Tuesday, September 24, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 24 tháng 09 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Cựu kế toán trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhận án tử hình vì tham ô 152 tỷ đồng

Ông Tô Lâm gặp Thủ tướng Ấn Độ, muốn hai nước phát triển ‘chiều sâu, thực chất’

HRW: Lãnh đạo Tô Lâm của Việt Nam ‘xưa nay vẫn là kẻ vi phạm nhân quyền’

Quan chức tình báo Mỹ: Nga làm nhiều nội dung AI nhất để tác động đến bầu cử tổng thống

TT Zelenskyy cho rằng Ukraine hiện gần hơn với việc kết thúc chiến tranh với Nga

Samsung dự kiến đầu tư thêm gần 2 tỷ USD để sản xuất linh kiện điện tử ở Việt Nam

Tô Lâm đến Mỹ nhưng không vào Nhà Trắng là ‘điều đáng tiếc’

Quan chức tình báo Mỹ: Nga làm nhiều nội dung AI nhất để tác động đến bầu cử tổng thống

Chính quyền Biden đề xuất cấm phần mềm và phần cứng Trung Quốc trên xe hơi ở Mỹ

Thủ tướng Nhật mãn nhiệm kêu gọi Mỹ duy trì lãnh đạo thế giới

Nhật nói máy bay tuần tra Nga xâm phạm không phận

Tù nhân Nga sang Ukraine chiến đấu, về nước tiếp tục phạm tội

RFA

Vua Rồng

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ gặp TBT Tô Lâm vào ngày 25/9

TBT Tô Lâm cảm ơn Mỹ đã giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi, khẳng định luôn là đối tác tốt

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Mưa lũ lớn, nguy cơ sạt lở núi ở Thanh Hoá, hơn 6.000 dân phải di dời

Khoảng 100 người Việt biểu tình phản đối chuyến đi của TBT Tô Lâm trước trụ sở LHQ

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị cưỡng bức đặc xá trước chuyến thăm Mỹ của TBT Tô Lâm

Giáo sư Mỹ nói về thư ngỏ kêu gọi Việt Nam thả nhà báo Huy Đức

Việt Nam đặt mục tiêu có một nhà máy sản xuất sản xuất chất bán dẫn và 10 nhà máy đóng gói vào năm 2030

Samsung muốn đầu tư thêm 1,8 tỷ đô la vào Việt Nam để sản xuất màn hình OLED

Ninja Van đang dừng hoạt động tại Việt Nam

Một lòng theo Đảng...

Có n làng Nủ ở Việt Nam

Kiên Giang: công an bắt giữ một phụ nữ, tịch thu hơn 3.000 tờ truyền đơn, cờ VNCH

Thuỷ điện Trị An xả lũ, cảnh báo ngập và sạt lở ở TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do sớm 20 tháng

Đồng Nai: nhiều doanh nghiệp bị nêu tên vì nợ thuế hàng trăm tỉ đồng

Hỗn loạn, xô xát xảy ra tại cuộc đấu giá đất ở Bình Định

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng đề nghị Chính phủ đầu tư hướng tới xã hội công dân toàn cầu

 

BBC

Việt Nam khuyến cáo công dân rời Lebanon, chuyện gì đang xảy ra?

Việt Nam có nên theo mô hình phát triển của Nhật Bản?

Ông Tô Lâm gặp ông Joe Biden: Đâu là những điểm nhấn đáng chú ý?

Vì sao ông Tô Lâm trả tự do hai tù nhân nổi tiếng trước khi sang Mỹ?

'Chúng tôi nghĩ Trump đã dàn dựng các vụ ám sát'

Ông Tô Lâm đi Mỹ: Gần 100 trí thức kêu gọi trả tự do cho nhà báo Huy Đức

VinFast lỗ sâu trong quý 2/2024, vì sao?

Những lời xúc phạm nói lên điều gì về cuộc đấu Trump-Harris?

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm

Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào, tại sao?

Hội nghị lần thứ 10: Đâu là những điểm nổi bật đáng lưu ý?

Mossad: những thành công và thất bại chấn động trong lịch sử

Việt Nam

Việt Nam vô địch về số tu nghiệp sinh 'biến mất' tại Nhật Bản

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đi Mỹ, chuyến công du 'củng cố quyền lực mềm'

Mỹ tìm cách loại Trung Quốc ra khỏi kế hoạch lắp cáp dưới biển của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đi Mỹ: ‘Sẽ gặp Google và Meta vào tuần sau’

Vì sao ngành điện gió ngoài khơi Việt Nam 'thoi thóp'?

Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 10, nội dung là gì?

Sầu riêng Việt Nam làm tăng giá ly cà phê của bạn như thế nào?

Đối phó với Trung Quốc: Chiến thuật ‘quyết liệt’ của Philipines hay ‘thận trọng’ của Việt Nam hiệu quả hơn?

Xét xử bà Trương Mỹ Lan giai đoạn 2: nạn nhân trái phiếu đỏ mắt mong chờ

Vì sao Trung Quốc hung hăng với Philippines nhưng không gây hấn với Việt Nam?

Tân đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam: 'kiên trì kiểm soát khác biệt'

Việt Nam cân nhắc khôi phục kế hoạch phát triển điện hạt nhân

 

RFI

Tổng thống Ukraina đến Mỹ trình bày « kế hoạch giành chiến thắng »

Trung Đông : Israel oanh kích dữ dội miền nam Liban để trả đũa vụ Hezbollah tấn công tên lửa ồ ạt

Hàn Quốc dọa đáp trả quân sự nếu bóng rác của Bắc Triều Tiên làm chết người

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Chủ tịch nước Tô Lâm đi Hoa Kỳ: Cơ hội để thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt?

 Chiến tranh Ukraina : Tổng thống Zelensky nỗ lực tìm kiếm ưu thế làm tiền đề đàm phán với Nga

Pháp: Tân chính phủ mất cân bằng, "đứa con của nền dân chủ đi chệch hướng"

Trí tuệ nhân tạo: Mỹ đi đầu về cách tân, Trung Quốc ưu tiên ứng dụng kiểm soát xã hội

Tân tổng thống Sri Lanka cam kết hợp tác với các nước “bất chấp phân chia quyền lực trên thế giới”

Chiến sự tại Trung Đông phủ bóng Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc thông qua hiệp ước xây dựng « tương lai tốt đẹp » cho nhân loại

Môi trường : Gần 60% doanh nghiệp lớn trên thế giới cam kết trung hòa các-bon

Pháp: Tân chính phủ ra mắt, hơn 2 tháng sau bầu cử

Bộ Tứ - QUAD bày tỏ quan ngại về Biển Đông, lên án chương trình tên lửa Bắc Triều Tiên

Việt Nam: Hai nhà hoạt động được trả tự do trước chuyến đi Mỹ của chủ tịch nước Tô Lâm

LHQ kêu gọi thông qua “Hiệp ước tương lai”, cơ hội duy nhất để “thay đổi tiến trình nhân loại”

Nga tuyên bố không tham gia hội nghị thứ hai về hòa bình cho Ukraina

Ukraina nói oanh kích một trong ba kho đạn lớn nhất của Nga

Nhập cư : Đức và Pháp hối thúc Liên Âu đàm phán với Anh Quốc

 

(Reuters) –Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp chủ tịch Việt Nam Tô Lâm ngày 25/09/2024. Theo thông cáo của Nhà Trắng, cuộc gặp sẽ diễn ra bên lề khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Cách nay một năm ông Biden đã công du Việt Nam, nâng quan hệ song phương lên cấp « đối tác chiến lược toàn diện ». Reuters lưu ý trước chuyến đi Mỹ của chủ tịch kiêm tổng bí thứ đảng Cộng Sản Việt Nam, chính quyền Hà Nội đã trả tự do cho một số nhà bất đồng chính kiến như doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức và nhà đấu tranh vì môi trường Hoàng Thị Minh Hồng.

(AFP) – Chính trị Pháp : Cuộc họp đầu tiên Hội Đồng Bộ Trưởng dưới thời thủ tướng Michel Barnier. Vào 3 giờ chiều nay 23/09/2024, lần đầu tiên nội các Barnier nhóm họp trước khi tổng thống Macron lên đường sang New York dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Trước đó, tiếp riêng toàn bộ 39 thành viên chính phủ tại điện Matignon, thủ tướng Michel Barnier yêu cầu các bộ trưởng « gương mẫu, khiêm tốn » và luôn hành xử trong tinh thần « tôn trọng tất cả các đảng phái chính trị » vào lúc mà ngay trong thành phần chính phủ thuộc cánh trung và cánh hữu vốn đã có nhiều mối căng thẳng.

(AFP)- Tokyo phản đối máy bay Nga xâm nhập không phận Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc Phòng Minorou Kihida ngày 23/09/2024 xác nhận, « một chiếc máy bay tuần tra của Nga, loại II-38 đã ba lần lai vãng vào bên trong không phận của Nhật » trong khu vực ở phía bắc đảo Rebun, ngoài khơi Hokkaido ». Tokyo huy động máy bay tiêm kích xua đuổi và cảnh cáo máy bay của Nga.

