Thursday, January 9, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 09 tháng 01 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Trump nói Canada nên là tiểu bang của Mỹ; các lãnh đạo Canada phản pháo

Elon Musk ‘để mắt’ tới châu Âu, nhiều chính trị gia lo ngại

Chính quyền Biden sắp công bố gói vũ khí cuối cùng ‘đáng kể’ cho Ukraine

Mỏ vàng do Trung Quốc sở hữu ở Zimbabwe gây tranh cãi

Chuyên gia: Virus HMPV ở Trung Quốc không mới, VN không nên quá lo lắng

Hai cựu quan chức Quốc hội Việt Nam đối diện mức án tù nhiều năm

Mỹ và Việt Nam tổ chức Đối thoại nhân quyền lần thứ 28

Tàu Trung Quốc bị tình nghi làm hỏng cáp ngầm gần Đài Loan

Tòa Hàn Quốc ra trát mới cho phép bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

Pháp thúc giục EU cứng rắn hơn với các bình luận chính trị của Musk

 

RFA

Truyền thông Nhà nước xoá thông tin “bỏ công an cấp huyện”

Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thứ 28: "Cần giám sát các cam kết cụ thể của Việt Nam"

Theo Dõi Nhân Quyền: Tòa án truy tố luật sư Trần Đình Triển vì xúc phạm nhân phẩm ông Nguyễn Hòa Bình

Nghị định 168: Những hệ quả tai hại

Nói "ông Hồ có con rơi mới có nhiều cháu như vậy," Tiktoker bị phạt 30 triệu đồng

Nghị định 168 có hiệu lực chỉ năm ngày sau khi ban hành: gấp gáp như phục kích người dân

Tại sao báo chí Việt Nam im lặng trước việc sư Minh Tuệ đi Ấn Độ?

Giáo sư Carl Thayer: Việc bổ nhiệm hai Phó Tổng tham mưu trưởng đánh dấu quá trình chuyển giao lãnh đạo quân đội

Liệu Việt Nam có xây dựng trung tâm tài chính quốc tế thành công?

Bộ Công Thương chuẩn bị cho kịch bản Tổng thống Trump áp thuế quan cao ảnh hưởng đến Việt Nam

Facebook cam kết giảm kiểm duyệt nội dung, sử dụng cơ chế kiểm duyệt cộng đồng giống mạng X

Có thể so sánh Tô Lâm với Trần Thủ Độ?

Cục CSGT bác bỏ thông tin "được trích lại 85% số tiền phạt vi phạm"

9,6 tỷ USD kiều hối chuyển về TPHCM trong năm 2024

Quốc hội dự kiến sửa gần 300 luật tại kỳ họp bất thường để thực hiện kế hoạch tinh giản bộ máy

Xét xử sơ thẩm hai cựu ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân vào ngày 7/1

"Đi bão" sau khi đội tuyển Việt Nam vô địch: "Cần ăn mừng một cách văn minh hơn"

Thủ tướng: Bóng đá Việt Nam phải nỗ lực vô địch châu Á và tham dự World Cup

TPHCM: Cảnh sát giao thông xử phạt trên 10 tỷ đồng sau năm ngày áp dụng Nghị định 168

 

BBC

Phỏng vấn sư Minh Tuệ: 'Ái luyến sinh sợ hãi, con tu tập để không ái luyến nữa'

'Quyền lực' của hộ chiếu Việt Nam thua Campuchia 2 bậc

AI chủ quyền - cơ hội cho Việt Nam hay thêm một công cụ kiểm soát nữa của chính phủ?

Ông Đoàn Văn Báu: vì sao đi cùng sư Minh Tuệ và đi để làm gì?

Bộ Công an tinh gọn bộ máy, sẽ bỏ công an huyện?

Ông Trump vẫn chưa thôi ý định mua Greenland, giành kênh đào Panama và sáp nhập Canada

Phạt nặng giao thông: xử phạt hay trừng phạt?

Việt Nam xét xử cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Di cư tới Anh qua eo biển Manche: Lý do nhiều người tháo chạy khỏi Việt Nam

Trudeau từ chức: Tại sao và chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo ở Canada?

Sư Minh Tuệ trả lời BBC: 'Họ hoan nghênh hay đánh đập, bắt nhốt thìcon cũng thấy như nhau'

Sau thất bại ê chề, bà Kamala Harris sẽ làm gì tiếp?

Việt Nam

Chàng Tây chạy hết chiều dài Việt Nam để làm từ thiện

Sư Minh Tuệ trên đất Thái Lan: 'Đủ duyên thì đi, con không sợ chết'

Lại sửa Quy hoạch điện 8 - Gọt chân sao cho vừa giày?

Quân đội Việt Nam hiện đại hóa: Dần rời xa vòng tay Nga?

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam: mức độ tự chủ và tiềm năng xuất khẩu

Việt Nam, đã chín muồi cho một cải cách?

Tòa Thái Lan tuyên 'trả tự do', Y Quynh Bđăp vẫn ngồi tù và đối mặt nguy cơ dẫn độ

Vì sao chính quyền Việt Nam bỏ tù chín nhà sư và phật tử Khmer?

Hương bay ngược gió: Vì sao sách về sư Minh Tuệ bị cấm phát hành?

Đăng bài mạng xã hội phải xác thực số điện thoại: không gian biểu đạt bị bóp nghẹt?

Vụ nổ khiến 12 quân nhân Quân khu 7 thiệt mạng: do sét hay bất cẩn?

Việt Nam: ứng viên sáng giá tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Nga bàn về Ukraine?

 

RFI

Ukraina: Zelensky huy động các đồng minh trước khi Trump nhậm chức tổng thống Mỹ

Việt Nam: Cựu luật sư Trần Đình Triển bị xử vì những bài viết "ảnh hưởng uy tín ngành tòa án"

Ngoại trưởng Mỹ : Thế giới không nên “phí thời gian” quan tâm tới điều Trump nói về Groenland

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Mỹ trừng phạt nhân vật số 2 trong chính quyền Hungary

Thương mại: Bắc Kinh cáo buộc EU "phân biệt đối xử" với Trung Quốc

Một cuộc chiến mới sẽ nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc về drone dân dụng?

