Thursday, November 28, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 28 tháng 11 năm 2024


Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Thụy Điển yêu cầu tàu Trung Quốc quay lại để hỗ trợ điều tra vụ đứt cáp ở Biển Baltic

Một số người được ông Trump đề cử vào tân chính quyền bị dọa đánh bom

Vatican có bước tiến về phong chân phước cho linh mục Trương Bửu Diệp

Derek Tran thắng Michelle Steel, thành Dân biểu gốc Việt đầu tiên của California tại Hạ viện Mỹ

Ông Trump đề cử cố vấn lâu năm Kellogg làm đặc sứ về Ukraine và Nga

 Vatican có bước tiến về phong chân phước cho linh mục Trương Bửu Diệp

 Việt Nam hứa mua thêm máy bay, LNG từ Mỹ trong thời thuế quan mới của Trump

 Tổ chức Nhân quyền châu Á chỉ trích Việt Nam bỏ tù 9 nhà sư và nhà hoạt động Khmer Krom

 Nhiều người mong việc ‘tinh gọn bộ máy’ thời TBT Tô Lâm sẽ thực chất, hiệu quả

 Người dân Hàn Quốc phản đối cấp vũ khí cho Ukraine

Nga nói sẽ đáp trả nếu Mỹ đặt tên lửa ở Nhật

Công tố viên của Tòa Hình sự Quốc tế xin trát bắt nhà lãnh đạo quân sự Myanmar

 Israel-Hezbollah ngừng bắn, người dân Lebanon bắt đầu trở về nhà

 Truyền thông Trung Quốc cảnh báo ông Trump về cuộc chiến thuế quan

 Axios: Israel và Hezbolla đồng ý các điều khoản ngừng bắn

 

RFA

“Phong sát” sư Minh Đạo, dung dưỡng Thích Chân Quang, Giáo hội Quốc Doanh đánh rơi mặt nạ

Chính phủ Việt Nam bị chỉ trích vì bỏ tù 9 nhà sư và Phật tử người Khmer Krom

Việt Nam khẳng định án tử hình đối với ông Lê Văn Mạnh "hoàn toàn hợp pháp"

Sư Minh Tuệ bày tỏ mong muốn được bộ hành từ Việt Nam đến Ấn Độ

Việt Nam là cửa ngõ của hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ cấm vận

Dự án Rạch Tràm và vấn nạn phát triển quá mức ở Phú Quốc

Tổng bí thư lấn sân: bình thường hóa việc vi phạm hiến pháp

Cộng sản và giấc mơ thống nhất lòng người

Nhóm tàu tấn công của Hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông

Tòa Vĩnh Long kết án tù các nhà sư và phật tử người Khmer Krom

Tô Lâm "xáo bài" nhân sự của Tổng Trọng!

Hà Nội: Người dân Sóc Sơn bức xúc vì đường bê tông dân tự cải tạo lại bị chính quyền phá

Liệu ông Lê Hữu Minh Tuấn có được chữa trị trong trại giam như chính phủ tuyên bố?

Từ việc "tự nguyện" ẩn tu của sư Minh Tuệ nhớ về làn sóng đàn áp Phật Giáo sau 75

Trung ương Đảng thống nhất tái tục dự án điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận

Lương Chủ tịch nước bao lâu thì mua được nhà Hà Nội?

TPHCM: Hội Thánh Tin Lành Gia Định biểu tình đòi chính quyền trả ngôi trường mượn gần 50 năm

Ông Nguyễn Văn Thể và Bùi Văn Cường bị cho thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng

Bộ Công an chỉ dẫn độ thành công 16/128 người trốn ra nước ngoài từ năm 2008

 

BBC

Nhân sự cấp cao Việt Nam: những gương mặt mới thăng tiến là ai?

Derek Trần: dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên của California là ai?

Quốc hội họp: các vị trí lãnh đạo cấp cao nào thay đổi? Ai sẽ thăng tiến?

Cuộc sống ẩn khuất của cộng đồng LGBTQ Triều Tiên

VinFast báo giao gần 45.000 xe trong 9 tháng, tự tin đạt mục tiêu 80.000 xe cả năm

Luật Dữ liệu: Bộ Công an thúc đẩy, doanh nghiệp lo ngại

Vụ Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân 'bị điều tra': Bắc Kinh nói không có căn cứ

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah gồm những gì?

Việt Nam giữa ngã ba đường: Cân bằng an ninh quốc gia và thu hút đầu tư công nghệ

Các tập đoàn Thái Lan: đầu tư, thâu tóm và thu lợi tại Việt Nam

Trung ương Đảng họp bất thường, xử lý hàng loạt nhân vật cấp cao

Lính đào ngũ Nga tiết lộ bí mật bảo vệ căn cứ vũ khí hạt nhân

Việt Nam

Điện hạt nhân Việt Nam: Để tránh mắc kẹt vào công nghệ của một nước

Điện hạt nhân Việt Nam: Chọn đối tác nào và vì sao?

Việt Nam và Mỹ: Bàn giao máy bay quân sự, tiếp theo là gì?

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật, ông Võ Văn Thưởng 'điều trị bệnh'

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: quảng bá rầm rộ, nhưng còn lắm mông lung

Chính phủ Mỹ cáo buộc người đàn ông Việt Nam rửa tiền gần 70 triệu USD

1.000 ngày Nga xâm lược Ukraine: Dư luận Việt Nam phân hóa như thế nào về Putin và Nga?

Tứ Trụ, Thường trực Ban Bí thư và những 'trường hợp đặc biệt'

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc công du Nam Mỹ, có 'thành công tốt đẹp'?

Việt Nam trước khả năng bị Trung Quốc sử dụng để lách thuế từ Mỹ trong nhiệm kỳ Trump 2.0

Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời Trump 1.0

Tướng công an, quân đội nào thăng tiến khi chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định?

