Đối Thoại Điểm Tin ngày 02
tháng 04 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Mỹ,
Anh công bố chính thức lập đối tác về an toàn trí tuệ nhân tạo
Tp.HCM:
Cháy lớn thiêu rụi vài ngôi nhà ven kênh Tàu Hũ, không ai thiệt mạng
Israel
ném bom đại sứ quán Iran ở Syria, 7 người Iran thiệt mạng gồm 3 chỉ huy cấp cao
Vài
thế kỷ một lần: Những kẻ xâm lược từ dưới lòng đất đang đến trong ‘tai hoạ ve
sầu’
Tp.HCM: Cháy lớn thiêu rụi vài ngôi nhà ven kênh Tàu
Hũ, không ai thiệt mạng
Việt Nam muốn học
hỏi Trung Quốc để xây đường sắt cao tốc
Nguồn tin
Reuters: Chính quyền Biden cân nhắc giao vũ khí trị giá 18 tỷ USD cho Israel
Mỹ, Anh công bố
chính thức lập đối tác về an toàn trí tuệ nhân tạo
Tổng thống Hàn
Quốc kêu gọi các bác sỹ ngừng đình công
Israel ném bom
đại sứ quán Iran ở Syria, 7 người Iran thiệt mạng gồm 3 chỉ huy cấp cao
Nền ‘ngoại giao
trục lợi’ của Hà Nội liệu sẽ hiệu quả?
Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ lên án việc kết án tù những nhà hoạt động tôn giáo người
Thượng và Khmer Krom
Tìm
người kế vị Tổng bí thư Đảng đang bị mắc kẹt trong “cái bẫy tham nhũng”?
Việt
Nam muốn học Trung Quốc làm đường sắt cao tốc
Gần
74.000 doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường trong quý một, sản xuất công nghiệp
giảm
Báu
vật triều Nguyễn được bán đấu giá tại Pháp
Vụ
sư Thạch Chanh Đa Ra: Công an phá hủy giảng đường của chùa Đại Thọ
Doanh
nghiệp tự quyết giá xăng dầu: ai giám sát, ai chịu thiệt?
Đảng
luôn coi phản biện của dân là sai trái, thù địch?
Nếu
Trương Mỹ Lan bị tử hình, còn những bị cáo nào nữa xứng đáng nhận hình phạt
này?
Vụ
buôn lậu hơn sáu tấn vàng sang Campuchia có liên quan của tiếp viên và biên
phòng
Hàng
chục công nhân công ty Dệt Hòa Khánh bị nợ lương, bảo hiểm và trợ cấp
Lào
Cai: truy tố cựu Bí thư do liên quan vụ khai thác quặng trái phép
Trại
giam số 5 từ chối để TNLT Nguyễn Thị Tâm nhận thuốc Nam chữa u xơ tử cung
Nếu
Trương Mỹ Lan bị tử hình, còn những bị cáo nào nữa xứng đáng nhận hình phạt
này?
Gia
Lai: khởi tố nguyên Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tội “Tham ô tài
sản”
Việt
Nam - Trung Quốc tuần tra chung trên biên giới
Vì
sao ASEAN im lặng trước căng thẳng ở Biển Đông
Công
an Tuyên Quang bắt ông Lê Phú Tuân với cáo buộc đăng video chống Nhà nước
Pháp hồi hương hài cốt binh sĩ chết tại Điện Biên Phủ
Việt
Nam chưa cấp phép cho lao động sang Hàn làm trong lĩnh vực dịch vụ
Thời trang Việt Nam
chinh phục Thái Lan, liệu có thể vươn tầm quốc tế?
Putin muốn chuộc
lại sát thủ Nga đang bị Đức giam giữ
Kênh Phù Nam Techo:
ông Hun Sen muốn Trung Quốc hậu thuẫn, Việt Nam chưa nêu tuyên bố chính thức
5 câu hỏi lớn về
kinh tế Trung Quốc
Việt Nam tăng cường
nhiệt điện than, xả thải cao kỷ lục
Ông Phạm Nhật Vượng
và các tỷ phú Việt Nam giàu cỡ nào?
Phiên tòa Vạn Thịnh
Phát: Bà Trương Mỹ Lan khai gì về tướng công an đã chết?
Việt Nam thu thập
ADN cho thẻ căn cước, rủi ro tiềm ẩn là gì?
Ông Putin có thể
thăm Việt Nam khi đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã?
Nơi hành quyết cũng
là sân bóng đá
Muôn vị nhân gian:
khi ẩm thực là niềm hoan lạc
Nạn nhân Việt Nam
trong hoạt động buôn người ở Đông Nam Á
Israel không kích Gaza, nhiều nhân viên cứu trợ nhân đạo nước
ngoài thiệt mạng
Sập cầu ở Baltimore Hoa Kỳ : Mở được một lối lưu thông tạm
thời trên sông
Ba Lan : Bê bối cấp bằng giả cho giới chính trị gia
Pháp hối thúc Trung Quốc có « thông điệp rõ ràng với Nga » về
chiến tranh tại Ukraina
Chiến tranh Gaza : Quân đội Israel « hoàn thành chiến
dịch » và rút khỏi bệnh viện Al Chifa
Bắc Kinh tuyên bố theo dõi sát cuộc tập trận của Đài Loan trên đảo
Kim Môn
Việt Nam - Úc : Mối quan hệ “thực chất” dựa trên “niềm tin chính
trị”
Hoa Kỳ và thế cân bằng tinh tế để chống Trung Quốc ở Biển Đông
Tập đoàn Hà Lan ASML, điểm quyết đấu của cuộc chiến bán dẫn Mỹ -
Trung
Mạng lưới gây ảnh hưởng Nga tấn công Nghị Viện Châu Âu
Matxcơva yêu cầu Kiev cho dẫn độ lãnh đạo tình báo Ukraina
Bình Nhưỡng tái khẳng định kế hoạch đưa nhiều vệ tinh dọ thám
trong năm 2024
Bầu cử thị trưởng ở Thổ Nhĩ Kỳ : Phe đối lập thắng lớn
Tháng 03/2024, thế giới trải qua nhiều đợt nóng bất thường
Rượu vang : Ứng dụng hữu ích cho người tiêu dùng
Biển Đông : Căng thẳng gia tăng với Trung Quốc, Philippines
tăng cường an ninh hàng hải
Pháp sẽ gửi cho Ukraina hàng trăm xe bọc thép cũ và tên lửa phòng
không Aster
Mỹ : Chuyển viện trợ quân sự mới cho Israel, chính quyền Biden bị
chính đảng Dân Chủ chỉ trích
(Reuters)
- Trung Quốc chỉ trích Mỹ về biện pháp thắt chặt xuất khẩu chất bán dẫn. Trong thông cáo, một phát ngôn
viên của bộ Thương Mại Trung Quốc hôm nay 01/04/2024 phản đối việc Mỹ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hợp tác các bên cùng có lợi giữa giới doanh nghiệp Trung
Quốc và doanh nghiệp nước ngoài. Chính quyền Bắc Kinh khẳng định « Trung
Quốc sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để tăng cường hợp tác cùng có lợi,
cũng như thúc đẩy an ninh và sự ổn định của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu
và chuỗi cung ứng ».
(Reuters)
- The
Insider : « Hội chứng La Havana » có liên quan đến vũ khí năng
lượng của tình báo quân đội Nga. Đây là kết luận cuộc điều tra
kéo dài cả năm của nhóm truyền thông điều tra độc lập The
Insider có trụ sở tại Riga, Latvia, hợp tác với chương
trình truyền hình 60 Minutes của Mỹ và báo Đức Der Spiegel. Các triệu chứng của
« Hội chứng La Havana » gồm đau nửa đầu, buồn nôn, chóng mặt, mất trí
nhớ …, xuất hiện lần đầu tiên hồi năm 2016 tại thủ đô Cuba. Nạn nhân chủ yếu là
các nhân viên ngoại giao Mỹ.
Theo báo cáo
điều tra, các thành viên của đơn vị 29155 thuộc tình báo quân sự Nga (GRU) có
mặt tại những nơi xảy ra « Hội chứng La Havana » và họ đã được khen
thưởng, thăng chức về việc phát triển các loại « vũ khí âm thanh không sát
thương ». « Hội chứng La Havana » có thể đã xảy ra từ trước năm
2016. Chẳng hạn, năm 2014, một nhân viên chính phủ Mỹ tại lãnh sự quán ở
Frankfurt, Đức, đã bị bất tỉnh do hứng một « một chùm năng lượng
mạnh ».
