Đối Thoại Điểm Tin ngày 05 tháng 01 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Việt Nam bổ nhiệm hai tân
phó thủ tướng trong sự kiện ‘thay tướng’ bất thường
Nạn
nhân trái phiếu SCB ‘tuyệt vọng’ và ‘bị bỏ rơi’
Australia mua tên lửa HIMARS
của Mỹ để tăng cường hệ thống phòng thủ
Giáo hoàng Phanxicô chủ trì
tang lễ của ngài Bênêđictô, nhiều người xin phong thánh cho ngà
Uỷ ban Tom
Lantos: Trường hợp Phạm Đoan Trang là điển hình về vi phạm tự do báo chí
Việt
Nam bổ nhiệm hai tân phó thủ tướng trong sự kiện ‘thay tướng’ bất thường
Nạn nhân trái phiếu SCB ‘tuyệt vọng’ và ‘bị bỏ
rơi’
Australia mua tên lửa HIMARS của Mỹ
để tăng cường hệ thống phòng thủ
Giới lập pháp Hàn Quốc: Lãnh tụ
Triều Tiên thanh trừng cựu bộ trưởng ngoại giao
Ukraine kêu gọi các đồng minh viện
trợ xe tăng cùng lúc chiến sự tiếp diễn ở miền đông
Putin phái tàu khu trục trang bị tên lửa hành trình siêu thanh mới tới
Đại Tây Dương
Kevin McCarthy phải chờ đến bao giờ?
Trung Quốc thả
rông Covid: Đại dịch có bùng phát trở lại ở Việt Nam?
Tạm biệt năm con hổ đón năm con mèo
Hàng triệu người Việt Nam chuẩn bị kết thúc năm Nhâm Dần để vào
năm mới Quý Mão tính theo âm lịch.
Vụ “các chuyến bay giải cứu”: thêm cựu Đại sứ tại Malaysia
và một nhân viên đại sứ quán bị khởi tố
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, ông Trần Việt Thái, và cựu nhân
viên Nguyễn Hoàng Linh bị khởi tố cùng về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ”.
Quốc hội Việt Nam miễn nhiệm hai PTT Minh và Đam, phê chuẩn
hai ông Hà và Quang thay thế
Nếu hai ông Minh và Đam bị thôi chức vì có dính líu đến tham
nhũng, đây là hai lãnh đạo cao cấp nhất bị xử lý tính đến lúc này.
Ba cán bộ thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam bị khởi tố và bị bắt
vì nhận hối lộ
Đây là diễn biến mới nhất trong công tác mở rộng điều tra các
trung tâm đăng kiểm ở TP HCM, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến
Tre.
Cán bộ công an cửa khẩu Nội Bài vòi tiền khách bị đình chỉ
công tác
Cán bộ công an Cửa khẩu Nội Bài bị một du khách Singapore tố cáo
vòi tiền tip bị tạm đình chỉ công tác.
Tù nhân chính trị thứ ba qua đời khi đang thụ án ở Trại giam
số 6 Nghệ An
Mục sư Đinh Diêm là tù nhân chính trị thứ ba qua đời trong vòng
vài năm trở lại đây trong trại tù được xem là hà khắc nhất Việt Nam, theo nhận
xét của nhiều cựu tù nhân lương tâm.
Hai Phó Thủ tướng bị thôi chức: "Công tác nhân sự phải
là việc của toàn dân!"
"Ông Trọng có lò mới xây... ông đem ông chặt những cây ông
trồng."
Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm khai học hết lớp ba: chuyện kể
thế kỷ 21!
Giám đốc một trung tâm đăng kiểm ở TP.HCM không biết chữ là điều
khó tin nhưng có thật trong thời đại 4.0 hiện nay. Vì sao lại xảy ra tình trạng
đó?
Vụ bé trai rơi vào trụ bê tông: lực lượng cứu hộ trưng cầu ý
kiến chuyên gia
Lực lượng chức năng phải hội ý khẩn cấp để trưng cầu ý kiến của
giới chuyên gia trong và ngoài nước về cách giải quyết các tầng địa chất.
Bình Phước dừng qui hoạch khu công nghiệp và dân cư Đồng Phú
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Phước vừa ký công văn dừng qui
hoạch dự án khu công nghiệp và dân cư Đồng Phú với diện tích 6.300 hecta.
Cần Thơ: Kỷ luật buộc thôi việc Chi cục trưởng thi hành án
dân sự gây thất thoát 14 tỉ đồng
Bình Thuận: Bắt thêm ba cán bộ liên quan vụ quản lý thị
trường nhận hối lộ
Thêm hai người bị bắt trong vụ Việt Á
Đảng thanh trừng Phạm Bình Minh, liệu quan hệ Việt – Mỹ có
bị ảnh hưởng?
Đồng Nai: Nhà hoạt động Hoàng Văn Vượng bị bắt giữ, chưa rõ
cáo buộc
Cựu Chủ tịch AIC đang trốn truy nã Nguyễn Thị
Thanh Nhàn bị án 30 năm tù
Việt Nam sẽ phạt nặng hành vi “xuyên tạc lịch sử” trong điện
ảnh
Cửa khẩu Móng Cái sẽ ngừng xét nghiệm COVID-19 theo phương
pháp RT-PCR
Đồng Tháp: Bé trai 10 tuổi kẹt trong hố trụ bê tông đã tử
vong
Hàm Nghi - vị Hoàng đế lưu đày tìm tự do qua
nghệ thuật
2
giờ trước
Trung Quốc: Người nổi tiếng tử vong, làm tăng
lo ngại về số người chết vì Covid
Tin tức về cái chết của các nhân vật nổi tiếng đã làm dấy lên
suy đoán về tổn thất lớn hơn những gì các quan chức nước này báo cáo.
một
giờ trước
Hoàng gia Anh: Hoàng tử Harry cáo buộc từng bị
Hoàng tử William 'đánh'
Trong cuốn hồi ký Spare của mình, Hoàng tử Anh Harry nói rằng
anh trai của mình từng đánh ông trong lúc cãi nhau về Meghan Markle.
4
giờ trước
Có bao nhiêu Hạo Nam còn sống?
Bình luận nói khía cạnh đau lòng nhất có lẽ là chữ
"nghèo" và ảnh hưởng của sự nghèo ở Việt Nam.
4
giờ trước
Đình chỉ cán bộ công an Nội Bài bị tố đòi tiền
tip của du khách
Bài viết của một công dân Singapore tố bị cán bộ an ninh xuất
nhập cảnh đòi tiền khi làm thủ tục hải quan ngày 2/1 được chia sẻ chóng mặt
trên Facebook với hơn 20.000 tương tác.
4
tháng 1 năm 2023
Chúng ta biết gì về biến thể Covid mới XBB.1.5?
Biến thể Omicron mới nhất khiến các nhà khoa học chú ý ở Mỹ. Vậy
bạn cần biết điều gì?
5
tháng 1 năm 2023
Bé Thái Lý Hạo Nam kẹt trong cọc bê tông 'đã
tử vong'
Giới chức tại tỉnh Đồng Tháp vào tối 4/1 cho biết bé trai Thái
Lý Hạo Nam, 10 tuổi, bị rơi xuống cọc bê tông trong công trình xây dựng 4 ngày
trước đã tử vong.
4
tháng 1 năm 2023
Lạm dụng, tham nhũng và những cái chết trên
tàu cá Trung Quốc ở Ghana
Ngư dân Ghana nói với BBC về tình trạng lạm dụng phổ biến trên
các tàu cá Trung Quốc.
4
tháng 1 năm 2023
Việt Nam: Cho hai Phó Thủ tướng 'từ chức' để
làm gương?
Một báo Việt Nam nói vụ đưa hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức
Đam khỏi các chức vụ cao là để 'nêu gương', mở đường cho các cán bộ khác
'nhường vị trí'.
4
tháng 1 năm 2023
Các nhà quản lý Hoa Kỳ cảnh báo ngân hàng về
rủi ro tiền kỹ thuật số
4
tháng 1 năm 2023
Vụ Ukraine tấn công tên lửa: Nga nói binh lính
sơ suất dùng phone nên bị phát hiện
4
tháng 1 năm 2023
Thành phố cổ thịnh vượng của một nền văn minh
đã mất ở Pakistan
4
tháng 1 năm 2023
Giới ủng hộ Putin ở Đức nỗ lực thúc đẩy Berlin chống lại Ukraine
4
tháng 1 năm 2023
Chiến tranh Ukraina: Pháp sẽ giao xe tăng hạng nhẹ cho Kiev
WHO
chỉ trích Bắc Kinh không minh bạch số liệu Covid-19
Trung
Quốc, Philippines cam kết tìm giải pháp "hữu nghị" cho tranh chấp
Biển Đông
Năm
2023 và những thùng thuốc súng Ukraina, Đài Loan
Liên
Âu khuyến khích nước thành viên xét nghiệm du khách đến từ Trung Quốc
Mỹ:
Bỏ phiếu 6 lần, phe Cộng Hòa vẫn không bầu được chủ tịch Hạ Viện
Chỉ
trích ở Nga lại bùng lên sau thông báo 89 lính chết trong vụ Makiivka
Hoa
Kỳ : Phe đa số Cộng Hòa tại Hạ Viện không bầu được chủ tịch
Hàn
Quốc nuôi tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân
Mỹ
cần duy trì chính sách ‘‘Nguyên Trạng’’ để Bắc Kinh không lấy cớ tấn công Đài
Loan
Giáo
hoàng Phanxicô cử hành tang lễ người tiền nhiệm Benedicto XVI
Iran
- Pháp căng thẳng sau vụ tranh biếm họa giáo chủ Khamenei
Du
lịch Châu Âu : Croatia gia nhập khu vực Schengen
Tổng
thống Philippines muốn « tăng cường » hợp tác kinh tế với Trung Quốc
Covid-19
tại Trung Quốc : Nguy cơ xuất hiện biến thể nguy hiểm hơn ?
Bắc
Kinh lại lên án các nước siết chặt kiểm soát dịch tễ với khách Trung Quốc
Liên
Âu có thể yêu cầu xét nghiệm Covid đối với hành khách đến từ Trung Quốc
Tổng
thống Hàn Quốc dọa đình chỉ thỏa thuận quân sự với Bắc Triều Tiên
(Yonhap) -
Drone Bắc Triều Tiên đã bay đến gần phủ tổng thống Hàn Quốc. Một quan chức quân đội Hàn Quốc hôm
nay 05/01/2023 thừa nhận drone của Bắc Triều Tiên hôm 26/12/2022 đã lọt vào
vùng cấm bay quanh phủ tổng thống Hàn Quốc tại Yongsan. Quan chức xin
ẩn danh này nói với Yonhap là drone Bắc Triều Tiên chỉ bay trong thời gian rất
ngắn ở ranh giới phía bắc khu vực này, nhưng không tiến đến gần các địa điểm
chính của vùng cấm bay được gọi là «P-73». Trước đó, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc vẫn
khẳng định không ghi nhận vụ xâm nhập nào vào «P-73».
(Báo chí
VN) - Việt Nam cách chức 2 phó thủ tướng. Trong phiên họp bất thường hôm nay,
05/01/2023, hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã bị Quốc Hội Việt
Nam bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ, theo đề nghị của thủ tướng Phạm Minh Chính.
Trong số 484 đại biểu Quốc Hội bỏ phiếu, 476 người tán thành việc miễn nhiệm,
theo kết quả kiểm phiếu do Quốc Hội công bố. Theo nghị quyết của Quốc Hội, ông
Phạm Bình Minh (phó thủ tướng thường trực chính phủ) thôi giữ chức vụ ủy viên
Bộ Chính Trị khóa XIII, ông Vũ Đức Đam (phó thủ tướng chính phủ) thôi giữ chức
vụ ủy viên Trung Ương Đảng khóa XIII.
