Quốc tang cựu Tổng thống Jimmy Carter: Tổng thống Joe Biden đọc điếu văn, người Mỹ tưởng nhớ
Reuters
09/01/2025
VOA
Thi hài cố Tổng thống Mỹ Jimmy Carter được đưa từ Điện Capitol đến Nhà thờ Quốc gia Washing ton nơi tổ chức tang lễ
Jimmy Carter, cựu tổng thống Mỹ, vốn phải lao đao với tình hình kinh tế xấu đi và cuộc khủng hoảng con tin ở Iran nhưng đã sau đó đã có một sự nghiệp kéo dài và đáng ngưỡng mộ sau khi rời khởi Nhà Trắng, đã được tôn vinh tại một lễ tang cấp nhà nước ở Washington hôm 9/1.
Tổng thống Joe Biden, người cùng Đảng Dân chủ, sẽ đọc điếu văn cho vị tổng thống thứ 39, người đã qua đời vào ngày 29/12 ở tuổi 100. Tổng thống đắc cử Donald Trump của Đảng Cộng hòa sẽ là một trong những vị khách quý dự lễ tang, trước khi thi hài cố tổng thống được đưa về Georgia, nơi ông xuất thân là nông dân trồng đậu phộng.
Hàng chục ngàn người dân Mỹ trong hai ngày qua đã đến điện mái vòm Rotunda tại Đồi Capitol để bày tỏ lòng tôn kính đối với ông Carter, người đã tại nhiệm từ năm 1977 đến năm 1981, và được trao giải Nobel Hòa bình năm 2002 cho những công việc nhân đạo của ông.
Ảnh quốc tang cựu Tổng thống Jimmy Carter
Một số người nói rằng họ ngưỡng mộ ông Carter, người từng là giáo viên của Hội thánh Baptist miền Nam và đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc đàm phán hiệp ước hòa bình giữa Ai Cập và Israel năm 1979, vì ông là một người hiền lành, chứ không phải là người chiến đấu vì đảng phái.
“Chúng ta đã đi quá xa so từ chỗ của Jimmy Carter với tư cách một con người và điều đó đáng buồn,” ông Dorian DeHaan, 67 tuổi, người đã đi khoảng 440 km từ Sugar Loaf, New York, nói với Reuters. “Tôi hy vọng rằng đây sẽ là lời nhắc nhở mọi người là chúng ta cần quay trở lại điều gì –đó không phải là quyền lực, mà là người dân.”
Trong khi xếp hàng chờ đợi bên ngoài Điện Capitol, bà DeHaan cho biết con gái bà đã kết hôn với gia đình của em gái cựu tổng thống, Ruth, giúp bà có cơ hội gặp cựu tổng thống ở Plains, Georgia.
“Nhưng đó là khoảnh khắc buồn,” DeHaan nói. "Đó là sự chấm dứt một kỷ nguyên và tôi nghĩ chúng ta đã đánh mất niềm tin thực sự vào con người, vào các tổng thống của chúng ta.”
Giờ viếng cho công chúng được kéo dài thâu đêm và sẽ kết thúc ngay trước khi bình minh ngày 9/1. Sau đó, đội danh dự sẽ đưa thi hài của ông đến Nhà thờ Quốc gia Washington, nơi đã tổ chức lễ quốc tang của các cố tổng thống Gerald Ford và Ronald Reagan, người tiền nhiệm và kế nhiệm trực tiếp của ông.
Ông Carter đã tham dự lễ tang của cả hai vị tổng thống và đọc điếu văn cho Tổng thống Ford. Khi đó, ông nói đùa rằng họ đều yêu mến một bức tranh biếm họa trên tạp chí New Yorker mà trong đó vẽ một cậu bé ngước nhìn cha và nói, “Cha ơi, khi con lớn lên, con muốn trở thành một cựu tổng thống.”
Sau lễ quốc tang, thi hài ông Carter sẽ đưa về quê nhà Plains, nơi ông đã sống trong 44 năm sau khi rời Nhà Trắng và biến nó thành cơ sở để ông hoạt động ngoại giao và các nỗ lực từ thiện bao gồm tổ chức Habitat for Humanity.
Carter sống thọ hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào khác và đã được chăm sóc đặc biệt cuối đời gần hai năm trước khi ông qua đời.
Lần xuất hiện trước công chúng cuối cùng của ông là tại tang lễ của vợ ông, bà Rosalynn Carter, hồi tháng 11 năm 2023. Khi đó, ông ấy ngồi xe lăn và trông yếu ớt.
Hồi tháng 8, cháu trai của ông, Jason Carter, cho biết ông mong muốn bỏ phiếu cho Phó Tổng thống Kamala Harris của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử ngày 5/11, mà khi đó bà đã thua ông Donald Trump.
Ông Biden, trong sự nghiệp kéo dài tại Thượng viện, là thượng nghị sỹ đầu tiên hậu thuẫn Carter làm tổng thống.
Bà Sarah Jolie, 59 tuổi, đã đi từ nhà ở ngoại ô Chicago để đến viếng ông. Bà mang theo một bức ảnh về giải thưởng thiếu niên mà bà nhận được ở trường trung học cấp hai từ chính quyền Carter vì ‘thành tích xuất sắc trong các nhiệm vụ bảo vệ môi trường’.
“Ông ấy đơn thuần là người hùng đối với tôi,” bà Jolie nói. “Ông ấy tán thành những điều mà không ai khác trong nhiều thế hệ làm.”
No comments:
Post a Comment