Đối Thoại Điểm Tin ngày 29 tháng 11 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Việt
Nam nâng cấp quan hệ với Pháp để ‘bổ túc quan hệ với Mỹ’
Pháp
từ chối nói liệu có bắt giữ Putin theo trát của ICC hay không
Putin
nói Nga sẽ dùng mọi vũ khí có trong tay nếu Ukraine thủ đắc vũ khí hạt nhân
Trung
Quốc cảnh báo sẽ hành động nếu Mỹ tăng cường hạn chế chip
Ukraine áp mức
tăng thuế thời chiến đầu tiên chống lại cuộc xâm lược của Nga
Vatican có bước tiến về phong chân phước cho linh mục
Trương Bửu Diệp
Việt Nam hứa mua thêm máy bay, LNG
từ Mỹ trong thời thuế quan mới của Trump
Thủ tướng Chính
kêu gọi Mỹ bỏ hạn chế xuất khẩu công nghệ cao, công nhận ‘kinh tế thị trường’
Ông Trump đề cử cố vấn lâu năm
Kellogg làm đặc sứ về Ukraine và Nga
Một số người được ông Trump đề cử
vào tân chính quyền bị dọa đánh bom
Derek Tran thắng
Michelle Steel, thành Dân biểu gốc Việt đầu tiên của California tại Hạ viện Mỹ
Nga nói sẽ đáp
trả nếu Mỹ đặt tên lửa ở Nhật
Bộ trưởng Quốc
phòng Trung Quốc Đổng Quân bị điều tra tham nhũng, theo Financial Times
Công tố viên của
Tòa Hình sự Quốc tế xin trát bắt nhà lãnh đạo quân sự Myanmar
Quân đội Mỹ hỗ
trợ Philippines trên Biển Đông với lực lượng đặc nhiệm
Chiến thắng của
Derek Trần: Một cột mốc lịch sử và những ý nghĩa rộng lớn hơn
Việt
Nam cam kết nhập thêm hàng Mỹ giữa lo ngại bị chính quyền Trump đánh thuế
TBT
Tô Lâm trao huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho ông Trần Quốc Vượng
Dự
án khai thác bô xít Tây Nguyên lọt vào tầm ngắm của Ban chỉ đạo phòng, chống
tham nhũng
Derek
Tran trở thành Dân biểu Liên bang gốc Việt đầu tiên ở quận Cam, California sau
gần 50 năm
Một
đại tá công an được bổ nhiệm làm thẩm phán tòa tối cao
Điểm
nghẽn thể chế và dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam
Tổng
bí thư lấn sân: bình thường hóa việc vi phạm hiến pháp
Dự
án Rạch Tràm và vấn nạn phát triển quá mức ở Phú Quốc
“Phong
sát” sư Minh Đạo, dung dưỡng Thích Chân Quang, Giáo hội Quốc Doanh đánh rơi mặt
nạ
Cộng
sản và giấc mơ thống nhất lòng người
Chính
phủ Việt Nam bị chỉ trích vì bỏ tù 9 nhà sư và Phật tử người Khmer Krom
Việt
Nam khẳng định án tử hình đối với ông Lê Văn Mạnh "hoàn toàn hợp
pháp"
Sư
Minh Tuệ bày tỏ mong muốn được bộ hành từ Việt Nam đến Ấn Độ
Việt
Nam là cửa ngõ của hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ cấm vận
Nhóm
tàu tấn công của Hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông
Tòa
Vĩnh Long kết án tù các nhà sư và phật tử người Khmer Krom
Tô
Lâm "xáo bài" nhân sự của Tổng Trọng!
Hà Nội: Người dân Sóc Sơn bức xúc vì đường bê tông dân tự cải tạo
lại bị chính quyền phá
Liệu
ông Lê Hữu Minh Tuấn có được chữa trị trong trại giam như chính phủ tuyên bố?
BBC
'Con tôi khóc khi
tôi giết chó làm thịt'
'Thủ phủ rác' ở
Hưng Yên đánh vật với rác nhựa
Nhân sự cấp cao
Việt Nam: những gương mặt mới thăng tiến là ai?
Derek Trần: dân
biểu liên bang gốc Việt đầu tiên của California là ai?
Quốc hội họp: các
vị trí lãnh đạo cấp cao nào thay đổi? Ai sẽ thăng tiến?
Cuộc sống ẩn khuất
của cộng đồng LGBTQ Triều Tiên
VinFast báo giao
gần 45.000 xe trong 9 tháng, tự tin đạt mục tiêu 80.000 xe cả năm
Luật Dữ liệu: Bộ
Công an thúc đẩy, doanh nghiệp lo ngại
Vụ Bộ trưởng Quốc
phòng Trung Quốc Đổng Quân 'bị điều tra': Bắc Kinh nói không có căn cứ
Thỏa thuận ngừng
bắn giữa Israel và Hezbollah gồm những gì?
Việt Nam giữa ngã
ba đường: Cân bằng an ninh quốc gia và thu hút đầu tư công nghệ
Các tập đoàn Thái
Lan: đầu tư, thâu tóm và thu lợi tại Việt Nam
Điện hạt nhân Việt
Nam: Để tránh mắc kẹt vào công nghệ của một nước
Trung ương Đảng họp
bất thường, xử lý hàng loạt nhân vật cấp cao
Điện hạt nhân Việt
Nam: Chọn đối tác nào và vì sao?
Việt Nam và Mỹ: Bàn
giao máy bay quân sự, tiếp theo là gì?
Ông Vương Đình Huệ
bị kỷ luật, ông Võ Văn Thưởng 'điều trị bệnh'
Đường sắt cao tốc
Bắc-Nam: quảng bá rầm rộ, nhưng còn lắm mông lung
Chính phủ Mỹ cáo
buộc người đàn ông Việt Nam rửa tiền gần 70 triệu USD
1.000 ngày Nga xâm
lược Ukraine: Dư luận Việt Nam phân hóa như thế nào về Putin và Nga?
Tứ Trụ, Thường trực
Ban Bí thư và những 'trường hợp đặc biệt'
Chủ tịch nước
Lương Cường kết thúc công du Nam Mỹ, có 'thành công tốt đẹp'?
