Wednesday, January 4, 2023

Đối Thoại Điểm Tin ngày 04 tháng 01 năm 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 04 tháng 01 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Cháu bé rơi vào móng cọc ở Đồng Tháp đã tử vong sau 5 ngày mắc kẹt

Du khách Singapore tố cán bộ sân bay Nội Bài vòi tiền, nhà chức trách ‘chưa nắm thông tin’

Ông McCarthy không kiếm đủ phiếu để làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Khủng hoảng COVID tại Trung Quốc khiến EU-Bắc Kinh bất hòa

Telegraph: Nữ tỷ phú Việt từng hứa tặng 155 triệu bảng cho Oxford bị kiện ở Anh

Việt Nam quay trở lại Hội đồng Nhân quyền LHQ từ ngày 1/1/2023

Hàn Quốc và Mỹ thảo luận tập trận hạt nhân giữa căng thẳng với Triều Tiên

EU sắp thảo luận về phản ứng phối hợp đối với tình hình COVID ở Trung Quốc

Lãnh tụ Triều Tiên kêu gọi phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới

Chính quyền Myanmar trả tự do cho hơn 7.000 tù nhân được ân xá

Mỹ nói không tính chuyện tập trận hạt nhân chung với Hàn Quốc

Hàn Quốc phạt Tesla 2,2 triệu đô la vì phóng đại tầm chạy của xe điện

Trung Quốc thả rông Covid: Đại dịch có bùng phát trở lại ở Việt Nam?

 

RFA

Đảng thanh trừng Phạm Bình Minh, liệu quan hệ Việt – Mỹ có bị ảnh hưởng?

Theo các tin tức nội bộ, có ba nguyên nhân sâu xa mà Đảng không bao giờ muốn cho dân đen biết được, tại sao ông Phạm Bình Minh bị truất chức

Đồng Nai: Nhà hoạt động Hoàng Văn Vượng bị bắt giữ, chưa rõ cáo buộc

Vào chiều ngày 3/1, nhà chức trách tỉnh Đồng Nai đã tiến hành bắt giữ nhà hoạt động Hoàng Văn Vượng và khám nhà ông ở xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất.

Cựu Chủ tịch AIC đang trốn truy nã Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị án 30 năm tù

Bà Nhàn bị Hội đồng Xét xử (HĐXX) tuyên 16 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", 14 năm tù về tội "Đưa hối lộ".

Việt Nam sẽ phạt nặng hành vi “xuyên tạc lịch sử” trong điện ảnh

Mức phạt sẽ là từ 40 đến 50 triệu đồng đối với các hành vi bị cho xuyên tạc lịch sử dân tộc Việt Nam; phủ nhận thành quả cách mạng của Đảng Cộng sản

Cửa khẩu Móng Cái sẽ ngừng xét nghiệm COVID-19 theo phương pháp RT-PCR

Trung Quốc dự kiến mở cửa biên giới từ ngày 8/1/2023 và có thể mở hoàn toàn nền kinh tế vào quý II/2023.

Trẻ lọt ống bê tông trong công trình xây dựng: trách nhiệm ở khâu nào?

Trách nhiệm thuộc về ai khi trẻ em gặp tai nạn trong khu vực công trình đang xây dựng, là câu hỏi được dư luận quan tâm qua vụ bé trai bị lọt xuống trụ bê tông mấy ngày qua.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: bị cáo thứ hai bác bỏ cáo buộc khiến toà Đức trưng nhiều bằng chứng mới

Ông Lê Anh Tú, bị cáo thứ hai trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh bác bỏ cáo buộc của toà là trực tiếp tham gia bắt người.

Hai Phó Thủ tướng bị thôi chức: "Công tác nhân sự phải là việc của toàn dân!"

"Ông Trọng có lò mới xây... ông đem ông chặt những cây ông trồng."

Đồng Tháp: Bé trai 10 tuổi kẹt trong hố trụ bê tông đã tử vong

Em Thái Lý Hạo Nam, 10 tuổi, người bị kẹt trong hố trụ bê tông suốt bốn ngày qua, đã tử vong.

Thu hồi danh hiệu “công dân thủ đô ưu tú” với nguyên giám đốc BV Bạch Mai, phó viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ

Danh hiệu “Công dân thủ đô ưu tú” được trao cho nguyên giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và phó viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ trung ương đã bị thu hồi.

Bắc Giang: Khởi tố bốn phó giám đốc, một đăng kiểm viên tại Trung tâm đăng kiểm 98-06D

Chỉ đạo giao đấu trên sân Ba Đình là... “đỉnh của đỉnh”?

Hứa đưa đi lao động ở Nhật và Hàn Quốc, Công ty Hùng Vương chiếm đoạt tiền tỷ từ hơn 100 người

Quốc hội họp báo bất thường xác nhận công tác nhân sự vào kỳ bất thường

Số bị can trong hai vụ Việt Á và chuyến bay giải cứu còn tăng

Đồng Tháp: bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông vẫn chưa được cứu

Việt Nam thăng cấp trong thị trường lưu trữ dữ liệu

Trung Quốc dự kiến đưa tàu sân bay Phúc Kiến chạy thử trên biển trong năm nay

Bắt tạm giam nguyên hạt phó Hạt kiểm lâm tỉnh Hòa Bình do nhận hối lộ

BBC

Bé Thái Lý Hạo Nam kẹt trong cọc bê tông 'đã tử vong'

3 giờ trước

Việt Nam: Cho hai Phó Thủ tướng 'từ chức' để làm gương?

Một báo Việt Nam nói vụ đưa hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam khỏi các chức vụ cao là để 'nêu gương', mở đường cho các cán bộ khác 'nhường vị trí'.

20 phút trước

Công dân Singapore tố bị vòi tiền ở sân bay Nội Bài nói gì?

Bài viết của một công dân Singapore tố bị cán bộ an ninh xuất nhập cảnh đòi tiền khi làm thủ tục hải quan ngày 2/1 được chia sẻ chóng mặt trên Facebook với hơn 20.000 tương tác.

4 giờ trước

Các nhà quản lý Hoa Kỳ cảnh báo ngân hàng về rủi ro tiền kỹ thuật số

Thông báo được đưa ra chỉ hai tháng sau khi sự sụp đổ của FTX gây chấn động toàn ngành.

7 phút trước

Vụ Ukraine tấn công tên lửa: Nga nói binh lính sơ suất dùng phone nên bị phát hiện

Nga nói vụ tấn công của Ukraine bằng tên lửa vào ngày đầu năm mới khiến ít nhất 89 binh sĩ Nga thiệt mạng xảy ra do binh lính sử dụng điện thoại di động.

một giờ trước

Thành phố cổ thịnh vượng của một nền văn minh đã mất ở Pakistan

Ở vùng đồng bằng thuộc tỉnh Sindh ngày nay của miền nam Pakistan có tàn tích của một trong những thành phố cổ ấn tượng nhất thế giới, nơi hầu hết mọi người chưa từng biết đến.

một giờ trước

Giới ủng hộ Putin ở Đức nỗ lực thúc đẩy Berlin chống lại Ukraine

Tại Đức, một số người đang kêu gọi chính phủ Đức đoạn tuyệt với liên minh phương Tây ủng hộ Ukraine và làm hòa với Nga.

8 giờ trước

Người Việt bị lừa sang Campuchia: Lời kể của hai nạn nhân

Tháng 6/2022, H Nit Niê (sinh năm 1998) và Y Oi Niê (sinh năm 2007) bị lừa bán sang Campuchia. Không được giải cứu, gia đình phải bán nhà hoặc bán đất để chuộc về. Đây là câu chuyện của họ.

3 tháng 1 năm 2023

Pháp nói lệnh xét nghiệm Covid với khách từ TQ 'không có gì sai'

Dù Bắc Kinh phản đối, Pháp coi xét nghiệm Covid với khách từ Trung Quốc "là đúng đắn" trong khi một công ty Anh nói 9.000 người chết mỗi ngày vì Covid ở Trung Quốc.

3 tháng 1 năm 2023

Số phận bấp bênh của du lịch voi Thái Lan từ sau Covid-19

3 tháng 1 năm 2023

Bắc Hàn: Chúng ta có thể chứng kiến điều gì từ Kim Jong-un trong năm 2023?

3 tháng 1 năm 2023

Tham nhũng ở Việt Nam 'là việc trong nhà của Đảng CS và giới thượng lưu chính trị'?

24 tháng 6 năm 2022

Tư pháp Việt Nam nên học hỏi phát triển như Thái Lan, Hàn Quốc?

3 tháng 1 năm 2023

RFI

Liên Âu có thể yêu cầu xét nghiệm Covid đối với hành khách đến từ Trung Quốc

Tổng thống Philippines muốn « tăng cường » hợp tác kinh tế với Trung Quốc

Hoa Kỳ : Phe đa số Cộng Hòa tại Hạ Viện không bầu được chủ tịch

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Covid-19 tại Trung Quốc : Nguy cơ xuất hiện biến thể nguy hiểm hơn ?

Bắc Kinh lại lên án các nước siết chặt kiểm soát dịch tễ với khách Trung Quốc

Tổng thống Hàn Quốc dọa đình chỉ thỏa thuận quân sự với Bắc Triều Tiên

Bộ Quốc Phòng Nga : Tổn thất nặng ở Makiivka là do lính dùng điện thoại di động

Pháp: Charlie Hebdo ra số đặc biệt châm biếm chế độ Hồi Giáo Iran

Mỹ tái lập hoàn toàn thủ tục cấp thị thực di trú cho dân Cuba

Hoa Kỳ : Hạ Viện mới tê liệt vì khủng hoảng nội bộ đảng Cộng Hòa

Vì sao Canada dám công khai thách thức Trung Quốc ?

Thực hư về cuộc pháo kích chết chóc của Ukraina ở Makiivka

Ukraina chuẩn bị những phương án phản công để giành chiến thắng

2023 : Tiền, công cụ để Trung Quốc xây dựng một trật tự thế giới mới ?

Tên lửa Ukraina phá tan căn cứ Nga ở vùng Donbass: Ít nhất 63 lính thiệt mạng

Biển Đông : Trọng tâm chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Philippines

Quốc Hội Mỹ nhóm họp với phe Cộng Hòa chiếm đa số ở Hạ Viện

Dư luận Nga chấn động sau vụ Ukraina phá hủy căn cứ quân sự

(AFP) - Thủ tướng Nhật công du Mỹ. Từ ngày 09 đến 13/01/2022, thủ tướng Nhật Fumio Kishida sẽ công du lần lượt các nước Pháp, Ý, Anh, Canada và Mỹ. Hôm nay, 04/01, bộ Ngoại Giao Nhật ra thông báo nhấn mạnh đến ý nghĩa ‘‘hết sức quan trọng’’ của cuộc gặp giữa thủ tướng Kishida với tổng thống Joe Biden, sẽ cho phép ‘‘thắt chặt liên minh Mỹ - Nhật’’.