(AFP) -
Sử dụng canabis (cần sa) với mục đích giải trí được hợp pháp hóa tại Đức. Với quyết định có hiệu lực từ hôm nay
01/04/2024, Đức trở thành nước lớn nhất Liên Âu hợp pháp hóa cần sa. Những
người trưởng thành có quyền mang theo người tối đa 25g canabis khô đến nơi công
cộng, được phép trồng cần sa tại nhà, tối đa 50g và mỗi người tối đa 3 cây. Kể
từ ngày 01/07/2024, cần sa sẽ được bán tại các « câu lạc bộ cần sa »,
tức là các hiệp hội phi lợi nhuận. Tối đa mỗi thành viên được mua 25g/ngày và
không quá 50g/tháng. Tại châu Âu, Malta đã hợp pháp hóa cần sa năm 2021 và
Luxembourg hồi năm ngoái.
(RFI) -
Các dự án mới về khai thác nguồn tài nguyên hóa thạch có thể làm phát thải 14
tỉ tấn khí CO2. Lượng
14 tỉ tấn khí CO2 tương đương với lượng khí carbon Trung Quốc thải ra môi
trường trong vòng 1 năm. Ban Môi trường đài RFI Pháp ngữ hôm nay 01/04/2024 cho
biết, ước tính của các nhà phân tích của trang mạng Carbon Brief chuyên về
khoa học và chính sách về biến đổi khí hậu, trụ sở tại Anh Quốc, được đưa ra
dựa trên số liệu về các dự án mới và những phát hiện về các mỏ khí đốt tính từ
năm 2021, nhưng thực tế có thể cao hơn nhiều.
(Đại sứ
Quán Pháp tại Hà Nội) - Tàu tuần dương Pháp sắp ghé thăm Đà Nẵng. Theo thông tin báo chí của đại sứ quán
Pháp tại Việt Nam, từ ngày 11đến 15/4 /2024, tàu tuần dương Vendémiaire của Hải
quân Pháp sẽ đến Đà Nẵng trong khuôn khổ chuyến thăm xã giao và thúc
đẩy hợp tác giữa hại nước. Đại sứ Pháp tại Hà Nội Olivier
Brochet đánh giá, chuyến ghé thăm cảng Đà Nẵng lần này của tàu tuần
duyên Pháp là « một điểm nhấn cho hợp tác Pháp -Việt. Chuyến thăm cũng thể hiện
sự gắn bó của Pháp với quyền tự do hàng hải, hàng không trên biển và bảo vệ các
không gian chung ».
(Nikkei
Asia) - Tầu chiến Trung Quốc trong quân cảng Cam Bốt. Hải quân Trung Quốc tiếp tục tiếp cận
căn cứ Hải quân Ream của Cam Bốt. Mới đây nhiều nguồn tin xác nhận có ít nhất 2
chiến hạm của Trung Quốc đang neo đậu tại căn cứ trên. Ream là căn cứ hải quân
của Cam Bốt đang được hiện đại hóa với sự hỗ trợ tài chính của Bắc Kinh. Đây là
căn cứ có vị trí chiến lược nằm ở lối vào vịnh Thái Lan. Mỹ và nhiều nước
phương Tây nhiều lần tỏ lo ngại Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân tại đây để
làm bàn đạp kiểm soát Biển Đông. Phnom Penh đã bác bỏ thông tin và khẳng định
Cam Bốt không bao giờ là nơi làm căn cứ quân sự cho nước ngoài.
(AFP) - Nga bắt thêm nhiều người
Daguestan liên quan đến vụ khủng bố nhà hát gần Matxcơva. Hôm nay,
01/04/2024, cơ quan mật vụ Nga FSB thông báo hôm trước đã bắt giữ nhiều người
tại Daguestan, một nước cộng hòa tự trị trong vùng Kavkaz của Nga. Các đối
tượng bị cáo buộc chuẩn bị tấn công khủng bố, đồng thời cũng có liên hệ với
những thủ phạm trong vụ tấn công vào rạp hát Crocus City Hall gần Matxcơva hôm
22/03 mới đây. Theo mật vụ Nga, ho đã bắt được 4 người tàng trữ chất nổ, chuẩn
bị đánh bom vào nơi công cộng của Nga. Cuối tuần trước an ninh Nga cũng cho
biết đã phá vỡ một âm mưu đánh bom khủng bố ở miền nam Nga do các đối tượng
người gốc Trung Á chuẩn bị.
(AFP)
- Đối thoại Nhật -Trung về vấn đề nước thải nhà máy điện Fukushima. Theo bộ Ngoại Giao Nhật, lần đầu tiên
từ hôm 30/03/2024 các chuyên gia Trung Quốc và Nhật Bản đã họp tại Tokyo
để thảo luận về vấn để xả ra biển nước thải của nhà máy điện hạt nhân bị tại
nạn Fukushima đã bị Trung Quốc phản ứng gay gắt. Sau khi Tokyo quyết định cho
xả nước thải của nhà máy điện trên ra biển ngày 24/08/2023, Bắc Kinh ngay lập
túc đã cấm nhập khẩu toàn bộ hải sản của Nhật. Một tháng sau đó Nga cũng làm
tương tự Trung Quốc. Nhật khẳng định chỉ xả thải nước không gây nguy hiểm phóng
xạ và được Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế ủng hộ.
Tin Tức: Thứ Ba, ngày 02/04/2024
1/ HOA KỲ LÊN ÁN VN BẮT GIAM NGƯỜI THƯỢNG VÀ KHMER KROM.
Vào hôm qua 1/4, bộ ngoại
giao Mỹ ra thông cáo báo chí bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Việt Nam bắt
giam và bỏ tù năm nhà hoạt động tôn giáo người Thượng và người Khmer Krom.
Cần nhắc lại, vào hôm 28/3,
bạo quyền tỉnh Đắc Lắc đã tuyên án tù 13 năm và 5 năm quản chế đối với thầy
truyền đạo người Êđê là Y Krếc Byă thuộc Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây
Nguyên với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”. Trước đó vào ngày
26 tháng Giêng, bạo quyền tỉnh Phú Yên đã kết án ông Nay Y Blang với bản án 4
năm rưỡi tù giam với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”.
Ba người Khmer Krom là các
ông Tô Hoàng Chương, Thạch Cương và Danh Minh Quang cũng đều bị các tòa án ở
Việt Nam trong tháng 2 và 3 vừa qua kết án tù với các mức án tương đương là 4
năm, 3 năm rưỡi với các cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”.
Trong thông cáo, bộ ngoại
giao Mỹ bày tỏ sự lo ngại đặc biệt về
việc kết án tù 13 năm đối với ông Y Krếc Byă, người đã cất tiếng nói ôn hòa vì
tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam. Bộ này cũng quan ngại trước các án tù
nhiều năm đối với các ông Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng
Chương.
Chính vì thế, bộ ngoại giao
Mỹ kêu gọi Việt Nam hãy tôn trọng các quyền tự do bày tỏ ý kiến, lập hội và tôn
giáo hoặc tín ngưỡng của người dân, đồng thời kêu gọi Việt Nam phải trả tự do
cho tất cả những người nói trên.
2/ CÔNG AN PHÁ HỦY GIẢNG ĐƯỜNG CỦA CHÙA ĐẠI THỌ.
Công an huyện Tam Bình,
tỉnh Vĩnh Long, đã đập phá giảng đường của chùa Đại Thọ sau khi bắt giữ sư trụ
trì Thạch Chanh Đa Ra cách đây một tuần.
Sáu ngày sau khi bắt giữ sư
Thạch Chanh Đa Ra và tín đồ Kim Khiêm với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân
chủ” và sáu người khác, bạo quyền địa phương đã đưa người đến phá hủy nơi học
hành của sư sãi và tín đồ được xây dựng cách đây hai năm.
Lực lượng công an lên đến
cả trăm người đã được điều động trong vụ phá hoại này, và ngăn cấm mọi người
tiến vào khu vực giảng đường. Các hình ảnh được quay lại cho thấy bạo quyền
dùng xe ủi để đập phá công trình trong khi công an đi lại trong khu vực.
Cần biết là vào năm 2020,
sư Thạch Chanh Đa Ra có ý định xây dựng ngôi giảng đường trên phần đất hiến
tặng của bà Thạch Thị Xà Bách ở huyện Tam Bình. Tuy nhiên bạo quyền địa phương
khẳng định đây là phần đất của bà Thạch Thị Ôi, em gái bà Bách.