Việt Nam trước khả
năng bị Trung Quốc sử dụng để lách thuế từ Mỹ trong nhiệm kỳ Trump 2.0
Nhìn lại quan hệ
Việt-Mỹ thời Trump 1.0
Biển Đông: Trung Quốc trắc nghiệm Philippines, dồn tàu đến Thị Tứ,
tuần tra quanh Scarborough
Chiến tranh Ukraina: Tổng thống Nga dọa tấn công Kiev bằng tên lửa
Orechnik
Trung Quốc điều 42 máy bay và tàu quân sự đến quanh Đài Loan, lên
án hành động « ly khai nguy hiểm »
Trung Quốc "khuấy động" chia rẽ ở Philippines về kế
hoạch mua tên lửa Mỹ Typhon
Bộ trưởng Quốc Phòng Nga thăm Bắc Triều Tiên để tăng cường quan hệ
quân sự
Gruzia: Biểu tình phản đối sau khi chính phủ hoãn đàm phán gia
nhập Liên Âu
Trung Đông: Lo ngại về việc tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn ở Liban
Iran và 3 nước châu Âu đàm phán trước nguy cơ Teheran sản xuất vũ
khí hạt nhân
Pháp : Dự thảo ngân sách gây chia rẽ, tổng thống và thủ tướng có
nguy cơ phải từ chức ?
Ma túy tổng hợp Fentanyl : Mặt trận mới giữa Trung Quốc và
Hoa Kỳ ?
Pháp : Nhà Thờ Đức Bà Paris tìm lại được hào quang như trước vụ
hỏa hoạn
Tên lửa siêu thanh Orechnik: Trò chơi leo thang xung đột của tổng
thống Nga Putin
Nga
không kích mạng lưới năng lượng Ukraina, hàng trăm nghìn người bị mất điện
Sau Ukraina, móng vuốt đại bàng Nga sẵn sàng « quặp lấy » châu Âu
Phá hoại cáp ngầm : Ba Lan đề xuất lập đội tuần tra ở biển Baltic
Đài Loan tổ chức tập trận quy mô lớn trên không và trên biển
Đẩy mạnh thanh trừng quân đội Trung Quốc : Lợi hay hại
cho « đại phục hưng » của Tập Cận Bình ?
Công tố CPI yêu cầu phát lệnh bắt giữ lãnh đạo tập đoàn quân sự
Miến Điện
(AFP) –
Mỹ và Trung Quốc trao đổi tù nhân. Ngày 27/11/2024, nhiều quan chức Mỹ cho biết Trung Quốc đã
trả tự do cho ba công dân Mỹ Mark Swidan, Kai Li et John Leung, « bị
tù oan » theo Washington. Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết
đã nói chuyện với ba người này « khi họ trở về Mỹ vào đúng dịp
Thanksgiving – Lễ Tạ Ơn ». Mark Swidan bị giam giữ từ năm 2012
với cáo buộc tàng trữ ma túy. Doanh nhân Kai Li bị cáo buộc làm gián điệp năm
2016. Ngày 28/11, đến lượt Bắc Kinh thông báo ba công dân Trung Quốc, « bị
cầm tù oan uổng » ở Mỹ, cũng đã hồi hương, nhưng không tiết lộ
danh tính.
(PNA) –
Philippines, Hoa Kỳ và Nhật Bản tổ chức tham vấn hàng hải ba bên đầu tiên. Ngày 27/11/2024, bộ Ngoại Giao
Nhật Bản thông báo sự kiện này sẽ diễn ra vào tháng 12, theo tinh thần cuộc họp
thượng đỉnh giữa tổng thống Philippines, tổng thống Mỹ và thủ tướng Nhật Bản
hồi tháng 4/2024. Bên lề cuộc họp cấp bộ trưởng G7 tại Ý ngày 26/11, ngoài cuộc
đối thoại ba bên, ngoại trưởng Nhật Bản và Philippines cũng thảo luận về tình
hình Biển Đông và khẳng định sự hợp tác an ninh chặt chẽ giữa hai nước. Đây là
lần đầu tiên, một ngoại trưởng Philippines dự diễn đàn G7.
(Reuters)
– Nga dọa sẽ phản ứng nếu Mỹ đặt tên lửa ở Nhật Bản. Chính quyền Matxcơva hôm qua,
27/11/2024, đã cảnh báo sẽ đáp
trả nếu Washington triển khai tên lửa tại Nhật
Bản và đe dọa an ninh của Nga. Theo Kyodo, Nhật Bản và Hoa Kỳ dự định
đề một kế hoạch quân sự để ứng phó với tình huống khẩn cấp tại Đài
Loan, bao gồm việc đưa các đơn vị tên lửa đến quần đảo
Nansei.
(AFP) – Ngoại trưởng Đức triệu
hồi đại sứ Nga. Sự
việc xảy ra hôm nay, 28/11/2024, sau khi Kremlin trục xuất hai
phóng viên của kênh truyền hình ARD. Bà Annalena Baerbock lên án hành động
của Matxcơva là không thể chấp nhận được và cũng phủ nhận việc
đóng cửa văn phòng kênh Pervy Kanal của Nga ở Berlin, phản
bác lý do mà Kremlin đưa ra để trục xuất các phóng viên Đức.
(AFP) – Vladimir
Putin công du Kazakhstan. Tổng thống Nga hôm qua, 27/11/2024, đã đến
Kazakhstan trong chuyến thăm hai ngày nhằm củng cố quan hệ với đồng minh
Trung Á, trong bối cảnh xung đột leo thang ở Ukraina. Kazakhstan
là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO)
do Matxcơva dẫn đầu, nhưng đã bày tỏ lo ngại về cuộc xung
đột đã kéo dài gần 3 năm. Chuyến đi của chủ nhân
điện Kremlin diễn ra vào thời điểm quan hệ thương mại giữa
hai nước căng thẳng, với việc Nga cấm một số mặt hàng nông sản của
Kazakhstan sau khi quốc gia này từ chối gia nhập BRICS.
(AFP) –
Thụy Sĩ kỳ vọng đạt được « thỏa thuận xích gần » với Liên Hiệp Châu Âu vào cuối năm
2024. Chính
quyền Berne muốn được thâm nhập vào thị trường Liên Âu dễ dàng hơn. Sau cuộc
họp ngày 28/11/2024, phái đoàn Thụy Sĩ tỏ ra lạc quan về các cuộc đàm phán tiến
triển « tốt ». Bruxelles và Berne tìm cách « ổn
định và phát triển » mối quan hệ song phương được kết nối với
hơn 120 thỏa thuận. Về phía Liên Âu, Bruxelles đề nghị Thụy Sĩ đóng góp thường
xuyên hơn vào Quỹ Gắn kết châu Âu để giúp một số nước bắt kịp nhịp độ phát
triển.
