Đối Thoại Điểm Tin ngày 02 tháng 01 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Đức cảnh báo
những người chỉ trích chính quyền Tehran không tới Iran
Nhà
nước Hồi giáo nhận trách nhiệm về vụ tấn công ở Kabul
Lãnh tụ Triều
Tiên kêu gọi phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới
Kỷ
lục hơn 45 nghìn người vượt Eo biển Manche để tới Anh năm 2022
EU sắp thảo luận về phản ứng phối hợp đối với tình hình COVID ở Trung
Quốc
Lãnh tụ Triều Tiên kêu gọi phát triển tên
lửa đạn đạo xuyên lục địa mới
Đức cảnh báo những người chỉ trích chính quyền Tehran không tới Iran
Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm về vụ tấn công ở
Kabul
Chủ nhà sách tại Thái Bình bị bắt
vì dính líu vụ án sách giáo khoa “lậu”
Ông
Vũ Ngọc Anh, chủ Nhà sách Tự chọn, tại thị trấn Đông
Hưng- tỉnh Thái Bình vào ngày 2/1/2023 bị khởi tố và bị tạm giam về tội “buôn
bán hàng giả” theo khoản 3, Điều 192, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Việt Nam giã từ sổ hộ khẩu sau hơn nửa
thế kỷ
Bắt
đầu từ ngày 1/1/2023, Việt Nam bỏ việc sử dụng sổ hộ khẩu đối với toàn dân và
thay bằng sổ hộ khẩu điện tử.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản từ chức sau khi bị kỷ luật
Ông
Lê Minh Chuẩn xin từ chức sau khi đã bị Chính phủ thi hành kỷ luật theo quyết
định vào ngày 15/11 do những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.
Vụ đụng độ máy bay: Trung Quốc tố Mỹ “vu
khống và nói quá”
Theo
phía Mỹ, máy bay J-11 của Trung Quốc đã bay không an
toàn để ngăn cản máy bay RC-135 của Không quân Mỹ.
Khởi tố Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
vì nhận hối lộ
Ông
Trần Văn Tân đã ký hàng chục công văn cho nhiều công ty tổ chức đón công dân Việt Nam và người nước ngoài đến cách ly tại cơ sở lưu trú có thu
phí tại địa phương,
Sách giáo khoa với ma trận ‘lợi ích nhóm’
của quan chức giáo dục?
Thanh
tra Chính phủ mới đây cho rằng có dấu hiệu ‘lợi ích nhóm’ trong xuất bản sách
giáo khoa nên đã chuyển Bộ Công an điều tra. Liệu
đây có phải là tín hiệu tốt giúp làm trong sạch ngành giáo dục?
Hai Phó Thủ tướng bị thôi chức:
"Công tác nhân sự phải là việc của toàn dân!"
"Ông
Trọng có lò mới xây... ông đem ông chặt những cây ông trồng."
Đảng với chính sách "bảo tồn văn
hóa" để củng cố quyền lãnh đạo theo mô hình "chủ nghĩa tân bảo
thủ"
Tổng
bí thư đã nhấn mạnh: “văn hoá còn thì dân tộc còn” và yêu cầu phải nâng cao
nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên
lĩnh vực văn hóa.
Thích Tuệ Hải - thượng tọa, trụ trì, “bậc
chân tu thần y” chữa tiệt nọc từ HIV đến COVID
Cao
tay hơn Võ Hoàng Yên nhiều lần chính là vị “chân
tu” kiêm “thần y” Thích Tuệ Hải.
Tài năng xuất chúng, tại sao sư Thích Tuệ
Hải chưa được trao Nobel Y học?
Sư
khoe, tỷ lệ sư chữa khỏi bệnh cho người ung thư giai đoạn ba trở lại cao đến 90%. Liệu trình thì quá sức rẻ so với điều trị của tây y.
Bài thuốc rẻ tiền chữa “vạn bệnh nan y”
của sư thầy Thích Tuệ Hải
Nhóm tình nguyện Peace Corps đầu tiên tại
Việt Nam làm lễ tuyên thệ
Phó TT Thường trực Phạm Bình Minh và Phó
TT Vũ Đức Đam chính thức bị tước chức vụ đảng
Lãnh đạo và nhân viên Trung tâm Đăng kiểm
xe ở Bắc Ninh bị bắt
Đại biểu HĐND Nguyễn Viết Dũng thừa nhận
khuyết điểm nhưng chờ kết luận từ Công an
Bộ Ngoại
giao VN xác nhận tin nữ du học sinh Việt bị lừa bán dâm tại Đài Loan
Du khách Nga đến Việt Nam năm 2022 giảm
94%, nhưng sang Thái tăng
Biển Đông: Chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát
máy bay Hoa Kỳ chỉ 6 mét
Dân mạng nghi ngờ "anh em song sinh
trúng hai giải độc đắc", Vietlott lên tiếng
BBC
Ukraine nói đã tiêu diệt hàng trăm lính Nga trong vụ tấn công bằng tên lửa
2 giờ trước
Bé trai rơi xuống cột bê tông ở Đồng
Tháp: Trách nhiệm thuộc về ai?
Cho đến nay, những nỗ lực trong hơn 48
giờ qua để cứu bé Thái Lý Hạo Nam vẫn chưa thành công.
4 giờ trước
IMF cảnh báo một phần ba thế giới rơi vào
suy thoái trong năm nay
Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)
Kristalina Georgieva nói năm 2023 sẽ "khó khăn hơn" năm ngoái khi
kinh tế toàn cầu đối mặt với các thách thức.
8 giờ trước
Tổng thư ký Nato nói Ukraine cần sự hỗ
trợ lâu dài để tồn tại
Phương Tây phải hỗ trợ lâu dài cho
Ukraine trong bối cảnh Nga không có dấu hiệu thoái lui, theo
ông Jens Stoltenberg.
2 tháng 1 năm 2023
Luật sư cao cấp muốn Putin phải bị đưa ra
tòa về cuộc chiến Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin nên bị đưa
ra xét xử ở Ukraine trong năm nay vì những tội ác chiến tranh đã diễn ra ở đó, người đứng đầu vụ truy tố cựu lãnh đạo Serbia Slobodan Milosevic
nói.
1 tháng 1 năm 2023
Nỗ lực cứu bé trai 10 tuổi bị rớt xuống
cọc bê tông ở Đồng Tháp
Các nhân viên cứu hộ đang chạy đua để cứu
bé trai 10 tuổi bị rơi vào bên trong cột bê tông rỗng tại một công trường xây
dựng ở tỉnh Đồng Tháp.
1 tháng 1 năm 2023
Quan hệ Việt-Mỹ: Điều gì cản trở nâng
cấp ‘đối tác chiến lược toàn diện'?
Nhân tố 'Trung Quốc' và hồ sơ nhân quyền
'yếu kém' của Việt Nam đang cản bước nâng cấp quan hệ song phương giữa
Washington và Hà Nội, hai chuyên gia khoa học chính trị nói với BBC.
1 tháng 1 năm 2023
Giáo hoàng Francis và các lãnh đạo thế
giới tưởng nhớ Đức Thánh Cha Benedict XVI
Người đứng đầu Giáo hội Công giáo bày tỏ
sự kính trọng đối với cựu Giáo hoàng Benedict, người đã thoái vị vào năm 2013.
1 tháng 1 năm 2023
Lớp trẻ có thực sự kém cỏi hơn thế hệ
cha chú?
