Đối Thoại Điểm Tin ngày 19 tháng 11 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Ukraine
ghi dấu 1.000 ngày bị Nga xâm lược, tính dừng chiến tranh vào năm tới
Một
số người gốc Việt ở Australia biểu tình phản đối dẫn độ Y Quynh Bdap
Hình
ảnh ông Trump nhún nhảy trở thành ‘hiện tượng mạng’ ở Trung Quốc
Ảnh
vệ tinh cho thấy Nga tính mở rộng sản xuất phi đạn
Derek Trần tăng
hy vọng sẽ là Dân biểu liên bang, hiện hơn Michelle Steel 102 phiếu
Quan chức Nga: Việt Nam có thể được chọn để tổ chức
Thượng đỉnh Trump-Putin
Nước Mỹ trao
quyền lực từ tổng thống này sang tổng thống kia ra sao?
Lần đầu tiên một
tổng thống Mỹ đương nhiệm thăm rừng Amazon
Vì sao Trung Quốc
liên tục xảy ra những vụ tàn sát hàng loạt?
Quyết định của
Biden cho Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ có ý nghĩa gì?
‘Kỷ nguyên mới’
đụng ‘Chile’: 0-1
5
máy bay huấn luyện của Mỹ cung cấp cho Việt Nam về đến Tân Sơn Nhất
Cựu
Bí thư Vĩnh Phúc bị đề nghị kỷ luật đảng trong vụ án của Tập đoàn Phúc Sơn
Việt
Nam sẽ cho chạy các nhà máy điện than với công suất cao vào năm tới
Tám
người dân bị bắt vì dùng bom xăng chống cưỡng chế đất
Người
dân băn khoăn khi Hà Nội dự kiến hạn chế xe máy vào "vùng phát thải
thấp"
Tân
CTN Lương Cường và chuyến công du đầu tiên không như ý
Sư
Thích Minh Tuệ dừng khất thực lần hai vì “an ninh trật tự”
Số
phận Nguyễn Xuân Phúc và chính trường Việt Nam từ nay đến Đại hội 14
99%
quần đảo Trường Sa nằm trong tầm với của Trung Quốc theo nghiên cứu mới
Ghét
người Việt nhất không ai ngoài… chúng mình
Muốn
tinh giản bộ máy cần phải làm gì trước mắt?
Không
có gì cho Tập Cận Bình ở đây
Tô
Lâm thăm đảo Bạch Long Vĩ, Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông
Cựu
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường bị Đảng kỷ luật cảnh cáo vì liên quan Tập
đoàn Thuận An
Mỹ phát
sáu tỷ đồng tiền mặt cho 915 hộ dân ở Yên Bái bị ảnh hưởng nặng bởi bão Yagi
Trung
Quốc sẽ dự triển lãm vũ khí ở Việt Nam khi hợp tác quân sự hai nước ngày càng
sâu sắc
Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường vướng bê bối: Bộ Công an yêu cầu
FB chặn hiển thị tin ở Việt Nam
Kiên
Giang chuyển gần 60 ha rừng đặc dụng ở Phú Quốc làm khu du lịch đang bị dân
phản đối
BBC
1.000 ngày Nga xâm
lược Ukraine: Dư luận Việt Nam phân hóa như thế nào về Putin và Nga?
Tứ Trụ, Thường trực
Ban Bí thư và những 'trường hợp đặc biệt'
Dương Tử Quỳnh từng
thấy thất bại vì không có con
Kim Jong-un thúc
giục Triều Tiên cải thiện năng lực quân sự, sẵn sàng cho chiến tranh
Những người Kitô
giáo coi Trump là đấng cứu thế: Đây là lý do
Ukraine dùng tên
lửa Mỹ tấn công lãnh thổ Nga: Ảnh hưởng gì tới thế cục?
Những người đã về
đội của Donald Trump cho đến nay
‘Giấc mơ tan tành’:
học sinh nước ngoài lo lắng về hạn mức thị thực của Úc
'Cấm vuốt ve': vì
sao chó robot đang tuần tra quanh Mar-a-Lago?
Chủ tịch nước Lương
Cường kết thúc công du Nam Mỹ, có 'thành công tốt đẹp'?
Bluesky có thách
thức được X của Elon Musk?
Việt Nam trước khả
năng bị Trung Quốc sử dụng để lách thuế từ Mỹ trong nhiệm kỳ Trump 2.0
Nhìn lại quan hệ
Việt-Mỹ thời Trump 1.0
Tướng công an, quân
đội nào thăng tiến khi chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định?
'Lá đơn của sư Minh
Tuệ': những điều khác lạ
Tam giác Phát triển
và cáo buộc 'cách mạng màu' tại Campuchia
Trump trở lại và cơ
hội cho ngành chip Việt Nam
Cận vệ Chủ tịch
nước Lương Cường bị tố 'lạm dụng tình dục': phản ứng của các bên
Tô Lâm - Donald
Trump: cuộc điện đàm dự báo mối quan hệ
Cận vệ Chủ tịch
nước Lương Cường bị bắt với cáo buộc lạm dụng tình dục trong chuyến thăm Chile
Trump tái xuất, các
công ty rút khỏi Trung Quốc, lợi và hại cho Việt Nam
Trump đắc cử và
dự án tỷ đô ở Hưng Yên
‘Cờ ngụy’ và ‘ngón
tay thối’ trong bảo tàng quân sự
Đức nói với Bộ
trưởng Lương Tam Quang: 'Không được tái diễn vụ việc tương tự Trịnh Xuân Thanh'
Mỹ cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga
Brazil khai mạc thượng đỉnh G20 trong bối cảnh chiến tranh
Ukraina, Cận Đông tiếp diễn
Mỹ và Phillipines ký thỏa thuận tăng cường trao đổi thông tin tình
báo quân sự
Thành công của tuyến đường sắt đô thị 3 Hà Nội mở đường cho những
dự án khác với Pháp ?
Thấy gì từ việc Washington cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa
của Mỹ trên lãnh thổ Nga ?
Chiến tranh Ukraina : Đêm kinh hoàng tại Sumy
Chiến tranh Ukraina: Bắc Triều Tiên cung cấp cho Nga tên lửa và
pháo tầm xa
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên kêu gọi củng cố « không hạn chế » năng lực
hạt nhân
COP29 không tiến triển, mọi hy vọng hướng về thượng đỉnh G20 ở
Brazil
Nông dân Pháp lại phẫn nộ biểu tình vì thỏa thuận cạnh tranh không
công bằng với Nam Mỹ
MERCOSUR : Nông dân Pháp biểu tình phản đối hiệp định tự do
mậu dịch Liên Âu - châu Mỹ Latinh
Ngành xa xỉ phẩm mất hàng triệu khách hàng trên thế giới
Nga không kích ồ ạt mạng lưới năng lượng Ukraina, Ba Lan điều
chiến đấu cơ chuẩn bị nghênh chiến
Ấn Độ lần đầu tiên thử thành công tên lửa siêu thanh
An ninh Đông Á bị tác động nghiêm trọng vì lính Bắc Triều Tiên can
dự chiến tranh Ukraina
Quân đội Nhật Bản sẽ huấn luyện với quân đội Úc và Mỹ ở cảng
Darwin
(Yonhap) – Peru, cầu tàu cho vũ khí Hàn
Quốc thâm nhập thị trường Nam Mỹ. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC, diễn
ra hồi cuối tuần qua 16-17/11/2024, là cơ hội để các hãng vũ khí Hàn Quốc củng
cố các cơ sở, gia tăng hiện diện tại châu Mỹ Latinh. Nhân sự kiện này, hãng
Hyundai Rotem Co. đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Xưởng vũ khí và đạn
dược của bộ binh Peru. Tháng 5/2024, Hyundai cũng được chọn là nhà thầu phụ cho
hợp đồng xuất khẩu 30 xe bọc thép K-808 sang Peru. Công ty TNHH Công nghiệp
Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KAI) cũng đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) với cơ quan
hàng không SEMAN của Peru để cùng sản xuất các bộ phận của máy bay chiến đấu
KF-21 tại quốc gia Mỹ Latinh này.