RFI

Nga không kích mạng lưới năng lượng Ukraina, hàng trăm nghìn người bị mất điện

Phá hoại cáp ngầm : Ba Lan đề xuất lập đội tuần tra ở biển Baltic

Đài Loan tổ chức tập trận quy mô lớn trên không và trên biển

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Tên lửa siêu thanh Orechnik: Trò chơi leo thang xung đột của tổng thống Nga Putin

 Đẩy mạnh thanh trừng quân đội Trung Quốc : Lợi hay hại cho « đại phục hưng » của Tập Cận Bình ?

Công tố CPI yêu cầu phát lệnh bắt giữ lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện

Đông Nam Á và xu hướng giới lãnh đạo quân đội lên cầm quyền

Mỹ : Trump chọn một nhân vật thân cận làm đặc phái viên về chiến tranh Ukraina

Tỷ giá đồng rúp Nga giảm xuống mức thấp nhất từ giữa tháng 03/2022

Hậu quả đối với Gaza sau khi Israel và Hezbollah ngưng bắn ở Liban

Hội nghị Busan chống ô nhiễm nhựa có nguy cơ bị giới lobby làm thất bại

Nghệ thuật tái chế từ bìa carton

 Thủ tướng Việt Nam kêu gọi Mỹ giảm bớt hạn chế xuất khẩu công nghệ

Lệnh hưu chiến ở Liban : Mỹ và Pháp sẽ giám sát việc thực thi thỏa thuận

Liban: Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah bắt đầu có hiệu lực

Thỏa thuận hưu chiến giữa Israel và Hezbollah tại Liban: Một thắng lợi ngoại giao của Pháp

Trung Quốc: Bộ trưởng Quốc Phòng Đổng Quân bị điều tra vì tham nhũng ?

Chiến tranh Ukraina : Thời khắc quyết định đối với Châu Âu

 (AFP) – Mỹ và Trung Quốc trao đổi tù nhân. Ngày 27/11/2024, nhiều quan chức Mỹ cho biết Trung Quốc đã trả tự do cho ba công dân Mỹ Mark Swidan, Kai Li et John Leung, « bị tù oan » theo Washington. Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết đã nói chuyện với ba người này « khi họ trở về Mỹ vào đúng dịp Thanksgiving – Lễ Tạ Ơn ». Mark Swidan bị giam giữ từ năm 2012 với cáo buộc tàng trữ ma túy. Doanh nhân Kai Li bị cáo buộc làm gián điệp năm 2016. Ngày 28/11, đến lượt Bắc Kinh thông báo ba công dân Trung Quốc, « bị cầm tù oan uổng » ở Mỹ, cũng đã hồi hương, nhưng không tiết lộ danh tính.

(PNA) – Philippines, Hoa Kỳ và Nhật Bản tổ chức tham vấn hàng hải ba bên đầu tiên. Ngày 27/11/2024, bộ Ngoại Giao Nhật Bản thông báo sự kiện này sẽ diễn ra vào tháng 12, theo tinh thần cuộc họp thượng đỉnh giữa tổng thống Philippines, tổng thống Mỹ và thủ tướng Nhật Bản hồi tháng 4/2024. Bên lề cuộc họp cấp bộ trưởng G7 tại Ý ngày 26/11, ngoài cuộc đối thoại ba bên, ngoại trưởng Nhật Bản và Philippines cũng thảo luận về tình hình Biển Đông và khẳng định sự hợp tác an ninh chặt chẽ giữa hai nước. Đây là lần đầu tiên, một ngoại trưởng Philippines dự diễn đàn G7.

(Reuters) – Nga dọa sẽ phản ứng nếu Mỹ đặt tên lửa ở Nhật Bản. Chính quyền Matxcơva hôm qua, 27/11/2024, đã cảnh báo sẽ đáp trả nếu Washington triển khai tên lửa tại Nhật Bản và đe dọa an ninh của Nga. Theo Kyodo, Nhật Bản và Hoa Kỳ dự định đề một kế hoạch quân sự để ứng phó với tình huống khẩn cấp tại Đài Loan, bao gồm việc đưa các đơn vị tên lửa đến quần đảo Nansei.

(AFP) – Ngoại trưởng Đức triệu hồi đại sứ Nga. Sự việc xảy ra hôm nay, 28/11/2024, sau khi Kremlin trục xuất hai phóng viên của kênh truyền hình ARD. Bà Annalena Baerbock lên án hành động của Matxcơva là không thể chấp nhận được và cũng phủ nhận việc đóng cửa văn phòng kênh Pervy Kanal của Nga ở Berlin, phản bác lý do mà Kremlin đưa ra để trục xuất các phóng viên Đức.

(AFP) – Vladimir Putin công du Kazakhstan. Tổng thống Nga hôm qua, 27/11/2024, đã đến Kazakhstan trong chuyến thăm hai ngày nhằm củng cố quan hệ với đồng minh Trung Á, trong bối cảnh xung đột leo thang ở Ukraina. Kazakhstan là thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Matxcơva dẫn đầu, nhưng đã bày tỏ lo ngại về cuộc xung đột đã kéo dài gần 3 năm. Chuyến đi của chủ nhân điện Kremlin diễn ra vào thời điểm quan hệ thương mại giữa hai nước căng thẳng, với việc Nga cấm một số mặt hàng nông sản của Kazakhstan sau khi quốc gia này từ chối gia nhập BRICS.