Từ nhiều thế kỷ qua, những người trẻ tuổi
thường bị định kiến là lười biếng, tự cho là mặc nhiên có quyền hưởng thụ hoặc
tự ảo tưởng về giá trị của bản thân.
1 tháng 1 năm 2023
Trung Quốc cáo buộc Mỹ bóp méo sự thật
sau vụ hai chiến đấu cơ 'áp sát' trên Biển Đông
1 tháng 1 năm 2023
Những mất mát của đội ngũ làm công tác
đối ngoại Việt Nam
30 tháng 12 năm 2022
Ukraine: Tổng thống Zelensky nói Putin
đang phá hủy nước Nga
1 tháng 1 năm 2023
Việt Nam: Những vụ khởi tố, bắt quan
chức, doanh nghiệp năm 2022
31 tháng 12 năm 2022
Ukraina tiếp tục bị Nga oanh kích bằng
drone và tên lửa
Bắc Triều Tiên thay đổi nhân sự lãnh đạo
quốc phòng
Covid-19 : Hàn Quốc xét nghiệm hành khách
đến từ Trung Quốc và cách ly những ca dương tính
Covid: Dù Trung Quốc mở cửa, dịch khó
bùng phát mạnh ở Việt Nam
Bóng đen Covid -19 trở lại : Nhiều nước
tăng cường kiểm soát khách đến từ Trung Quốc
Mỹ-Hàn thảo luận về thao dượt chung đối
phó với mối đe dọa hạt nhân Bắc TT
Chính thức nhậm chức, tân tổng thống
Brazil hứa tái thiết đất nước
Brazil : Thi hài Pelé được quàn giữa sân
vận động Santos để người dân đến viếng
Hàng ngàn giáo dân đến viếng linh cữu của
giáo hoàng Benedicto 16
Quan hệ EU – Anh Quốc hy vọng sáng sủa
hơn sau hai năm Brexit
Nga, Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đọ sức
tên lửa siêu thanh
2023 : Khách nước ngoài đến châu Âu cần
xin giấy phép ETIAS
Năm mới 2023: Một triệu người đón giao
thừa trên đại lộ Champs-Élysées, Paris
Bắc Triều Tiên 2023 : Mục tiêu phát triển
ICBM mới và tăng kho vũ khí hạt nhân theo cấp số nhân
Năm Mới 2023 : Không có hưu chiến
cho Ukraina
Năm Mới 2023 : TT Putin tố
phương Tây « sử dụng » Ukraina để « chia rẽ nước Nga »
2022 : Ukraina, quốc gia truyền cảm hứng
Thế giới tưng bừng đón năm mới trong bối
cảnh nỗi sợ Covid hầu như biến mất
(AFP) – Cam
Bốt hướng tới lập khu vực bảo tồn cá heo ở sông Mekong. Thủ
tướng Cam Bốt Hun Sen hôm nay, 02/01/2023, ra lệnh lập khu bảo tồn dành cho
loài cá heo đang có nguy cơ tuyệt chủng, sau khi 3 cá heo chết trong tháng
12/2022 do lưới đánh bắt cá. Khu vực sinh sống của loài cá heo
Irrawaddy từ vài thập niên nay bị thu hẹp lại chỉ còn ở 190 km đoạn sông giữa
vùng đông bắc tỉnh Kratie của Cam Bốt và biên giới với Lào. Số lượng cá heo
Irrawaddy từ 200 hồi năm 1997 nay giảm xuống còn 90 con, chủ yếu do môi trường sinh sống bị thu hẹp và các phương cách đánh bắt tận diệt của
con người.
(Reuters) – Nhật
Bản giám sát các cuộc thao dượt của Trung Quốc tại Thái Bình Dương.
Tokyo hôm nay, 02/01/2023 cho biết, trong 2 tuần qua đã đặt các máy bay tiêm
kích trong tình trạng báo động và huy động các tàu
chiến theo dõi, giám sát tàu sân bay Liêu Ninh và 5 tàu chiến của Trung Quốc
đang tập trận tại Thái Bình Dương. Trong thông cáo báo chí, bộ trưởng Quốc
Phòng Nhật cho biết chiến dịch được tung ra sau khi hạm đội của Trung Quốc từ biển Đông hôm 16/12 tiến đến khu vực giữa đảo Okinawa và
Miyakojima. Hôm qua và hôm nay, Nhật Bản cũng phát hiện được các drone WZ-7 của
Trung Quốc bay gần đảo Miyakojima. Đây là lần đầu tiên drone bay tầm cao loại
này được phát hiện trong vùng.
(AFP)
– Nhật hoàng ra trước công chúng chúc mừng năm mới. Hôm
nay, 02/01/2023, lần đầu tiên kể từ năm 2020, Nhật hoàng Naruhito ra trước công
chúng để chúc mừng năm mới. Nhật hoàng Naruhito cùng hoàng hậu Masako sẽ
xuất hiện 6 lần từ ban công của cung điện để gửi lời chúc may mắn. Năm nay,
hoàng cung đã mở cửa đối với 1500 người, được chọn qua
hình thức rút thăm ngẫu nhiên. Con số này là 70 000 người vào dịp năm mới
năm 2020, trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ.
(AFP)
– Sân bay ở Philippines bị tê liệt vì mất điện. Vào
ngày đầu năm mới, 01/01/2023, khoảng 56 000 hành
khách đã bị mắc kẹt tại nhiều sân bay ở Manilla, Philippines. Do mất điện khiến
các hệ thống truyền dữ liệu và radar ngừng hoạt động, khoảng 360 chuyến bay đã
bị hủy, trễ hoặc phải chuyển hướng. Hệ thống kiểm soát không lưu đã được khôi
phục vào lúc 16 giờ cùng ngày, các máy bay có thể cất
cánh và hạ cánh ở Manila.
(AFP)
– Rạp chiếu phim của Pháp ghi nhận 152 triệu lượt khách vào năm 2022. Trung
tâm chiếu phim quốc gia và hình ảnh động của Pháp công bố con số này hôm
02/01/2022, tăng 59 % so với năm 2021 và giảm 26,9 % so với giai đoạn
trước đại dịch Covid-19. Trung bình, trong giai đoạn từ 2017-2019, các rạp
chiếu phim của Pháp đón 207,9 triệu lượt khách mỗi năm. Dù chưa phục hồi trở
lại nhưng kết quả của năm 2022 cho thấy ngành công nghiệp nghệ thuật thứ Bảy có chút khởi sắc.
(AFP)
– Venezuela sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Tổng
thống Nicolas Maduro hôm Chủ Nhật, 01/01/2022 tuyên bố sẵn sàng nối lại
quan hệ với Hoa Kỳ, đã bị gián đoạn từ năm 2019. Lúc đó, chính quyền của Donald
Trump đã công nhận nhà đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời của
Venezuela và muốn loại bỏ Maduro khỏi vị trí lãnh đạo. Washington cũng đã thông
qua nhiều trừng phạt, trong đó có lệnh cấm vận dầu khí Venezuela. Tuy chính
quyền Biden không chính thức công nhận Maduro là tổng thống vì cho rằng
cuộc bầu cử năm 2018 bị gian lận, do khủng hoảng năng lượng, quan hệ hai nước
nồng ấm trở lại. Washington đã nới lỏng một số trừng phạt về dầu khí.
