Kim Văn Chính - Đứt gánh miền Trungdimanche 22 janvier 2023
Thuymy
2. Miền Trung được ví như đòn gánh với hai đầu là miền Bắc và miền Nam.
Về chính trị, miền Trung là lò đào tạo, phát tích của lãnh đạo quốc gia, các phong trào cách mạng từ thời các cụ Phan Châu Trinh, Duy Tân…, nơi sinh ra các lãnh đạo uy tín như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Anh… Hồi chiến tranh Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh đều uy danh và quyền lực soán hết thiên hạ, miền Trung lúc đó thật lẫy lừng.
Quảng Nam hay cãi, Quãng Ngãi hay co (kiên cường).
Lý luận miền Bắc, nguyên tắc miền Trung, lung tung Nam Bộ. Câu đồng dao đó định hình sự phân chia quyền lực chính trị ba miền: miền Bắc giỏi làm chính trị, miền Trung giỏi làm quân sự, miền Nam giỏi làm kinh tế.
Mấy nhiệm kỳ phân công lãnh đạo theo nguyên tắc đó thì đất nước tạm ổn định, phát triển tốt.
Chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những giờ phút “lâm nguy” khi có nguy cơ người Nam Bộ có khả năng vận động lên làm Tổng Bí thư, cũng phải lấy nó ra làm “bảo bối” thuyết phục các phiếu bầu: Làm Tổng bí thư phải là người có lý luận, biết lý luận chứ? Ấy vậy mà nhờ đó một phần mà Tổng bí thư vẫn làm việc đến tận ngày nay.
Nhưng người “miền Bắc” (nghĩa rộng, bao hàm cả Thanh – Nghệ - Tĩnh) đã “mải vui quên hết lời anh dặn dò”, nhìn qua nhìn lại, ghế ngồi phân bổ không được đều lắm. Nguy cơ an ninh quốc gia và mất thống nhất hiện hữu.
Rất nhanh chóng: Sau Đại hội 13 bổ khuyết một loạt chức vụ có người Nam Bộ lãnh đạo. Tạm ổn miền Nam. Nhưng miền Trung không những bị đứt gánh mà còn chưa tìm được các phương án bổ khuyết.
Hồi Phạm Văn Đồng chuẩn bị nghỉ chức, các bác xuất thân quân đội như Võ Chí Công, Chu Huy Mân dù cho năng lực chưa được trải nghiệm nhiều vị trí nhưng đều được bầu luôn vào Bộ Chính trị. Hai tiền bối đó chưa nghỉ thì Lê Đức Anh đã lừng lững bước lên vũ đài (chưa kể các bậc anh hùng cái thế gốc dân sự như Hồ Nghinh, hai bác tên Thắng).
Sau Lê Đức Anh, nhân sự miền Trung có dấu hiệu xuống cấp:
- Trần Đức Lương (con trai hiện nay là Trần Tuấn Anh) là nhân sự chưa đủ tầm và trải nghiệm làm lãnh đạo đất nước.
- Sau Trần Đức Lương thì khủng hoảng thực sự: Đề cử Mai Ái Trực (trong dòng họ có ba anh em đều làm Bộ Trưởng). Nhưng ông này vướng vụ thời tù chế độ Việt Nam Cộng Hòa (hơi giống Nguyễn Hà Phan), nên khi có ý kiến lập tức phải rút ngay nghỉ hưu luôn. Nguyễn Khoa Điềm thì mờ nhạt thực sự như một nhà thơ ấm ớ xử lý việc nước chẳng ra làm sao.
- Mất một thời gian lúng túng, Miền Trung mới nổi lên hai anh hùng : Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Xuân Phúc. So với Nguyễn Bá Thanh, ông Phúc chỉ như cái bóng về chính trị, nhưng thời thế và cả gươm đao nữa cuối cùng đã đưa ông Thanh sớm về chín suối dù ông vẫn kêu to “tau không chi mô” để ông Phúc leo lên hàng tứ trụ.
Giờ Nguyễn Xuân Phúc ra đi mà không kịp bồi dưỡng hạt nhân miền Trung nào. Riêng điều đó đủ nói lên tầm của ông ấy quá thấp kém. Có lẽ người miền Trung giờ chỉ vậy.
Ông Điềm về hưu ở làng Vĩ Dạ, chỉ biết làm thơ tự tình.
Ông Phúc tôi dám chắc khả năng nhiều về hưu cũng sẽ như vậy thôi.
Không được như “tiền bối” Lê Đức Anh về hưu vẫn vào Nam ra Bắc, hoạt động chính trị khuấy đảo chính trường.
Hoặc cũng không được như “tiền nhiệm thủ tướng” của ông là Nguyễn Tấn Dũng về hưu nhưng uy danh vẫn còn, hai con đều thăng tiến chính trị không ai cản được. Bản thân ông ấy về hưu mà những kẻ quyền chức lớn nhất nước vẫn sợ run không dám cho ông ấy nhận làm giáo viên thỉnh giảng Trường Cán bộ Nguyễn Văn Cừ, đi đâu cũng phải được để ý…
Các ảnh kèm theo là các tin nhiệm kỳ qua tất cả các cán bộ lãnh đạo các tỉnh miền Trung đều bị kỷ luật.
Rất đáng lo cho miền Trung.
Cũng là lo cho toàn quốc.
KIM VĂN CHÍNH 21.01.2023
No comments:
Post a Comment