(Reuters) – Ngoại trưởng Nhật Bản và Trung Quốc gặp mặt tại New York. Kênh truyền hình Nhật NHK hôm nay, 23/09/2024, đưa tin ngoại trưởng Yoko Kamikawa sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị để đề nghị Bắc Kinh tăng cường an ninh, sau vụ một nam sinh Nhật Bản bị đâm tại Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc. Đây là vụ tấn công thứ hai gần các trung tâm giáo dục của Nhật Bản tại Trung Quốc trong những tháng gần đây. Nhiều công ty Nhật đã cho nhân viên và gia đình của họ rời khỏi Trung Quốc do lo ngại các vụ việc tương tự.

(Yonhap) – Tàu ngầm hạt nhân Mỹ cập cảng Busan, Hàn Quốc. Trong khuôn khổ một chuyến viếng thăm hữu nghị, chiếc USS Vermont đã tới căn cứ hải quân tại Busan từ sáng nay 23/09/2024. Trong thời gian ở thăm, các thủy thủ Mỹ có chương trình giao lưu với hải quân Hàn Quốc. Đây là chuyến thăm đầu tiên Hàn Quốc từ khi tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân này của Mỹ đi vào hoạt động hồi năm 2020.

(Reuters) – Bắc Kinh cáo buộc Đài Loan phát sóng nội dung sai lệch nhằm bôi nhọ Trung Quốc. Hôm nay, 23/09/2024, bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cáo buộc nhóm tin tặc Anonymous 64, do quân đội Đài Loan hậu thuẫn, đã đăng tải những "nội dung hạ thấp hệ thống chính trị và các chính sách lớn » tcủa Trung Quốc trên các trang web và màn hình ngoài trời. Về phần mình, bộ Quốc Phòng Đài Loan đã tố ngược lại rằng chính “quân đội cộng sản Trung Quốc” mới là những kẻ phá hoại hòa bình bằng việc liên tục sử dụng máy bay, tàu và các cuộc tấn công mạng để quấy rối Đài Loan.

(Reuters)- Tổng thống Nga Vladimir Putin khuyến khích khối các nước đang trỗi dậy tăng cường hợp tác về năng lượng. Nga là nước xuất khẩu dầu hỏa thứ hai trên thế giới. Trong một lá thư đề ngày hôm nay 23/09/2024 gửi đến các đại biểu tham dự diễn đàn năng lượng tổ chức vào cuối tuần này tại Matxcơva, ông Vladimir Putin kêu gọi các thành viên khối BRICS « nhìn nhận những thực tế mới về mặt địa chính trị », đẩy mạnh hợp tác năng lượng cho phép « giải quyết nhiều vấn đề về mặt xã hội, cải thiện đời sống cho người dân và nhất là tăng cường sức mạnh kinh tế cho mỗi quốc gia liên quan ».

(Reuters) – Tổng thống Nga Putin ủng hộ ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris : đó chỉ là một câu nói đùa. Trả lời đài truyền hình Sky News Arabia của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất ngày 22/09/2024 ngoại trưởng Serguei Lavrov nói rõ : tuyên bố của ông Putin hôm đầu tháng nói rằng điện Kremlin ủng hộ bà Harris vì bà cười tươi hơn đối thủ Donald Trump, đó là một « câu nói đùa ». Lời cải chính này được đưa ra vào lúc Nhà Trắng lên án Matxcơva can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11/2024.

(Reuters) – 2024, lần cuối cùng Donald Trump ra tranh cử tổng thống Mỹ. Nếu thất bại năm nay, Donald Trump không ra tranh cử tổng thống Mỹ lần thứ tư. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn được phát thanh hôm Chủ Nhật 22/09/2024 ứng viên tổng thống của bên đảng Cộng Hòa, Donald Trump, 78 tuổi, cho biết như trên. Nhưng ông nói thêm là « tin rằng » có cơ hội trở lại Nhà Trắng sau bầu cử tháng 11/2024.

(AFP) – Kinh tế : Mỹ tạm tránh được nguy cơ « shutdow ». Lãnh đạo lưỡng đảng tại Hạ Viện Hoa Kỳ hôm 22/09/2024  thông báo đạt được một thỏa thuận về ngân sách liên bang cho đến giữa tháng 12/2024. Điều này « tránh để xảy ra kịch bản một số các cơ quan liên bang thiếu hụt ngân sách và phải đóng cửa » trước bầu cử Mỹ ngày 05/11/2024. Trên nguyên tắc Hạ Viện Hoa Kỳ sẽ thông qua lự luật tài chính cho năm 2025 trước cuối tháng 9 năm nay.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ BA 24.09.2024

1/ BIỂU TÍNH CHỐNG ÔNG TÔ LÂM TRƯỚC TRỤ SỞ LHQ Ở NEW YORK

Khoảng 100 người Mỹ gốc Việt đến từ một số tiểu bang vùng đông bắc Hoa Kỳ và từ thành phố Toronto của Canada đã tập trung trước trụ sở LHQ ở New York vào trưa ngày 22/9 để phản đối Tổng bí thư CSVN Tô Lâm. 

Ông Tô Lâm vào ngày 22/9 đã có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và dự lễ kỷ niệm một năm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ.

Những người biểu tình cầm theo cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ biểu tượng cho người Việt tỵ nạn và các biểu ngữ bằng tiếng Anh như: "Nhân quyền cho Việt Nam chứ không phải bò dát vàng cho Tô Lâm", "Chủ tịch nước VN Tô Lâm là một tội phạm bắt cóc người!" hay "Việt Nam là một nhà nước công an trị dưới trướng của ông Tô Lâm". 

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người hiện đang tỵ nạn ở Mỹ, cũng có mặt ở cuộc biểu tình cho biết là ông không tin những tiếng nói trong cuộc biểu tình sẽ được ông Tô Lâm lắng nghe hoặc thực hiện. Nhưng chắc chắn sẽ được phản ánh được quan điểm của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại gửi đến ông Tô Lâm. Luật sư Nguyễn Văn Đài, chủ tịch hội Anh em Dân chủ, cũng từ Đức bay sang tới Mỹ để tham dự biểu tình.

Ngay trước chuyến đi của ông Tô Lâm, bạo quyền Việt Nam bất ngờ đặc xá cho hai tù nhân lương tâm là Trần Huỳnh Duy Thức và Hoàng Thị Minh Hồng. Ông Thức cho biết không đồng ý với lệnh đặc xá nhưng vẫn bị cưỡng bức rời khỏi nhà tù và đưa về nhà. 

Theo thống kê của tổ chức Giám sát Nhân quyền, bạo quyền Việt Nam hiện đang giam giữ khoảng 160 tù nhân chính trị. Tuy nhiên nhà nước Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận có tù chính trị. 

RFA

2/ MƯA LỚN Ở TỈNH THANH HÓA, HƠN 6 NGÀN DÂN PHẢI DI TẢN

Mưa lớn ở Thanh Hoá khiến mực nước ở các con sông dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập lụt, nhà cầm quyền phải di tản hơn 6 ngàn người tính đến trưa ngày 23/9. Trong khi đó, một ngọn đồi ở tỉnh này bị nứt, gây nguy cơ sạt lở đất đã khiến hơn 70 người phải di tản.

Mưa lớn trong ba ngày qua khiến hàng ngàn gia đình ở các huyện biên giới gồm Mường Lát, Quan Sơn,Thường Xuân, Cẩm Thủy và Thọ Xuân bị ngập lụt.

Tại thành phố Thanh Hóa, nhiều vùng gần đê sông Mã cũng bị cảnh báo lũ vì nước sông dâng cao. Nhà cầm quyền liên tục phát đi cảnh báo, kêu gọi người dân vùng ngoài đê sông Mã di dời người già và trẻ em đến nơi an toàn. Hàng trăm gia đình sinh sống ở vùng trũng thấp đã bị lũ dâng cao gây ngập lụt gần 2 thước.

Mưa lớn cũng sạt lở tại một số tuyến quốc lộ, gây cô lập cho nhiều thôn bản ở Thanh Hóa, với mạng điện đến các thôn bản này cũng bị cắt. Một số trường học ở Thanh Hóa phải cho học sinh nghỉ học khi một số cơ sở trường lớp bị sạt lở gây hư hỏng.

Trong khi đó, đồi Đá Bàn ở huyện miền núi Thạch Thành đang bị nứt toác, sạt lở, uy hiếp hàng chục nhà dân khiến nhà cầm quyền phải di tản khẩn cấp những người này. Vết nứt trên đồi xảy ra vào sáng ngày 22/9 và diễn ra mạnh hơn đến tối cùng ngày khiến 70 người ở chân đồi phải di tản khẩn cấp.

RFA

3/ NAM HÀN ĐE DỌA NẾU BÓNG RÁC CỦA BẮC HÀN GÂY CHẾT NGƯỜI

Vào hôm qua 23/9, chính quyền Nam Hàn cho biết sẽ có những biện pháp quân sự dứt khoát, nếu các vụ bóng bay mang rác của Bắc Hàn thả xuống Nam Hàn gây chết người.

