liên hiệp quốc

Việt Nam dẫn độ cựu quân nhân tình nguyện tại Ukraine; phe đối lập Belarus quan ngại

Mexico sẵn sàng tiếp nhận người Mexico bị Mỹ trục xuất nếu cần

Nhiều người chuẩn bị tinh thần cho một cái Tết ‘tiết kiệm’

Dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia gặp khó vì Trung Quốc không cam kết vốn

Trung Quốc ‘xóa sổ’ các cơ sở lừa đảo qua điện thoại ở Myanmar

Mỹ-Trung tương phản rõ rệt trong cuộc họp cuối trước khi Mỹ có lãnh đạo mới

Tòa án Hình sự Quốc tế ra lệnh bắt các lãnh đạo Israel và Hamas

 

RFA

Bê bối cận vệ và thông điệp ngoại giao bất cần

Bộ Chính trị cảnh cáo Vương Đình Huệ, chưa kỷ luật Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh

TNLT Trịnh Bá Phương tuyệt thực hơn 20 ngày, Hoàng Đức Bình không được thăm gặp

Bàn giao năm máy bay huấn luyện, Mỹ giúp Việt Nam nâng cao năng lực quốc phòng tự chủ

Tập hợp Dân chủ Đa nguyên: Chí hữu Trần Khắc Đức không phải là nạn nhân đầu tiên của Điều luật 117 tùy tiện!

Tân CTN Lương Cường và chuyến công du đầu tiên không như ý

Cựu giảng viên môn Chủ nghĩa xã hội khoa học bị bắt với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do”

Tại sao Lương Cường lại bất ngờ chỉ trích TT Mỹ Donald Trump?

Khách hàng BIDV "kêu trời" khi trả tiền triệu cho phí nhận tin nhắn biến động số dư

Việt Nam dẫn độ chiến binh từng chiến đấu cho Ukraine trở về Belarus

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố trong vụ án gian lậu đấu thầu thứ năm

Vốn vay cho dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư

Không quân Việt Nam diễn tập thực hành chiến đấu bảo vệ "chiến trường Miền Bắc"

TPHCM: Cựu sĩ quan công an dùng nhục hình làm chết nghi can lãnh án 12 năm tù giam

Đầu tư của Tập đoàn Trump vào Hưng Yên sẽ là “đòn bẩy” để thúc đẩy Đối tác chiến lược toàn diện Việt – Mỹ?

Mỹ dẫn độ và truy tố một công dân Việt Nam vì tham gia đường dây rửa tiền 67 triệu đô la

Ba tù nhân chính trị đang thụ án 26 năm tù được trao Giải Nhân quyền Việt Nam 2024

Năm máy bay huấn luyện của Mỹ cung cấp cho Việt Nam về đến Tân Sơn Nhất

Cựu Bí thư Vĩnh Phúc bị đề nghị kỷ luật đảng trong vụ án của Tập đoàn Phúc Sơn

 

BBC

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật, ông Võ Văn Thưởng 'điều trị bệnh'

Bầu cử Mỹ: Cử tri chọn bảo thủ, ứng viên gốc Việt ai thắng ai thua?

Hàng loạt khách du lịch tử vong nghi 'ngộ độc rượu' ở Lào

Tòa án Hình sự Quốc tế ban lệnh bắt thủ tướng Israel với cáo buộc tội ác chiến tranh

Việt Nam và Mỹ: Bàn giao máy bay quân sự, tiếp theo là gì?

Cô người mẫu, công ty công nghệ Anh và cỗ máy chiến tranh Nga

Có phải năng lượng hạt nhân đang hồi sinh?

Đến lượt tên lửa Anh-Pháp được bắn vào Nga

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: quảng bá rầm rộ, nhưng còn lắm mông lung

Chính phủ Mỹ cáo buộc người đàn ông Việt Nam rửa tiền gần 70 triệu USD

'Ukraine bắn tên lửa của Mỹ vào Nga', chuyện gì tiếp theo?

Trump và Tập: Có thể hàn gắn mối quan hệ ‘nồng ấm’ đã tan vỡ?

Việt Nam

Tam giác Phát triển và cáo buộc 'cách mạng màu' tại Campuchia

1.000 ngày Nga xâm lược Ukraine: Dư luận Việt Nam phân hóa như thế nào về Putin và Nga?

Tứ Trụ, Thường trực Ban Bí thư và những 'trường hợp đặc biệt'

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc công du Nam Mỹ, có 'thành công tốt đẹp'?

Việt Nam trước khả năng bị Trung Quốc sử dụng để lách thuế từ Mỹ trong nhiệm kỳ Trump 2.0

Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời Trump 1.0

Tướng công an, quân đội nào thăng tiến khi chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định?