Như đã loan tin, sau khi
bắt giữ sư Thạch Chanh Đa Ra cùng hai tín đồ là Kim Khiêm và Thạch Ve Sanal vào
ngày 26/3, một ngày sau đó công an bắt tiếp 4 nhà sư và một tín đồ khác với cáo
buộc “bắt giữ người trái pháp luật.” Trong số này có sư Dương Khải, một người
đấu tranh cho quyền lợi của người bản địa Khmer Krom.
Việc bắt giữ 8 người này,
cùng với việc kết án ba nhà đấu tranh cho nhân quyền là Danh Minh Quang, Thạch
Cương và Tô Hoàng Chương trong ba tháng vừa qua nằm trong chiến dịch đàn áp
giới hoạt động người Khmer Krom, một sắc dân sinh sống hàng trăm năm nay ở vùng
Nam bộ nhưng thuộc nhóm thiểu số ở Việt Nam.
3/ VỤ BUÔN LẬU HƠN 6 TẤN VÀNG SANG CAMPUCHIA.
Bà Nguyễn Thị Minh Phụng và
bà Nguyễn Thị Kim Phượng cùng 22 bị can vừa bị truy tố về tội “buôn lậu hơn 6
tấn vàng miếng” qua biên giới Campuchia rồi phân phối đi khắp nơi tiêu thụ.
Báo chí lề đảng vào hôm qua
ngày 1/4 loan tin là một số đơn vị hàng không, quan thuế, biên phòng và cả tiếp
viên hàng không, đều có liên quan đến vụ buôn lậu này.
Trong số 24 bị can có bà
Đặng Thị Thanh Hằng, chủ nhân một cửa tiệm ở Hà Nội và Sài Gòn, được xác định
là mắt xích của đường dây này. Tuy nhiên bà Hằng đã xuất cảnh từ năm 2022, nên
bộ công an quyết định phải truy nã và tạm đình chỉ điều tra.
Theo hồ sơ, tiệm vàng Phúc
Hằng của bà Hằng không được phép kinh doanh vàng miếng, vàng thỏi và vàng
nguyên liệu. Tuy nhiên bà Hằng đã giao dịch và đặt mua vàng thỏi nhập lậu của
bà Phụng để bán lại kiếm lời.
Để che giấu số vàng lậu, bà
Hằng yêu cầu bà Phụng phải xóa hết chữ nước ngoài trên thỏi vàng trước khi giao
hàng. Từ ngày 3/8 đến 28/9 năm 2022, bà Hằng đã mua của bà Phụng 294 ký vàng
lậu, với tổng trị giá gần 400 tỷ đồng.
Theo cáo trạng ghi rõ, từ
đầu năm 2022 nhóm này đã lập ra hai đường dây, buôn lậu tổng cộng hơn 6 ngàn ký
vàng qua biên giới. Theo đó thì hai nhóm này đã cấu kết với đám tiếp viên hàng
không để chuyển số vàng nguyên khối qua đất Campuchia.
4/ DO THÁI OANH KÍCH TÒA ĐẠI SỨ IRAN Ở SYRIA, BẢY CHỈ HUY CAO CẤP THIỆT
MẠNG.
Các chiến đấu cơ bị tình
nghi là của Do Thái đã ném bom vào tòa đại sứ Iran ở Syria vào hôm thứ Hai 1/4,
khiến 7 cố vấn quân sự Iran bị thiệt mạng.
Đây là sự leo thang rõ rệt
trong cuộc chiến giữa Do Thái với các kẻ thù trong khu vực. Ngoại trưởng Syria
Faisal Mekdad lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố nhắm vào tòa nhà lãnh sự của
Iran ở thủ đô Damascus.
Do Thái từ lâu nay vẫn nhắm
mục tiêu vào các cơ sở quân sự của Iran ở Syria và các cơ sở của những lực
lượng tay chân, đồng thời đẩy mạnh các cuộc tấn công với chiến dịch nhằm vào
nhóm Hamas của người Palestine được Iran hậu thuẫn ở Dải Gaza.
Kể từ khi cuộc chiến ở Gaza
nổ ra, quân đội Do Thái đã tăng cường không kích ở Syria nhằm vào Lực lượng Vệ
binh Cách mạng Hồi giáo của Iran và nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon do Iran
hậu thuẫn, cả hai đều ủng hộ bạo quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Cuộc tấn công hôm 1/4 là
lần đầu tiên Do Thái tấn công vào tòa đại sứ rộng lớn của Iran ở Syria. Đại sứ
Iran cho biết là 7 quan chức ngoại giao đã thiệt mạng và Iran sẽ phản ứng quyết
liệt sau vụ này.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng
Iran ra tuyên bố cho biết 7 cố vấn quân sự đã chết trong cuộc tấn công, bao gồm
Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy cao cấp của Lực lượng Quds, tức cơ quan tình báo
đối ngoại kiêm lực lượng bán quân sự tinh nhuệ. cấp phó của ông này và một viên
chỉ huy cao cấp khác cũng thiệt mạng.
Hai nhóm Hamas và Houthi
đều lên án cuộc tấn công xảy ra ở Damascus. Cần biết là Iran hậu thuẫn mạnh mẽ
cho cả Hamas lẫn Houthi. Nhóm Houthi ở Yemen đã tấn công tàu thuyền trong vịnh
Aden kể từ giữa tháng 11/2023.
VNTB
– Hoa Kỳ quan ngại về việc kết án những nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam
VNTB – Tô
Lâm sẽ nhường ghế chủ tịch nước cho Trương Thị Mai
VNTB – Việt Nam cần sớm thông qua luật về hôn nhân đồng
giới
Ukraine,
Gaza, và sự trỗi dậy của địa chính trị bản sắc
Nền
‘ngoại giao trục lợi’ của Hà Nội liệu sẽ hiệu quả?02/04/2024
Mục
sư A Ga: “Công an Việt Nam sẽ còn quay trở lại Thái Lan để bắt người”01/04/2024
Những
trang câm của lịch sử01/04/2024
Tháng Tư
Khúc Đoạn Trường01/04/2024
Bắt
bao nhiêu, trong bao lâu thì hết cán bộ ‘thoái hóa, biến chất’?01/04/2024
Sạn
chữ (Kỳ 2): Về cách dùng chữ ‘tội’ trên báo chí01/04/2024
Nhà
nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa31/03/2024
Sạn
chữ* (Kỳ 1): Sách giáo khoa Tiểu học – sai dấu câu31/03/2024
Quy
hoạch nhân sự, kế thừa và… ‘hồng phúc’ đính kèm đại họa (Phần 3)31/03/2024
Phúc
Lai - Tháng đầu tiên của năm thứ ba
Tạ
Duy Anh - Những trang câm của lịch sử
Nguyễn
Quang Thiều - Như đường chân trời
Liễu
Hằng - Nghĩ về nhạc Trịnh
Thọ
Nguyễn - Tháng Tư, ám ảnh lý lịch
Nguyễn
Hoài Bắc - Ngày của cá !
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Những trang câm của lịch sử 02/04/2024
“Họa may gặp những gì, họa may” 02/04/2024
Về một cảnh ‘phản cảm’ trong phim “Muôn vị nhân gian” 02/04/2024
Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Đất đai 02/04/2024
Sạn chữ (*) (Kỳ I và Kỳ II) 02/04/2024
Bất động sản 01/04/2024
Giải pháp cho khủng hoảng kinh tế và dân sinh 01/04/2024
Mãn tải cán bộ 01/04/2024
Các kho hàng Trung Quốc dồn dập thành lập để bán hàng sang Việt
Nam 01/04/2024
Việt Nam có đang ỷ lại quá mức vào “ngoại giao cây tre”? 01/04/2024
Vụ án Hồ Duy Hải: Vì sao cơ quan điều tra không giám định thời
gian chết của nạn nhân? 01/04/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Khởi tố nguyên Chủ
tịch, Phó Chủ tịch; bắt tạm giam Kế toán MTTQ
chinhphu.vn
Công an tỉnh Gia Lai đã khởi tố ông Hồ Văn Điềm, nguyên Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Gia Lai.
Vừa
qua, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi
tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Hồ
Văn Điềm (nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai) và bà Đinh Thị
Giang (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai) về
tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trước
đó, vào ngày 23/5/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi
tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với bà Đỗ Thị Thu Hiền
(SN 1978, kế toán của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai) về tội “Tham ô tài
sản”.