Ông Lee Sung-joon, thành viên bộ tham mưu liên quân Nam Hàn, tuyến bố là Nam Hàn sẽ có các biện pháp quân sự kiên quyết nếu các quả bóng bay mang rác thải của miền Bắc đe dọa nghiêm trọng an ninh hoặc bị cho là vượt qua làn ranh đỏ. Quan chức này giải thích “vượt làn ranh đỏ” tức là các quả bóng rác đó làm công dân Nam Hàn bị thiệt mạng, tuy nhiên ông Lee không cho biết chính xác các biện pháp kiên quyết là như thế nào.

Cần nhắc lại, kể từ tháng 5 vừa qua, Bắc Hàn đã thả hơn 5 ngàn quả bóng bay chứa đầy rác sang Nam Hàn, làm gián đoạn các chuyến bay, gây hỏa hoạn và rơi vào các tòa nhà của chính phủ. Bắc Hàn xác nhận điều này nhằm trả đũa việc các nhà hoạt động Nam Hàn thả bóng bay mang tài liệu tuyên truyền do sang lãnh thổ miền Bắc.

Phần lớn các quả bóng bay của Bắc Hàn mang rác thải, không gây nguy hiểm gì đặc biệt, nhưng một số lo ngại xuất hiện sau khi một vài quả bóng đã gây ra hỏa hoạn.  Ông Lee Sung-joon cho biết là quân đội Nam Hàn đang giám sát chặt chẽ quân đội Bắc Hàn và  các điểm thả bong bóng.

Cảnh báo của quân đội Nam Hàn được đưa ra vài giờ sau khi một quả bóng rác của miền bắc đã gây rối loạn các chuyến bay tại phi trường Incheon, gần thủ đô Seoul.

Quan hệ giữa hai miền tại bán đảo Triều Tiên đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, với Bắc Hàn thông báo đã triển khai 250 bệ phóng phi đạn ở biên giới phía nam.

Đáp lại, Nam Hàn đã mở lại chiến dịch tuyên truyền bằng loa phóng thanh dọc bên biên giới và thậm chí đã cho ngừng thỏa thuận nhằm giảm căng thẳng quân sự giữa hai miền. Nam Hàn cũng nối lại các các cuộc tập bắn đạn thật trên các đảo biên giới cũng như tại khu phi quân sự chia cắt bán đảo Triều Tiên.

RFI

4/ HOA KỲ SẼ GỬI THÊM BINH SĨ ĐẾN TRUNG ĐÔNG

Hoa Kỳ đang gửi thêm một số lượng nhỏ binh sĩ tới Trung Đông vì căng thẳng đang leo thang giữa Do Thái và phe Hezbollah ở Lebanon, theo loan báo của bộ quốc phòng Hoa Kỳ vào hôm qua 23/9. Tuy nhiên bộ quốc phòng từ chối nêu rõ quân số hoặc nhiệm vụ chính xác của các đơn vị này.

Thiếu tướng không quân Patrick Ryder, phát ngôn nhân của Ngũ Giác Đài, cho biết là vì thận trọng, Hoa Kỳ đang gửi thêm một số lượng quân nhân để tăng cường lực lượng hiện có trong khu vực.

Sau gần một năm chiến tranh với phe Hamas ở dải Gaza, quân đội Do Thái đang chuyển trọng tâm sang biên giới phía bắc, nơi phe Hezbollah đã bắn phi đạn vào Do Thái để hỗ trợ cho đồng minh Hamas. Quân đội Do Thái vào hôm qua đã tấn công Hezbollah ở phía nam Lebanon, thung lũng Bekaa phía đông và khu vực phía bắc gần Syria trong các cuộc tấn công rộng khắp nhất của họ.

Một cuộc không kích của Do Thái vào tối hôm qua tại vùng ngoại ô phía nam thủ đô Lebanon đã nhắm vào thủ lãnh cấp cao của Hezbollah là Ali Karaki, người đứng đầu mặt trận phía nam.

Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tìm cách kiềm chế xung đột ở Gaza và đã nhiều lần kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng biên giới Do Thái và Lebanon thông qua ngoại giao. Các chuyên gia đặt câu hỏi liệu Iran có đứng ngoài cuộc nếu sự tồn tại của phe Hezbollah ở Lebanon bị tiêu diệt.

Quân đội Hoa Kỳ cũng có thể thấy mình bị nhắm mục tiêu trên khắp Trung Đông, nếu một cuộc chiến tranh khu vực nổ ra. Những năng lực tăng cường của Hoa Kỳ bao gồm nhóm tác chiến của mẫu hạm Abraham Lincoln, các chiến đấu cơ và hệ thống phòng không.

Cần biết là vào ngày 14/4, Iran tiến hành cuộc tấn công quy mô bằng máy bay không người lái và phi đạn vào Do Thái, nhưng đều các đồng minh của Do Thái ngăn chận ở bên ngoài, với 300 phi đạn và drone bị bắn hạ.

VOA

 

VNThoibao

 

VNTB – Tô Lâm ra sức nịnh bợ Hoa Kỳ

 

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

Thế giới hôm nay: 24/09/2024

NATO cần phải đổi mới nhiều và nhanh hơn

Liệu Tập Cận Bình có thể đưa Hồng Kông đi “từ ổn định đến thịnh vượng”?

 

 

Báo Tiếng Dân

Kênh Funan Techo: Vẫn còn thời gian đòi công lý cho 20 triệu cư dân ĐBSCL23/09/2024

 

Thuy My

Huỳnh Ngọc Chênh - Một dân tộc sợ hãi

Nguyễn Anh Tuấn - Cha của người tù

Đặng Chương Ngạn - Chúng ta sống ở đâu để an toàn ?

Nguyễn Hưng Quốc - Đáng lo

Nguyễn Hồng Lam - Ngớ ngẩn

Phạm Lan Phương - Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu và sự hào sảng của Sài Gòn

Nguyễn Hồng Lam - Giác thư tan rã

Hoàng Linh - Từ thiện kiểu "biết bố mầy là ai không?"

Hà Phan - Mượn hoa cúng Phật!

Trung Sơn - Chuyện đi cứu trợ

Huy Nguyễn - Dàn dựng cả bi kịch thiên tai để bán hàng

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Tô Lâm đến Mỹ nhưng không vào Nhà Trắng là ‘điều đáng tiếc’ 24/09/2024

Khi Chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà 24/09/2024

Có nên vạch những thói xấu của người Việt không? 24/09/2024

Người Việt Nam hiện vô địch về bỏ trốn và ăn cắp tại Nhật Bản, vì sao? 24/09/2024

Kênh Funan Techo sau địa chấn 05.08.2024: Kết thúc một khởi đầu, vẫn còn thời gian đòi công lý cho 20 triệu cư dân ĐBSCL 23/09/2024

Giáo sư Mỹ nói về thư ngỏ kêu gọi Việt Nam thả nhà báo Huy Đức 23/09/2024

Thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam phản đối việc bắt giam Trương Huy San (còn gọi là Huy Đức) 23/09/2024

Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 21/9/2024 23/09/2024

‘Sự khác biệt là ông Nguyễn Đình Bin dám viết thẳng sự thật’ 22/09/2024

Phải yêu nước mình lắm… 22/09/2024

Lời chào đầu tiên 22/09/2024

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm 22/09/2024

Tại sao bầu cử Tổng thống Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu? 22/09/2024

Việt Nam thả Trần Huỳnh Duy Thức ngay trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm 21/09/2024

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng được ra tù sớm 20 tháng 21/09/2024

Dấu tích cho ngày mai 21/09/2024

Biển dâu… 21/09/2024

Thuế nhập cảng trong năm tranh cử Tổng thống 21/09/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

'LỢI ÍCH NHÓM' TRONG ĐẤU THẦU CUNG CẤP GIẤY IN SÁCH GIÁO KHOA

Phạm Dự

https://vnexpress.net/loi-ich-nhom-trong-dau-thau-cung-cap-giay-in-sach-giao-khoa-4796197.html

Cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục bị cáo buộc đã chỉ đạo đưa hai doanh nghiệp chuyên đi tiền "cửa sau" vào danh sách trúng liên tiếp các gói thầu cung cấp giấy in sách.

Ngày 23/9, ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục), bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ.

NXB Giáo dục Việt Nam được thành lập từ năm 1957 do Nhà nước sở hữu 100% vốn, vốn điều lệ 596 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính của NXB Giáo dục là tổ chức biên soạn, biên tập, xuất bản, in và phát hành các loại sách giáo dục, giáo trình điện tử, bản đồ, thiết bị, đồ dùng học tập, vở học sinh. Các trang thiết bị này dùng để phục vụ giảng dạy và học tập của các ngành học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trong cả nước.

Theo cơ quan điều tra, đơn vị này thường xây dựng dự toán các gói thầu dựa trên giá trúng thầu của năm trước cộng thêm 10%, không căn cứ vào quy định và không có hồ sơ dự toán.

Giữa năm 2017, ông Thái nhận lời giúp đỡ Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Giấy Minh Cường Phát tiếp tục cung cấp giấy cho NXB Giáo dục. Để hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực, ông Thái chỉ đạo Nguyễn Thị Thanh Thủy (Trưởng ban kế hoạch Marketing) và Đinh Quốc Khánh (Phó phòng In, phát hành) tổ chức mua sắm theo phương thức "chào hàng cạnh tranh rút gọn".