'Lá đơn của sư Minh Tuệ': những điều khác lạ

Trump trở lại và cơ hội cho ngành chip Việt Nam

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị tố 'lạm dụng tình dục': phản ứng của các bên

Tô Lâm - Donald Trump: cuộc điện đàm dự báo mối quan hệ

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị bắt với cáo buộc lạm dụng tình dục trong chuyến thăm Chile

 

RFI

Biển Đông : Hoa Kỳ lần đầu tiên thừa nhận triển khai lực lượng đặc nhiệm đến Bãi Cỏ Mây

Vladimir Putin : Chiến tranh Ukraina đã mang tính « toàn cầu »

Lần đầu tiên, Nga tấn công Ukraina bằng tên lửa liên lục địa

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

ASEAN - ADMM : Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc từ chối gặp đồng cấp Mỹ

Tại Hội Đồng Bảo An, Mỹ phủ quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza

Vatican thúc đẩy hòa bình ở Ukraina trước ngưỡng cửa mùa đông thứ ba

 Dàn lãnh đạo mới Việt Nam : Trung Quốc và Nga vẫn là những người bạn khả tín nhất

Nghi vấn « Chiến tranh hỗn hợp » trên biển Baltic : Tàu Trung Quốc bất ngờ lọt tầm ngắm

"Vãn hồi hòa bình cho Ukraina bằng sức mạnh", Trump – Zelensky cùng chung chí hướng ?

Báo chí Anh : Luân Đôn cho phép Ukraina sử dụng tên lửa Storm Shadow để tấn công Nga

Matxcơva chưa phản ứng chính thức về vụ Ukraina dùng tên lửa Storm Shadow tấn công Nga

Mỹ cấp 275 triệu đô la viện trợ quân sự và mìn sát thương cho Ukraina

Nga và Bắc Triều Tiên ký thỏa thuận mở rộng hợp tác kinh tế và khoa học

Mỹ : Elon Musk tiết lộ kế hoạch mạnh tay cắt giảm ngân sách liên bang

Matxcơva đe dọa đáp trả vụ Ukraina sử dụng vũ khí tầm xa Mỹ bắn vào lãnh thổ Nga

Khai mạc Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN vào lúc căng thẳng với Trung Quốc gia tăng ở Biển Đông

Thượng đỉnh G20 khép lại với tuyên bố chung chống nạn đói toàn cầu

Việt Nam: Vì sao bão Yagi khiến nhiều người chết ở các vùng đồi núi ?

 (Yonhap) – 20 năm liên tiếp, Bắc Triều Tiên bị lên án vi phạm nhân quyền. Nghị quyết đã được Ủy Ban Xã hội, Nhân đạo và Văn hóa Liên Hiệp Quốc thông qua, không cần biểu quyết, ngày 20/11/2024, như thông lệ từ năm 2005. Nghị quyết kêu gọi chế độ Kim Jong Un bãi bỏ mọi biện pháp và quy định hạn chế quyền tự do lương tâm. Cùng ngày, một nhóm làm việc về bắt giữ tùy tiện, trực thuộc Liên Hiệp quốc, đã ra kết luận về những vụ Trung Quốc bắt người Bắc Triều Tiên đào tẩu hồi hương năm 2023 là « tước đoạt tự do một cách tùy tiện ». Trong số hàng trăm người bị ép hồi hương có Kim Cheol Ok, trốn ở lại Trung Quốc sau Á Vận Hội Hàng Châu tháng 10/2023.

(Reuters) – Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không ở vùng đông bắc, gần Ukraina. Trong thông điệp video đăng trên Facebook tối 20/11/2024, bộ trưởng Quốc Phòng Hungary giải thích cho biện pháp này là do mối đe dọa « lớn chưa từng có » vì chiến tranh Nga-Ukraina ngày càng nghiêm trọng. Biện pháp được thông qua sau khi bộ trưởng Kristof Szalay-Bobrovniczky họp với thủ tướng Viktor Orban. Ngoài ra, nhiều lực lượng trong quân đội Hungary cũng được đặt trong tình trạng báo động cấp độ cao.

(AFP) - Ủy Ban Châu Âu hoàn tất nội các. Sau nhiều buổi thương lượng khó khăn, tối 20/11/2024, cánh hữu, cánh trung, xã hội-dân chủ cuối cùng cũng tìm được thỏa thuận tại Nghị Viện Châu Âu ở Bruxelles. Lần đầu tiên, một vị trí phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu được giao cho phe cực hữu : ông Raffaele Fitto, thành viên đảng Fratteli Ý của thủ tướng Giorgia Meloni. Thành phần nội các mới sẽ còn phải chờ được đưa ra bỏ phiếu trong phiên toàn thể Nghị Viện ngày 27/11 ở Strasbourg để chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/12 dưới sự điều hành của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen.

(AFP) – Ford thông báo hủy 4.000 việc làm ở châu Âu cho đến năm 2027. Theo thông báo ngày 20/11/2024 của Ford, con số này tương đương với khoảng 14% tổng số nhân viên của tập đoàn Mỹ tại châu Âu. Được coi là trụ cột trong ngành công nghiệp xe hơi, nhà sản xuất Mỹ cũng không tránh được sự sụt giảm trên thị trường từ khoảng 20 năm nay và đặc biệt là do bị Trung Quốc cạnh tranh. Năm 2023, Ford đã phải sa thải 3.800 nhân viên ở châu Âu.

(RFI) – Nga muốn tăng cường hợp tác an ninh với Trung Phi. Theo điện Kremlin, tổng thống Vladimir Putin đã trao đổi với tổng thống Trung Phi Faustin-Archange Touadéra sáng 20/11/2024 và « nhấn mạnh đến cuộc chiến chống khủng bố và đảm bảo ổn định » ở Cộng hòa Trung Phi. Vấn đề này luôn được Nga thúc đẩy ở châu Phi, đặc biệt là vùng Sahel để chống lại sự hiện diện và ảnh hưởng của các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp.