(Reuters)
– Dòng khí đốt Nga giao cho châu Âu vẫn ổn định. Tập đoàn Khí đốt Nga Gazprom hôm nay,
18/11/2024, cho biết xuất khẩu khí đốt Nga sang châu Âu trung chuyển từ Ukraina
– đường trung chuyển chính sang Liên Âu – đã ổn định. Hôm thứ Bảy, Nga đã tạm
ngưng cấp khí đốt do doanh nghiệp OMV của Áo đe dọa tịch thu một phần khí đốt
của Nga để bồi thường cho một tranh chấp hợp đồng. Gazprom tuyên bố đã gởi 42,2
triệu m3 sang châu Âu qua ngả Ukraina hôm nay, bằng với khối lượng hôm Chủ
Nhật.
(The
Times) – Luân Đôn đang đàm phán với Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ… tìm biện pháp
ngăn chặn dòng người di cư sang Anh. Theo Times, hôm Chủ nhật, 17/11/2024, bộ
trưởng Nội Vụ Anh, Yvette Cooper, có thể đang thảo luận về vấn đề này với một
số chính phủ, trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác và an ninh có thể được ký
kết trước cuối năm nay. Trả lời báo giới bên lề thượng đỉnh G20, ở Brazil, thủ
tướng Anh, Keir Starmer kêu gọi chính quyền các nước thuyết phục người dân
tránh rời khỏi đất nước để tìm đường sang Anh với lộ trình vượt eo biển Manche
đầy nguy hiểm.
(AFP) –
Ấn Độ : Ô nhiễm không khí gấp hơn 60 lần so với ngưỡng tối đa của Tổ chức
Y tế Thế giới. Hôm
nay, 18/11/2024, nhiều địa điểm ở New Delhi, bụi siêu nhỏ PM2.5 (nguy hiểm nhất
vì xâm nhập trực tiếp vào máu) lên đến mức 907 microgam trên mét khối không khí
ở một số điểm của siêu đô thị 30 triệu dân này. Ô nhiễm không khí là nguyên
nhân gây ra 11,5% trường hợp tử vong ở vùng Delhi, tương đương 12.000 ca mỗi
năm. Hầu hết trường học đóng cửa, giao thông bị hạn chế.
(AFP) –
Giáo hoàng lần đầu tiên nói đến cáo buộc « diệt chủng » ở Gaza. Trong một cuốn sách sắp xuất bản,
mà trích đoạn được công bố hôm qua, 17/11/2024, giáo hoàng Phanxicô đã nói đến
các cáo buộc « diệt chủng » nhắm vào Israel, mà nhiều
luật gia và tổ chức quốc tế đưa ra. Theo nhà lãnh đạo Công giáo, các cáo buộc
này cần được thẩm định xem có phù hợp với khái niệm « diệt chủng »
hay không.
TIN TỨC: THỨ BA 19.11.2024
1/ 8 NGƯỜI DÂN VIỆT BỊ BẮT VÌ DÙNG BOM XĂNG CHỐNG
CƯỚP ĐẤT
Công an thị xã Tịnh Biên, tỉnh
An Giang, đã bắt giữ 8 người dân với cáo buộc chống người thi hành công vụ,
trong đó có 5 người là thuộc một gia đình.
Nội vụ xảy ra vào sáng 18/11,
cảnh sát cơ động cùng nhiều lực lượng khác thực hiện lệnh cưỡng chế phục vụ thi
công dự án nâng cấp tuyến đường liên tỉnh, từ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đi
qua khu vực tứ giác Long Xuyên nối với huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Dự án này có 641 gia đình bị
thu hồi đất đai, trong đó có 6 gia đình chưa đồng ý bàn giao đất đai, bao gồm
vợ chồng bà Lê Thị Ngọc Nhan và ông Lê Văn Điền chuyên làm ruộng.
Tám người bị cho là đã dùng bom
xăng, xe cuốc và hung khí tấn công lực lượng chức năng, khiến 5 quan chức bị
thương. Nhiều xe cộ và máy móc thi công bị hư hại. Tuy nhiên các bản tin lề
đảng không đưa ra các hình ảnh công an bị thương hay thiệt hại về tài sản.
Công an đã khống chế và bắt giữ
5 người trong cùng gia đình, bao gồm hai vợ chồng ông Điền và bà Nhan cùng với
hai con trai là Lê Phước Hoàng, Lê Phước Sang và cháu trai Nguyễn Văn Lộc. Ba
người khác cũng bị bắt giam gồm các ông Lê Công Triết, bà Nguyễn Thị Bích Thủy
và Lê Thị Thương.
Một bức ảnh cho thấy ông Lê
Phước Hoàng cầm chai bom xăng đã châm lửa đứng trên mái nhà, trong khi một bức
hình khác cho thấy người này mặc chiếc áo đẫm máu khi bị khống chế.
Vẫn theo báo chí lề đảng, vào năm
2019, nhà cầm quyền huyện Tịnh Biên ban hành quyết định thu hồi đất đai của gia
đình bà Nhan và bồi thường số tiền hơn 266 triệu đồng cho diện tích đất khoảng 120
thước vuông. Khi gia đình khiếu nại thì chỉ được bồi thường thêm 420 ngàn đồng
vào năm 2021.
2/ TOÀN
BỘ TRƯỜNG SA NẰM TRONG TẦM KIỂM SOÁT CỦA TRUNG CỘNG
Tờ báo South China Morning Post
vào hôm 16/11 loan tin về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Cộng về
vai trò của Đá Chữ Thập, hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Cộng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy căn
cứ quân sự mà Trung Cộng xây dựng trên Đá Chữ Thập đã giúp nước này rút ngắn
thời gian tiếp cận quần đảo Trường Sa từ 33 tiếng, xuống còn khoảng 15 tiếng.
Điều này biến Trung Cộng trở
thành quốc gia có khả năng triển khai lực lượng tới quần đảo Trường Sa nhanh
nhất, hơn cả Việt Nam, Philippines, lẫn Mã Lai. Đảo nhân tạo mà Trung Cộng xây
dựng ở Đá Chữ Thập cũng cho phép lực lượng nước này kiểm soát được 99% quần đảo
Trường Sa.
Cần nhắc lại, đảo Đá Chữ Thập
bị Trung Cộng tấn chiếm vào đầu năm 1988 bất chấp sự phản đối từ Việt Nam. Từ
năm 2014, Trung Cộng đã tăng cường hoạt động bồi đắp và biến bãi này trở thành
đảo nhân tạo, với các cơ sở hạ tầng quân sự như phi trường, hệ thống radar và
nhà chứa phi đạn.