Quá
trình điều tra mở rộng vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai xác định: Ông
Hồ Văn Điềm và bà Đinh Thị Giang đã thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sử
dụng tiền Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị. Từ đó, dẫn đến việc Đỗ Thị
Thu Hiền lợi dụng, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng.
Hiện
vụ án đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai tiếp tục điều tra, mở rộng để
xử lý theo quy định.
Kỷ luật Cảnh cáo Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ
tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Hồ Văn Điềm
Trước
đó, tại kỳ họp thứ 36, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai xem xét kết quả kiểm tra
khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Hồ Văn Điềm, Ủy viên Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Ủy
ban Kiểm tra Tỉnh ủy nhận thấy trong thời điểm dịch COVID-19 xuất hiện và bùng
phát cao điểm, với vai trò là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam
tỉnh, đồng chí đã cùng với tập thể Đảng đoàn, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện
tốt các biện pháp phòng-chống dịch; tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Trung
ương, của tỉnh về việc vận động các đơn vị, cá nhân tham gia hỗ trợ để giúp đỡ,
chăm lo đời sống Nhân dân gặp khó khăn, góp phần ổn định tình hình để phát
triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tuy
nhiên, đồng chí đã thiếu kiểm tra, không phát hiện việc Kế toán cơ quan chiếm
dụng tiền tiếp nhận để sử dụng vào mục đích cá nhân. Căn cứ quy định của Đảng,
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định.
Ngày
10/10/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị lần thứ Mười
ba để giải quyết công việc thuộc thẩm quyền.
Với
vai trò là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh,
chủ tài khoản Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Gia Lai, đồng chí Hồ Văn
Điềm đã thiếu kiểm tra, không phát hiện việc Kế toán Cơ quan chiếm dụng tiền từ
Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh để sử dụng vào mục đích cá nhân.
Căn
cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo Quy định của
Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia
Lai quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo đối với đồng chí Hồ Văn Điềm, Ủy viên
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh Gia Lai.
Ngân hàng Nhà nước bác kiến nghị không
phong tỏa tiền cho vay đặt cọc
https://www.anninhthudo.vn/ngan-hang-nha-nuoc-bac-kien-nghi-khong-phong-toa-tien-cho-vay-dat-coc-post571920.antd
ANTD.VN - Các ngân hàng, doanh nghiệp
kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cân nhắc bỏ quy định phong tỏa tiền cho vay đặt
cọc, song cơ quan quản lý lại kiên định "đã cọc thì phải đứng im”.
Ngân hàng cũng muốn “mở” với cho vay đặt cọc
Góp ý đối với dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư
39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho
vay của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng,
nhiều tổ chức kiến nghị cân nhắc bỏ quy định về việc phong tỏa tiền cho vay đặt
cọc.
Theo đại diện Hiệp hội Ngân hàng, cho vay để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ trong dự thảo Thông tư có sửa đổi bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 22
như: “Trường hợp cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tổ chức tín dụng cho
vay thỏa thuận với khách hàng để phong tỏa số tiền cho vay tại tổ chức tín dụng
cho vay đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật cho đến khi chấm dứt nghĩa
vụ bảo đảm”.
Theo đó, việc cho vay để thanh toán đặt cọc mua nhà ở hình thành
trong tương lai hoặc cho vay thanh toán tiền đặt cọc theo các hợp đồng kinh tế
thì chủ đầu tư dự án/bên nhận đặt cọc sẽ bị phong tỏa tiền đặt cọc tại ngân
hàng của bên vay (bên đặt cọc), không được sử dụng số tiền đặt cọc cho đến khi
chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.
Đại diện Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, trong thực tế, do khách
hàng vay khó thỏa thuận được với chủ đầu tư/bên nhận đặt cọc chấp thuận cho
phong tỏa tiền tại ngân hàng của bên vay, nên quy định tại khoản này hạn chế
việc vay vốn thực hiện giao dịch của khách hàng. Vì vậy, các ngân hàng đề nghị
ban soạn thảo dự thảo rà soát và cân nhắc bỏ quy định này…
Trước đó, quy định phong tỏa tiền cho vay đặt cọc tại Thông tư
06/2023 sửa đổi Thông tư 39/2016 của NHNN cũng nhận được nhiều kiến nghị sửa
đổi.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA)
cho rằng, quy định phong tỏa số tiền vay đặt cọc là "vênh" với quy
định của Bộ luật Dân sự và Luật Kinh doanh bất động sản.
Theo ông Châu, trong lĩnh vực bất động sản, khách hàng mua nhà
thực hiện đặt cọc với chủ đầu tư là chuyện phổ biến thời gian qua, trong trường
hợp bên nào không thực hiện thì phải bồi thường cho bên kia theo thỏa thuận. Ở
đây, khách hàng và chủ đầu tư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
Nhưng theo quy định tại Thông tư 06, khách hàng vay tiền để góp
vốn mà ngân hàng phải phong tỏa nguồn tiền này thì quy định này hoàn toàn chỉ
có lợi cho ngân hàng vì nguồn tiền vẫn nằm tại ngân hàng, trên bảng cân đối của
ngân hàng. Trong khi đó người nhận tiền thanh toán, ở đây là chủ đầu tư, lại
không được sử dụng số tiền này.
Ngoài ra, luật Kinh doanh bất động sản hiện hành cũng như dự
thảo sửa đổi cũng không đề cập đến việc phong tỏa tiền của khách hàng vay góp
vốn với chủ đầu tư dự án bất động sản.
Nếu quy định phong tỏa tiền vay cho hoạt động thanh toán vì sợ
bên nhận thanh toán sử dụng sai mục đích, thiếu trách nhiệm hay lừa đảo thì
không hợp lý. Việc sử dụng tiền có hiệu quả là trách nhiệm của bên nhận vốn
góp, hay chủ đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước: “Cọc thì phải đứng im”
Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước lại cho rằng cần thiết
quy định phong tỏa tiền cho vay đặt cọc.
Bà Mai Thị Trang, Phó Vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ (NHNN) cho
biết, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là chỉnh sửa câu từ để đảm bảo có cách
hiểu thống nhất hơn. Bởi Ngân hàng Nhà nước đã có trao đổi kỹ thuật với Bộ Tư
pháp và đều thể hiện quan điểm các ngân hàng cần phải có biện pháp kiểm soát
đối với nhu cầu vốn vay này.
Trong đó, cơ quan Thanh tra giám sát đặc biệt cũng muốn quản
chặt đặt cọc đối với dự án bất động sản.
“Bởi đặt cọc theo đúng nghĩa là “cọc thì phải đứng im”. Không
phải cọc là dùng tiền đặt cọc để đi làm việc khác.
Đơn cử, dự án 10.000 tỷ thì 95% đặt cọc là rất lớn và khi chủ
đầu tư sử dụng tiền cọc đó để làm việc khác là không đúng mục đích sử dụng vốn.
Hoặc khi không thu hồi được vốn do dự án không đủ điều kiện pháp lý thì việc
hủy hợp đồng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng vay vốn. Đồng thời, gây
rủi ro cho tổ chức tín dụng, đặc biệt là tổ chức dụng cho vay trên cơ sở tiền
gửi của khách hàng” – đại diện NHNN nêu quan điểm.
Cũng theo bà Trang, có ý kiến cho rằng dùng cụm từ “tạm khóa”
thay cho cụm từ “phong tỏa”. Hiện trong Nghị định 101 cũng đang dùng cả cụm từ
“tạm khóa” và “phong tỏa”.
Tuy nhiên, sắp tới dự thảo Nghị định sửa đổi sẽ quy về theo nội
dung “phong tỏa” và không còn “tạm khóa” nữa. Trong đó, quy định “phong tỏa” có
nghĩa là phong tỏa đối với số tiền giải ngân vốn cho vay chứ không phải là
phong tỏa đối với tài khoản thanh toán.
Hà Nội yêu cầu làm rõ
trách nhiệm 8 quận, huyện, thị xã gia tăng tai nạn giao thông
ANTD.VN -Trong quý I/2024, tình hình TNGT trên
địa bàn Thủ đô diễn biến phức tạp, tỷ lệ gia tăng ở mức cao, cụ thể, đã xảy ra
385 vụ tai nạn giao thông, làm 175 người chết, 313 người bị thương.