(SCMP) -
Trung Quốc mở rộng Giàn khoan Biển sâu-1 (Shenhai-1) ở Biển Đông. Theo truyền thông Trung Quốc, được báo
mạng Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn ngày 04/01/2023, hoạt động mở
rộng mỏ khí Biển sâu-1, cách đảo Hải Nam 200 km, đã bước sang giai đoạn 2, với
mục tiêu khoan 12 giếng để tăng sản lượng khai thác hàng năm từ 3 tỉ lên thành
4,5 tỉ mét khối khí đốt, tương đương với 90% lượng tiêu thụ khí đốt của đảo Hải
Nam trong năm 2021. Tuy nhiên, dự án sẽ phải đối mặt với một số khó khăn kỹ
thuật, trong đó có việc khoan ở vùng nước sâu - gần 1.000 mét - cũng như áp
suất cao. Mỏ Biển sâu-1 là nguồn cung khí đốt quan trọng cho Khu vực Vịnh Lớn.
(AFP) -
Cựu lãnh đạo NATO chỉ trích Liên Âu đã quá « ngây thơ » trước nguy cơ
Trung Quốc thôn tính Đài Loan. Trả lời báo chí hôm 05/01/2022, cựu tổng thư ký Liên Minh
Bắc Đại Tây Dương, Anders Fogh Rasmussen, đánh giá : « NATO cần ý
thức được rằng xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc sẽ có những tác động ở quy
mô quốc tế. NATO do vậy cần ngăn cản, tránh để căng thẳng dẫn tới một cuộc xung
đột vũ trang ». Theo ông, châu Âu cần chuẩn bị một số các biện pháp để
trừng phạt Bắc Kinh trong trường hợp Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan. Cựu lãnh
đạo NATO đồng thời kêu gọi chia sẻ « trang thiết bị quân sự » giúp
Đài Bắc tự vệ.
(AFP) -
Một thành viên nội các Đức công du Đài Loan bất chấp phản đối của Trung
Quốc. Một nguồn
tin từ Quốc Hội Đức hôm 05/01/2023 cho biết có nhiều khả năng bộ trưởng Giáo
Dục, Bettina Stark-Watzinger sẽ công du Đài Loan vào mùa xuân năm nay. Đây sẽ
là lần đầu tiên từ 26 năm qua, một thành viên trong chính phủ Đức đặt chân đến
Đài Bắc. Trong tháng 1/2023, một phái đoàn các nghị sĩ Đức sẽ đi công tác Đài
Loan, dẫn đầu là chủ tịch ủy ban Quốc Phòng Quốc Hội Đức, bà Marie-Agnes
Strack-Zimmermann.
(AFP) -
Minsk mở phiên tòa xét xử nhà đối lập Belarus, Ales Bialiatski, một trong ba
giải thưởng Nobel Hòa Bình 2022. Phiên xử đầu tiên mở ra hôm
05/01/2023. Ales Bialiatski, 60 tuổi, bị xét xử cùng với hai nhà đấu tranh dân
chủ khác là Valentin Stefanovich và Vladimir Labkovich. Ba bị cáo xuất hiện tại
tòa trong một « chiếc lồng ». Cả ba đã bị bắt giữ từ tháng 7/2021 vì
đã tham gia phong trào nổi dậy năm 2020 phản đối Alexandre Loukachenko tự tuyên
bố tái đắc cử tổng thống.
(AFP) -
Tập đoàn Amazon thông báo sa thải 18.000 nhân viên trên toàn thế giới. Thông báo được đưa ra tối ngày
04/01/2022. Từ tháng 11 năm ngoái báo chí Mỹ đã tiết lộ tập đoàn hàng
đầu trong ngành phân phối trên mạng có thể cho 10.000 trong số 1,54 triệu
nhân viên nghỉ việc do hoạt động của công ty bị chựng lại. Kế hoạch sa thải
hàng chục ngàn nhân viên của Amazon là dấu hiệu mới nhất về những khó khăn
trong lĩnh vực công nghệ cao đang tác động đến tập đoàn từ Meta tới
Twitter hay Snapchat.
(AFP) -
Mỹ : Người đứng đầu một đường dây tham nhũng, gian lận để « ăn
tiền », tuyển sinh viên vào đại học bị kết án 3,5 năm tù giam. Vụ bê bối này làm lộ rõ những bất
bình đẳng trong hệ thống giáo dục đại học Mỹ, thông qua việc « ăn
tiền », tạo điều kiện cho con cái các gia đình giàu có vào các trường đại
học danh tiếng, học phí đắt đỏ và phải qua tuyển chọn như Yale, Stanford,
Georgetown hay UCLA. Hơn 50 bậc phụ huynh và huấn luyện viên và các đồng phạm
khác cũng bị kết án. Chẳng hạn, diễn viên Mỹ Lori Loughlin đã bị giam 2 tháng
hồi năm 2020 sau khi thừa nhận cùng chồng chi trả 500.000 đô la để hai con gái
được nhận vào Đại học South California (USC).
(AFP) -
Tập đoàn Meta, công ty mẹ của Facebook, bị Liên Âu phạt 390 triệu
euro. Hai khoản
tiền phạt tổng trị giá 390 triệu euro được Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland (DPC),
đại diện cho Liên Âu, loan báo hôm 04/01/2022. Meta bị cáo buộc vi phạm
nghĩa vụ minh bạch dữ liệu theo quy định của Liên Âu và vận dụng cơ sở pháp lý
không đúng để xử lý dữ liệu cá nhân người dùng vào mục đích quảng cáo dựa vào
hành vi mua sắm của họ. Meta cho biết sẽ kháng cáo. Hồi tháng 09/2022, Meta đã
từng bị cơ quan này phạt 405 triệu euro vì thiếu sót trong xử lý dữ liệu liên
quan đến trẻ vị thành niên. Đến tháng 11/2022, Meta lại bị Liên Âu phạt
thêm 265 triệu euro vì không bảo vệ đầy đủ dữ liệu của người dùng.
(AFP) -
Nhật Bản : Một con cá ngừ được bán đấu giá 257.000 euro. Con cá ngừ đỏ, nặng 212 kg và được
đánh bắt ngoài khơi tỉnh Aomori, phía bắc Nhật Bản, đã được bán cho nhà hàng
shushi nổi tiếng Onodera Group và nhà buôn Yamayuki hôm 05/01/2023 với giá 36
triệu yen. Mức giá cao gấp đôi so với năm 2022 phản ánh sự cải thiện xu hướng trên
thị trường, sau ba năm sụt giá vì đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến
ngành nhà hàng tại Nhật Bản.
(AFP) - Ba
Lan mua 116 xe tăng Abrams của Mỹ để phòng thủ trước mối đe dọa của Nga. Thỏa thuận Vacxava ký với Washington
vào hôm 04/01/2023 trị giá 1,4 tỉ đô la, trong đó 200 triệu đô la là do Mỹ đài
thọ trong khuôn khổ tài trợ của Washington cho Ba Lan. Thương vụ đã được bộ
Ngoại Giao Mỹ thông qua hồi tháng 12/2022. Bộ trưởng Quốc Phòng Ba Lan, Mariusz
Blaszczak, cho biết những chiếc Abrams M1A1 đầu tiên dự kiến được giao trong
năm nay. Năm 2022, Ba Lan cũng đã mua 250 xe tăng Abrams của Mỹ.
TIN TỨC: Thứ Năm, ngày 05 tháng 01 năm 2023
1/ CẬU BÉ THÁI LÝ HẠO NAM BỊ TỬ VONG
TRONG CỌC BÊ TÔNG
Bất chấp
các nỗ lực của giới chức tỉnh Đồng Tháp, cậu bé Thái Lý Hạo Nam 10 tuổi đã tử
vong sau khi rơi xuống cọc bê tông vào ngày 31/12.
Thoạt đầu
nhiều người vẫn còn hy vọng một phép màu nào đó sẽ đến với cậu bé đáng thương
này. Nhưng trong 100 giờ đồng hồ qua, lực lượng cấp cứu có sự tham gia của bộ
giao thông, xây dựng cùng quân khu 9, đã thay đổi nhiều phương án để giải cứu
nhưng đều gặp thất bại vì thiếu kinh nghiệm và hạn chế máy móc.
Trước cái
chết vô cùng thương tâm này, dư luận trong nước đặt câu hỏi là nếu đường kính
bê tông chỉ rộng 25 cm, làm sao một đứa bé 10 tuổi có thể rơi xuống dù được xem
là gầy nhom. Vì sao lại có hình ảnh ghi cảnh cậu bé Hạo Nam trượt chân lại lan
truyền trên mạng xã hội, và vì sao chưa thể xác định được vị trí rơi xuống
trong trụ bê tông?
Nhưng hai
câu hỏi quan trọng nhất là vì sao công tác cứu trợ lại kéo dài đến 4 ngày dù có
hàng trăm nhân viên tham gia, và tại sao đến ngày 2/1 thì thủ tướng mới ra lệnh
huy động mọi lực lượng để giải cứu cậu Hạo Nam?
Cần biết là vào
ngày 31/12, cậu bé Thái Lý Hạo Nam bị rơi vào bên trong cột bê tông rỗng tại
một công trường ở tỉnh Đồng Tháp vào trưa ngày 31/12 khi đang cùng các bạn đi
nhặt phế liệu. Cậu bé đã rơi xuống ống đổ bê tông, có đường kính 25cm đã được
đóng sâu xuống lòng đất.
Cha của cậu bé cho
biết ông có nghe thấy tiếng kêu cứu của con mình khi lần đầu tới tìm kiếm ở khu
vực này, nhưng sau đó âm thanh đã im bặt. Là con trai lớn trong gia đình nghèo
nên cậu bé phải đi nhặt sắt vụn để phụ giúp cha mẹ.
2/
NHÀ ĐẤU TRANH HOÀNG VĂN VƯỢNG BỊ BẮT GIAM, CHƯA RÕ CÁO BUỘC
Vào chiều ngày thứ Ba 3/1, công
an tỉnh Đồng Nai đã bắt giam ông Hoàng Văn Vượng 45 tuổi và khám xét tư gia ở
xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, nhưng chưa rõ cáo buộc về tội gì.
Báo chí lề đảng đều không loan
tải gì về vụ bắt giam này, nhưng ông Hoàng Văn Long, anh của ông Vượng, cho
biết là vụ bắt giam này diễn ra vào khoảng 6 giờ rưởi chiều với 10 công an đã
dẫn ông Vượng về nhà để khám xét. Sau đó nhóm công an nói trên đã lập 6 tờ biên
bản và yêu cầu ông Long ký tên làm chứng nhưng vẫn không rõ cáo buộc gì.
Theo gia đình thì trong suốt cuộc khám nhà, và kể cả
lúc công an dẫn ông Vượng đi, ông không bị khoá tay như trong nhiều trường hợp
bắt giữ các người bất đồng chính kiến khác.
Ông Hoàng Văn Quốc, em trai của ông Vượng, cho biết là
trước đó ông Vượng nhận được một cú điện thoại từ công ty nơi ông làm trước đây
để đến nhận quà và bị bắt sau đó. Ông Đinh Quang Tuyến, một nhà đấu tranh ở Sài
Gòn và thường xuyên giao tiếp với ông Vượng, cho biết là ông Vượng từng bị bắt
và bị đánh đập vào 10 năm trước.