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch
Hàng hải Á châu còn cho biết Trung Cộng đã bố trí pháo phòng không và các hệ
thống phòng thủ khác ở đây. Đảo nhân tạo này được đánh giá có triển vọng trở
thành căn cứ quân sự hiện đại bậc nhất của Trung Cộng ở phía nam Biển Đông, và
còn có thể được mở rộng thêm.
Giới chuyên gia Trung Cộng nhấn
mạnh vào vai trò tìm kiếm cứu nạn của căn cứ trên Đá Chữ Thập, vì từ năm 2019, Trung
Cộng đã cho thiết lập trung tâm cứu nạn tại đây, nhưng năng lực quân sự là điều
không thể loại trừ.
3/ MỸ
CHO PHÉP UKRAINE DÙNG PHI ĐẠN TẦM XA TẤN CÔNG VÀO NƯỚC NGA
Báo
chí Mỹ vào ngày 17/11 là Tổng thống Joe Biden, vài tuần trước khi mãn nhiệm, đã
thỏa mãn yêu cầu của Ukraine khi cho phép xử dụng phi đạn chiến thuật ACTACMS
với tầm bắn 300 cây số để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Cần biết là vì muốn tránh vào
cuộc đối đầu trực tiếp với Nga, đến nay Hoa Kỳ từ chối cho phép Ukraine dùng loại
phi đạn tầm xa của Mỹ để đánh sâu vào lãnh thổ của Nga.
Thông tấn xã AP trích dẫn nhiều
nguồn thạo tin cho rằng quyết định này là hệ quả của việc Bắc Hàn đưa hàng ngàn
quân sang tiếp tay với quân Nga và nhất là tình hình chiến sự tại Ukraine đang
xấu đi nghiêm trọng trong những ngày qua.
Phía Nga sẽ coi đây là một
bước leo thang quan trọng. Hơn nữa giới quân sự của Mỹ cho biết là không
có nhiều loại phi đạn này. Thế nhưng với tình hình chiến trường đã thay đổi,
Nga vừa tiến hành một loạt các đợt không kích có phối hợp.
Tại vùng Kursk mà Ukraine
đã chiếm đóng từ mùa hè vừa qua, quân Nga đã tiến hành một chiến dịch quân sự
quy mô lớn để giành lại vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Để đạt được mục tiêu này,
Nga đã được 10 ngàn binh sĩ Bắc Hàn tiếp tay. Khu vực này là nơi đầu tiên phi
đạn tầm xa của Mỹ sẽ được xử dụng với mục đích ép buộc phía Nga phải tái triển
khai lực lượng.
Hai tháng trước khi kết
thúc nhiệm kỳ của ông Biden, đây là một thông điệp rõ ràng thể hiện sự ủng hộ
Ukraine. Trong khi đó viện trợ quân sự cho Ukraine đang bị phe của ông Donald
Trump chống đối và tổng thống tân cử thì cam kết nhanh chóng chấm dứt chiến
tranh.
4/ MỸ -
PHILIPPINES KÝ THỎA THUẬN CHIA XẺ TIN TỨC TÌNH BÁO QUÂN SỰ
Philippines và Mỹ vào hôm qua 18/11
đã ký thỏa thuận chia xẻ thông tin tình báo quân sự nhằm làm sâu sắc hơn nữa
mối quan hệ quốc phòng giữa hai quốc gia vốn đang đối mặt những thách thức an
ninh chung trong khu vực.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd
Austin đã ký thỏa thuận với người đồng cấp Philippines là Gilberto Teodoro, tại
trụ sở quân sự của Manila, nơi hai ông cũng đã làm lễ khởi công xây dựng một
trung tâm điều phối, tạo điều kiện cho quân đội của hai nước hợp tác.
Được gọi là Thỏa thuận An ninh
Thông tin Quân sự Chung, hiệp ước cho phép cả hai nước chia xẻ thông tin quân
sự mật một cách an toàn. Điều này không những cho phép Philippines tiếp cận các
năng lực quân sự cao hơn và các vũ khí quy mô từ Mỹ, mà nó còn mở ra cơ hội
theo đuổi các thỏa thuận tương tự với các quốc gia cùng chí hướng.
Các cam kết an ninh giữa Mỹ và
Philippines đã được củng cố hơn dưới thời Tổng thống Joe Biden và Tổng thống
Philippines Ferdinand Marcos Jr. khi cả hai đều muốn đẩy lùi điều mà họ coi là
chính sách hung hăng của Trung Cộng ở Biển Đông và gần Đài Loan.
Hai nước có hiệp ước phòng thủ
tương hỗ có từ năm 1951, vốn có thể được viện dẫn nếu một trong hai bên bị tấn
công, bao gồm cả ở Biển Đông.
Bộ trưởng Austin cho biết trung
tâm điều phối cần cho phép chia xẻ thông tin giữa hai đồng minh có hiệp ước
quốc phòng và tăng cường khả năng phối hợp tác chiến.
Philippines đã bày tỏ tin tưởng
là mối quan hệ đồng minh giữa hai nước sẽ vẫn mạnh mẽ dưới thời Tổng thống đắc
cử Donald Trump.
Cả Philippines và Mỹ đều phải
đối mặt với hành động ngày càng hung hăng từ Trung Cộng ở Biển Đông, một hải lộ
giao thông với giá trị hàng hóa 3 ngàn tỷ Mỹ kim mỗi năm.
19/11/1969:
Pelé ghi bàn thắng thứ 1.000
Cuộc
chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây
Chủ
nghĩa biệt lập Mỹ không có nghĩa là đóng cửa và ‘đoạn tuyệt với thế giới’
‘Kỷ
nguyên mới’ đụng ‘Chile’: 0-119/11/2024
Thể chế và
con người19/11/2024
Trump
muốn các nước phải “thần phục” Mỹ17/11/2024
Vài
hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (Kỳ cuối)17/11/2024
Hồ
sơ Đặng Đình Mạnh qua văn bản trả lời Cao uỷ Nhân quyền LHQ của chính quyền
Việt Nam17/11/2024
Sóng gió
chính trường17/11/2024
Thăm
Ocean Park ở Hưng Yên17/11/2024
Mỹ
có nghĩa vụ phải bảo vệ Ukraine16/11/2024
Tuyển
giáo viên dạy luật như thế nào?16/11/2024
Giáo dục:
Không khó16/11/2024
Phó
Đức An - Bật đèn xanh: Bắn!
Phúc
Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 18/11/2024
Lê
Xuân Nghĩa - Con ngáo ộp vũ khí hạt nhân mà Nga luôn đe dọa không tác dụng
Ngô
Nhân Dụng - Kim Jong Un cho Putin thuê lính
Lê
Xuân Nghĩa - Mặt trận Kursk đang nóng bỏng
Ngô
Nhân Dụng - Tại sao Mỹ khác Mexico, Peru hay Brazil?
Nguyễn
Đình Bổn - Giấc mơ đẹp!
Trung
Dũng - Ngày xửa ngày xưa..