8 quận, huyện, thị xã có TNGT tăng
Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng ban An toàn giao thông TP Hà Nội
Trần Sỹ Thanh vừa có văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện,
thị xã và các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai
nạn giao thông trong quý II và các tháng cuối năm 2024.
Theo thống kê của Ban ATGT TP Hà Nội, trong quý I/2024, tình
hình TNGT trên địa bàn Thủ đô diễn biến phức tạp, tỷ lệ gia tăng ở mức cao, cụ
thể đã xảy ra 385 vụ tai nạn giao thông, làm 175 người chết, 313 người bị thương;
tăng 106 vụ (37,99%), tăng 16 người chết (10,06%), tăng 130 người bị thương
(71,04%) so với cùng kỳ năm 2023.
Có 8/30 quận, huyện, thị xã có số người chết do TNGT cao (trên
10 người/quý), tăng cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương) so
với cùng kỳ năm 2023, gồm: Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Gia Lâm, Đông
Anh, Sơn Tây, Chương Mỹ, Ứng Hòa.
Nhằm kéo giảm tai nạn giao thông, Ban ATGT TP Hà Nội yêu cầu các
địa phương và đơn vị liên quan tập trung, quyết liệt, gắn trách nhiệm người
đứng đầu trong thực hiện các nhiệm vụ sau: Giám đốc Công an thành phố chỉ đạo
các lực lượng chức năng; công an các quận, huyện, thị xã, công an các xã,
phường, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi
phạm về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt các hành vi là nguyên nhân chính
gây tai nạn như: Vi phạm nồng độ cồn; vi phạm tốc độ; vượt ẩu; đi sai làn
đường; không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu đường bộ; xe quá
khổ, quá tải, cơi nới thành thùng; học sinh, thanh thiếu niên điều khiển xe mô
tô khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe...
Ưu tiên tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường có tình hình
tai nạn giao thông diễn biến phức tạp, địa bàn có tai nạn giao thông tăng cao.
Ghi nhận, thông báo các trường hợp là cán bộ, công chức, viên
chức, sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh viên vi phạm trật tự, an toàn
giao thông đến cơ quan, đơn vị, nhà trường để phối hợp xử lý theo quy định.
Phối hợp với Sở GTVT kiểm tra, rà soát các điểm đen, điểm tiềm
ẩn tai nạn giao thông để xử lý kịp thời.
Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp
kéo giảm
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng giao Giám đốc Sở GTVT Hà Nội tăng
cường công tác kiểm tra, duy tu, duy trì đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao
thông quản lý theo phân cấp, bổ sung đầy đủ hệ thống an toàn giao thông (sơn
kẻ, biển báo hiệu, hệ thống chiếu sáng, bảo đảm tầm nhìn, bán kính đường cong,
mặt đường êm thuận...), không để xảy ra tai nạn giao thông có nguyên nhân do hạ
tầng giao thông.
Tiếp tục rà soát, xử lý kịp thời các “điểm đen”, điểm TNGT; điều
chỉnh các bất cập về tổ chức giao thông.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn
giao thông; kiểm soát tải trọng phương tiện ngay tại đầu nguồn (bến, bãi, mỏ
vật liệu xây dựng...), gắn trách nhiệm đội trưởng thanh tra giao thông các địa
bàn để xảy ra tình trạng xe quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng diễn biến
phức tạp, gây bức xúc trong dư luận và nhân dân.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
UBND thành phố khi để tình trạng học sinh các cấp học do Sở quản lý vi phạm
trật tự, ATGT có nguyên nhân do thiếu sự quản lý của nhà trường.
Đối với 8/30 quận, huyện, thị xã có số người chết do TNGT cao
(trên 10 người/quý), tăng cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị
thương) so với cùng kỳ năm 2023, Chủ tịch UBND - Trưởng ban An toàn giao thông
các địa phương khẩn trương chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ
quan, đơn vị có liên quan; kịp thời thực hiện các giải pháp kéo giảm tai nạn
giao thông trên địa bàn.
Cùng với đó, Chủ tịch UBND TP - Trưởng ban An toàn giao thông
thành phố giao Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố tham mưu thành lập
Đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với các địa phương có tai nạn giao thông tăng
cao, tổng hợp, làm rõ nguyên nhân, giải pháp khắc phục, báo cáo Chủ tịch UBND
thành phố - Trưởng ban An toàn giao thông thành phố kết quả thực hiện trong
tháng 4/2024…
Bệnh viện "không giấy" chữa bệnh… sợ
khám
https://dantri.com.vn/suc-khoe/benh-vien-khong-giay-chua-benh-so-kham-20240401215630035.htm
"Kính mời khách hàng N.H.G., số thứ tự dự
kiến 13, mã 973…, 08h30, ngày 1/4/2024, tới phòng khám tai mũi họng -
404…", đoạn tin nhắn gửi chỉ vài phút sau khi đặt lịch khám qua ứng dụng
điện thoại, giúp chị N.H.G., 35 tuổi, sống tại Hà Nội trong tích tắc giải quyết
loạt thủ tục phiền hà.
"Trước đây, mỗi lần có bệnh phải đi khám
đối với tôi như đi "đánh trận". Tôi phải lên viện xếp hàng lấy số thứ
tự từ sáng sớm. Sau đó, đi bàn này, bàn kia làm thủ tục. Bên cạnh đó là thời
gian chờ để đến lượt cũng cả tiếng đồng hồ", chị G. chia sẻ, nói thêm rằng,
hôm nào xác định đi khám là phải xin nghỉ phép nguyên cả buổi sáng.
8h tại cơ sở Cầu Giấy của Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội (Số 10 Trương Công Giai, Dịch Vọng), chị G. đến theo lịch hẹn. Không cần
lấy phiếu, không cần mua sổ khám bệnh hay qua bàn tiếp đón, người phụ nữ này trực
tiếp lên tầng 4, chờ đến số thứ tự của mình để vào khám.
2 năm trở lại đây, khi Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội triển khai hệ thống đặt lịch khám online, cách đi khám "nhàn
tênh" như chị G. trở nên quen thuộc với nhiều bệnh nhân.
Theo ThS.BS Đỗ Thu Trang, Phó trưởng phòng
khám đa khoa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Cầu Giấy, việc triển khai đặt lịch
khám cho bệnh nhân, thông qua ứng dụng của bệnh viện hoặc qua số điện thoại
hotline, giúp đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, đặc biệt là tiết kiệm thời
gian.
"2 năm qua, đặt lịch khám trực tuyến đã
được triển khai trên toàn bộ cơ sở bệnh viện. Đáng chú ý, trong một năm trở lại
đây, bệnh nhân sau khi đặt lịch có thể lên thẳng phòng khám chờ đến lượt mà
không cần qua quầy tiếp đón", BS Trang cho hay.
Cùng với đặt lịch khám trực tuyến, việc triển
khai 100% bệnh án điện tử và sổ khám bệnh điện tử tại cơ sở y tế này, người dân
có thể đi khám và nhận kết quả hoàn toàn… "không giấy".
"Mỗi bệnh nhân có một mã số riêng. Thông
qua đó, bác sĩ và bệnh nhân có thể truy cập hồ sơ khám để xem kết quả, phim chụp
của bất kỳ lần khám nào. Đương nhiên, với các bệnh nhân có nhu cầu, chúng tôi vẫn
sẽ cung cấp bản cứng như: phiếu khám bệnh, kết quả khám, phim chụp", BS
Trang thông tin.
Mắc nhiều bệnh nền từ gout, tiểu đường cho đến
cao huyết áp, trước đây, mỗi lần đi khám được ông Quang (tên nhân vật đã được
thay đổi), 70 tuổi, sống tại Hà Nội mô tả như cực hình.
"Mỗi tháng tôi phải đi khám một lần. Trước
đây, mỗi lần đi đều phải đem theo cả tập hồ sơ bệnh án dày cộp, để bác sĩ xem lại
kết quả, chỉ định thuốc, các chỉ số sức khỏe để
ra y lệnh.
Tuổi cao, ở viện đông đúc nên việc cầm theo đống
giấy tờ rất mệt mỏi. Thêm vào đó, trong quá trình lưu trữ tại nhà đôi khi
lại thất lạc giấy tờ", ông Quang nói.
"Số hóa hồ sơ bệnh án đặc biệt có lợi
cho bệnh nhân mắc bệnh mãn tính vì họ cần đi khám nhiều và bác sĩ cũng cần tra
cứu nhiều thông tin về bệnh sử xem diễn biến bệnh thế nào, đơn thuốc cũ.