(AFP) – 2023
sẽ là một năm khó khăn đối với đa phần kinh tế thế giới. Theo tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), đó là vì kinh tế Mỹ, Trung
Quốc và châu Âu, các động lực chính cho tăng trưởng quốc tế, đều chựng lại. Bà
Kristalina Georgieva, phát biểu sáng 01/01/2023 trên đài CBS, trong chương
trình « Face to Nation », năm 2023 sẽ có nhiều khó khăn hơn năm
2022. Lãnh đạo IMF, vừa trở về sau chuyến công tác tại Trung Quốc cuối
tháng 12/2022, dự báo lần đầu tiên từ 40 năm nay, tăng tưởng kinh tế của
Trung Quốc trong năm 2022 có thể sẽ chỉ bằng hoặc thấp hơn mức tăng trưởng của
thế giới.
(AFP) – Giá
mua sỉ khí đốt tự nhiên ở châu Âu hạ xuống mức thấp nhất từ khi chiến tranh
Ukraina nổ ra. Hôm nay 02/01/2023, giá khí đốt tự
nhiên châu Âu mua sỉ giảm gần 5 lần so với hồi tháng 08/2022, trong bối cảnh
mùa đông năm nay tương đối ấm, nên các nước có thể tiết kiệm
năng lượng.
(AFP) – Năm
2022, hơn 45.700 di dân vượt biển Manche trái phép sang Anh, con số cao kỷ
lục. Số liệu tổng hợp từ bộ Quốc Phòng như vậy đã cao gần gấp đôi
so với số 28.526 di dân vượt biển Manche trái phép từ Pháp sang Anh. Đây vốn dĩ đã là con số cao chưa từng có tính đến thời điểm
đó. Trong năm 2022, Giáng Sinh là dịp nhà chức trách ghi nhận số di dân
vượt biển thường nhật cao nhất : 1.745 người. Trong đêm 23 rạng sáng
24/12/2022, đã có 27 di dân từ 7 đến 46 tuổi thiệt
mạng do xuồng bị chìm.
(AFP) – Người
nước ngoài bị cấm mua nhà và căn hộ ở Canada cho đến năm 2025. Quy
định mới của Canada có hiệu lực từ 01/01/2023 và nhằm chống việc thiếu nhà ở
trong cả nước. Tuy nhiên, quy định này chỉ liên quan đến nhà ở, căn hộ ở các thành phố, không tính đến các khu nghỉ dưỡng, nhà cho khách du
lịch. Đây là biện pháp đã được thủ tướng Trudeau đề xuất trong chiến dịch tái
tranh cử 2021, với lý do việc người nước ngoài mua nhà ở sẽ đẩy giá cả tăng
cao, gây khó khăn cho người dân trong nước. Chỉ trong một số
trường hợp đặc biệt người nước ngoài mới được mua nhà ở : người tị nạn
hoặc các thường trú nhân.
Tin Tức, Thứ Hai 02.01.2023
1/ SẬP MẠNG ĐIỀU HÀNH KHÔNG LƯU Ở PHI LUẬT TÂN
Hơn 50 ngàn hành khách và cả ngàn
chuyến bay đã bị ảnh hưởng trên toàn quốc Phi vào
ngày đầu Dương lịch 1/1 sau khi mạng điều hành không lưu bị mất điện hoàn toàn.
Biến cố nói trên khiến cho các chuyến đến
và đi từ phi trường Manila bị hủy bỏ hoặc phải chuyển hướng, gây ảnh hưởng cho
khoảng 56 ngàn hành khách. Theo thông tin thì giới chức hàng không Phi đã phát
giác một biến cố kỹ thuật vào sáng 1/1 tại trung tâm điều hành không lưu ở phi trường này.
Biến cố mất điện xảy ra giữa lúc nhiều
người bắt đầu quay trở lại thủ đô Manila sau
kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới. Cảnh
tượng hỗn loạn diễn ra tại các quầy làm thủ tục trong khi hàng nghìn người cố gắng đặt lại vé hoặc tìm thời điểm chuyến bay của họ có thể cất cánh.
Những người khác đã lên máy bay trước khi trục trặc được thông báo đã
phải đợi hàng giờ và sau đó được cho xuống máy bay. Bộ
trưởng giao thông Jaime Bautista cho biết là trung tâm điều hành đã ngừng hoạt
động do mất điện.
Giới chức trách Phi cho biết hệ thống điều hành
không lưu đã được khôi phục một phần vào lúc buổi chiều và các chuyến bay đã bắt đầu cất cánh và
hạ cánh tại Manila.
2/ KHÔNG CÓ HƯU CHIẾN CHO UKRAINE
TRONG NĂM MỚI 2023
Tình trạng chiến tranh khốc liệt đã khiến cho Ukraine không có được một
ngày hưu chiến trong ngày Dương lịch 1/1 vừa qua, với nhiều
thành phố, trong đó có cả thủ đô Kiev, đã hứng chịu một trận mưa phi đạn mới từ
quân Nga.
Chỉ 30 phút sau khi bước qua năm mới, Nga đã ồ ạt pháo kích vào hai khu
vực ở Kiev, nhưng chưa biết rõ số thương vong ở thủ đô. Nhiều trái đạn còn ghi dấu “chúc mừng năm mới” khi rơi xuống các khu dân
cư.
Đô trưởng Kiev, ông
Oleskiy Kouleba, tuyên bố đây chính là cách
thức mà nước Nga chức mừng năm mới, nhưng Ukraine sẽ bền gan chiến đấu.
Vào hôm qua, có ít nhất 11 vụ
nổ đã vang lên tại Kiev trong lúc người dân đang mừng đón
năm mới. Nhiều địa phương khác của Ukraine cũng
bị oanh kích trong ngày cuối năm, nhất là tại thành phố Mykolaiv ở miền nam,
Khmenlnytskyi ở miền tây Ukraine.
Theo bộ tham mưu Ukraine,
tổng cộng có 20 phi
đạn liên lục địa được
Nga bắn đi từ các oanh tạc cơ chiến lược xuất phát từ vùng biển Caspi, và 12 phi đạn trong số này đã bị hệ thống phòng không
bắn chặn.
Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky, trong bài diễn văn đầu năm gởi
đến toàn dân, tuyên bố Ukraine
sẽ “không tha thứ” và sẽ “không
đặc xá cho những ai ra lệnh” cho các cuộc tấn công nói trên. Ông Zelensky nhấn
mạnh là năm 2023 sẽ là năm của chiến thắng của Ukraine.
3/ MỘT NHÀ VĂN IRAN BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH
Một nhà văn kiêm họa sĩ
người Iran đã bị tòa án của nước này kết án tử hình vào ngày hôm qua, Chủ nhật
1/1.
Ông
Mehdi Bahman bị bắt giam vào tháng 10 vừa qua
sau cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Do Thái vào tháng 4. Trong cuộc phỏng vấn nói
trên, ông đã chỉ trích mạnh mẽ bạo quyền
Iran, nhưng chi tiết về bản án của ông vẫn chưa được công bố.
Ông Bahman bị bắt trong lúc các cuộc biểu tình nổ ra khắp Iran sau khi cô Mahsa Amini, 22 tuổi, tử
vong khi bị giam giữ vào tháng 9, chỉ vài ngày sau khi bị cảnh sát đạo đức Iran bắt giữ vì đội khăn trùm đầu “không đúng cách”.