(NHK) - Nga cảnh cáo Nhật Bản về chương trình thúc đẩy quân sự hóa. Trả lời phỏng vấn hãng tin Tass, thứ trưởng Ngoại Giao Nga Andrey Rudenko khẳng định chính phủ của thủ tướng Fumio Kishida đang lao vào tăng tốc quân sự hóa, bỏ rơi các thành quả hòa bình. Ông Rudenko cảnh báo nếu Nhật Bản cứ tiếp tục như vậy Nga « sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài các biện pháp đáp trả tương ứng để ngăn chặn các mối đe dọa quân sự.»  Nga và Nhật vẫn tranh chấp chủ quyền quần đảo Kuril kể từ sau Đại chiến thế giới thứ 2. Từ khi Nga phát động chiến tranh tại Ukraina, Nhật Bản theo các nước phương Tây trừng phạt Nga. Matxcova từ đó coi Nhật Bản là quốc gia « thù địch ».

(AFP) - Một cựu lãnh đạo NATO thăm Đài Loan, kêu gọi ‘‘các nền dân chủ đoàn kết’’ chống độc tài. Ông Anders Fogh Rasmussen, cựu tổng thư ký NATO, cựu thủ tướng Đan Mạch có chuyến thăm hòn đảo hôm nay, 04/01/2023. Cựu lãnh đạo NATO đã hội kiến tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Theo ông Anders Fogh Rasmussen, Đài Loan có quyền quyết định tương lai của mình và ‘‘có quyền tồn tại trong tự do và hòa bình’’.

(Yonhap) - Việt Nam là quốc gia mà Hàn Quốc xuất siêu nhiều nhất. Việt Nam vượt qua Hồng Kông, đứng đầu trong số các nước nhập siêu nhiều nhất từ Hàn Quốc, với thặng dư mậu dịch là 34,25 tỉ đô la trong năm 2022. Hàn Quốc xuất sang Việt Nam hơn 60 tỉ đô, nhập từ Việt Nam hơn 26 tỉ đô la. Vị trí thứ hai là nước Mỹ, với thặng dư 28 tỉ đô la, tiếp theo đó là Hồng Kông tụt xuống thứ ba với 26 tỉ đô la.

(AFP) - Philippines « thanh lọc » ngành cảnh sát. Ngày 04/01/2023, bộ trưởng Nội Vụ Benjamin Abalos đã yêu cầu khoảng 300 đại tá và tướng cảnh sát từ chức, trong đó có nhiều người bị cáo buộc có liên quan đến buôn bán ma túy sau một cuộc điều tra. Trong khi 5 thành viên của một ủy ban nghiên cứu hồ sơ cá nhân, các quan chức cấp cao vẫn có thể làm việc, nhưng những người bị cáo buộc liên quan sẽ được chấp nhận từ chức. Cuộc điều tra chống ma túy được cảnh sát Philippines tiến hành dưới thời cựu tổng thống Rodrigo Duterte và được tổng thống Ferdinand Marcos Jr. tiếp tục.

(AFP) - Miến Điện ân xá cho 7.012 tù nhân nhân ngày Quốc khánh. Quyết định được tập đoàn quân sự thông báo hôm nay 04/01/2023, nhưng không nêu rõ có gồm những người bị kết án trong khuôn khổ trấn áp đối lập hay không. Để kỷ niệm 75 năm Miến Điện giành độc lập, tập đoàn quân sự đã tổ chức diễu binh hùng hậu nhằm phô trương sức mạnh sau khi đã kết án những nhà đối lập nổi tiếng, đặc biệt là bà Aung San Suu Kyi với tổng cộng 33 năm tù giam. Tuy nhiên, tập đoàn quân sự lại vinh danh nhà sư cực hữu Ashin Wirathu. Người bị tạp chí Mỹ Time mệnh danh là « Ben Laden Phật giáo » được trao giải « Thiri Pianchy » hôm 03/01 vì được cho là « hoạt động xuất sắc vì lợi ích của Liên bang Miến Điện ».

(NHK) - Có đến 85% dân Ukraina phản đối nhân nhượng lãnh thổ với Nga. Theo một thăm dò dư luận do Viện xã hội học quốc tế Kyiv tiến hành, từ ngày 04 đến 27/12/2022, 85% người được hỏi không đồng ý nhân nhượng lãnh thổ. Điều tra nói trên được thực hiện với 2500 người, toàn bộ sống tại các vùng của Ukraina, ngoài các vùng bị Nga chiếm đóng. Viện xã hội học quốc tế Kyiv tiến hành điều tra tổng cộng 4 lần từ tháng 5/2022. Mỗi lần, kết quả đều gần như tương tự, với hơn 80% người trả lời phản đối nhân nhượng lãnh thổ.

(Eurasia Group) - Nga là Nhà nước « côn đồ » đứng đầu danh sách nguy cơ địa chính trị năm 2023. Trong danh sách về những nguy cơ địa-chính trị hàng năm được văn phòng tư vấn Eurasia Group công bố ngày 03/01/2023, ông Ian Bremmer, chủ tịch kiêm nhà sáng lập Eurasia Group, đánh giá « Nga mang tiếng xấu là sẽ trở thành Nhà nước côn đồ nguy hiểm nhất thế giới, đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh của châu Âu, Mỹ và rộng hơn thế ». Tuy nhiên, theo ông, những đòn trả đũa của Nga có ít tác động đến Mỹ hay châu Âu : Dù đã cắt phần lớn nguồn cung khí đốt, gây sức ép với công luận châu Âu nhằm đòi đàm phán, những biện pháp đó sẽ không dẫn đến quyết định hủy các trừng phạt hoặc ảnh hưởng đến sự hậu thuẫn quân sự đối với Ukraina.

(AFP) - Venezuela đón chuyến tàu đầu tiên từ châu Âu từ 15 năm nay. Hôm qua, 03/01/2022, chuyến tàu du lịch Amadea với 500 du khách, do công ty Đức Phoenix Reisen điều hành, đã cập cảng quốc tế Guamache. Trong chuyến tàu đầu tiên này có nhiều khách du lịch từ Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ý, Thụy Sĩ và nhiều nước khác. Du lịch bắt đầu trở lại từ năm ngoái. Trong thập niên vừa qua, ngành du lịch Venezuela suy sụp do khủng hoảng chính trị và kinh tế, trong lúc GDP sụt giảm 80%. 

(AFP) - Tổng thống Venezuela muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, phát biểu với báo chí ngày 03/01/2023, người phát ngôn Nhà Trắng Ned Price nhắc lại Washington vẫn không coi ông Nicolas Maduro là tổng thống hợp pháp của Venezuela và « chỉ công nhận thể chế duy nhất được bầu một cách dân chủ ở Venezuela hiện nay, đó là Quốc Hội lập hiến năm 2015 ». Các biện pháp trừng phạt sẽ vẫn được duy trì.

(AFP) -Triển lãm công nghệ và điện tử lớn nhất thế giới ở Mỹ. Sau hai năm khó khăn vì đại dịch Covid-19, Triển lãm Điện Tử Tiêu Dùng (Consumer Electronics Show, CES), lớn nhất thế giới, sẽ khai mạc ngày 05/01/2023 tại Las Vegas, bang Nevada (Mỹ) với chủ đề chính là chăm sóc cơ thể con người. Rất nhiều công cụ mới, tối tân sẽ được triển lãm tại đây, như tai nghe để cải thiện giấc ngủ, nhà vệ sinh phân tích nước tiểu tại gia, công nghệ hologram để hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật… Năm 2019, trước đại dịch Covid-19, hội chợ thu hút hơn 117.000 lượt khách tham quan. Con số này rơi xuống còn 40.000 người, kể cả tham quan ảo, trong năm 2021.

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Tư, ngày 04/01/2023

1/ ÍT HY VỌNG TRONG VỤ GIẢI CỨU ĐỨA BÉ RƠI XUỐNG CỌC BÊ TÔNG

Đã hơn 4 ngày trôi qua nhưng công tác cứu hộ bé trai 10 tuổi rơi xuống cọc bê tông dài 35 thước ở công trường xây dựng Đồng Tháp vẫn đang trong tình trạng vô vọng. Bé Thái Lý Hạo Nam bị kẹt trong ống trụ có đường kính 25 cm, sâu 35 thước kể từ ngày 31/12 năm ngoái, đến nay các đơn vị cứu hộ với hàng trăm nhân viên vẫn chưa tìm được biện pháp nào.

Theo báo chí lề đảng, biến cố này diễn ra sau khi cậu bé Hạo Nam, 10 tuổi cùng với 3 đứa bạn tìm nhặt phế liệu trong khu vực thi công của cầu Rọc Sen tại xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Khoảng 350 người đã nỗ lực xử dụng nhiều giải pháp khác nhau để cứu đứa bé này nhưng gặp nhiều khó khăn do địa lý khắc nghiệt của vùng này, kể cả việc bơm dưỡng khí và nước uống xuống cho cậu bé.

Khi nghe tin con trai gặp nạn, ông Thái Văn Tài, cha của đứa bé, đã chạy đến nơi thì nghe tiếng kêu cứu của con, nhưng một lúc sau thì không nghe gì nữa. Đến chiều ngày 3/1 nhưng vẫn chưa cứu được cậu bé sau mọi nỗ lực trong 75 tiếng đồng hồ qua.

Nhiều nguyên nhân được đưa ra để biện minh cho việc cứu hộ bất thành, trong đó có lý do vì ống trụ quá chật hẹp, và ở độ sâu quá lớn nên ít hy vọng là cậu bé sẽ được sống sót sau 4 ngày rơi xuống và chịu đựng đa chấn thương.

Mạng xã hội xuất hiện nhiều bình luận, chỉ trích công tác cứu hộ kém cỏi và quy trách nhiệm ban đầu cho nhà đầu tư cũng như đơn vị thi công đã tắc trách, để xảy ra vụ tai nạn thương tâm trên.

2/ VIỆT NAM BỊ BUỘC PHẢI IN NƠI SINH VÀO SỔ THÔNG HÀNH MỚI

Kể từ ngày 1 tháng Giêng năm nay, bộ công an phải phát hành sổ thông hành mới có ghi nơi sinh của công dân, sau các rắc rối với nhiều nước.