Vụ Charlie Hebdo : Phải chăng kiểm duyệt và tự kiểm duyệt thể hiện “văn hóa tôn trọng lẫn nhau”

 Mỹ : Donald Trump muốn các thành viên NATO tăng ngân sách quốc phòng

Hàn Quốc : Cảnh sát cố xác định tung tích TT Yoon Suk Yeol trước tin đồn ông bỏ trốn

Tập đoàn Meta chấm dứt các biện pháp chống tin giả trên mạng Facebook tại Mỹ

Vì sao Elon Musk liên tiếp can thiệp vào công việc nội bộ các nước châu Âu ?

Vì sao Elon Musk công kích dữ dội thủ tướng Anh ?

Chủ tịch vùng Catalunya, Tây Ban Nha, lên án Elon Musk tấn công "nền dân chủ", "gieo rắc thù hận"

Teheran lên án tổng thống Pháp Macron có những bình luận vô căn cứ về Iran

Syria : Các chốt an ninh của chế độ cũ được giao cho những người có vũ trang liên kết với HTS

Trump không loại trừ việc dùng ‘‘vũ lực’’ để kiểm soát kênh đào Panama, đảo Groenland

« Ngoại giao cây tre » Việt Nam trước thách thức từ Donald Trump

(AFP) – Biểu tình lên án Jean-Marie Le Pen, qua đời hôm qua: Lãnh đạo cực hữu Pháp tiếp tục chia rẽ đất nước sau khi chết. Hôm qua, 07/01/2024, ông Jean-Marie Le Pen, đồng sáng lập đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc (FN), tiền thân của đảng Tập hợp Dân tộc (RN), qua đời. Biểu tình « ăn mừng » cái chết của ông Le Pen đã diễn ra tại Paris, Lyon. 7 người bị cảnh sát câu lưu bên lề cuộc biểu tình tại Lyon và 3 người tại Paris. « Kỳ thị chủng tộc », « phủ nhận các tội ác của phát xít », thủ phạm « tra tấn ở Algérie », tác giả các lời lẽ thù hận người đồng tính… Báo chí Pháp nhân dịp này nhắc lại nhiều dấu ấn của Jean-Marie Le Pen trong xã hội Pháp. La Croix ghi nhận « sự ra đi của một nhân vật quan trọng trong đời sống chính trị Pháp », với đặc điểm nổi bật là « bạo lực trong quan điểm và lời lẽ ».

(AFP) – Cựu dân biểu Cam Bốt quốc tịch Pháp bị ám sát tại Bangkok. Theo truyền thông Thái Lan, cựu dân biểu đối lập Lim Kimya, mang hai quốc tịch Cam Bốt và Pháp, bị một người lạ mặt đi mô tô bắt chết tại chỗ, khi đến thủ đô Thái Lan từ Siem Reap bằng xe ca, cùng với vợ và một người thân khác. Theo ông Phil Robertson, giám đốc của tổ chức phi chính phủ Asia Human Rights Labour Advocates (AHRLA), đây có thể là một vụ sát hại với động cơ chính trị. Ông Lim Kimya đắc cử dân biểu năm 2013, khi điểm đảng đối lập Cam Bốt Cứu nguy Dân tộc, bị giải thể năm 2017, đang trở thành mối đe dọa lớn với chính quyền Hunsen.

(Yonhap) – Chỉ huy quân đội Hàn Quốc và Canada thảo luận mở rộng hợp tác. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết là cuộc họp hôm nay 08/01/2025 diễn ra trực tuyến. Hai bên bàn về việc phát triển quan hệ hợp tác song phương về hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh thế giới đầy bất trắc. Đô đốc Kim Myung Soo, đứng đầu Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc và đồng nhiệm Canada, tướng Jennie Carignan, cũng thảo luận về tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Đây là hội nghị trực tuyến thứ hai của hai vị chỉ huy quân sự này. Lần đầu là vào tháng 08/2024.

(AFP) – Nga thông báo trục xuất hơn 80.000 di dân nước ngoài trong năm 2024. Thông báo của hãng tin Nga TASS được đưa ra sáng nay 08/01/2025. Số di dân bị Nga trục xuất trong năm 2024 như vậy cao gấp đôi với với năm 2023 (44.200 người), trong bối cảnh Nga thắt chặt chính sách nhập cư sau vụ tấn công khủng bố vào nhà hát Crocus gần Matxcơva hồi tháng 03/2024 khiến hơn 130 người thiệt mạng. Tuy nhiên, quốc tịch của những người nhập cư bị trục xuất không được công bố.

(AFP) – Ít nhất 901 người bị hành quyết tại Iran trong năm 2024. Số liệu nói trên được Liên Hiệp Quốc tổng hợp từ số liệu của các tổ chức nhân quyền đáng tin cậy như HRANA, Hengaw và Iran Human Rights. Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Volker Türk, hôm 07/01/2025 bày tỏ lo ngại về xu hướng hành quyết gia tăng hàng năm tại Iran. Volker Türk lấy làm tiếc là chỉ trong vòng 1 tuần của tháng 12/2024, đã có tới khoảng 40 người bị hành hình, và cho rằng đã đến lúc Teheran chấm dứt « làn sóng hành quyết ». Không tính Trung Quốc do thiếu số liệu, theo nhiều tổ chức nhân quyền, Iran hiện giờ là nước hành quyết nhiều người nhất thế giới.