4/ ÚC YÊU CẦU XÉT NGHIỆM HÀNH KHÁCH TRUNG CỘNG
Vào
hôm qua, Chủ nhật 1/1, chính phủ Úc loan báo là toàn bộ du
khách đến từ Hoa Lục phải cung cấp xét nghiệm dịch bệnh Vũ Hán kể từ ngày 5/1, khiến nước Úc trở thành quốc gia mới nhất gia nhập các nước khác thực hiện biện pháp nghiêm nhặt nói trên.
Trích dẫn việc thiếu thông tin dịch tễ học và dữ
liệu giải trình từ Trung Cộng, Bộ trưởng y tế
Úc Mark Butler cho biết là
chính phủ đã thận trọng ra quyết định yêu cầu du khách từ Hoa Lục xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính
được thực hiện trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành. Yêu cầu này cũng sẽ áp dụng cho du khách
đến từ Hồng Kông và Ma Cao.
Chính phủ Úc cũng xem xét các biện pháp bổ sung, bao gồm xét nghiệm
nước thải từ máy bay và lấy mẫu tự nguyện tại các phi
trường đối với những người đến Úc.
Ông Butler nhấn
mạnh trong một cuộc họp báo là nước Úc hoan nghênh việc nối lại ngành du lịch giữa Trung Cộng và Úc và những biện pháp
nghiêm ngặt nói trên chỉ là tạm thời, phản ánh việc thiếu thông
tin toàn diện về tình hình dịch bệnh ở Hoa Lục.
Cần biết là Tổ chức Y tế Thế giới vào tuần trước đã kêu gọi giới chức y
tế Trung Cộng phải thường xuyên chia xẻ thông tin cụ thể về dịch Vũ Hán,
trong khi tổ chức này tiếp tục đánh giá sự gia tăng các ca
nhiễm mới nhất.
5/ HƠN 45 NGÀN NGƯỜI VƯỢT BIỂN ĐẾN ANH TRONG NĂM QUA
Một con
số kỷ lục là hơn 45 ngàn người đã
vượt eo biển Manche để sang Anh vào năm ngoái, phá vỡ mức kỷ lục trước đó
là hơn 33 ngàn người, theo số liệu của giới chức Anh.
Đây là một đề tài chính trị lớn đối với chính phủ thuộc phe Bảo thủ, vốn cam kết sẽ trấn áp
nạn nhập cư bất hợp pháp và triệt phá các băng nhóm buôn lậu thực hiện việc
vượt biển nói trên. Con số chính xác là có 45,756 người đã băng qua
một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới bằng thuyền nhỏ đầy
nguy hiểm vào năm ngoái.
Bốn người đã thiệt mạng vào tháng trước khi một chiếc thuyền nhỏ chật
kín di dân bị lật úp giữa thời tiết băng giá ở eo biển Manche. Một thuyền đánh cá trong khu vực đã vớt được 43 người khỏi vùng nước lạnh giá.
Thảm kịch trên xảy ra chỉ hơn một năm sau khi ít
nhất 27 người chết đuối khi chiếc thuyền
của họ bị lật úp, một thảm họa làm dấy lên sự tự vấn lương
tâm ở cả hai bờ của eo
biển Manche.
Năm 2022 cũng chứng kiến tổng số di dân vượt qua eo biển trên trong một ngày cao nhất từ trước đến nay, với gần 1300
người vào ngày 22 tháng 8 năm ngoái.
KINH ĐIỂN: Quan hệ ngoại giao Anh-Việt thế kỷ 17: Anglo–Vietnamese diplomatic relationship in
the seventeenth century: the case of the English East India Company (International
Journal of Asian Studies 2023)◄◄
Quan hệ Việt-Mỹ: Điều gì cản
trở nâng cấp ‘đối tác chiến lược toàn diện'? (BBC 1-1-23)
Nhìn lại Việt Nam năm 2022 (RFA 30-12-22)
Apple To Diversify Its Supply Chain By
Producing MacBooks In Vietnam (Forbs 1-1-23) -- Bài liệt kê
cái lợi và cai hai (đối với Apple). Rất có ích
Viễn ảnh lao
động đình công ở Việt Nam năm 2023: Vietnam factory malaise raises specter of
New Year labor strikes (Nikkei 30-12-22) Bản
PDF◄
Hai Phó Thủ tướng bị thôi chức: "Công
tác nhân sự phải là việc của toàn dân!" (RFA 1-1-23)
Chung
quanh vụ thanh trừng Phạm Bình Minh – Vũ Đức Đam (Sài
Gòn Nhỏ 31-12-22)◄◄
‘Cha
đẻ bom nguyên tử’ Robert Oppenheimer được minh oan sau 68 năm
01/01/1994:
Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực
Top
25 bài được đọc nhiều nhất năm 2022
31/12/1999:
Putin trở thành quyền tổng thống sau khi Yeltsin từ chức
Chuyển
động Quốc Phòng (23/12 – 29/12/2022)
Những
kịch bản cho hồi kết của Putin (P2)
Những
kịch bản cho hồi kết của Putin (P1)
Tình
hình Ukraine ngày thứ 31202/01/2023
Trùm
cuối hay một tiến trình chính trị mới?02/01/2023
Putin
sử dụng bài phát biểu mừng năm mới để kêu gọi người dân Nga đoàn kết01/01/2023
Ngạo nghễ cuối
năm!31/12/2022
Màn
hai, cảnh một của vở tuồng “Dưới hai màu áo”31/12/2022
Chuyện
thanh trừng nội bộ31/12/2022
Liên minh ma quỷ31/12/2022
Hãy công
bằng với nhân dân31/12/2022
Việt Nam
chọn con đường nào?31/12/2022
Trung
Quốc mở cửa và phản ứng của thế giới31/12/2022
Bùi Chí Vinh
- Suy nghĩ từ vụ đứa bé rơi xuống trụ bê-tông sâu 35 mét
Tuấn Khanh -
Số phận một đứa bé và hình ảnh một quốc gia
Nguyễn
Quang Dy - Trước thềm năm mới và thời đại mới
Nguyễn
Ngọc Chu - Lòng yêu nước được thử thách bằng độ trễ lịch sử
Tin
Trong Nước
Lê
Hồng Lĩnh tổng hợp
Trước thềm năm mới và thời đại mới 02/01/2023
Nhìn lại tình hình Biển Đông trong năm 2022 02/01/2023
Sát thủ thầm lặng của năm 2022: Mạng Xã hội 02/01/2023
Những mất mát của đội ngũ làm công tác đối ngoại Việt Nam 01/01/2023
Reuters: ‘Việt Nam nằm trong số các chế độ kiểm soát chặt chẽ
truyền thông xã hội nhất thế giới’ 01/01/2023
Thông
tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy My
Chuyện
Việt Nam
Thanh
Ly tổng hợp
Vụ bé trai lọt vô trụ bê tông sâu 35m: 'Nếu phương án thuận lợi, đêm nay sẽ có kết quả'
'Khoảng 11h30 ngày 31-12-2022, có một nhóm trẻ em từ 11 tuổi đến 12 tuổi lẻn vào công trường và được bảo vệ phát hiện đuổi ra. Tuy nhiên, đến 11h50 cùng ngày, công trường đang nghỉ trưa thì nhóm trẻ trên lại lẻn vào
công trường phía mố MA'.
Chiều 1-1, ông Nguyễn Hoàng Hơn - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Tháp - ký báo cáo nhanh về vụ tai nạn nghiêm trọng làm bé trai lọt vô trụ bê tông rỗng sâu hơn 35m tại công trình cầu Rọc Sen.