(AFP) –
1,53 triệu ca tử vong hàng năm có liên quan đến ô nhiễm không khí vì hỏa hoạn. Hơn 90% ca tử vong trong số này
xảy ra ở các nước đang phát triển, và chỉ riêng vùng châu Phi Nam Sahara đã
chiếm gần 40%. Tác giả của bản nghiên cứu, được đăng trên tạp chí The Lancet
ngày 28/11/2024, đã phân tích các dữ liệu có từ giai đoạn 2000 đến 2019 và
thống kê 450.000 ca tử vong hàng năm là do các bệnh tim mạch vì ô nhiễm không
khí do hỏa hoạn và 220.000 ca tử vong do các bệnh về đường hô hấp cũng vì khói
bụi do cháy và thải vào không khí. Theo dự đoán, số ca tử vong sẽ còn tăng
trong những năm tới, vì biến đổi khí hậu gây cháy rừng thường xuyên hơn và dữ
dội hơn.
TIN TỨC: THỨ SÁU 29.11.2024
1/ ÔNG DEREK TRAN ĐẮC CỬ GHẾ DÂN BIỂU Ở QUẬN CAM – CALIFORNIA
Ứng viên Dân chủ gốc Việt,
ông Derek Tran, đã đắc cử chiếc ghế dân biểu quận Cam của tiểu bang California,
đánh bại bà dân biểu Cộng hòa Michelle Steel vào hôm 27/11.
Đây là chiến thắng sít sao với
ông Derek Tran đạt hơn 158 ngàn lá phiếu, hơn đối thủ là bà Michelle Steel chỉ
596 phiếu.
Khi giành được ghế vào năm
2020, bà Steel đã cùng với đảng viên Dân chủ Marilyn Strickland của tiểu bang
Washington và đảng viên Cộng hòa Young Kim của California trở thành những người
phụ nữ Mỹ gốc Hàn đầu tiên được bầu vào quốc hội.
Derek Tran là một luật sư
và là người ủng hộ quyền của người lao động. Ông là con trai của một gia đình tỵ
nạn Việt Nam.Trong một tuyên bố vào đầu tuần này, ông cho biết chiến thắng của
mình là minh chứng cho tinh thần và
sức bền bỉ của cộng đồng VN.
Ông cũng khẳng định trên
trang mạng là chỉ ở Hoa Kỳ, người ta mới có thể từ người tỵ nạn, không mang theo gì ngoài bộ quần áo trên
người, trở thành thành viên quốc hội chỉ trong một thế hệ.
Cần biết đảng Cộng hòa hiện
nắm giữ 220 ghế tại hạ viện, trong khi đảng Dân chủ chỉ có 214 ghế. Derek
Tran là người Mỹ gốc Việt thứ 3 trở thành dân biểu. Vào năm 2008, ông Joseph
Cao Quang Ánh, ứng viên Cộng hòa đắc cử ở tiểu bang Louisiana để trở thành
người Mỹ gốc Việt đầu tiên phục vụ trong quốc hội.
Một người khác là bà
Stephanie Murphy, tên tiếng Việt là Đặng Thị Ngọc Dung, thắng cử năm 2016 ở
tiểu bang Florida trở thành phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử quốc hội Hoa Kỳ.
2/ DỰ ÁN BAUXITE TÂY NGUYÊN ĐANG BỊ THANH TRA
Ngày 28/11, đoàn thanh tra nhà
nước công bố quyết định thanh tra nhắm vào việc quản trị và khai thác khoáng
sản. Đáng chú ý, dự án khai thác quặng bauxite ở tỉnh Đắc Nông là một trong
những dự án thuộc diện bị thanh tra.
Ngoài ra các dự án khai
thác đất hiếm và vonfram ở các địa phương như Lai Châu và Thái Nguyên cũng
thuộc diện thanh tra. Trong cuộc họp báo công bố quyết định thanh tra, ông Lê
Sỹ Bảy, phó thanh tra nhà nước, tiết lộ đây là quyết định do ban phòng chống
tham nhũng trung ương trực tiếp đưa ra.
Đây là ủy ban do cố Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng thành lập, được bộ chính trị thông qua vào năm 2013. Trong
những năm qua, ban này được cho là đã đứng sau nhiều vụ thanh tra nhắm vào các
vụ án tham nhũng lớn, dẫn đến sự ra đi của nhiều quan chức cấp cao.
Các dự án khai thác bauxite
ở Tây Nguyên từng khiến dư luận dậy sóng vào những năm 2008 và 2009, khiến các
tướng lãnh quân đội như tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Đồng Sĩ Nguyễn lên tiếng
phản đối.
Các nhân sĩ trí thức nổi
tiếng như Chu Hảo, Phạm Chi Lan, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, cũng đồng ký
tên vào một bản tuyên bố kêu gọi bộ chính trị, quốc hội và nhà nước dừng các dự
án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Các lo ngại xoay quanh vấn đề môi
trường, kinh tế và xã hội, đặc biệt là sự dính líu của phía Trung Cộng vào các hoạt
động này.
Hai dự án khai thác bauxite
ở các tỉnh Tây nguyên bị phản đối gồm dự án Nhân Cơ ở tỉnh Đắc Nông, và dự án
Tân Rai ở tỉnh Lâm Đồng.
3/ MỘT ĐẠI TÁ CÔNG AN ĐƯỢC GIAO GHẾ THẨM PHÁN TÒA TỐI CAO
Vào hôm qua 28/11, các đại
biểu quốc hội VN đã biểu quyết thông qua đề nghị của chánh án tòa án tối cao,
về việc bổ sung thẩm phán vào cơ quan cao nhất của hệ thống tòa án Việt Nam.
Đáng chú ý là trong số hai
thẩm phán của tòa tối cao được bầu bổ sung lần này, có ông Nguyễn Quốc Đoàn,
người chưa từng đảm nhiệm bất cứ vị trí nào trong lãnh vực tư pháp.
Ở ngành công an, ông Đoàn
mang hàm đại tá, và từng lên đến chức giám đốc công an tỉnh Thừa Thiên, trước
khi được điều động sang ngạch đảng, nơi ông kinh qua các vị trí phó bí thư tỉnh
Thừa Thiên và bí thư tỉnh Lạng Sơn.