(AFP) – Nhà báo Ý Cecilia Sala được Iran trả tự do sau những nỗ lực ngoại giao và tình báo của Roma. Chính phủ Ý hôm nay 08/01/2025 thông báo nhà báo Cecilia Sala đang trên máy bay trở về nước. Nhà báo Ý Cecilia Sala, 29 tuổi, bị Teheran bắt giữ hôm 19/12/2024 với cáo buộc « vi phạm luật pháp » Iran, nhưng Teheran chưa từng công bố lý do cụ thể. Vụ bắt giữ diễn ra vài ngày sau khi 2 người Iran bị bắt tại Mỹ và Ý do bị tư pháp Mỹ nghi ngờ chuyển giao công nghệ nhạy cảm về Iran. Hôm 05/01, thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã bất ngờ sang Mỹ gặp tổng thống đắc cử Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo được cho là đã thảo luận về vụ nhà báo Ý Cecilia Sala.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC: THỨ NĂM 09.01.2025

 

1/ BÁO CHÍ LỀ ĐẢNG Ồ ẠT XÓA BỎ TIN ĐỒN “DẸP BỎ CÔNG AN HUYỆN”

Giới báo chí lề đảng tại VN đồng loạt xóa bỏ lời phát biểu của của Bộ trưởng công an Lương Tam Quang về đề nghị dẹp bỏ công an cấp huyện, chỉ một ngày sau khi loan tải tin này.

Nội vụ xảy ra vào ngày 7/1 khi nhiều báo chí lề đảng loan tin là Đại tướng công an Lương Tam Quang đã đề nghị tại hội nghị tổng kết ngành công an năm 2024 là phải sắp xếp lại bộ máy công an các cấp.

Ông Quang được cho là đã đề nghị tổ chức lực lượng công an theo mô hình công an ba cấp. Cấp trung ương là bộ công an, sau đó là công an tỉnh thành trực thuộc trung ương, và cấp cuối cùng là công an xã - phường - thị trấn.

Trong mô hình này không còn công an cấp huyện quận, mục đích là nhằm tăng cường hiệu quả quản trị và chỉ huy trực tiếp từ cấp tỉnh thành đến cấp xã - phường - thị trấn. Tuy nhiên vào ngày 8/1, thông tin về việc dẹp bỏ công an cấp huyện quận đã bị lược bỏ trong các bản tin về hội nghị nói trên.

Trước đó một ngày, người đọc vẫn còn có thể thấy các tiêu đề “bộ công an đề nghị tinh gọn bộ máy, không tổ chức công an cấp huyện” hay “Đề nghị xây dựng công an 3 cấp, không tổ chức công an cấp huyện”. Đề nghị hủy bỏ cơ quan công an cấp huyện đã được bàn luận sôi nổi trên mạng sau khi tin này được loan tải.

RFA

 

2/ VN RA KHUYẾN CÁO VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Bộ y tế Việt Nam vào hôm 7/1 đã ra khuyến cáo về tầm ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ sau khi thành phố Hà Nội trở thành “thành phố ô nhiễm nhất thế giới”.

Trích dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bộ y tế cho biết việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí “làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch và đột quỵ”.

Theo báo cáo chất lượng môi trường của bộ tài nguyên VN, trong thời gian qua tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội “có chiều hướng gia tăng, có những thời điểm chỉ số chất lượng môi trường không khí đã lên đến mức quá xấu”.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà phản biện xã hội và cũng là một người dân sinh sống ở Hà Nội, cho biết vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội là rất nghiêm trọng, đang vượt tiêu chuẩn gấp nhiều lần.

Bộ y tế cho biết là để chủ động bảo vệ sức khỏe của người dân trước những ảnh hưởng có hại của ô nhiễm không khí, bộ này đã ra khuyến cáo phòng chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.

Bộ y tế cũng kêu gọi người dân nói chung “thường xuyên theo dõi” tình hình ô nhiễm không khí trên trang mạng của bộ tài nguyên, nhằm thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp.

VOA

 

3/ DONALD TRUMP MUỐN KHỐI NATO TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG

Gần đến ngày nhậm chức, Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 7/1 tuyên bố là các thành viên khối Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phải tăng ngân sách chi tiêu quốc phòng lên đến 5% tổng sản lượng quốc gia.

Đây là tuyên bố đầu tiên sau nhiều lần ông Trump phàn nàn là các nước này không nỗ lực để tự bảo vệ mình.  Phát biểu trong cuộc họp báo tại tiểu bang Florida, Tổng thống Donald Trump  khẳng định các nước thành viên NATO phải tăng ngân sách quốc phòng của mình lên 5% chứ không phải 2%. 

Khi cho rằng mức chi tiêu quân sự hiện nay của các thành viên NATO là quá ít so với Hoa Kỳ, ông Trump đặt câu hỏi là tại sao nước Mỹ phải chi hàng tỷ Mỹ kim nhiều hơn châu Âu?

Đây không phải lần đầu tiên Donald Trump đặt vấn đề về ngân sách quốc phòng của một số thành viên mà ông cho là đã chi phí quân sự không đủ, chỉ muốn dựa vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông từng gây kinh ngạc khi tuyên bố sẽ không bảo vệ các thành viên NATO khi bị Nga tấn công nếu họ không chi đủ cho ngân sách quốc phòng.

Cần biết là từ khi Nga sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014, các thành viên NATO đã dành tối thiểu 2% tổng sản lượng quốc gia cho chi tiêu quân sự. Hiện có 23 nước trong tổng số 32 thành viên duy trì cam kết này.

RFI

 

4/ NAM HÀN CỐ XÁC ĐỊNH TUNG TÍCH CỦA TỔNG THỐNG YOON SUK YEOL

Cảnh sát Nam Hàn vào hôm qua 8/1 cho biết đang tìm cách xác định tung tích của tổng thống bị phế truất Yoon Suk Yeol trong lúc có nhiều đồn đại là ông đã bỏ trốn.

Một quan chức cảnh sát nói với hãng tin Nam Hàn Yonhap là họ không thể tiết lộ chính xác nơi trú ẩn của ông Yoon và  đang tiếp tục tìm cách xác định vị trí của ông ấy.

Tin đồn ông Yoon bỏ trốn xuất hiện từ hôm 7/1 khi Oh Dong-woon, người đứng đầu cơ quan điều tra các quan chức cấp cao tham nhũng, phát biểu tại quốc hội là họ không nghe nói gì về việc ông Yoon liệu có còn ở trong khu nhà đó hay không và đang xem xét khả năng ông Yoon đã bỏ trốn.