Theo đó, gói thầu số 14 gồm thi công cầu, nền, mặt đường và cống thoát nước, do liên danh Công ty cổ phần Công trình cầu phà TP.HCM - Công ty TNHH thương
mại dịch vụ vận tải xây dựng giao thông T&T tổ chức thi công.
Đến nay, mố MA cầu kênh Rọc Sen đã được nhà thầu thi công hoàn thành đóng trụ bê
tông D500 từ ngày 23 đến 28-12 tổng số 18/18 cọc D500.
Khoảng 11h30 ngày 31-12-2022, có một nhóm trẻ em từ 11 tuổi đến 12 tuổi lẻn vào công trường và được bảo vệ phát hiện đuổi ra. Tuy nhiên, đến 11h50 cùng ngày, công trường đang nghỉ trưa
thì nhóm trẻ trên lại lẻn vào công trường phía mố MA.
Lúc này, một cháu bé khoảng 11 tuổi rơi lọt vào trong lòng trụ bê tông (cọc ống D500) tại mố MA (cọc C1-MA) có đường kính ngoài cọc 500mm và đường kính trong cọc 250mm.
Tại thời điểm xảy ra sự cố, công
trường ngừng làm việc và nhân công đang nghỉ trưa. Trước thời điểm đó, công trình vẫn làm việc bình thường.
Ngay sau khi nhận
thông tin, Sở Giao thông vận tải, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, địa phương và các đơn vị cứu hộ đến hiện trường dùng các biện pháp, bơm oxy tạo dưỡng khí cho bé...
"Hiện các đơn vị đang nỗ lực, phối hợp cùng nhà thầu, cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ tiến hành các giải pháp làm giảm ma sát cọc (khoan tạo lỗ, xói thành cọc...) sau đó rút cọc để giải cứu cháu bé. Kết quả thực hiện sẽ báo cáo cụ thể UBND tỉnh", văn bản nêu.
Trực tiếp chỉ đạo cứu người tại hiện trường, ông Lê Hoàng Bảo - giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Tháp - khẳng định các lực lượng chức năng tỉnh Đồng Tháp đang tích cực xuyên đêm, tập trung cứu cháu bé.
"Chúng tôi đang thực hiện theo phương án đã đề ra. Nếu phương án này thuận lợi thì trong đêm nay sẽ có kết quả. Phương pháp của chúng tôi là làm sao tạo ra lực ma sát của đất thấp nhất để nhổ cọc lên cứu bé. Tôi nghĩ, đây là phương án khả thi
nhất", ông Bảo nói.
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online về việc vì sao người nhà cháu bé cho rằng công trường được rào chắn sơ sài nên bé bất cẩn lọt thỏm vào trụ bê tông, ông Bảo nói: "Hiện nay đơn vị thi công đang quyết tâm cứu bé. Còn việc pháp
lý công trình này như thế nào
thì cơ quan chức năng sẽ làm rõ".
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, khoảng 11h30 ngày 31-12, bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi, ngụ xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) cùng ba bạn khác đi lại công trình cầu Rọc Sen (cách nhà 500m - PV) để nhặt sắt về bán ve chai thì bất ngờ lọt xuống trụ bê tông có đường kính 25cm, được đóng sâu khoảng 35m.
Sau đó, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã huy động hàng trăm người tham gia cứu xuyên đêm 31-12 đến nay.
BỬU ĐẤU - ĐẶNG TUYẾT
Chiều tối 2-1,
hàng ngàn xe hơi 'đứng bánh' hơn 3 tiếng đường vô phà Cát Lái
Đến 18h30 ngày 2-1, tại khu vực phà Cát Lái (hướng tỉnh Đồng
Nai đi TP.HCM) vẫn bị ùn
tắc, dòng xe hơi "rồng rắn" nối
đuôi nhau chờ hơn 3 tiếng đồng hồ vẫn chưa qua được phà.
Theo ghi nhận,
sau thời gian nghỉ Tết dương lịch, người dân bắt đầu quay trở lại TP.HCM để làm việc, học tập. Điều này khiến cho khu vực phà Cát Lái bị ùn ứ.
Khoảng 17h, lượng xe đổ về khu vực này bắt đầu đông dần. Lúc này trời đổ mưa, việc đi lại của người dân thêm phần vất vả. Người đi xe máy chở lỉnh kỉnh đồ đạc, một ít quà quê để trở lại TP.HCM.
Các em nhỏ được ba mẹ khoác áo dài tay, mặc áo mưa kỹ càng. Gương mặt của các em đầy sự mệt mỏi, có bé ngủ quên cả trên xe. Trung
bình một chiếc xe máy phải đợi ít nhất từ 15 - 20 phút mới lên được phà.
Còn tại khu vực dành cho xe hơi, dòng xe nối đuôi nhau nhích từng chút một dài khoảng 2km. Một số tài xế sốt ruột, đi xuống xe và nhìn về phía trước để "ngóng" tình hình.
Một tài xế chia sẻ: "Tôi đã đợi ở đây gần 3 giờ đồng hồ mà vẫn chưa được lên phà. Đông đúc ngày lễ là điều khó mà tránh khỏi. Tuy nhiên, một vài tài xế thiếu ý thức, tự ý rời khỏi hàng và lái xe qua làn ngược chiều bên cạnh để được lên phà trước. Vì vậy, bây giờ xe
tôi vẫn đang chôn bánh ở đây".
Nhằm rút ngắn thời gian, nhiều nhân viên bán vé đã đi xuống tận nơi để phát vé cho người dân (cách khoảng 250m). Tuy
nhiên, lượng xe đổ về quá đông nên đến 18h30, tình trạng ùn ứ vẫn chưa "hạ nhiệt".
Đại diện Xí nghiệp quản lý phà Thanh niên xung phong (đơn
vị quản lý phà Cát Lái) cho biết vào dịp cao điểm lễ Tết
dương lịch này, dự kiến sẽ phục vụ 60.000 lượt xe (cả xe hơi và xe máy) mỗi ngày.
Để tăng cường phục vụ người dân dịp lễ,
bên công ty đã điều động thêm nhân viên trực bán
vé, làm việc "hết sức". Hiện tại, có 7 phà đang chạy qua lại hai
bên bờ liên tục để phục vụ người dân quay trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ Tết dương lịch.
CHÂU TUẤN - LƯU DUYÊN
Từ 1.1, không được yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu giấy
https://thanhnien.vn/tu-11-khong-duoc-yeu-cau-xuat-trinh-so-ho-khau-giay-post1538070.html
Kể từ ngày 1.1, cơ quan chức năng trên phạm vi toàn quốc khi giải quyết thủ tục hành chính sẽ không được yêu cầu người dân xuất trình sổ hộ khẩu giấy.
Khoản 3, điều 38, luật Cư trú quy định, kể từ ngày 1.1, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy hết giá trị sử dụng. Khi người dân hoàn tất các thủ tục về cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú…), cơ quan công an sẽ không cấp sổ giấy như trước đây nữa, mà sẽ cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Giảm bớt thủ tục, rút ngắn thời gian
Theo Bộ Công
an, với quy định mới, người dân có thể đăng ký cư trú trên cổng dịch vụ công trực tuyến (dichvucong.gov.vn) thay vì trực tiếp tới cơ quan công an. Việc giải quyết trên phần mềm dữ liệu giúp giảm bớt thủ tục, rút ngắn thời gian đi lại. Ví dụ, để đăng ký thường trú tại nơi mới, trước đây công dân phải thực hiện 3 thủ tục gồm: cắt hộ khẩu, đăng ký thường trú mới và xóa đăng ký thường trú; còn hiện nay chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký thường trú.