(AFP) – Thụy Sĩ kỳ vọng đạt được « thỏa thuận xích gần » với Liên Hiệp Châu Âu vào cuối năm 2024. Chính quyền Berne muốn được thâm nhập vào thị trường Liên Âu dễ dàng hơn. Sau cuộc họp ngày 28/11/2024, phái đoàn Thụy Sĩ tỏ ra lạc quan về các cuộc đàm phán tiến triển « tốt ». Bruxelles và Berne tìm cách « ổn định và phát triển » mối quan hệ song phương được kết nối với hơn 120 thỏa thuận. Về phía Liên Âu, Bruxelles đề nghị Thụy Sĩ đóng góp thường xuyên hơn vào Quỹ Gắn kết châu Âu để giúp một số nước bắt kịp nhịp độ phát triển.

(AFP) – 1,53 triệu ca tử vong hàng năm có liên quan đến ô nhiễm không khí vì hỏa hoạn. Hơn 90% ca tử vong trong số này xảy ra ở các nước đang phát triển, và chỉ riêng vùng châu Phi Nam Sahara đã chiếm gần 40%. Tác giả của bản nghiên cứu, được đăng trên tạp chí The Lancet ngày 28/11/2024, đã phân tích các dữ liệu có từ giai đoạn 2000 đến 2019 và thống kê 450.000 ca tử vong hàng năm là do các bệnh tim mạch vì ô nhiễm không khí do hỏa hoạn và 220.000 ca tử vong do các bệnh về đường hô hấp cũng vì khói bụi do cháy và thải vào không khí. Theo dự đoán, số ca tử vong sẽ còn tăng trong những năm tới, vì biến đổi khí hậu gây cháy rừng thường xuyên hơn và dữ dội hơn.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ NĂM 28.11.2024

 

1/ SƯ MINH TUỆ MUỐN ĐI KHẤT THỰC TỪ VN SANG ẤN ĐỘ

Vào ngày 25/11 lại xuất hiện bức thư tay có chữ ký của sư Minh Tuệ, nội dung bày tỏ mong muốn được bộ hành đến Ấn Độ và thăm các thánh tích Phật giáo, đồng thời nhờ tư vấn về đường đi và thủ tục.  

Bức thư tay được đăng tải trên trang Thiên định tuệ cho biết là sư Minh Tuệ muốn đi đến Ấn Độ, nơi đất Phật để đảnh lễ 4 thánh tích, để học tập và tri ân về Đức Phật. Lá thư cho biết thêm đây là tâm nguyện của riêng ông, không ảnh hưởng đến bất cứ ai.

Theo bản đồ của Googe Map,  nếu xuất phát từ tỉnh Gia Lai đi bộ đến Ấn Độ sẽ mất hơn 37 ngày di chuyển liên tục, đi qua các nước Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh và Ấn Độ. 

Ông Minh Tuệ cũng cho biết việc di chuyển bằng các phương tiện khác đến Ấn Độ là hạ sách, không đúng với phẩm hạnh và sự tôn kính đối với Đức Phật. 

Trang mạng nói trên thuộc công ty do anh trai của sư Minh Tuệ làm giám đốc, thời gian qua đăng tải các bức thư viết tay có chữ ký "Minh Tuệ" thông báo về nhiều điều như đề nghị xử lý người đưa hình ảnh ông lên mạng xã hội, dừng khất thực vì “an ninh trật tự, an toàn xã hội chính trị” không được bảo đảm và dừng tu theo 13 hạnh đầu đà. 

Câu chuyện bộ hành từ Bắc vào Nam của sư Minh Tuệ vào tháng 5 vừa qua thu hút truyền thông trong và ngoài nước về một người tu hành theo Phật giáo không màng tiền tài, chỉ ăn một ngày một bữa, trong lúc xã hội đang đua trọng vật chất.

RFA

 

2/ VN KÊU GỌI NƯỚC MỸ GIẢM BỚT HẠN CHẾ XUẤT CẢNG CÔNG NGHỆ

Tại một hội nghị về hợp tác thương mại Việt - Mỹ, do Phòng thương mại Mỹ tổ chức tại Hà Nội, vào hôm qua 27/11, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã kêu gọi Washington giảm bớt hạn chế xuất cảng nhiều công nghệ tân tiến, đặc biệt trong lãnh vực viễn thông.

Ông Chính cũng kêu gọi Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Theo ông Chính, giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam bày tỏ hy vọng lệnh cấm vận đối với một số công nghệ sẽ được dỡ bỏ. Ông Chính đặt câu hỏi  là VN không chiến đấu với bất kỳ ai, vậy tại sao nước Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận?

Cần biết là cho đến nay Việt Nam vẫn chưa được phép nhập cảng nhiều công nghệ được coi là quan trọng đối với an ninh của Hoa Kỳ, nhưng Hà Nội đã được phép nhập cảng vũ khí thông thường từ Mỹ, trong đó có một số công nghệ phi đạn.

Thủ tướng Việt Nam cho biết chuẩn bị làm việc với nhiều tập đoàn lớn của Mỹ, trong đó có tập đoàn Nvidia, với trọng tâm là các lãnh vực chuyển đổi số và kết nối vạn vật. Việt Nam cũng muốn đẩy mạnh  truyền thông vệ tinh và đang đàm phán với tập đoàn hàng không SpaceX của Hoa Kỳ.

Tổng thống tân cử Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế lên tới 20% đối với tất cả sản phẩm nhập cảng và đòi hỏi quan hệ thương mại cân bằng hơn với các nước xuất cảng sang Mỹ.  Hoa Kỳ là thị trường xuất cảng đứng đầu của Việt Nam, với mức thặng dư mậu dịch là 80 tỷ Mỹ kim mỗi năm.

RFI

 

3/ VN CAM KẾT MUA THÊM MÁY BAY VÀ KHÍ HÓA LỎNG CỦA MỸ

Việt Nam có kế hoạch mua thêm máy bay, khí đốt hóa lỏng và các sản phẩm khác từ Hoa Kỳ khi các quan chức chuẩn bị cho giai đoạn thuế quan mới từ chính quyền Trump sắp tới.

