Đặng Chương Ngạn - Chúng ta sống ở đâu để an toàn ?lundi 23 septembre 2024
Thuymy
Nhưng nếu có thể quyết định, không phụ thuộc vào công việc, tiền bạc, bạn sẽ xây cho mình ngôi nhà ở đâu?
Tôi vẫn nuôi giấc mơ có một ngôi nhà dưới chân núi, bên một con suối...
Nhưng sau lũ, sau thảm họa làng Nủ, giấc mơ đó của tôi không còn nữa. Một ngôi nhà dưới chân núi, một ngôi nhà bên suối...nghe thơ mộng đấy nhưng cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Lũ cuốn, lũ bùn...có thể ập đến ngay trong giấc ngủ. Lũ cuốn, lũ bùn chỉ trong phút giây đã cuốn trôi cản nhà, cuốn đi tất cả tài sản chúng ta dành dụm, và đưa luôn chúng ta về thế giới bên kia.
Ở Việt Nam, 75 % diện tích đồi núi. Cũng có nghĩa là 75 % diện tích không an toàn vào mùa mưa, bão.
Số 75% ấy xưa có rừng. Nay rừng đã gần như biến mất, ở đấy là núi trọc, đồi trọc, hay được che phủ bởi cà phê, tiêu, rừng tràm...Đều là những thứ cây không thể giữ nước.
Không còn rừng nguyên sinh, không còn rừng...Những cơn mưa sẽ biến núi, đồi thành bùn nhão và rồi sẽ là lũ bùn, mà vẫn được gọi theo một cách khác là đất chảy.
Đến 75 % diện tích núi đồi đã biến thành những cái bẫy giết người. Những cái bẫy có thể sập xuống bất cứ lúc nào.
Chúng ta còn 25 % diện tích đất đồng bằng, đất thành phố là oan toàn? Không. Khi không còn rừng, nước từ thượng nguồn sẽ rất nhanh cuốn xuống hạ lưu. Đồng bằng, thành phố cũng ngập trong biển nước.
Chỉ là còn may hơn thượng nguồn không có lũ bùn, không có đất chảy. Sự tàn phá của nước đến chậm hơn có thể có chút thời gian để chạy lũ.
Ai có lỗi đã biến những phần đất hiền hòa, yên bình kia, thành những miền đất thảm họa?
Trước hết là những quan chức có trách nhiệm giữ rừng. Đó là những quan chức vì tiền đã bán rừng.
Rồi đến chúng ta:
Đã phá rừng, tiếp tay cho nạn phá rừng...hay đã im lặng trước nạn phá rừng?
Hình : Ngôi nhà dưới chân núi, bên suối từng mơ ước...
ĐẶNG CHƯƠNG NGẠN 23.09.2024
No comments:
Post a Comment