Theo các nguồn tin, cảnh sát đã khẳng định là Tổng thống bị phế truất Yoon Suk Yeol có mặt tại nơi ở chính thức của ông vào tuần trước. Khi đó cơ quan điều tra tham nhũng tìm cách thi hành lệnh bắt giữ ông, nhưng họ phải bỏ cuộc vì vấp phải sự chống trả của lực lượng an ninh bảo vệ tổng thống. Vẫn theo cảnh sát, ông Yoon vẫn tiếp tục ở trong dinh tổng thống ít nhất cho đến đầu tuần này.

Hiện lực lượng bảo vệ tổng thống đã giăng dây thép gai xung quanh dinh Tổng thống ở quận Hannam, trung tâm thủ đô Seoul. Họ đã đặt các xe bọc thép trước cổng để tạo thành rào chắn và ngăn cản cảnh sát tiến vào khu nhà. Vào hôm qua, cảnh sát tuyên bố họ sẽ bắt giữ các vệ sĩ của tổng thống nếu lực lượng này lại cản trở việc bắt ông Yoon.

Trong khi đó, hàng trăm người ủng hộ ông Yoon Suk Yeol vẫn tiếp tục dựng lều trại trước dinh thự tổng thống, sẵn sàng cản trở mọi nỗ lực bắt giữ ông Yoon.

RFI

 

 

VNThoibao

HRW – Việt Nam truy tố luật sư phê phán hoạt động của tòa án

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

09/01/1978: Harvey Milk trở thành chính trị gia đồng tính công khai đầu tiên của Mỹ

Thế giới hôm nay: 09/01/2025

Thế giới hôm nay: 09/01/2025

Ngày nay chúng ta cần loại khoa học xã hội-nhân văn nào?

 

 

Báo Tiếng Dân

Làm sao để luật học phát triển, đất nước phát triển?07/01/2025

 

Thuy My

Trương Nhân Tuấn - Sự tôn nghiêm của pháp luật

Nguyễn Thiện Tống - Viễn cảnh sân bay Long Thành không có vốn để đầu tư xây dựng tiếp

Mai Quốc Ấn - Tổ cho đại bàng và đồng hoa cho ong mật

Tiểu Vũ - So sánh khập khiễng

Nguyễn Ngọc Chính - Dư âm từ những chuyến… “đi bão”

Bông Lau - Súng cũ xì

Cù Mai Công - Lò kẹo một thời cưu mang « đám anh em văn nghệ sĩ mạt lộ »

Hoàng Linh - Tin đồn lại đúng mới ghê: Đề xuất bỏ công an cấp huyện

Lê Nguyễn - Nghĩ về những điều đã diễn ra trong chuyến hành hương về đất Phật của thầy Minh Tuệ

Dương Quốc Chính - Kỷ nguyên vươn mình của Meta

Huỳnh Dũng Nhân - Những kẻ « hèn »

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 08.01.2025

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Di cư tới Anh qua eo biển Manche: Lý do nhiều người tháo chạy khỏi Việt Nam 09/01/2025

Lại sửa Quy hoạch điện 8 – Gọt chân sao cho vừa giày? 09/01/2025

Việt Nam truy tố luật sư đã phê phán hoạt động của tòa án 09/01/2025

BBC phỏng vấn ông Đoàn Văn Báu 09/01/2025

Xung quanh nghị định 168 quy định về xử phạt vi phạm giao thông 08/01/2025

Đường sắt xuyên biên giới Trung – Việt sẽ được nâng cấp và kết nối như thế nào? 08/01/2025

Từ Đức đến Romania: những cuộc bầu cử định hình Âu châu trong năm 2025 (Phần II) 08/01/2025

Từ Đức đến Romania: những cuộc bầu cử định hình Âu châu trong năm 2025 (Phần I) 08/01/2025

Giai đoạn mới cho kinh tế Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam 07/01/2025

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

SÁNG NAY TÒA XỬ ÔNG TRẦN ĐÌNH TRIỂN TỘI LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ, 12 LUẬT SƯ ĐĂNG KÝ BÀO CHỮA

Thân Hoàng

https://tuoitre.vn/sang-nay-toa-xu-ong-tran-dinh-trien-toi-loi-dung-quyen-tu-do-dan-chu-12-luat-su-dang-ky-bao-chua-20250109002638501.htm

Hôm nay, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa ông Trần Đình Triển ra xét xử với cáo buộc từ cơ quan truy tố, ông đã đăng tải trên trang Facebook cá nhân một số bài viết “không có chứng cứ xác thực kiểm chứng” và “ảnh hưởng uy tín ngành tòa án”.

Phiên tòa được khai mạc sáng nay (9-1), ông Trần Đình Triển bị đưa ra xét xử về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 Bộ luật Hình sự.

Ông Trần Đình Triển có 12 luật sư bào chữa

Ông Trần Đình Triển (nguyên phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội), thời điểm bị bắt là trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 2 ngày, có 12 luật sư đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Trần Đình Triển.

Hội đồng xét xử gồm 1 thẩm phán, 2 hội thẩm nhân dân. Một kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và 1 kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm tại phiên tòa.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Facebook mang tên "Trần Đình Triển" được lập từ tháng 2-2013. Tài khoản mạng xã hội này đăng ký với thông tin là luật sư Trần Đình Triển, trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân và do ông quản lý, sử dụng, không chia sẻ quyền quản trị với người khác.

Cáo trạng của cơ quan truy tố nêu, quá trình hành nghề luật sư, ông Triển "nảy sinh bức xúc cá nhân, cho rằng ngành tòa án và việc điều hành của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao có những vấn đề chưa hợp lý".

Do đó, trong thời gian từ ngày 23-4 đến ngày 9-5-2024, bị cáo đã viết và đăng tải 3 bài trên trang Facebook "Trần Đình Triển".

Đăng tải lên Facebook bài viết có thông tin ảnh hưởng uy tín ngành tòa án

Kết luận giám định xác định thông tin trong các bài viết ông Triển đăng tải trên Facebook cá nhân "có nội dung gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của hệ thống Tòa án nhân dân và cá nhân lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao".