Từ đó, bà Thủy giao ông Khánh lập tờ trình về kế hoạch mua sắm giấy in ruột, bìa in sách giáo khoa, sách bài tập và kế hoạch chào hàng cạnh tranh mua sắm. Việc này nhằm đáp ứng nhu cầu in sách giáo khoa, sách bài tập phục vụ năm học 2018 - 2019. Trong đó, phương thức lựa chọn nhà thầu là "một giai đoạn, một túi hồ sơ", chia thành 7 gói thầu.

Mua sắm giấy in để phục vụ in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục. Dù không bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu để tổ chức mua sắm giấy in, song năm 2017, NXB Giáo dục đã lựa chọn mua sắm theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn.

Việc làm này bị C03 đánh giá là trái quy định, khi các gói thầu đều có giá trị lớn hơn một tỷ đồng. Trong khi pháp luật hiện hành chỉ cho phép chào hàng cạnh tranh rút gọn có giá trị các gói thầu không quá một tỷ đồng và gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Từ năm 2018, NXB Giáo dục thay đổi phương thức, chuyển sang thực hiện theo quy định do Hội đồng thành viên ban hành để áp dụng cho việc mua sắm thường xuyên giấy in sách giáo khoa. Quyết định của của HĐTV cho ông Thái là chủ tịch có nêu về quy trình thực hiện mua sắm và không ban hành định mức áp dụng.

Nổi bật trong đó có mục "lựa chọn danh sách ngắn", bao gồm ít nhất 3 nhà cung cấp có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu các gói thầu.

Ban kế hoạch Maketing của bà Thủy và ông Khánh chịu trách nhiệm lập danh sách ngắn gồm hồ sơ của 6 nhà thầu gửi đến trình ông Thái phê duyệt. Quy định này được áp dụng từ năm 2018 đến 2021 với 26 gói thầu mua sắm giấy in của NXB Giáo dục, tổng trị giá hơn 2.660 tỷ đồng.

Giữa tháng 8/2017, trước khi ký yêu cầu báo giá và phát hành hồ sơ, ông Thái yêu cầu bà Thủy và ông Khánh cung cấp thông tin các gói thầu cho Tô Mỹ Ngọc (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Phùng Vĩnh Hưng; Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc kinh doanh Công ty CP) để chuẩn bị hàng, giá mà doanh nghiệp đó tham gia.

Hai người sau đó in một bảng thông tin gồm thông số kỹ thuật các loại giấy, số lượng gói thầu, địa điểm các kho giao hàng để cung cấp cho bà Ngọc. Trước khi ký thông báo mời thầu, ông Thái điện cho bà Ngọc hỏi trước về giá dự kiến bỏ thầu để đảm bảo chắc chắn không bị "trượt". Kết quả, Phùng Vĩnh Hưng trúng 3 trên 6 gói thầu.

Bị can Thủy khai về công tác tại NXB Giáo dục từ tháng 7/2017 nên chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất bản. Mọi việc bà đều nhận lệnh từ ông Thái sau đó chỉ đạo ông Khánh thực hiện. Giữa năm 2017, bà Thủy được ông Thái chỉ đạo "gặp và giúp đỡ" cho bà Ngọc nên đã cung cấp bảng thông tin về thông số kỹ thuật, số lượng, kho hàng liên quan đến các gói thầu. Đấu thầu xong, Thủy được Ngọc gặp "cảm ơn" 300 triệu đồng.

Bị can khai đã cầm túi tiền lên báo cáo song được ông Thái "chỉ đạo giữ lại để bồi dưỡng". Thủy lấy 200 triệu đồng chi tiêu còn lại đưa cho Ban kế hoạch tài chính và Ban kế hoạch Marketing, mỗi ban 50 triệu đồng cho vào quỹ.

Với Công ty Minh Cường Phát, bà Thủy cũng nhận "lệnh" từ ông Thái để cho doanh nghiệp này trúng thầu gói thầu số 7 cung cấp giấy bìa Couché.

Cơ quan điều tra cáo buộc hành vi "thông thầu" của các bị can gây thiệt hại trong các gói thầu là hơn 10 tỷ đồng. Sau khi giúp đỡ hai doanh nghiệp trúng thầu cung cấp giấy in, ông Thái đã nhiều lần nhận hối lộ, tổng 24,9 tỷ đồng.

Theo C03, mua sắm giấy để phục vụ in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên, thực hiện hàng năm của NXB Giáo dục. Giá giấy in chiếm 30-40 % cơ cấu giá bán sách giáo khoa nên việc mua giấy in với giá cao sẽ làm tăng giá sách.

Việc mua sắm giấy in theo hình thức chào hàng cạnh tranh cho phép chủ đầu tư tự quyết định danh sách rút gọn, làm hạn chế sự tham gia của các đơn vị cung cấp có năng lực và giá bán thấp. Từ đó không đảm bảo sự cạnh tranh, tính công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

C03 kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quy định cụ thể về việc giám sát, kiểm soát hoạt động mua sắm thường xuyên của NXB Giáo dục. Trong đó phải cho kiểm soát viên được tham gia giám sát trực tiếp quá trình đấu thầu và các trường hợp bắt buộc phải báo cáo Bộ về kết quả chọn nhà thầu.

Trước những sai phạm trên, ngày 23/9, bà Ngọc và Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát, bị đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ. Bị can Thủy, Khánh, cùng Hoàng Lê Bách và Lê Hoàng Hải, đều là Phó tổng giám đốc NXB Giáo dục; Phạm Gia Thạch, thành viên HĐTV NXB Giáo dục, bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

 

CỰU KẾ TOÁN TRƯỞNG VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG BỊ TUYÊN TỬ HÌNH

Thanh Lam

https://vnexpress.net/cuu-ke-toan-truong-vien-ve-sinh-dich-te-trung-uong-bi-tuyen-tu-hinh-4796162.html

Ông Nguyễn Hoàng bị cáo buộc trong 14 năm làm việc tại Viện vệ sinh dịch tễ trung ương đã viết khống 409 giấy để rút 246 tỷ đồng, trong đó dùng 152 tỷ vào cờ bạc.

Tối 23/9, bị cáo Nguyễn Hoàng, 53 tuổi, cựu trưởng Phong Tài chính Kế toán, cựu Kế tóan trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, bị TAND Hà Nội tuyên tử hình về tội Tham ô tài sản.

Hai cựu viện trưởng Nguyễn Trần Hiển, 70 tuổi và Đặng Đức Anh, 60 tuổi, cùng bị phạt 3 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cựu kế toán trưởng Phạm Sơn Thủy, 65 tuổi, bị phạt 4 năm tù với cùng tội danh.

Ông Đức Anh là người gửi đơn lên Bộ Công an ngày 13/2/2023 với nội dung tố cáo Nguyễn Hoàng đã rút 110 tỷ đồng từ tài khoản của Viện nhưng không nhập quỹ.

Kết quả điều tra xác định, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Bộ Y tế, mở 31 tài khoản ngân hàng trong đó có 6 tài khoản tại Ngân hàng Sacombank, để tiếp nhận, giải ngân các dự án, tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ, nước ngoài, các tổ chức cá nhân trong nước và lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ của Viện.

Chủ tài khoản là Viện trưởng trong giai đoạn đó: Bị cáo Nguyễn Trần Hiển năm 2005-2015; Đặng Đức Anh năm 2015-2023. Bị cáo Phạm Sơn Thủy làm kế toán trưởng năm 2006-2016; Nguyễn Hoàng làm kế toán viên từ tháng 7/2003, kế toán trưởng từ 2017 và kiêm nhiệm Trưởng phòng Tài chính - Kế toán từ tháng 11/2019 đến 3/2023.

Bản án xác định trong quá trình quản lý, sử dụng 6 tài khoản ngân hàng, Nguyễn Hoàng viết khống 409 giấy rút tiền để rút hơn 246 tỷ đồng. 3 cựu cán bộ còn lại đã "thiếu trách nhiệm" khi để Hoàng thực hiện được hành vi.

Trong hơn 246 tỷ đồng đã rút, Hoàng nộp lại 94 tỷ mục đích để 6 tài khoản luôn còn tiền, tránh bị phát hiện. Số tiền còn lại hơn 152 tỷ đồng, Hoàng sử dụng cá nhân.

"Lợi dụng lúc lãnh đạo bận rộn" để xin chữ ký vào giấy rút tiền khống

Theo quy định của Viện, việc rút tiền mặt từ tài khoản Ngân hàng về quỹ tiền mặt của Viện thực hiện theo 6 bước: Các đơn vị đề nghị thanh toán để thủ quỹ xác định số tiền cần rút; thủ quỹ viết giấy rút tiền, ghi đủ chữ ký của kế toán trưởng, chủ tài khoản, thủ quỹ, đóng dấu và ghi rõ tên người rút tiền; thủ quỹ ra ngân hàng rút tiền; căn cứ chứng từ ngân hàng trả lại, kế toán viên viết phiếu thu, thủ quỹ nhập tiền vào quỹ; thủ quỹ chi tiền theo phiếu chi; cuối tháng thủ quỹ và kế toán viên đối chiếu số dư tiền mặt tại quỹ.