Ngoài ra, thay vì phải
mang theo bản chính hoặc bản sao công chứng nhiều loại giấy tờ (sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…), người dân chỉ cần mang theo thẻ CCCD hoặc cung cấp mã số định danh khi thực hiện thủ tục hành chính.
Bộ Công an tính toán sơ bộ, khi ứng dụng công nghệ thông
tin vào giải quyết thủ tục hành chính như trên sẽ giúp giảm chi phí cho người dân khoảng 1.600 tỉ đồng/năm từ việc không phải sao chụp, chứng thực hoặc kê khai nhiều lần.
Việc bãi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ dẫn tới nhiều phát sinh chưa từng có trong các thủ tục hành chính hoặc dịch vụ công. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2022 nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định về nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, điều chỉnh nội dung tại 19 nghị định liên quan đến các lĩnh vực thiết yếu trong đời sống như y tế, giáo dục, việc làm, đất đai, nhà ở, điện lực…
Theo đó, khi thực hiện các thủ tục hành chính trong những lĩnh vực trên, người dân không phải xuất trình sổ hộ khẩu (bản sao, có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực) mà chỉ cần cung cấp CMND hoặc thẻ CCCD, giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công
dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
7 cách khai thác thông tin
Vẫn theo Nghị định 104/2022, kể từ ngày 1.1, cơ quan hoặc cá
nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Để tạo thuận lợi cho người dân, Bộ Công an hướng dẫn 7 phương thức khai thác thông tin công dân thay
thế cho sổ hộ khẩu và sổ tạm trú.
Thứ nhất, công dân có thể xuất trình thẻ CCCD và cơ quan chức năng không được yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông
tin về CCCD. Thứ hai, người dân và cơ quan sử dụng thiết bị đọc QR Code để đọc thông tin công dân từ mã QR Code trên thẻ CCCD. Thứ ba, sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chip trên thẻ CCCD để giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự. Thứ tư, người dân dùng máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet để tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thứ năm, sử dụng ứng dụng VNeID do Bộ Công an xây dựng để hiển thị các thông tin cư trú. Thứ sáu, sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú (do công an xã, phường xác nhận). Thứ bảy, sử dụng thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp không thể khai thác thông tin cư trú theo
các phương thức trên, cơ quan chức năng có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú gồm: thẻ CCCD, CMND, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công
dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Mới đây, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) cũng có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan không được yêu cầu người dân xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; thay vào đó phải căn cứ vào thông tin trên thẻ CCCD hoặc các phương thức khai thác thông tin cư trú như đã
nêu.
Nên làm ngay CCCD gắn
chip
Dù bãi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy nhưng cơ quan chức năng vẫn duy trì quản lý cư trú, người dân vẫn cần làm các thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. Điều khác biệt là hình thức quản lý, thay vì thủ công bằng sổ giấy như bấy lâu nay, thì tới đây chuyển sang phần mềm công nghệ thông tin hiện đại, hiệu quả hơn.
Bắt đầu cấp hộ chiếu bổ sung nơi sinh
Đại diện Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A08 - Bộ Công an) cho biết từ ngày 1.1, A08 và các cơ quan đại diện VN ở nước ngoài sẽ triển khai cấp hộ chiếu bổ sung nơi sinh cho người dân.
File mẫu trang nhân thân trong hộ chiếu mới đã bổ sung nơi sinh
Theo đó, sau khi được phê
duyệt, Bộ Công an
đã ban hành Thông tư số
68/2022/TT-BCA ngày 31.12.2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 73/2021/TT-BCA ngày 29.6.2022 quy
định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan. Trong thông tư mới quy định hộ chiếu được ban hành có
thiết kế vẫn giữ nguyên hình thức, chất liệu, đặc điểm bảo an như mẫu hộ chiếu đã ban hành trước đây. Tuy nhiên, hộ chiếu có chỉnh lý thông tin tại trang nhân thân, cụ thể: bổ sung thông tin nơi sinh, đồng thời tách riêng họ, chữ đệm và tên trên 2 dòng riêng biệt.
“Dù cấp hộ chiếu bổ sung thông tin nơi sinh, người dân vẫn có thể sử dụng hộ chiếu phổ thông được cấp trước ngày 1.1 đến hết thời hạn ghi bên trong”, đại diện A08 cho hay.
Như đã nêu, khi giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan chức năng không được yêu cầu người dân xuất trình sổ hộ khẩu mà phải khai thác thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Điều này đồng nghĩa, trường hợp nào chưa được cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoặc cập nhật nhưng chưa chính xác, thì cần nhanh chóng đi cập nhật để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục sau khi sổ hộ khẩu đã bị “khai tử”.
Ngoài ra, thẻ CCCD
gắn chip cũng là một trong những phương thức được sử dụng để thực hiện các thủ tục khi không còn sổ hộ khẩu. Hiện nay, một số người vẫn đang sử dụng CMND 9 số hoặc nhóm công dân đến độ tuổi làm CCCD nhưng chưa thực hiện. Những trường hợp này cần nhanh chóng đi làm thủ tục cấp CCCD gắn chip để bảo đảm quyền lợi.
Một việc cần làm khác, đó là đăng ký tài khoản định danh điện tử. Bộ Công an cho hay, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương như thẻ CCCD trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ CCCD; đồng thời có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ để cơ quan chức năng đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Tuyến Phan
Những đại án tham nhũng lớn trong năm 2022
https://laodong.vn/phap-luat/nhung-dai-an-tham-nhung-lon-trong-nam-2022-1133724.ldo
Trong năm qua, 3 ngành tố tụng đã điều tra, truy tố, xét xử nhiều đại án liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực, từ đó củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Những đại án tham nhũng lớn trong năm 2022
Trong năm 2022, Cơ quan điều tra
Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, khởi tố mới, điều tra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm
trọng, phức tạp xảy ra trong những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, xảy ra cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.
Lao Động điểm lại một số vụ án trọng điểm được xét xử trong năm 2022.
Vụ thông thầu của Công ty AIC
Theo thông báo của chủ toạ Mai Văn Quang, ngày 4.1 tới đây, TAND Hà Nội sẽ ra phán quyết với 36 bị cáo trong vụ thông thầu của Công ty AIC tại dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai.
Ở vụ án này, theo như đại diện Viện KSND Hà Nội đánh giá trong phần luận tội, "vụ AIC là
minh hoạ điển hình của lợi ích nhóm".
Sở dĩ đưa ra nhận định này, Viện Kiểm sát chỉ ra sự cấu kết, thông đồng giữa doanh nghiệp và người có thẩm quyền. Vì lợi ích vật chất, họ đã thực hiện hành vi trái pháp luật, tạo điều kiện để doanh nghiệp trục lợi, gây
thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỉ đồng.
Hành vi đó xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức của các cá nhân ở Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành tỉnh Đồng Nai, làm cho một bộ phận công chức bị thoái hoá, làm suy giảm niềm tin của nhân
dân.
Trong số các bị cáo có nhiều người là nguyên lãnh đạo của tỉnh Đồng Nai như: Trần Đình Thành - cựu Bí thư; Đinh Quốc Thái - cựu Chủ tịch UBND; Bồ Ngọc Thu - cựu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phan Huy Anh Vũ - cựu Giám đốc Sở Y tế...