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 18.11.2024
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Thể chế và con người 19/11/2024
Thấy gì từ việc Washington cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa
của Mỹ trên lãnh thổ Nga? 19/11/2024
Hồ sơ Đặng Đình Mạnh qua văn bản trả lời Liên Hiệp Quốc của chính
quyền Việt Nam 19/11/2024
Ưu tiên phát triển văn hóa sao lại đòi tăng thuế gấp đôi? 19/11/2024
Từ một vài sản phẩm gọi là “sữa” trên thị trường đến việc cung cấp
dinh dưỡng cho trẻ 19/11/2024
Sư Thích Minh Tuệ dừng khất thực lần hai vì “an ninh trật tự” 18/11/2024
Những nghịch lý kinh niên của kinh tế Việt Nam 18/11/2024
Biden cho phép Ukraine tấn công tên lửa vào bên trong nước Nga 18/11/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
ĐÀ NẴNG: KHỞI TỐ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
GFDI NGUYỄN QUANG HOÀNG CÙNG CÁC ĐỒNG PHẠM
Công an TP. Đà Nẵng khởi tố bị can đối
với Nguyễn Quang Hoàng – Tổng Giám đốc Công ty GFDI cùng 4 đối tượng khác về tội
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tối 18/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh
sát kinh tế) - Công an TP. Đà Nẵng cho
biết, đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh
bắt tạm giam đối với Nguyễn Quang Hoàng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Tư vấn
đầu tư GFDI (Công ty GFDI) về tội Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản.
Cùng bị khởi tố còn có 4 thành viên khác
trong ban lãnh đạo Công ty GFDI gồm: Nguyễn Đỗ Đạt - Giám đốc Tài chính, Trần
Thị Mỹ Hạnh - Trưởng phòng Ngân quỹ, Tô Hồng Trà và Trần Thị Kiều Trang – Giám
đốc, Phó Giám đốc chi nhánh Sở giao dịch. 4 đối tượng này cũng bị khởi tố về tội
“Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong đó, Trần Thị Mỹ Hạnh bị bắt tạm giam, 3 đối
tượng còn lại bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn
xuất cảnh.
Theo cơ quan công an, Công ty GFDI thành lập
năm 2018, hoạt động kinh doanh tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư. Ngoài Hội sở tại
số 92 đường 29/3, còn có chi nhánh giao dịch ở 47 Núi Thành (Đà Nẵng) và 11 chi
nhánh ở các tỉnh thành khác trong cả nước, gồm Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng
Trị, Huế, Đắk Lắk, Bình Định, Khánh Hòa, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa
– Vũng Tàu.
Từ tháng 5/2018 đến nay, Công ty GFDI huy động
vốn bằng hình thức ký hợp đồng vay tiền khách hàng. Lý do Công ty GFDI đưa ra
cho khách hàng khi huy động vốn là để đầu tư cho một số lĩnh vực sinh lời. Lãi
suất khách hàng được cam kết nhận được lên tới 3,5%/tháng cho gói cho Công ty
GFDI vay 9 tháng trở lên. Số tiền huy động được, Nguyễn Quang Hoàng sử dụng sai
mục đích và dùng trong chi phí cho hoạt động kêu gọi vay tiền, trả lãi hợp đồng
đến hạn.
Thống kê ban đầu, Nguyễn Quang Hoàng chiếm đoạt
của 7.541 khách hàng tới tổng số tiền hơn 3.700 tỷ đồng. Hành vi phạm tội của
Nguyễn Quang Hoàng có sự hỗ trợ, giúp sức của Nguyễn Đỗ Đạt - Giám đốc Tài
chính, Trần Thị Mỹ Hạnh - Trưởng phòng Ngân quỹ, Tô Hồng Trà và Trần Thị Kiều
Trang – Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh Sở Giao dịch.
Cơ quan công an đã xác định được 24 tài sản
và nhiều tài khoản có liên quan đến dòng tiền bị chiếm đoạt.
Hiện cơ quan công an vẫn đang điều tra mở rộng,
tiếp tục rà soát, có biện pháp thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt để khắc phục
cho người dân.
HÀ NỘI: XỬ LÝ 2.295 VỤ VIỆC GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI TRONG THÁNG 10 NĂM 2024
Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội tăng cường
công tác quản lý thị trường, ngăn chặn và xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại
trong tháng 10 năm 2024.
Theo báo cáo từ Ban
Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội, trong tháng 10/2024,
các lực lượng chức năng trên địa bàn đã xử lý 2.295 vụ việc liên quan đến hàng
cấm, hàng lậu, hàng giả, và gian lận thương mại, thu nộp ngân sách nhà nước hơn
294,3 tỷ đồng. Dù đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng tình hình vẫn rất phức
tạp.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, ông Dương Mạnh Hùng,
chia sẻ rằng, các đối tượng buôn lậu thường lợi dụng hình thức giấu hàng trong
kho ngoại thành, sử dụng kho tại nhà riêng hoặc chung cư cao cấp để tránh bị
phát hiện. Thậm chí, hàng hóa lậu, hàng giả còn được vận chuyển lẫn trong hàng
hóa hợp pháp hoặc sử dụng hình thức giao dịch qua các sàn thương mại điện tử
xuyên biên giới. Việc chuyển hàng qua đường bưu chính, dịch vụ chuyển phát
nhanh cũng trở thành một thách thức lớn khi có tới 500 doanh nghiệp vận chuyển
bưu chính tại Hà Nội, nhưng không chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hóa.
Phó Phòng PC03, ông Đỗ Thế Thắng, cho biết
thêm, sự bùng nổ của thương mại điện tử và mạng xã hội đã trở thành "mảnh
đất màu mỡ" cho buôn lậu và kinh doanh hàng giả. Các đối tượng thường tổ
chức livestream bán hàng ở một địa điểm, trong khi kho chứa hàng lại ở nơi
khác, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc truy vết và xử lý.
Ngoài ra, Cục Hải quan Hà Nội ghi nhận hiện
tượng một số công ty sử dụng pháp nhân không hợp pháp, giả mạo thông tin để nhập
khẩu trái phép các mặt hàng kinh doanh có điều kiện, điển hình là hóa chất. Điều
này không chỉ làm thất thoát nguồn thu thuế mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường kinh doanh lành mạnh.
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, từ nay
đến Tết Nguyên đán, hoạt động buôn lậu và sản xuất hàng giả sẽ còn gia tăng do
nhu cầu tiêu dùng cao. Để ứng phó, các lực lượng chức năng đã đồng loạt triển
khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát tại những điểm nóng như chợ Đồng Xuân,
chợ Ninh Hiệp, ga Yên Viên, các bến xe và sân bay.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, ông
Chu Xuân Kiên, nhấn mạnh sự phối hợp liên ngành giữa các đơn vị như Công an, Cục
Hải quan, Cục Thuế và các sở, ngành liên quan nhằm phát hiện và xử lý triệt để
vi phạm. Đợt cao điểm này, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu cao
dịp Tết như thực phẩm, đồ uống, hàng điện tử, đồ gia dụng, dược phẩm, mỹ phẩm
và năng lượng.
Dù các biện pháp kiểm soát đã được tăng cường,
nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn. Phó trưởng Ban Chỉ đạo 389, Bộ trưởng Bộ Công
Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ ra rằng, chế tài xử phạt hiện nay còn thiếu sức răn
đe. Ví dụ, hành vi buôn bán hàng hóa nhập lậu trị giá từ 10-20 triệu đồng chỉ bị
xử phạt 4-6 triệu đồng, trong khi lợi nhuận bất chính thu được thường lớn gấp
3-4 lần giá trị hàng hóa.
Ngoài ra, quy định pháp luật chưa theo kịp thực
tiễn cũng là một rào cản lớn. Một số trường hợp hàng hóa giả mạo xuất xứ hoặc
không rõ nguồn gốc không thể xử lý triệt để do khó xác định chủ sở hữu thương
hiệu hoặc không có mẫu chính hãng để đối chiếu.