Một giấy rút tiền sẽ cần chữ ký của kế toán trưởng và chủ tài khoản (viện trưởng), nên để có hai chữ ký quan trọng này, Hoàng bị cáo buộc đã viết khống đề xuất tạm ứng của các đơn vị, phòng ban. Và "lợi dụng những lúc lãnh đạo bận rộn công việc để trà trộn các giấy rút tiền vào tập văn bản, chứng từ cần ký gấp để họ ký, phê duyệt trên các giấy rút tiền", cáo trạng nêu.

Hai cựu viện trưởng và cựu kế toán trưởng "không kiểm tra kỹ nên không phát hiện" việc Hoàng tự ghi tên mình ở mục "người nhận tiền". Hoàng do đó rút tiền trót lọt.

Hàng tháng, khi ngân hàng sao kê tài khoản, Hoàng đã giấu đi rồi vào lại khoản sổ phụ online, chỉnh sửa nội dung các giao dịch do mình thực hiện và in ra để "khớp" số liệu, hoàn thành trót lọt bước thứ 6 của quy trình rút tiền mặt khống mà không bị ai phát hiện.

Nhà chức trách cáo buộc thời điểm 2009-2017, do Hoàng đã sửa đổi số liệu trên các Báo cáo tài chính nên khi duyệt báo cáo cuối năm, lãnh đạo Viện và Bộ Y tế không phát hiện được việc Hoàng chiếm đoạt tiền. Từ năm 2018, khi làm kế toán trưởng, Hoàng "khất nợ" Báo cáo tài chính, bị gửi hai công văn đôn đốc nhưng vẫn không thực hiện.

Ngoài ra, để che giấu hành vi, Hoàng đã rút tiền từ tài khoản này rồi lại nộp sang tài khoản khác hoặc nhiều lần vay, mượn tiền từ người thân, bạn bè để nộp tiền vào các tài khoản khi bị kiểm tra.

Quá trình điều tra, Hoàng thừa nhận toàn bộ hành vi, khai tiền sử dụng cá nhân và đánh bạc theo hình thức chơi lô, đề chứ không chi cho bất kỳ ai.

Về trách nhiệm của hai lãnh đạo viện, bản án xác định ông Đặng Đức Anh không kiểm tra xem có đề xuất phương án chi, chứng từ quyết toán chi, sự cần thiết phải rút tiền từ tài khoản hay không mà chỉ tin tưởng vào chữ ký xác nhận của kế toán trưởng - bị cáo Thủy.

Với vai trò chủ tài khoản, ông cũng không kiểm tra quỹ tiền mặt của đơn vị; không thực hiện việc kiểm kê, đối chiếu số dư trong các tài khoản ngân hàng, dẫn đến việc Hoàng nhiều lần rút tiền trong thời gian dài nhưng không được phát hiện kịp thời để có biện pháp ngăn chặn, VKS cáo buộc.

Ông Đức Anh bị quy kết ký 330 giấy rút tiền, tổng 218 tỷ đồng. Song do Hoàng đã nộp hoàn trả 89 tỷ đồng trong giai đoạn ông đương nhiệm nên số tiền bị thất thoát trong giai đoạn ông lãnh đạo được tính là 129 tỷ đồng.

Với cựu Viện trưởng Nguyễn Trần Hiển, cơ quan tố tụng đánh giá ông thiếu kiểm tra, giám sát thông tin người nhận tiền; không kiểm tra xem có đề xuất phương án chi, chúng từ quyết toán chi, sự cần thiết phải rút tiền từ tài khoản hay không mà do tin tưởng kế toán trưởng Thủy có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán. Khi thấy các chứng từ đã có chữ ký của Thủy, ông Hiển sẽ ký ngay.

Nhà chức trách cho rằng tâm lý "hoàn toàn tin tưởng" này của ông Hiển đã bị Hoàng tận dụng bằng cách, xin chữ ký của kế toán trưởng Thủy trước rồi "trà trộn" các giấy rút tiền này để trình ký cùng theo các tài liệu cần ký gấp để ông không phát hiện.

Ông Hiển đã ký duyệt cho Hoàng 78 giấy rút tiền, tổng 28 tỷ đồng, trừ 5 tỷ đồng Hoàng đã nộp lại, số tiền Viện bị thất thoát trong giai đoạn ông Hiển làm viện trưởng là hơn 23 tỷ đồng.

Trong quá trình giải quyết vụ án, 4 bị cáo đã nộp khắc phục tổng 3,85 tỷ đồng, trong đó Hoàng 3,2 tỷ, ông Đức Anh 250 triệu, ông Hiển và Thủy mỗi người 200 triệu đồng. Số tiền còn lại chưa được khắc phục là gần 149 tỷ đồng.

Hoàng hiện bị kê biên một ôtô, gần 2.500 m2 đất tại Quảng Bá (quận tây Hồ), huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh và huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.

Các dấu hiệu vi phạm pháp luật khác

Quá trình điều tra, Hoàng khai từ năm 2009 do chi tiêu cá nhân vượt khả năng thu nhập của bản thân, đã vay mượn lớn của người thân, bạn bè nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền từ tài khoản của Viện để trả nợ.

Sau khi chiếm đoạt tiền từ các tài khoản của Viện, Hoàng đã nhờ đồng nghiệp Phòng Hành chính - Vật tư của Viện ghi hộ số lô, đề.

Việc trao đổi, mua số lô đề với đồng nghiệp này được trao đổi thông qua ứng dụng Viber hoặc tin nhắn thường. Nhận thức được hành vi đánh bạc là vi phạm pháp luật nên Hoàng đã xóa nội dung tin nhắn đánh bạc ngay ngày hôm sau để che giấu.

Về hình thức chuyển tiền đánh bạc, trả tiền khi trúng thưởng đều được thực hiện bằng hình thức giao, nhận tiền mặt tại Viện. Hai người lựa chọn nơi ít người qua lại để chuyển tiền, nên không có ai biết Nguyễn Hoàng đánh bạc thông qua đồng nghiệp.

Nam đồng nghiệp này khai chỉ có 3 lần mua lô đề hộ Hoàng để cấn trừ vào 1,4 tỷ đồng Hoàng nợ mình trước đó, không "thường xuyên" như Hoàng khai.

Cơ quan điều tra tách hành vi trên, chuyển nguồn tin trên đến Công an Hà Nội để tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý theo thẩm quyền.

Ngoài ra, Hoàng còn khai nhiều lần vay tiền của một người tên Ngọc hoặc nhờ Ngọc vay hộ với lãi suất 1.500-2.000 đồng cho một triệu trong một ngày (khoảng 54-72%/năm). Hoàng không nhớ đã vay Ngọc bao nhiêu tiền, hiện Hoàng còn nợ khoảng 5 tỷ đồng cả gốc và lãi.

Ngọc khai mỗi lần Hoàng vay 300-400 triệu đồng xong trả ngay, không biết Hoàng vay tiền để làm gì và nguồn tiền trả nợ lấy từ đâu. Các lần vay mượn đều không lập giấy tờ và không có người chứng kiến.

Cho rằng chưa đủ căn cứ xác định Ngọc có hành vi phạm tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, cơ quan điều tra tách hành vi trên để tiếp tục điều tra.

VKS cũng cho rằng, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế với vai trò là cơ quan chuyên môn của Bộ, trực tiếp quản lý việc chấp hành chế độ tài chính của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhưng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm, không kịp thời phát hiện để ngăn chặn hành vi phạm tội của Hoàng.

Song cơ quan công tố cho rằng quy định quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thể chưa rõ ràng, đầy đủ, chặt chẽ. Năm 2022. Bộ Y tế còn phải tập trung chống dịch Covid-19. Những thiếu sót của Vụ Kế hoạch - Tài chính không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả thất thoát 152 tỷ đồng, do đó không xử lý trách nhiệm, cáo trạng nêu. Song Bộ Công an có kiến nghị Bộ Y tế xử lý các cá nhân này theo quy định.

Liên quan vụ án, Hội đồng xét xử còn kiến nghị cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm với ông Trần Như Dương (Phó Viện trưởng, Trưởng Trung tâm dịch vụ) để làm rõ những hành vi có liên quan đến dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong vụ án này, ông Dương bị xác định trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2022 đã ký 33 Giấy ủy quyền, ủy nhiệm chi để bị cáo Hoàng rút tiền từ Trung tâm dịch vụ chuyển về Viện Vệ sinh dịch tễ.

 

GẦN 1,3 TRIỆU LAO ĐỘNG RÚT BHXH MỘT LẦN, GẦN 50% QUAY LẠI ĐÓNG TIẾP

Vũ Điệp/Vietnamnet

https://znews.vn/gan-1-3-trieu-lao-dong-rut-bhxh-mot-lan-gan-50-quay-lai-dong-tiep-post1499743.html

Người lao động rút BHXH một lần đa số tuổi còn trẻ, mức lương thấp, gặp khó khăn về điều kiện kinh tế nên chấp nhận “lợi trước mắt, thiệt lâu dài”.

Đa số lao động trẻ rút BHXH một lần

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, từ ngày 1/1/2016 đến 31/8/2024, cả nước có hơn 1,285 triệu người nhận BHXH một lần nhưng sau đó quay lại tham gia BHXH, bảo lưu thời gian đóng BHXH là 631.128 người.