Ông Tuyến cho biết ông Vượng cũng thường xuyên hỗ trợ
một số tù nhân lương tâm cho dù điều kiện kinh tế của gia đình ông còn khó
khăn. Theo ông Tuyến, ông Vượng không phải là một người có ảnh hưởng lớn trong
giới bất đồng chính kiến và cũng ít viết trên mạng. Do vậy, ông rất bất ngờ khi
nghe tin ông Vượng bị bắt.
3/ NGA ĐỔ LỖI CHO BINH LÍNH XỬ DỤNG
ĐIỆN THOẠI NÊN BỊ TRÚNG PHÁO KÍCH
Bộ quốc
phòng Nga vào hôm thứ Tư 4/1 đã đổ tội cho việc binh sĩ xử dụng điện thoại di
động nên đã bị trúng pháo kích bằng phi đạn của Ukraine, khiến 89 người bị
thiệt mạng, nâng con số người chết trong báo cáo trước đó là 63 người.
Vụ pháo kích vào đêm Giao thừa đã giết chết nhiều binh
sĩ Nga nhất mà Moscow thừa nhận kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, đã khiến các nhà
dân tộc Nga nổi giận và chỉ trích hung hãn hơn về một chiến dịch nửa vời và bất
tài ở Ukraine. Tuy nhiên sự chỉ trích này chỉ nhắm vào các cấp chỉ huy quân sự
hơn là vào Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Mặc dù một cuộc điều tra đang được tiến hành, nhưng bộ
quốc phòng Nga nói lý do chính của vụ tấn công là việc các quân nhân xử dụng
điện thoại di động hàng loạt. Thông báo nói rằng yếu tố này cho phép quân
Ukraine xác định được tọa độ của các binh sĩ để tấn công bằng phi đạn.
Tuy nhiên Semyon Pegov, một phóng viên chiến trường
được ông Putin trao tặng Huân chương Anh dũng, viết trên mạng là đây là một cáo
buộc nhằm đổ lỗi cho các binh sĩ. Ông tin rằng quân Ukraine có nhiều biện pháp
khác để xác định được căn cứ này. Theo ông Pegov thì số người chết còn sẽ tăng
thêm vì dữ liệu mới nhất là của những người được xác định danh tính.
4/ TẬP ĐOÀN QUÂN PHIỆT MIẾN ĐIỆN TRẢ
TỰ DO CHO 7 NGÀN TÙ NHÂN
Tập đoàn
quân phiệt Miến Điện sẽ trả tự do cho 7 ngàn tù nhân được ân xá nhân dịp tưởng
niệm ngày độc lập của đất nước.
Phát biểu trong ngày kỷ niệm 75 năm độc lập của Miến
Điện, Đại tướng Min Aung Hlaing, ông trùm tập đoàn quân phiệt Miến, ngỏ lời tri
ân một số quốc gia cũng như các tổ chức và cá nhân đã hợp tác với nhóm cầm
quyền quân phiệt hiện nay.
Miến Điện đang phải trực diện với sự cô lập quốc tế và
các biện pháp do phương Tây dẫn đầu kể từ khi cuộc đảo chánh quân sự diễn ra
vào tháng 2 năm 2021. Bà Aung San Suu Kyi, người cố vấn tối cao của chính phủ
dân sự trước đây, đã bị bắt giam cùng với nhiều quan chức khác.
Làn sóng biểu tình phản kháng diễn ra khắp nơi khiến
hàng chục ngàn người bị bắt giam. Suốt hai năm qua, các vụ đụng độ dữ dội xảy
ra hằng ngày giữa quân đội với các lực lượng dân tộc thiểu số và thành viên của
Lực lượng Phòng vệ Dân chúng.
Đợt ân xá mới nhất không bao gồm những người bị kết
tội giết người và hãm hiếp, hoặc bị bỏ tù vì các tội liên quan đến chất nổ, vũ
khí, ma túy và tham nhũng. Hiện chưa rõ liệu có bất kỳ tù nhân chính trị nào sẽ
được trả tự do hay không.
5/ NGA ĐƯA CHIẾN HẠM MANG PHI ĐẠN
SIÊU TỐC ĐẾN ĐẠI TÂY DƯƠNG
Tổng thống
Nga Vladimir Putin vào hôm qua tuyên bố đã gửi một chiến hạm mang theo phi đạn
siêu tốc Zicron tới Đại tây dương và Ấn độ dương.
Ông Putin cũng xác nhận khinh hạm mang tên Đô đốc
Gorshkov sẽ được trang bị phi đạn siêu tốc Zicron. Bộ trưởng quốc phòng Nga
Sergey Shoigu sau đó tiết lộ chiến hạm này sẽ di chuyển từ Đại tây dương tới Ấn
độ dương, sau đó quay lại khu vực biển Địa Trung Hải. Ông Shoigu cũng nhấn mạnh
uy lực vượt trội của phi đạn Zicron và cho biết loại vũ khí này có thể tấn công
mọi mục tiêu trên biển và trên đất liền của đối phương.
Trước đó, bộ quốc phòng Nga đã khẳng định quân đội
nước này đã bắn thử thành công phi đạn
siêu tốc Zircon ở khoảng cách khoảng 1 ngàn cây số, từ một tàu chiến tại
khu vực Biển Barents và bắn trúng mục tiêu ở biển Bạch Hải.
Tổng thống Putin khoe khoang phi đạn Zircon là một
phần của hệ thống vũ khí tiên tiến thế hệ mới của quân đội Nga và có thể được
xử dụng trong cả mục đích tấn công cũng như phòng thủ. Với tốc độ bay có thể
đạt đến mức nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh, tức trên 8 ngàn cây số giờ, phi
đạn này được xem là "không thể cản phá", ngay cả với những hệ thống
phòng không hiện đại nhất trên thế giới.
Một giai đoạn sóng gió và bất ổn mới
trong chính trị Việt Nam: A New Era of Turbulence and
Uncertainty in Vietnamese Politics (Diplomat
4-1-23) -- Bản PDF ◄◄
Rạn nứt trong thần kỳ Việt Nam bắt đầu
hiển hiện: Cracks showing in Vietnam’s economic
miracle (Asia Times 3-1-23) Bài David
Dapice ◄◄
Quan hệ tay ba Việt-Trung-Mỹ tại điểm chuyển mùa 2022-2023 (Người Việt 3-1-23)◄◄
How China’s
zero-Covid policy triggered a new wave of investor interest in Vietnam (SCMP
4-1-23) ◄
Ngô Thế Vinh: Doctor Rice – Võ Tòng Xuân Và Gia Đình Bác Tám (viet-studies 4-1-23)◄
Trái phiếu: so
sánh với thị trường Mỹ và các vấn đề của Việt Nam (KTSG
27-12-22) --Bài Vũ Quang Việt◄
Công dân
Singapore tố bị vòi tiền ở sân bay Nội Bài nói gì? (BBC
4-1-23)
Công xưởng của
thế giới (VnEx 4-1-23)
Vì sao xuất
khẩu gặp khó, kinh tế Việt Nam vẫn được dự báo tăng trưởng? (TT
3-1-23)
“Cái đẹp”
không sai, vậy ai có lỗi? (SGGP 4-1-23)
Khó kiểm soát
chương trình nghệ thuật, cuộc thi sắc đẹp (SGGP
4-1-23)
'Dở khóc, dở
cười' chuyện làm tóc đón tết (TN 4-1-23)
Vì sao nhiều
người có xu hướng 'đóng đô' ở quán cà phê ? (TN
4-1-23) -- Lầm! Đó là những nơi cho thuê bàn, cà phê thì miễn phí!
Người trẻ và
những thay đổi trong xu hướng du lịch (TT
4-1-23)
05/01/1531: Giáo hoàng Clement VII cấm Vua Henry VIII tái
hôn
Tốc độ tăng trưởng GDP cao che khuất các khó khăn kinh tế
của Việt Nam
Trung Quốc bỏ chính sách zero-Covid: Quyền lực của Ban
Thường vụ Bộ Chính trị
03/01/1990: Nhà độc tài Panama Manuel Noriega đầu hàng Mỹ
‘Cha đẻ bom nguyên tử’ Robert Oppenheimer được minh oan sau
68 năm
01/01/1994: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực
Top 25 bài được đọc nhiều nhất năm 2022
Lược sử sở hữu đất đai05/01/2023
Một điều luật mơ hồ và vô nghĩa05/01/2023
Có hàng ngàn bé Hạo Nam trên xứ sở chúng ta!05/01/2023
Có bao nhiêu Hạo Nam còn sống?05/01/2023
Lại những câu hỏi sau khi biết cháu bé Hạo Nam đã tử vong05/01/2023
Doctor Rice – Võ Tòng Xuân và gia đình bác Tám04/01/2023
Không chừng có đề tài tiến sĩ sinh học vụ em bé Đồng Tháp04/01/2023
Văn hóa Việt trong cơn tai biến hôm nay04/01/2023
Về vụ bốn sinh viên ở tiểu bang Idaho bị giết giữa đêm04/01/2023
Tại sao Việt Nam có quá nhiều “cấp Phó”?04/01/2023
Lê Xuân Nghĩa - Cả nước Nga đang bấn loạn
Trần Thanh Cảnh - Thực tế cuộc đời tàn khốc hơn mọi tưởng
tượng của nhà văn
Nguyễn Quang Thiều - Xin cháu tha thứ...
Mai Bá Kiếm - Căn cứ gì để xác nhận bé Hạo Nam tử vong ?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Tại
sao Việt Nam có quá nhiều ‘cấp Phó’? 05/01/2023
Ngành
xây dựng Việt Nam, mạng người rẻ rúng 05/01/2023
Công
dân Singapore than phiền bị vòi tiền ở sân bay Nội Bài nói gì? 05/01/2023
Vụ
Trịnh Xuân Thanh: bị cáo thứ hai bác bỏ cáo buộc khiến toà Đức trưng nhiều bằng
chứng mới 05/01/2023
Nếu
không có Đảng 04/01/2023
Thế
giới 2023: Một năm nhiều lo lắng 04/01/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy
My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Ông
Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang làm Phó thủ tướng
https://vnexpress.net/ong-tran-hong-ha-tran-luu-quang-lam-pho-thu-tuong-4553960.html
Chiều 5/1, Quốc hội
thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm Phó thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 với
ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang với 100% đại biểu có mặt tán thành
(481/481).
Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ và Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng hoa chúc mừng hai tân Phó thủ
tướng.
Chia sẻ với báo chí
sau khi được phê chuẩn bổ nhiệm, tân Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nói "rất
xúc động và biết ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tin tưởng giao nhiệm vụ, giới
thiệu vào vị trí mới". Lá phiếu của đại biểu Quốc hội hôm nay cũng thể hiện
sự tin tưởng, tình cảm, trách nhiệm dành cho ông.
"Đây là động lực
rất lớn để tôi cố gắng, cùng các thành viên Chính phủ giúp Thủ tướng hoàn thành
nhiệm vụ", ông Hà nói, cho biết thời gian qua đã dành nhiều tâm huyết cho
lĩnh vực tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu nên ở cương vị mới vẫn xác định
"trách nhiệm suốt đời với vấn đề này".
Nói về xây dựng dự thảo
Luật Đất đai sửa đổi mà Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì soạn thảo, ông Hà cho
biết sẽ phát huy nguồn lực, tạo động lực, giải quyết vướng mắc, đưa đất đai phục
vụ phát triển kinh tế, định hướng cho không gian phát triển bền vững.