(Yonhap) – Hải quân Hàn Quốc và Pháp, ngày 20/11/2024, tập trận chung. Theo thông báo của hải quân Hàn Quốc, cuộc tập trận diễn ra ngoài khơi thành phố cảng Busan, với sự tham gia của tàu khu trục ROKS Choi Young và trực thăng Lynx của Hàn Quốc, cùng với tàu khu trục Prairial của Pháp, nhằm tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong năm nay, hải quân Hàn Quốc đã thực hiện các cuộc tập trận tương tự với các nước Hà Lan, Đức và Úc.

(AFP) – Tư pháp Ý cáo buộc hai người làm gián điệp cho Nga. Các công tố viên, hôm qua 20/11/2024, thông báo mở cuộc điều tra nhắm vào hai đối tượng bị nghi ngờ hợp tác với các cơ quan tình báo Nga từ tháng 05/2023, cung cấp cho Matxcơva hình ảnh các cơ sở quân sự và thông tin nhạy cảm liên quan đến chuyên viên về drone và an ninh mạng.

(AFP) – Trung Quốc điều một tàu chiến hiện đại đến Hồng Kông. Tàu Hainan, được coi là sẽ đóng vai trò quan trọng đối với tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông và Đài Loan, đã cập cảng Hồng Kông hôm nay 21/11/2024, trong khuôn khổ chiến dịch truyền thông nhằm tôn vinh sức mạnh quân sự ngày càng hiện đại của Trung Quốc. Tàu đổ bộ lớn nặng 36.000 tấn này có khả năng mang theo trực thăng, được đánh giá là một bước tiến lớn đối với hải quân Trung Quốc khi được đưa vào sử dụng vào năm 2021.

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC: THỨ SÁU 22.11.2024

 

1/ TNLT TRỊNH BÁ PHƯƠNG TUYỆT THỰC HƠN 20 NGÀY

Tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương đang tuyệt thực ở trại tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam, vì bị đám cai tù tịch thu giấy bút, trong khi tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình không được gặp gia đình.

Ông Phương đang thọ án 10 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” trong khi ông Bình đang thọ án 14 năm với hai cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “chống người thi hành công vụ”.

Tin tuyệt thực được ông Phan Công Hải, người cùng bị giam trong khu tù chính trị cùng với hai ông Phương và Bình, báo cho hai gia đình sau khi ông mãn hạn tù và rời trại giam vào ngày 19/11.

Theo tin này, bốn ông Phương, Hải, Hoàng Đức Bình và Nguyễn Thái Bình bắt đầu tuyệt thực từ ngày 1/11 để phản đối việc tịch thu giấy bút và sách của trại giam. Tuy nhiên, ông Hoàng Đức Bình tuyệt thực đến ngày thứ 6 thì đau bụng, đi tiểu ra máu và bệnh sỏi thận.

Sang đến ngày thứ 15 thì hai ông Hải và Bình cũng phải dừng tuyệt thực vì sức khỏe quá yếu. Ông Phương vẫn tiếp tục tuyệt thực trong ngày ông Hải được trả tự do sau 5 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ”.

Nhận được tin từ ông Hải, vào ngày 21/11, cha và em gái của ông Hoàng Đức Bình đến trại giam để thăm gặp ông nhưng trại giam không cho gặp với lý do “bị hạn chế thăm gặp hai tháng một lần vì không có tiến bộ sau vụ kỷ luật vào tháng 4”.

Ông Hoàng Đức Bình vào cuối tháng 3 vừa qua đã bị kỷ luật biệt giam và cùm châm trong 10 ngày vì ông phản đối cách đối xử vô nhân đạo của đám cai tù với các tù nhân chính trị.

RFA

 

2/ BỘ CHÍNH TRỊ CẢNH CÁO ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ VÀ VÕ VĂN THƯỞNG

Hai uỷ viên bộ chính trị phải từ chức trước khi ông Tô Lâm lên nắm chức Tổng bí thư CSVN vừa mới bị bộ chính trị xem xét thi hành kỷ luật.

Vào tối 20/11 bộ chính trị đã mở phiên họp về việc xem xét, thi hành kỷ luật các đảng viên có vi phạm. Theo đó, bộ chính trị nhận thấy cựu chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong thời gian giữ chức bí thư tỉnh Quảng Ngãi đã vi phạm quy định của đảng, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. Tuy nhiên ông Thưởng đang bị bệnh nặng nên chưa xử lý.

Tương tự như ông Thưởng, ông Vương Đình Huệ trong thời gian giữ cương vị ủy viên bộ chính trị và chủ tịch quốc hội cũng đã vi phạm quy định của đảng và nhà nước.

Bộ chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo hai ông Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng.

Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Thể, cựu bộ trưởng giao thông, cũng bị kỷ luật cảnh cáo vì các sai phạm của mình liên quan đến vụ án của tập đoàn Thuận An.

Cần biết là trong tuần qua, một loạt các quan chức cấp cao ở các tỉnh và bộ ngành tại Việt Nam đã bị kỷ luật do các sai phạm liên quan đến hai tập đoàn tư nhân là Phúc Sơn và Thuận An. Đây là hai tập đoàn đã có những dự án ở các địa phương bao gồm Quảng Ngãi.