Việc in ấn mới về nơi sinh diễn ra sau khi hàng loạt các quốc gia, trong đó có Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Hoa Kỳ, từ chối tiếp nhận đơn xin thị thực nhập cảnh xử dụng ở sổ mới màu tím của công dân Việt Nam, trong đó không có ghi nơi sinh.

Khác với sổ màu xanh lá cây trước đó, sổ mới của Việt Nam, có hiệu lực từ đầu tháng 7/2022, không có mục “Nơi sinh” vì bộ công an nói thông tin này “không bắt buộc phải có”, căn cứ theo quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

Vụ rắc rối này khiến Bộ trưởng công an Tô Lâm vào tháng 8 năm ngoái phải “nhận trách nhiệm” trước quốc hội. Sau đó bộ này đã ra lệnh phải in mục này vào sổ thông hành mới.

Ngoài việc bổ sung thêm nơi sinh, sổ thông hành mới của Việt Nam còn tách riêng “họ” và “chữ đệm và tên” trên 2 dòng riêng biệt, so với trước đây chỉ có một dòng duy nhất là “Họ và tên”. Việc này được bộ công an cho là giúp các cơ quan nước ngoài phân định được “họ” và “tên”, hoặc tránh nhầm lẫn trong việc giao dịch cũng như cấp giấy tờ cho công dân Việt Nam.

Tuy nhiên theo phản ứng của dư luận, dòng chữ giữa tiếng Việt và tiếng Anh về mục này vẫn chưa rõ ràng. Việc “chữ đệm và tên” trong sổ thông hành mới được bộ công an dịch sang tiếng Anh là “Given names” vẫn không thể giúp người nước ngoài phân biệt đâu là “chữ đệm” và đâu là “tên”. Do đó người nước ngoài có khả năng sẽ tiếp tục dùng “chữ đệm” để chỉ tên gọi người Việt trong các giấy tờ di trú.

3/  NGA NỔI GIẬN VỀ VỤ OANH KÍCH KHIẾN HÀNG CHỤC BINH SĨ THIỆT MẠNG

Những người theo chủ nghĩa dân tộc và một số nhà lập pháp của nước Nga đang nổi giận yêu cầu trừng phạt các cấp chỉ huy mà họ cáo buộc là đã chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục binh sĩ Nga trong cuộc oanh kích đẫm máu nhất kể từ khi nổ ra cuộc xâm lăng ở Ukraine.

Trong một sự xác nhận hiếm hoi, bộ quốc phòng Nga cho biết 63 binh sĩ của họ đã thiệt mạng vào đêm Giao thừa trong vụ oanh kích dữ dội vào một căn cứ quân sự ở thành phố Makiivka thuộc khu vực Donetsk. Ngược lại, quân đội Ukraine đã đưa ra con số lên đến hơn 400 binh sĩ Nga bị thiệt mạng trong vụ này.

Cần biết là binh sĩ Nga khi đó đang chuẩn bị ăn mừng Năm mới dọc theo một bãi chứa đạn dược thì 4 quả phi đạn HIMARS của Ukraine đổ ụp lên đầu. Cuộc tấn công vào Makiivka diễn ra nhằm trả đũa làn sóng tấn công bằng máy bay không người lái hằng đêm vào thủ đô Kiev và các thành phố khác của Ukraine.

Mức độ tàn phá tại căn cứ ở Makiivka là do đạn dược được cất giữ trong tòa nhà, mặc dù các cấp chỉ huy biết rõ là nằm trong tầm bắn của phi đạn Ukraine. Igor Girkin, cựu chỉ huy quân đội thân Nga ở miền đông Ukraine, cho biết là hàng trăm người đã thiệt mạng hoặc bị thương. Ông Girkin nói thêm là các thiết bị quân sự tại địa điểm này không được ngụy trang.

Sự tức giận ở Nga đã lan đến quốc hội. Grigory Karasin, một thượng nghị sĩ và là cựu thứ trưởng ngoại giao Nga, không chỉ yêu cầu phải trả thù Ukraine và những người ủng hộ NATO mà còn phải có một “phân tích chính xác trong nội bộ”. Trong khi đó, Thương nghị sĩ Sergei Mironov, yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự đối với các quan chức đã “cho phép tập trung quân nhân trong một tòa nhà không được bảo vệ” và “tất cả các cấp chỉ huy không bảo đảm an toàn phù hợp”.

4/ NHẬT BẢN TẶNG TIỀN ĐỂ GIÃN DÂN RA KHỎI THỦ ĐÔ TOKYO

Theo loan báo mới nhất, chính phủ Nhật Bản sẽ thưởng một triệu Yen, hay khoảng 7500 Mỹ kim, cho mỗi gia đình đồng ý dời khỏi thủ đô Tokyo.

Theo chính sách mới nhất này, mỗi gia đình đồng ý dời khỏi 23 “điểm nóng” dân số ở Tokyo và khu vực vành đai Saitama, Chiba và Kanagawa sẽ nhận được số tiền trên cho mỗi người trong gia đình, tăng so với mức 300 ngàn Yen trước đây. Ngoài ra mỗi gia đình sẽ được phụ cấp thêm 3 triệu Yen.

Đổi lại thì các gia đình này phải chấp nhận định cư ở các khu vực mới ít nhất là 5 năm. Nếu vi phạm điều này thì phải hoàn trả lại tiền hỗ trợ. Chính sách mới của Nhật sẽ có hiệu lực từ tháng 4 tới. Một nửa khoản hỗ trợ tài chính sẽ do chính phủ chi trả, một nửa còn lại do chính quyền địa phương chi trả.

Đây là một phần trong nỗ lực nhằm giãn bớt dân số ở thủ đô Tokyo và gia tăng dân số cho các khu vực đang phải đối mặt với tình trạng lão hóa và suy giảm dân số.

Giới chức Nhật hy vọng sẽ có khoảng 10 ngàn người chuyển từ Tokyo đến các vùng nông thôn từ nay cho đến năm 2027.

Viet-studies

ĐCSVN cho thôi cựu Bộ trưởng Ngọai Giao: Vietnamese Communist Party Removes Former FM From Politburo (Diplomat 3-1-23) -- PDF --  Vietnam Dismisses Two Western-Educated Deputy Prime Ministers (Thayer 1-1-23) -- Ảnh hưởng đối với quan hệ Việt Mỹ:  Leadership Dismissals in Vietnam: Implications for U.S.- Vietnam Relations (Thayer 1-1-23)   

Điều gì giải thích tính xâm lược của Trung Quốc: What Explains Chinese Aggression? (Natonal Interest 3-1-23)

Nữ tỷ phú Việt từng hứa tặng 155 triệu bảng cho Oxford bị kiện ở Anh (VOA 3-1-23)

Một năm có 30 cuộc thi hoa hậu: Loạn danh xưng, thi sắc đẹp như… chạy sô(DT 3-1-23)

Người Việt ở Mỹ: Tết đến là hy vọng (TT 3-1-23)

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 04/01/2022

Trung Quốc bỏ chính sách zero-Covid: Quyền lực của Ban Thường vụ Bộ Chính trị

Thế giới hôm nay: 03/01/2022

‘Cha đẻ bom nguyên tử’ Robert Oppenheimer được minh oan sau 68 năm

01/01/1994: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực

Top 25 bài được đọc nhiều nhất năm 2022

31/12/1999: Putin trở thành quyền tổng thống sau khi Yeltsin từ chức

Chuyển động Quốc Phòng (23/12 – 29/12/2022)

Thế giới hôm nay: 30/12/2022

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P2)

 

Báo Tiếng Dân

 

Dự báo các sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 202301/01/2023

Thuy My

Đặng Chương Ngạn - Viết từ một bức vẽ

Tuấn Khanh - Văn hóa Việt trong cơn tai biến hôm nay

Nguyễn Ngọc Chu - Tại sao Việt Nam có quá nhiều ‘cấp Phó’?

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Nếu không có Đảng 04/01/2023

Thế giới 2023: Một năm nhiều lo lắng 04/01/2023

Kinh tế tri thức hay kinh tế số? 04/01/2023

Từ một vụ mất sách 04/01/2023

Lòng yêu nước được thử thách bằng độ trễ lịch sử 03/01/2023

Nhìn lại Việt Nam năm 2022 03/01/2023

Quan hệ Việt-Mỹ: Điều gì cản trở nâng cấp ‘đối tác chiến lược toàn diện’? 03/01/2023

 

 

 

Thông tin mỗi ngày

 

·         Đoan Trang

·         Huỳnh Ngọc Chênh

·         Jonathan London

·         Nghiên cứu Quốc tế

·         Người Buôn Gió 

·         Nguyễn Xuân Diện

·         Nhát sỹ Tô Hải

·         R F I

·         Thuy My

·         Luat Khoa

·         VietNam Thời Báo

·         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

4 phó giám đốc trung tâm đăng kiểm 98-06D Bắc Giang bị bắt

https://vnexpress.net/4-pho-giam-doc-trung-tam-dang-kiem-98-06d-bac-giang-bi-bat-4556283.html

BẮC GIANG4 phó giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 98-06D và một nhân viên bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ khi thực hiện đăng kiểm.

Ngày 4/1, các ông Thân Văn Hòa, Trần Văn Quyền, Trần Văn Nam, Nguyễn Ngọc Tuyến và Trương Ngọc Tân bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố, tạm giam về tội Nhận hối lộ.

Sáu ngày trước đó, 5 người đến Công an Bắc Giang đầu thú về hành vi nhận hối lộ trong quá trình đăng kiểm với số tiền nhiều tỷ đồng. Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 98-06D thuộc Công ty cổ phần đăng kiểm xe cơ giới Thái Nam.

Theo cảnh sát, trung tâm 98-06D vẫn đăng kiểm cho một số ôtô đưa đón công nhân bị đục số khung, số máy. Vào cuộc điều tra từ sai phạm này, cảnh sát đã phát hiện dấu hiệu phạm tội tại đây.

Các bị can thừa nhận đã thống nhất thu tiền hối lộ của chủ các phương tiện với mức từ 100.000 đến 500.000 đồng một xe hoặc một triệu đồng.

Khám nơi ở của các bị can, cảnh sát thu hơn 500 triệu đồng cùng nhiều đồ vật, tài liệu liên quan. Hai người trong số này đã nộp hơn 1,4 tỷ đồng khắc phục hậu quả.

Gần đây, công an trên cả nước liên tiếp điều tra sai phạm trong đăng kiểm. Riêng Công an TP HCM đã ra lệnh khám xét 13 trung tâm kiểm định, khởi tố 6 vụ án với 43 bị can với các tội danh Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Giả mạo trong công tác.