Những người này vì
động cơ cá nhân, đã nhận hối lộ từ dàn lãnh đạo Công ty AIC, tạo điều kiện cho doanh nghiệp này trúng 16 gói thầu tại Dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, gây thiệt hại cho Nhà nước 152 tỉ đồng.
Bảo kê cho trùm buôn lậu xăng
Ngày 29.12.2022 vừa
qua, Toà án quân sự Trung ương đã tuyên bản án phúc thẩm với 9 bị cáo trong vụ án bảo kê cho trùm buôn lậu xăng Phan Thanh Hữu.
Trong số các bị cáo xin giảm nhẹ, có hai cựu thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 và 4 Lê Xuân Thanh, Lê Văn
Minh, song toà phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của 2 ông này, giữ nguyên mức án 12 năm và 15 năm với họ về tội "Nhận hối lộ".
Do bị cáo - cựu đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thế Anh thay đổi kháng cáo, thừa nhận hành vi "Nhận hối lộ", xin
giảm nhẹ nên tòa phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo tuyên mức án từ tù chung thân xuống còn 22 năm tổng cộng 2 tội "Nhận hối lộ", "Tổ chức trốn đi nước ngoài trái phép".
Theo cáo buộc, từ tháng 9.2019-2.2021, tại một số đơn vị thuộc lực lượng Bộ đội biên
phòng, Cảnh sát biển khu vực các tỉnh phía Nam, các bị cáo đã tạo điều kiện cho đường dây của ông Hữu vận chuyển và tiêu thụ xăng lậu trên biển trong thời gian dài. Số tiền hối lộ được xác định khoảng 38 tỉ đồng.
188 ha đất vàng rơi vào tay tư nhân
Hôm 28.12.2022, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm và 3 người khác “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và "Tham ô
tài sản", liên quan đến vụ án 188 ha đất vàng rơi vào tay tư nhân.
Theo bản án sơ thẩm, Tổng công ty 3/2 là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, do Tỉnh ủy Bình Dương là chủ sở hữu. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản của Nhà nước tại Tổng công ty 3/2, các bị cáo đã
có những hành vi vi phạm pháp luật trong lãnh đạo, chỉ đạo, cố ý làm trái các quy định của pháp luật về quản lý vốn, tài sản, gây hậu quả thất thoát đặc biệt lớn cho Nhà nước.
Cụ thể, các bị cáo nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Dương gồm: Trần Văn Nam - Bí thư, Trần
Thanh Liêm - Chủ tịch UBND... “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Cấp phúc thẩm đã chấp nhận giảm án cho cựu Chủ tịch Trần Thanh Liêm từ 7 năm còn 6 năm; Trần Nguyên Vũ - cựu Tổng giám đốc Tổng công ty
Bình Dương giảm từ 23 năm còn 21 năm tổng cộng 2 tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và "Tham ô
tài sản".
Các quyết định khác của bản án sơ thẩm, tòa phúc thẩm giữ nguyên, trong đó có mức án với 26 bị cáo còn lại.
Cụ thể, bị cáo Trần Văn Nam (không kháng cáo) lĩnh 7
năm tù; 25 người còn lại lĩnh từ 3 năm tù treo đến 27 năm tù giam về các tội "Tham ô tài sản", "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Vụ biển thủ 3,8 triệu USD
Hôm 24.11.2022, TAND Hà Nội đã
công bố bản án với 8 bị cáo liên quan đến hành vi biển thủ 3,8 triệu USD (tương đương hơn 66 tỉ đồng) xảy ra tại Công ty CP Dược phẩm Cửu Long, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước.
Ở vụ án này, ngoài sai phạm của dàn cựu lãnh đạo Công ty Dược Cửu Long (thuộc Bộ Y tế), còn có hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" của cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang.
Ông Quang được xác
định thiếu trách nhiệm khi được giao nhiệm vụ kiểm tra số tiền 3,8 triệu USD mà
Công ty Dược Cửu Long được giảm trong quá trình mua nguyên liệu, chế biến thuốc phòng chống dịch cúm A/H5N1.
Toà xác định, hành vi của nhóm bị cáo cựu lãnh đạo, cán bộ Công ty Dược Cửu Long là nguy hiểm, đã làm trái công vụ, cố ý dùng các thủ đoạn che giấu việc được giảm giá, gây thiệt hại số tiền hơn 3,8 triệu USD của Nhà nước. Trong đó, nhiều bị cáo có yếu tố vụ lợi.
Toà sơ thẩm đã tuyên phạt 8 bị cáo từ 2 năm tù treo đến 9 năm tù giam về các tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Vụ nâng khống thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai
Đây là vụ án được dư luận, đặc biệt là những bệnh nhân của Bệnh viện Bạch Mai quan tâm. Vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm hồi tháng 1.2022.
Các bị cáo trong vụ án đã thông đồng để nâng khống giá thiết bị y tế lên tới 300%, khiến người bệnh phải trả phí cao hơn thực tế nhiều lần.
Trong vụ án, bị cáo Nguyễn Quốc Anh - cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và bị TAND Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù.
7 bị cáo còn lại bị cấp sơ thẩm tuyên phạt từ 2 năm tù treo đến 3 năm 6 tháng tù giam.
HĐXX cho rằng, các bị cáo đã cố tình làm trái, xâm phạm đến quyền lợi của người bệnh, gây dư luận xấu, làm mất niềm tin của nhân dân
vào chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.
VIỆT DŨNG
Rủi ro pháp lý trong việc mua đất dịch vụ
https://laodong.vn/bat-dong-san/rui-ro-phap-ly-trong-viec-mua-dat-dich-vu-1133719.ldo
Những năm gần đây, cụm từ “đất dịch vụ“ (đất đền bù cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp) được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, săn đón giao dịch. Tuy nhiên, quá trình giao dịch loại đất này cũng có những rủi ro pháp lý mà nhà đầu tư phải cân nhắc.
Theo tìm hiểu, đất dịch vụ thường được quy hoạch ở các khu đất đẹp, nằm sát các dự án lớn nên cũng được hưởng các tiện ích như cây xanh, hồ điều hoà và các tiện ích cao cấp khác.
Ngoài ra khu đất dịch vụ thường gần trường, chợ, trung tâm y tế và bệnh viện. Các ô đất có diện tích vừa và nhỏ phù hợp cho các hộ gia đình mua để vừa ở, vừa kinh doanh.
Bên cạnh đó, đất dịch vụ được phép xây cao tầng, xây hết diện tích. Chính vì vậy không cần quảng cáo nhiều như đất dự án hay các chung cư mà các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng sinh lời cao vẫn tự tìm đến.
Chị Nguyễn Thị Hà (ở quận Hà Đông, Hà Nội) là một người chuyên mua bán đất dịch vụ chia sẻ, với loại hình đất này, nhà đầu tư phải trường vốn vì đây
là đất hình thành trong tương lai, phải chờ đợi một thời gian dài cho đến khi nhà nước đền bù đất cho người dân.
Tiếp theo sẽ hoàn thành các thủ tục ra quyết định nhận đất, giao đất thực địa, ra sổ đỏ lần 1 (ra tên chủ đất) và sau đó sẽ làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đến khi đất hiện hữu người mua sẽ phải quay về chủ nhà ký hợp đồng mua bán sang tên để cấp sổ chính chủ.