Một luật sư đang hành nghề
tại Việt Nam không giấu nổi sự thất vọng, khi cho biết về sự bổ nhiệm nói trên.
Lý do là một người quen với tư duy điều tra và trấn áp tội phạm như ông Đoàn,
bây giờ lại ngồi ghế tối cao để xét xử con người.
Vị luật sư này cũng tỏ ra
lo ngại về khả năng các quyền con người và lợi ích của người dân sẽ không được
tòa tối cao cân nhắc đúng mực, khi vị thẩm phán có gốc công an.
Vụ việc liên quan đến tòa
án tối cao được xã hội quan tâm là phán quyết giữ nguyên án tử hình đối với Hồ
Duy Hải. Khi đó chánh án tòa tối cao là ông Nguyễn Hòa Bình, một người cũng
xuất thân từ ngành công an, mang hàm thiếu tướng.
4/ ĐÀI LOAN TẬP TRẬN QUY MÔ LỚN TẠI KHÔNG PHẬN VÀ HẢI PHẬN
Quân đội Đài Loan vào hôm
qua 28/11 đã thông báo tiến hành tập trận trên không và trên
biển, triển khai nhiều chiến đấu cơ, chiến hạm và hệ thống
phòng thủ phi đạn, một ngày sau khi Trung Cộng thả hai quả bóng
bay về phía hòn đảo.
Thông cáo của không quân
Đài Loan cho biết cuộc tập trận, diễn ra vào sáng sớm, nhằm đánh
giá "các quy trình phản
ứng và khả năng phối hợp của đơn vị phòng không". Cuộc
tập trận gần đây nhất của không quân Đài Loan diễn ra vào
tháng 6 vừa qua, một tháng sau khi Tổng thống Lại Thanh
Đức nhậm chức.
Ngoài ra, bộ quốc phòng
Đài Loan cho biết vào hôm qua đã phát giác hai quả bóng
bay mà Trung Cộng thả cách hòn đảo khoảng 110 cây
số về phía tây bắc. Một quả bóng bay Trung Cộng khác cũng được phát giác
vào hôm 24/11 trong cùng khu vực.
Chính quyền Đài
Loan hôm qua đã cám ơn các ngoại trưởng nhóm siêu cường kinh tế G7
đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hòa bình ở eo biển Đài Loan
đối với an ninh và thịnh vượng toàn cầu, đồng thời ủng hộ sự tham gia
của hòn đảo vào các tổ chức quốc tế.
Trong tuyên bố chung,
các ngoại trưởng G7 phản đối
mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào của Trung Cộng nhằm thay đổi
hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép, đồng thời nhấn
mạnh không có cơ sở pháp lý cho các yêu sách chủ quyền của Trung
Cộng đối với Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Về phần mình, bạo
quyền Trung Cộng vào hôm qua đã cam kết "quyết liệt dập tắt" mọi
nỗ lực giành độc lập của Đài Loan. Vào hôm nay
29/11, Tổng thống Lại Thanh Đức sẽ mở chuyến công
du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức. Ông sẽ đến thăm ba quốc đảo
Thái Bình Dương, nhưng trên đường có thể sẽ ghé Hawaii và đảo Guam
của Mỹ.
VNTB
– Lịch sử về chương trình Cơ Hội Định Cư cho Người Việt Hồi Hương: (ROVR)
Program
VNTB
– Thanksgiving 2024: “Mỗi Gia Đình, Một Thương Phế Binh”
Chiến
thuật biển người của Putin ở Ukraine không thể tồn tại mãi
Đường
sắt tốc độ cao: Giải bài toán nào?29/11/2024
Nội
các Trump 2 sẽ đối xử với Việt Nam ra sao?29/11/2024
Tin
đồn sáp nhập tỉnh thành vẫn… ồn ào29/11/2024
Ngưỡng
thấp của văn học Việt Nam29/11/2024
Đinh Thế
Huynh (Kỳ 3)28/11/2024
Tổng
bí thư lấn sân: Bình thường hóa việc vi phạm hiến pháp28/11/2024
Thảo
luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan
rã (Phần 4)28/11/2024
Việt
Nam, Trung Quốc và việc chuyển hướng hàng hóa: Khi nhận thức quan trọng như
thực tế27/11/2024
“Tinh gọn”
bằng cách nào?27/11/2024
Dân mệt lắm rồi!26/11/2024
Hiệu
Minh - Tin đồn sáp nhập tỉnh thành vẫn…ồn ào
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 29.11.2024
Bùi
Chí Vinh - Bảy nữ danh ca thứ thiệt của Việt Nam
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Hiện nay có phải Chiến tranh Thế giới lần thứ Ba đang diễn ra? 29/11/2024
Điểm nghẽn thể chế và dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam 29/11/2024
Đầu tư cho văn nghệ thế nào? 29/11/2024
Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á 29/11/2024
Luật Dữ liệu: Bộ Công an thúc đẩy, doanh nghiệp lo ngại 28/11/2024
Làm chủ đường sắt cao tốc 28/11/2024
Điều gì giúp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo? 28/11/2024
Dân mệt lắm rồi 27/11/2024
Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam chuyển sang thu phí tắc đường 27/11/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
TRUY TỐ 38 BỊ CAN TRONG VỤ MUA BÁN HÓA
ĐƠN GÂY THẤT THOÁT HƠN 740 TỶ
Ông Nguyễn Đăng Thuyết (Tổng giám đốc
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành An Hà Nội) cùng 37 đồng phạm bị cơ quan truy
tố cáo buộc "móc nối" nhau mua bán trái phép hơn 19.000 hóa đơn khống.
Ngày 28/11, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã
ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can liên quan đến vụ mua bán hóa đơn, vi phạm
quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu
hạn Thành An Hà Nội (Công ty Thành An Hà Nội), Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết
bị y tế Danh (Công ty Danh), Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị y tế Tràng
Thi (Công ty Tràng Thi) và các đơn vị liên quan.
Kêu gọi 2 bị can đầu thú
Trong đó, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy
tố 6 người, gồm: Nguyễn Đăng Thuyết (Tổng giám đốc Công ty Thành An Hà Nội);
Nguyễn Nhật Linh (SN 1986, vợ Thuyết); Nguyễn Thị Hòa (Giám sát kế toán của 3
doanh nghiệp); Nguyễn Quý Khái (SN 1986, Giám đốc Công ty Doanh); Bùi Thị Mai
Hương (Kế toán trưởng Công ty Doanh); Đỗ Thị Hoa (nguyên Kế toán trưởng Công ty
Thành An Hà Nội) về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
32 người còn lại bị truy tố tội "In,
phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước".