Ngoài ra, các kết quả thăm khám được lưu trữ
trực tuyến sẽ giúp tránh tình trạng thất lạc giấy tờ. Khi người dân đi du
lịch không may mắc bệnh sẽ rất thuận tiện cho cả bệnh nhân và bác sĩ, tối
ưu hiệu quả điều trị", BS Trang phân tích.
Theo ghi nhận thực tế, nhu cầu khám sức khỏe,
tầm soát bệnh lý định kỳ của người dân đã gia tăng mạnh mẽ trong vài năm trở lại
đây.
"Riêng tại cơ sở Cầu Giấy, mỗi ngày
chúng tôi tiếp nhận trung bình 200 lượt bệnh nhân đến thăm khám. Trong số này,
có đến gần một nửa là các bệnh nhân nội soi đường tiêu hóa để tầm soát ung thư.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bệnh nhân đến theo dõi định kỳ các bệnh lý mãn
tính", BS Trang cho hay.
Việc ứng dụng chuyển đổi số đơn giản hóa thủ
tục khám bệnh giúp giải quyết tình trạng bệnh nhân "ngại" khám, rồi tự
đi mua thuốc. Đây vốn là thực trạng rất nhức nhối ở Việt Nam dẫn đến nhiều hệ lụy
như kháng kháng sinh, uống sai thuốc khiến bệnh nặng hơn...
Vì sao ngân hàng nước ngoài phản đối bà
Trương Mỹ Lan bán tòa nhà 1 tỷ USD?
(Dân trí) - HSBC và OCBC Bank Singapore đề
nghị được ưu tiên giải quyết khoản nợ. Sau khi bán tòa nhà Capital Place và giải
quyết xong các khoản vay, ngân hàng sẽ giao nộp lại số tiền dư theo quy định
pháp luật.
Ngày 1/4, đại diện cơ quan công tố, luật sư
bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan cùng bị cáo đã tranh luận lại quan điểm luận tội
của VKS trước đó.
VKS vẫn bảo lưu quan điểm xác định vai trò của
bà Lan, cách xác định thiệt hại của vụ án, việc định tội danh với các bị cáo.
Người bào chữa cho Chủ tịch Vạn Thịnh Phát trình bày nhiều điểm mới liên quan đến
việc khắc phục thiệt hại trong vụ án.
Không thay đổi cáo buộc với bà Trương Mỹ Lan
Đại diện VKS vẫn giữ nguyên cáo buộc bị cáo
Trương Mỹ Lan là người nắm quyền chi phối gần như tuyệt đối hoạt động tại SCB,
thông qua việc thâu tóm và sở hữu, chi phối hơn 91,5 % cổ phần của ngân hàng.
Theo VKS, bị cáo Lan coi SCB như một công cụ tài chính, là nơi giữ tiền, bất cứ
lúc nào cần tiền sử dụng sẽ chỉ đạo rút tiền ra để sử dụng vào mục đích cá
nhân, đầu tư dự án.
Pháp luật quy định Ngân hàng SCB
thành lập dưới hình thức công ty cổ phần hoạt động theo pháp luật, đại hội đồng
cổ đông là cơ quan cao nhất, HĐQT chỉ là cơ quan quản lý công ty do đại hội đồng
cổ đông bầu ra. Luật sư của bà Lan cho rằng HĐQT mới là cơ quan quản lý cao nhất
tại SCB là chưa đúng quy định của pháp luật.
Mặc dù bà Lan không quản lý tài sản SCB nhưng
nắm quyền chi phối tuyệt đối nên có quyền bầu, miễn nhiệm thành viên SCB. Từ
đó, bà bố trí thành phần chủ chốt giúp sức cho mình. Đây là điều kiện, phương
thức, thủ đoạn để bị cáo lợi dụng chiếm đoạt tiền tại SCB.
Bà trả lời tại tòa là sắp xếp các vị trí chủ
chốt tại SCB vào thời gian nào, rõ ràng cụ thể, ai nghỉ việc đều thông báo cho
bị cáo.
Tại tòa, bà Trương Mỹ Lan khai bản thân chỉ
đem tài sản đưa vào SCB để cứu ngân hàng khỏi đổ vỡ lúc tái cơ cấu. Theo phương
án cơ cấu, bà Lan dùng 5 tài sản gồm tòa nhà Windsor Plaza; các dự án 289 Trần
Hưng Đạo, khu 5-2, Times Square, Chợ Vải đưa vào SCB xử lý các khoản nợ phát
sinh trước hợp nhất là 48.759 tỷ đồng gốc và lãi.
Theo VKS, việc đưa tài sản đảm bảo vào là một
phương thức, thủ đoạn phạm tội của bị cáo. Thực tế bà Lan không thiệt hại bởi
SCB đã cho bị cáo lấy các tài sản này ra bằng cách rút, hoán đổi, mua lại bằng
chính tiền giải ngân khoản vay theo phương án, dự án, số tài sản này với giá trị
55.000 tỷ đồng. Trong khi đó, số tiền SCB giải ngân thông qua phương án tái cơ
cấu để trả cho các khoản nợ cũ là 57.000 tỷ đồng.
Việc bị cáo Lan và các đồng phạm lập các báo
cáo trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt phương án tái cơ cấu là không đầy
đủ, bản chất các khoản nợ phải thu cũ là của chính bị cáo. Bản chất các khoản
vay mới là hợp thức, che giấu việc bà Lan không trả nợ các khoản nợ cũ.
VKS vẫn bảo lưu việc xét xử bị cáo Trương Mỹ
Lan về tội Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các
tổ chức tín dụng là có căn cứ, phù hợp pháp luật.
Ghi nhận tình tiết mới có lợi cho các bị cáo
Người bào chữa cho ông Nguyễn Cao Trí đề nghị
tòa xem xét bối cảnh phạm tội; số tiền bị cáo đã hoàn trả; việc khắc phục hậu
quả; tình tiết giảm nhẹ mới; ghi nhận chấm dứt 3 quan hệ giao dịch với bà
Trương Mỹ Lan; giảm nhẹ theo hướng miễn hình phạt cho bị cáo.
Đại diện VKS cho rằng tại tòa, bị cáo đã
thành khẩn khai nhận chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan. Bị cáo Trí
đã tác động gia đình nộp khắc phục hơn 750 tỷ đồng. VKS ghi nhận ý thức trách
nhiệm bồi thường của bị cáo và gia đình.
Cơ quan công tố cũng ghi nhận tình tiết giảm
nhẹ mới mà luật sư trình bày là mẹ vợ, bố vợ của ông Trí được tặng huân
chương.
VKS cũng chấp nhận đề nghị áp dụng tỷ giá USD
tại thời điểm xét xử với giá 24.012 đồng/USD đối với số tiền bị thu giữ của bị
cáo. Trong quá trình điều tra và truy tố, cơ quan chức năng đã tạm giữ của bị
cáo hơn 677 tỷ tiền mặt và hơn 3,3 triệu USD.
Bà Trương Mỹ Lan cũng đề nghị HĐXX ghi nhận
việc bà dùng toàn bộ tài sản của gia đình, cả những tài sản không liên quan đến
vụ án, để khắc phục hậu quả. Đồng thời, bị cáo cũng muốn tòa ghi nhận nguyện vọng
chuyển 1.350 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại cho cháu gái Trương Huệ Vân và 300
tỷ đồng cho chồng là Chu Lập Cơ.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Lan cho biết,
trong số 13 tài sản mà gia đình tự nguyện cam kết khắc phục, có tòa nhà Capital
Place 29 Liễu Giai (Hà Nội). Hiện tòa nhà này đã hoàn tất xây dựng và đưa vào vận
hành kinh doanh, đang đảm bảo khoản vay 190 triệu USD tại HSBC (Hong Kong) và
OCBC Singapore.
Tại phiên tòa chiều ngày 28/3, đại diện 4
Ngân hàng nước ngoài cho rằng Capital Place đang được thế chấp để đảm bảo khoản
vay có thời điểm đáo hạn trả nợ là ngày 30/4 và bà Lan không có quyền bán.
Trình bày trước HĐXX, đại diện Ngân hàng HSBC
và Ngân hàng OCBC Bank Singapore đề nghị cho phép hai ngân hàng được ưu tiên giải
quyết khoản nợ bao gồm tiền gốc lẫn lãi. Trong trường hợp sau khi bán tòa nhà
Capital Place và giải quyết xong các khoản vay, phía ngân hàng sẽ giao nộp lại
số tiền dư theo quy định pháp luật để khắc phục hậu quả vụ án.