Trong vụ án liên quan tập đoàn Thuận An, ông Phạm Thái Hà, thư ký lâu năm của ông Vương Đình Huệ, đã bị khởi tố và bắt giam với cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

RFA

 

3/ KÊNH ĐÀO FUNAN CỦA CAMPUCHIA GẶP KHÓ VÌ TRUNG CỘNG KHÔNG CHI VỐN

Tại một buổi lễ vào tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã quỳ xuống để được các nhà sư ban phước trong lúc pháo hoa và bóng bay báo hiệu việc động thổ cho con kênh mà ông hy vọng sẽ thay đổi vận mệnh kinh tế của đất nước.

Phát biểu trước hàng trăm người vẫy quốc kỳ Campuchia, ông Hun Manet cho biết Trung Cộng sẽ góp 49% ngân quỹ xây dựng kênh đào Funan kết nối sông Mekong với Vịnh Thái Lan và giảm sự phụ thuộc của Campuchia vào Việt Nam trong vận chuyển hàng hóa.

Nhà cầm quyền Campuchia ước tính dự án cơ sở hạ tầng chiến lược này sẽ tiêu tốn hơn 1 tỷ 700 triệu Mỹ kim, tức gần 4% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Campuchia. Nhưng nhiều tháng sau, số tiền đóng góp Trung Cộng vẫn bị nghi ngờ.

Bốn người tham gia trực tiếp vào kế hoạch đầu tư cho biết là Trung Cộng đã bày tỏ sự hoài nghi về dự án và chưa đưa ra cam kết dứt khoát về tài trợ. Bộ ngoại giao Trung Cộng đã không trả lời câu hỏi về khoản tài trợ, nhưng cho biết hai nước là “bạn bè kiên định”.

Việc Trung Cộng thiếu cam kết rõ ràng có thể tạo ra nguy cơ cho toàn bộ kế hoạch, do sự không chắc chắn về chi phí của dự án, tác động môi trường và tính khả thi về tài chính. Nó cũng cho thấy Trung Cộng đang giảm mạnh các khoản đầu tư ở nước ngoài vì các khó khăn kinh tế ở trong nước.

Kênh đào dài 180 cây số này sẽ mở rộng đáng kể tuyến đường thủy hiện có và dẫn nước từ đồng bằng sông Mekong, vùng canh tác lúa nhạy cảm, đến Vịnh Thái Lan, cắt giảm việc vận chuyển của Campuchia qua ngõ Việt Nam.

Tại buổi lễ khởi công vào tháng 8, Thủ tướng Hun Manet đã cho biết cổ phần của Trung Cộng trong dự án ở mức 49%, phần còn lại là do các công ty Campuchia trang trải. Tuy nhiên Tân Hoa Xã đã không đả động gì đến sự tham gia của Trung Cộng trong bản tin của họ về lễ động thổ kênh đào.

Hơn ba tháng sau lễ khởi công, địa điểm tổ chức buổi lễ bên bờ sông Mekong đã bị bỏ hoang, theo thông tấn xã Reuters. Phi Luật Tân

VOA

 

4/ LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM MỸ HỖ TRỢ PHI LUẬT TÂN Ở BIỂN ĐÔNG

Quân đội Mỹ đang hỗ trợ các hoạt động của ở Biển Đông thông qua một lực lượng đặc nhiệm, theo tiết lộ của một quan chức thuộc tòa đại sứ Hoa Kỳ vào hôm qua 21/11.

Lực lượng đặc nhiệm có tên là Ayungin, được đặt tên theo cách gọi của Phi Luật Tân cho Bãi Cỏ Mây, một hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông lần đầu tiên được Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đề cập trong tuần này trong chuyến công du Phi Luật Tân.

Lực lượng đặc nhiệm Ayungin tăng cường sự phối hợp và hiệp đồng tác chiến của liên minh Mỹ và Phi Luật Tân bằng cách cho phép các lực lượng Mỹ hỗ trợ các hoạt động của quân đội Phi Luật Tân ở Biển Đông. Tuy nhiên hiện chưa rõ là lực lượng này sẽ hỗ trợ những gì.

Quan hệ quốc phòng giữa Phi Luật Tân và Mỹ đã củng cố nhanh chóng trong vài năm qua, gây bực bội cho Trung Cộng. Mỹ tuyên bố họ có lợi ích hợp pháp trong việc bảo đảm hòa bình và tự do hàng hải ở vùng biển có tranh chấp nhất châu Á.

Cố vấn an ninh quốc gia Phi Luật Tân, ông Eduardo Anom, cho biết các hoạt động của nước này ở Biển Đông, bao gồm nhiệm vụ tiếp tế cho binh lính của họ trú đóng tại Bãi Cỏ Mây vẫn là hoạt động riêng tư của Phi Luật Tân. Đại sứ Phi Luật Tân tại Mỹ trước đó cho biết Phi Luật Tân không yêu cầu Washington hỗ trợ tiếp tế và Mỹ chỉ giúp đỡ về mặt “hình ảnh”.

Trung Cộng và Phi Luật Tân đã thường xuyên đối đầu trong thời gian gần đây, với Trung Cộng tức giận về việc Phi Luật Tân tiếp tế cho binh lính của họ đóng trên Sierra Madre, một chiếc tàu chiến rỉ sét đã bị cố tình để mắc cạn trên bãi cạn 25 năm trước để củng cố chủ quyền của Phi Luật Tân.

Căng thẳng đã sôi sục nhiều lần, với lực lượng hải cảnh Trung Cộng bị cáo buộc đâm tàu tiếp tế, và xử dụng vòi rồng làm bị thương các quan chức Phi Luật Tân.