Đối với những trường hợp này, người lao động không được bảo lưu số năm tham gia trước đó mà phải tính lại từ đầu, do đã rút tiền.

Ông Đào Duy Hiện, Phó ban Thực hiện chính sách BHXH Việt Nam cho biết, người lao động rút BHXH một lần chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước, do áp lực công việc và tần suất nhảy việc cao. Nhóm tuổi rút BHXH một lần chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 20 đến dưới 40, chiếm khoảng 78%.

Nguyên nhân chủ yếu là do lao động trẻ tuổi coi nhu cầu trước mắt quan trọng hơn việc đóng BHXH đủ thời gian để hưởng lương hưu. Bên cạnh đó, mức lương tại các doanh nghiệp ở độ tuổi này chưa cao, dẫn đến việc họ thường lựa chọn rút BHXH một lần để giải quyết khó khăn tài chính.

Một chuyên gia lao động và tiền lương cho rằng, việc người trẻ rút BHXH một lần sẽ làm cho bảo hiểm hưu trí trở nên vô nghĩa, để lại hệ lụy lớn cho người lao động khi về già khi không có lương hưu để trang trải cuộc sống.

Theo các chuyên gia lao động, chính sách về rút bảo hiểm một cục theo Chế độ 176 trước đây đã để lại bài học đau đớn cho những người rút một lần. Khi về già họ không có lương hưu nên cuộc sống rất khó khăn.

Vì thế, chính sách BHXH phải giữ chân được người lao động ở lại hệ thống, đặc biệt phải có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để người lao động trẻ vượt qua khó khăn trước mắt, hướng tới có đủ thời gian đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu.

“Về già, lương hưu thấp còn hơn không, nhưng điều quan trọng là khi ốm đau, chế độ BHYT sẽ hỗ trợ, giúp giảm bớt gánh nặng cho con cháu,” vị chuyên gia cho biết.

Luật mới hạn chế rút một lần

Theo Luật BHXH 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025, người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày luật có hiệu lực, nếu sau 12 tháng không tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm, thì được rút BHXH một lần. Tuy nhiên, sau thời gian này, sẽ không còn được rút BHXH một lần nữa.

Luật BHXH sửa đổi chỉ cho phép hưởng BHXH một lần trong các trường hợp: Người đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH; người ra nước ngoài định cư; hoặc những người đang mắc các bệnh như ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS; người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; và người khuyết tật đặc biệt nặng.

Theo quy định của Luật BHXH 2024, mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

Bằng 1,5 lần của mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với năm đóng trước năm 2014.

Trường hợp thời gian đóng BHXH có cả trước và sau năm 2014 mà thời gian đóng trước năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 trở đi để tính mức hưởng BHXH một lần.

Bằng 2 lần của mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng nhưng không quá 2 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH.

Mức hưởng BHXH một lần của đối tượng được Nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều này không bao gồm số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Người lao động rút BHXH một lần rồi nhưng còn thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng thì vẫn được bảo lưu. Sau này, khi người lao động đi làm và tiếp tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ được cộng nối thời gian đã đóng trước đó.

 

CSGT TRUY ĐUỔI XE VI PHẠM, RÚT SÚNG CẢNH CÁO NHƯ PHIM

Hương Chi/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/csgt-truy-duoi-xe-vi-pham-rut-sung-canh-cao-nhu-phim-post1498671.html

Cảnh sát giao thông (CSGT) và Cảnh sát 113 đã dùng xe chuyên dụng đuổi theo xe ben không chấp hành hiệu lệnh, chạy qua nhiều tuyến đường và chỉ dừng lại khi bị cảnh sát rút súng cảnh cáo.

Tối 23/9, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh xe chuyên dụng của CSGT đuổi theo chiếc xe ben đang lưu thông trên đường. Nội dung clip cho thấy dù cảnh sát liên tục chạy vượt lên phía trước yêu cầu, tài xế xe ben vẫn chạy qua nhiều tuyến đường, không chấp hành hiệu lệnh dừng lại.

Một cán bộ CSGT buộc phải rút súng hướng vào chiếc xe ben để cảnh cáo, thì tài xế xe ben mới dừng lại. Đoạn video sau khi được chia sẻ đã gây xôn xao và bức xúc của cộng đồng mạng. Nhiều người bức xúc trước thái độ coi thường pháp luật của tài xế xe ben và đề nghị cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm.

Theo tìm hiểu của phóng viên, vụ việc xảy ra vào chiều 23/9 trên đường Mỹ Phước Tân Vạn, đoạn qua địa bàn TP Dĩ An (Bình Dương).

Thông tin ban đầu, trước đó, khi lực lượng CSGT Công an TP Dĩ An đang trên đường tuần tra trong nội thành, thì phát hiện chiếc xe ben mang biển số 61C-567.74 do một nam tài xế điều khiển vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Lúc này, CSGT chạy tới ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra, xử lý, nhưng tài xế không chấp hành mà vẫn tiếp tục lưu thông. Lực lượng chức năng đã truy đuổi theo chiếc xe ben qua nhiều tuyến đường trong nội thành.

Sau đó, tài xế điều khiển xe ben chạy ra tuyến đường Mỹ Phước Tân Vạn. Lúc này, Cảnh sát 113 đã đến hỗ trợ lực lượng CSGT truy đuổi theo chiếc xe ben. Liên tục ra hiệu dừng xe nhưng tài xế không chấp hành, một cán bộ CSGT đã phải rút súng thị uy thì tài xế mới dừng xe.

Sau khi dừng xe, tài xế xe ben vẫn ngồi trong cabin hồi lâu để nghe điện thoại.

Công an TP Dĩ An đã đưa tài xế và phương tiện vi phạm về trụ sở để làm việc. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định.

 

TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ ĐÃ XÓA ÁN TÍCH VỚI NGUYÊN THỨ TRƯỞNG VÀ PHÓ VỤ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
T.Nhung

https://vietnamnet.vn/tinh-huong-phap-ly-xoa-an-tich-nguyen-thu-truong-va-pho-vu-truong-bo-cong-thuong-2325226.html

Trong phần lý lịch các bị can, VKSND Tối cao nêu nhân thân ông Đỗ Thắng Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương và ông Nguyễn Lộc An, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước đều từng phải nhận án tù.

Trong số 15 bị can vụ Xuyên Việt Oil bị truy tố, ông Đỗ Thắng Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương và ông Nguyễn Lộc An, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đều bị truy tố tội Nhận hối lộ.

Điều đáng chú ý, trong phần lý lịch các bị can, VKSND Tối cao nêu rõ nhân thân ông Đỗ Thắng Hải và Nguyễn Lộc An từng phải nhận án tù.

Cụ thể, năm 1988, bị can Đỗ Thắng Hải (SN 1963, tại Hải Phòng, thường trú tại phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) từng bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội Đầu cơ. Tội phạm và hình phạt quy định tại Điều 165 BLHS năm 1985. Thời gian thử thách cho mức án tù trên là 4 năm.

Trong khi đó, nhắc đến nhân thân của ông Nguyễn Lộc An, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, cáo trạng nêu: Năm 2002, ông Nguyễn Lộc An bị TAND tỉnh Lạng Sơn xét xử và tuyên mức án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội Trốn thuế, theo Điều 161 BLHS năm 1999. Sau đó, xét xử phúc thẩm, ông Lộc nhận án 3 năm tù.

Cáo trạng xác định, cả hai bị can trên đều đã được xóa án tích.

Phân tích tình huống pháp lý nêu trên, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng: Pháp luật Việt Nam quy định, người đã xóa án tích thì coi như chưa từng phạm tội. Họ được tái hòa nhập cộng đồng, tạo cơ hội việc làm và được đối xử bình đẳng. 

Theo luật sư, quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, ngoài việc thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội, chứng minh các dấu hiệu cấu thành tội phạm làm căn cứ buộc tội đối với người phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng còn phải thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh các yếu tố quyết định đến hình phạt, trong đó có yếu tố nhân thân. 

Với những người có tiền án (từng bị kết án mà chưa xóa án tích), họ sẽ được xác định là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Với những người phạm tội đã từng bị kết án nhưng đã được xóa án tích mà tiếp tục phạm tội, họ sẽ được xác định là nhân thân xấu.

Người có nhân thân xấu mức hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn đối với người có nhân thân tốt. Bởi vậy, việc thu thập lý lịch tư pháp của bị can, làm rõ nhân thân của bị can là một trong những nhiệm vụ của cơ quan điều tra và VKS trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Theo cáo buộc, ông Nguyễn Lộc An đã nhận hối lộ từ Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil Mai Hồng Hạnh tổng số tiền 400 triệu đồng cùng chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe.

Trong khi đó, ông Đỗ Thắng Hải bị cáo buộc đã ký cấp giấy phép số 55 ngày 19/11/2021 cho Công ty Xuyên Việt Oil. Vài ngày sau, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận hối lộ 50.000 USD (tương đương hơn 1,2 tỷ đồng) của bà Hạnh tại phòng làm việc của mình.