Ông Trần Hồng Hà (thứ
2 từ trái qua) và Trần Lưu Quang (thứ 3 từ trái qua) nhận hoa chúc mừng từ Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (bìa phải) và Thủ tướng Phạm Minh Chính (bìa
trái). Ảnh: Hoàng Phong
Ông Trần Hồng Hà (thứ
2 từ trái qua) và Trần Lưu Quang (thứ 3 từ trái qua) nhận hoa chúc mừng từ Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (bìa phải) và Thủ tướng Phạm Minh Chính (bìa
trái). Ảnh: Hoàng Phong
Như vậy, Chính phủ nhiệm
kỳ 2021-2026 hiện có bốn Phó thủ tướng giúp việc cho Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Đó là các ông Lê Văn Thành, Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang.
Trước đó, sau khi Quốc
hội phê chuẩn miễn nhiệm Phó thủ tướng đối với các ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức
Đam, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai nhân sự
thay thế, gồm Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà và Bí thư Thành ủy Hải
Phòng Trần Lưu Quang. Quy trình phê chuẩn bổ nhiệm được Quốc hội thực hiện ngay
trong buổi chiều.
Ông Trần Hồng Hà 60 tuổi,
quê Hà Tĩnh; kỹ sư công nghệ khai thác mỏ; tiến sĩ Tổ chức, Quản lý, khai thác
khoáng sản. Ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa 11; Ủy viên Trung
ương Đảng hai khóa 12, 13; Đại biểu Quốc hội khóa 14.
Những năm đầu thập
niên 1990, ông làm cộng tác viên khoa học tại Trung tâm hỗ trợ phát triển khoa
học kỹ thuật điện tử thông tin ANTEI Moskva. Ông Hà có thời gian dài công tác tại
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, sau là Bộ Tài nguyên và Môi trường, với
nhiều chức vụ từ cán bộ, chuyên viên, đến phó phòng, trưởng phòng.
Từ đầu năm 2004, ông
làm quyền cục trưởng, rồi cục trưởng Bảo vệ môi trường, Tổng cục phó phụ trách
Môi trường. Tháng 7/2008 giữ chức Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường, sáu
tháng sau được luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sau khi trở lại làm Thứ
trưởng Tài nguyên và Môi trường, tháng 4/2016, ông đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng
Tài nguyên và Môi trường cho đến nay.
Ông Trần Lưu Quang 56
tuổi, quê thị xã Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh; thạc sĩ Quản lý công, Kỹ sư cơ khí.
Ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Khóa 11; Ủy viên Trung ương Đảng hai
khóa 12, 13; Đại biểu Quốc hội hai khóa 14, 15.
Ông có thời gian dài
công tác tại tỉnh Tây Ninh, từng làm chuyên viên rồi trưởng phòng Kinh tế đối
ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Tháng 12/2003, ông làm Phó ban Ban Quản lý
Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, sau đó giữ cương vị Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Tây Ninh.
Từ tháng 8/2008, ông
giữ chức Chủ tịch UBND huyện, Bí thư huyện ủy Trảng Bàng, sau đó làm Phó chủ tịch
thường trực UBND tỉnh Tây Ninh. Ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh từ
tháng 7/2015.
Tháng 2/2019, ông
Quang giữ chức Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM, và được Bộ Chính trị điều
động làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng từ tháng 5/2021.
Viết Tuân - Sơn Hà
Hàng
loạt địa phương có sai phạm mua thiết bị chống Covid-19
https://vnexpress.net/hang-loat-dia-phuong-co-sai-pham-mua-thiet-bi-chong-covid-19-4556721.html
Thanh tra Chính phủ
cho rằng 100% gói thầu mua sắm thiết bị phòng, chống Covid-19 tại Hà Tĩnh và Đà
Nẵng đều "có sai phạm".
Thanh tra Chính phủ
đánh giá một trong những kết quả nổi bật của năm 2022 là thanh tra chuyên đề diện
rộng về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin
và thuốc phòng, chống Covid-19.
9 trong 20 bộ, ngành
và 61/63 tỉnh, thành phố đã thành lập đoàn thanh tra. Hơn 21.000 gói thầu với tổng
giá trị hơn 15.000 tỷ đồng đã bị thanh tra. Qua đó, cơ quan thanh tra chỉ ra
quá trình mua sắm còn nhiều thiếu sót, vi phạm trong lập kế hoạch lựa chọn nhà
thầu, tổ chức đấu thầu và thực hiện hợp đồng mua sắm. Việc này diễn ra ở nhiều
địa phương với 54/61 tỉnh, thành và 4.992/15.909 gói thầu vi phạm (hơn 30%).
Ngoài ra, nhiều địa
phương có tỷ lệ sai phạm cao ở các gói thầu mua vật tư phòng, chống Covid-19.
Điển hình, Hà Tĩnh và Đà Nẵng có 100% gói thầu vi phạm, Hải Phòng và Quảng Trị
đều hơn 95 %, Bình Thuận và Cần Thơ cùng 90%...
Thanh tra Chính phủ kiến
nghị chuyển 40 vụ việc cho cơ quan điều tra các cấp; thanh tra bộ và thanh tra
tỉnh chuyển 24 vụ việc.
Thanh tra Chính phủ kiến
nghị, các bộ, ngành, địa phương cần hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức kiểm
điểm, xử lý, thu hồi các khoản tiền do vi phạm để khắc phục các thiếu sót nêu
trên.
Năm 2022, toàn ngành
thanh tra triển khai hơn 8.500 cuộc thanh tra hành chính và hơn 222.000 cuộc
thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và phát hiện vi phạm về kinh tế gần 86.000 tỷ
đồng, 8.777 ha đất. Trong đó, thanh tra kiến nghị thu hồi hơn 26.000 tỷ đồng và
574 ha đất, chuyển cơ quan điều tra xem xét và xử lý 451 vụ, 295 trường hợp.
Phạm Dự
Cựu
đại sứ Việt Nam tại Malaysia bị bắt
https://vnexpress.net/cuu-dai-su-viet-nam-tai-malaysia-bi-bat-4556722.html
Ông Trần Việt Thái, cựu
đại sứ Việt Nam tại Malaysia, bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm khi thực hiện
"chuyến bay giải cứu".
Ngày 5/1, ông Trần Việt
Thái, 49 tuổi và Nguyễn Hoàng Linh, 37 tuổi, cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại
Malaysia, bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố về tội Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Thái bị tạm giam, ông Linh bị cấm
đi khỏi nơi cư trú.
Năm 2020, ông Thái, Viện
phó Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao kiêm Phó Vụ
Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao, được chỉ định làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
của Việt Nam tại Malaysia.
Cuối năm 2022, ông bị
cách chức tất cả chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2020-2025, ông Linh bị cảnh cáo.
Việc khởi tố hai ông
diễn ra trong bối cảnh Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an mở rộng vụ án Đưa hối
lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bộ Ngoại
giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Chính phủ, UBND Hà
Nội và các đơn vị liên quan khi thực hiện các chuyến bay giải cứu.
Sau hơn 11 tháng điều
tra, 41 người đã bị bắt. Trong nhóm bị can bị điều tra tội Nhận hối lộ có ông
Nguyễn Quang Linh (Trợ lý của Phó thủ tướng thường trực); ông Tô Anh Dũng (cựu
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao), ông Vũ Hồng Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản,
bà Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) và nhiều đại sứ,
cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola.
Gần đây nhất, cuối
tháng 12/2022, Cơ quan An ninh bắt giam ông Trần Văn Tân, Phó chủ tịch tỉnh Quảng
Nam, về tội Nhận Hối lộ.
Theo Bộ Công an, cơ
quan điều tra đã phong tỏa, kê biên, bị can nộp khắc phục hậu quả trong vụ án
là 80 tỷ đồng.
Phạm Dự
Công
an nghi đòi tiền 'tip' ở sân bay Nội Bài bị đình chỉ công việc
https://vnexpress.net/cong-an-nghi-doi-tien-tip-o-san-bay-noi-bai-bi-dinh-chi-cong-viec-4556576.html
HÀ NỘICục Quản lý xuất
nhập cảnh (Bộ Công an) đã tạm đình chỉ công việc một cán bộ liên quan nghi vấn
đòi tiền "tip" của du khách ở sân bay quốc tế Nội Bài.
Ngày 5/1, đại diện Cục
Quản lý xuất nhập cảnh cho biết động thái đình chỉ nhằm xác minh, giải quyết
nghi vấn. Vị đại diện nói sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm song chưa cung
cấp thông tin ban đầu liên quan sự việc.
Ba ngày trước, trên mạng
xã hội xuất hiện bài đăng của du khách Singapore kể quá trình bị nhân viên xuất
nhập cảnh đòi tiền tip. Người này viết: "Tôi đang ở sân bay Nội Bài, khởi
hành đi Singapore thì nhân viên xuất nhập cảnh đã viết chữ 'tip' lên vé máy bay
của tôi. Anh ấy cầm hộ chiếu của tôi và yêu cầu điều đó. Tôi hỏi anh ấy để làm
gì nhưng anh ấy cứ chỉ vào những gì mình viết".
Người này cho hay sau
đó đã phải đưa cho cán bộ 500.000 đồng và đã thông báo cho Bộ Ngoại giao của
Singapore về điều này. "Tôi cảm thấy mình bị bắt chẹt, nếu không đưa tiền,
tôi sẽ không lấy lại được cuốn hộ chiếu đã được đóng dấu của mình".
Phạm Dự
Ba
cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam bị bắt
https://vnexpress.net/ba-can-bo-cuc-dang-kiem-viet-nam-bi-bat-4556646.html
HÀ NỘIÔng Trần Anh
Quân, Quyền trưởng Phòng Kiểm định xe cơ giới thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, và
hai người dưới quyền bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ.
Ông Quân cùng cấp phó
Đặng Trần Khanh và chuyên viên Phạm Đức Ngọc đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an TP HCM khởi tố, tạm giam để điều tra cáo buộc Nhận hối lộ, trung tướng
Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết.
Chiều 5/1, hàng chục cảnh
sát đã khám xét Phòng Kiểm định xe cơ giới tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. An ninh
tại hai cổng ở số 18 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, được bảo vệ nghiêm ngặt,
cấm "người không có nhiệm vụ" ra vào.
Hơn một tuần trước,
ngày 28/12/2022, Công an TP HCM phối hợp cùng nhiều đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an
đã khám xét Phòng này.
Tại TP HCM, khoảng
15h, nhiều cảnh sát cơ động và CSGT cũng phong tỏa trụ sở Cục Đăng kiểm Việt
Nam trên đường D5, quận Bình Thạnh. Bên trong, một tổ công tác khác của cơ quan
điều tra thực hiện lệnh khám xét. Sau khoảng 2 tiếng làm việc, cảnh sát rời đi
mang theo nhiều thùng tài liệu.
Một tháng qua, công an
trên cả nước liên tiếp điều tra sai phạm trong đăng kiểm. Riêng Công an TP HCM
đã ra lệnh khám xét 13 trung tâm kiểm định, khởi tố 6 vụ án với 43 bị can với
các tội danh Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Giả mạo trong công tác.
Theo cáo buộc, sai phạm
chủ yếu là bỏ qua lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công hoặc cho thuê
phụ tùng không đảm bảo kỹ thuật. Đơn cử, xe mòn lốp thì nộp tiền thay lốp, thay
thành thùng, thay một số bộ phận để đảm bảo tiêu chuẩn; sử dụng phần mềm can
thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải...
Theo người phát ngôn Bộ
Công an, ước tính 70.000 phương tiện cơ giới được kiểm định theo cách làm luật
như vậy. Khoảng 52.300 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi
trường đã được cấp, tiền thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.