VOA

 

VNThoibao

VNTB – Nhà Cầu Giữa Cuộc Cách Mạng Bốn Không 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 22/11/2024

Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết

 

Báo Tiếng Dân

Lương giáo viên thấp?20/11/2024

 

Thuy My

Lời cảm ơn độc giả thứ 11 triệu

Nguyễn Đình Bổn - Chơi lớn trước ngày ông Trump nhậm chức!

Lê Xuân Nghĩa - Lần đầu tiên Nga sử dụng ICBM tấn công Ukraine

Võ Khánh Tuyên - Từng bước từng bước thầm ?

Lưu Trọng Văn - Hãy bắt đầu cách mạng từ một tỉnh

Thái Hạo - Một môn hai thầy!

Nguyễn văn Sâm - Nghề Thầy

Nguyên Tống - Chuyện bây giờ mới kể, nhân ngày Hiến chương các Nhà Giáo

Nguyễn Ngọc Chu - Nhớ đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân

Bùi Chí Vinh - Vài lời về nhóm thơ Hồn Trẻ

Thái Vũ - Tìm cục gạch mùa đông...

Liễu Hằng - Mua danh

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Không có gì mà Trump không dám 22/11/2024

Mong giải một nỗi oan trễ tràng 22/11/2024

Hãy bắt đầu cách mạng từ một tỉnh 22/11/2024

Thư ngỏ gửi Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm 22/11/2024

Dạy thêm học thêm 22/11/2024

Những người treo cờ 21/11/2024

Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng? 21/11/2024

Nhà báo Phạm Chí Dũng mới chỉ đi qua 1/3 chặng đường 15 năm lao tù 21/11/2024

Vụ Xuyên Việt Oil: Cựu Thứ trưởng khai nhận ‘quà’ hàng chục nghìn USD 21/11/2024

Lương giáo viên thấp? 21/11/2024

Chia tay Hoài Phương 21/11/2024

20.11 không phải là ngày nhà giáo ăn mừng 21/11/2024

Xung đột lợi ích trong giáo dục 21/11/2024

Những điều có vẻ trớ trêu thời kinh tế thị trường (*) 21/11/2024

Giáo dục: không khó 20/11/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

BỘ CHÍNH TRỊ CẢNH CÁO ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ, NGUYỄN VĂN THỂ

Sơn Hà

https://vnexpress.net/bo-chinh-tri-canh-cao-ong-vuong-dinh-hue-nguyen-van-the-4818864.html

Bộ Chính trị cảnh cáo hai ông Vương Đình Huệ và Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

 

Ngày 20/11, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy các ông Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể và một số cán bộ khác đã có vi phạm, khuyết điểm.

 

Cụ thể, ông Võ Văn Thưởng trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2010-2015, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch nước và ông Vương Đình Huệ trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

 

Ông Thưởng và ông Huệ cũng vi phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Vì thế, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ. Ông Võ Văn Thưởng chưa xem xét kỷ luật do đang điều trị bệnh.

 

Ông Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước. Bộ Chính trị quyết định cảnh cáo ông Nguyễn Văn Thể.

 

Ông Phạm Văn Vọng trong thời gian giữ chức vụ ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc (từ tháng 5/2010 đến tháng 2/2015) đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

 

Vi phạm của ông "gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn ngân sách nhà nước, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương". Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Văn Vọng.

 

Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để Bộ Giao thông Vận tải và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong tổ chức thực hiện một số dự án, gói thầu do Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện. Một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của Bộ vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

 

Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) các nhiệm kỳ 2015-2020, 2021-2026 đã có vi phạm, khuyết điểm gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và VCCI.

 

Các ông Phùng Quang Hùng, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Hà Hòa Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Trần Văn Vẹn, nguyên ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Nam, đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

 

Ba ông cũng vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây "hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước".

 

Ban Bí thư quyết định khai trừ khỏi Đảng đối với các ông Phùng Quang Hùng, Hà Hòa Bình, Trần Văn Vẹn; cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026, Đảng đoàn VCCI nhiệm kỳ 2015-2020 và khiển trách Đảng đoàn VCCI nhiệm kỳ 2021-2026. Các cơ quan chức năng được đề nghị thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.

 

LOẠT CẦU 'ĐẮP CHIẾU' DO THIẾU ĐƯỜNG KẾT NỐI

Bùi Toàn - Phước Tuấn - Trần Hóa

https://vnexpress.net/loat-cau-dap-chieu-do-thieu-duong-ket-noi-4818817.html

Nhiều cầu ở Đồng Nai, Phú Yên, Kon Tum và Đăk Lăk đã xây xong nhưng không thể sử dụng do thiếu đường dẫn, gây lãng phí, ảnh hưởng đời sống người dân.


Tại Đồng Nai, cầu Vàm Cái Sứt trên hương lộ 2 bắc qua sông Buông nối xã Long Hưng và phường Tam Phước, TP Biên Hòa, khởi công cuối năm 2020 với kinh phí 400 tỷ đồng. Sau bốn năm, công trình đã cơ bản hoàn thành, nhưng chưa có đường kết nối nên không thể khai thác.

 

6 km của dự án hương lộ 2 (giai đoạn 2) từ cầu Vàm Cái Sứt đến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây chưa được xây dựng do trước đây giao cho nhà đầu tư. UBND tỉnh Đồng Nai đã giao Sở Kế hoạch đầu tư và Sở Giao thông Vận tải hoàn thiện thủ tục, sớm khởi công dự án bằng vốn ngân sách.