Thủ đoạn các trung tâm đã sử dụng là bỏ qua lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công hoặc cho thuê phụ tùng không đảm bảo kỹ thuật. Đơn cử xe mòn lốp thì nộp tiền thay lốp, thay thành thùng, thay một số bộ phận để đảm bảo tiêu chuẩn; sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải...

Theo người phát ngôn Bộ Công an, ước tính 70.000 phương tiện cơ giới được kiểm định theo cách làm luật như vậy. Khoảng 52.300 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi trường đã được cấp, tiền thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.

Tại Bắc Ninh, 4 cán bộ của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 99-03D bị Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố với cáo buộc nhận hối lộ hơn 6,5 tỷ đồng trong ba năm. Kết quả điều tra ban đầu xác định, Trung tâm 99-03D ở thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, bị nhiều người phản ánh là sách nhiễu, gây khó khăn, gợi ý, nhận tiền "bôi trơn" với nhiều chủ phương tiện.

Phạm Dự

 

Giám đốc 'không biết chữ' điều hành trung tâm đăng kiểm thế nào

https://vnexpress.net/giam-doc-khong-biet-chu-dieu-hanh-trung-tam-dang-kiem-the-nao-4556111.html

TP HCMHồ Hữu Tài, 52 tuổi, bị cho không biết chữ nhưng được đối tác đưa làm giám đốc trung tâm đăng kiểm, mọi việc đều do cấp dưới thực hiện, kể cả xác nhận kiểm định.

 

Ngày 4/1, ông Tài, Nguyễn Thanh Phong (42 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty An Phát), Trần Thanh Vinh (51 tuổi, phó giám đốc) cùng 6 người khác thuộc Trung tâm đăng kiểm 50-17D bị Công an huyện Nhà Bè khởi tố, bắt giam.

Những người này nằm trong số 43 nghi can bị Công an TP HCM cùng các quận huyện bắt để điều tra trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Giả mạo trong công tác.

Quá trình điều tra, ông Tài, với chức danh giám đốc trung tâm đăng kiểm khai nhận mình không biết chữ, học đến lớp 3 cách đây hàng chục năm. Hoạt động kiểm định ở trung tâm do ông Vinh - đăng kiểm viên, phó giám đốc điều hành và ký giấy chứng nhận đăng kiểm cho xe cơ giới.

Cơ quan điều tra xác định, ông Phong với tư cách Chủ tịch HĐQT Công ty An Phát đã xin phép thành lập Trung tâm đăng kiểm 50-17D từ năm 2019. Do ảnh hưởng dịch bệnh, nơi đây hoạt động không hiệu quả, dẫn đến nợ nần.

Do nợ tiền ông Tài, Phong gán cổ phần của Trung tâm đăng kiểm 50-17D và đưa chủ nợ lên làm giám đốc. Hai người sau đó thông đồng, chỉ đạo các đăng kiểm viên nhận tiền hối lộ, bỏ qua lỗi vi phạm để tăng doanh thu. Tài đưa Đinh Thành Trung, 30 tuổi vào làm nhân viên nhưng không có hợp đồng lao động.

Thủ đoạn được các đăng kiểm viên nơi đây sử dụng là sau khi kiểm tra, phát hiện có lỗi, sẽ hướng dẫn chủ xe đến chỗ Trung. Người này sẽ trực tiếp đặt vấn đề nhận tiền "bôi trơn" để thông qua việc đăng kiểm.

Riêng ngày 19/12, khi cảnh sát ập vào bắt quả tang, Trung khai đã nhận được gần 20 triệu đồng. Số tiền này sẽ được chia phần lớn cho Phong, Tài. Phần còn lại được đưa cho Vinh để chia lại cho Trung và các nhân viên đăng kiểm.

Lý giải tại sao ông Tài không biết chữ nhưng vẫn làm được giám đốc trung tâm đăng kiểm, đại diện Phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam), cho biết Trung tâm 50-17D do tư nhân đầu tư. Ông Tài là giám đốc nhưng không phải đăng kiểm viên, không phải người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định của Trung tâm hay ký giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện.

Trung tâm 50-17D hiện có một dây chuyền kiểm định loại II với 6 đăng kiểm viên. Trong đó, ông Vinh, Phó giám đốc Trung tâm là người điều hành và ký giấy chứng nhận kiểm định xe cơ giới.

Nghị định 139/2018 quy định lãnh đạo trung tâm đăng kiểm là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định của đơn vị và ký giấy chứng nhận kiểm định. Người này phải là đăng kiểm viên xe cơ giới đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng.

Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam, cho rằng trung tâm đăng kiểm hoạt động như một doanh nghiệp, sẽ có nhiều lãnh đạo cùng điều hành. Quy định trên được áp dụng với lãnh đạo chịu trách nhiệm chuyên môn, tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định và ký giấy chứng nhận kiểm định xe. Khi soạn thảo quy định về xã hội hóa trung tâm đăng kiểm, Cục đã lường trước các vấn đề này, song việc lựa chọn lãnh đạo trung tâm là do doanh nghiệp đầu tư thực hiện. Do đó, bên cạnh các đơn vị làm tốt vẫn còn có đơn vị lựa chọn lãnh đạo chưa có năng lực.

Tính đến nay, Công an TP HCM đã khám xét 13 trung tâm đăng kiểm (5 ở các tỉnh, 13 tại TP HCM). Sai phạm của các trung tâm này bị bại lộ sau khi CSGT thành phố phát hiện nhiều xe tải, xe ben cơi nới thành, thùng; mâm không đúng kích thước; lốp mòn; biển số mờ, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải... vẫn được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Xác định có dấu hiệu tội phạm, Công an TP HCM vào cuộc điều tra, thu thập chứng cứ hàng loạt trung tâm đăng kiểm đã nhận tiền "lót tay" để bỏ qua vi phạm cho khoảng 70.000 ôtô khi đăng kiểm. Giám đốc các trung tâm này được cho đã chỉ đạo cấp dưới bỏ qua các lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công; cho thuê phụ tùng thay thế các phụ tùng không đảm bảo tiêu chuẩn, sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải...

Hiện, cả nước có 280 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, trong đó 196 đơn vị theo hình thức xã hội hóa, 64 thuộc Sở giao thông Vận tải và 20 thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Quốc Thắng

 

Chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị bắt trong vụ Việt Á

https://vnexpress.net/chuyen-vien-nha-xuat-ban-giao-duc-viet-nam-bi-bat-trong-vu-viet-a-4556276.html

HÀ NỘIBà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, bị bắt với cáo buộc can thiệp, giúp đỡ Công ty Việt Á trục lợi trong kinh doanh kit test Covid-19.

Ngày 4/1, bà Thuỷ, 56 tuổi cùng Nguyễn Bạch Thùy Linh, 45 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên SNB Holdings, bị khởi tố, tạm giam để điều tra tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, theo khoản 3 Điều 366 Bộ luật Hình sự.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, hai bị can có hành vi lợi dụng ảnh hưởng, can thiệp, tác động lãnh đạo một số Bộ, ngành để tạo điều kiện giúp Công ty Việt Á trong quá trình sản xuất, kinh doanh kit test Covid-19 để trục lợi.

Đây là diễn biến mới khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các Bộ, ngành liên quan.

Một năm qua, từ khi sai phạm tại Công ty Việt Á bị phanh phui, C03 và công an các địa phương đã khởi tố 29 vụ án và hơn 100 người liên quan. Trong số này có 3 nguyên Ủy viên Trung ương là cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh, cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng.

Gần đây nhất, tại Văn phòng Chính phủ, C03 bắt ông Nguyễn Văn Trịnh, trợ lý Phó thủ tướng, với cáo buộc lợi dụng vị trí công tác "can thiệp các đơn vị có trách nhiệm tại Bộ Y tế để Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm Covid-19 trái pháp luật".

Hàng loạt lãnh đạo cấp sở, nhân viên y tế của 24 tỉnh, thành phố cũng bị khởi tố, tạm giam. Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng khởi tố, bắt hai sĩ quan.

Vụ án Việt Á thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Sai phạm được coi là điển hình về "tham nhũng có hệ thống" do tính quy mô, xảy ra từ cơ quan, bộ ngành trung ương đến các địa phương.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, nhằm thu lợi bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Trong doanh thu khoảng 4.000 tỷ đồng, Việt Á chi "hoa hồng" lót tay cho các đơn vị, cá nhân gần 800 tỷ đồng.

Phạm Dự

 

Thêm 3 người bị bắt trong vụ quản lý thị trường nhận hối lộ

https://vnexpress.net/them-3-nguoi-bi-bat-trong-vu-quan-ly-thi-truong-nhan-hoi-lo-4556225.html

BÌNH THUẬN: Ba người tham gia đoàn liên ngành kiểm tra khoáng sản đất sét tại các lò gạch ở huyện Hàm Thuận Nam bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn.

Chiều 4/1, Phạm Minh Thắng (nguyên cán bộ Đội Quản lý Thị trường số 2), Nguyễn Anh Phong (cán bộ Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Hàm Thuận Nam) và Phạm Phú Tưởng (cán bộ Chi cục Thuế khu vực huyện Hàm Thuận Nam - Hàm Thuận Bắc) bị Công an huyện khởi tố, tạm giam để điều tra hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Phạm Phú Tưởng, cán bộ Chi cục Thuế khu vực Hàm Thuận Nam - Hàm Thuận Bắc đang nghe cảnh sát đọc lệnh bắt tạm giam tại cơ quan. Ảnh: VKSND Bình Thuận

Phạm Phú Tưởng, cán bộ Chi cục Thuế khu vực Hàm Thuận Nam - Hàm Thuận Bắc đang nghe cảnh sát đọc lệnh bắt tạm giam tại cơ quan. Ảnh: VKSND Bình Thuận

Nhà chức trách cũng thực hiện lệnh khám xét nơi ở và làm việc của các bị can tại địa phương.

Động thái này được đưa ra sau khi Công an Hàm Thuận Nam mở rộng điều tra vụ án cán bộ quản lý thị trường Bình Thuận nhận hối lộ của các cơ sở sản xuất gạch trên địa bàn. Hơn 4 tháng trước, ông Trần Văn Thăng, quyền Đội trưởng Đội 2 Cục Quản lý thị trường cùng hai đồng nghiệp đã bị bắt về hành vi Nhận hối lộ.

Theo điều tra, tháng 6 năm ngoái, ông Thăng chủ trì đội liên ngành gồm các kiểm soát viên thị trường cùng cán bộ địa phương, kiểm tra bãi tập kết vật liệu đất sét làm gạch của các doanh nghiệp chuyên sản xuất gạch ngói tại huyện Hàm Thuận Nam.