Cảnh sát phong tỏa bên
ngoài trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam ở TP HCM. Ảnh: Nhật Vy
Cảnh sát phong tỏa bên
ngoài trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam ở TP HCM. Ảnh: Nhật Vy
Ở miền Bắc, tại Bắc
Ninh, 14 cán bộ của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 99-03D bị Công an tỉnh
Bắc Ninh khởi tố với cáo buộc nhận hối lộ hơn 6,5 tỷ đồng trong ba năm. Kết quả
điều tra ban đầu xác định, Trung tâm 99-03D ở thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, bị
nhiều người phản ánh là sách nhiễu, gây khó khăn, gợi ý, nhận tiền "bôi
trơn" với nhiều chủ phương tiện.
Tại Bắc Giang, 4 phó
giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 98-06D và một nhân viên bị bắt với cáo
buộc nhận hối lộ khi thực hiện đăng kiểm.
Cục Đăng kiểm Việt Nam
là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Cục thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về đăng kiểm với phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ,
thi công chuyên dùng, container,... sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ,
đường sắt, đường thủy nội địa... Cục còn thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng
an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải.
Phạm Dự
Cựu
chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội lĩnh 10 năm tù
https://vnexpress.net/cuu-chanh-van-phong-doan-dai-bieu-quoc-hoi-linh-10-nam-tu-4556488.html
Ông Nguyễn Thế Quang,
65 tuổi, cựu chánh văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND tỉnh Gia Lai bị phạt 10 năm tù vì
gây thiệt hại 2,3 tỷ đồng ngân sách.
Ngày 5/1, khi TAND tỉnh
Gia Lai tuyên án, ông Quang vắng mặt không lý do. Hai cấp dưới của ông Quang là
Nguyễn Thị Lựu (55 tuổi, cựu phó văn phòng HĐND tỉnh) bị phạt 6 năm 6 tháng tù;
Nguyễn Tôn Nữ Huyền Vi (31 tuổi, cựu kế toán văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh)
5 năm tù, cùng tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo HĐXX, ông Quang
không thừa nhận trách nhiệm nhưng nhận có sai phạm; bị cáo Lựu và Vi thừa nhận
sai phạm và mong tòa giảm nhẹ mức án. Hành vi các bị cáo diễn ra nhiều lần, kéo
dài nhiều năm là tình tiết tăng nặng.
Theo cáo trạng, từ năm
2013 đến 2016, ông Quang, cùng hai cấp dưới đã lập dự toán trùng 7 biên chế của
Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai, gây thiệt hại 2,3 tỷ đồng. Trong phiên toà hôm
23/12/2022, ông Quang cho rằng bản thân không vụ lợi "mà làm vì cái
chung".
Còn bị cáo Lựu nói chỉ
thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, không nhận tiền. Trong khi đó, Vi thừa nhận
khi làm dự toán có phát hiện "chi chưa đúng", và đã bỏ 7 biên chế bị
chi trùng nhưng bị cáo Lựu yêu cầu đưa vào danh sách.
VKS nhận định ông
Quang là thủ trưởng, biết rõ sai phạm nhưng vẫn ký vào các văn bản liên quan.
Tương tự, bị cáo Lựu biết rõ có sai phạm nhưng vẫn tham mưu cho cấp trên. Mặt
khác, người này còn chỉ đạo bị cáo Vi lập dự toán, chi kinh phí trùng, gây thiệt
hại ngân sách.
Riêng Vi đã phát hiện
việc đưa 7 biên chế trùng vào lập dự toán là sai và bỏ, nhưng thực hiện theo sự
chỉ đạo của Lựu.
Trần Hoá
Cái
chết của Hạo Nam
https://vnexpress.net/cai-chet-cua-hao-nam-4556369.html
Tôi đã cố gạt bỏ lý
trí để mong mỏi khoảnh khắc Hạo Nam được đưa ra từ cọc bêtông, xây xẩm toàn
thân, thất thần, nhưng vẫn còn thở.
Dẫu vậy, mọi hy vọng tắt
ngúm khi nhà chức trách, cuối cùng đã công bố nhận định của họ rằng khả năng
cháu bé còn sống là bằng không, mọi nỗ lực còn lại là để đưa cháu về lo tang sự.
Đến nước này, một đồng
nghiệp nữ vẫn nghẹn giọng chia sẻ với tôi: "Giá như bây giờ đột nhiên thằng
bé chui ra từ một ngóc ngách nào đó khác, chứ làm sao nó lại sa chân vào cái hố
đó được anh?". Nhưng camera công trường, tôi xem đi xem lại, không chừa ra
hy vọng nào như thế cả. Cậu bé 10 tuổi, nặng chỉ hơn 20 kg đã lọt vào cọc
bêtông rỗng ruột, đường kính 25 cm, đóng sâu xuống đất 35 m.
Xui rủi khó ngờ đã xảy
đến, phơi bày mọi sự tắc trách thường thấy trên các công trường xây dựng, thách
thức mọi nỗ lực cứu hộ vốn sơ sài, chậm trễ và lúng túng ở Việt Nam. Sau khi
hoàn tất cứu hộ, nhà chức trách sẽ còn nhiều việc phải làm để tìm hiểu lại
nguyên nhân, xác định trách nhiệm các bên liên quan, thực hiện các công việc
nhân đạo nhằm an ủi hương linh Hạo Nam. Và theo tôi, điều quan trọng nhất là
tìm giải pháp để hạn chế những hiểm hoạ đang rình rập trẻ em.
10 ngày trước tai nạn
của Hạo Nam, tại Đồng Nai, một bé gái 5 tuổi rơi xuống hố ép cọc bêtông sâu khoảng
15 m tại một công trường ở gần nhà, may mắn được cứu sống sau 20 phút mắc kẹt. Ở
huyện Tây Sơn, Bình Định từng xảy ra sự việc hai cháu bé 4 và 5 tuổi tử vong
khi rơi xuống hố nước sâu 1,1m được đào để đặt cống nước thoát công trình. Cách
đây không lâu, một bé khác ở Hải Dương cũng tử vong khi rơi xuống hố sâu chứa
nước tại công trường.
Đó chỉ là một số trường
hợp trong hàng trăm nghìn vụ tai nạn hàng năm đang xảy ra ở Việt Nam. Tỷ lệ tai
nạn thương tích ở trẻ lớn đến mức báo động. Thống kê của Cục Quản lý môi trường
y tế cho biết, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ em Việt Nam bị tai nạn
thương tích. Trong đó, số trẻ tử vong là 6.600, chiếm 35,5% trong tổng số trẻ tử
vong do tất cả nguyên nhân. Bình quân, mỗi ngày có 18 trẻ em tử vong do tai nạn,
thương tích.
Phía sau nỗi đau của
bé Hạo Nam và gia đình, còn nhiều số phận đáng thương của những trẻ em khác.
Không chỉ ở Đồng Tháp, nhìn rộng ra các tỉnh miền Tây Nam Bộ, không khó để nhìn
thấy rất nhiều trẻ em trong độ tuổi ăn học phải lăn lóc ra đời mưu sinh với đủ
mọi nghề, từ phục vụ quán ăn, việc nhà, nhiều nhất là trẻ em bán vé số, nhặt phế
liệu như Hạo Nam.
Hạo Nam trượt chân lọt
vào cọc bêtông, khi đang cùng ba bạn nữa vào dự án xây cầu Rọc Sen ở xã Phú Lợi,
cách nhà gần một km, nhặt phế liệu. Vốn đã luôn ám ảnh về những đứa trẻ vất vưởng
miền Tây bươn chải mưu sinh, tôi thấy nhói đau khi nghe mẹ em chia sẻ: Nam cần
60 nghìn đồng để học võ, nhưng cha mẹ không có. Cháu đi nhặt nhạnh phế liệu bán
lấy tiền, đã gom được 21 nghìn... Con đường đi học của Nam xa và sâu hút.
Ngoài nguyên nhân trực
tiếp, bề nổi, dễ thấy, rằng tai nạn trẻ em xảy ra có nguyên nhân bất cẩn, không
tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn của những người có trách nhiệm, tôi
cho rằng, cần nhìn vào một nguyên nhân sâu xa khác: cái nghèo.
Tây Nam Bộ, nơi có
vùng quê Đồng Tháp của Hạo Nam, là rốn nghèo của cả nước, với chỉ 11,4% số lao
động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo, đang làm việc trong nền kinh tế. Tỷ lệ học
sinh bỏ học ở ba cấp của vùng này cao gần ba lần cả nước. Kinh tế khó khăn, chi
phí học hành lớn là nguyên nhân chính khiến học sinh bỏ học. Miền Tây lại thiếu
trầm trọng việc làm tại chỗ, người trẻ tuổi bị "đẩy" ra khỏi vùng,
lên TP HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ. Không ít cặp vợ chồng phải chấp nhận để con
cái ở lại quê nhà, không học hành, vất vưởng kiếm ăn hoặc lang thang chơi trên
những bờ sông, con rạch... Tôi đã nhìn thấy rất nhiều đứa trẻ như thế, hồn
nhiên lớn lên trong sự run rủi của số phận.
Bị cái nghèo đẩy vào
hiểm hoạ không phải là tình trạng riêng của Việt Nam mà có thể bắt gặp ở những
nước thu nhập trung bình hoặc thấp. Ấn Độ từng chấn động vì hàng loạt vụ tử
vong của những đứa trẻ bị rơi vào các giếng khoan bỏ hoang, hố ga hoặc các cọc
bêtông công trình được che đậy sơ sài. Nhà chức trách đã phải gấp rút ban hành
hàng loạt văn bản siết chặt quy định an toàn khi sử dụng giếng khoan. Trong khi
đó báo chí nước này đồng loạt cảnh báo về việc đảm bảo quyền và nâng cao chất
lượng sống cho trẻ, hạn chế tình trạng lang thang kiếm ăn hoặc vui chơi trên những
khu vực không đủ an toàn.
Ở Việt Nam, công trường
là nơi vô cùng thu hút những đứa trẻ nghèo ở các khu vực nông thôn, hẻo lánh.
Đó là một thế giới lạ lẫm với bọn trẻ, đầy những thứ tò mò để vui chơi, thậm
chí, đầy những thứ còn nhặt nhạnh được để bán, so với những cánh đồng đã xác
xơ, cạn kiệt.
Những câu cảm thán
"giá như" của người lớn, sẽ luôn là quá chậm với sinh mệnh những đứa
trẻ nghèo.
Cái chết của Hạo Nam
thức tỉnh cả xã hội một điều cốt lõi: Trẻ em xứng đáng được đảm bảo quyền học tập
chính đáng và vui chơi an toàn thay vì lăn lộn mưu sinh.
Trần Hữu Hiệp
Những
cuốn sách 'phải mua' nhưng không dung
https://vnexpress.net/nhung-cuon-sach-phai-mua-nhung-khong-dung-455
Cuối mỗi năm học khi
cùng con gái thu dọn giá sách, chị Thúy Liễu, 34 tuổi, sống tại Hà Nội, đều thấy
"còn vài quyển mới cứng".
Chị Liễu thường mua
sách theo bộ cho con tại trường bởi "thế cho nhàn, tránh bị thiếu quyển
này quyển kia". Con gái chị Liễu, năm nay lớp 4, vẫn học sách giáo khoa
chương trình 2000. Trong bộ sách mua qua trường, chị Liễu thấy ngoài sách giáo
khoa còn có sách bài tập, sách tham khảo, nhưng "bé bảo không dùng".
