Saturday, January 28, 2023

Interpol truy nã 'bà trùm gian lận thi cử' người Singapore

Interpol truy nã 'bà trùm gian lận thi cử' người Singapore
28.01.2023
BBC

NGUỒN HÌNH ẢNH,INTERPOL
Poh Yuan Nie có vẻ như đã trốn khỏi Singapore

Cảnh sát quốc tế (Interpol) vừa ra lệnh truy nã đỏ với một phụ nữ Singapore bỏ trốn án tù vì tội tổ chức gian lận thi cử.

Bà Poh Yuan Nie, tức Pony, 57 tuổi đã cùng ba đồng phạm khác bị phạt tù cuối 2022 vì giúp sáu học sinh dùng máy gắn trong người để làm bài ở kỳ thi O-level năm 2016.

Bị xử sáu năm tù với 27 tội danh, Poh được gọi là "bà trùm gian lận thi cử".

Tháng 11 năm ngoái, đơn kháng án của bà ta cùng cháu gái, Fiona Poh và một bị cáo nữa, đã bị tòa bác bỏ.

Nhưng tới tháng 12, công tố viên Singapore xác nhận nhân vật này đã trốn mất.

Trung tâm giáo dục Zeus Education Centre của bà Poh đã không chỉ giúp sáu học sinh từ 17 đến 20 tuổi luyện thi mà còn "hỗ trợ thi qua" để vào trường học nghề.




Theo trang CNA của Singapore, nhóm này đã cử một người (Tan Jia Yan-đồng phạm) giả vờ đi thi cùng các học sinh thuê họ, rồi truyền trực tiếp câu hỏi về trung tâm của Poh.

Đáp án cho các bài tập tiếng Anh, toán và khoa học được truyền trực tiếp tới sáu học sinh nói trên.

Gian lận thi cử -muôn hình vạn trạng

Truyền thông Singapore, đảo quốc đề cao việc học hành, thi cử như con đường tiến thân không phân biệt gốc gác, lên án những vụ việc như vậy.

Thế nhưng, chuyện gian lận thi cử có tổ chức không phải là chuyện là ở châu Á. Hàng năm, báo chí nói có cả nghìn vụ việc gian lận thi trung học, đại học bị lộ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan...

Báo chí Việt Nam đôi khi cũng đưa tin về những trường hợp thi gian ở kỳ tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng chuyện truy nã nghi phạm "lừa đảo thi cử" qua Interpol thì chưa có.

Trên thế giới từ lâu nay đã có các trung tâm luyện thi trá hình để tổ chức lừa đảo trong ngành giáo dục, bị gọi là "băng đảng thi cử" (exam cartels), giúp giành điểm và chứng chỉ cho việc thi vào những đại học ở Úc, Âu, Mỹ.

Việt Nam cùng lúc có chuyện quan chức nhà nước, trong ngành giáo dục và các ngành khác, chủ động tổ chức gian lận thi cử.

Việc thi cử không chỉ liên quan đến học sinh, sinh viên mà đôi khi còn là cách lừa đảo tạo bằng cấp để tiến thân trong ngạch công chức và bộ máy chính quyền.

Hồi tháng 5/2020, tòa án Sơn La đã ra phán quyết đối với các bị cáo trong vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh này với nhiều quan chức. Các vụ tương tự xảy ra năm 2018 tại Hà Giang, Hoa Bình đã được quy trách nhiệm cho cả một bộ trưởng hồi đó, ông Phùng Xuân Nhạ.

Xem thêm:

Google YouTube. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Google YouTube trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn 'chấp nhận và tiếp tục'.Đồng ý và tiếp tụcChụp lại video,Cảnh báo: Nội dung bên thứ ba có thể có quảng cáo

Tin liên quan





Tin chính




No comments:

Post a Comment