Ông Thăng cùng các thành viên đội liên ngành bị cáo buộc đã nhận hàng trăm triệu đồng rồi "làm ngơ" sai phạm, để các doanh nghiệp tẩu tán đất sét, tàng trữ trái phép.

Tư Huynh

 

Cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai bị phạt 11 năm tù trong đại án AIC

https://vnexpress.net/cuu-bi-thu-tinh-uy-dong-nai-bi-phat-11-tu-trong-dai-an-aic-4555625.html

HÀ NỘICựu bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành và cựu chủ tịch tỉnh Đồng Nai, Đinh Quốc Thái, mỗi người nhận hối lộ 14,5 tỷ đồng của AIC, bị tòa phạt 11 và 9 năm tù.

Sau 15 ngày xét xử và nghị án, mức án trên được TAND Hà Nội công bố trưa 4/1, trong buổi tuyên án kéo dài gần 5 giờ.

Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn (đang bỏ trốn) bị phạt 14 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và 16 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hình phạt 30 năm tù.

Bị cáo Phan Huy Anh Vũ, cựu giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, nhận 9 năm tù về tội Nhận hối lộ và 10 năm tù do Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp 19 năm.

Bản án đánh giá với cương vị chủ tịch AIC, bà Nhàn có vai trò chủ mưu cầm đầu, sau khi phạm tội bỏ trốn gây khó khăn cho điều tra, xét xử. Ông Thành và Thái mỗi người nhận 14,5 tỷ đồng của bà Nhàn để tác động đến cấp dưới, ban ngành và giám đốc bệnh viện Đồng Nai giúp AIC trúng 16 gói thầu, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước. Song tòa đã xem xét việc hai cựu lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tuổi đã cao, ăn năn hối cải, chủ động làm đơn tố giác tội phạm và nộp lại toàn bộ tiền hưởng lợi.

Trong vai trò giám đốc bệnh viện, đại diện chủ đầu tư, bị cáo Vũ nhiều lần nhận tiền hối lộ của AIC; phạm tội nhiều lần song được đánh giá chịu một phần sức ép của bí thư và chủ tịch Đồng Nai. "Bị cáo là bác sĩ phụ trách đầu tư, không phải chuyên môn nên khó tránh khỏi sai lầm", bản án nêu.

Mức án của 36 bị cáo

Căn cứ phạm tội, vai trò của các bị cáo trong vụ án, tòa tuyên bà Nhàn phải nộp khắc phục 103 tỷ đồng. Công ty AIC, bị cáo Trần Mạnh Hà (Phó tổng giám đốc Công ty AIC, đã bỏ trốn) và bị cáo Hoàng Thị Thuý Nga (cựu Phó tổng giám đốc Công ty AIC) mỗi người phải nộp 15 tỷ đồng.

Trong 8 bị cáo vắng mặt do đang bỏ trốn, HĐXX cho rằng chỉ có Nguyễn Đăng Thuyết (cựu giám đốc Công ty Công ty Thành An Hà Nội) có đơn xin xét xử vắng mặt từ Mỹ và chấp nhận mọi phán quyết của toà. 7 người còn lại, toà coi đã "tự từ bỏ quyền bào chữa".

Trong 10 ngày xét hỏi, tranh tụng, các cựu lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thừa nhận việc nhận hối lộ. Ông Thành khai nhận thức AIC là công ty lớn và uy tín, nhiều quan hệ cấp cao nên nhắc nhở các lãnh đạo sở ban ngành "tạo điều kiện" trên tinh thần chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, không có ý "ưu ái đặc biệt".

Là người duy nhất trong nhóm 11 cán bộ tỉnh Đồng Nai bị truy tố hai tội danh, ông Vũ xin HĐXX "minh xét" khi nhiều người cũng nhận tiền như ông nhưng chỉ bị xét xử một tội. Ông cho rằng việc nhận 14,8 tỷ đồng từ AIC "chỉ là quà cảm ơn".

Các cựu nhân viên tại AIC khai làm theo chỉ đạo cao nhất của bà Nhàn. Cựu phó tổng giám đốc Nga khai được bà Nhàn ủy quyền thực hiện thông thầu tại dự án, qua lại với lãnh đạo tỉnh, chỉ đạo nhân viên dưới quyền và móc nối với các đối tác làm "quân xanh". Mỗi người là một mắt xích trong quy trình 70 bước.

Trong dàn lãnh đạo 8 công ty "quân xanh", ba người bị xác định bỏ trốn ra nước ngoài. Ba bị cáo gửi luật sư và người nhà đơn trình bày về việc không bỏ trốn, chỉ sang Mỹ chữa bệnh và chăm sóc người nhà, chấp nhận xét xử vắng mặt và phán quyết của Tòa.

Nói lời cuối cùng, các bị cáo có mặt đều bày tỏ sự ăn năn, xin nhận án phạt nhẹ để trở lại làm "người tốt". Cựu bí thư Thành nhiều lần bật khóc, gửi lời xin lỗi đến Đảng bộ, nhân dân Đồng Nai và khuyên các cán bộ đương nhiệm "tránh xa cạm bẫy".

Bản án xác định, muốn Công ty AIC được trúng 16 gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế tại dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bà Nhàn thiết lập quan hệ với cựu bí thư Tỉnh ủy Thành để được giới thiệu đi gặp các quan chức trong tỉnh.

Ông Thành và ông Thái, mỗi người nhận của AIC 14,5 tỷ đồng, ông Vũ 14,8 tỷ đồng để "tạo điều kiện" cho AIC. Sau khi thông thầu, AIC đã trúng 16 gói thầu, trị giá hơn 665 tỷ đồng, qua đó gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 152 tỷ đồng.

Vụ án có 11 trong 36 bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh, cán bộ sở ban ngành tại Đồng Nai. Các sai phạm bị VKS đánh giá là "minh chứng điển hình cho lợi ích nhóm", thể hiện sự móc ngoặc, thông đồng giữa doanh nghiệp và người có thẩm quyền.

Phạm Dự - Thanh Lam

 

8 người bị xét xử vắng mặt tại vụ án AIC sẽ đi tù thế nào?

https://vnexpress.net/8-nguoi-bi-xet-xu-vang-mat-tai-vu-an-aic-se-di-tu-the-nao-4555875.html

HÀ NỘITrong vụ án AIC, 7 người bị xác định trốn truy nã, tòa coi như "tự từ bỏ quyền bào chữa" và chỉ chấp nhận đơn xin xét xử vắng mặt của một bị cáo đang ở Mỹ.

Sáng 4/1, TAND Hà Nội dành gần 5 giờ công bố bản án với 36 bị cáo trong đại án AIC gian lận đấu thầu tại dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, gây thiệt hại hơn 152 tỷ đồng cho Nhà nước.

Trước phiên tòa, cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng 7 bị cáo bị nhà chức trách xác định bỏ trốn. Bộ Công an mới đây đã phát thông tin đề nghị đầu thú để hưởng khoan hồng và thực hiện quyền tự bào chữa theo Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Những ngày đầu tiên của phiên tòa, 3 trong 8 người đã gửi thư từ nước ngoài nêu lý do vắng mặt (ốm bệnh, chăm con...), đề nghị tòa xóa bỏ tình tiết "bỏ trốn", cho hay sẽ chấp nhận các phán quyết

Nhận định trong bản án trưa nay, HĐXX cho rằng chỉ có cơ sở chấp nhận yêu cầu của bị cáo Nguyễn Đăng Thuyết (cựu giám đốc Công ty Thành An Hà Nội). 7 người còn lại, như đánh giá của Bộ Công an, toà tiếp tục coi là "tự từ bỏ quyền bào chữa".

Việc thi hành án với 8 bị cáo sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, theo luật sư Phạm Thanh Bình (Công ty luật Bảo Ngọc, Hà Nội) sẽ căn cứ theo Điều 23 Luật thi hành án Hình sự và Điều 364, Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Thứ nhất: 7 người bị kết án (bị án) được xác định đang bỏ trốn ở nước ngoài, bao gồm: Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu chủ tịch AIC) bị phạt 30 năm tù; Trần Mạnh Hà (phó tổng giám đốc AIC) 25 năm tù; Đỗ Văn Sơn (cựu kế toán trưởng AIC) 6 năm; Nguyễn Thị Sen (cựu giám đốc Công ty CP Thiết bị y tế và môi trường) 30 tháng và Nguyễn Thị Tích (Tổng giám đốc Công ty MOPHA) 4 năm; Đỗ Mỹ Hạnh (Chủ tịch HĐQT Công ty Cát Vân Sa) bị phạt 5 năm tù và Ngô Thế Vinh (Giám đốc Công ty Nha khoa Việt Tiên) 4 năm tù.

Với 7 người này, Chánh án TAND Hà Nội sẽ ra quyết định thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự Công an Hà Nội ra quyết định truy nã.

Sau đó, cơ quan thi hành án ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt. Khi nào bắt được, hoặc khi nào họ đầu thú thì nhà chức trách sẽ thi hành bản án đã tuyên. Thời điểm tính từ ngày bắt được hoặc ra đầu thú.

Riêng với bà Hạnh và ông Vinh (làm đơn xin xét xử vắng mặt song không được tòa chấp thuận), khi có quyết định thi hành án, họ không về nước chấp hành thì có thể bị dẫn độ theo Luật Tương trợ Tư pháp (nếu giữa Việt Nam và nước bị cáo đang lẩn trốn đã ký Hiệp định Tương trợ tư pháp).

Trong trường hợp đó, theo Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để thi hành án. Hiện, 25 Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự giữa Việt Nam với các quốc gia đang có hiệu lực.

Nếu hai nước chưa ký, việc dẫn độ chưa thể tiến hành.

Thứ hai: Người có đơn xin xét xử vắng mặt và được Tòa chấp thuận là Nguyễn Đăng Thuyết, cựu Giám đốc Công ty Thành An Hà Nội, bị phạt 30 tháng tù.

Trong 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, ông Thuyết phải có mặt tại trụ sở cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện được chỉ định trong quyết định thi hành án.

Quá thời hạn này mà ông Thuyết không có mặt, cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp sẽ thực hiện áp giải thi hành án. Nếu không về nước chấp hành án, ông cũng sẽ bị xử lý như ông Vinh và bà Hạnh.

Đây là vụ án được VKS đánh giá là "minh chứng điển hình cho lợi ích nhóm", thể hiện sự móc ngoặc, thông đồng giữa doanh nghiệp và người có thẩm quyền, cụ thể là công ty AIC và hai lãnh đạo cao nhất của tỉnh Đồng Nai.