 

DOANH NHÂN BỊ HOÃN XUẤT CẢNH VÌ NỢ VÀI TRIỆU HAY BẠC TỶ: 'TÔI KHÔNG MANG CƠ NGHIỆP RA ĐÙA'

Diệu Thuỳ

https://vietnamnet.vn/doanh-nhan-bi-hoan-xuat-canh-du-chi-no-vai-trieu-hay-nhieu-ty-dong-toi-buc-xuc-2324823.html

"Trong điều kiện sức khoẻ bình thường không ai muốn nợ thuế đến mức tạm hoãn xuất cảnh. Cưỡng chế hoá đơn đã là cực hình với doanh nghiệp", đại diện một doanh nghiệp chia sẻ.

Lời toà soạn:

Câu chuyện ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Bamboo Airways, bị tạm hoãn xuất cảnh vì doanh nghiệp nợ thuế đã mở ra cuộc tranh luận về vai trò của biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong thu hồi nợ thuế. 

Với các doanh nghiệp cố tình chây ì, không chịu nộp thuế thì việc áp dụng biện pháp mạnh là cần thiết. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp bức xúc khi lãnh đạo bị hoãn xuất cảnh khi chỉ nợ thuế từ 1-10 triệu đồng.

Tuyến bài "Phía sau việc tạm hoãn xuất cảnh doanh nhân để thu hồi nợ thuế" của VietnamNet đưa ra góc nhìn đa chiều từ doanh nghiệp, cơ quan chức năng nhằm để tìm giải pháp phù hợp cho vấn đề này.

Nợ thuế vài triệu đồng cũng bị hoãn xuất cảnh

Ngày 20/9, Chi Cục thuế khu vực Sông Lam 1 (Cục thuế Nghệ An) có thông báo gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Phan Bá Quân, Giám đốc Công ty TNHH Phúc Thịnh Digital. 

Theo thông báo, đến thời điểm ngày 31/8, công ty đang nợ thuế 2,8 triệu đồng. Công ty bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Thời gian tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 20/9 cho đến khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Chia sẻ với PV. VietNamNet, ông Phan Bá Quân cho hay, ông khá bất ngờ vì lần đầu tiên ông nhận được thông báo này. Thời gian qua, do chuyển địa điểm kinh doanh, kế toán xin nghỉ, dẫn đến việc công ty chậm nộp thuế.

“Tôi mới nhận được thông báo tạm hoãn xuất cảnh cách đây mấy hôm, thông qua người quen ở ngân hàng mà công ty mở tài khoản gửi cho mới biết.

Số tiền lớn mới sợ, còn đây nợ không lớn nhưng vì bận nhiều việc quá nên tôi chưa kịp hoàn thành. Tôi đang tuyển lại kế toán, sẽ cố gắng nộp ngay trong tháng này”, ông Quân nói.

Mặc dù bị “bêu” tên, bị tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế nhưng ông Quân cho rằng, đây là biện pháp hợp lý, hiệu quả, có làm căng như vậy thì nhiều người mới nộp thuế.

Những trường hợp như ông Quân không phải là ít. Bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Công ty TNHH Xuân Hương (Thanh Chương, Nghệ An), cũng bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 12/9 vì doanh nghiệp đang nợ 8,6 triệu đồng.

Đặc biệt, có doanh nghiệp đã dừng hoạt động nhưng chủ doanh nghiệp cũng nằm trong danh sách tạm hoãn xuất cảnh. 

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc CTCP Tư vấn và Đầu tư xây dựng không gian quốc tế có địa chỉ tại TP Vinh (Nghệ An) cũng vừa bị Cục thuế Nghệ An ra thông báo tạm hoãn xuất cảnh, với lý do doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Tuy nhiên, trao đổi với PV, ông Cường tỏ ra rất bất ngờ trước thông tin này. “Tôi chưa nhận được thông báo nào, tại sao nợ, tạm hoãn xuất cảnh được”, ông Cường băn khoăn.

Ông Cường nói thêm, ông thành lập doanh nghiệp tháng 3/2021, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, ngay sau đó đại dịch Covid-19 bùng phát, công ty không thể kinh doanh, hoạt động được. 

“Tôi nhớ sau khi công ty được thành lập khoảng 3-4 tháng, tôi đã thuê kế toán làm các thủ tục dừng hoạt động. Từ đó đến nay, doanh nghiệp không hoạt động, cũng không nhận được thông báo nào từ cơ quan thuế”, ông Cường kể và cho biết sẽ đến cơ quan thuế để xác minh thông tin trên.

Nỗi lòng sau chuyện bị tạm hoãn xuất cảnh

Trước đó, Tổng giám đốc Bamboo Airways Lương Hoài Nam bị tạm hoãn xuất cảnh do đang là người đại diện pháp luật. Thông báo của hãng bay nhấn mạnh: Thông báo này xuất phát từ vấn đề hành chính mà hãng đang làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng để giải quyết, không liên quan đến vấn đề cá nhân của ông Lương Hoài Nam. 

Về phía mình, ông Lương Hoài Nam chia sẻ: “Trước các nghĩa vụ thuế mà Bamboo Airways chưa có điều kiện để hoàn thành, tôi cùng ban lãnh đạo hãng đã và đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ vấn đề này trong bối cảnh Bamboo Airways đang còn nhiều khó khăn về tài chính”.

Câu chuyện của ông Lương Hoài Nam đã mở ra cuộc tranh luận trái chiều về vai trò của biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong thu hồi nợ thuế.

Mới đây, doanh nghiệp của anh N.V.A (trụ sở ở TP.HCM) nhận được quyết định của cục thuế một địa phương về tạm hoãn xuất cảnh người đại diện pháp luật. Lý do là chưa trả nợ thuế sau nhiều lần được đôn đốc. Ngay sau đó, thông tin này phủ kín trên mặt báo.

Nói với PV. VietNamNet, đại diện doanh nghiệp vẫn bức xúc. Việc nợ thuế của doanh nghiệp là đúng, nhưng đằng sau đó lại là những câu chuyện khác.

“Họ công bố doanh nghiệp tôi nợ thuế, theo số liệu là đúng. Nhưng số tiền đó là tiền sử dụng đất mà chúng tôi đang triển khai dự án trên địa bàn tỉnh này. Chúng tôi đang khiếu nại quyết định áp giá đất của chính quyền, bởi nếu theo quyết định đó thì chúng tôi phải nộp số tiền cao hơn nhiều. Nhưng khi các báo đẩy bài lên, không ai đề cập đến câu chuyện này mà mặc định rằng chúng tôi làm ăn kém nên nợ thuế”, anh N.V.A nói.

Theo quan điểm của đại diện doanh nghiệp, nợ thuế hay nợ bảo hiểm là chuyện chẳng đặng đừng, không ai muốn. Người ta mang cả cơ ngơi sự nghiệp ra để đầu tư, đâu ai muốn dính dáng tới pháp luật. Trong điều kiện sức khoẻ bình thường không ai muốn nợ thuế đến mức tạm hoãn xuất cảnh. Cưỡng chế hoá đơn đã là cực hình với doanh nghiệp.

"Xét trong bối cảnh này, nên có một biện pháp hài hòa hơn. Những trường hợp nào cố tình chây ì, nộp thuế không trả thì hãy tạm hoãn xuất cảnh”, đại diện công ty kiến nghị.

Đại diện một doanh nghiệp khác cũng bức xúc không kém khi nhận quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Điều đáng nói, doanh nghiệp này nợ thuế, trong khi tiền hoàn thuế của doanh nghiệp vẫn bị “đóng băng”, chưa được cơ quan thuế giải quyết. 

"Thực chất, chúng tôi vẫn còn tiền thuế ngân sách đang nợ chúng tôi. Chúng tôi đề nghị khấu trừ số tiền này với số nợ thuế nhưng vẫn không được chấp nhận", vị này kể.

Chuyện của ông H., tổng giám đốc một doanh nghiệp ở Bình Dương, cũng chú ý không kém. Ông H. là đại diện pháp luật của một doanh nghiệp. Do tranh chấp với các cổ đông, gần đây ông mới làm được thủ tục để nắm quyền điều hành. Ông phải đứng ra 'gánh' hàng chục tỷ đồng tiền nợ thuế. Theo quy định, ông cũng nằm trong diện có thể sớm bị cơ quan thuế tạm hoãn xuất cảnh. 

“Nếu cục thuế tạm hoãn xuất cảnh tôi thì quá oan ức, bởi tôi là người tiếp quản sau và đang cố gắng hết sức để có tiền trả nợ thuế. Theo luật, họ tạm hoãn xuất cảnh tôi là đúng. Thế nhưng, con người khác máy móc ở chỗ biết phân định rõ ràng từng trường hợp. Phải làm rõ vì sao nợ thuế, ai là người gây ra còn ai là người đang cố gắng để có tiền trả nợ mà người chủ cũ gây ra”, ông H. thẳng thắn.

 

NGHÌN TỶ BỊ BÃO CUỐN BAY, BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP Ở ĐÂU?