 

Cầu Vàm Cái Sứt khi hoàn thành dài 650 m, trong đó phần cầu dài 450 m, rộng hơn 23,6 m với 4 làn xe. Hiện mặt cầu đã được thảm nhựa, song chưa kẻ vạch phân chia làn.

 

Tại Phú Yên, cầu vượt Vĩnh Cửu tại thị xã Đông Hòa dài 84 m, rộng 57 m, xây năm 2015 và hoàn thiện 4 năm sau đó. Công trình nằm trong dự án tuyến đường Phước Tân - Bãi Ngà, đoạn qua nhà máy lọc dầu Vũng Rô, có tổng mức đầu tư hơn 489 tỷ đồng, được khởi công vào năm 2015, dự kiến hoàn thành năm 2017.

 

Hiện toàn dự án tạm dừng thi công, khối lượng mới đạt 84,2%.

 

Cầu Vĩnh Cửu hiện hoàn thành thi công lao dầm nhưng đến nay chưa thể làm đường dẫn trên cầu do vướng mặt bằng. Xung quanh công trình cỏ cây mọc um tùm, nhiều khói bụi khi có xe lớn đi qua.

 

Tại dự án (bao gồm cầu), 167 hộ bị ảnh hưởng (201 thửa đất), đến nay có 100 hộ (135 thửa đất) đã nhận tiền bồi thường, còn lại chưa đồng ý nhận tiền và chưa được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

 

Dưới gầm cầu Vĩnh Cửu, đất đá nhếch nhác, đọng nước vào mùa mưa. Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, bàn giao toàn bộ mặt bằng trong tháng 11 năm nay.

 

Tại TP Kon Tum, cầu số 3 bắc qua sông Đăk Bla nối xã Vinh Quang và phường Nguyễn Trãi, được UBND tỉnh phê duyệt dự án từ năm 2017. Dự án trên có tổng mức đầu tư trên 121 tỷ đồng. Công trình đã nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng vào năm 2022.

 

Năm 2019, UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt dự án đường dẫn vào cầu số 3 qua sông Đăk Bla với tổng mức đầu tư 87 tỷ đồng.

Đường dẫn dài hơn 1,6 km, trong đó đường dẫn ở xã Vinh Quang dài 0,5 km, phía phường Nguyễn Trãi dài 1,1 km. Do vướng mắc về mặt bằng, giá đất đền bù, dự án đường dẫn gia hạn đến cuối năm 2024.

 

Cầu vượt sông Krông Bông, nối huyện Krông Păk - Krông Bông (Đăk Lăk) và đường dẫn có tổng mức đầu tư hơn 318 tỷ đồng. Cầu đã hoàn thành một năm nhưng chưa có đường dẫn vì vướng mặt bằng.

 

Phần lớn mặt bằng dự án trên địa phận huyện Krông Păk đã bàn giao cho chủ đầu tư, còn 2 hộ dân chưa nhận tiền do không đồng thuận giá bồi thường.

 

Với phần dự án trên địa phận huyện Krông Bông, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện này đang chuẩn bị bàn giao cho chủ đầu tư 3,99 ha; còn lại hơn 177 m2 và trụ sở làm việc của Trạm Kiểm lâm số 2 - Vườn Quốc gia Chư Yang Sin đang làm thủ tục thanh lý tài sản công.

 

Do chưa có đường dẫn, chủ đầu tư rào chắn, không cho xe qua cầu gây mất an toàn. Người dân phải qua sông Krông Bông bằng thuyền.

 

KỶ LUẬT NHIỀU CÁN BỘ Ở ĐẮK LẮK

Huỳnh Thủy/Tiền Phong

https://znews.vn/ky-luat-nhieu-can-bo-o-dak-lak-post1512753.html

Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Đắk Lắk đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy thi hành kỷ luật nguyên Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Lắk bằng hình thức khai trừ Đảng.

 

UBKT Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2020-2025, vừa có thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 31. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xem xét, thi hành kỷ luật đối với các đảng viên vi phạm.

 

Cụ thể, các cá nhân có khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, thực hiện quy định về quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên (rừng), gồm: Ông Trần Anh Sơn - Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Wing; ông Nguyễn Văn Minh - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar giai đoạn 2015-2021, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Cư M’gar nhiệm kỳ 2020-2025; ông Trương Văn Chỉ - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar nhiệm kỳ 2016-2021.

 

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Trần Anh Sơn và Nguyễn Văn Minh; cảnh cáo đối với ông Trương Văn Chỉ.

 

Cũng tại kỳ họp này, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét các vi phạm của ông Đào Văn Hán, nguyên Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Lắk. Ông Hán đã có khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

 

Căn cứ quy định của Đảng, UBKT Tỉnh ủy đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy thi hành kỷ luật ông Đào Văn Hán bằng hình thức khai trừ Đảng.

 

CỰU CỤC TRƯỞNG THANH TRA XIN GIẢM NHẸ ĐỂ VỀ TRỊ BỆNH

Thanh Phương/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/cuu-cuc-truong-thanh-tra-xin-giam-nhe-de-ve-tri-benh-post1512754.html

 

Bị tuyên phạt chung thân vì liên quan tới vụ Vạn Thịnh Phát, cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn mong được xem xét thêm những tình tiết giảm nhẹ mới để có thể sớm trở về với gia đình và điều trị bệnh.