Để nâng cao hiệu quả ngăn chặn, ông Đỗ Thế Thắng
kiến nghị các bộ, ngành cần sửa đổi quy định liên quan đến hóa đơn, chứng từ
hàng hóa. Theo đó, hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài phải có hóa đơn nhập khẩu
rõ ràng, không chấp nhận hóa đơn nội địa thông thường. Bên cạnh đó, cần thống
nhất quy định xác định hàng giả khi không thể truy xuất chủ sở hữu thương hiệu.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh
Quyền, yêu cầu lực lượng chức năng tăng cường quản lý thị trường, kiểm tra các
tuyến giao thông, kho hàng, chợ đầu mối, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi
kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Mục tiêu là bảo đảm sự ổn định của thị
trường, đáp ứng đủ nhu cầu hàng hóa thiết yếu dịp lễ, Tết.
Nhìn chung, việc đấu tranh chống buôn lậu và
hàng giả không chỉ cần sự nỗ lực từ các cơ quan chức năng mà còn đòi hỏi sự phối
hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành và sự đồng hành của người dân trong việc nâng
cao nhận thức và nói không với hàng hóa không rõ nguồn gốc. Chỉ khi đó, thị trường
mới thực sự ổn định và lành mạnh trong giai đoạn cao điểm cuối năm.
QUẢNG BÌNH: KHỞI TỐ 9 GIÁM ĐỐC, TRƯỞNG
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh
Quảng Bình đã khởi tố 9 cán bộ là giám đốc, trưởng ban quản lý dự án các địa
phương do vi phạm quy định về đấu thầu.
Tiếp tục quá trình điều tra vụ án hình sự “Vi
phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Mua bán trái phép hóa
đơn, chứng từ thu, nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Quảng Bình, trong 02 ngày
15 và 16/11/2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng
Bình đã tiến hành khởi tố 11 bị can có liên quan và đang tiếp
tục điều tra, mở rộng.
09 bị can bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Vi phạm quy định về đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3, Điều 222 Bộ luật
Hình sự, gồm: Trần Văn Sự (SN 1972, Trưởng ban Quản lý các công trình công cộng
huyện Tuyên Hóa); Nguyễn Hữu Kiền (SN 1971, Trưởng ban Quản lý các công trình
công cộng huyện Bố Trạch); Dương Thanh Hải (SN 1981, là Trưởng ban Quản lý các
công trình công cộng huyện Quảng Trạch); Phạm Công Giáp (SN 1971, Trưởng ban Quản
lý các công trình công cộng TX. Ba Đồn); Trần Văn Tuyến (SN 1964, Trưởng ban Quản
lý các công trình công cộng huyện Quảng Ninh).
Bị can Nguyễn Viết Sơn (SN 1972, Trưởng ban
Quản lý các công trình công cộng huyện Lệ Thủy); Nguyễn Văn Sỹ (SN 1979, Giám đốc
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TP. Đồng Hới); Nguyễn
Thái Sơn (SN 1975, Trưởng bộ phận quản lý quỹ đất và bồi thường tái định cư thuộc
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất TP. Đồng Hới); Trương
Công Nguyên (SN 1982, cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ
đất TP. Đồng Hới).
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh cũng đã
ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 02 bị
can, gồm: Nguyễn Hoài Nam (SN 1976, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
và phát triển quỹ đất huyện Bố Trạch); Đinh Xuân Tiến (SN 1964, Giám đốc Ban Quản
lý các công trình công cộng huyện Minh Hóa) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu
gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3, Điều 222 Bộ Luật Hình sự.
Trước đó, liên quan đến sự việc này, Cơ quan
An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã bắt giữ ông Cao Chí Thành (SN 1991;
ngụ thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa). Ông Cao Chí Thành là cán bộ Phòng Quản
lý dự án thuộc Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Minh Hóa.
Việc bắt giữ ông Cao Chí Thành được thực hiện
do có liên quan đến một vụ án vi phạm quy định về quản lý, đấu thầu trong dự án
cây xanh trên địa bàn huyện Minh Hóa.
ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG ĐỀ NGHỊ KỶ
LUẬT NGUYÊN BÍ THƯ VĨNH PHÚC DO LIÊN QUAN TẬP ĐOÀN PHÚC SƠN
Trường Phong
TPO - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị
cấp có thẩm quyền xem xét thi hành kỷ luật ông Phạm Văn Vọng, nguyên Ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh
Vĩnh Phúc, do có vi phạm liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn.
Ngày 18/11, Ủy ban Kiểm
tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 51 dưới sự chủ trì của
ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường
trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Theo thông cáo, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ
đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; kỳ họp đã xem
xét Báo cáo kết quả đề nghị thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm tại Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy,
các ông: Phạm Văn Vọng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh
ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phùng Quang Hùng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh
ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Hòa Bình, nguyên
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Các cán bộ này cũng vi phạm quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trong tổ chức thực hiện dự án
do Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực
hiện; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu
gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn ngân sách nhà nước, dư
luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa
phương, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các ông: Phạm
Văn Vọng, Phùng Quang Hùng, Hà Hòa Bình.
CẢ 1.000 HỘ DÂN KHU ĐÔ THỊ Ở NHA TRANG
MÒN MỎI CHỜ CẤP SỔ
Lữ Hồ
https://tienphong.vn/ca-1000-ho-dan-khu-do-thi-o-nha-trang-mon-moi-cho-cap-so-post1692649.tpo
TPO - Hơn 1.000 hộ dân sống trong Khu
đô thị mới Lê Hồng Phong II (gọi tắt KĐTM Lê Hồng Phong II, ở TP Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa) mỏi mòn chờ đợi sổ đỏ trong gần 10 năm. Trong khi đó, những hộ dân
này đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây nhà và sinh sống ổn định tại đây nhiều năm
qua.
Sống “phấp phỏng” trong nhà của mình
Khi gặp chúng tôi, ông Trần Văn Thiệp (64 tuổi,
sống trong ngôi nhà 3 tầng ở KĐTM Lê Hồng Phong) rất lo lắng vì nhiều năm qua địa
phương chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho ngôi nhà của
ông. Theo ông Thiệp, 8 năm trước vợ chồng ông chi hơn 530 triệu đồng mua lô đất
rộng 80m2 tại KĐTM Lê Hồng Phong II do Công ty Công ty CP Bất động sản Hà Quang
(Hà Quang Land) làm chủ đầu tư. Cuối năm 2017, vợ chồng ông xây nhà 3 tầng rồi
cả gia đình với 4 người chuyển về đây sinh sống.
Tại thời điểm đó, chi phí mua đất và xây nhà
của ông Thiệp khoảng 1,2 tỷ đồng. Sống trong nhà của mình, nhưng ông Thiệp luôn
có cảm giác lo lắng vì thấy tiềm ẩn nhiều rủi ro chỉ vì sổ đỏ bị “treo”. Chung
cảnh ngộ, ông Nguyễn Thanh Hải (ở KĐTM Lê Hồng Phong II) đã mua 140m2 đất tại dự
án này vào năm 2015 và sau đó đã xây nhà. Ông cho biết cơ sở hạ tầng tại đây
khá tốt nhưng gia đình phải đối mặt với lo âu vì gần chục năm qua sổ đỏ vẫn
chưa có.