Suốt 12 năm, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Giám đốc Bệnh viện Đồng Nai đã được AIC bôi trơn hơn 43 tỷ đồng nhằm giúp AIC trúng 16 gói thầu thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, theo phương thức thông thầu. Hành vi gian lận này bị các cơ quan tố tụng xác định làm Nhà nước thiệt hại hơn 152 tỷ đồng.

Sau gần 20 ngày xét xử, TAND Hà Nội phạt 36 bị phạt từ 30 tháng tù treo đến 30 năm tù ở 5 nhóm tội: Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị tuyên phạt án tù dài nhất (30 năm). Cựu bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành và cựu chủ tịch tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái bị phạt lần lượt 11 năm và 9 năm tù.

Hải Thư

 

Bắt nữ giám đốc tác động lãnh đạo một số bộ ngành để giúp Công ty Việt Á

https://tuoitre.vn/bat-nu-giam-doc-tac-dong-lanh-dao-mot-so-bo-nganh-de-giup-cong-ty-viet-a-20230104201457029.htm

Hai người phụ nữ, trong đó có một giám đốc công ty, bị C03 bắt tạm giam với cáo buộc có hành vi lợi dụng ảnh hưởng, can thiệp, tác động lãnh đạo một số bộ, ngành tạo điều kiện giúp Công ty Việt Á trong quá trình sản xuất, kinh doanh kit xét nghiệm.

Ngày 4-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam hai người gồm: Nguyễn Bạch Thùy Linh, giám đốc Công ty TNHH MTV SNB Holdings và Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên chuyên viên Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.

Bà Linh và bà Thủy bị điều tra về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh nêu trên.

Thông tin từ Bộ Công an cho biết kết quả điều tra ban đầu xác định hai bị can đã có hành vi lợi dụng ảnh hưởng, can thiệp, tác động lãnh đạo một số bộ, ngành tạo điều kiện giúp Công ty Việt Á trong quá trình sản xuất, kinh doanh kit xét nghiệm COVID-19 để trục lợi.

Đây là diễn biến mới nhất quá trình C03 mở rộng điều tra vụ án Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm.

Sau gần một năm khởi tố vụ án, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 102 người liên quan vụ Công ty cổ phần công nghệ Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19, trong đó có tám quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và hàng chục lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y tế các tỉnh, thành phố.

đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Trịnh - trợ lý của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Ông Trịnh bị điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trong vụ án này, có ba nguyên ủy viên Trung ương Đảng bị bắt là cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng.

Theo thông tin từ Bộ Công an, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm cho trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố cả nước với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.

Điều đáng nói, Phan Quốc Việt (tổng giám đốc Công ty Việt Á) lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 "bắt tay" với giám đốc CDC một số địa phương nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19 để hưởng lợi bất chính số tiền lớn.

Kết quả điều tra đến nay xác định Phan Quốc Việt đã "bắt tay" với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ này là trên 500 tỉ đồng. Theo lời khai của bị can Việt, số tiền mà tổng giám đốc Việt Á đã chi "hoa hồng" cho các "đối tác" là gần 800 tỉ đồng.

THÂN HOÀNG

 

Đắk Lắk phải cho 'hợp thức hóa sai phạm' vụ trường tuyển chui

https://tuoitre.vn/dak-lak-phai-cho-hop-thuc-hoa-sai-pham-vu-truong-tuyen-chui-20230104104402188.htm

UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo "hợp thức hóa sai phạm" việc trường tuyển chui vì… quyền lợi học sinh.

Liên quan đến vụ trường cao đẳng tuyển chui 243 học sinh, sáng 4-1, ông Đỗ Tường Hiệp - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk - cho biết tỉnh đã có văn bản yêu cầu "hợp thức hóa sai phạm" vì quyền lợi học sinh.

Văn bản do bà H’Yim Kđoh, phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, ký ban hành yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk chỉ đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh ký hợp đồng với Trường cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk theo quy định.

Sở cũng phải yêu cầu trung tâm, trường cao đẳng tổ chức dạy phụ đạo cho 243 học viên mà trường tuyển chui để bổ sung phần kiến thức, kỹ năng ở một số môn học theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng yêu cầu sở xem xét chuẩn y danh sách học viên đã được trường tuyển chui vào lớp 10 để bảo vệ quyền lợi học sinh sau này.

Nói thêm về vấn đề này, ông Đỗ Tường Hiệp cho biết đã có văn bản yêu cầu Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và Trường cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh.

Sở cũng đang thực hiện thủ tục chuẩn y danh sách 243 học sinh lớp 10 bị trường cao đẳng tuyển chui. Sau khi các học sinh trên được "hợp thức hóa", Trung tâm Giáo dục thường xuyên sẽ có trách nhiệm tiếp tục dạy phụ đạo để đảm bảo kiến thức cho học sinh.

Về việc xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo Trường cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk vì trường tuyển chui 243 học sinh lớp 10, văn bản của tỉnh không nhắc đến. Phóng viên Tuổi Trẻ Online đã liên lạc nhưng chưa được phản hồi từ bà H’Yim về việc xử lý hiệu trưởng nhà trường tuyển chui rồi mới xin hợp thức hóa.

TRUNG TÂN

 

Bình Thuận: Khởi tố thêm nhiều cán bộ huyện, quản lý thị trường, thuế

https://tuoitre.vn/binh-thuan-khoi-to-them-nhieu-can-bo-huyen-quan-ly-thi-truong-thue-20230104180839042.htm

Mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ của đoàn liên ngành do Đội quản lý thị trường số 2 chủ trì đi kiểm tra các mỏ đất sét ở xã Tân Lập từ tháng 6-2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam đã khởi tố thêm các bị can này.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận thi hành lệnh bắt bị can Nguyễn Anh Phong - Ảnh: Viện KSND huyện Hàm Thuận Nam

Ngày 4-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận cho biết vừa khởi tố thêm các bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Minh Thắng (nguyên cán bộ Đội quản lý thị trường số 2), Nguyễn Anh Phong (cán bộ Phòng kinh tế hạ tầng huyện Hàm Thuận Nam) và Phạm Phú Tưởng (cán bộ Chi cục thuế khu vực huyện Hàm Thuận Nam - Hàm Thuận Bắc) để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Các quyết định trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hàm Thuận Nam phê chuẩn.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận thi hành lệnh bắt bị can Phạm Minh Thắng - Ảnh: Viện KSND huyện Hàm Thuận Nam

Cơ quan điều tra xác định, các đối tượng trên là những thành viên trong đoàn kiểm tra liên ngành huyện Hàm Thuận Nam do Đội quản lý thị trường số 2 chủ trì đã tiến hành kiểm tra việc tàng trữ đất sét tại Công ty TNHH Ngọc Mai Bình Thuận, hộ kinh doanh Đức Thành, hộ kinh doanh sản xuất gạch Rạng Đông

Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được phân công để lập hồ sơ hạ thấp khối lượng đất sét mà Công ty TNHH Ngọc Mai, hộ kinh doanh Đức Thành, hộ sản xuất gạch Rạng Đông II tàng trữ không có nguồn gốc hợp pháp so với thực tế gây thất thoát tài sản nhà nước.

Liên quan vụ án này, trước đó ngày 16-9-2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Thuận Nam đã khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với Trần Văn Thăng, Bùi Viết Mạnh và Ngô Minh Phúc (lần lượt là quyền đội trưởng, kiểm soát viên Đội quản lý thị trường số 2) để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

ĐỨC TRONG

 

Minh bạch tài sản quan chức

https://tuoitre.vn/minh-bach-tai-san-quan-chuc-20230102085127806.htm

Công cuộc phòng chống tham nhũng và tiêu cực đang được đẩy mạnh nhưng nếu không minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ có chức vụ, quyền hạn (quan chức) sẽ rất khó để trị tận gốc tham nhũng.

Để khắc phục hạn chế này, theo chỉ đạo của Thủ tướng, mới đây Thanh tra Chính phủ đã có văn bản 2220/TTCP-C.IV gửi các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương về định hướng xác minh tài sản, thu nhập năm 2023 của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Hệ số phụ cấp 0,9 trở lên phải xác minh tài sản

Theo đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị các cơ quan liên quan ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập đối với cán bộ có phụ cấp từ 0,9 trở lên (tương đương cấp vụ, cục trưởng, giám đốc sở, ngành) và người giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nắm 100% vốn điều lệ, do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu.

Trọng tâm xác minh tài sản, thu nhập sẽ tập trung vào các cán bộ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực nhạy cảm như đầu tư xây dựng, tài chính, ngân hàng; quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, y tế, quy hoạch, đấu thầu, đấu giá; mua bán, chuyển nhượng tài sản công; đầu tư công, dịch vụ công; cổ phần hóa, thoái vốn DNNN; hoạt động huy động vốn, phát hành trái phiếu; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý các vụ án, vụ việc; cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ.

Bên cạnh định hướng xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn năm 2023, Thanh tra Chính phủ cũng vừa lập tổ công tác để xác minh tài sản, thu nhập của 30 cán bộ quản lý cấp cục, vụ thuộc các bộ, ngành và lãnh đạo các DNNN.

Tránh kê khai hình thức

Ông Thang Văn Phúc, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, nói minh bạch tài sản, thu nhập của quan chức trước khi bổ nhiệm là điều đương nhiên để tránh rủi ro tha hóa quyền lực.

Ông Phúc nhấn mạnh việc cán bộ khai đúng hay không đúng giá trị tài sản, thu nhập cần hậu kiểm. Các nước họ cũng làm vậy, tương tự như kê khai thuế, hậu kiểm là quan trọng.

Còn ông Nguyễn Quang Đồng, viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và phát triển truyền thông, cho rằng về mặt công nghệ, xác minh dữ liệu thu nhập, tài sản của quan chức để công khai, minh bạch là không khó.

Theo ông Đồng, việc công khai thu nhập của các quan chức từ cấp giám đốc sở ở địa phương, cấp cục trưởng, vụ trưởng ở các bộ, ngành trung ương là phù hợp.

Vấn đề là không chỉ công bố riêng tài sản của quan chức mà phải công bố thêm tài sản của vợ con, anh em của các quan chức. Đây là yêu cầu bắt buộc nếu thực sự muốn kiểm soát, minh bạch tài sản, thu nhập của quan chức.

Để khắc phục việc kê khai tài sản, thu nhập hình thức của nhiều quan chức hiện nay, ông Phúc khuyến nghị quy định về kê khai tài sản cần cụ thể hơn.

