Trần Trung Đạo - Nguồn gốc khẩu hiệu "chung vận mệnh"mardi 24 septembre 2024
Thuymy
Trung Cộng chẳng những không giúp đỡ nạn nhân như các quốc gia khác, mà còn tính xả lũ tối đa các đập thủy điện. Việt Nam “đề nghị” kịp thời nên“Trung Quốc giảm khối lượng xả tối đa từ 250 m3/s thành 200 m3/s”, chứ không phải là không xả (VnExpress 11/09/2024) .
Trước cơn bão khá lâu, tôi có giải thích khái niệm gọi là “chung vận mệnh” này trong buổi thảo luận “bàn tròn” trên đài VOA.
Thực chất, đây chỉ là một khẩu hiệu thuần túy tuyên truyền và đã có từ rất lâu chứ chẳng dính dáng gì đến chuyện “bà con xa không bằng láng giềng gần” hiểu theo văn hóa Việt Nam.
Ngay trong lịch sử cận đại, Trung Cộng cũng đã dùng khẩu hiệu tuyên truyền nhiều lần và cụ thể nhất là tại Hội Nghị Bandung, 1955 khi họ cố thoát ra khỏi vòng bao vây của Mỹ và đồng minh.
Các ý chính:
- Một quốc gia tự cô lập lấy chính mình quốc gia đó không phát triển được.
- Tham vọng của Trung Cộng rất rõ: (1) Giữ Việt Nam trong vòng ảnh hưởng, (2) Khống chế vùng Biển Đông của Việt Nam, (3) Đóng vai trò tích cực trong một cuộc chiến tranh phải xảy ra trong tương lai, nếu các xung đột không được giải quyết bằng các giải pháp chính tri.
- Sau 1949, Trung Cộng bị bao vây. Để tìm cách thoát ra khỏi vòng vây, Mao đưa ra lý thuyết “Ba thế giới”, trong đó thế giới thứ nhất là “đế quốc Mỹ”, thế giới thứ hai là “đế quốc xã hội Liên Xô”, và khối các quốc gia nghèo, đang phát triển, từng bị thực dân. Với ý định lãnh đạo khối thứ ba này, Trung Cộng ủng hộ và coi như là lãnh đạo tư tưởng lý luận của khối Phi Liên Kết (The Non-Aligned Movement (NAM) 1961) với 120 quốc gia thành viên.
- Tập Cận Bình đối diện với thực tế chính trị ngày nay cũng giống như Trung Cộng đối diện trong thời kỳ 1949-1955. Họ Tập đem sách của Mao ra áp dụng lần nữa.
- Điều quan trọng không phải là hiểu chủ trương của Trung Cộng mà chủ trương của chính Việt Nam. Việt Nam phải chọn lựa một thế đứng phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.
- Cách đây 25 năm, những khái niệm chiến lược như Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương còn rất mới nhưng hôm nay rất bình thường.
- Nếu chúng ta thấy bang giao quốc tế thay đổi một cách nhanh chóng như vậy mà cứ đóng cửa để bảo vệ quyền lực và quyền lợi, chúng ta sẽ tự diệt. Tự diệt lấy mình không quan trọng mà tự diệt cả dân tộc mới là quan trọng.
TRẦN TRUNG ĐẠO 24.09.2024
No comments:
Post a Comment