Liên quan vụ án, đến nay bị can Nguyễn Đăng
Thuyết và Nguyễn Thị Hòa đang bỏ trốn.
Viện kiểm sát cho hay Cơ quan điều tra phát lệnh
truy nã, kêu gọi đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước, phối
hợp điều tra để đảm bảo quyền bào chữa theo quy định. Trường hợp không ra trình
diện hoặc đầu thú, coi như bị can từ bỏ quyền và sẽ bị điều tra, truy tố, xét xử.
Thất thoát tiền thuế lớn
Cáo trạng xác định các Công ty Thành An Hà Nội,
Công ty Danh, Công ty Tràng Thi đã sử dụng 19.167 số hóa đơn khống để kê khai
khấu trừ thuế giá trị gia tăng hàng hóa dịch vụ mua vào dẫn đến làm giảm tiền
thuế giá trị gia tăng phải nộp, gây thiệt hại cho ngân sách.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp, cáo trạng xác
định 3 doanh nghiệp nói trên cũng dùng hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ
kèm theo), được mua từ các công ty và của các hộ kinh doanh để hạch toán kế
toán khi làm báo cáo tài chính, hạch toán chi phí xác định số thuế phải nộp.
Theo cáo trạng, tổng số tiền ngân sách Nhà nước
bị thiệt hại trong vụ án là hơn 743 tỷ đồng (gồm: Thuế giá trị gia
tăng là 62 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 680 tỷ đồng).
Cơ quan tố tụng cho rằng bị can Nguyễn Đăng
Thuyết là chủ sở hữu và trực tiếp điều hành Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành
An Hà Nội, Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị y tế doanh Danh và Công ty
Tràng Thi. Bị can này đã trực tiếp chỉ đạo 3 công ty lập hai hệ thống sổ kế
toán tài chính theo dõi trên phần mềm FAST với mục đích trốn thuế, do đó, bị
can phải chịu trách nhiệm chính về các sai phạm.
Đối với Nguyễn Thị Hòa, Giám sát kế toán 3
công ty, có nhiệm vụ lập kế hoạch dự tính số tiền thuế phải nộp trong năm và
đây là số liệu không có thật, được ghi tăng chi phí đầu vào từ việc mua hóa đơn
khống để giảm thuế phải nộp.
Còn Bùi Thị Mai Hương và Nguyễn Thị Hòa được
Thuyết giao quản lý chữ ký số (TOKEN) để làm báo cáo thuế, xuất hóa đơn điện tử.
Sau khi lập các báo cáo thuế, báo cáo tài chính trình, nhóm lãnh đạo doanh nghiệp
sẽ duyệt và cấp dưới tự dùng chữ ký số để gửi cơ quan thuế.
Được biết hồi tháng 8/2024, Cơ quan điều tra
ban hành kết luận, đề nghị truy tố ông Thuyết cùng nhóm đồng phạm về một trong
hai tội đã nêu.
Tuy nhiên, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã
trả hồ sơ cho rằng hành vi của một số bị can trong vụ án có dấu hiệu của tội
"trốn thuế". Lý do, kết quả giám định thuế xác định Công ty Thành An,
Công ty Danh, Công ty Tràng Thi sử dụng 19.167 hóa đơn khống để kê khai thuế
gây thiệt hại cho Nhà nước số thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp là
hơn 743 tỷ đồng. Việc gây thất thoát tiền thuế nêu trên xuất phát từ hành
vi mua 19.167 hóa đơn khống của 110 công ty/hộ kinh doanh của bị can Nguyễn
Đăng Thuyết và đồng phạm.
Sau khi điều tra, đến giữa tháng 11/2024, Cơ
quan điều tra giữ nguyên quan điểm kết luận ban hành lần đầu.
PHẠT HƠN 555 TRIỆU ĐỒNG VỚI NGƯỜI ĐĂNG
TIN GIẢ NĂM 2024
Lưu Quý
https://vnexpress.net/phat-hon-555-trieu-dong-voi-nguoi-dang-tin-gia-nam-2024-4821283.html
Bộ Thông tin và Truyền thông gỡ hàng nghìn nội
dung, phạt 55 trường hợp với số tiền 555 triệu đồng vì đăng tin sai sự thật
trên mạng xã hội.
Tại hội nghị tổng kết lĩnh vực thông tin điện
tử năm 2024 ngày 28/11 ở Hà Nội, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
- Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan
để xác minh, xử lý, hạn chế tình trạng tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã
hội.
Tính đến hết tháng 9, Bộ tiếp nhận và xử lý
1.130 phản ánh liên quan đến tin xấu độc, lừa đảo, sai sự thật. Ngoài ra từ đầu
năm đến nay, lực lượng thanh tra Thông tin và Truyền thông đã kiểm tra, chấn chỉnh
168 tổ chức, cá nhân, trong đó xử phạt 55 trường hợp, phạt số tiền 555.939.000
đồng.
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh
truyền hình và Thông tin điện tử, nói: "Mỗi khi trên mạng có người đăng
thông tin có vẻ sai sự thật, tôi thấy bên dưới sẽ có những bình luận như 'chuẩn
bị lên phường nộp 7,5 triệu', là dấu hiệu tốt cho thấy các quy định đã đi vào đời
sống".
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết đã
thực hiện biện pháp "cứng rắn, linh hoạt" với các nền tảng xuyên biên
giới để yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.
Từ đầu năm đến nay, Facebook đã chặn, gỡ
8.981 nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam, gồm 8.463
bài viết, 349 tài khoản, 16 group và 153 trang vi phạm, đạt tỷ lệ 94%. Google
cũng chặn, gỡ 6.043 nội dung vi phạm trên YouTube, gồm 6.007 video và 36 kênh
chứa hơn 39.000 video, tỷ lệ 91%. TikTok chặn gỡ 971 nội dung, gồm 677 video và
294 tài khoản chứa hơn 94.000 video, tỷ lệ 93%.
"Cục đã tổ chức khoảng 20 cuộc họp, trao
đổi, đàm phán định kỳ và đột xuất với lãnh đạo cấp cao, đại diện các nền tảng
xuyên biên giới như Facebook, Google, TikTok, Netflix, Apple để nhắc nhở",
đại diện Cục cho biết.