Theo luật sư, ý kiến này hoàn toàn phù hợp với
ý kiến của bà Trương Mỹ Lan tại Biên bản làm việc chiều 9/1 với các luật sư và
con gái bà Lan là Chu Duyệt Phấn. Trong đó, bà Lan đề nghị các bên liên quan
tìm kiếm các đối tác nhằm có được giá chuyển nhượng tốt nhất, bên cạnh việc
thanh toán khoản nợ tại ngân hàng nước ngoài, số còn lại hoàn trả 3 gói trái
phiếu.
Bên cạnh đó, có 2 công ty cam kết hoàn trả
cho bà Lan hơn 2.700 tỷ đồng đảm bảo khắc phục hậu quả vụ án, luật sư đề nghị
HĐXX, VKS ghi nhận điều này.
Bà Trương Mỹ Lan: "Gia tộc tôi gánh nợ"
Tự bào chữa bổ sung, bà Lan cho biết trong phần
tranh luận, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm buộc tội cho rằng bị cáo quanh co chối
tội, đổ lỗi cho nhân viên cấp dưới. Theo bị cáo, điều này chứng tỏ VKS không
xem xét toàn diện, không cập nhật diễn biến xét hỏi của HĐXX.
Bị cáo cho rằng bản thân nghiêm túc nhìn nhận
vai trò, mức độ ảnh hưởng của mình với tư cách cổ đông của SCB. Bà nhận thức
trước sai phạm của một số thành viên HĐQT SCB. "Thậm chí tôi đã xin HĐXX
giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo ở SCB. Tôi không quanh co chối tội, chỉ phân
định vai trò mức độ ảnh hưởng của cá nhân tôi với các khoản vay tại SCB",
bị cáo trình bày.
Chủ tịch Vạn Thịnh Phát mong tòa xem xét thật
kỹ vai trò của bà trong quá trình tái cơ cấu SCB, việc vận động các cổ đông mua
trên 65% cổ phần của ngân hàng để hợp nhất; cho mượn tài sản đảm bảo các khoản
vay tái cơ cấu; kêu gọi các chuyên gia, cổ đông nước ngoài tham gia đầu tư mua
cổ phần giúp SCB.
Bản chất khoản vay hơn 10 năm qua ở SCB theo
bà Lan là để thực hiện đề án tái cơ cấu, đưa tài sản vào thế chấp để vay tiền
trả nợ cũ nên tiền không ra khỏi ngân hàng và "những khoản vay đã ra khỏi
ngân hàng thì sau đó cũng quay về SCB". Hầu hết tài sản có giá trị của bà
và bạn bè đều đưa vào SCB để làm tài sản đảm bảo. "Gia tộc chúng tôi bỗng
dưng trở thành gia tộc gánh nợ, còn bản thân tôi đối diện mức án tử hình",
bà Lan bày tỏ.
Bị cáo Lan cũng cho biết sẽ ghi nhớ kỹ lại những
người đang thiếu nợ bị cáo để nhờ tòa giúp thu hồi. Ngoài ra, bà Lan cũng xin
tòa xem xét trách nhiệm hình sự, đường lối xử lý đối với chồng và cháu gái của
bà.
"Chồng tôi cho mượn tòa nhà Times Square
nhưng quy buộc 10-11 năm tù. Xin xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho ông Chu Lập
Cơ... Trương Huệ Vân là cháu gái coi như con ruột, chuyên đi làm từ thiện, vì
tin tưởng bị cáo mà liên quan trách nhiệm hình sự, xin tòa xem xét miễn giảm
trách nhiệm hình sự cho Huệ Vân" , bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày.
Hàng nghìn cây thông non ở Đắk Nông
liên tục bị đốt cháy, hủy hoại
PHAN TUẤN
Nhiều diện tích thông non mới
trồng cách đây chưa lâu dọc bên Quốc lộ 28, đoạn qua huyện Đắk Glong (Đắk Nông) liên
tục bị cháy, hủy hoại, nên rất khó phát triển thành rừng.
Nhiều vụ cháy, hủy hoại cây thông non
Sáng 2.4, ông Nguyễn Hữu Dưỡng, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn cho biết, mới đây, vào ngày 23.3.2024, trên lâm
phần do đơn vị quản lý xảy ra đám cháy lớn trên diện tích khoảng 8 sào
(8.000m2).
Vụ cháy đã làm thiệt hại khoảng 800 cây thông trên diện tích hơn
0,8ha. Đây đều là thông non, được trồng vào năm 2022. Chiều cao trung bình của
thông con bị cháy khoảng 0,6 - 1m, mức độ thiệt hại trên 80%. Sau khi sự việc
xảy ra, các lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để khống
chế đám cháy.
Theo ông Dưỡng, đây là vụ việc thông non bị cháy, bị phá thứ 2
trong năm 2024 tại lâm phần do đơn vị quản lý. Trước đó, vào đầu năm 2024,
doanh nghiệp đã phát hiện 1 vụ việc nhổ phá cây thông non mới trồng, làm thiệt
hại 309 cây.
Tương tự, vào ngày 10.3.2023, tại khu vực tiểu khu 1686, xã Đắk
Ha, huyện Đắk Glong cũng xảy ra 1 vụ cháy rừng thông quy mô lớn. Đây là rừng
thông non dọc Quốc lộ 28, do UBND xã Đắk Ha quản lý.
Theo UBND xã Đắk Ha, sau khi phát hiện đám cháy, địa phương đã
huy động hàng chục người cùng tham gia dập lửa, khoanh vùng đám cháy. Nhưng do
thời tiết khô hanh và thực bì dày, nên đám cháy lan rộng. Các lực lượng địa
phương đã đề nghị sự trợ giúp của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu
nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Nông cùng tham gia hỗ trợ, khống chế, dập tắt hoàn
toàn.
Qua thống kê, tổng diện tích rừng bị cháy khoảng 3,757ha. Trong
đó, diện tích rừng thông mới trồng vào năm 2022 bị cháy khoảng 1,19ha. Đối với
diện tích rừng thông trồng năm 1985 khoảng 2,567ha, chủ yếu cháy dưới thực bì.
Hiện cơ quan chức năng chưa xác định được nguyên nhân vụ cháy.
Đề nghị điều tra, làm rõ nguyên nhân
Theo UBND huyện Đắk Glong, rừng thông dọc Quốc lộ 28 đoạn qua xã
Quảng Sơn có diện tích khoảng 107ha và có giá trị đặc biệt quan trọng về sinh
thái, cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, do giá trị đất cao nên luôn bị các đối
tượng tìm cách phá hoại, lấn chiếm đất...
Liên quan đến sự việc rừng thông bị cháy và hủy hoại, Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn đã đề nghị cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ
nguyên nhân vụ việc và xử lý các đối tượng có liên quan.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông
cho biết, hiện thời tiết ở nhiều khu vực đang khô hanh. Tại nhiều khu vực rừng
có thực bì dày, dễ phát sinh nguồn cháy.
Các đơn vị quản lý rừng cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm
soát và triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng để hạn chế thiệt
hại có thể xảy ra. Các đơn vị quản lý rừng cần có biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn phá hoại rừng thông để lấn chiếm đất...
Khởi tố hai phóng viên
hành vi cưỡng đoạt tài sản
https://tuoitre.vn/khoi-to-hai-phong-vien-hanh-vi-cuong-doat-tai-san-20240402091522924.htm
Hai phóng viên trong quá trình nhận tiền từ
một doanh nghiệp với số tiền 10 triệu đồng đã bị công an bắt quả tang để điều
tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Ngày 2-4, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà
Tĩnh cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Phạm Gia
Thành (31 tuổi, ngụ tại xã Nam Điền, huyện Thạch Hà) và Đặng Hải Nam (43 tuổi,
phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) là phóng viên của hai tạp chí để điều
tra về hành vi "cưỡng
đoạt tài sản".
Trước đó, từ nguồn tin tố giác của người dân cung cấp, ngày
27-3, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh và Công
an huyện Hương Khê phát hiện bắt người phạm tội quả tang đối với Thành và Nam
khi cả hai đang có hành vi lợi dụng hoạt động báo chí cưỡng đoạt tài sản của một doanh
nghiệp với số tiền 10 triệu đồng, tại thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê.