Để thúc đẩy thương mại công bằng và bền vững với Mỹ, Việt Nam có kế hoạch mua thêm các sản phẩm từ Mỹ, bao gồm máy bay, khí hóa lỏng, trang thiết bị an ninh và chip, theo tuyên bố của thứ trưởng ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại hội nghị kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ ở Hà Nội, có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

Lời đe dọa áp thuế toàn cầu của tân Tổng thống Donald Trump là một trong những bất ổn lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam. Chủ tịch nước Lương Cường vào đầu tháng này đã cảnh báo về những nguy cơ của một thế giới có mức thuế quan cao hơn.

Theo nhận định của một số chuyên gia, trong khi quan hệ quân sự và ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ vẫn duy trì ổn định, khả năng áp thuế dưới thời ông Trump là mối lo ngại thường trực đối với Việt Nam khi thương mại hai chiều của nước này với Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng. Trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã gọi Việt Nam là “nước lạm dụng tồi tệ nhất” nền thương mại Hoa Kỳ.

Trong khi Việt Nam đang chờ đợi xem họ có thể phải đối mặt với những biện pháp nào từ Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra những lời đe dọa cụ thể đầu tiên vào hôm 25/11, cho biết ông sẽ áp dụng thêm 10% thuế quan đối với hàng hóa từ Trung Cộng và 25% thuế quan đối với các sản phẩm từ Mexico và Canada.

VOA

 

4/ BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG TRUNG CỘNG BỊ ĐIỀU TRA VỀ TỘI THAM NHŨNG

Bộ trưởng quốc phòng Trung Cộng Đổng Quân đang bị điều tra về tội tham nhũng, theo tiết lộ của tờ Financial Times vào hôm qua 27/11.

Ông Đổng là vị bộ trưởng quốc phòng thứ ba liên tiếp của Trung Cộng bị điều tra vì cáo buộc tham nhũng, theo tờ báo nói trên, trích lời các đương kim và cựu quan chức Mỹ. Khi được hỏi về việc này tại một cuộc họp báo hằng ngày, phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Cộng Mao Ninh nói rằng bản tin đó “đoán mò”.

Tuy nhiên bộ quốc phòng Trung Cộng đã không phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận của thông tấn xã Reuters.

Cần biết là quân đội Trung Cộng đã trải qua cuộc thanh trừng chống tham nhũng sâu rộng kể từ năm ngoái, với ít nhất 9 tướng lãnh và một số quan chức trong ngành công nghiệp quốc phòng bị khai trừ khỏi quốc hội.

Ông Đổng, một cựu tư lệnh hải quân, được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng vào tháng 12 năm ngoái, để thay thế ông Lý Thượng Phúc, đã bị cách chức sau 7 tháng nhậm chức.

Là bộ trưởng quốc phòng, ông Đổng chịu trách nhiệm về ngoại giao quân sự của Trung Cộng với các nước khác. Nhưng ông Đổng đã không được lọt vào quân ủy trung ương, vốn là cơ quan quân sự cao nhất của Trung Cộng. Ông Đổng cũng không được cho vào quốc hội trong cuộc cải tổ nội các vào tháng 3.

VOA

 

 

VNThoibao

VNTB – Võ Thị Sáu

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Trump 2.0 có thể khiến Trung Quốc đau đầu ở Đông Nam Á

Thế giới hôm nay: 27/11/2024

 

Báo Tiếng Dân

 

Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn cách mạng hệ thống chính trị…24/11/2024

 

Thuy My

Nguyễn Văn Tuấn - Chưa bao giờ thấy cách viết này trên văn bằng phương Tây

Tám Vạn - Tiến sĩ "giấy" Bạch Tuyết

Nghệ sĩ Bạch Tuyết có bằng tiến sĩ hay chỉ là chứng nhận khen thưởng của RADA?

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 28.11.2024

Bông Lau - Nghĩa trang của Sư đoàn 23 Bộ binh

Liễu Hằng - Hồn cốt dân ca

Nguyễn Đình Bổn - Định ăn giựt của dân!

Hiệu Minh - Thời đại rối loạn thông tin

 

 

Tin Trong Nước

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Luật Dữ liệu: Bộ Công an thúc đẩy, doanh nghiệp lo ngại 28/11/2024

Làm chủ đường sắt cao tốc 28/11/2024

Điều gì giúp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo? 28/11/2024

Chúc mừng Trần Huỳnh Duy Thức! 28/11/2024

Dân mệt lắm rồi 27/11/2024

Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam chuyển sang thu phí tắc đường 27/11/2024

Biển Đông dưới thời chính quyền Trump 2.0: Cần một chiến lược đa chiều 27/11/2024

Trung Hoa 27/11/2024

Nhà nước tinh gọn 26/11/2024

Chống lãng phí: Có chống được không? (Kỳ 8) 26/11/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

BẮT CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN HÀ NAM NINH VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ

Bảo An

https://congthuong.vn/bat-cuc-truong-cuc-hai-quan-ha-nam-ninh-ve-toi-nhan-hoi-lo-361174.html&link=autochanger

Bà Nguyễn Thu Nhiễu - Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh và một thuộc cấp khác là Chi Cục trưởng Chi Cục kiểm tra sau thông quan bị bắt về hành vi nhận hối lộ.

Ngày 27/11, Công an tỉnh Hà Nam thông tin, đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Thu Nhiễu (sinh năm 1973, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh) để điều tra về hành vi nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Ngoài bà Nhiễu, cơ quan công an còn bắt ông Thân Văn Sang (sinh năm 1984, trú tại phường Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Chi cục trưởng Chi Cục kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan Hà Nam Ninh) cùng với tội danh trên. Các lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

Việc bắt giữ này được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Nam thực hiện trong việc mở rộng vụ án “Buôn lậu”, “Trốn thuế” xảy ra tại Công ty TNHH Pretty Vina, Khu công nghiệp Hòa Mạc, phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Nam đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, xử lý các đối tượng phạm tội theo đúng quy định của pháp luật.