Về quảng cáo, cơ quan quản lý triển khai hệ
thống rà quét, xử lý vi phạm với các đại lý, nhãn hàng có sản phẩm quảng cáo xuất
hiện trong video có nội dung xấu độc. Ngoài ra, các nền tảng xuyên biên giới
cũng được yêu cầu áp dụng AI và có nhân sự để chủ động kiểm duyệt nội dung và vị
trí cài đặt quảng cáo. Trong năm nay, tình trạng quảng cáo vào nội dung sai sự
thật, phản cảm, xấu độc được đánh giá giảm 50% so với 2023. Có 6 đơn vị bị phạt
với số tiền 130 triệu đồng, giảm so với mức 10 đơn vị và 175 triệu đồng của năm
ngoái.
Thứ trưởng Phạm Đức Long đánh giá nền tảng
xuyên biên giới đã hợp tác với cơ quan quản lý, tuy nhiên "các nội dung
'rác' vẫn được đưa lên liên tục", Do đó, họ không thể chỉ xử lý theo yêu cầu
mà cần chủ động rà quét, phát hiện.
Trong khi đó, Cục Phát thanh truyền hình và
Thông tin điện tử đánh giá các nền tảng hiện vẫn chưa kiểm soát nội dung quảng
cáo theo quy định pháp luật Việt Nam, liên tục thay đổi thuật toán, hình thức
phân phối dẫn đến khó khăn trong việc phát hiện vi phạm. Các nhóm vi phạm lợi dụng
công nghệ để lẩn trốn, dùng tài khoản ẩn danh, che giấu thông tin.
Bộ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung triển
khai Nghị định 147 mới được ban hành,
trong đó có quy định xác thực tài khoản của người sử dụng mạng xã hội bằng số
điện thoại tại Việt Nam.
Y ÁN TÙ VỚI CỰU PHÓ GIÁM ĐỐC
SỞ, BÁC TOÀN BỘ KHÁNG CÁO CỦA CHỦ 2 DỰ ÁN Ở NHA TRANG
Chiều 28-11, TAND cấp cao tại Đà
Nẵng đã xét xử phúc thẩm 2 vụ án xảy ra tại 2 dự án bên biển Nha
Trang (tại 28E đường Trần Phú và khu Mường Thanh Viễn Triều) và đã
bác tất cả kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm.
Cả 2 vụ án xảy ra tại 2 dự án ở
TP Nha Trang nêu trên đều được TAND
cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm trực tuyến.
Chỉ 2 bị cáo cựu chủ tịch Khánh
Hòa có mặt tại phiên tòa phúc thẩm
Đối với vụ án hình sự xảy ra tại dự
án Nha Trang Golden Gate (tại khu đất hơn 20.110m² ở số 28E đường Trần
Phú, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), tòa xét xử phúc
thẩm do có kháng cáo của chủ dự án là Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha
Trang.
Cả 4 bị cáo trong vụ án tại dự án
Golden Gate mà TAND cấp cao tại Đà Nẵng đưa ra xét xử phúc thẩm đều
là cựu lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo sở của tỉnh Khánh Hòa - hiện
đều là các tội phạm đang thi hành án tù trong nhiều vụ án khác đều
liên can đến đất đai.
Tại phiên tòa phúc thẩm vào chiều
28-11, chỉ có 2 bị cáo cùng là cựu
chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Chiến Thắng
và Lê Đức Vinh có mặt, ở điểm xét xử tại đầu cầu trung tâm ở trụ
sở TAND cấp cao tại Đà Nẵng.
Còn 2 bị cáo Đào Công Thiên (cựu phó
chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa) và Võ Tấn Thái (cựu giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường và cựu giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Khánh Hòa) xin xét xử vắng mặt và được tòa chấp nhận.
Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang đề nghị
tòa phúc thẩm sửa bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Khánh Hòa
đã tuyên (tháng 12-2023), giao cho công ty quản lý khu tại 28E Trần Phú,
TP Nha Trang để tiếp tục thực hiện dự án. Đồng thời kháng cáo đề
nghị cho tổ chức xác định lại giá đất dự án vừa nêu.
Theo tòa, việc giao đất, cho thuê đất, phê duyệt dự
án đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổ chức định
giá đất, giao đất cho Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang thực hiện dự án
Golden Gate tại 28E Trần Phú, TP Nha Trang đều là hành vi vi phạm nhiều
quy định pháp luật.
Các bị cáo Nguyễn Chiến Thắng, Lê Đức
Vinh, Đào Công Thiên và Võ Tấn Thái khi còn đương chức đã gây ra các vi
phạm đó.
Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang đã được
giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá đất và đấu thầu dự án là vi
phạm pháp luật.
Trước đó, cả 4 bị cáo trên đều bị TAND
tỉnh Khánh Hòa xử sơ thẩm, tuyên án phạm tội "vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Y án tù với cựu phó giám đốc Sở
Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hòa
Về vụ án hình sự xảy ra tại dự án
khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus (nay là dự án Mường Thanh Viễn
Triều), chiều 28-11, TAND cấp cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm cũng đã
tuyên bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Văn
Nhựt (cựu phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa).
TAND tuyên giữ y án sơ thẩm 1 năm 6 tháng
tù mà TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt bị cáo Nhựt vì không có tình
tiết mới để giảm nhẹ hình phạt.
Công ty cổ phần Tập đoàn Mường Thanh
kháng cáo yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm xem xét việc công ty bị TAND tỉnh
Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm buộc phải nộp lại toàn bộ số tiền ngân
sách nhà nước đã bị thất thoát, lãng phí do các hành vi vi phạm
pháp luật của 9 bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án Mường Thanh
Viễn Triều gây ra là hơn 356,93 tỉ đồng (tính tại thời điểm khởi tố
vụ án ngày 6-1-2022).
Theo tòa phúc thẩm, Công ty cổ phần Tập
đoàn Mường Thanh được giao khu đất Bãi Dương 22.340m2 để
thực hiện dự án trên mà không thông qua đấu giá đất, đấu thầu dự án
là hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo trong vụ án khi giao
đất, cho thuê đất. Lẽ ra phải thu hồi khu đất đã nêu, giao lại cho UBND
tỉnh Khánh Hòa quản lý để khắc phục hậu quả.