Hàng nghìn hộ dân khác ở khu đô thị này cũng
rơi vào cảnh ngộ như ông Thiệp và ông Hải. Họ tậu đất xây nhà trong ở đây để an
cư, nhưng gần chục năm nay luôn phấp phỏng lo âu vì “chưa chắc chắn”. Họ liên tục
yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục, đề nghị các cấp có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho bên
mua nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Chủ đầu tư khởi kiện tỉnh ra tòa
Năm 2015, UBND tỉnh
Khánh Hòa ban hành quyết định giao hơn 51ha “đất sạch” cho Hà Quang Land thực
hiện dự án KĐTM Lê Hồng Phong II. Theo Hà Quang Land, KĐTM Lê Hồng Phong II thuộc
dự án Nhà nước thu hồi đất, chủ đầu tư thay Nhà nước chi trả tiền bồi thường giải
phóng mặt bằng cho người dân và số tiền này sẽ được khấu trừ khi dự án được phê
duyệt giá đất. Toàn bộ chứng từ chi tiền cho người dân đều được lập và cung cấp
cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Diện tích 51ha đất
nói trên của dự án đã được chủ đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn
2010 - 2014, tổng số tiền trả cho người dân khoảng 200 tỷ đồng dựa trên phương
án đền bù do Nhà nước phê duyệt. Thời gian qua, Hà Quang Land đã có nhiều văn bản
đề nghị cấp thẩm quyền phê duyệt giá làm cơ sở tính tiền sử dụng đất của dự án
trên để cấp sổ đỏ cho người dân nhưng không được giải quyết. “Điều này khiến những
người dân sống trong dự án KĐTM Lê Hồng Phong II vẫn chưa có sổ đỏ, ảnh hưởng đến
cuộc sống của họ suốt những năm qua”, đại diện Hà Quang Land cho hay.
Nhưng vào ngày 29/8 vừa qua, UBND tỉnh Khánh
Hòa mới có Quyết định 2282 về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng,
tiền thuê đất phải nộp đối với dự án KĐTM Lê Hồng Phong II thì chủ đầu tư lại lại
thêm phần lo lắng. Với quyết định này, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đã ra các thông
báo 11456, 11596 và 11573 yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỷ đồng tiền
thuê đất và sử dụng đất cho dự án.
Phía Hà Quang Land cho rằng quyết định 2282
là vi phạm nguyên tắc áp dụng pháp luật, đã kéo theo xác định giá đất KĐTM Lê Hồng
Phong II không đúng. Bởi nhiều vị trí đất tại dự án thời điểm chủ đầu tư bán
cho người mua với giá trung bình 5,5 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với giá
trong Quyết định 2282 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Trong khi đó, Hà Quang Land cũng
khẳng định tại hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư với người dân đã thể hiện rõ
đơn giá, bao gồm tiền sử dụng đất, chi phí thi công hạ tầng kỹ thuật và thuế. Nếu
cấp thẩm quyền phê duyệt giá đất cao hơn so với hợp đồng đã ký thì chủ đầu tư
chịu trách nhiệm thực hiện, người dân không phải nộp thêm chi phí.
Liên quan sự việc trên, TAND tỉnh Khánh Hòa
đã thụ lý vụ “Khiếu kiện quyết định hành chính về việc tiền sử dụng đất” mà
nguyên đơn khởi kiện là Hà Quang Land, bị đơn là UBND tỉnh và Cục Thuế tỉnh
Khánh Hòa. Trong đơn khởi kiện, Hà Quang Land đề nghị tòa án hủy quyết định
2282 của UBND tỉnh và các thông báo số 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế tỉnh
Khánh Hòa. Hiện TAND tỉnh Khánh Hòa đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tạm
đình chỉ việc thi hành quyết định về giá đất, các thông báo thuế đất tại dự án
KĐTM Lê Hồng Phong II.
GIÁM ĐỐC LẬP 3 CÔNG TY MUA BÁN HÓA ĐƠN
ĐANG TRỐN Ở NƯỚC NGOÀI VẪN BỊ ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ
Ông Nguyễn Đăng Thuyết lập 3 công ty
kinh doanh thiết bị y tế, nhưng đã chỉ đạo cấp dưới mua bán hóa đơn gây thiệt hại
cho nhà nước hơn 740 tỉ đồng. Ông Thuyết sau đó bỏ trốn ra nước ngoài.
Kết luận điều tra bổ sung vụ án mua bán hóa đơn xảy
ra tại 3 công ty do ông Nguyễn Đăng Thuyết làm giám đốc, vừa được cơ quan cảnh
sát điều tra chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cơ quan điều tra giữ nguyên quan điểm đề nghị
truy tố 6 người tội "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng"
gồm: Nguyễn Thị Hòa, giám sát kế toán của 3 doanh nghiệp; Nguyễn Đăng Thuyết, tổng
giám đốc Công ty Thành An; Bùi Thị Mai Hương, kế toán trưởng Công ty Thiết bị y tế Danh…
Ngoài ra, có 32 người bị đề nghị truy tố về tội
"in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước".
Chiêu trò hai hệ thống kế toán, mua bán
hóa đơn của "ông trùm" thiết bị y tế
Trước đó, viện kiểm sát trả hồ sơ, cho rằng
hành vi của một số bị can trong vụ án có dấu hiệu của tội "trốn thuế".
Lý do, kết quả giám định thuế xác định Công
ty Thành An, Công ty Danh, Công ty Tràng Thi sử dụng hơn 19.000 hóa đơn khống để
kê khai thuế gây thiệt hại cho nhà nước thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập
doanh nghiệp là hơn 743 tỉ đồng.
Việc gây thất thoát tiền thuế nêu trên xuất
phát từ hành vi mua 19.000 hóa đơn khống của 110 công ty, hộ kinh doanh của
bị can Nguyễn Đăng Thuyết và cấp dưới.
Theo kết luận, ông Nguyễn Đăng Thuyết thành lập
và điều hành 3 công ty gồm Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Thiết bị y tế Danh và
Thiết bị y tế Tràng Thi.
Cả 3 công ty này đều có các chi nhánh tại
TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ để phân phối vật tư và thiết bị y tế cho các bệnh viện,
cơ sở y tế trên toàn quốc.
Từ năm 2017-2022, ông Thuyết cùng vợ mình là
Nguyễn Nhật Linh (phó tổng giám đốc Công ty Thành An) đã chỉ đạo các nhân viên
dưới quyền lập, sử dụng hai hệ thống sổ kế toán tài chính theo dõi trên phần mềm
FAST để hạch toán, kê khai, báo cáo và theo dõi kết quả hoạt động kinh
doanh của 3 công ty trên.
Cụ thể, hệ thống sổ kế toán tài chính nội bộ
được sử dụng để ghi lại số liệu thực thu, thực chi liên quan đến hoạt động của
3 công ty, còn hệ thống sổ kế toán tài chính thuế để khai man số liệu lập báo cáo tài chính nhằm
giảm số tiền thuế phải nộp.
Bị can Đỗ Thị Hoa (kế toán trưởng Công ty
Thành An) được Nguyễn Đăng Thuyết giao thực hiện việc kiểm soát toàn bộ hoạt động
thu chi thực tế và số liệu kê khai thuế của 3 công ty.
Bị can Nguyễn Thị Hòa, giám sát kế toán 3
công ty, có nhiệm vụ lập kế hoạch dự tính số tiền thuế phải nộp trong năm và
đây là số liệu không có thật, được ghi tăng chi phí đầu vào từ việc mua hóa đơn
khống để giảm thuế phải nộp.
Bị can Bùi Thị Mai Hương cùng Nguyễn Thị Hòa
được Thuyết giao quản lý chữ ký số (TOKEN) để làm báo cáo thuế và xuất hóa đơn
điện tử.