 

MỘT NĂM BÓC GỠ ĐƯỜNG DÂY MUA BÁN HÀNG NGHÌN KHẨU SÚNG

Đức Hùng

https://vnexpress.net/mot-nam-boc-go-duong-day-mua-ban-hang-nghin-khau-sung-4821065.html

Hà TĩnhCả trăm cảnh sát lật từng viên gạch trong hầm, trèo lên mái nhà kiểm tra điểm cất giấu và đã thu hơn 530 khẩu súng, 36.000 viên đạn trong đường dây mua bán của Vũ Anh Tú.

Vũ Anh Tú, 31 tuổi, trú huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, có mối quan hệ với "dân anh chị" tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước. Quá trình tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội, Tú khai nhận thấy nhiều người thường đăng bài hỏi mua các loại súng quân dụng để sử dụng nên lập đường dây mua bán vũ khí xuyên quốc gia.

Tú nhập nhiều loại súng đồ chơi từ nước ngoài về, thay đổi các linh kiện bên trong như gia cố nòng súng, lắp thêm kim hỏa (bộ phận cơ cấu súng tác động vào ngòi nổ của hộp đạn để phát nổ) để nâng cao độ sát thương, tiếp đó quét lớp sơn mới nhằm "phù phép" cho đẹp.

Một khẩu súng mua vào giá 200.000 đồng, phụ kiện 400.000 đồng. Sau khi "độ", được bán mức thấp nhất 5 triệu đồng, trung bình 10-15 triệu đồng. Nếu khách có nhu cầu lắp sẵn, Tú và đàn em sẽ nhập linh kiện đắt tiền về làm theo chỉ dẫn, thu 70-80 triệu đồng, một số khẩu giá hơn 100 triệu đồng.

Đường dây có 6 người cầm đầu. Tú điều hành chung, chịu trách nhiệm "độ" súng. Những người phía dưới phụ trách gom đạn, hộp, nòng giảm thanh... Tú chỉ bán phần thân súng, giao dịch xong thì đề nghị khách mua thêm đạn và các bộ phận khác để sử dụng. 6 người quản lý sẽ thu lợi nhuận trên mỗi phụ kiện mà mình bán ra, sau đó góp quỹ chung để trả lương mỗi tháng 5-7 triệu đồng cho hàng chục "chân rết" làm nhiệm vụ đăng tin, môi giới bán hàng... tại nhiều tỉnh, thành phố.

Nhóm của Tú thường liên lạc với nhau bằng tài khoản ảo trên mạng xã hội hoặc sim rác. 6 quản lý và các "chân rết" chưa từng gặp mặt nhau trực tiếp, hàng ngày báo cáo công việc qua nhóm chát kín, trả lương qua thẻ ngân hàng. Khách mua súng sẽ phải để lại thông tin liên lạc, chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng hoặc ship COD (nhận hàng, kiểm tra rồi trả tiền cho nhân viên chuyển phát nhanh).

Nhận đơn hàng, Tú và đàn em tháo rời linh kiện của các khẩu súng, sau đó chia nhỏ ra thành nhiều gói nhỏ để tránh bị nghi ngờ, thuê các công ty chuyển phát nhanh, xe ôm công nghệ, xe khách, tàu hỏa... giao cho người mua.

Tháng 11/2023, quá trình xử lý những vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn, trước việc nhiều nghi phạm khai mua súng qua mạng, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh đã lập chuyên án truy tìm ngược lại nguồn gốc số vũ khí.

Trinh sát kỹ thuật đã rà soát trên mạng trong ba tháng để tìm phương thức, thủ đoạn và danh tính của những người liên quan. "Nghi phạm trải dài trên cả nước, không ở một nơi cố định nên xác minh lai lịch và nhân thân rất khó khăn. Chúng tôi phải làm kín kẽ, tránh rút dây động rừng, chỉ cần một sai sót nhỏ là chúng xóa sạch dấu vết", một cán bộ điều tra nói.

Trinh sát phát hiện Tú cùng 5 người đứng đầu có mối liên hệ mật thiết với những nghi phạm mua bán vũ khí ở Campuchia, Lào. Ngoài giao dịch vũ khí, Tú cũng muốn mở rộng thị trường ra ngoài lãnh thổ Việt Nam để tăng thêm thu nhập, ngoài ra khi bị "động" sẽ nhờ đối tác hỗ trợ bỏ trốn ra nước ngoài bằng đường tiểu ngạch.

Theo trinh sát, dù chứng cứ cơ bản có đầy đủ từ giữa năm 2024, song ban chuyên án phân tích nếu thời điểm đó đánh án thì chỉ giải quyết được phần ngọn, những kẻ chủ mưu vẫn chưa lộ diện hết. Đặt mục tiêu xử lý tận gốc, các tổ công tác tiếp tục di chuyển hàng nghìn km để tiếp tục theo dõi.

"Dù đa phần chưa từng gặp nhau ngoài đời song đường dây có liên kết rất chặt chẽ, chỉ cần một kẻ bị lộ thì thông tin sẽ truyền tới các hội nhóm. Do vậy cần chọn thời điểm phá án đồng bộ để chúng không kịp trở tay", một trinh sát nói.

Đến tháng 11, Công an tỉnh Hà Tĩnh huy động gần 100 cán bộ, chiến sĩ lập 15 tổ công tác, phối hợp với Bộ Công an cùng nhà chức trách các tỉnh Ninh Bình, TP HCM, Hậu Giang, Tây Ninh... đột kích hàng chục địa điểm cất giấu vũ khí của đường dây do Tú cầm đầu, bắt 43 người.