Tổng số tiền mà chị Liễu
nộp để mua sách là 420.000 đồng. Trên website của Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam, chương trình lớp 4 có 9 cuốn sách giáo khoa, tổng 87.000 đồng. Như vậy, chị
Liễu phải trả hơn 300.000 đồng cho các sách và tài liệu không phải sách giáo
khoa - nghĩa là không bắt buộc. Sau khi con kiểm tra học kỳ I, chị Liễu nhận ra
bốn cuốn chưa được dùng, tổng giá bìa khoảng 60.000.
Chị Nguyễn Mai, 45 tuổi,
sống tại Hà Nam, cũng "không thấy con gái lớp 5 học An toàn giao thông hay
Hoạt động trải nghiệm bao giờ". Ngoài ra, một số sách bài tập cũng không
được dùng hết.
Lý giải điều này, cô
Thanh, giáo viên tiểu học tại Hà Nam, cho biết phân phối chương trình có thời
lượng dành cho hoạt động trải nghiệm, an toàn giao thông, nhưng thực tế 40 phút
mỗi tiết đó được dành để nhắc nhở nền nếp, phổ biến công việc tuần tới. Cô cũng
cho rằng danh mục sách đầu năm học "nhiều khi có sự định hướng", nên
dù biết không dùng hết sách tham khảo, bài tập, nhưng trường vẫn gửi cho phụ
huynh.
Chị Mai và chị Liễu
chung nhận định, mỗi cuốn sách tham khảo thường có giá 10.000-15.000 đồng, sách
bài tập đắt hơn, khoảng 30.000-40.000 là "không quá nhiều". Vì thế,
các chị "không tiện hỏi giáo viên". "Tôi thấy phí nhưng rồi lại
chẹp miệng cho qua, nghĩ vài chục nghìn không nên to chuyện", chị Liễu
nói.
Số tiền lãng phí sẽ
nhiều hơn "vài chục nghìn đồng", bởi cả nước có khoảng 20 triệu học
sinh. Trong một bản tin trên website hồi tháng 8 năm 2017, Nhà xuất bản Giáo dục
cho biết năm 2017 đã phát hành trên 100 triệu bản sách giáo khoa và cung ứng
trên 95 triệu bản sách bổ trợ, sách tham khảo các loại, bản đồ, tranh ảnh giáo
dục phục vụ nhu cầu của học sinh, giáo viên, phụ huynh. Về số đầu sách, năm học
2021-2022, Nhà xuất bản Giáo dục giới thiệu danh mục sách tham khảo dùng cho
các thư viện trường học với 327 tên sách, ngoài ra hàng tháng đều có thêm từ
vài chục đến cả trăm đầu sách tham khảo mới. Cách đó hai năm, năm 2019, nhà xuất
bản này còn từng công bố danh mục gần 730 cuốn sách tham khảo. Giá một cuốn thấp
nhất là 9.500 đồng, cao nhất là 199.000 đồng, phổ biến ở mức 30.000 - 45.000 đồng.
Cô Tình, giáo viên lớp
1 tại Hải Dương, cho biết đầu năm học vừa rồi, danh mục sách, đồ dùng cần mua,
được gửi cho phụ huynh có giá gần 800.000 đồng. Trong đó, sách giáo khoa gồm 10
quyển, tổng 196.000 đồng, sách bổ trợ, ôn tập, tham khảo 397.000 đồng. Cô Tình
cho biết sách bổ trợ, tham khảo được dùng trong các tiết buổi chiều, nhưng giáo
viên "có ba đầu sáu tay" cũng không thể dạy hết. Chưa kể, nội dung
sách có sự chồng chéo. Giáo viên phải đọc sách giáo dục địa phương, nếu trùng
thông tin hoặc có bài nào tương tự sách Tự nhiên xã hội, Hoạt động trải nghiệm,
Đạo đức thì lồng ghép để dạy tích hợp. Những quyển "hiếm khi dùng hết",
theo cô Tình thường là những sách phát triển năng lực (giá 28.000 đồng một cuốn),
hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường (giá 25.000 đồng).
"Nếu mỗi học sinh
có một cuốn sách không dùng đến giá 25.000 đồng, thì với 17 triệu học sinh phổ
thông, số tiền lãng phí là 425 tỷ đồng", cô Tình nhẩm tính.
Nói về sự ra đời của
sách tham khảo, thầy Nam, chuyên viên một phòng giáo dục ở miền Trung, cho biết
những năm 2005, ở một số tỉnh bỗng xuất hiện những "đầu nậu".
"Những người này đi tìm giáo viên, đặt viết sách tham khảo rồi trả thù
lao, còn in ấn và bán đã có nhà xuất bản lo", thầy Nam nói, cho rằng việc
này xuất phát từ nhu cầu của một số phụ huynh muốn con học nâng cao, nhưng dần
dần bị biến tướng. Đến năm 2009, việc bán sách tham khảo như "combo"
với sách giáo khoa cho học sinh rất phổ biến, theo nhận định của thầy Nam.
Dù Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã nhiều lần có văn bản cấm người trong ngành giáo dục giới thiệu, quảng bá
loại sách này, nhưng "có một luồng đi nào đó khiến một thứ bất thường, của
hiếm lại trở thành bình thường", thầy Nam nói, cho biết điều đáng lo ngại
hơn là nhiều sách tham khảo được biên soạn cẩu thả, nhiều lỗi, nội dung không
mang tính giáo dục vẫn được đưa đến tay học sinh.
Còn với sách bài tập,
văn bản tháng 4/2013 của Bộ có nội dung: "Sách bài tập do Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam biên soạn dựa theo sách giáo khoa. Sách được Bộ thẩm định,
cho phép xuất bản, in và phát hành". Điều này, hôm 29/12/2022 đã bị Thanh
tra Chính phủ kết luận là sai do việc xuất bản, in ấn và tổng phát hành sách
bài tập, sách tham khảo không phải chức năng, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
khiến phụ huynh và học sinh hiểu nhầm rằng sách bài tập là tài liệu bắt buộc,
phải mua kèm sách giáo khoa.
Chị Liễu cũng từng
nghĩ toàn bộ danh mục sách cô giáo chủ nhiệm của con gái gửi trước năm học mới
là bắt buộc, nên mua hết. Người mẹ cho rằng nhiều người rơi vào tình trạng như
mình, bởi "chỉ sợ không đăng ký đủ, con lại thiếu sách học".
Ở nhiều địa phương, việc
sử dụng kèm sách bài tập và sách giáo khoa trở thành "luật bất thành
văn". Cô Nguyễn Hồng, giáo viên tiểu học tại Quảng Bình, cho hay từ trước
đến nay thầy cô đều hướng dẫn phụ huynh mua sách giáo khoa cùng sách bài tập.
"Sách này được thiết kế sát với bài học trong sách giáo khoa, giúp thuận
tiện và tiết kiệm thời gian cho cả cô và trò", cô Hồng giải thích. Dù vậy,
cô Hồng nói biết việc này là sai quy định.
Nhiều lần Bộ Giáo dục
và Đào tạo nói không thẩm định sách tham khảo, đề nghị các trường học không lập
danh mục, đóng gói thành bộ sách giáo khoa kèm sách bài tập, sách tham khảo và
các tài liệu khác để học sinh, phụ huynh mua và sử dụng, nhưng việc bán sách
theo "combo" vẫn diễn ra nhiều năm nay, gây bức xúc cho phụ huynh mỗi
mùa khai trường.
Tháng 8 năm 2022, trước
khi con trai bước vào năm học mới, chị Phương, sống tại Hà Nam, bất ngờ khi nhận
được danh mục sách lớp 5 khoảng 14 cuốn, giá gần 290.000 đồng. Số sách và tiền
này ít hơn nhiều so với bộ sách 28 cuốn giá 675.000 đồng mà chị đã đăng ký với
giáo viên trong buổi họp phụ huynh cách đó hơn 2 tháng.
"Khi hỏi một số
phụ huynh khác, tôi được biết năm nay Bộ làm chặt về việc bán sách tham khảo, vở
bài tập trong trường học nên trường phải thu về", chị Phương kể, cho biết
đây là lần đầu tiên chị gặp tình huống này.
Thăm dò388 biểu quyết:
Mỗi năm học, con cái của anh, chị có bao nhiêu sách tham khảo, bài tập không
dùng đến?Không quyển nào, những sách đã mua đều dùng2-4 quyển mỗi năm5-7 quyểnBiểu
quyết Xem kết quảThời gian từ: 5/1
Dấu hiệu 'lợi ích
nhóm' trong xuất bản sách của NXB Giáo dục
Thanh Hằng - Lam Thanh
Bắt
quyền trưởng phòng và phó trưởng phòng kiểm định xe cơ giới Cục Đăng kiểm Việt
Nam
Cơ quan điều tra đã khởi
tố bị can, bắt tạm giam hai lãnh đạo cấp phòng thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam để
điều tra về tội nhận hối lộ.
Ngày 5-1, Trung tướng
Tô Ân Xô - chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an - cho biết Cơ quan cảnh
sát điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm
giam hai lãnh đạo cấp phòng và một chuyên viên của phòng kiểm định xe cơ giới
thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Ba người bị bắt gồm:
Trần Anh Quân - quyền trưởng phòng; Đặng Trần Khanh - phó trưởng phòng và Phạm
Đức Ngọc - chuyên viên.
Viện Kiểm sát nhân dân
TP.HCM đã phê chuẩn các quyết định và lệnh trên.
Đây là diễn biến mới
nhất quá trình Công an TP.HCM mở rộng điều tra vụ án môi giới hối lộ, nhận hối lộ
và giả mạo trong công tác xảy ra tại TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng
Tháp và Bến Tre.
Chiều cùng ngày, tại Cục
Đăng kiểm Việt Nam ở địa chỉ số 18 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng xuất
hiện nhiều cảnh sát và xe biển xanh.
Trước đó ngày 28-12,
Công an TP.HCM phối hợp cùng nhiều đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đã khám xét
phòng kiểm định xe cơ giới Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Thời gian qua, công an
nhiều địa phương liên tiếp điều tra sai phạm trong đăng kiểm. Riêng Công an
TP.HCM đã khám xét 13 trung tâm kiểm định, khởi tố 6 vụ án, 43 bị can với các tội
danh nhận hối lộ, môi giới hối lộ và giả mạo trong công tác.
Thủ đoạn các trung tâm
đã sử dụng là bỏ qua lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công hoặc cho
thuê phụ tùng không đảm bảo kỹ thuật...
Mới đây, ngày 4-1,
Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố, bắt tạm giam bốn phó giám đốc và một nhân viên
thuộc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 98-06D vì tình nghi nhận hối lộ khi thực
hiện đăng kiểm.
Tại Bắc Ninh, cơ quan
điều tra cũng khởi tố bốn cán bộ của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
99-03D với cáo buộc nhận hối lộ hơn 6,5 tỉ đồng trong ba năm.
Theo người phát ngôn Bộ
Công an, các hành vi sai phạm của các trung tâm đăng kiểm gồm bỏ qua lỗi vi phạm;
cho thuê phụ tùng thay thế, ví dụ như xe vào kiểm định lốp mòn cho thuê lốp để
thay; sử dụng phần mềm để can thiệp hệ thống đăng kiểm, ví dụ có hai đầu lọc
thì chỉ cắm một đầu, còn một đầu xe vẫn đảm bảo tiêu chuẩn khí thải...
Ước tính hơn 70.000 xe
cơ giới được kiểm định theo dạng "làm luật", các trung tâm đăng kiểm
đã cấp 52.300 giấy kiểm định, tiền thu lợi bất chính hàng chục tỉ đồng. Đáng
chú ý, quá trình điều tra cơ quan công an còn phát hiện có giám đốc trung tâm
đăng kiểm không biết chữ, khi điều tra viên hỏi thì không viết được và không đọc
được.