Sau khi lập các báo cáo thuế, báo cáo tài
chính trình, nhóm lãnh đạo doanh nghiệp sẽ duyệt và cấp dưới tự dùng chữ ký số
để gửi cơ quan thuế.
Mua hơn 19.000 hóa đơn khống
Kết quả điều tra thể hiện các bị can đã mua
hóa đơn khống của các công ty, hộ kinh doanh cá thể rồi cùng hưởng lợi.
Trong thời gian từ năm 2017- 2022, các bị can
đã mua hơn 19.000 hóa đơn khống mặt hàng là danh mục vật tư y tế của 110 công
ty, hộ kinh doanh với tổng giá trị tiền hàng trước thuế là 3.689 tỉ đồng, thuế
VAT là hơn 75 tỉ đồng.
Trong đó, chi phí mua hóa đơn là 257 tỉ đồng.
Việc hạch toán đối với 19.000 hóa đơn khống
được các bị can Hòa và Hương cập nhật vào phần mềm kế toán thuế (hệ thống sổ kế
toán thuế) nhằm tăng chi phí, giảm thuế phải nộp; còn phần chi phí mua hóa đơn
khống và các phần thực thu, thực chi khác được Đỗ Thị Hoa theo dõi trên phần mềm
số kế toán nội bộ.
Quá trình điều tra, giám định viên Cục Thuế
Hà Nội ban hành kết luận thể hiện về thuế giá trị gia tăng, các Công ty Thành
An, Công ty Danh, Công ty Tràng Thi đã sử dụng 19.000 hóa đơn khống để kê khai
khấu trừ thuế giá trị gia tăng hàng hóa dịch vụ mua vào dẫn đến làm giảm tiền
phải nộp, gây thiệt hại cho ngân sách hơn 62 tỉ đồng.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp, kết quả điều
tra xác định việc 3 doanh nghiệp nói trên dùng hóa đơn khống để hạch toán kế
toán khi làm báo cáo tài chính, xác định số thuế phải nộp đã làm giảm số tiền
thuế gây thiệt hại 680 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra kết luận hành vi của các bị
can trong vụ án gây thiệt hại tổng cộng hơn 743 tỉ đồng.
Theo kết luận điều tra vừa được ban hành,
hành vi của Nguyễn Đăng Thuyết và các bị can có liên quan cấu thành tội vi phạm
quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và đã được khởi tố, kết luận điều
tra. Do đó, phía điều tra không xem xét xử lý tội "trốn thuế" như
quan điểm của viện kiểm sát.
Ông Nguyễn Đăng Thuyết cùng Nguyễn Thị Hòa đã
bỏ trốn trước khi bị khởi tố, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã.
Cơ quan điều tra kêu gọi hai bị can đang bỏ
trốn ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng, "trong trường hợp không ra trình
diện hoặc đầu thú, coi như từ bỏ quyền bào chữa và sẽ bị điều tra, truy tố, xét
xử", kết luận nêu.
HÀNG TRĂM KHÁCH BỊ LỪA TIỀN ĐẶT PHÒNG
ĐÀ LẠT DỊP FESTIVAL HOA
Tuấn Anh
https://vnexpress.net/hang-tram-khach-bi-lua-tien-dat-phong-da-lat-dip-festival-hoa-4817317.html
Lâm ĐồngNhững kẻ lừa đảo lập fanpage giả mạo
trang của các khách sạn tại Đà Lạt, tiếp cận khách, tư vấn và yêu cầu chuyển tiền
phòng khiến hàng trăm khách sập bẫy.
Anh Nguyễn Thành Nguyên, 38 tuổi, sống tại TP
HCM, dự định đi du lịch Đà Lạt đầu tháng 12 nhân Festival hoa và đặt
khách sạn Stellar View đường Hoàng Hoa Thám qua mạng xã hội. Sau khi thỏa thuận
về giá phòng, anh được yêu cầu chuyển tiền sớm để nhận ưu đãi 20% từ khách sạn.
Hôm 17/11, sau khi chuyển 3.120.000 đồng vào tài khoản được cung cấp, anh nhận
được tin nhắn "chuyển khoản không đúng", yêu cầu chuyển lại. Anh được
cung cấp thêm nhiều số tài khoản khác và đề nghị chuyển tiếp, khi nào đúng cú
pháp sẽ được hoàn tiền. Anh liên tục được gợi ý anh chia sẻ màn hình điện thoại
và mã OTP.
"Lúc tôi nhận ra dấu hiệu lừa đảo thì
bên kia chặn tài khoản và cắt đứt liên lạc", anh Nguyên nói.
Đại diện khách sạn Stellar View cho biết đơn
vị ghi nhận hàng chục khách bị lừa đặt phòng qua trang "Stellar view
hotel" giả. Nội dung trên web của khách sạn bị kẻ xấu sao chép y hệt, thậm
chí các trang giả mạo còn tích cực đăng bài, có lượt tương tác và theo dõi cao
gấp đôi trang thật.
Hàng trăm khách đặt phòng các khách sạn khác
cũng bị "sập bẫy" trước thủ đoạn lừa đảo tương tự. Colline Đà Lạt có
20 trang giả mạo với hơn 50 khách bị lừa; Lasol Đà Lạt có 7 trang giả mạo, với
hơn 40 khách bị lừa. Các điểm lưu trú đã đăng bài cảnh báo nhưng nhiều trang giả
chạy quảng cáo dồn dập, khiến khách vẫn bị nhầm lẫn và bị lừa số tiền đặt phòng
lên đến hàng chục triệu đồng.
Theo khảo sát của phóng viên VnExpress,
chiêu thức của nhóm lừa đảo là lập nhiều tài khoản mạng xã hội ảo, đăng ảnh về
nhà nghỉ, khách sạn, homestay rồi dùng số điện thoại và tài khoản ngân hàng
khác để lừa khách chuyển tiền. Đặc điểm chung của trang lừa đảo là cung cấp giá
phòng rẻ hơn 30-50% so với thị trường, kèm các ưu đãi và vị trí phòng thuận lợi.
Các đối tượng sau đó tham gia các fanpage, hội nhóm liên quan tới du lịch để
tìm kiếm người có nhu cầu, chủ động liên hệ, tư vấn nhiệt tình, gửi nhiều hình ảnh
để lấy lòng tin và tiếp cận "con mồi''.
Ông Vương Tôn Kiên, Phó giám đốc Sở Thông tin
Truyền thông tỉnh Lâm Đồng cho rằng Festival hoa Đà Lạt đang đến gần, kẻ gian mạo
danh doanh nghiệp, cơ sở lưu trú đã đánh vào tâm lý sợ hết phòng để dụ nạn nhân
chuyển tiền sớm. Các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo nhanh chóng, ít để lại
dấu vết, các máy chủ thường đặt ở nước ngoài.
Sở đang phối hợp với công an truy tìm nhóm tội
phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, xử lý theo quy định pháp
luật.
Giám đốc Sở VHTTDL Lâm Đồng Nguyễn Trung Kiên
khuyến cáo du khách cần kiểm tra và xác minh kỹ thông tin về vị trí, cơ sở vật
chất của nơi ở cũng như lai lịch của người cung cấp dịch vụ, đồng thời hạn chế
chuyển tiền đặt cọc.
Ông Kiên cho biết Lâm Đồng đã thành lập tiểu
ban an ninh để xử lý các hành vi tiêu cực, tránh gây ảnh hưởng đến hình ảnh du
lịch dịp Festival hoa.