Nhưng vì trên khu đất dự
án Mường Thanh Viễn Triều đã có các công trình căn
hộ du lịch và phù hợp quy hoạch. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho
nhiều nhà đầu tư nên tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định giao cho Công ty
cổ phần Tập đoàn Mường Thanh tiếp tục sử dụng khu đất đó.
Theo bản án phúc thẩm, Công ty cổ phần
Tập đoàn Mường Thanh là người được hưởng lợi khi được giao khu đất
dự án như đã nêu trên nên phải có nghĩa vụ nộp toàn bộ số tiền như
bản án sơ thẩm mà TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên.
Tập đoàn Mường Thanh có quyền khởi
kiện các công ty liên quan ra tòa để yêu cầu chia sẻ trách nhiệm liên
quan đến nghĩa vụ tài chính phải nộp cho Nhà nước theo bản án hình
sự sơ thẩm đã tuyên.
Vì vậy, TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã
bác toàn bộ kháng cáo của Mường Thanh.
CẢ NGÀN MÉT DÂY CÁP NGẦM ĐÈN ĐƯỜNG CAO TỐC CAM LÂM - VĨNH HẢO
BỊ CẮT TRỘM, TRỊ GIÁ GẦN NỬA TỈ ĐỒNG
An Anh
Kẻ gian đã cắt trộm gần 1.300m dây đồng
cáp ngầm đèn đường trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, đoạn qua tỉnh Ninh Thuận.
Sáng 29-11, thông tin từ Ban quản lý dự
án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo cho biết
đơn vị vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, Ban quản lý dự án 85, Công an
tỉnh Ninh Thuận và các ngành liên quan về việc đề nghị hỗ trợ xử lý hành vi cắt
trộm dây cáp ngầm đèn đường trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Trước đó, tối 22-11, đội tuần tra cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo phát
hiện điện chiếu sáng tại khu vực cầu vượt nút giao Du Long (Cầu 7 - Cầu Lợi Hải
1 - km68+574) bị tắt.
Qua kiểm tra phát hiện bị kẻ gian cắt trộm
dây đồng cáp ngầm đèn đường 4 X 25 trên tuyến chính từ km68+200 đến km70+560 phải
tuyến và ở nhánh N5, N3 Cầu 7. Tổng chiều dài dây cáp ngầm đèn đường bị mất là
1.282m, giá trị thiệt hại khoảng 450 triệu đồng.
Trong văn bản gửi các ngành chức năng, ông
Nguyễn Thanh Phong - phó giám đốc Ban quản lý dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo - cho biết
hướng lấy trộm là đi qua cống hộp từ dòng suối bên trái tuyến vào để tránh sự
giám sát của camera. Sau khi cắt trộm dây cáp ngầm, kẻ trộm còn lấp lại để xóa
dấu vết.
Cũng theo ông Phong, giá trị tài sản bị mất cắp
là lớn, thuộc công trình trọng điểm quốc gia, do đó nhà đầu tư đơn vị quản lý vận
hành đã trích xuất camera để phối hợp các ngành chức năng địa phương điều tra xác minh.
THÊM MỘT ÔNG LỚN XĂNG DẦU BỊ RÚT PHÉP
SAU NHIỀU THÁNG ÔM TIỀN QUỸ BÌNH ỔN
Ngọc An
Sau nhiều lần đòi quỹ bình ổn bất
thành, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định rút phép thương nhân đầu mối xuất
nhập khẩu xăng dầu đối với Công ty TNHH Trung Linh Phát.
Công ty TNHH Trung Linh Phát có trụ sở tại
Ninh Bình, được cấp phép năm 2021. Đây là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu hoạt
động ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Theo quyết định được Thứ trưởng Bộ Công
Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký ban hành, Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh
doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với công ty này.
Bộ yêu cầu Công ty Trung Linh Phát có trách
nhiệm nộp trả lại giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Công ty cũng phải
nộp ngay toàn bộ số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu và số tiền nợ quỹ đến thời điểm
thu hồi giấy phép, lãi phát sinh vào ngân sách nhà nước.
Với các khoản tiền nộp được yêu cầu gửi bản
sao chứng từ chuyển nộp tiền về Bộ Tài chính và Bộ Công Thương theo quy định
pháp luật.
Tại thời điểm tháng 3-2024, Bộ Công Thương đã
có văn bản gửi tới doanh nghiệp này yêu cầu nộp lại số tiền hơn 26 tỉ đồng quỹ bình ổn đang
nắm giữ, theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Bộ Tài chính.
Trước đó, Thanh tra Bộ Tài chính đã ban hành
quyết định về việc xử lý vi phạm hành chính và 19 quyết định về việc cưỡng chế
khấu trừ tiền từ 33 tài khoản của công ty này.
Lý do, Công ty Trung Linh Phát đã không tự
nguyện chấp hành quyết định vi phạm hành chính đã được Thanh tra Bộ Tài chính
ban hành trước đó.
Số tiền bị khấu trừ hơn 26,3 tỉ đồng, bao gồm
120 triệu đồng tiền xử phạt vi phạm và số tiền khắc phục hậu quả 26,2 tỉ đồng bằng
việc nộp tiền vào tài khoản quỹ bình ổn giá xăng dầu tại ngân hàng thương mại
nơi công ty mở tài khoản.
Dù vậy đã gần 9 tháng qua nhưng công ty này vẫn
chưa nộp lại số tiền đã chiếm dụng từ quỹ bình ổn theo yêu cầu của Bộ Tài chính
- Bộ Công Thương nên cơ quan quản lý phải ra quyết định thu hồi giấy
phép.
Công ty Trung Linh Phát có 8 chi nhánh tại
TP.HCM, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Giang, Nam Định, Tuyên Quang, Vũng Tàu, Tây
Nguyên.
Tại thời điểm đăng ký thay đổi tháng 11-2022,
Công ty TNHH Trung Linh Phát có vốn điều lệ 500 tỉ đồng. Có thời điểm doanh
nghiệp này có doanh thu lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng nhưng ghi nhận kinh
doanh lỗ.
ĐỒNG XOÀI TREO THƯỞNG CHO NGƯỜI TÌM RA ‘THỦ PHẠM’ PHÁT TÁN MÙI HÔI TRONG
KHÔNG KHÍ
A Lộc
Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền
cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời
gian qua.