Cơ quan truy tố cáo buộc hành vi của bị cáo còn gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tại cơ quan điều tra, bị cáo Trần Đình Triển khai các thông tin, nội dung nêu trong các bài viết trên do bị cáo tự thu thập, nhận xét, đánh giá theo ý kiến chủ quan về ngành tòa án và cá nhân lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao mà không có thông tin, tài liệu, chứng cứ xác thực để kiểm chứng.

Trần Đình Triển bị khởi tố, bắt tạm giam đầu tháng 6-2024, theo thông tin trên Cổng thông tin Bộ Công an, ông đã có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng các quyền tự do dân chủ, đăng tải các bài viết trên mạng xã hội Facebook xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Hành vi của ông Triển bị cho là đã phạm vào tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Qua Cổng thông tin Bộ Công an, Cơ quan an ninh điều tra khuyến cáo người dân "không nghe theo, chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng".

 

KHU DU LỊCH ĐẠI NAM LÊN TIẾNG TRƯỚC THÔNG TIN ĐÓNG CỬA

Bá Sơn

https://tuoitre.vn/khu-du-lich-dai-nam-len-tieng-truoc-thong-tin-dong-cua-20250108105053417.htm

Khu du lịch Đại Nam thuộc công ty gia đình của ông Dũng 'lò vôi' và bà Nguyễn Phương Hằng chỉ tạm ngưng hoạt động để chỉnh trang, không phải 'Đại Nam đóng cửa' như thông tin lan truyền trên mạng.

Ngày 8-1, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Công ty cổ phần Đại Nam (chủ đầu tư khu du lịch Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) cho biết thông tin "Đại Nam đóng cửa" là không chính xác. 

Theo đại diện công ty, khu du lịch Đại Nam chỉ thông báo tạm ngưng hoạt động một tuần, từ ngày 23-12 âm lịch (22-1-2025) đến 29-12 âm lịch (28-1-2025). Lý do để chỉnh trang khu du lịch dịp Tết Nguyên đán. 

Vị này khẳng định không có chuyện "Đại Nam đóng cửa" vĩnh viễn như một số bài đăng gây hiểu lầm lan truyền trên mạng.

Trong một thông báo phát đi, đại diện khu du lịch Đại Nam cho biết "đề nghị các trang đưa thông tin gây hiểu lầm gỡ bài, đính chính thông tin".

Đây là lần thứ hai thông tin "Đại Nam đóng cửa" gây chú ý trong dư luận trong vòng 10 năm qua. 

Trước đó, vào cuối năm 2014, Công ty Đại Nam cũng từng thông báo miễn vé vào cổng trước khi đóng cửa một thời gian khiến du khách tới nhiều, kẹt xe kéo dài trên quốc lộ 13 thời điểm đó.

Thông tin "Đại Nam đóng cửa" lần này được công ty khẳng định không chính xác, trong bối cảnh bà Nguyễn Phương Hằng được giảm thời hạn án phạt tù, trở lại làm tổng giám đốc khu du lịch Đại Nam. 

Thời gian gần đây, trong nhiều video phát trực tuyến (livestream) trên mạng, bà Hằng cho biết đang ở nước ngoài, hiện không có mặt tại Việt Nam.

Khu du lịch Đại Nam tại Bình Dương rộng hàng trăm héc ta, là một khu du lịch nổi tiếng tại Việt Nam, thuộc công ty do ông Huỳnh Uy Dũng, còn gọi là ông Dũng "lò vôi", sáng lập. 

Ngoài khu du lịch, công ty của ông Dũng "lò vôi" còn đầu tư hai khu công nghiệp Sóng Thần 2, 3 và một số khu dân cư tại Bình Dương và Bình Phước. 

 

HỘ CHIẾU VIỆT NAM TỤT MỘT BẬC TRONG BẢNG XẾP HẠNG ĐẦU NĂM 2025

Bích Phương 

https://vnexpress.net/ho-chieu-viet-nam-tut-mot-bac-trong-bang-xep-hang-dau-nam-2025-4837127.html

Bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất thế giới của Henley Index xếp hộ chiếu Việt Nam đứng thứ 91, tụt một bậc so với lần công bố tháng 11/2024.

Theo công bố từ Chỉ số xếp hạng hộ chiếu Henley (Henley Passport Index), Việt Nam đứng thứ 91 toàn cầu. Đây là lần tụt hạng thứ hai liên tiếp của hộ chiếu Việt Nam kể từ tháng 1/2024. Trong bảng xếp hạng của Henley quý I năm ngoái, hộ chiếu Việt Nam giữ vị trí thứ 87. Sau đó tụt 3 bậc vào quý III, đứng vị trí 90.

Với thứ hạng 91, công dân Việt Nam có thể nhập cảnh 51 điểm đến mà không cần visa hoặc chỉ cần xin e-visa, visa cửa khẩu, ETA (giấy phép du lịch điện tử) trong tổng số 199 quốc gia, vùng lãnh thổ. Quyền lợi này tương tự vị trí thứ 90.

Một số điểm đến công dân Việt có thể nhập cảnh mà không cần visa hoặc chỉ cần e-visa, visa cửa khẩu gồm Barbados, Bolivia, Brunei, Burundi, Campuchia, quần đảo Cape Verde, Chile, quần đảo Comoro, quần đảo Cook, Djibouti, Dominica, Guinea Bissau, Madagascar, Kyrgyzstan, Lào, Kazakhstan, Kenya, Iran, Indonesia, Malawi, Malaysia, Maldives, Panama, Philippines, Suriname, đảo Đài Loan, Tajikistan, Tanzania, Thái Lan, Timor-Leste, Tuvalu.

Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore tiếp tục giữ vị trí đứng đầu, sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới. Công dân nước này được miễn thị thực tới 195 quốc gia, vùng lãnh thổ. Lào ở vị trí 93 và Myanmar ở vị trí 94. Các nước còn lại xếp trên Việt Nam, vị trí từ 51 đến 89.