Bước đầu điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà
Tĩnh xác định Thành và Nam đã lợi dụng hoạt động báo chí để tìm hiểu những vấn
đề mà Thành và Nam cho là sai phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Sau đó Thành và Nam sẽ liên lạc, phản ánh những vấn đề đó với
những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm mục đích gây sức ép, đe dọa
sẽ viết bài đăng báo hoặc phản ánh lên cơ quan chức năng để thanh tra, kiểm
tra.
Từ đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vấn đề mà
Thành và Nam cho là sai phạm lo sợ bị viết bài đăng báo, bị thanh tra, kiểm
tra, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bản thân và của cơ quan, tổ chức.
Vì vậy các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải xin gặp và đưa tiền
để Thành và Nam không phản ánh lên cơ quan chức năng, không viết bài đăng báo
về những vấn đề đó.
Số tiền chiếm đoạt được Thành và Nam sẽ chia đôi.
Bằng thủ đoạn nói trên, từ khoảng tháng 12-2023 đến ngày
27-3-2024, Phạm Gia Thành và Đặng Hải Nam đã chiếm đoạt gần 100 triệu đồng của
6 cá nhân là các đơn vị đang thi công công trình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
6 tấn vàng giấu trong
khoang bí mật xe ba gác từ Campuchia về Việt Nam
Quốc Thắng
TP HCMTrong hai tháng, Nguyễn Thị Minh Phụng và đồng
phạm giấu tổng cộng 6 tấn vàng, trị giá 8.500 tỷ đồng, trong ngăn bí mật của xe
ba gác chở nước đá từ Campuchia về Tây Ninh.
Hành vi của
Nguyễn Thị Minh Phụng, 43 tuổi; Nguyễn Thị Kim Phượng (39 tuổi, chủ tiệm vàng
Kim Oanh Hằng tại Tây Ninh); Nguyễn Thị Ngọc Giàu (44 tuổi, chị ruột Phượng)
cùng 21 bị can khác được nêu trong cáo trạng VKSND Tối cao vừa hoàn tất, chuyển
cho TAND TP HCM xét xử về tội Buôn lậu.
Liên quan vụ án, Đặng Thị Thanh Hằng (chủ tiệm vàng Phúc Hằng ở
Hà Nội và Hát Giang ở TP HCM) đã bỏ trốn, bị Bộ Công an phát lệnh truy nã.
Khoang bí mật dưới gầm xe chở nước đá
Theo cáo trạng, đầu năm 2022, Phụng và Phượng thấy giá vàng
trong nước cao hơn bên Campuchia nên lập 2 đường dây độc lập, lén đưa về Việt
Nam bán kiếm lời. Hai người này đã liên kết với Giàu - sống gần cửa khẩu Chàng
Riệc, Tây Ninh, cùng nhiều người khác để lên kế hoạch vận chuyển.
Trong đó, Giàu là cư dân biên giới (hộ khẩu thường trú ở khu vực
biên giới đất liền), được phép qua lại cửa khẩu khi có nhu cầu sinh hoạt, mà
không bị buộc phải kiểm soát hải quan.
Sau khi tham gia đường dây của Phụng và Phượng, Giàu nói con
trai Trần Thanh Thắng, 22 tuổi, chủ xưởng sản xuất nước đá, buôn bán với một số
người Campuchia, móc nối với nhóm người bên kia biên giới để mua vàng thỏi từ
Phnom Penh đưa về Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc.
Mỗi buổi chiều, Phụng sẽ báo số lượng vàng cần lấy để Giàu đặt
hàng nhóm này chuẩn bị. Đến sáng hôm sau, những người ở Campuchia sẽ giấu vàng
vào khoang bí mật trên xe ba gác máy chở nước đá (do người Campuchia điều
khiển), đi đến khu vực barie số 1 cửa khẩu Chàng Riệc rồi thông báo cho Giàu để
kêu Thắng ra lấy xe này về. Vàng sau đó sẽ được đưa lên nhiều ôtô chở đi giao
cho đàn em của Phụng tại ấp Tân Phú, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây
Ninh.
Còn USD thanh toán sẽ được Giàu tiếp tục giấu vào khoang bí mật
của xe ba gác, phủ bạt và các bao tải đựng đá lên, để Thắng chạy đến barie số 1
giao cho nhóm người Campuchia.
Theo thỏa thuận, mỗi thỏi vàng (nặng một kg) đưa từ Campuchia về
Tây Ninh, Giàu được trả công 170 USD. Khi chuyển tiền của Phụng qua thanh toán,
bà này được hưởng 2.500 đồng/100 USD.
Bằng hình thức tương tự, Phượng cũng nhập lậu nhiều chuyến vàng.
Đường đi của 6 tấn vàng
Vàng lậu sau khi được đưa từ Tây Ninh về TP HCM sẽ được Phụng
mang đến các căn nhà trên đường Hồng Bàng (quận 5), Cư xá Lữ Gia (quận 10); Xóm
Đất (quận 8), Chung cư Khang Phú (quận Tân Phú) cất giấu rồi bán lại cho các
tiệm vàng. Bà này mua nhiều điện thoại, sử dụng các ứng dụng Telegram, Viber,
Zalo... để chỉ đạo các "chân rết" trong đường dây tiếp nhận, quản lý,
giao vàng lậu cho khách hàng, ghi chép sổ sách. Cuối mỗi ngày họ phải báo cáo
tình hình mua bán để Phụng cân đối đặt hàng bên Campuchia.
Các khách hàng lớn của Phụng là chủ tiệm vàng Đặng Thị Thanh
Hằng (đang bị truy nã), Huỳnh Minh Khánh (tiệm vàng Khánh Kim Loan, quận 6),
Nguyễn Thị Minh (tiệm vàng Kim Hiền Bình Minh) và một số cửa hàng mua lẻ khác.
Trong đó, riêng Hằng đã lấy khoảng 300 kg vàng, trị giá gần 400 tỷ đồng, để bán
cho các tiệm vàng ở TP HCM hoặc giao em ruột Đặng Nam Trung, 53 tuổi; hoặc gửi
tiếp viên hãng Việt Nam Airlines đưa ra Hà Nội tiêu thụ.
Ngày 28/9/2022, sau thời gian theo dõi, Cục cảnh sát kinh tế
(C03, Bộ Công an) đã bắt quả tang việc giao nhận vàng của băng nhóm này tại
đường Hồng Lạc, phường 14, quận Tân Bình. Mở rộng điều tra, cảnh sát bắt hàng
chục người; khám xét nhiều địa điểm liên quan tại tỉnh Tây Ninh và TP HCM, thu
tổng cộng 76 thỏi vàng (tương đương 76 kg), gần 3 triệu USD, 64.000 Euro, 5.000
đôla Australia, 10 triệu won Hàn Quốc, 10 triệu yên Nhật, hơn 45 tỷ đồng và
hàng loạt tang vật khác. Riêng Đặng Thị Thanh Hằng đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Cáo trạng xác định, trong hơn hai tháng (16/7 đến 28/9/2022),
đường dây này đã vận chuyển trót lọt hơn 6 tấn vàng vào Việt Nam. Mỗi thỏi vàng
trước khi bán sẽ được khò mất ký hiệu (che giấu nguồn gốc từ nước ngoài), trừ
tiền công của những người tham gia, Phụng lãi 500.000 đồng. Tổng cộng, Phụng
hưởng lợi gần 2,5 tỷ đồng; Phượng 132.000 USD (tương đương 3 tỷ), còn Giàu được
gần 14 tỷ.
Đề nghị xử lý nhiều người liên quan
Bộ Công an cũng xác định, ngoài giờ hành chính (từ 17h đến 7h
hôm sau), lực lượng biên phòng chịu trách nhiệm gác trực đảm bảo an ninh quốc
gia, phòng chống tội phạm ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại. Trong khung
giờ này, người, phương tiện, hàng hóa không được qua lại cửa khẩu, trừ trường
hợp bất khả kháng.
Tuy nhiên, từ ngày 3/8 đến 28/9/2022, trong khoảng thời gian từ
4h30 đến 5h và 17h đến 18h, Thắng thường xuyên giao nhận xe có thùng hàng chở
đá lạnh (vận chuyển vàng, USD lậu) với người Campuchia tại khu vực barie số 1
cửa khẩu Chàng Riệc. Vì vậy, cơ quan điều tra cho rằng 9 cán bộ biên phòng ở
cửa khẩu này có dấu hiệu tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nên
chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra của Bộ Quốc Phòng làm rõ.
No comments:
Post a Comment