Cán bộ điều tra cho hay trước khi phá án đã rất "cân não", bởi đây là nhóm tội phạm nguy hiểm, sẵn sàng bắn trả. Do đó cần phải đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sĩ cũng như những người dân sống gần hiện trường.

"Chúng tôi thở phào khi cuộc đột kích không có tiếng súng", trinh sát nói và cho hay đa số nghi phạm đều tỏ ra bất ngờ khi bị khống chế, tuy nhiên ban đầu chúng tỏ ra ngoan cố, bảo trong nhà chẳng chứa tang vật đáng ngờ, "cứ tìm thoải mái".

Theo ban chuyên án, Tú và đồng phạm đào hầm sâu vài mét dưới nền nhà, sau đó dùng túi nylon bọc hàng chục khẩu súng rồi bỏ xuống dưới, lát gạch lại, trải chiếu lên. Những kẻ khác thì giấu súng trên mái của các nhà cao tầng, hoặc để tại những ngóc ngách của nhà hàng xóm, chôn ở góc vườn... Lúc thấy trinh sát lật từng viên gạch hoặc trèo lên ban công, mặt của chúng biến sắc.

Kết thúc cuộc soát xét, lực lượng chức năng thu 532 khẩu súng, hơn 36.000 viên đạn, 211,11 gam ma túy, hai quả lựu đạn. Cơ quan điều tra cáo buộc đường dây đã bán hơn 1.000 khẩu súng cho các đối tác ở trong và ngoài nước, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.

Hiện Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố, bắt Tú cùng 42 người về tội Tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng; Tàng trữ trái phép chất ma túy.

Lãnh đạo Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh đánh giá mua bán vũ khí trái phép là khởi nguồn cho những vụ án dùng hung khí giải quyết mâu thuẫn, gây ra các vụ cướp ngân hàng, đòi nợ thuê... Chính nhóm của Tú đã bán súng cho Nguyễn Mạnh Cường và Trần Văn Trí, hai nghi phạm gây ra vụ cướp ngân hàng, đâm bảo vệ tử vong chấn động Đà Nẵng hồi tháng 11/2023. Vì vậy, việc triệt phá đường dây góp phần ngăn ngừa những vụ trọng án có thể xảy ra trong tương lai.

 

SỐ NGƯỜI NGHI NGỘ ĐỘC SAU ĂN BÁNH MÌ Ở VŨNG TÀU LÊN HƠN 200

Trường Hà

https://vnexpress.net/vu-ngo-doc-banh-mi-co-ba-ben-dinh-4821183.html

UBND TP Vũng Tàu ghi nhận 117 người đã đến các cơ sở y tế khám, điều trị sau khi ăn bánh mì mua tại tiệm Cô Ba.

Thống kê được UBND TP Vũng Tàu ghi nhận tính đến 17h ngày 27/11. Trong số 117 người khám, điều trị tại Bệnh viện Vũng Tàu và Trung tâm Y tế Vietsovpetro, có 82 người đã xuất viện, chưa ghi nhận trường hợp chuyển biến nặng uy hiếp đến tính mạng. Chẩn đoán ban đầu nghi bệnh nhân ngộ độc do ăn bánh mì.

Các bệnh nhân đều có dấu hiệu đau bụng, sốt cao, tiêu chảy nhiều lần sau khi ăn bánh mì được mua từ tiệm bánh mì Cô Ba trên đường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu chiều và tối 26/11. Bánh được bán chủ yếu ở tiệm là bánh mì thập cẩm gồm thịt luộc, chà bông, bơ, patê, chả lụa, nước sốt, đồ chua, hành ngò. Chủ cơ sở cho biết mỗi ngày bán 600-700 suất.

Cơ quan chức năng TP Vũng Tàu đã kiểm tra cơ sở Cô Ba, lấy mẫu thức ăn còn tại cửa hàng và mẫu bệnh phẩm gửi Viện Y tế công cộng TP HCM để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Trong cuộc họp tối cùng ngày, ông Hoàng Vũ Thảnh, Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu đề nghị các cơ sở y tế tích cực điều trị cho bệnh nhân, sớm ổn định sức khỏe. Đồng thời, các cơ quan chức năng tiến hành truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu tiệm bánh mì mua vào, bán ra. Các cơ sở liên quan phải tạm dừng kinh doanh trong thời gian làm rõ vụ việc.

Chính quyền thành phố lên kế hoạch tổng rà soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn về an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký kinh doanh...

 

ĐỀ NGHỊ QUỐC HỘI PHÊ CHUẨN MIỄN NHIỆM BỘ TRƯỞNG TÀI CHÍNH, GIAO THÔNG VẬN TẢI

Anh Văn 

https://soha.vn/de-nghi-quoc-hoi-phe-chuan-mien-nhiem-bo-truong-tai-chinh-giao-thong-van-tai-198241127191231355.htm

Thủ tướng Chính phủ đã trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo thông cáo của Tổng Thư ký Quốc hội, tại phiên họp chiều 27/11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026.

Sau đó, Quốc hội thảo luận tại Đoàn về đề nghị phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đang giữ cương vị Bộ trưởng Tài chính, còn Bộ trưởng Giao thông vận tải là ông Nguyễn Văn Thắng.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, từ 8h - 8h30 ngày 28/11, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự.

Từ 8h30 -11h, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội tiếp tục họp riêng về công tác nhân sự cho đến hết giờ làm việc buổi sáng.

Chiều cùng ngày, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.

Và từ 17h15, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự.

Trước đó, ngày 25/11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã cho ý kiến về nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội khoá XV phê chuẩn chức danh Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Giao thông vận tải.