5 quốc gia có hộ chiếu đứng cuối bảng xếp hạng là Pakistan - xếp thứ 103, miễn thị thực tại 33 điểm đến; Yemen (xếp thứ 103, 33 điểm đến); Iraq (xếp thứ 104, 31 điểm đến), Syria (xếp thứ 105, 27 điểm đến) và Afghanistan (xếp thứ 106, 26 điểm đến).

Bảng xếp hạng của Henley & Partners lấy dữ liệu từ Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, cơ sở dữ liệu thông tin du lịch lớn, chính xác, được công bố 2-3 lần mỗi năm. Henley Passport Index bắt đầu xếp hạng hộ chiếu các quốc gia, vùng lãnh thổ từ năm 2006 đến nay.

Danh sách của Henley & Partners là một trong số nhiều bảng xếp hạng do các tổ chức tài chính xây dựng để đánh giá mức độ quyền lực của hộ chiếu toàn cầu. Còn một bảng xếp hạng hộ chiếu toàn cầu uy tín khác là Arton Capital, đánh giá 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và 6 vùng lãnh thổ gồm Đài Loan, Ma Cao, Hong Kong, Kosovo, Palestine và Vatican.

Theo Bảng Xếp hạng hộ chiếu toàn cầu 2025 của Arton, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) giữ vị trí đầu.

 

NỮ SINH LỚP 7 BỊ ĐÁNH HỘI ĐỒNG, XÉ QUẦN ÁO

Nam An

https://vnexpress.net/nu-sinh-lop-7-bi-danh-hoi-dong-xe-quan-ao-4837079.html

Ngày 8/1, Công an huyện Cần Giuộc cho biết đã làm việc với nhóm đánh hội đồng nữ sinh. Cả 5 là nữ, một em học lớp 8, bốn em còn lại đã nghỉ học.

Vài ngày trước, mạng xã hội lan truyền đoạn video dài gần hai phút ghi lại sự việc. Nạn nhân bị 5 bạn liên tục chửi mắng, dùng tay, chân, mũ bảo hiểm đánh vào đầu, mặt. Nữ sinh sau đó còn bị nhóm này túm tóc, kéo lê từ dưới lòng đường lên vỉa hè, rồi thay nhau xé quần áo.

Công an huyện Cần Giuộc xác định vụ việc xảy ra hôm 4/1, tại một đoạn đường vắng.

Nhà chức trách cho biết nạn nhân có mâu thuẫn với bạn cùng lớp qua mạng xã hội. Em này được bạn gọi điện yêu cầu đến quán cà phê để giảng hòa nhưng khi tới nơi thì bị nhóm người nói trên hành hung.

Khi biết tin, gia đình đưa con đến bệnh viện đa khoa huyện Cần Giuộc theo dõi. Tuy nhiên, vì nữ sinh liên tục nôn ói nên đã được chuyển đến một bệnh viện tại TP HCM để điều trị.

Sau khi công an vào cuộc điều tra, đoạn video trên mạng xã hội đã được gỡ bỏ.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc kỷ luật học sinh vi phạm nội quy gồm ba hình thức: nhắc nhở, khiển trách và tạm dừng học có thời hạn. Trong nhiều vụ việc, hầu hết trường đình chỉ học các em trong 1-2 tuần, hạ hạnh kiểm, nhắc nhở, khiển trách.

Một số thiếu niên đánh bạn bị khởi tố vì tội "làm nhục người khác", nếu đủ 16 tuổi.

 

LẬP 80 CÔNG TY 'MA' MUA BÁN HÓA ĐƠN KHỐNG 10.000 TỶ ĐỒNG

Trần Hóa

https://vnexpress.net/lap-80-cong-ty-ma-mua-ban-hoa-don-khong-10-000-ty-dong-4837097.html

Đăk NôngLê Thiện Nhật Thi cùng 3 người bị cáo buộc lập hơn 80 công ty "ma", xuất bán 20.000 hoá đơn GTGT với số tiên giao dịch 10.000 tỷ đồng.

Ngày 8/1, Nhật Thi, 36 tuổi; Lò Thị Ái Nhi, 34 tuổi; Trần Vinh Sơn, 37 tuổi, bị Công an TP Gia Nghĩa bắt tạm giam về hành vi Mua bán trái phép hóa đơn. Riêng Tô Diễm Xuân, 31 tuổi, được tại ngoại điều tra

Cơ quan điều tra cáo buộc Nhật Thi là người cầm đầu, mua CCCD của người dân rồi sử dụng để thành lập hơn 80 công ty "ma", nhằm thực hiện mua bán hóa đơn GTGT khống các mặt hàng vật liệu xây dựng như cát, sỏi và đá.

Từ năm 2022 đến nay, Nhật Thi cùng 3 đồng phạm đã xuất bán hơn 20.000 hóa đơn cho các công ty, doanh nghiệp với tổng số tiền giao dịch qua tài khoản ngân hàng là hơn 10.000 tỷ đồng; tổng số tiền hàng hóa sau thuế ghi trên hóa đơn khoảng 2.150 tỷ, thu lợi bất chính nhiều tỷ.

Quá trình điều tra, cảnh sát thu giữ hơn 80 con dấu; hơn 70 CCCD; trên 120 hồ sơ thành lập công ty, 8 điện thoại; 3 bộ máy tính, máy in, máy móc các loại và các tài liệu liên quan đến việc mua bán hóa đơn giá trị gia tăng.

Vụ án đang được mở rộng điều tra.

 

BỘ GD&ĐT LẠI BỊ MẠO DANH ĐỂ LỪA PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH
Đỗ Hợp

https://tienphong.vn/bo-gddt-lai-bi-mao-danh-de-lua-phu-huynh-va-hoc-sinh-post1707929.tpo

TPO - Bộ GD&ĐT bị nhiều trang Facebook mạo danh và thông báo việc tổ chức các cuộc thi (Âm nhạc, Mỹ thuật, Toán học), các sự kiện thể thao học đường, cấp học bổng tiếng Anh.

Hay có sự xuất hiện fanpage “Cuộc Thi Toán Học Quốc Tế Kangaroo” liên tục đăng bài mời gọi học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đăng ký tham dự cuộc thi.

Theo đó, trang này còn giới thiệu cơ cấu giải thưởng ngoài tiền mặt từ 15-150 triệu đồng, thí sinh đạt giải còn được nhận huy chương, bằng khen của Bộ GD&ĐT. Trang này còn đưa thông tin thí sinh xuất sắc có cơ hội nhận học bổng toàn phần từ các trường đại học danh tiếng như MIT, Harvard, ETH Zurich...

Bộ GD&ĐT khẳng định không tổ chức hoặc tham gia tổ chức các sự kiện, hoạt động, cuộc thi như vậy.

Bộ sẽ có văn bản gửi cơ quan chức năng, đề nghị xử lý việc lợi dụng danh nghĩa của Bộ GD&ĐT theo quy định của pháp luật.

Thời gian qua, nhiều phụ huynh trong cả nước chia sẻ, có nhiều trang Facebook mạo danh và thông báo việc tổ chức các cuộc thi (Âm nhạc, Mỹ thuật, Toán học), các sự kiện thể thao học đường, cấp học bổng tiếng Anh...có “mạo danh” Bộ GD&ĐT tổ chức nên nhiều phụ huynh đã định đăng ký cho con tham gia.

 

CỰU CHUYÊN VIÊN KHAI LÝ DO TẶNG ĐẤT CHO ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG VÀ LÊ THANH VÂN
Minh Đức

https://tienphong.vn/cuu-chuyen-vien-khai-ly-do-tang-dat-cho-ong-luu-binh-nhuong-va-le-thanh-van-post1707866.tpo

TPO - Bị cáo Nguyễn Văn Vương khai, sau khi được ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân giúp đỡ, ông không thể đưa tiền vì "là anh em thân thiết", nên quyết định hứa tặng họ lô đất với mong muốn ở cùng nhau.

Ngày 8/1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân và 3 bị cáo khác trong vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Thái Bình và một số tỉnh, thành khác.

HĐXX đã xét hỏi bị cáo Nguyễn Văn Vương (trú tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước, đã bị buộc thôi việc từ tháng 9/2024).

Theo cáo trạng, Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Hạ Long, do ông Nguyễn Công Hoan làm Giám đốc, từng được phê duyệt thực hiện dự án tại khu đất 36 ha. Tuy nhiên, do chậm tiến độ, dự án bị chấm dứt hoạt động.

Mong muốn tiếp tục thực hiện dự án, vợ ông Hoan đã nhờ hai người trung gian kết nối với Nguyễn Văn Vương, khi đó là chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước để tìm cách giúp đỡ. Bị can Vương đồng ý hỗ trợ nhưng yêu cầu Công ty Hạ Long phải chi 7 tỷ đồng, trong đó 4 tỷ đồng cần chuyển trước để "lo quan hệ".

Ông Hoan đồng ý và thông qua một người trung gian hai lần đưa tổng cộng 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi qua tay nhiều người, số tiền đến bị can Vương chỉ còn 3,3 tỷ đồng.

Sau khi nhận 3,3 tỷ đồng từ Công ty Hạ Long và được hứa sẽ hưởng 10% diện tích đất của dự án (khoảng 15.000 m²), Vương đã hướng dẫn Công ty Hạ Long soạn thảo đơn kiến nghị và kêu cứu khẩn cấp, gửi đến Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh và ông Lưu Bình Nhưỡng.

Vương sau đó trực tiếp gặp ông Lưu Bình Nhưỡng để đề nghị hỗ trợ can thiệp và đã tặng ông Nhưỡng một lô đất rộng 491 m² tại huyện Đông Anh, Hà Nội, trị giá 1,8 tỷ đồng. Đồng thời, Vương hứa sẽ tặng thêm 1.000 m² đất tại dự án 36 ha sau khi công việc được giải quyết ổn thỏa.

Sau hai lần can thiệp nhưng không đạt kết quả, ông Nhưỡng đã giới thiệu Vương gặp ông Lê Thanh Vân, khi đó là đại biểu Quốc hội khóa XIV, để nhờ giúp đỡ. Ông Vân đồng ý hỗ trợ.

Tại tòa, bị cáo Vương giải thích, sau khi được lãnh đạo Công ty Hạ Long đề nghị hỗ trợ dự án 36ha, ông đã nhờ ông Lưu Bình Nhưỡng, vì lúc đó ông Nhưỡng là đại biểu Quốc hội, việc nhờ vả sẽ được thuận lợi hơn.

"Tôi đến gặp trực tiếp ông Nhưỡng và trình bày tôi đã mua lại dự án này, dự án có mặt bằng sạch nhưng bị chậm trễ vì giám đốc bị ốm, sau đó UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định thu hồi", bị cáo Vương khai.

Về việc hứa tặng đất cho ông Nhưỡng và ông Vân (mỗi người một lô đất tại xã Vân Nội và 1.000m² đất tại dự án 36ha), bị cáo Vương giải thích rằng đây là "suất ngoại giao", nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ. Vương chia sẻ thêm: "Tôi có một mảnh đất 3.000m² ở Đông Anh, muốn dùng để làm đất ở, và muốn cho một số anh em thân thiết để chúng tôi có thể ở cùng nhau".

Bị cáo Nguyễn Văn Vương khai rằng, sau khi được sự giúp đỡ từ ông Nhưỡng và ông Vân, ông muốn cảm ơn nhưng không thể đưa tiền vì lý do "là anh em với nhau", vì vậy ông Vương quyết định hứa tặng đất theo "suất ngoại giao".

 

ÔNG LÊ THANH VÂN KHAI DO DOANH NGHIỆP 'DÚI PHONG BÌ', KHÔNG ĐÒI HỎI

Minh Đức

https://tienphong.vn/ong-le-thanh-van-khai-do-doanh-nghiep-dui-phong-bi-khong-doi-hoi-post1707784.tpo

TPO - Tại phiên tòa, ông Lê Thanh Vân khai lý do nhận tiền từ doanh nghiệp là "cho họ vui" và khẳng định không yêu cầu hay đòi hỏi bất cứ khoản tiền nào.

Chiều 7/1, TAND Thái Bình tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm đối với hai cựu đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân, cùng ba bị cáo khác. Trong vụ án này, ông Lê Thanh Vân bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

Tại phiên tòa, bị cáo Lê Thanh Vân khai, ông không bao giờ đòi hỏi tiền khi giúp đỡ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi hỗ trợ, ông thường xuyên bị người khác chủ động "dúi phong bì" vào tay. Ông cho rằng hành động nhận tiền chỉ là để "cho họ vui".

Liên quan đến cáo buộc vào tháng 7/2023, ông Vân đã gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để can thiệp, nhằm giúp Công ty Cổ phần Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã nhận 60 triệu đồng, ông Vân thừa nhận đã nhận số tiền này, tuy nhiên ông cho rằng, việc nhận tiền này là do lòng tốt, không có mục đích trục lợi.

Cũng tại phần xét hỏi, ông Vân trình bày, "Lần thứ hai gặp lãnh đạo Công ty CP Trường Sinh, có người chạy theo dúi cho tôi phong bì và nói rằng, 'Bọn em sống có trước có sau, em cảm ơn anh, anh cầm cho em vui".Tôi tự ý thức rằng đây là tiền cảm ơn”. Ông Vân cho biết, việc nhận tiền từ doanh nghiệp là do tình cảm, không phải là yêu cầu.

Về phần ông Lưu Bình Nhưỡng, cáo trạng cáo buộc ông Nhưỡng đã nhận tiền của lãnh đạo Công ty CP Trường Sinh 6 lần, với tổng số tiền 210 triệu đồng. Tuy nhiên, tại phiên tòa, ông Nhưỡng xác nhận chỉ nhận 180 triệu đồng. Ông Nhưỡng đã khắc phục số tiền này do giai đoạn điều tra được cho hay đã nhận từng đó và bản thân không nhớ rõ bao nhiêu.

Theo cáo trạng, vào năm 2020, UBND tỉnh Quảng Ninh có dự án cho phép doanh nghiệp thăm dò khoáng sản đất đá làm vật liệu san lấp mặt bằng tại đồi Bắc Sơn, thôn Tây Sơn, phường Bình Khê, TP Đông Triều (Dự án đồi Bắc Sơn).

Khi biết thông tin trên, ông Nguyễn Đức Sinh (SN 1978, trú TP Hải Phòng) là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Trường Sinh cùng một số người làm thủ tục xin cấp phép thực hiện dự án.

Để thuận lợi, ông Sinh đã góp vốn chung với ông Trần Sỹ Thanh (SN 1967, trú TP Hà Nội) và 2 người khác mở chi nhánh của Công ty CP Trường Sinh tại tỉnh Quảng Ninh do ông Thanh làm giám đốc.

Sau ba lần đề nghị xin phép từ phía Công ty CP Trường Sinh mà chưa có kết quả, ông Nguyễn Đức Sinh và ông Trần Sỹ Thanh đã nhờ sự can thiệp của ông Nhưỡng và ông Vân để giúp họ có được giấy phép khai thác nhanh chóng.

Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11/2023, ông Nhưỡng và ông Vân đã nhận nhiều khoản tiền từ ông Sinh và ông Thanh. Ông Nhưỡng nhận 6 lần, tổng cộng 210 triệu đồng, còn ông Vân nhận 2 lần, tổng số tiền là 60 triệu đồng. Sau khi biết được số tiền này, ông Nhưỡng đã viết đơn xin trả lại 180 triệu đồng vào ngày 17/4/2024.

 

BỊ HẠI TRONG VỤ ÁN VỚI ÔNG TRẦN QUÍ THANH LĨNH ÁN CHUNG THÂN

Thanh Phương/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/bi-hai-trong-vu-an-voi-ong-tran-qui-thanh-linh-an-chung-than-post1523386.html

Là nạn nhân của cha con ông Trần Quí Thanh, nhưng Nguyễn Văn Chung lại đi lừa hàng chục người, chiếm đoạt hơn 81 tỷ đồng. Hành vi này của bị cáo đã phải trả giá bằng án chung thân.

Sau một ngày xét xử, chiều 8/1, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Chung tù chung thân; Nguyễn Văn Phú 10 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo HĐXX, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, đã xâm phạm tới tài sản của người khác gây mất trật tự xã hội, cần xử lý nghiêm để răn đe, phòng ngừa chung. Vì vậy, sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, HĐXX tuyên phạt các bị cáo mức án như trên.

Về dân sự, buộc bị cáo Chung phải bồi thường toàn bộ hơn 81 tỷ đồng đã chiếm đoạt của các nạn nhân.

Theo cáo buộc, bị cáo Chung là Giám đốc Công ty TNHH Đo đạc tư vấn thiết kế xây dựng DCB (Công ty DCB).

Năm 2015-2018, bị cáo Chung với tư cách đại diện Công ty DCB đã ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng các khu đất tại quận Bình Tân, Tân Phú cho nhiều người.

Cơ quan điều tra xác định các lô đất này không thuộc quyền sở hữu của cá nhân bị cáo Chung hay Công ty DCB. Ngoài ra, còn một số lô đất, bị cáo Chung dùng pháp nhân Công ty DCB để tự lập dự án "ma", tự lập bản vẽ, phân lô, ký các hợp đồng nhận cọc hay văn bản thoả thuận chuyển nhượng.

Bằng thủ đoạn này, Chung đã chiếm đoạt của 49 khách hàng, với tổng số tiền 85,7 tỷ đồng. Sau này, bị cáo đã trả lại 3,92 tỷ đồng, còn chiếm đoạt 81,8 tỷ đồng của các nạn nhân.

Đối với bị cáo Nguyễn Văn Phú, dù không có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất ở phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân (TP.HCM), vẫn sử dụng pháp nhân Công ty DCB ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng với khách hàng, giúp sức cho bị cáo Chung chiếm đoạt 500 triệu đồng của 1 khách hàng.

Bị cáo Nguyễn Văn Chung là một trong các bị hại trong vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” do cha con ông Trần Quí Thanh thực hiện.

 

 

No comments:

Post a Comment