 

Ngày 21/11, phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm tiếp tục phần tranh luận.

 

Bào chữa cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra Ngân hàng SCB), luật sư cho rằng tại phiên sơ thẩm mới chỉ áp dụng tình tiết giảm nhẹ là "người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải".

 

Vì vậy, luật sư đề nghị cấp phúc thẩm xem xét áp dụng thêm các tình tiết giảm nhẹ như: người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; người phạm tội có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

 

Lý do cần áp dụng thêm những tình tiết giảm nhẹ này, theo luật sư, là ngay tại thời điểm vụ án được phá, bị cáo Nhàn đã có đơn thú tội và nhận thức được hành vi sai trái của mình.

 

Bên cạnh đó, ngoài việc nộp đủ 5,2 triệu USD khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án, thì bị cáo Nhàn còn nộp thêm 1 tỷ đồng (dù bản án sơ thẩm không tuyên buộc). Điều này thể hiện sự nỗ lực, sự ăn năn và chuyển biến về nhận thức của bị cáo.

 

Vì vậy, luật sư không đồng tình với quan điểm của đại diện VKS tại phiên tòa phúc thẩm, cho rằng bị cáo Nhàn có ăn năn hối cải và nộp khắc phục hậu quả, nhưng không có căn cứ để xem xét giảm nhẹ.

 

Luật sư đề nghị HĐXX xem xét Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt đối với bị cáo Nhàn.

 

Tự bào chữa, bị cáo Nhàn trình bày đã báo cáo đầy đủ sai phạm, thực trạng Ngân hàng SCB cho lãnh đạo vào thời điểm tiến hành thanh tra. Bị cáo cũng nhận thức có sai phạm, nên khắc phục hậu quả ngay từ đầu.

 

“Cả một đời cống hiến của bị cáo đã bị hủy bỏ bởi một lần sai phạm. Hiện khối u trong cơ thể bị cáo ngày một lớn, 2 năm nay chưa được thăm khám. Bị cáo thiết tha đề nghị tòa xem xét thêm những tình tiết giảm nhẹ mới để có thể sớm trở về với gia đình và điều trị bệnh”, bị cáo Nhàn nói trong nước mắt.

 

Theo bản án sơ thẩm, trong quá trình thanh tra, với vai trò là trưởng đoàn, bà Nhàn đã nhận 5,2 triệu USD của Ngân hàng SCB thông qua bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB).

 

Sau đó, bị cáo Nhàn chỉ đạo cấp dưới báo cáo và ban hành dự thảo kết luận thanh tra không khách quan, không trung thực, không đúng thực trạng tài chính, bao che, bưng bít sai phạm của Ngân hàng SCB.

 

Với sai phạm này, bị cáo Nhàn bị TAND TP.HCM tuyên phạt chung thân về tội “Nhận hối lộ”.

 

KỶ LUẬT KHIỂN TRÁCH ĐỐI VỚI GIÁM ĐỐC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG NGÃI

Bình An

https://congthuong.vn/ky-luat-khien-trach-doi-voi-giam-doc-so-khoa-hoc-va-cong-nghe-tinh-quang-ngai-360189.html&link=autochanger

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký quyết định thi hành kỷ luật hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn vừa ký quyết định 1462/QĐ-UBND về việc thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi.

 

Theo đó, thi hành kỷ luật hình thức Khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi.

 

Ông Nguyễn Văn Thành bị kỷ luật do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đã chỉ ra tại các kết luận nội dung tố cáo số 102/KL-UBND ngày 8/12/2023 và số 103/KL-UBND ngày 22/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Thời gian thi hành kỷ luật là 12 tháng, từ ngày 15/11/2024.

 

Trong đó, các kết luận xác định nội dung tố cáo liên quan đến việc ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chưa tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định giao sử dụng đối với tài sản là kết quả của 35 nhiệm vụ khoa học công nghệ là tố cáo đúng. Các kết luận cũng chỉ ra quá trình thực hiện nhiệm vụ công vụ của ông Nguyễn Văn Thành không tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về lĩnh vực khoa học công nghệ đối với các đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh….

 

Trước đó, năm 2023, Báo Công Thương đã thông tin việc tỉnh Quảng Ngãi lập đoàn xác minh nội dung tố cáo Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Văn Thành.

 

HÀ NỘI: 10 CƠ SỞ Y DƯỢC BỊ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VÌ VI PHẠM QUY ĐỊNH

Thuỳ Dương

https://congthuong.vn/ha-noi-10-co-so-y-duoc-bi-xu-phat-hanh-chinh-vi-vi-pham-quy-dinh-360122.html

 

Trong nửa đầu tháng 11/2024, Sở Y tế Hà Nội đã xử phạt 10 cơ sở y dược tư nhân trên địa bàn Hà Nội với tổng số tiền phạt lên tới 130 triệu đồng.

 

Từ ngày 11 đến ngày 15/11/2024, Sở Y tế Hà Nội - thành viên của Ban Chỉ đạo 389 thành phố - đã công bố quyết định xử phạt nhiều cơ sở hành nghề y dược tư nhân với các mức phạt khác nhau, tổng cộng liên quan đến 10 cơ sở kinh doanh thuốc đông y, dược liệu và các công ty dược phẩm. Các vi phạm chủ yếu xoay quanh việc không tuân thủ quy định về quản lý, lưu trữ thông tin và thực hành tốt cơ sở kinh doanh thuốc.