Đồng thời, cần đặt ra mục tiêu trong năm năm phải kiểm tra, kiểm soát được tài sản, thu nhập của tất cả các cán bộ trong bộ máy quản lý. Cán bộ nào có dấu hiệu không ổn thì xác minh trước, cán bộ bình thường làm sau.

Một số chuyên gia về quản trị công cũng cho rằng trong bối cảnh VN đang xây dựng nhà nước pháp quyền thì việc kê khai minh bạch tài sản, thu nhập của quan chức càng trở nên cần thiết hơn. Mỗi cán bộ phải bảo đảm minh bạch mọi tài sản, thu nhập trước khi ngồi vào vị trí quản lý.

Tuy nhiên theo luật sư Nguyễn Tiến Lập - trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế VN (VIAC), việc kê khai tài sản, thu nhập mới giải quyết phần ngọn trong chống tham nhũng, tiêu cực. Cần giải quyết cả cái gốc là cải thiện thu nhập của cán bộ để họ yên tâm công tác.

Thứ hai là tạo lập cơ chế tuyển chọn, đánh giá cán bộ tốt. Thứ ba là các quy định của pháp luật cần rõ về quyền hạn, trách nhiệm. Tính đến một hệ thống điều tra, xử lý tham nhũng độc lập hơn...

Cơ quan này ở các nước thường độc lập với hoạt động của chính phủ, điều này sẽ chống được tham nhũng trong chính cơ quan chống tham nhũng. Cơ quan độc lập về chống tham nhũng sẽ thuộc về người có quyền lực cao nhất, đủ uy tín.

Luật sư Lập cũng khẳng định nhiều nước đã thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập nhưng để phục vụ nộp thuế, để nhà nước công nhận tài sản là hợp pháp vì mọi tài sản đều có nguồn gốc. Mọi tài sản, nguồn tiền gửi ngân hàng đều phải chứng minh nguồn gốc.

Trong khi đó, ở ta là kê khai tài sản, thu nhập nội bộ trong hệ thống, phục vụ răn đe, giám sát nội bộ, vì thế không phát huy hiệu quả tối đa. Kê khai tài sản, thu nhập là chưa đủ để kiểm soát quan chức lạm dụng quyền lực để trục lợi, luật sư Lập khẳng định.

Nên cho từ chức nếu không kê khai trung thực

Theo ông Đồng, kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy muốn chống được xung đột lợi ích phải công khai thông tin, đồng thời phải có lộ trình để công khai tài sản, thu nhập của các quan chức ở cơ quan dân cử trước. Ví dụ như cấp bộ trưởng được quốc hội bầu ra.

Ông Đồng cho rằng đã là quan chức thì phải kê khai quà tặng, các mối quan hệ. Ở một số nước ngay khi tranh cử họ đã phải kê khai. Hoặc vợ, con, anh, em người thân quan chức không được kinh doanh trong lĩnh vực họ quản lý.

Ví dụ một thẩm phán ở Mỹ khi đi ăn với bạn họ không được để bạn trả tiền vì sẽ xảy ra xung đột lợi ích. Rồi quà tặng giá trị bao nhiêu quan chức mới được nhận.

Ông Thang Văn Phúc cũng cho rằng các công cụ kiểm soát tham nhũng phải đồng bộ. Làm sao để người cán bộ có chức vụ quản lý muốn hay không muốn vẫn phải bảo đảm công khai, minh bạch tài sản khi ngồi vào vị trí quản lý. Nếu không đảm bảo nguyên tắc này cần loại bỏ, cho từ chức.

Làm gì để khắc phục tình trạng kê khai không trung thực

Trao đổi về vấn đề vì sao đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quan chức nhiều năm nhưng không minh bạch được tài sản của họ, ông Nguyễn Quang Đồng cho hay có hai nguyên tắc giám sát quyền lực, đó là giám sát nội bộ trong hệ thống nhà nước và giám sát từ báo chí, xã hội, người dân. Nếu không có đủ hai hệ thống giám sát này sẽ rất khó giám sát được tài sản, thu nhập của quan chức.

Và để ngăn chặn tình trạng kê khai tài sản, thu nhập trước khi bổ nhiệm không trung thực, nhiều chuyên gia khuyến nghị nên coi tiêu chí minh bạch tài sản, thu nhập là một tiêu chí bổ nhiệm cán bộ, trong khi nhiều người lại đồng thuận rằng kê khai tài sản, thu nhập chỉ là điều kiện cần thôi, sau khi kê khai xong giám sát thế nào mới là quan trọng.

Vì thế, ông Đồng nêu quan điểm kê khai tài sản, thu nhập quan chức là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải chọn lọc lĩnh vực có nguy cơ cao để giám sát sau khi kê khai tài sản, thu nhập.

Điều này cũng giống như kê khai thuế của doanh nghiệp, mọi doanh nghiệp đều kê khai nhưng cơ quan thuế sẽ chọn lĩnh vực rủi ro trốn thuế cao nhất để điều tra về thuế. Đây là nguyên tắc kiểm soát rủi ro.

B.NGỌC

 

'Bé Hạo Nam rơi xuống móng cọc sâu 35 mét đã tử vong'

https://thanhnien.vn/be-hao-nam-roi-xuong-mong-coc-sau-35-met-da-tu-vong-post1538266.html

Ròng rã suốt từ hôm 31.12.2022 đến tối nay 4.1.2023, hàng trăm con người và phương tiện cứu hộ của tỉnh Đồng Tháp, công binh Quân khu 9, các đơn vị miệt mài làm việc với hy vọng tiếp cận sớm nhất cháu Hạo Nam (10 tuổi) - người bị rơi vào móng cọc chôn sâu trong đất 35 mét. Thế nhưng, điều kỳ diệu đã không xảy ra.

Gần 5 ngày liền, trước sự lo lắng và mong ngóng tin tức của gia đình bé Hạo Nam, người dân cả nước, khoảng 350 cán bộ, chiến sĩ, lực lượng của tỉnh Đồng Tháp, Quân khu 9 đã làm việc không ngơi nghỉ.

Mẹ của bé Hạo Nam: “Rất mong chờ giúp bé mau sớm về đây”

21 giờ tối nay 4.1, sau khi nhận tin thông báo của chính quyền xác định bé Hạo Nam đã mất, chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (mẹ bé Hạo Nam) đã xúc động, nghẹn ngào.

Chính quyền địa phương, Hội phụ nữ và các đoàn thể, người thân đã đến an ủi, động viên chị Linh vượt qua nỗi đau trước mắt để tiếp tục đợi con được đưa về nhà. Chị Linh cho biết, lúc hay tin rất đau lòng và mong muốn con mình sớm được đưa về nhà, để gia đình thực hiện an táng.

“Mong muốn trong ngày mai thi thể con tôi được đưa về, chứ giờ đã tối lắm rồi, phần số của cháu không được ở với tôi thì trở thành con người khác, nếu cháu còn phép màu trở lại với tôi thì tôi rất mừng” – chị Linh rưng rưng nói.

18 giờ 27 phút tối 4.1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND Đồng Tháp xác nhận với báo chí: bé Hạo Nam (10 tuổi) rơi xuống móng cọc sâu 35 mét đã tử vong.

Xem nhanh 20H ngày 4.1: Không có phép màu với bé Hạo Nam | Khởi tố giám đốc không biết chữ

Theo ông Bửu: Việc hội chẩn xác định bé mất có sự phối hợp giữa các cơ quan: pháp y - y tế - chính quyền địa phương kết hợp với những đánh giá hiện trạng tại vị trí em bé bị nạn rơi vào ống cọc với thời gian kéo dài, rơi vào độ sâu nhưng không được cứu nạn trong 4 ngày. Với độ sâu không được thông khí, chấn thương và với những đánh giá bằng các biện pháp quan sát hiện trường kết hợp với những yếu tố chuyên môn khác để tiên lượng bé sống ở giai đoạn đầu nhưng đến hiện nay thì các cơ quan chuyên môn đã có những thủ tục xác định bé Nam tử vong và đang tìm cách đưa em bé lên mặt đất để thực hiện an táng theo truyền thống.

Với thông tin trên, ông Bửu Việc cho biết phương án cứu hộ đối với bé bị tử vong phải được thực hiện sớm nhất để còn làm tang sự cho bé. Việc thi công để đủ điều kiện đưa cọc móng lên để tiếp cận với thi thể bé Hạo Nam vẫn được thực hiện gấp rút.

"Việc cứu hộ sẽ được tham khảo với các chuyên gia và đơn vị tốt nhất để sớm đưa bé Hạo Nam lên mặt đất. Việc thực hiện phương án này rất nặng nề khó khăn nhưng các đơn vị thi công sẽ dốc hết sức mình với sự trợ giúp của các chuyên gia cùng các thiết bị chuyên dụng, để làm thế nào sớm kết thúc cứu hộ", ông Bửu thông tin.

Xung quanh hiện trường khu vực cứu hộ

Trả lời câu hỏi vì sao có sự thay đổi thời gian hoàn thành công tác cứu hộ, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp giải thích: Đối với phương án cứu hộ móng cọc bê tông mà tỉnh đang triển khai xuyên thấu tới độ sâu 35m trên một tầng đất sét ở cuối cọc. Xung quanh đó đã có những cọc đóng trước rồi nên khu vực này có độ nén đất rất lớn nên khi chúng ta khoan cọc xuống ở độ sâu 30-40m thì gặp những tầng đất rất phức tạp và rất chắc, bám dính nên việc xử lý khoan trong lồng ống chật hẹp sẽ rất khó khăn.

Sự lo âu, chung tay cầu nguyện bình an cho bé Hạo Nam được hàng trăm người bày tỏ trong bình luận dưới bài viết, hàng ngàn chia sẻ trên mạng xã hội. Ai cũng nguyện cầu điều kỳ diệu sẽ đến với bé Hạo Nam. Thế nhưng tin dữ đã đến trong tối nay và điều kỳ diệu đã không thể xảy đến.

Từ sáng đến chiều nay, hy vọng vẫn còn đó khi phương pháp khoan guồng xoắn thực hiện ở độ sâu đáy cọc bê tông khoảng 34m.

Do điều kiện địa chất phức tạp nên công tác cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên tất cả phương tiện, thiết bị, nhân lực đã được huy động tối đa cho công tác cứu nạn. Dự kiến, sau khi hoàn thành công tác khoan làm mềm đất, sẽ tiến hành nhổ cọc bê tông.

Trong sáng nay, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận cùng các chuyên gia, công an, quân đội đã đến để hỗ trợ thêm cho công tác cứu nạn bé trai bị kẹt trong ống cọc bê tông.