THÂN HOÀNG
Chi
cục trưởng 'biệt tích' cùng 14 tỉ đồng bị buộc thôi việc
https://tuoitre.vn/chi-cuc-truong-biet-tich-cung-14-ti-dong-bi-buoc-thoi-viec-20230105125420549.htm
Chi cục trưởng thi
hành án dân sự huyện Phong Điền, TP Cần Thơ 'biệt tích' cùng 14 tỉ đồng và kế
toán đơn vị này cùng bị buộc thôi việc.
Ông Phạm Hoàng Hùng -
chi cục trưởng thi hành án dân sự huyện Phong Điền, TP Cần Thơ - 'biệt tích'
cùng 14 tỉ đồng - Ảnh: IT
Ngày 5-1, thông tin về
vụ chi cục trưởng "biệt tích" cùng 14 tỉ đồng, ông Nguyễn Hữu Hùng -
phó cục trưởng Cục thi hành án dân sự (THADS) TP Cần Thơ - cho biết sau khi họp
hội đồng kỷ luật, lãnh đạo Cục THADS TP Cần Thơ đã ký quyết định buộc thôi việc
đối với ông Phạm Hoàng Hùng - chi cục trưởng, và bà Nguyễn Thị Ngọc Tuyền - kế
toán chi cục THADS huyện Phong Điền.
Cả hai người bị cáo buộc
có hành vi đặc biệt nghiêm trọng, vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng,
vi phạm pháp luật về công vụ, công chức và tài chính - kế toán
"Hiện ông Phạm
Hoàng Hùng vẫn "biệt tích", chưa tìm được. Sau khi nhận thông tin, điều
tra viên của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã nhiều lần đến để xác minh.
Chưa có thông báo khởi tố vụ án", phó cục trưởng Cục THADS Cần Thơ thông
tin thêm.
Theo tìm hiểu, sau một
khoảng thời gian dài năn nỉ đương sự cho chậm giải quyết việc thi hành án dân sự,
ngày 28-12-2022, ông Phạm Hoàng Hùng bất ngờ cắt liên lạc.
Nhiều người mới tá hỏa
vì đã nộp hàng tỉ đồng cho chi cục THADS huyện Phong Điền để mua tài sản thông
qua đấu giá nhưng vẫn chưa nhận được tài sản.
Ngày 29-12-2022, ông
Phạm Hoàng Hùng cũng không đến dự họp Hội đồng nhân dân huyện và cùng thời điểm
này, Cục THADS Cần Thơ tiến hành kiểm tra sổ sách tài chính. Kết quả cho thấy
ông Phạm Hoàng Hùng đã chỉ đạo kế toán đơn vị làm chứng từ chi tiền không đúng,
gây thất thoát 14 tỉ đồng.
CHÍ HẠNH
Bình
Thuận: Khởi tố thêm nhiều cán bộ huyện, quản lý thị trường, thuế
Mở rộng điều tra vụ án
đưa và nhận hối lộ của đoàn liên ngành do Đội quản lý thị trường số 2 chủ trì
đi kiểm tra các mỏ đất sét ở xã Tân Lập từ tháng 6-2022, Cơ quan cảnh sát điều
tra Công an huyện Hàm Thuận Nam đã khởi tố thêm các bị can này.
Cơ quan cảnh sát điều
tra Công an huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận thi hành lệnh bắt bị can Nguyễn Anh
Phong - Ảnh: Viện KSND huyện Hàm Thuận Nam
Ngày 4-1, Cơ quan cảnh
sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận cho biết vừa khởi tố thêm
các bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Minh Thắng (nguyên cán bộ
Đội quản lý thị trường số 2), Nguyễn Anh Phong (cán bộ Phòng kinh tế hạ tầng
huyện Hàm Thuận Nam) và Phạm Phú Tưởng (cán bộ Chi cục thuế khu vực huyện Hàm
Thuận Nam - Hàm Thuận Bắc) để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ.
Các quyết định trên đã
được Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hàm Thuận Nam phê chuẩn.
Cơ quan cảnh sát điều
tra Công an huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận thi hành lệnh bắt bị can Phạm Minh
Thắng - Ảnh: Viện KSND huyện Hàm Thuận Nam
Cơ quan điều tra xác định,
các đối tượng trên là những thành viên trong đoàn kiểm tra liên ngành huyện Hàm
Thuận Nam do Đội quản lý thị trường số 2 chủ trì đã tiến hành kiểm tra việc
tàng trữ đất sét tại Công ty TNHH Ngọc Mai Bình Thuận, hộ kinh doanh Đức Thành,
hộ kinh doanh sản xuất gạch Rạng Đông II.
Qua kiểm tra, đoàn kiểm
tra liên ngành đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được phân công để lập
hồ sơ hạ thấp khối lượng đất sét mà Công ty TNHH Ngọc Mai, hộ kinh doanh Đức
Thành, hộ sản xuất gạch Rạng Đông II tàng trữ không có nguồn gốc hợp pháp so với
thực tế gây thất thoát tài sản nhà nước.
Liên quan vụ án này,
trước đó ngày 16-9-2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam
đã khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với Trần
Văn Thăng, Bùi Viết Mạnh và Ngô Minh Phúc (lần lượt là quyền đội trưởng, kiểm
soát viên Đội quản lý thị trường số 2) để điều tra về hành vi nhận hối lộ.
ĐỨC TRONG
Vụ
hành hung người tố cáo phá rừng: Khởi tố vụ án
https://thanhnien.vn/vu-hanh-hung-nguoi-to-cao-pha-rung-khoi-to-vu-an-post1539272.html
Công an H.Bảo Lâm (Lâm
Đồng) khởi tố vụ án hình sự 'cố ý gây thương tích' liên quan ông Nguyễn Đức Dạo
ngang nhiên cưa hạ rừng thông, còn hành hung người tố cáo phá rừng.
Ngày 5.1, Công an H.Bảo
Lâm ra quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm và khởi tố vụ án hình
sự “cố ý gây thương tích” liên quan đến ông Nguyễn Đức Dạo, người ngang nhiên
cưa hạ rừng thông tại tiểu khu (TK) 438A và hành hung ông Lê Văn Ba (ngụ xã Lộc
Phú, H.Bảo Lâm), người tố cáo cha con ông Dạo phá rừng thông.
Việc phục hồi giải quyết
nguồn tin tội phạm và khởi tố vụ án hình sự “cố ý gây thương tích” trên căn cứ
bản kết luận giám định pháp y về thương tích lần 2 số 210/22/TgT ngày
21.11.2022 của Viện Pháp y quốc gia (phân viện tại TP.HCM). Theo đó, tỉ lệ phần
trăm tổn thương cơ thể do thương tích gây ra của ông Lê Văn Ba là 12%. Ông Lê
Văn Ba bị ông Dạo, ông Dũng và Đức hành hung, tổn hại sức khỏe 12%
Như Thanh Niên đã phản
ánh, chiều 8.7.2022, ông Lê Văn Ba phát hiện nhiều cây thông tại khoảnh 6, TK
438A bị cưa hạ, nằm ngổn ngang nên trình báo UBND xã Lộc Phú và Hạt Kiểm lâm
H.Bảo Lâm.
Sau đó, ông Ba tới hiện
trường quay phim, chụp hình những cây thông bị cưa hạ làm bằng chứng thì bị
Nguyễn Đức Dạo, Nguyễn Văn Dũng (bố của Dạo) và Nguyễn Chung Đức (em Dạo) dùng
mũ cối lao vào hành hung. Hậu quả, ông Ba bị nứt xương ở cánh tay trái, phải đến
bệnh viện điều trị.
Ngay khi vụ việc xảy
ra, Công an tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo Công an H.Bảo Lâm thu thập các chứng cứ liên
quan để điều tra, xử lý nghiêm vụ việc theo quy định của pháp luật. Đồng thời,
có biện pháp phối hợp các cơ quan chức năng liên quan chấn chỉnh, xử lý nghiêm
các nhóm phá rừng manh động.
Đến nay, sau khi giám
định pháp y về thương tích lần 2, kết quả ông Ba bị tổn hại 12%, cơ quan điều
tra Công an H. Bảo Lâm ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “cố ý gây thương
tích”.
Thông tin thêm, Thanh
Niên ngày 29.12.2022 phản ánh, Công an H.Bảo Lâm ra quyết định khởi tố vụ án xảy
ra trên địa bàn xã B’Lá (Bảo Lâm) hơn 3 năm trước; đồng thời tống đạt quyết định
khởi tố, bắt tạm giam 7 bị can để điều tra hành vi “cố ý gây thương tích” và
“gây rối trật tự công cộng”, trong đó có Nguyễn Chung Đức (25 tuổi, em ruột ông
Nguyễn Đức Dạo), lúc đó đang là công an viên xã Lộc Phú (Bảo Lâm).
Lâm Viên
Công
an tiếp tục khám xét trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam ở Hà Nội
Hàng chục công an đang
có mặt tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam ở Hà Nội để thực hiện khám xét tại cơ
quan này, sau hàng loạt sai phạm liên quan đến việc cấp kiểm định cho xe ô tô ở
nhiều tỉnh, thành.
Theo ghi nhận của
phóng viên, khoảng 15 giờ chiều 5.1, ít nhất 3 xe biển xanh số 80 và hàng chục
cán bộ công an có mặt tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam số 18 Phạm Hùng (P.Mỹ
Đình 2, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Trụ sở Cục Đăng kiểm
Việt Nam tại số 18 Phạm Hùng (Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) đóng kín cửa phục vụ khám
xét
Theo nguồn tin của
Thanh Niên, việc siết chặt an ninh để phục vụ việc cơ quan điều tra khám xét trụ
sở này.
Hai xe biển xanh đỗ
bên trong trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam, cửa được kéo xuống
Thời gian qua, công an
nhiều tỉnh, thành trên cả nước liên tiếp điều tra sai phạm trong hoạt động đăng
kiểm. Đã có hàng chục bị can là giám đốc, phó giám đốc, nhân viên bị khởi tố, bắt
tạm giam.
Đến hôm nay 5.1, công
an vẫn đang điều tra mở rộng, làm rõ hành vi, trách nhiệm của những người liên
quan.
Tại TP.HCM, đến nay
công an đã khởi tố tổng cộng 43 bị can về các tội “môi giới hối lộ”, “đưa hối lộ”,
“nhận hối lộ” và “giả mạo trong công tác”. Đồng thời, khám xét 12 trung tâm
đăng kiểm ở TP.HCM và một số tỉnh, thành gồm: 62 - 03D (Long An), 71 - 02D (Bến
Tre), 83 - 02D (Sóc Trăng), 66-02D (Đồng Tháp), 63 - 03D (Tiền Giang), 50-15D
(TP.Thủ Đức, TP.HCM), 50-07V (Q.Bình Tân, TP.HCM), 50-10D (H.Củ Chi, TP.HCM)...
Bước đầu, công an xác
định có 12 trung tâm sai phạm liên quan việc nhiều phương tiện không đảm bảo an
toàn kỹ thuật, nhưng vẫn được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường.
Theo Công an TP.HCM,
đã có hơn 70.000 phương tiện cơ giới được kiểm định theo dạng “làm luật”. Các
trung tâm đăng kiểm đã cấp 52.300 giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường. Số tiền các đối tượng thu lợi bất chính hàng chục tỉ đồng.