Trung ương cũng cho ý kiến nhân sự để bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

 

BẮT TẠM GIAM GIÁM ĐỐC BAN QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TP NHA TRANG

Lữ Hồ 

https://soha.vn/bat-tam-giam-giam-doc-ban-quan-ly-dich-vu-cong-ich-tp-nha-trang-198241126134655144.htm

Giám đốc Ban Quản lý Dịch vụ công ích TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cùng các cán bộ, doanh nghiệp liên quan đã bị bắt để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và "Nhận hối lộ".

Sáng 26/11, nguồn tin từ Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, đơn vị này vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Hồng Sâm ( Giám đốc Ban Quản lý Dịch vụ công ích TP Nha Trang ), Nguyễn Văn Cường (Trưởng phòng Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Ban Quản lý Dịch vụ công ích TP Nha Trang) để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và "Nhận hối lộ".

Bên cạnh đó, Công an tỉnh Khánh Hòa cũng đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trịnh Doãn Dũng (Giám đốc Công ty TNHH Dũng Lợi) và bà Phan Thị Như Thủy, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn xây dựng TL Nha Trang để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Hiện cơ quan chức năng đã khám xét nơi ở, nơi làm việc của 4 người trên và thu giữ nhiều tài liệu liên quan vụ án để phục vụ điều tra.

Theo điều tra ban đầu, bà Sâm và ông Cường bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình đã nhận tiền hối lộ của các nhà thầu tư vấn. Hai bị can này đã can thiệp trái pháp luật và hoạt động đấu thầu, vi phạm quy định pháp luật về đảm bảo công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu. Hành vi này được cho đã làm lợi bất hợp pháp cho nhà thầu thi công là Công ty Dũng Lợi, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước.

Theo Công an tỉnh Khánh Hòa, bà Thủy có hành vi giúp sức cho bà Sâm và ông Cường thực hiện trái quy định pháp luật về đấu thầu trong quá trình thực hiện gói thầu tư vấn chọn nhà thầu. Từ đó, Công ty Dũng Lợi được tạo điều kiện trúng 4 gói thầu thi công xây dựng các công trình nâng cấp, cải tạo vỉa hè phía Đông, phía Tây và dải phân cách đường Trần Phú, TP Nha Trang. Các công trình trên đều do Ban Quản lý Dịch vụ công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư.

Riêng ông Dũng còn bị điều tra do có hành vi gian lận trong đấu thầu, cố ý cung cấp thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu của Công ty Dũng Lợi để được xét trúng thầu 4 gói thầu trên. Hành vi của ông Dũng bị xác định để hưởng lợi bất hợp pháp, gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản Nhà nước. Hiện Công an tỉnh Khánh Hòa đang mở rộng điều tra vụ án.

 

SAI PHẠM CỦA NHÓM CỰU LÃNH ĐẠO TỈNH BÌNH THUẬN GIÚP CÔNG TY RẠNG ĐÔNG HƯỞNG LỢI HƠN 300 TỶ ĐỒNG

Hoàng An

https://soha.vn/sai-pham-cua-nhom-cuu-lanh-dao-tinh-binh-thuan-giup-cong-ty-rang-dong-huong-loi-hon-300-ty-dong-198241127203755814.htm

Theo cơ quan truy tố, nhóm cựu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận phê duyệt giá với hơn 10ha đất ở quy hoạch nhà cao tầng và định giá hơn 25ha nhà thấp tầng tại dự án của Công ty Rạng Đông, đã gây thiệt hại 308 tỷ đồng cho Nhà nước.

Biến đất sân golf thành đất ở đô thị

Sau gần một tháng ra kết luận điều tra, Viện KSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Cùng tội, Viện kiểm sát còn truy tố các bị can Nguyễn Ngọc và Nguyễn Văn Phong, đều là cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; Xà Dương Thắng, cựu Giám đốc Sở Xây dựng, cựu Bí thư Huyện ủy Bắc Bình; Hồ Lâm, cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh; Đỗ Ngọc Điệp, cựu Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết; Lê Quang Vinh, cựu Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quý; Nguyễn Văn Phong, cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính, cựu Thường trực Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh Bình Thuận…

Khi ban hành cáo trạng, Viện KSND Tối cao đánh giá đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.

Theo cáo buộc, Công ty Regent International OverSeas Corp (Hong Kong) được Chính phủ đồng ý cho đầu tư dự án Ocean Dunes Golf Club (sân golf Phan Thiết), với quy mô 62ha.

Năm 2013, Công ty Rạng Đông mua lại toàn bộ cổ phần của Regent International OverSeas Corp tại Công ty TNHH MTV Golf và Câu lạc bộ golf Phan Thiết, với giá 2,5 triệu USD.

Sau khi mua dự án, Công ty Rạng Đông được tiếp tục thực hiện, đồng thời, nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Tháng 11/2013, trên cương vị Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, bị can Lê Tiến Phương cấp giấy chứng nhận cho Công ty Rạng Đông kế thừa toàn bộ nghĩa vụ quyền và lợi ích của chủ đầu tư cũ. Doanh nghiệp này đề nghị tỉnh xin chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị tại dự án Ocean Dunes Golf Club.

Từ đề nghị của Công ty Rạng Đông và ý kiến tham mưu của các sở, ngành, ngày 13/3/2014, bị can Phương ký công văn báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét cho chủ trương về chuyển đổi mục đích sử dụng đất của sân golf Phan Thiết sang đất ở đô thị. Chỉ hai tháng sau, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức họp, thống nhất đồng ý để UBND tỉnh Bình Thuận báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ diện tích 62ha đất sân golf sang xây dựng khu đô thị tại dự án Ocean Dunes Golf Club của Rạng Đông.