Tối 28-11, UBND thành phố Đồng Xoài (Bình Phước)
đã phát động người dân phát hiện, tố cáo hành vi xả thải gây ô nhiễm mùi hôi.
Theo đó, thành phố treo thưởng 10 triệu đồng
đối với người cung cấp thông tin có giá trị, đủ cơ sở xử lý, giúp thành phố
phát hiện chính xác nguồn gây ô nhiễm.
Sau đó, lãnh đạo thành phố đã đi kiểm tra thực
tế nhiều lần (kể cả ngày và ban đêm). Đồng thời chỉ đạo các phòng ban chuyên
môn liên quan, địa phương rà soát, tìm kiếm nguồn phát sinh ô nhiễm.
Thế nhưng đến nay vẫn chưa phát hiện nguồn
phát sinh mùi hôi.
Ngày 8-11, UBND thành phố Đồng Xoài đã báo
cáo kiến nghị tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường không
khí.
Sau đó, UBND tỉnh Bình Phước có công văn chỉ
đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và huyện Đồng Phú giải quyết kiến
nghị trên.
Để sớm tìm ra nguồn gây mùi hôi, chủ tịch UBND
thành phố Đồng Xoài đã phát động, kêu gọi toàn thể cán bộ,
người dân cùng tham gia tìm kiếm, tố giác "thủ phạm" phát thải mùi
hôi trong không khí.
UBND thành phố Đồng Xoài bố trí nhân lực tiếp
nhận thông tin tố giác 24/24 giờ mỗi ngày. Đồng thời khẳng định sẽ bảo đảm bí mật
danh tính người cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật.
Liên quan vụ việc, lãnh đạo Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Bình Phước cho biết đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp
các địa phương kiểm tra các doanh nghiệp chế biến mủ cao su, phân bón. Đây là
những nguồn tiềm ẩn nguy cơ phát tán mùi hôi trong không khí.
YÊU CẦU TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH
THÀNH AN HÀ NỘI VÀ ĐỒNG PHẠM RA ĐẦU THÚ
Antd.Vn
Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu 2 bị
can liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH
thiết bị y tế Danh, Công ty TNHH thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị có liên
quan...ra đầu thú.
Ngày 23-11-2024, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao (Vụ 5) đã ban hành Cáo trạng số 10853/CTr-VKSTC-V5 truy tố 38 bị can về các
tội: “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” và “In, phát hành,
mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước”.
Để đảm bảo giải quyết vụ án theo quy định của
pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) yêu cầu 2 bị can đang bỏ trốn
đến Cơ quan Công an hoặc Viện kiểm sát nhân dân nơi gần nhất đầu thú, hưởng
chính sách khoan hồng của Nhà nước và thực hiện quyền bào chữa theo quy định tại
Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; nếu tiếp tục bỏ trốn, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao coi đó là từ bỏ quyền bào chữa và bị truy tố, xét xử theo quy
định của pháp luật, gồm:
Nguyễn Đăng Thuyết (sinh năm 1970), Tổng Giám
đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội; nơi thường trú.
Tại Bản án số 05/2023/HS-ST ngày 04/01/2023 của
Tòa án nhân dân TP Hà Nội, Nguyễn Đăng Thuyết bị xử phạt 30 tháng tù về tội:
“Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Thời hạn chấp hành
hình phạt tù tính từ ngày bắt đi thi hành án; Tại Bản án số 389/2023/HS-PT ngày
24/5/2023 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội quyết định giữ nguyên quyết định
tại Bản án sơ thẩm.
CEO TỪ NHIỆM, BAN ĐIỀU HÀNH THUDUC
HOUSE ĐỐI MẶT NGUY CƠ KHÔNG CÒN AI
ANTD.VN
Ông Nguyễn Hải Long – Tổng giám đốc
Thuduc House từ nhiệm sau hơn 7 tháng ngồi vị trí này. Nếu chưa tìm được người
thay thế thì Ban giám đốc Thuduc House đối mặt khả năng không còn thành viên
nào.
Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức
(Thuduc House - TDH) vừa nhận được đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Hải Long. Trong
đơn từ nhiệm, ông Long cho biết vì lý do cá nhân, ông không thể tiếp tục đảm
nhiệm chức trách, nhiệm vụ của mình Thời gian từ nhiệm do Hội đồng quản trị cân
nhắc và quyết định.
Ông Nguyễn Hải Long mới được bầu làm Tổng
giám đốc Thuduc House từ giữa tháng 4/2024 thay cho ông Đàm Mạnh Cường – người
từ nhiệm vị trí này do “tự thấy không đáp ứng tiêu chí của HĐQT mới”.
Hiện ông Nguyễn Hải Long đang là thành viên
duy nhất trong Ban điều hành Thuduc House. Trước đó, bà Văn Thị Huệ - Phó Tổng
giám đốc kiêm Thư ký Hội đồng quản trị cũng đã bị miễn nhiệm vào tháng 6. Hiện
doanh nghiệp này chưa có thông tin về nhân sự sẽ thay thế ông Long.
Trong khi đó, HĐQT Thuduc House do ông Nguyễn
Quang Nghĩa Chủ tịch, cùng hai thành viên là bà Võ Thị Tường Vy và ông Hoàng
Anh Phúc.
Thượng tầng của Thuduc House liên tục biến động
từ cuối năm 2021 đến nay, sau khi Tổng giám đốc cùng hàng loạt nhân sự bị bắt
trong vụ án gian lận tiền hoàn thuế trong hoạt động xuất khẩu linh kiện điện tử
giai đoạn trước đó. Trong đó, riêng năm 2022, doanh nghiệp này có 3 lần thay đổi
Chủ tịch HĐQT và trong năm 2023, tiếp tục thay thế Chủ tịch mới là ông Nguyễn
Quang Nghĩa.
Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này
cũng bết bát, Thuduc House liên tục bị Cục Thuế TP HCM cưỡng chế nợ thuế. Năm
2020 và 2021, công ty lỗ liên tiếp gần 310 tỷ và 890 tỷ đồng.
Năm 2022, doanh nghiệp lãi vỏn vẹn 8 tỷ đồng
nhờ tiết giảm tối đa chi phí. Tuy nhiên 9 tháng đầu năm 2023, Thuduc House tiếp
tục lỗ gần 4 tỷ đồng, đưa tổng lỗ lũy kế lên khoảng 755 tỷ đồng.
No comments:
Post a Comment