 

Ba cơ sở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu bị xử phạt mức 2 triệu đồng mỗi đơn vị gồm: Cơ sở Trương Kim Chi (số 52 Lãn Ông, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm), cơ sở Thanh Bình (số 71 Lãn Ông, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm) và cơ sở Nguyễn Thu Thảo (số 36 Lãn Ông, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm). Các cơ sở này bị phát hiện không mở sổ hoặc không sử dụng máy tính để quản lý nhập, xuất, tồn trữ, cũng như theo dõi số lô, hạn dùng và nguồn gốc thuốc, vi phạm quy định pháp luật về kiểm soát thông tin dược liệu.

 

Hai nhà thuốc kinh doanh dược bị phạt 7,5 triệu đồng mỗi đơn vị gồm: Nhà thuốc Hà Thắng (số 31, ngõ 268, tổ 22 phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) và nhà thuốc Thủy Phượng (số 6 phố Kỳ Vũ, TDP 2, phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm). Cả hai nhà thuốc này không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định. Đây là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trong hoạt động kinh doanh dược phẩm.

 

Bốn công ty dược phẩm bị phạt 15 triệu đồng mỗi đơn vị do không lưu giữ chứng từ, tài liệu liên quan đến lô thuốc trong thời gian phải lưu giữ theo quy định của pháp luật. Các công ty này bao gồm: Công ty TNHH thương mại dược phẩm Đông Á (lô A2 - CN3, Cụm công nghiệp Từ Liêm, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm), Công ty Cổ phần dược phẩm và công trình y tế Hà Nội (tầng 2 số 27 ngách 77 ngõ 211, đường Khương Trung, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân), Công ty Cổ phần dược phẩm Tùng Linh (nhà B-TT8-4, khu nhà ở Him Lam Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) và Công ty Cổ phần dược phẩm Sông Nhuệ (số 103 Nguyễn Viết Xuân, phường Quang Trung, quận Hà Đông).

 

Đặc biệt, Công ty Cổ phần thảo dược Phương Huệ (thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì) bị phạt 50 triệu đồng vì không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt phân phối thuốc. Đây là vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc kiểm soát chất lượng và an toàn trong chuỗi phân phối thuốc.

 

Việc xử phạt các cơ sở vi phạm không chỉ thể hiện quyết tâm của cơ quan chức năng trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn dược phẩm mà còn là lời nhắc nhở đối với các đơn vị kinh doanh y dược về trách nhiệm tuân thủ pháp luật. Các đơn vị cần nhanh chóng khắc phục các sai phạm, đồng thời nâng cao ý thức trong việc thực hiện các quy định để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người dân.

 

PHÁ Ổ NHÓM LÀM GIẢ THẺ NGÀNH CÔNG AN, QUÂN ĐỘI ĐỂ LỪA TIỀN NGÂN HÀNG

Thanh Hà

https://soha.vn/pha-o-nhom-lam-gia-the-nganh-cong-an-quan-doi-de-lua-tien-ngan-hang-19824112207080113.htm

Công an quận Đống Đa (Hà Nội) vừa triệt phá ổ nhóm làm giả thẻ ngành công an, quân đội với mục đích lừa đảo vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản của các ngân hàng.

 

Các bị can gồm Đàm Đình Phú (SN 1993, trú tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội), Đoàn Duy Thái (SN 1997, trú tại huyện Tứ Kỳ, Hải Dương), Nguyễn Ngọc Lân (SN 1989, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Đỗ Văn Hoàng (SN 1998, trú tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội), Nguyễn Hữu Nam (SN 1994, trú tại huyện Ba Vì, Hà Nội) và Phạm Văn Quý (SN 1993, trú tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định).

 

Theo điều tra, vào tháng 7/2024, Phú quen biết một đối tượng qua nhóm “Hỗ trợ vay vốn nợ xấu” trên Facebook có thể làm giả các giấy tờ trong ngành công an và quân đội (Giấy chứng minh Công an nhân dân, Thẻ sĩ quan quân đội, Giấy xác nhận đơn vị công tác và Quyết định nâng lương thăng cấp bậc hàm...) để vay tiền tại các ngân hàng .

 

Sau đó, Phú đăng tải các bài viết với nội dung nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu lên mạng xã hội và sau khi vay tiền có thể "bùng" số tiền này. Khách đặt làm thẻ giả chỉ cần cung cấp hình ảnh chụp chân dung. Thẻ giả này sẽ được các đối tượng dùng để làm thủ tục vay tiền ngân hàng.

 

Đến tháng 8/2024, Phú thuê căn nhà và mở văn phòng tư vấn cho vay và làm cùng Thái.

 

Thái có nhiệm vụ soạn thảo giấy xác nhận đơn vị công tác, sửa Quyết định nâng lương, thăng cấp bậc hàm, đặt làm các biển tên trong ngành Công an và Quân đội và tìm khách hàng cần vay tiền để làm giả hồ sơ. Sau khi làm xong các đối tượng thay nhau giả chữ ký để ký lên các giấy tờ này.

 

Cơ quan chức năng xác định nhóm của Phú đã làm giả và sử dụng 7 bộ hồ sơ để vay tiền tại ngân hàng. Hiện vụ án đang tiếp tục được mở rộng.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment