Saturday, November 23, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 23 tháng 11 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Một hiệp ước EEZ Việt Nam-Indonesia sẽ giúp giải quyết xung đột Biển Đông như thế nào

Việt Nam, Ấn Độ kết thúc 19 ngày diễn tập thực binh lớn sử dụng nhiều trực thăng, drone

Tập hợp Dân chủ Đa nguyên lên án việc bắt giam ông Trần Khắc Đức

Triều Tiên gửi quân giúp Nga gây hại cho nỗ lực cân bằng của Trung Quốc

Gaetz, từng được Trump đề cử làm bộ trưởng tư pháp, nói sẽ không quay lại Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia, nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất

Ông Huệ, ông Thưởng bị xem xét kỷ luật dù đã ‘tự nguyện xin nghỉ’

Đại sứ quán Mỹ ở London mở cửa trở lại sau khi phát hiện vật phẩm 'chơi xỏ' đáng ngờ

Một Triều Tiên táo bạo đang chờ đợi chính quyền Trump

Dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia gặp khó vì Trung Quốc không cam kết vốn

Người Úc thứ hai tử vong vì rượu nhiễm độc ở Lào, nâng tổng số lên 6 du khách thiệt mạng

Hàn Quốc: Nga cấp phi đạn phòng không để đổi lấy lính Triều Tiên

 Ukraine nói tên lửa mới của Nga đạt tốc độ hơn 13.000 km/giờ

 

RFA

Kênh đào Phù Nam của Campuchia gặp rắc rối vì thiếu vốn từ Trung Quốc

Liên đoàn Khmer Kampuchea-Krom kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà sư Khmer Krom

Bộ Chính trị cảnh cáo Vương Đình Huệ, chưa kỷ luật Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh

TNLT Trịnh Bá Phương tuyệt thực hơn 20 ngày, Hoàng Đức Bình không được thăm gặp

Bàn giao năm máy bay huấn luyện, Mỹ giúp Việt Nam nâng cao năng lực quốc phòng tự chủ

Tranh luận trái chiều về thông tin sư Thích Minh Tuệ từ bỏ 13 hạnh đầu đà

Vì sao Tô Lâm cảnh cáo Vương Đình Huệ?

Bê bối cận vệ và thông điệp ngoại giao bất cần

Tập hợp Dân chủ Đa nguyên: Chí hữu Trần Khắc Đức không phải là nạn nhân đầu tiên của Điều luật 117 tùy tiện!

Ông Trần Khắc Đức, người bị bắt gần đây chỉ là người cùng chí hướng với Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, không phải là thành viên

Khách hàng BIDV "kêu trời" khi trả tiền triệu cho phí nhận tin nhắn biến động số dư

Khách hàng của BIDV vừa qua lại nhận được thông báo trừ tiền tăng đột biến từ vài chục nghìn đồng đến một triệu đồng

Việt Nam dẫn độ chiến binh từng chiến đấu cho Ukraine trở về Belarus

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố trong vụ án gian lậu đấu thầu thứ năm

Vốn vay cho dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư

Không quân Việt Nam diễn tập thực hành chiến đấu bảo vệ "chiến trường Miền Bắc"

TPHCM: Cựu sĩ quan công an dùng nhục hình làm chết nghi can lãnh án 12 năm tù giam

Cựu giảng viên môn Chủ nghĩa xã hội khoa học bị bắt với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do”

Đầu tư của Tập đoàn Trump vào Hưng Yên sẽ là “đòn bẩy” để thúc đẩy Đối tác chiến lược toàn diện Việt – Mỹ?

Tại sao Lương Cường lại bất ngờ chỉ trích TT Mỹ Donald Trump?

BBC

Những kẻ buôn người xuyên châu Âu quảng cáo dịch vụ kiểu Tripadvisor sa lưới

Nga cung cấp dầu cho Triều Tiên, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc

Putin sẽ làm gì tiếp theo?

Siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo 'không nhúc nhích', Trung Quốc kém mặn mà

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật, ông Võ Văn Thưởng 'điều trị bệnh'

Bầu cử Mỹ: Cử tri chọn bảo thủ, ứng viên gốc Việt ai thắng ai thua?

Hàng loạt khách du lịch tử vong nghi 'ngộ độc rượu' ở Lào

Tòa án Hình sự Quốc tế ban lệnh bắt thủ tướng Israel với cáo buộc tội ác chiến tranh

Việt Nam và Mỹ: Bàn giao máy bay quân sự, tiếp theo là gì?

Cô người mẫu, công ty công nghệ Anh và cỗ máy chiến tranh Nga

Có phải năng lượng hạt nhân đang hồi sinh?

Đến lượt tên lửa Anh-Pháp được bắn vào Nga

Việt Nam

Tam giác Phát triển và cáo buộc 'cách mạng màu' tại Campuchia

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: quảng bá rầm rộ, nhưng còn lắm mông lung

Chính phủ Mỹ cáo buộc người đàn ông Việt Nam rửa tiền gần 70 triệu USD

1.000 ngày Nga xâm lược Ukraine: Dư luận Việt Nam phân hóa như thế nào về Putin và Nga?

Tứ Trụ, Thường trực Ban Bí thư và những 'trường hợp đặc biệt'

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc công du Nam Mỹ, có 'thành công tốt đẹp'?

Việt Nam trước khả năng bị Trung Quốc sử dụng để lách thuế từ Mỹ trong nhiệm kỳ Trump 2.0

Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời Trump 1.0

Tướng công an, quân đội nào thăng tiến khi chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định?

'Lá đơn của sư Minh Tuệ': những điều khác lạ

Trump trở lại và cơ hội cho ngành chip Việt Nam

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị tố 'lạm dụng tình dục': phản ứng của các bên

RFI

Putin ra lệnh tiếp tục ‘‘bắn thử’’ loại tên lửa có ‘‘độ chính xác cao’’ đã dùng để tấn công Ukraina

Nhật Bản thông qua gói kích cầu 136 tỷ euro

Donald Trump và “món nợ” với giới đại gia công nghệ Silicon Valley

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Nhạc ngoại lời Việt : Elvis Presley, « Người còn cô đơn tối nay »

 Chiến tranh Ukraina : Nga và phương Tây gia tăng áp lực trước ngày Trump nhậm chức

 2024, năm kinh hoàng đối với các nhà hoạt động nhân đạo

Ukraina cần hệ thống phòng khối tối tân hơn trước những mối đe dọa mới

Monsieur Aznavour, bộ phim tiểu sử nhân 100 năm ngày sinh

 Sử dụng « tên lửa chiến lược » oanh kích Ukraina : Tín hiệu đe dọa mới của Nga nhắm vào châu Âu ?

Thực hư về tên lửa Nga đã sử dụng tấn công thành phố Dnipro

Pháp và Anh cam kết không để Putin « đạt được mục tiêu » tại Ukraina

Chiến tranh Ukraina lật sang trang mới ?

Công nghệ ắc quy ô tô : Vấn đề nan giải về quyền tự chủ công nghiệp đối với Liên Âu

Dự thảo thỏa thuận COP29: Chỉ 250 tỉ đô la/năm để đối phó với biến đổi khí hậu

Iran cho vận hành các máy ly tâm làm giàu hạt nhân mới để đáp trả nghị quyết của AIEA

Lần đầu tiên, Nga tấn công Ukraina bằng tên lửa liên lục địa

ASEAN - ADMM : Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc từ chối gặp đồng cấp Mỹ

Tại Hội Đồng Bảo An, Mỹ phủ quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza

 (AFP) – Quốc Hội Ukraina hủy một phiên họp vì lo ngại Nga tấn công. Phiên họp dự trù diễn ra hôm nay, 22/11/2024, với sự tham gia của nhiều thành viên chính phủ Ukraina. Theo một nghị sĩ, có những dấu hiệu nguy cơ Nga gia tăng tấn công vào trung tâm Kiev, nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan chính phủ như Quốc Hội, Ngân Hàng Trung Ương Ukraina. 

(AFP) – Nga cần di dân để đối phó với dân số giảm. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Nga Ria Novosti được công bố hôm nay, 22/11/2024, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố « cần dân nhập cư », vì « chúng ta sống trong một quốc gia lớn nhất thế giới, nhưng lại thiếu dân cư. » Vào năm 2023, tỷ lệ sinh ở Nga là 1,45 trẻ đối với một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Hôm 12/11 vừa qua, Nga cũng đã thông qua một luật, cấm quảng bá lối sống « không sinh con ».

(AFP) – Seoul khẳng định : Nga cung cấp tên lửa phòng không cho Bắc Triều Tiên. Giám đốc an ninh quốc gia Hàn Quốc Shin Won Sik trả lời đài truyền hình SBS sáng nay 22/11/2024 cho biết Nga đã cung cấp thiết bị và tên lửa phòng không cho Bình Nhưỡng để đổi lấy việc Bắc Triều Tiên huy động quân sang tiếp sức với Matxcơva trong cuộc chiến Ukraina. Ngoài ra Nga còn cung cấp dầu hỏa và khí đốt cho Bắc Triều Tiên. 

(AFP) – Kazakhstan tăng cường an ninh. Tổng thống Kassym Jomar Tokaev sáng nay 22/11/2024 ra lệnh cho quân đội « khẩn trương ban hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ các cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự ». Quyết định được đưa ra sau khi Nga bắn tên lửa đạn đạo siêu thanh Orechnik vào lãnh thổ Ukraina. Tổng thống Vladimir Putin dự trù viếng thăm thủ đô Astana vào ngày Thứ Tư 27/11/2024. Nga và Kazakhstan có hơn 7500 km đường biên giới chung.

(AFP) – 6 du khách nước ngoài bỏ mạng ở Lào vì ngộ độc rượu pha methanol. Một nhóm du khách gồm khoảng hơn chục người, mang quốc tịch Mỹ, Anh, Úc,…, đã bị ốm từ ngày 12/11 sau khi uống rượu được cho là có pha methanol tại một cơ sở du lịch ở Vang Vieng, phía bắc Lào, dường như do một người Việt quản lý đã bị câu lưu. Các bệnh nhân được chuyển đến một bệnh viện ở Thái Lan để điều trị. Hôm nay, 22/11/2024, một du khách người Úc vừa tử vong, nâng tổng số nạn nhận bỏ mạng lên thành 6 người. Chính quyền Úc đã đề nghị Lào thực hiện một cuộc điều tra « hoàn chỉnh » và « minh bạch » về vụ việc.

(AFP) – Chính phủ Nhật thông qua gói kích cầu 136 tỷ euro để bơm thêm mãi lực cho người dân. Để có hiệu lực, quyết định này còn phải được Hạ Viện Nhật Bản thông qua. Gói kích cầu nói trên nhằm xoa dịu công luận bất bình vì vật giá leo thang. Chính phủ của thủ tướng Shigeru Ishiba tập trung vào các biện pháp hỗ trợ cho các gia đình có thu nhập thấp, trợ cấp cho tư nhân mua xăng dầu và để thanh toán hóa đơn tiền điện.

(AFP) – Donald Trump đề cử người thứ nhì giữ chức bộ trưởng Tư Pháp. Sau khi dân biểu bang Florida Matt Gaetz tuyên bố rút lui, tổng thống tân cử Mỹ hôm 21/11/2024 đề cử bà Pam Bondi, nguyên cựu chưởng lý Florida đứng đầu bộ Tư Pháp. Trong 20 năm, bà từng là chưởng lý tại Florida nên không bị chỉ trích là người thiếu kinh nghiệm như ông Gaetz. Pam Bondi là một trong nhữung luật sư của Donald Trump trong vụ Thượng Viện Mỹ năm 2020 khởi động thủ tục đòi truất phế tổng thống Trump. 

(AFP) – Anh Quốc : Lễ đăng quang của Vua Charles III tiêu tốn 72 triệu bảng từ ngân sách. Theo số liệu chính thức được công bố hôm qua, 21/11/2024, bộ Văn Hóa, Truyền thông và Thể Thao (DCMS) của Anh Quốc đã tiêu 50,3 triệu bảng cho lễ đăng quang. Bộ Nội Vụ đã chi 21,7 triệu dành để bảo đảm an ninh cho buổi lễ. Ngân sách tổng cộng hơn 72 triệu bảng đã gây tranh tại Anh Quốc, bị cho là lãng phí trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát. Những người phản đối chế độ quân chủ, cho rằng gia đình hoàng gia giàu có nên tự chi trả. Tuy nhiên, chính phủ Anh coi đây là « khoảnh khắc hiếm có », giúp củng cố bản sắc quốc gia, thu hút sự chú ý trên toàn thế giới.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC : THỨ BẢY 23 THÁNG 11 NĂM 2024

 

LIÊN ĐOÀN KHMER KAMPUCHEA-KROM KÊU GỌI VIỆT NAM TRẢ TỰ DO CHO CÁC NHÀ SƯ KROM

Hôm 19/11, Liên đoàn Khmer Kampuchea-Krom (KKF) đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do cho năm nhà sư và bốn phật tử người Khmer Krom trước phiên tòa xét xử dự kiến sẽ diễn ra vào hai ngày 26-27/11 tới.

Thông cáo được viết bằng tiếng Anh, nói rằng những người bị bắt là nhà sư và nhà hoạt động Khmer Krom đấu tranh cho quyền tự do và thực hành tôn giáo ôn hòa.

Chín nhà hoạt động nhân quyền nói trên gồm nhà sư Thạch Chanh Đa Ra và phật tử Kim Khiêm, sẽ bị đưa ra toà xét xử về cáo buộc "lợi dụng quyền tự do dân chủ" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự; nhà sư Dương Khải, Thạch Quý Lầy, Kim Sa Rương và Thạch Chóp cùng với ba phật tử là Thạch Nha, Kim Khu và Thạch Ve Sanal bị cáo buộc tội danh “bắt, giữ người trái pháp luật” theo Điều 157 của Bộ luật Hình sự. Cả chín người đều sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

Thông cáo của KKF cáo buộc nhà cầm quyền ngược đãi những tù nhân nói trên và dùng thủ đoạn ép buộc người dân Khmer ở địa phương ký các biên bản làm chứng chống lại các nhà sư tại phiên tòa sắp tới.

KKF yêu cầu Việt Nam chấm dứt mọi hình thức quấy rối và đe dọa đối với cộng đồng người Khmer Krom và kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nhanh chóng và quyết đoán để mang lại công lý cho họ.

 

BỘ CHÍNH TRỊ KỶ LUẬT ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ, ÔNG VÕ VĂN THƯỞNG “ĐIỀU TRỊ BỆNH”

Bộ Chính trị CSVN vừa ra quyết định kỷ luật bằng hình thức “cảnh cáo” đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Trang web của Chính phủ CSVN nói rằng ông “Vương Đình Huệ trong thời gian giữ cương vị ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước”.

Nhân vật thứ hai là Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước cũng bị đưa ra “xem xét” tại cuộc họp của Bộ Chính trị, nhưng tạm thời chưa ra quyết định kỷ luật vì ông này “đang điều trị bệnh”. Ông Thưởng bị đồng đảng kết luận rằng “trong thời gian giữ cương vị ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2010 - 2015, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch nước đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước”.

Cả hai ông Thưởng và Huệ đều bị phế truất trước khi ông Tô Lâm lên làm Chủ tịch nước, sau đó kiêm chức Tổng Bí thư. Cả hai cựu ủy viên Bộ Chính trị này đều dính dáng đến các vi phạm xảy ra tại hai tập đoàn Phúc Sơn và Thuận An.

Trong vụ án liên quan Tập đoàn Thuận An, ông Phạm Thái Hà, thư ký lâu năm của ông Vương Đình Huệ, đã bị khởi tố và bắt giam dưới cáo buộc “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.”

 

ANH-PHÁP CAM KẾT KHÔNG ĐỂ PUTIN “ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU” TẠI UKRAINE

Ngoại trưởng Pháp và Anh hôm 21/11 đã đồng ký tên vào một phát biểu chung, lên án Nga « hủy diệt kiến trúc an ninh (quốc tế)”, vốn “đã bảo đảm nền hòa bình kéo dài nhiều thế hệ », sau vụ Nga dùng tên lửa đạn đạo tấn công Ukraine.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot và người đồng nhiệm Anh David Lammy đều đưa ra cam kết cùng các đồng minh « triển khai mọi nỗ lực cần thiết để giúp Ukraina có được vị thế thuận lợi nhất, nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng và bền vững ».

Cùng ngày, NATO đã ra một thông báo nhấn mạnh việc Nga sử dụng « tên lửa đạn đạo tầm trung » chống lại Ukraina « sẽ không làm thay đổi tiến trình xung đột cũng như quyết tâm của các đồng minh NATO hậu thuẫn Kiev ». AFP hôm nay 22/11, cho hay theo một số nguồn tin ngoại giao, NATO và Ukraina có cuộc họp cấp đại sứ tại Bruxelles vào ngày 26/11, để bàn về cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh của Nga, theo đề nghị của Kiev.

Báo chí Nga dẫn lời phát ngôn nhân điện Kremline rằng Matxcơva đã thông báo với Washington 30 phút trước khi tiến hành cuộc oanh kích. Một phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Mỹ xác nhận là phía Mỹ đã được thông báo qua «các kênh giảm thiểu nguy cơ hạt nhân ».

 

 

VNThoibao

VNTB – Bắt thầy giáo ngày 20/11 vì nói xấu lãnh đạo

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

23/11/1876: “Boss” Tweed bị dẫn độ về Mỹ

Các vụ tấn công hàng loạt ở Trung Quốc gây lo ngại và bị kiểm duyệt

 

Báo Tiếng Dân

 

Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 2)21/11/2024

 

Thuy My

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 21/11/2024

Lê Xuân Nghĩa - Châu Âu chuẩn bị cho Ukraine trong trường hợp không có Mỹ

Thái Hạo - Thế giới hoang tàn

Lê Xuân Nghĩa - Dùng ICBM tấn công Ukraine : Nga đang ở đường cùng!Nguyễn Đình Bổn - Nga đã thực sự sử dụng ICBM?Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 22.11.2024Nguyễn Thông - Đinh Thế Huynh (1)Bông Lau - Một chuyến bay đêmHoàng Nguyên Vũ - Ông bà, cha mẹ, con cái đưa ra gọi là "chiếc": Suy đồi ngôn ngữ!Võ Khánh Tuyên - Thời gian có màu và hương ?

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

Boxitvn

 

Không có gì mà Trump không dám 22/11/2024

Mong giải một nỗi oan trễ tràng 22/11/2024

Hãy bắt đầu cách mạng từ một tỉnh 22/11/2024

Thư ngỏ gửi Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm 22/11/2024

Dạy thêm học thêm 22/11/2024

Những người treo cờ 21/11/2024

Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng? 21/11/2024

Nhà báo Phạm Chí Dũng mới chỉ đi qua 1/3 chặng đường 15 năm lao tù 21/11/2024

Vụ Xuyên Việt Oil: Cựu Thứ trưởng khai nhận ‘quà’ hàng chục nghìn USD 21/11/2024

Lương giáo viên thấp? 21/11/2024

Chia tay Hoài Phương 21/11/2024

20.11 không phải là ngày nhà giáo ăn mừng 21/11/2024

Xung đột lợi ích trong giáo dục 21/11/2024

Những điều có vẻ trớ trêu thời kinh tế thị trường (*) 21/11/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

KHÁM XÉT NHÀ, NƠI LÀM VIỆC VIỆN TRƯỞNG VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC TP.HCM

Hoàng Thuận/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/kham-xet-nha-noi-lam-viec-vien-truong-vien-y-duoc-hoc-dan-toc-tphcm-post1512766.html

Cơ quan công an khám xét nhà và nơi làm việc của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM để phục vụ công tác điều tra.

Ngày 22/11, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc, chỗ ở của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM.

Trưa cùng ngày, cơ quan công an đã khám xét căn hộ của ông Lộc tại một chung cư trên đường Nguyễn Văn Trỗi (phường 8, quận Phú Nhuận). Đến khoảng 12h55, lực lượng chức năng cũng đã khám xét nơi làm việc của ông Lộc tại Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM trên đường Nguyễn Văn Trỗi thuộc phường 10, quận Phú Nhuận. Khoảng một giờ sau, công tác khám xét đã hoàn tất và cơ quan công an rời đi. Trước đó, vào tháng 10/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” có liên quan đến ông Huỳnh Nguyễn Lộc.

 

TRUY TỐ 4 BỊ CAN VỤ BẮT CÓC PHÓ GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP ĐÒI CHUỘC 10 TỶ

Cảnh Kỳ/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/truy-to-4-bi-can-vu-bat-coc-pho-giam-doc-doanh-nghiep-doi-chuoc-10-ty-post1512769.html

Liên quan đến vụ bắt cóc một phó giám đốc doanh nghiệp đòi tiền chuộc 10 tỷ đồng xảy ra ở Hậu Giang hồi tháng 5, VKSND tỉnh Hậu Giang hoàn tất cáo trạng truy tố 4 bị can.

Cụ thể, các bị can Nguyễn Thành Nguyên (SN 1987), Nguyễn Hữu Nghĩa (SN 1977, cùng ngụ huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) bị VKSND tỉnh Hậu Giang truy tố về tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”, “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; các bị can Nguyễn Quốc Thanh (SN 1987) và Lý Minh Chánh (SN 1978, cùng ngụ TP. Cần Thơ) bị truy tố về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

Theo hồ sơ vụ án, cuối tháng 4/2024, trong lúc ngồi nhậu, Nghĩa tâm sự với Nguyên đang gặp khó khăn về tiền bạc, muốn kiếm tiền tiêu xài. Nguyên nói với Nghĩa có biết anh M.V.C. (phó giám đốc một doanh nghiệp nội thất ở Cần Thơ) có rất nhiều tiền, nên đề nghị bắt cóc anh C. để đòi tiền chuộc và được Nghĩa đồng ý. Theo “phân công nhiệm vụ”, Nghĩa chuẩn bị công cụ và phương tiện như bình xịt hơi cay, dao, ôtô… và tìm thuê nhà lừa bị hại đến để bắt cóc; còn Nguyên tiếp cận trao đổi với bị hại về việc sửa chữa, thiết kế nhà để bị hại tin tưởng và đồng ý đến nơi các đối tượng chuẩn bị sẵn.

Để thực hiện kế hoạch, Nguyên lên mạng đặt mua 2 giấy căn cước công dân giả, rồi thuê nhà, ôtô làm phương tiện thực hiện hành vi phạm tội. Sau đó, Nguyên gọi điện thoại thuê Thanh và Chánh để thực hiện việc bắt người.

Chiều 10/5, tại ngôi nhà thuê trong khu dân cư Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), khi anh C. tới khảo sát căn nhà để làm nội thất, Chánh dùng bình xịt hơi cay xịt vào mặt của anh C., còn Thanh dùng dao khống chế, trói chân tay anh C. Sau đó, Thanh cùng Nghĩa chở anh C. đến địa Quá trình giam giữ, Nguyên sử dụng điện thoại của anh C. nhiều lần nhắn tin yêu cầu gia đình nạn nhân chuyển 10 tỷ đồng tiền chuộc, nếu không giao tiền hoặc báo công an sẽ giết anh C.

Do lo sợ, gia đình anh C. đã hai lần chuyển tổng số tiền 44,5 triệu đồng theo yêu cầu, còn Nguyên sử dụng thẻ ATM của anh C. rút tiền mặt.

Nhận tin báo và bắt tay điều tra, rạng sáng 12/5, cơ quan công an tiến hành bố trí vây bắt Nguyễn Thành Nguyên, giải cứu thành công anh M.V.C.

Vụ án đã được Viện KSND tỉnh Hậu Giang hoàn tất các thủ tục, chuyển hồ sơ sang TAND tỉnh này để xét xử.

 

KỶ LUẬT KHIỂN TRÁCH GIÁM ĐỐC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG NGÃI

Trần Mai

https://tuoitre.vn/ky-luat-khien-trach-giam-doc-so-khoa-hoc-va-cong-nghe-quang-ngai-20241122103539898.htm

Ông Nguyễn Văn Thành, giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi, bị kỷ luật khiển trách vì sai phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Ngày 22-11, ông Trần Hoàng Tuấn, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã ký quyết định về việc thi hành kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Thành, giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi.

Giám đốc sở liên tục bị công dân tố cáo

Ông Thành nhận hình thức kỷ luật khiển trách do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Những vi phạm này đã được nêu ra tại kết luận nội dung tố cáo số 102 ngày 8-12-2023, và kết luận nội dung tố cáo số 103 ngày 22-12-2023 của chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Thời gian thi hành kỷ luật là 12 tháng kể từ ngày ông Trần Hoàng Tuấn ký quyết định (ngày 15-11).

Trước đó, ông Nguyễn Văn Thành, giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, liên tục bị công dân tố cáo nhiều nội dung liên quan đến việc điều hành, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ.

Tháng 12-2023, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký và ban hành liên tiếp 2 kết luận nội dung tố cáo liên quan đến ông Nguyễn Văn Thành.

Những vi phạm, sai phạm của ông Thành được xác định như chưa tham mưu chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định giao quyền sử dụng đối với tài sản là kết quả của 35 nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chưa kiểm tra, giám sát, yêu cầu tổ chức được giao quyền sử dụng tài sản, báo cáo đánh giá hiệu quả việc ứng dụng kết quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu.

Ông Thành đã tham mưu chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quyết định triển khai thực hiện 6 dự án, nhiệm vụ khoa học trùng lặp về nội dung nghiên cứu.

Ông Thành lập một số nội dung của đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ; nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; lập dự toán và thanh quyết toán; chuyển giao đánh giá hiệu quả đối với 9 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh vi phạm quy định của nhà nước…

Hé lộ vụ án thông thầu

Một nội dung nữa là ông Nguyễn Văn Thành đã tham mưu chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định đầu tư, mua sắm trang thiết bị tại Trung tâm Ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ Quảng Ngãi, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ cuối năm 2018.

Từ đơn tố giác của công dân đối với ông Thành, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện, điều tra vụ án thông thầu liên quan đến gói thầu mua sắm thiết bị cho trung tâm.

Ngày 21-11, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đưa vụ án ra xét xử, ba bị cáo là giám đốc ba doanh nghiệp tham gia gói thầu mua sắm trên thừa nhận hành vi dàn quân xanh thông thầu để giúp một doanh nghiệp trúng thầu.

Kết quả, tòa tuyên án cải tạo không giam giữ đối với ba bị cáo liên quan; buộc hoàn trả hơn 140 triệu đồng mà cơ quan điều tra xác định gây thất thoát ngân sách nhà nước từ việc thông thầu.

 

CON SỐ THIỆT HẠI TRONG 5 VỤ ÁN BÀ NGUYỄN THỊ THANH NHÀN GIỮ VAI TRÒ CHỦ MƯU

Hoàng An

https://tienphong.vn/con-so-thiet-hai-trong-5-vu-an-ba-nguyen-thi-thanh-nhan-giu-vai-tro-chu-muu-post1693831.tpo

TPO - Thống kê trong 5 vụ án bị xử lý hình sự cho thấy, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và đồng phạm gây thiệt vụ thấp nhất gần 20 tỷ đồng, vụ cao nhất trên 150 tỷ đồng ngân sách Nhà nước.

Gây thiệt hại 17,2 tỷ tại VNCERT

Như Tiền Phong đưa tin, Viện KSND Tối cao vừa hoàn thành cáo trạng truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Công ty AIC) cùng 12 đồng phạm trong vụ án ‘thông thầu’ xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng các đơn vị liên quan.

Khi ban hành cáo trạng, Viện kiểm sát đánh giá đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận và xã hội quan tâm. Bà Nhàn có vai trò chỉ đạo đã bỏ trốn, gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án, cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Cơ quan điều tra đang truy nã, kêu gọi đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Trường hợp bà này không ra đầu thú coi như từ bỏ quyền bào chữa và bị truy tố, xét xử.

Trong vụ án, cơ quan truy tố cáo buộc, khi biết VNCERT chỉ định Công ty Khang Phát là đơn vị tư vấn khảo sát, tư vấn lập dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật để theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối Internet quốc tế, với 12 gói thầu. Biết thông tin này, bà Nhàn cho nhân viên đến VNCERT để phối hợp cùng xây dựng danh mục thiết bị, phần mềm dự kiến sẽ mua sắm.

Thống kê trong 5 vụ án bị xử lý hình sự cho thấy, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và đồng phạm gây thiệt 340 tỷ đồng ngân sách Nhà nước.

Đầu tiên, Công ty AIC giới thiệu hệ thống thiết bị sử dụng công nghệ của Isarel trị giá khoảng 300 tỷ đồng nhưng VNCERT cho rằng giá cao lại không tương thích với các thiết bị có sẵn. Khi chốt xong danh mục thiết bị, bà Nhàn chỉ đạo thuộc cấp liên hệ với các hãng để hỏi giá trước. AIC sau đó cộng thêm 40% để ra giá dự toán và thống nhất với VNCERT đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

Sau khi VNCERT phát hành hồ sơ mời thầu, bà Nhàn chỉ đạo nhân viên, đề xuất cho AIC tham gia gói thầu số 8 trị giá hơn 70 tỷ đồng. Đồng thời, chỉ đạo cho Công ty Cổ phần Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) làm "quân xanh" cùng dự thầu. Qua đó, trúng gói thầu số 8, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước 17,2 tỷ đồng. Gây thiệt hại 25,8 tỷ đồng tại Bắc Ninh

Gần đây nhất hồi đầu tháng 11/2024, TAND tỉnh Bắc Ninh đã phạt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn 13 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Cùng vụ án, có cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến lĩnh 4 năm 6 tháng tù, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh 3 năm tù tội “Nhận hối lộ”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn lợi dụng mối quan hệ quen biết từ trước với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, đề nghị và được cựu Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh cùng các ông Nguyễn Hạnh Chung (cựu Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh), Nguyễn Văn Nhường (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và Trần Văn Tuynh thống nhất đồng ý phân chia việc thực hiện 6 gói thầu Bệnh viện Đa khoa huyện trên địa bàn, tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng 3 trong 6 gói thầu mua sắm thiết bị y tế.

Để đạt mục đích thu lợi bất chính, bà Nhàn hối lộ ông Chiến 3 tỷ đồng; ông Quỳnh 1 tỷ. Ngoài ra vào các dịp lễ tết trong nhiều năm, bà Nhàn còn biếu cựu Bí thư tỉnh 10 tỷ, cựu Chủ tịch 8,1 tỷ đồng.

Riêng tại 3 gói thầu của 3 Dự án bệnh viện huyện: Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài, do AIC trúng thầu với tổng trị giá hơn 126 tỷ đồng, gây thiệt hại 25,8 tỷ đồng ngân sách.

Gây thiệt hại 95 tỷ đồng tại Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM

Vụ án thứ 3 của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học, thuộc Sở NN&PTNT TPHCM.

Giữa tháng 7/2024, TAND TPHCM đã tuyên phạt bà Nhàn 12 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và 12 năm tù về tội “Đưa hối lộ”.

Theo nội dung bản án, khi Trung tâm Công nghệ sinh học thuộc Sở NN&PTNT TPHCM triển khai thực hiện dự án mua sắm thiết bị cho 12 phòng thí nghiệm, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trực tiếp liên hệ, thỏa thuận với ông Dương Hoa Xô (cựu Giám đốc Trung tâm) để cho Công ty AIC trúng thầu, thực hiện 10 gói thầu.

Khi Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học “bật đèn xanh”, bà Nhàn giao cho cấp dưới liên hệ với nhóm cán bộ Trung tâm Công nghệ sinh học xây dựng danh mục trang thiết bị theo hướng nâng giá để đảm bảo lợi nhuận cho Công ty AIC là 40% giá trị gói thầu.

Theo tòa, bà Nhàn cùng đồng phạm đã “thông đồng” nâng giá gói thầu, gian lận, cố ý làm trái quy định pháp luật để tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu, gây thiệt hại gần 95 tỷ đồng.

Sau khi trúng thầu, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới đưa tiền cho ông Dương Hoa Xô 6 lần, tổng cộng 14,4 tỷ đồng. Gây thiệt hại 50 tỷ đồng tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

Cuối tháng 10/2023, TAND Quảng Ninh phạt cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh 10 năm tù do được xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo các bị cáo khác "thông thầu" tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.

Đối với 4 vụ đã được tòa tuyên án, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chịu tổng hợp 30 năm tù.

Bản án cho rằng, Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Sản Nhi được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2009, tổng vốn đầu tư trên 135 tỷ đồng. Đến năm 2012, UBND tỉnh phê duyệt Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Sản Nhi, tổng vốn đầu tư trên 238 tỷ đồng. Dự án gồm 2 giai đoạn, chia thành 6 gói thầu mua sắm trực tiếp.

Trong vụ án này, Hội đồng xét xử xác định bà Nhàn là người giữ vai trò chủ mưu, trực tiếp chỉ đạo cấp dưới móc ngoặc với các cá nhân tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình y tế (thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư), Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, tổ chức cho các "quân xanh", "quân đỏ" đấu thầu để trúng thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 50,6 tỷ đồng.

Gây thiệt hại 152 tỷ đồng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai

Từ tháng 1 – 5/2023, lần lượt TAND TP Hà Nội và TAND Cấp cao tại Hà Nội xử phạt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn mức án 16 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và 14 năm tù về tội “Đưa hối lộ”.

Bản án cho rằng, dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai do UBND tỉnh Đồng Nai là chủ đầu tư. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã tiếp xúc với các lãnh đạo Đồng Nai xin giúp đỡ, cho Công ty AIC tham gia và trúng thầu, dù biết không đủ năng lực tài chính để tham gia.

Bà Nhàn sau đó đã chỉ đạo nhân viên thông đồng với chủ đầu tư và các đơn vị lập hồ sơ thầu theo hướng giúp Công ty AIC trúng thầu, gây thiệt hại 152 tỷ đồng.

Quá trình làm việc tại Đồng Nai, bà Nhàn và cấp dưới đã hối lộ cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - Trần Đình Thành 14,5 tỷ đồng; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái 14,5 tỷ đồng và cựu giám đốc Sở Y tế Phan Huy Anh Vũ 14,8 tỷ đồng.

 

TẠM GIAM ĐỐI TƯỢNG ĐÂM BỊ THƯƠNG MỘT CẢNH SÁT GIAO THÔNG Ở THANH HOÁ

Hoàng Lam

https://tienphong.vn/tam-giam-doi-tuong-dam-bi-thuong-mot-canh-sat-giao-thong-o-thanh-hoa-post1693965.tpo

TPO - Đối tượng ở huyện Hà Trung (Thanh Hoá) không những không thực hiện dừng xe theo hiệu lệnh mà tăng ga bỏ chạy, đâm vào một cảnh sát giao thông rồi tiếp tục bỏ chạy.

Ngày 22/11/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hoá) đã có Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Vũ Minh Dương (SN 2006) trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung (Thanh Hoá) về hành vi “Chống người thi hành công vụ”.

Trước đó, vào hồi 10h30 ngày 16/11/2024, tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông trật tự, Công an thị xã Bỉm Sơn gồm 4 đồng chí đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên tuyến đường Bà Triệu, thuộc phường Bắc Sơn (thị xã Bỉm Sơn) đã phát hiện 1 nam thanh niên điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 36B6-858.89, chở theo 2 người ngồi sau, cả 3 không đội mũ bảo hiểm. Tổ công tác đã yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra, nhưng nam thanh niên không những không chấp hành mà tiếp tục tăng ga bỏ chạy và đã đâm vào một đồng chí trong tổ công tác bị thương, sau đó tiếp tục bỏ chạy.

Trước hành vi coi thường pháp luật của đối tượng, tổ công tác truy đuổi và bắt giữ, khống chế được đối tượng bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Bỉm Sơn xử lý.

Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra, đối tượng khai tên là Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung (Thanh Hoá), chở 2 người ngồi sau là N.M.Q (SN 2004) và V.Đ.B (SN 2000), cùng trú tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn.

Vụ việc hiện đang được cơ quan chức năng xử lý.

 

ĐẠI BIỂU BĂN KHOĂN VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VỚI NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ ĐƯỜNG

Hoàng Phong

https://tienphong.vn/dai-bieu-ban-khoan-ve-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-nuoc-giai-khat-co-duong-post1693991.tpo

TPO - Đại biểu Trần Thị Hiền (Đoàn Hà Nam) nhấn mạnh vấn đề, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường thực chất là “đánh” vào người tiêu dùng, ở đây là nhóm đối tượng là người lao động phổ thông, người có thu nhập thấp, trẻ em vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Có thay đổi hành vi người tiêu dùng?

Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Nhiều đại biểu quan tâm, nêu ý kiến về việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm rượu, bia, đánh thuế nước giải khát có đường.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho rằng, mục tiêu trước hết của thuế tiêu thụ đặc biệt là thay đổi hành vi người tiêu dùng; để người tiêu dùng không sử dụng những sản phẩm có tính độc hại cho sức khoẻ cá nhân hoặc ảnh hưởng đến môi trường.

Ông Cường cũng nêu, mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt không phải là để thu ngân sách. Tuy nhiên, khi đưa ra giải pháp là tăng thuế cần đánh giá khả năng đáp ứng đồng thời hai mục tiêu: có chuyển đổi hành vi tiêu dùng hay không và tác động đến thu ngân sách như thế nào.

"Nếu chúng ta đưa ra một giải pháp mà mục tiêu chuyển đổi hành vi không đạt được như kỳ vọng và thu ngân sách cũng không bền vững thì phải xem xét lại", ông Cường nói.

Về mặt hàng rượu, bia, theo ông Cường, biện pháp xử phạt tại Nghị định 100 đã khiến hành vi của người tiêu dùng thay đổi rất rõ ràng, còn mức thuế đánh vào rượu, bia tác động ra sao thì chưa rõ. Ông Cường thông tin, hiện nay, nếu tăng giá bất kỳ mặt hàng tiêu dùng nào trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống sẽ gây ảnh hưởng lập tức đến tăng trưởng kinh tế. Từ quan điểm đó, ông Cường cho rằng, cần thiết phải xem xét mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia.

"Tối hôm qua, tôi có nhận được một báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), họ có đánh giá với mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia theo 2 phương án mà Bộ Tài chính đề xuất sẽ tác động như thế nào đến tiêu dùng, tác động thế nào đến GDP. Cả 2 phương án tăng thuế đều dẫn đến chuyện giảm GDP", ông Cường thông tin.

Vị đại biểu này cho rằng, vấn đề đặt ra là khi tăng thuế thì tiêu dùng sẽ giảm, dịch vụ sẽ giảm và tác động tiêu cực đến GPD, thu ngân sách giảm.

"Cho nên với thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, tôi kiến nghị cần cần nhắc lộ trình tăng thuế và cách thức đánh thuế như nào cho hiệu quả", ông Cường nói.

Ông Cường đề xuất, đối với Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, có thể ban hành vào năm 2025, nhưng thời gian áp dụng lùi 1 năm so với dự thảo (2027 - PV) để người tiêu dùng có thời gian thay đổi hành vi. Trong thời gian đó, Nhà nước truyền thông đến người tiêu dùng biết rằng, đến thời điểm này mà anh không thay đổi hành vi thì anh sẽ phải chịu thuế cao.

Ông Cường cũng cho rằng, nên đánh thuế lần đầu cao, sau đó dừng 5 năm rồi tăng tiếp, thay vì tăng đều hằng năm.

Cùng mối quan tâm, đại biểu Âu Thị Mai (đoàn Tuyên Quang) đề nghị lùi thời gian bắt đầu lộ trình tăng thuế vào năm 2027 để phù hợp hơn trong tình hình hiện nay.

Theo bà Mai, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp rượu, bia trong và ngoài nước hiện đang khá khó khăn. Nhu cầu tiêu thụ cũng giảm mạnh do người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt quá cao có thể dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước...

Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (đoàn Tiền Giang) tán thành việc áp thuế với bia rượu, để tiến tới các biện pháp hạn chế sử dụng các mặt hàng này. Tuy nhiên, đại biểu Mai cũng bày tỏ nhất trí với ý kiến không nên thực hiện ngay mức thuế này mà cần có lộ trình, sớm nhất từ năm 2027. Nếu áp dụng thuế ngay có thể dẫn đến nhiều khó khăn hơn cho doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác.

Cần đặt ngành đồ uống có cồn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của cả nền kinh tế

Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) nhất trí về việc tăng thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia, gây tác hại đến sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội.

"Quy định này cũng sẽ làm giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân do tác hại của rượu bia gây ra, giữ an toàn cho người dân khi tham gia giao thông", bà Ánh nói.

Tuy nhiên, theo bà Ánh, cần cân nhắc lộ trình thực hiện cho phù hợp, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng thuế trong thời gian tới. Nếu tăng thuế quá nhanh và mạnh khiến các doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp, làm sụt giảm sản lượng đột ngột, dẫn đến nhiều dự án đầu tư thua lỗ, không thể thu hồi được vốn; tác động tiêu cực đến công ăn, việc làm của người lao động...

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) cũng ủng hộ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu là cần thiết nhưng phải tính 2 vấn đề: mức thuế hợp lý; thời điểm đánh thuế nên lùi lại để ngành hàng rượu, bia có thời gian chuẩn bị, tái cơ cấu. Đại biểu Trần Thị Hiền (đoàn Hà Nam) nhấn mạnh vấn đề, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường thực chất là “đánh” vào người tiêu dùng, ở đây là nhóm đối tượng là người lao động phổ thông, người có thu nhập thấp, trẻ em vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đại biểu đề nghị khi xác định mặt hàng/sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải cân nhắc tác động của sắc thuế đến nhóm người tiêu dùng nêu trên.

Đại biểu Hiền cũng lưu ý, cần đặt ngành đồ uống có cồn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của cả nền kinh tế nói chung để đánh giá tác động một cách toàn diện. Thực tế ngành rượu, bia liên quan trực tiếp đến các ngành nghề phụ trợ như sản xuất bao bì, đóng gói, vận chuyển, và liên quan gián tiếp đến các lĩnh vực du lịch và ẩm thực.

"Cần ước lượng được với mức tăng thuế và lộ trình tăng thuế đề xuất, các ngành nghề khác sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào. Liệu mức ảnh hưởng này có thể được bù trừ bởi nguồn thu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc giảm áp lực xã hội, gánh nặng y tế hay không? Rất cần số liệu cụ thể để các đại biểu có thể hình dung được tác động", bà Hiền nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng, cần có thêm ý kiến chuyên gia, pháp luật chuyên ngành, căn cơ kỹ lưỡng các nội dung. Nêu kinh nghiệm của thế giới, bà Thanh cơ bản đồng tình với quan điểm, cách đặt vấn đề của cơ quan trình dự thảo Luật, nhưng cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn vì có những nội dung vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu con người, vừa phục vụ sản xuất chưa thật rành mạch.

Về vấn đề bổ sung thêm nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100 ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, với mức thuế suất 10%, với lý do gây nên bệnh thừa cân béo phì, theo bà Thanh cần thống nhất đưa nước giải khát có đường vào đánh thuế nhưng có lộ trình về thời gian và lộ trình đánh thuế để doanh nghiệp và người dân có lộ trình làm quen, nhận thức và hài hòa sản xuất trong nước.

 

BỊ CÁO TRƯƠNG MỸ LAN, NHÓM CÔNG TY TUẦN CHÂU VÀ SCB TRANH CÃI 6.000 TỈ ĐỒNG

Ngân Nga - Thái Thanh

https://thanhnien.vn/bi-cao-truong-my-lan-nhom-cong-ty-tuan-chau-va-scb-tranh-cai-6000-ti-dong-185241122164016198.htm

Trong khi bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng số tiền 6.000 tỉ đồng là của mình cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn, nhưng SCB lại khẳng định đây là tiền của ngân hàng này.

Ngày 22.11, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm gây thiệt hại nghiêm trọng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tại giai đoạn 1.

Trước đó, SCB đề nghị tòa xem xét 3 vấn đề lớn liên quan đến nhóm Công ty Tuần Châu, cụ thể, Công ty CP T&H Hạ Long (gọi tắt Công ty T&H Hạ Long) và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (gọi tắt Công ty Âu Lạc).

Thứ nhất, SCB đề nghị tòa xem xét đến việc ngân hàng này sẽ bị thiệt hại số tiền hơn 6.000 tỉ đồng. Đồng thời SCB đề nghị tòa chấp nhận kháng cáo về việc buộc Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại 6.000 tỉ đồng cho SCB để khắc phục hậu quả vụ án giai đoạn 1, chứ không phải giai đoạn 2.

Thứ hai, nhóm Công ty Tuần Châu đã dùng 28 quyền sử dụng đất để thế chấp cho khoản vay của 25 công ty tại SCB. Tổng nghĩa vụ nợ mà 28 quyền sử dụng đất đang thế chấp đảm bảo cho các công ty vay trong vụ án này đến giữa tháng 10.2022 là 29.100 tỉ đồng.

Cũng theo SCB, 28 giấy chứng nhận này được hạch toán thành 23 mã tài sản theo dõi trên hệ thống quản lý dữ liệu của SCB. Bản án sơ thẩm chỉ quyết định giao cho SCB được quyền quản lý, xử lý đối với 8/23 mã tài sản nhằm khắc phục hậu quả vụ án.

Đối với 15/23 mã tài sản còn lại (tương ứng với 20 quyền sử dụng đất), đang là tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ nợ của 19 công ty tại SCB. Tổng nghĩa vụ nợ đến giữa tháng 10.2022 là 20.300 tỉ đồng.

Do đó, phía SCB đề nghị tòa chấp nhận kháng cáo giao cho quản lý, xử lý đối với 15 mã tài sản bảo đảm (tương ứng với 20 quyền sử dụng đất) của nhóm Công ty Tuần Châu để khắc phục hậu quả của vụ án.

Thứ ba, việc bản án sơ thẩm tách các vấn đề liên quan đến quan hệ tín dụng, thế chấp giữa nhóm Công ty Tuần Châu và SCB thành vụ án dân sự để giải quyết riêng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của SCB. Theo SCB những vấn đề này cần phải được giải quyết chung trong tổng thể vụ án hình sự này, mà không thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Cũng theo luật sư của SCB, tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện hai Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc đều có ý kiến là sẽ nộp đủ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là hơn 6.000 tỉ đồng.

Đồng thời 2 công ty này yêu cầu tách 8 mã tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất ra khỏi danh sách 1.121 mã tài sản mà tòa sơ thẩm giao cho SCB quản lý, xử lý. Bởi hai công ty cho rằng không ký hợp đồng thế chấp với SCB, khoản tiền này là do tin tưởng bị cáo Trương Mỹ Lan nên cho SCB mượn để tái cơ cấu nợ.

Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan cũng cho rằng hơn 6.000 tỉ đồng là do hai công ty vay mượn của bị cáo, nên số tiền này phải hoàn trả cho bị cáo chứ không phải giao lại cho SCB.

Về vấn đề này, SCB không đồng ý với yêu cầu của 2 công ty trên. Ngân hàng này cho rằng, 8 mã tài sản này hiện đang thế chấp bảo đảm cho nghĩa vụ của các công ty vay liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bị cáo Trương Mỹ Lan tại SCB theo danh sách 1.243 khoản vay. Theo bản án sơ thẩm, tổng nghĩa vụ nợ của các công ty vay này tạm tính đến giữa tháng 10.2022 hơn 12.100 tỉ đồng

Không đồng tình với yêu cầu của SCB, luật sư của nhóm Công ty Tuần Châu xin tòa phân tách trách nhiệm bồi hoàn giữa 2 công ty. Bản án sơ thẩm tuyên cả hai công ty nộp hơn 6.000 tỉ đồng để bồi hoàn cho bị cáo Trương Mỹ Lan, nhưng không phân định rõ nghĩa vụ từng công ty.

Thực tế, hai công ty là hai pháp nhân độc lập, chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình. Công ty T&H Hạ Long nhận từ các cá nhân hơn 111 tỉ đồng. Công ty Âu Lạc hơn 4.000 tỉ đồng. Hiện nay, không tách bạch giữa 2 công ty sẽ dẫn đến khó khăn trong thi hành án.

Luật sư của nhóm Công ty Tuần Châu xin tòa cân nhắc tuyên sau khi Công ty T&H Hạ Long nộp lại số tiền bồi hoàn, thì các thành viên trong công ty sẽ nhận lại được hơn 70% cổ phần của mình. Ba tài sản là sân golf và 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công ty đang bị kê biên, cũng xin tòa xem xét giải tỏa kê biên.

"SCB muốn được hưởng cả 2 lần là khoản vay và tài sản bảo đảm, tôi thấy yêu cầu này không có cơ sở. Đề nghị tòa trả lại cho Công ty Âu Lạc đối với 8 mã tài sản thế chấp, sau khi công ty hoàn thành nghĩa vụ bồi hoàn của mình", luật sư nói.

Theo bản án sơ thẩm hồi tháng 4 của TAND TP.HCM, tòa buộc Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc phải nộp hơn 6.000 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bị cáo Trương Mỹ Lan.

Đồng thời, để đảm bảo nghĩa vụ của Công ty Âu Lạc, Công ty T&H Hạ Long, tòa sơ thẩm tuyên tiếp tục kê biên hơn 18 triệu cổ phần (chiếm hơn 70% vốn điều lệ của Công ty T&H Hạ Long); 3 bất động sản thuộc sở hữu của Công ty T&H Hạ Long và 8 bất động sản thuộc sở hữu của Công ty Âu Lạc.

 

 

 

No comments:

Post a Comment