Cũng theo chị Hà,
chính vì các thủ tục rườm rà, kéo dài và vẫn phải liên quan đến chủ đất nên không ít nhà đầu tư “ngán ngẩm” khi gặp phải những trường hợp tìm mọi cách để ăn vạ, gây khó khăn với mục đích “vòi tiền” thì mới ký vào hồ sơ giấy tờ.
Chị Hà kể lại câu chuyện đã từng xảy ra với chị khi mua một ô đất giai đoạn 1 tại Khu đất dịch vụ xã An Thượng (huyện Hoài Đức, Hà Nội). Khi bán, gia đình chủ đất đã ký biên bản họp gia đình, ký bản cam kết sẽ có trách nhiệm ký tất cả các loại giấy tờ có liên quan cho đến khi chị Hà nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, sau một thời gian khi chị Hà quay lại xin chữ ký vào đơn xin giao đất dịch vụ thì người nhà chủ đất yêu cầu đòi chị Hà phải đưa 500 triệu thì cả gia đình mới ký đủ 6 chữ ký.
Chuyên gia pháp lý bất động sản Võ Quang Dũng cho rằng, việc “vòi tiền” là một tệ nạn không hiếm khi mua bán đất dịch vụ. Thông thường, khi cần quay về chủ cũ để giải quyết các công việc liên quan đến thửa đất, người mua vẫn tự nguyện gửi thêm một chút tiền tùy tâm.
Nhưng “vòi” với một số tiền lớn như trong trường hợp của chị Hà theo ông Dũng là vô căn cứ và hệ lụy của nó sẽ gây khó
khăn cho các giao dịch đất dịch vụ, làm ảnh hưởng đến thị trường mua bán đất dịch vụ sau này vì tâm lý e ngại sẽ có rủi ro và thiệt hại xảy ra.
Chia sẻ với Lao Động, luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, đối với người mua đất kể cả khi uỷ quyền vẫn chưa thể đứng tên. Các công việc liên quan sau này đến thửa đất, người nhận chuyển nhượng vẫn cần phải nhờ tới chủ đất cũ.
Theo ông An, trong thời
gian chờ sổ hồng, giá đất có thể tăng lên nên họ lại thấy tiếc phát sinh lòng tham đòi thêm tiền khi
thực hiện ký hoàn thiện các thủ tục. Vì vậy các nhà đầu tư nên cân nhắc khi giao dịch đất dịch vụ.
CAO NGUYÊN
Những bước tiến trong công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Trong năm 2022, Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã ban hành gần 30 nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Trong đó phải kể đến chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Chủ trương này đã được Hội nghị Trung ương 5 thống nhất rất cao.
Ngày 2/6/2022, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ký Quy định số 67 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngay sau đó các tỉnh
thành trong cả nước đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban.
Hay như Quy định 69 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm với nhiều điểm mới đáng chú ý như: Thêm Điều 30 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về chống chạy chức, chạy quyền; nhiều điểm mới trong kỷ luật các vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ…
Đặc biệt là kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Trong đó, Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức.
Hay như Quy định 69
của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm với nhiều điểm mới đáng chú ý như: Thêm Điều 30 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về chống chạy chức, chạy quyền; nhiều điểm mới trong kỷ luật các vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ…
Đặc biệt là kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Trong đó, Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức.
Đi cùng đó, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ngày càng quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá mới.
Tính từ đầu nhiệm kỳ XIII đến nay, Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật 67 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải làm quyết liệt và đồng bộ; quyết liệt, đồng bộ giữa xây và chống.
Việc Xử lý nghiêm minh các sai phạm theo đúng quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai".
Cùng với xử lý nghiêm sai phạm, Tổng Bí thư yêu cầu phải kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín thấp theo phương châm: "Có vào,
có ra, có lên, có xuống".
Tổng Bí thư cũng khẳng định: Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không làm "nản chí", "chùn bước", sợ sai không dám làm của cán bộ, đảng viên, mà chỉ làm "chùn bước" những ai có động cơ không trong sáng, đã trót
"nhúng chàm".
Thu Hằng
Nhà báo
Số người chết và bị thương do tai nạn giao thông tăng mạnh trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch
SGGPO
Ủy ban
An toàn giao thông (ATGT) quốc gia
vừa cho biết, trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2023, các chỉ số tai nạn giao thông đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Số người chết và bị thương do
tai nạn giao thông tăng mạnh trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch
Cụ thể, trong 3 ngày qua, toàn quốc đã xảy ra 83 vụ tai nạn giao thông, làm chết 50 người, 51 bị thương. So với cùng kỳ năm 2022 tăng 19 vụ (tăng 29,7%), tăng 12 người chết ( tăng 31,6%), tăng 16 người bị thương (tăng 45,7%).
Ủy ban
ATGT quốc gia đánh giá, nguyên nhân tai nạn tăng cao là do kỳ nghỉ lễ kéo dài 3 ngày, số lượng người dân về quê, đi du lịch tăng cao, số lượng vi phạm trật tự ATGT, đặc biệt trong lĩnh vực đường bộ diễn ra phổ biến hơn.
Các lỗi chủ yếu là phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, sử dụng đồ uống có cồn khi điều khiển phương tiện, không đội nón bảo hiểm khi đi xe máy...
Lực lượng cảnh sát giao thông, công an các địa phương đã kiểm tra, xử lý 21.872 trường hợp vi phạm trật tự an toàn
giao thông, phạt tiền hơn 37,585 tỷ đồng, tạm giữ 6.540 phương tiện vi phạm (388 ô tô, 6.096 xe máy, 57
phương tiện khác), tước 3.603 giấy phép lái xe các loại
MINH ANH
Đề xuất cho vận hành trung tâm đăng kiểm đang bị tạm dừng
https://www.sggp.org.vn/de-xuat-cho-van-hanh-trung-tam-dang-kiem-dang-bi-tam-dung-post674218.html
Bộ GTVT vừa yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN), Thanh tra Bộ GTVT, các sở GTVT phối hợp triển khai các giải pháp xử lý, không để xảy ra tình trạng ùn tắc tại một số trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
Sở GTVT TPHCM lập Tổ công tác đánh giá tình hình hoạt động và hỗ trợ các Trung tâm Đăng kiểm
Bộ GTVT cho biết, Cục ĐKVN đã có đề xuất đưa cán bộ vào vận hành tại các trung tâm đăng kiểm sai phạm đang bị tạm đình chỉ. Theo quy định hiện hành, các trung tâm hiện là đối tượng trong vụ án thì không thể hoạt động được.
Tuy nhiên, Cục
ĐKVN cho rằng, đối tượng vi phạm là con người, không phải cơ sở vật chất, nên chỉ cần xử lý cá nhân, tập thể vi phạm theo pháp luật. Cơ sở vật chất có thể cho phép hoạt động để giải quyết cho nhu cầu đăng kiểm của người dân.
Về vấn đề này, Bộ GTVT yêu cầu Cục ĐKVN nghiên cứu kỹ lưỡng, căn cứ pháp lý, nội dung cụ thể, chi tiết gắn với các trung tâm cụ thể. Cục ĐKVN cũng đề xuất làm việc với Sở GTVT TPHCM và các tỉnh, thành phía Nam để thống nhất giải pháp xử lý ùn tắc tại một số trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, phục vụ nhu cầu kiểm định rất cao của người dân, doanh nghiệp trước dịp Tết Nguyên đán Quý Mão; hướng dẫn các trung tâm đăng kiểm làm việc 3 ca/ngày để tháo gỡ khó khăn, ùn tắc.
MINH DUY
No comments:
Post a Comment