Khi được báo chí hỏi về trách nhiệm của nhà thầu thi công khi xảy ra vụ tai nạn, ông Đoàn Tấn Bửu thông tin chung: “Đối với công trình cầu Rọc Sen thì đơn vị giám sát, quản lý cũng có nhắc nhở và yêu cầu thực hiện nghiêm việc rào chắn, gắn biển cảnh báo để kiểm soát. Tuy nhiên, đây là trường hợp tai nạn rất là hy hữu, em bé đi vào công trình vào thời điểm có những khe hở chui mà không biết được. Còn việc đảm bảo an toàn công trình, chúng tôi tìm hiểu lực lượng giám sát thì thấy anh em cũng rất quan tâm cũng có che chắn, cảnh báo nhưng tai nạn xảy ra thì đó là rủi ro ngoài ý muốn. Thế nhưng việc để xảy ra rủi ro như thế thì đó cũng là trách nhiệm của đơn vị thi công. Đến hiện nay thì tỉnh tập trung giải quyết việc cứu hộ tại hiện trường kết thúc sớm và giải quyết khó khăn cho gia đình. Còn trách nhiệm của cơ quan, đơn vị chuyên môn liên quan đến công trình này thì cũng sẽ được cập nhật để giải quyết như thế nào cho phù hợp với quy định của luật pháp và sắp tới đây công trình vẫn còn tiếp diễn thì phải làm thế nào địa phương phải đảm bảo an toàn công trình”.

Sở GT-VT tỉnh Đồng Tháp thông tin vụ công trình cầu Rọc Sen thuộc gói thầu số 14 dự án Xây dựng tuyến ĐT.857 đoạn quốc lộ 30 - ĐT.845 do Sở GT-VT tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư. Đơn vị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp quản lý dự án. Giám sát thi công xây dựng là Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải và nhà thầu thi công liên danh Công ty CP Công trình cầu phà TP.HCM và công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Xây dựng Giao thông T&T.

Trước đó nữa là khoảng thời gian căng thẳng tột độ trong 2 ngày 1 và 2.1.2023 khi việc thực hiện khoan rồi lồng ống vách thép được đặt vào cọc móng bê tông với phương án sẽ rút ống cọc, cứu nạn cho Hạo Nam. Khi đó, ống được rút lên bằng thiết bị chuyên dụng để kéo cọc móng lên, cứu nạn bé Nam. Lực lượng cứu hộ thì căng mình, chạy đua với thời gian. Người dân thì hồi hộp chờ mong một phép màu thần kỳ.

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nói về tiến độ dự kiến kéo ống vách thép để nhổ móng cọc lên

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Công tác cứu hộ em bé tại hiện trường, từ hôm qua đến sáng 3.1 được các đơn vị cứu hộ tập trung các biện pháp kỹ thuật đặt ống vách thép có chiều cao khoảng 14 mét, sâu xuống lòng đất bao quanh trụ ống bê tông mà bé Hạo Nam kẹt trong đó. Sau khi đặt ống, các đơn vị thi công thực hiện khoan nhồi để làm tơi đất nhằm giảm áp lực ma sát trực tiếp vào thành cọc, bơm hút đất lên để giảm áp lực ma sát đến khi thấy đủ điều kiện sẽ sử dụng thiết bị cẩu công suất lớn để rút ống này lên khỏi mặt đất để thực hiện các biện pháp cứu hộ tiếp theo".

Đêm ngày 2.1, hàng trăm người của lực lượng cứu hộ cứu nạn vẫn làm hết sức với mong muốn sớm tiếp cận được cháu Hạo Nam

Việc cứu hộ đang tiến triển khi chỉ việc thực hiện xói cọc chỉ còn 5 mét cuối cùng

Đêm 2.1, ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Đồng Tháp cho biết lực lượng cứu hộ đã xói vào cọc móng được 31m/36m, chỉ còn 5 mét nữa để khoan làm mềm đất ra. Ai cũng ngóng theo dõi, nguyện cầu.

Sau .... giờ cứu hộ, lực lượng chức năng đã tìm thấy bé Hạo Nam kẹt trong móng cọc sâu 36 mét dưới lòng đất

Theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, sáng 2.1, Quân khu 9 đã điều động lực lượng công binh gồm 92 cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ đến hiện trường tham gia tìm kiếm cứu nạn cháu bé. Trong số trang thiết bị đưa đến có máy dò tìm, máy khoan cắt bê tông cùng một số trang thiết bị chuyên dụng của lực lượng công binh để triển khai nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.

Công binh phối hợp với các lực lượng khác sẽ đào xung quanh cọc để giảm ma sát, sau đó sử dụng thiết bị chuyên dụng để rút cọc lên, tất cả đang chạy đua thời gian để ứng cứu cháu bé.

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Cục phó Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng)

Tìm kiếm, cứu nạn liên tục nên trong 2 ngày liền dù trời tối nhưng công tác cứu hộ vẫn diễn ra khẩn trương, liên tục không ngừng nghỉ.

CLIP: Bé Hạo Nam (áo sẫm màu) không may rơi xuống trụ móng cầu (giây thứ 10) sâu 35 mét và các bạn chơi chung chạy tìm người cứu bạn

Ban chỉ huy cứu hộ cho biết đã có hơn 350 người gồm lãnh đạo UBND tỉnh, huyện, đại diện các Sở, ngành cùng lực lượng cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh Đồng Tháp và H.Thanh Bình và lực lượng Công binh Quân khu 9 có mặt ở hiện trường tham gia công tác cứu hộ.

Phương án cứu hộ chi tiết như sau:

Các lực lượng chức năng chuyên môn dùng máy khoan để làm mềm đất đá khu vực xung quanh thành ống bê tông để giảm ma sát. Phương án ưu tiên trong việc cứu hộ bé Hạo Nam của tỉnh là sau khi làm mềm đất đá sẽ dùng phương tiện chuyên dụng để kéo ống cọc lên.

Sau đó lực lượng công binh của Quân khu 9 sẽ tiến hành nội soi để dò tìm vị trí của bé, tiếp đến cắt ống để cứu hộ bé Nam.

Ông Bửu cho biết: "Tiên lượng khả năng sống sót của bé trai thấp do bé rơi thẳng xuống đoạn ống sâu nên có khả năng bị đa chấn thương, thiếu dưỡng khí. Hiện các lực lượng chức năng, chuyên môn có mặt tại hiện trường đã chuẩn bị các phương án để xử lý tùy theo tình huống phát sinh, trên tinh thần đảm bảo an toàn cho bé và đẩy nhanh công tác cứu hộ cứu nạn kịp thời, nhanh chóng”.

Gia cảnh khó khănẢnh

Anh Giang - cậu ruột của bé Thái Lý Hạo Nam cho biết: hoàn cảnh của anh Tài - chị Mỹ Linh (em anh Giang, ba mẹ bé Nam) khó khăn. Vợ chồng anh Tài có 1.000m2 đất trồng ớt. Thế nhưng do trồng ớt không đạt nên rơi vào cảnh nợ nần. Hiện chị Linh phải nuôi con nhỏ hơn 1 tuổi (em của Nam) nên chủ yếu ở nhà làm nội trợ và chăm sóc hai anh em.

Anh Tài thì chăm sóc ruộng ớt và đi làm thuê. Bé Hạo Nam đang học lớp 5 trường tiểu học của xã. Từ khi bé Nam bị nạn, chị Linh liên tục ngất xỉ

Phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp nói về việc tạm ngưng thăm dò hình ảnh, tình hình của cháu bé để rút ngắn tối đa thời gian cứu hộ cho Hạo Nam

11 giờ 30 phút trưa ngày 31.12.2022, có khoảng 4 trẻ em ở xã Phú Lợi trong đó em Thái Lý Hạo Nam đến chơi ở khu vực thi công cầu Rọc Sen thuộc tuyến đường ĐT-857.

Lúc này Hạo Nam bất ngờ bị lọt xuống móng cọc bê tông mố cầu rỗng bên trong có đường kính 25 cm, đã được đóng xuống đất sâu khoảng 35 mét.

Các em đi cùng với Nam tri hô để người lớn gần đó cùng gia đình ứng cứu, tuy nhiên không thành nên báo cho lực lượng chức năng địa phương để xử lý.

Khoảng 30 phút sau, lực lượng cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp thuộc Công an tỉnh Đồng Tháp có mặt tại hiện trường, triển khai nhiều phương án cứu hộ.

Để cứu hộ cháu bé bị nạn, lực lượng cứu hộ đã dùng nhiều phương án và bơm liên tiếp oxy và truyền nước uống để Nam cầm cự.

18 giờ ngày 1.1.2023, máy khoan cọc nhồi được chuyển từ H.Tháp Mười sang để thực hiện phương án khoan đất xung quanh, nhổ cọc mà bé bị rơi vào lên.

Cả đêm 1.1 và rạng sáng 2.1, việc cứu hộ chuyển sang phương án thận trọng, chắc chắn vì sợ nguy cơ gãy mối nối cọc, gây nguy hiểm cho bé.

Khi thực hiện khoan cọc nhồi, lực lượng cứu hộ phát hiện trụ móng cọc mà bé Nam rơi vào bị lệch, dễ gây ra khả năng nứt gãy mối nối ống cọc, gây nguy hiểm cho bé. Do vậy, phương án khoan cọc nhồi được tạm ngừng và thực khoan luồng xoắn xung quanh để cứu hộ.

Thủ tướng Chính phủ có công điện chỉ đạo: Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ trì, tiếp tục phối hợp với Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung triển khai công tác cứu nạn kịp thời, bảo đảm yêu cầu nhanh nhất, hiệu quả nhất; kịp thời thăm hỏi, động viên gia đình người bị nạn.

19 giờ ngày 2.1, việc xói cọc móng đã đạt 31/36 mét.

Rạng sáng 3.1, ống vách thép được nối thành công và tiến hành đóng xuống lòng đất. Ống vách thép cứu hộ được lồng bên ngoài cọc bê tông bé Hạo Nam bị kẹt.

Sáng 3.1, hút bùn đất trong ống vách thép ra ngoài, làm giảm ma sát, đủ điều kiện để rút móng cọc lên. Phương pháp dùng máy khoan guồng xoắn được ưu tiên để làm tơi rã các phần đất xung quanh trụ bê tông

Từ 23 giờ ngày 3.1, triển khai lắp đặt giàn khoan phụt bằng tia nước áp lực cao và triển khai khoan quanh vị trí cọc bê tông

4 giờ 50 phút sáng 4.1, công việc khoan dần về đích ở độ sâu xuống 36m dưới lòng đất

Trần Ngọc

 

 

 

No comments:

Post a Comment