Đến tháng 10/2014, Thủ tướng Chính phủ có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND tỉnh Bình Thuận về việc điều chỉnh sân golf Phan Thiết với nội dung, đồng ý đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020. UBND tỉnh Bình Thuận cần giải quyết các vấn đề liên quan theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo phát huy hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Được sự đồng ý của Thủ tướng, UBND tỉnh Bình Thuận báo cáo xin chủ trương và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý. Sau đó, UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các sở, ngành tham mưu, làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Phan Thiết, cấp giấy phép quy hoạch khu đô thị tại khu vực dự án sân golf Phan Thiết ; hướng dẫn Công ty Rạng Đông lập quy hoạch chi tiết; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất...

Tháng 3/2015, theo đề nghị của Sở KH&ĐT tỉnh Bình Thuận, bị can Lê Tiến Phương ký giấy chứng nhận đầu tư (thay đổi lần thứ 6) điều chỉnh nội dung đầu tư từ Dự án Ocean Dunes Golf Club, thành Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

Ngoài ra, ông Lê Tiến Phương ký ban hành quyết định về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, tỷ lệ 1/500 đối với khu đất sân golf. Trong đó, cơ cấu sử dụng đất gồm 363.534m2 đất ở kết hợp thương mại dịch vụ, còn lại là diện tích đất công cộng, công trình giao thông, công viên, cây xanh, không bố trí 20% quỹ đất ở để xây dựng nhà ở xã hội.

Tiếp đến, cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận và các bị can tại các sở, ngành của tỉnh thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc xây dựng, thẩm định phương án giá đất và phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất của Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước.

Công ty Rạng Đông được hưởng lợi

Giám định thể hiện, hành vi phê duyệt giá với hơn 10ha đất ở quy hoạch nhà cao tầng tại dự án trái quy định, gây thiệt hại hơn 154 tỷ đồng; việc định giá với hơn 25ha nhà thấp tầng cũng gây thiệt hại 154 tỷ đồng.

Viện kiểm sát kết luận, sai phạm của ông Phương cùng đồng phạm làm thiệt hại tổng cộng 308 tỷ đồng và Công ty Rạng Đông được hưởng số tiền này.

Theo lời khai của cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, vì mong muốn đẩy nhanh tiến độ phê duyệt giá đất, sớm thu tiền sử dụng đất cho ngân sách nhà nước, để dự án nhanh chóng triển khai, tạo điểm nhấn cho du lịch của thành phố, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương nên đã phạm tội. Cạnh đó, phương án giá đất tại dự án được làm đi làm lại nhiều lần nên bị can không muốn đùn đẩy trách nhiệm phê duyệt giá đất cho người kế nhiệm.

Cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận - Nguyễn Ngọc, khai nguyên nhân phạm tội là do áp lực công việc khi Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo phải đẩy nhanh tiến độ phê duyệt giá đất, sớm thu tiền sử dụng đất cho ngân sách Nhà nước để dự án nhanh chóng được thực hiện, tạo điểm nhấn cho du lịch của thành phố...

 

DỰ ÁN NGHÌN TỶ SỪNG SỮNG 'ĐẮP CHIẾU' CẢ CHỤC NĂM, DÂN QUÂY LƯỚI NUÔI GÀ

Đoàn Bổng

https://vietnamnet.vn/du-an-nghin-ty-sung-sung-dap-chieu-ca-chuc-nam-dan-quay-luoi-nuoi-ga-2345124.html

Dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ (Ethanol Phú Thọ) tại tỉnh Phú Thọ chỉ còn cảnh hoang tàn, rỉ sét khiến nhiều người bản địa tiếc nuối, xót xa.

Dự án nhà máy Ethanol Phú Thọ (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông) do Công ty Cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí làm chủ đầu tư, khởi công vào năm 2009, với tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh hơn 2.400 tỷ đồng. Dự kiến nhà máy hoàn thành sau 18 tháng thi công.

Tuy nhiên, đến năm 2012, dự án trên dừng thi công và đến nay vẫn trong tình trạng dở dang và bỏ hoang. Dự án chưa bàn giao cho chủ đầu tư, công trình xây dựng chưa được nghiệm thu, quyết toán.

Ghi nhận của VietNamNet vào tháng 11/2024, trên tổng diện tích 50ha, dự án chỉ là những khối nhà dở dang, trang thiết bị, máy móc rỉ sét, cỏ mọc um tùm từ mặt đất lên tới mái nhà xưởng.

Khung cảnh rộng lớn hoang tàn khiến người dân ai cũng cảm thấy xót xa. Để triển khai dự án, nhiều diện tích trồng lúa đã chuyển đổi, người dân không còn ruộng trông đợi được vào làm công nhân nhà máy.

Nhưng dự án dừng triển khai nhiều năm đã khiến nhiều nông dân không có công ăn, việc làm ổn định.

Chia sẻ với PV, ông Triệu Công Hoan, Chủ tịch UBND xã Vạn Xuân cho biết, nhà máy Ethanol Phú Thọ đã dừng thi công, bỏ hoang hơn 10 năm nay. 

Theo ông Hoan, tại các cuộc tiếp xúc cử tri của xã, huyện, cử tri trong xã đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm, nhưng đến nay dự án vẫn chưa có dấu hiệu biến chuyển.

Ông Đỗ Hùng Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho biết, để xử lý các vướng mắc liên quan đến dự án lại không thuộc thẩm quyền của tỉnh Phú Thọ.

Ông Sơn cho biết thêm, hiện nay, phần lớn tài sản trên đất là của các tổ chức tín dụng. Chủ đầu tư và các bên liên quan đang thực hiện thủ tục phá sản.

Theo ông Sơn, do các quy định của pháp luật nên thủ tục phá sản khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Địa phương cũng mong muốn sớm giải toả được dự án để có phương án phát triển kinh tế, tránh tình trạng lãng phí như hiện nay.

 

 

 

No comments:

Post a Comment