Trước đó, Công an
TP.HCM cũng chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an thực hiện
lệnh khám xét khẩn cấp Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam
Mở rộng điều tra vụ
án, ngày 28.12.2022, tại TP.Hà Nội, Công an TP.HCM chủ trì, phối hợp với các
đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp Phòng Kiểm định
xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam, thu giữ nhiều hồ sơ, tài liệu để phục vụ điều
tra.
Công an tỉnh Bắc Ninh
khám xét Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 99-03D
Tại Bắc Ninh, công an
khởi tố giám đốc, phó giám đốc và 12 kiểm định viên của Trung tâm Đăng kiểm xe
cơ giới đường bộ 99-03D với cáo buộc nhận hối lộ hơn 6,5 tỉ đồng trong 3 năm để
bỏ qua các lỗi kỹ thuật của ô tô khi đi đăng kiểm.
Công an tỉnh Bắc Giang
đã khởi tố, bắt tạm giam 4 phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 98-06D
và 1 nhân viên để làm rõ hành vi “nhận hối lộ” với cáo buộc đã “vòi” hàng tỉ đồng
để bỏ qua một số lỗi các xe ô tô đến kiểm định và cấp giấy đăng kiểm.
Bộ Công an đã chỉ đạo
công an các địa phương mở rộng điều tra, làm rõ toàn bộ hành vi phạm tội trong
các vụ án để tiếp tục xác minh, phát hiện, xử lý các hành vi tương tự.
Trần Cường
Cần
Thơ kỷ luật 11 đảng viên liên quan tham nhũng, tiêu cực, cố ý làm trái
(PLO)- Năm 2022, cấp ủy,
ủy ban kiểm tra các cấp và chi bộ ở Cần Thơ đã thi hành kỷ luật 145 đảng viên,
trong đó có 11 đảng viên vi phạm liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực, cố
ý làm trái.
Chiều 5-1, Thành ủy Cần
Thơ tổ chức hội nghị tổng kết công tác nội chính đảng năm 2022 và triển khai
nhiệm vụ năm 2023.
Tại hội nghị, ông Đinh
Công Út – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Thành ủy đã báo cáo tóm tắt
công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp năm
2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Đinh Công Út - phó ban
nội chính thành ủy Cần Thơ
Trong đó, về công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, báo cáo cho thấy, cấp ủy các cấp kiểm tra
530 tổ chức đảng và 361 đảng viên… Qua kiểm tra, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp
và chi bộ đã thi hành kỷ luật 145 đảng viên, trong đó có 11 đảng viên vi phạm
liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực, cố ý làm trái.
Ngoài ra, qua công tác
thanh tra, kiểm tra đã phát hiện vi phạm 11,5 tỉ, kiến nghị thu hồi 9,3 tỉ; kiến
nghị xử lý khác 2,2 tỉ; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm 132 tập thể và 450 cá
nhân; chuyển cơ quan điều tra 6 vụ…
Thu hồi tài sản trong
các vụ án tham nhũng, báo cáo cho biết, tổng số tài sản bị chiếm đoạt thất
thoát được phát hiện là hơn 16,2 tỉ, trong đó đã thu hồi được hơn 13,8 tỉ, đạt
tỉ lệ 85,11%, số còn phải theo dõi thu hồi là hơn 2,4 tỉ.
Phát biểu chỉ đạo hội
nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ, ông Phạm Văn Hiểu đề nghị trong
năm 2023, các cơ quan khối nội chính tăng cường công tác phối hợp, chủ động nắm
và dự báo tình hình có liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...,
tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy chỉ đạo kịp thời,
hiệu quả, không để bị động, bất ngờ, không để xảy ra điểm nóng.
Tiếp tục thực hiện có
hiệu quả công tác cải cách tư pháp; đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành
chính trong lĩnh vực tư pháp.
Thực hiện tốt công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức
năng tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, các lĩnh vực
dư luận xã hội quan tâm, kịp thời phát hiện chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh những
hành vi vi phạm.
Cũng theo ông Phạm Văn
Hiểu, Ban Nội chính Thành ủy tiếp tục phát huy vai trò là cơ quan điều phối hoạt
động giữa các cơ quan khối nội chính và các địa phương; Phối hợp tốt với các cơ
quan, đơn vị tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy chỉ đạo,
theo dõi, rà soát, đôn đốc xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Thường vụ
Thành ủy theo dõi, chỉ đạo đảm bảo đúng quy định.
Đồng thời, thực hiện tốt
công tác tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh
của công dân theo đúng quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
NHẪN NAM
Làm
rõ việc 'nắn đường' để lô đất vợ cựu Bí thư TP Kon Tum thành 4 mặt tiền
(PLO)- Chủ tịch tỉnh
Kon Tum đã ban hành kế hoạch, yêu cầu làm rõ việc "nắn" đường để lô đất
của bà Nguyễn Thị Ánh, vợ cựu Bí thư TP Kon Tum có bốn mặt tiền.
Ngày 5-1, ông Lê Ngọc
Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, đã ký, ban hành kế hoạch khắc phục sai phạm
liên quan kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 14-9-2022, yêu cầu làm rõ hành
vi “nắn” đường để nhà bà Nguyễn Thị Ánh có bốn mặt tiền.
Cụ thể, Chủ tịch UBND
tỉnh Kon Tum yêu cầu UBND TP Kon Tum phối hợp với Sở TNMT tiến hành kiểm tra,
làm rõ hành vi làm đường giao thông sai quy hoạch để nhà bà Nguyễn Thị Ánh (vợ
ông Lê Đình Quang, cựu Bí thư Thành uỷ TP Kon Tum giai đoạn 2011) có bốn mặt tiền.
UBND tỉnh yêu cầu, phải
hoàn thành và gửi hồ sơ, các tài liệu minh chứng và báo cáo kết quả thực hiện về
tỉnh trong tháng 2-2023.
Theo đó, lô đất bà
Nguyễn Thị Ánh thuộc thửa đất số 144, tờ bản đồ 26 với diện tích hơn 3.700 m2.
Trong hai năm (2010-2011), UBND TP Kon Tum đã ban hành hai quyết định về việc phê
duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình đường quy hoạch và các tuyến
đường giao thông nội bộ phường Ngô Mây, TP Kon Tum.
Thế nhưng, UBND TP Kon
Tum không thu hồi lô đất của bà Ánh theo kế hoạch đã được duyệt. Do đó, bà Ánh
được sử dụng đất và hưởng lợi từ việc đầu tư hai tuyến đường này.
Cũng trong năm 2011,
UBND TP Kon Tum tiếp tục ban hành quyết định số 2661 phê duyệt báo cáo kinh tế
- kỹ thuật xây dựng công trình đường phường Ngô Mây, trong đó vị trí đường số
11, 12.
Đồng thời, ban hành
các quyết định thu hồi diện tích 280,5 m2 của bà Ánh để làm đường giao thông (số
11 là 161,7 m2, số 12 là 118,8 m2). Việc làm này nhằm tạo điều kiện để thửa đất
của bà Ánh có bốn mặt tiền ở vị trí đẹp.
Ngoài ra, khi tính tiền
sử dụng đất đối với bà Ánh để chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở theo quy định,
tổng số tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích 500 m2 là 159 triệu đồng;
thực tế, cơ quan thuế tính tiền sử dụng chỉ với 35 triệu đồng.
Theo cơ quan thanh
tra, trong vụ việc nêu trên, UBND TP Kon Tum có dấu hiệu cố ý làm trái quy định,
làm đường sai vị trí để thửa đất của bà Ánh có bốn mặt tiền.
Bên trong lô đất biệt
thự nhà vườn có bốn mặt tiền.
Thanh tra Chính phủ kiến
nghị Thủ tướng chỉ đạo địa phương xử lý sai phạm liên quan hành vi làm đường
giao thông sai quy hoạch để tạo cho thửa đất của bà Ánh có bốn mặt tiền.
Quá trình xử lý sai phạm,
trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan điều tra
xử lý theo quy định.
Hiện, lô đất kiểu biệt
thự nhà vườn của bà Ánh nằm trên bốn tuyến đường Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Lân, Lê
Thị Riêng và Hồ Văn Huê, thuộc phường Ngô Mây, TP Kon Tum có vị trí cực kỳ đẹp.
Xung quanh được bao bọc bởi tường rào, bên trên là thép gai kiên cố.
LÊ KIẾN
Bình
Định: Nhà máy nước hơn 7 tỉ đồng bỏ hoang, UBND huyện bị phê bình
Liên quan vụ nhà máy
nước hơn 7 tỉ đồng bỏ hoang sau 2 năm khai thác, UBND huyện Vân Canh bị Phó Chủ
tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định phê bình vì thiếu trách nhiệm trong công
tác quản lý.
Ngày 5.1, ông Nguyễn
Tuấn Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định đã phê bình UBND huyện
Vân Canh vì thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, để xảy
ra tình trạng công trình cấp nước thị trấn Vân Canh không đưa vào sử dụng cung
cấp nước sạch cho nhân dân trong thời gian dài, không có báo cáo xử lý khắc phục
các tồn tại của công trình; gây bức xúc trong dư luận.
Phó Chủ tịch Thường trực
UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Vân Canh tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá
nhân có liên quan, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh trong quý I/2023.
Giao UBND huyện Vân
Canh khẩn trương chỉ đạo các phòng/ban; UBND thị trấn và các xã tuyên truyền, vận
động người dân tham gia sử dụng nước sạch.
Hệ thống, máy móc vận
hành nhà máy bị đóng bụi vì lâu chưa sử dụng. Ảnh: Hoài Luân
Ông Nguyễn Tuấn Thanh
giao Sở NN-PTNN tiếp nhận toàn bộ công trình cấp nước sinh hoạt thị trấn Vân
Canh, tổ chức quản lý, vận hành cấp nước cho nhân dân bảo đảm chất lượng. Tổ chức
đầu tư nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt huyện Vân Canh khi có kế
hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan liên quan xác định chi phí thực tế quản lý, vận hành trong thời gian
công trình chưa được đầu tư nâng cấp, sửa chữa; trình UBND tỉnh xem xét giải
quyết.
Tham mưu chính sách hỗ
trợ giá nước sạch bảo đảm người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các đối tượng
thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, người dân có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp
cận với nước sạch, báo cáo UBND tỉnh.
Như Báo Lao Động đã phản
ánh ngày 8.11.2022, nhà máy nước sạch Vân Canh (đặt tại huyện Vân Canh) được đầu
tư với vốn 7,1 tỉ đồng, đưa vào khai thác từ tháng 1.2013 nhưng hoạt động cầm
chừng đến năm 2015 thì bị bỏ hoang đến nay. Hiện, công trình đã được bàn giao
cho huyện Vân Canh quản lý.
Nhiều đường ống bị hư
hại, gỉ sét nằm chất đống. Ảnh: Hoài Luân
Được biết, công trình
được khởi công từ năm 2012 do Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư theo nguồn
vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn, vốn Trung
ương hỗ trợ theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và vốn ngân sách tỉnh.
Theo ghi nhận, trong
khuôn viên nhà máy nước này có 3 khu nhà, 1 bể chứa nước, 1 bể xử lý nước đều bỏ
hoang. Hầu hết máy móc, thiết bị… tại nhà máy nước đều bị gỉ sét, dần hư hại dù
được đầu tư với số tiền rất lớn.
Với dự kiến ban đầu của
chủ đầu tư, công suất thiết kế 1.400m3/ngày dự kiến sẽ cấp nước sinh hoạt cho
12.000 hộ dân ở các xã Canh Thuận, Canh Hiệp, Canh Hiển và thị trấn Vân Canh...
HOÀI LUÂN
No comments:
Post a Comment