Tuân Nguyễn

https://vietnamnet.vn/nghin-ty-bi-bao-cuon-bay-bao-hiem-nong-nghiep-o-dau-2324623.html

Hơn 2.500 tỷ đồng là thiệt hại ước tính đối với 23.595ha nuôi trồng thủy sản do bão số 3. 22.808 con gia súc và hơn 3 triệu con gia cầm bị chết... Các chủ nuôi thiệt hại nhiều nghìn tỷ nhưng hầu hết không có bảo hiểm.

LTS: Dù bảo hiểm nông nghiệp đã được Chính phủ có quyết định thực hiện thí điểm từ hơn 10 năm trước, song cứ mỗi lần thiên tai ập đến, hàng nghìn nông dân lại lâm cảnh trắng tay, trong khi bảo hiểm dường như vẫn còn là từ xa lạ với họ. Tuyến bài Để bảo hiểm nông nghiệp thực sự là phao cứu sinh cho nông dân của VietNamNet hy vọng sẽ góp thêm một góc nhìn để giải quyết vấn đề này.

'Mất bò' mới nghĩ đến bảo hiểm

Nông nghiệp là lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề bởi sức tàn phá của cơn bão số 3 (Yagi). 

Báo cáo của các tỉnh phía bắc từ Quảng Ninh đến Nghệ An cho thấy, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại khoảng 23.595ha; số lồng bè bị hư hại, cuốn trôi khoảng 4.592 ô lồng. Ước thiệt hại ban đầu về nuôi trồng thủy sản lên tới hơn 2.500 tỷ đồng.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho hay, thiệt hại về kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh lên đến 24.200 tỷ đồng, khiến nhiều người dân, doanh nghiệp gần như mất trắng tài sản; nhiều khách hàng của các tổ chức tín dụng không còn khả năng trả nợ, nhất là lĩnh vực nông, lâm, thủy sản (bị trôi dạt mất bè nuôi thủy sản, cây trồng bị gãy, đổ hoàn toàn),...

Theo thống kê sơ bộ của Bộ NN-PTNT, đến cuối ngày 18/9, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã làm 22.808 con gia súc và hơn 3 triệu con gia cầm bị chết, trong đó 5 tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Nội và Thái Nguyên.

Tại Hải Phòng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hải Phòng, bà Nguyễn Thị Dung thông tin, Hải Phòng có 13.181 khách hàng bị ảnh hưởng, tổng dư nợ là 27.097 tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng dư nợ. Trong đó, lĩnh vực nông lâm thuỷ sản bị ảnh hưởng là 12.200 khách hàng với dư nợ là 1.563 tỷ đồng. 

“Con số thiệt hại này đe dọa ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn thành phố trong năm nay. Hiện tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn Hải Phòng là 5%”, bà Dung cho hay.

Tại Lào Cai, ông Đỗ Quang Huy, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai, cho biết, diện tích lúa, ngô, hoa màu, cây ăn trái, cây trồng dược liệu trên toàn tỉnh bị thiệt hại lên đến 6.160ha. Trong đó có 45.000 cây chuối, 400.000 cây quế, 353ha thuỷ sản, 3.050 tấn cá thương phẩm, trên 123.000 con cá giống bị chết; hơn 43.000 con gia súc, gia cầm bị chết với trên 1.000 chuồng trại.

Trước những thiệt hại to lớn cho ngành nông nghiệp, một lần nữa câu chuyện bảo hiểm nông nghiệp lại được nhắc đến. 

Là người có hơn 10 năm lăn lộn trong lĩnh vực nông nghiệp, anh Nguyễn Văn Đạt (Hải Dương) kể rằng, toàn bộ 2ha hoa màu và 4ha cây ăn trái anh tâm huyết đầu tư tại huyện Chí Linh và Kinh Môn đã bị mất trắng, tổng thiệt hại khoảng 600 triệu đồng. “Chẳng ai có thể ngờ lại có ngày bị bão quét sạch như thế này”, anh Đạt buồn bã.

Hầu hết số vốn đầu tư được anh Đạt vay từ ngân hàng. Khi được hỏi về bảo hiểm nông nghiệp, anh cho hay chưa từng nghĩ đến và cũng chưa từng nghe ai nói.

Trên thực tế, do không thực sự hấp dẫn nên hiện nay, có rất ít doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp. Ông Ngô Trung Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm, cho biết, Chính phủ đã giao cho 4-5 doanh nghiệp bảo hiểm triển khai loại hình bảo hiểm này. 

Trong đó, Bảo hiểm Ngân hàng Agribank (ABIC), Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo hiểm Bảo Minh là những doanh nghiệp từng được chọn thí điểm triển khai. 

Ngay cả ABIC, doanh nghiệp có 95% khách hàng là nông dân, nhưng ước tính mức độ bồi thường của ABIC sau bão số 3 chỉ là 150 tỷ đồng. Con số này phần nào phản ánh mức độ tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông dân.

“Nhà nước thực sự khuyến khích triển khai bảo hiểm nông nghiệp vì liên quan đến cây trồng, vật nuôi, bởi bà con nông dân đầu tư rất nhiều tiền vào đó. Vấn đề ở chỗ người dân chưa quan tâm đến bảo hiểm nông nghiệp, chỉ đến khi xảy ra thiên tai khiến nhiều người rơi vào thảm cảnh phá sản họ mới nghĩ đến bảo hiểm”, ông Dũng nói.

Vì sao bảo hiểm nông nghiệp bị "quay lưng"?

Theo PGS-TS. Nguyễn Văn Định, nguyên Trưởng khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với người nông dân, một hộ gia đình canh tác 2-3 mẫu lúa đã là nhiều, nhưng với các chủ trang trại họ có thể canh tác hàng chục mẫu. Tương tự, một lồng cá quy mô lớn, chi phí đầu tư lên tới cả chục tỷ đồng, nếu thiệt hại do thiên tai hoặc dịch bệnh, chủ đầu tư sẽ trắng tay.

Nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm đã nhiều năm, PGS-TS. Nguyễn Văn Định cho hay, Việt Nam từng hai lần thí điểm mô hình bảo hiểm nông nghiệp.

Gần đây nhất là năm 2013, khi Chính phủ ban hành Nghị định 100 về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 21 tỉnh, thành phố. Đối tượng được bảo hiểm là cây lúa, vật nuôi, gia súc, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản,...

Tuy nhiên, kết quả không được như mong đợi. Đến nay, cả doanh nghiệp và người dân vẫn không mặn mà với sản phẩm này.

Ông Định đã chỉ ra 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là công tác tuyên truyền còn hạn chế; bản thân các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng không mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp do phí bảo hiểm thu được rất thấp, trong khi tái bảo hiểm lại khó. 

“Nghiệp vụ tái bảo hiểm của các doanh nghiệp thường được thực hiện ra nước ngoài, trong khi khâu đánh giá quản lý rủi ro lại thiếu chính xác dẫn đến phía nước ngoài không tin tưởng. Hơn nữa, quy mô sản xuất nông nghiệp của chúng ta còn nhỏ lẻ, thiết kế sản phẩm của các doanh nghiệp chưa thực sự hấp dẫn với người làm nông nghiệp”, PGS-TS. Nguyễn Văn Định nói.

Ngoài ra, ông Định cho rằng, rủi ro lớn nhất đối với bảo hiểm nông nghiệp là rủi ro đạo đức nên rất khó triển khai. 

Đồng tình với quan điểm trên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Ngô Trung Dũng thừa nhận, cái khó của doanh nghiệp chính là quản lý rủi ro. Doanh nghiệp không thể đong đếm số lượng tôm, cá dưới đầm nên khách hàng khai bao nhiêu biết bấy nhiêu. 

Nhắc lại câu chuyện bảo hiểm tàu cá, ông Ngô Trung Dũng phân tích, Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngư dân vươn xa bám biển, ngân hàng cho vay vốn để mua tàu, doanh nghiệp bảo hiểm cũng cung cấp gói bảo hiểm tàu cá cho ngư dân. Thế nhưng, cũng đã có trường hợp ngư dân trục lợi bảo hiểm bằng cách hoán đổi máy móc của tàu rồi đánh đắm tàu, sau đó yêu cầu bảo hiểm bồi thường.

Một con tàu đánh cá giá vài tỷ đồng, trong đó giá trị máy móc chiếm đến 2/3. Việc thay thế bằng máy hỏng, máy cũ chỉ ngư dân biết với nhau vì ở ngoài khơi xa, không doanh nghiệp nào có thể giám sát được.

Theo PGS-TS. Nguyễn Văn Định, bảo hiểm nông nghiệp nói riêng và bảo hiểm nói chung đem lại sự yên tâm cho người dân. Vị chuyên gia nhắc lại cuốn giáo trình về bộ môn bảo hiểm của Đại học Saint Mary’s (Canada) từng được ông dịch để phục vụ công việc giảng dạy, trong đó có câu: “Bảo hiểm giống như một cái tay vịn của cầu thang. Nếu đi cầu thang có tay vịn sẽ yên tâm hơn”.

Ông lấy dẫn chứng về mảng bảo hiểm y tế, người dân chỉ đóng phí vài trăm nghìn mỗi năm, nhưng nếu chẳng may ốm đau phải vào bệnh viện điều trị mới thấy được tác dụng của nó.

 

 

No comments:

Post a Comment