Trưởng phòng Văn hóa Thông tin Đà Lạt Lê Anh
Kiệt nói thêm du khách đặt phòng ngoài xác minh thông tin của công ty, cần tra
cứu để xác thực tên miền website, hồ sơ đăng ký kinh doanh, địa chỉ và mã số
thuế trước khi thực hiện giao dịch.
"Nếu muốn xác minh tài khoản, du khách
có thể liên hệ đường dây nóng Đà Lạt theo số 0912.903.178 để được hỗ trợ",
ông Kiệt nói.
"Các công ty hoặc đại lý du lịch hợp
pháp sẽ không yêu cầu khách hàng cung cấp mật khẩu, OTP, nhấp vào liên kết để
cung cấp thông tin cá nhân, chi tiết tài khoản", travel blogger Việt Anh
cho biết thêm.
Ngoài Đà Lạt, các điểm nóng du lịch như Nha
Trang, Phan Thiết cũng xảy ra nhiều trường hợp khách bị lừa tiền khi đặt khách
sạn qua các trang giả mạo. Giới chức ở các địa phương nhiều lần phát đi cảnh
báo với du khách khi thực hiện các giao dịch đặt phòng qua mạng xã hội.
Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 với chủ đề
"Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" sẽ diễn từ ngày 5 đến 31/12.
LOẠT QUAN CHỨC NHẬN HỐI LỘ TRONG VỤ
XUYÊN VIỆT OIL SẮP HẦU TÒA
Nhận hàng trăm nghìn USD, xe Mercedes
Benz S450 Luxury, đồng hồ, gậy golf trị giá nhiều tỷ đồng từ bà chủ Xuyên Việt
Oil, loạt quan chức Bộ Công thương và cựu Bí thư Bến Tre chuẩn bị hầu tòa.
Ngày 20/11, TAND TP.HCM sẽ mở phiên xét xử vụ
án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một
số cơ quan, tổ chức liên quan.
Theo cáo buộc, từ tháng 8/2016, bà Mai Thị Hồng
Hạnh là người đại diện pháp luật, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên của
Công ty Xuyên Việt Oil.
Quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng
dầu tại công ty, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, bà Hạnh đã vi phạm các
quy định về sử dụng quỹ bình ổn giá và tiền bảo vệ môi trường, gây thất thoát
tài sản Nhà nước với số tiền là 1.463 tỷ đồng. Trong đó, thất thoát từ quỹ
bình ổn giá là 219 tỷ đồng, thất thoát từ thuế bảo vệ môi trường
là 1.244 tỷ đồng.
Ngoài hành vi gây thất thoát cho quỹ bình ổn
giá, bà Hạnh còn đưa hối lộ cho một loạt quan chức để được “tạo điều kiện”
trong quá trình làm ăn.
Cụ thể, do không đủ điều kiện để được cấp lại
giấy phép, nên bà Hạnh đã nhờ ông Nguyễn Lộc An (nguyên Vụ Phó Vụ Thị trường
trong nước, Bộ Công Thương) kết nối với ông Đỗ Thắng Hải (nguyên Thứ trưởng Bộ
Công Thương) giúp cấp lại giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil.
Nhận lời giúp đỡ, ông Hải đã chỉ đạo thuộc cấp
là ông Hoàng Anh Tuấn (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) giải quyết
hồ sơ cho Công ty Xuyên Việt Oil.
Ông Hoàng Anh Tuấn đã báo cáo lại việc này
cho ông Trần Duy Đông (nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) và cả hai đều
thống nhất tạo điều kiện giúp đỡ Công ty Xuyên Việt Oil.
Ngày 17/6/2021, bà Hạnh đã chỉ đạo Nguyễn Văn
Thắng (cựu Phó giám đốc Chi nhánh công ty Thương mại và Vận tải du lịch Xuyên
Việt Oil) mang 5.000 USD, đưa cho ông Tuấn.
Tuy nhiên, sau đó, bà Hạnh nhận được công văn
thông báo về việc chưa chấp thuận cấp lại giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil
vì hồ sơ của công ty này chưa đáp ứng đủ điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, kho
tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.
Khi đó, bà Hạnh tiếp tục liên lạc với ông Tuấn
để nhờ giúp đỡ. Qua trao đổi, bà Hạnh hứa sẽ gửi chi phí cho việc cấp phép
là 300.000 USD.
Sau đó, bà Hạnh đã đưa 300.000
USD đưa cho ông Nguyễn Văn Thắng để mang đi hối lộ ông Hoàng Anh Tuấn và
Trần Duy Đông.
Cựu Bí thư Bến Tre nhận hối lộ xe sang,
đồng hồ tiền tỷ
Đối với việc đưa hối lộ cho ông Lê Đức Thọ (cựu
Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre), theo điều tra khoảng đầu năm 2018, bà Hạnh quen biết
ông Thọ khi ông này đang là Chủ tịch HĐQT Vietinbank.
Đến đầu tháng 7/2021, ông Thọ được điều động
giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Khi mới lên làm Bí thư, ông Thọ nhiều lần đề
nghị bà Hạnh thành lập chi nhánh hoặc công ty con của Công ty Xuyên Việt Oil tại
tỉnh Bến Tre để nộp thuế, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh.
Đến 12/2021, bà Hạnh thành lập Công ty CP Việt
Oil, đăng ký kinh doanh tại tỉnh Bến Tre. Sau đó bà Hạnh đề nghị ông Thọ có
chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty CP Việt Oil được vay vốn
ngân hàng.
Nhận lời, nhiều lần ông Thọ gặp, gọi điện cho
Giám đốc Vietinbank chi nhánh Bến Tre Nguyễn Thanh Trường yêu cầu liên hệ với
bà Hạnh để tìm hiểu nhu cầu vay vốn, hỗ trợ giải quyết nhanh về hồ sơ, thủ tục.
Ngoài ra, ông Thọ còn tác động ông Trường cho
công ty của bà Hạnh được vay vốn thuận lợi với hạn mức tín dụng 400 tỷ đồng,
lãi suất ưu đãi và tỷ lệ tín chấp khoản vay là 40%.
Ngày 3/3/2022, Vietinbank chi nhánh Bến Tre
và công ty của bà Hạnh đã làm hợp đồng cho vay, sau đó phía ngân hàng đã 20 lần
giải ngân vốn vay cho công ty với tổng số hơn 892 tỷ đồng.
Để cảm ơn, đầu năm 2022 bà Hạnh đã tặng cho
ông Thọ 1 bộ gậy golf nhãn hiệu Honma trị giá 1,1 tỷ đồng và chiếc đồng
hồ hiệu Patek Philippe Plus trị giá 421.000 USD.
Đến ngày 28/3/2022, bà Hạnh đưa tiếp cho ông
Lê Đức Thọ 200.000 USD. Tháng 5/2022, bà Hạnh tiếp tục mua tặng ông Thọ
chiếc Mercedes Benz S450 Luxury trị giá hơn 6,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, bà Hạnh nhiều lần gửi tặng tiền,
quà chúc mừng sinh nhật, chúc mừng ông Thọ khi ông này làm Bí thư Tỉnh ủy Bến
Tre.
Trước đó, từ năm 2019 đến tháng 1/2020, ông
Thọ còn 2 lần nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 600.000 USD (tương
đương hơn 13,8 tỷ đồng) từ bà Hạnh.
No comments:
Post a Comment