Sunday, January 1, 2023

Đối Thoại Điểm Tin ngày 01 tháng 01 năm 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 01 tháng 01 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Putin dùng bài phát biểu đầu năm như lời hiệu triệu thời chiến

Nga bắn phi đạn vào Kyiv trong đêm giao thừa, ít nhất một người chết

Triều Tiên bắn 3 phi đạn đạn đạo về hướng phía đông Bán đảo Triều Tiên

Phe đối lập Venezuela phế truất Tổng thống lâm thời Juan Guaido

Vụ cháy sòng bạc ở Campuchia: Số người chết đã lên tới 27 người, có nạn nhân người Việt

Ủy ban Hạ viện Mỹ công bố hồ sơ khai thuế mà Trump cố giữ bí mật

Châu Á đón năm mới khi thế giới bắt đầu từ biệt năm 2022

Chính trị gia nói dối nhiều không?

Chính trị gia nói dối nhiều không?

Sau 27 năm bang giao Mỹ-Việt, Hà Nội vẫn theo Nga và Trung Quốc

 

 

RFA

Thích Tuệ Hải - thượng tọa, trụ trì, “bậc chân tu thần y” chữa tiệt nọc từ HIV đến COVID

Cao tay hơn Võ Hoàng Yên nhiều lần chính là vị “chân tu” kiêm “thần y” Thích Tuệ Hải.

Tài năng xuất chúng, tại sao sư Thích Tuệ Hải chưa được trao Nobel Y học?

Sư khoe, tỷ lệ sư chữa khỏi bệnh cho người ung thư giai đoạn ba trở lại cao đến 90%. Liệu trình thì quá sức rẻ so với điều trị của tây y.

Bài thuốc rẻ tiền chữa “vạn bệnh nan y” của sư thầy Thích Tuệ Hải

Bài thuốc của thầy áp dụng từ mấy chục năm nay đã chữa khỏi cho hàng chục ngàn người bệnh, không bao giờ sai!

Nhóm tình nguyện Peace Corps đầu tiên tại Việt Nam làm lễ tuyên thệ

Buổi lễ tuyên thệ của nhóm tình nguyện viên đầu tiên thuộc Chương trình Hòa Bình tại Việt Nam được tiến hành vào ngày 30/12 ở Hà Nội.

Phó TT Thường trực Phạm Bình Minh và Phó TT Vũ Đức Đam chính thức bị tước chức vụ đảng

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vào ngày 30/12 chính thức thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương đảng Khóa XIII; phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng .

Nhìn lại Việt Nam năm 2022

Năm 2022, Việt Nam có điểm sáng là tăng trưởng kinh tế cao nhưng có nhiều vấn đề bộc lộ lỗi hệ thống của cả thể chế.

Tù chính trị: Liệu thời cộng sản có đỡ hơn thực dân? (P.1)

Tôi muốn thử điểm qua vài nét về một góc tăm tối nhất trong xã hội – nhà tù, xem nhân quyền ở đây ra sao khi so sánh với chế độ thực dân gần một thế kỷ trước; chế độ mà ta từng tố cáo nó dã man, còn mình thì sao.

Hai Phó Thủ tướng bị thôi chức: "Công tác nhân sự phải là việc của toàn dân!"

"Ông Trọng có lò mới xây... ông đem ông chặt những cây ông trồng."

Nghiêm túc tuân theo lời dạy của Thủ tướng, coi túi tiền của kiều bào là của mình

Lãnh đạo và nhân viên Trung tâm Đăng kiểm xe ở Bắc Ninh bị bắt

Giám đốc, phó giám đốc và 12 viên chức của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đường bộ ở Bắc Ninh vào ngày 29/12 bị khởi tố và bắt giam về tội “nhận hối lộ”.

Đại biểu HĐND Nguyễn Viết Dũng thừa nhận khuyết điểm nhưng chờ kết luận từ Công an

Đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Viết Dũng, thừa nhận khuyết điểm khi đánh một nhân viên sân golf bằng gậy đến bất tỉnh.

Bộ Ngoại giao VN xác nhận tin nữ du học sinh Việt bị lừa bán dâm tại Đài Loan

Du khách Nga đến Việt Nam năm 2022 giảm 94%, nhưng sang Thái tăng

Biển Đông: Chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát máy bay Hoa Kỳ chỉ 6 mét

Dân mạng nghi ngờ "anh em song sinh trúng hai giải độc đắc", Vietlott lên tiếng

Tù chính trị: Liệu thời cộng sản có đỡ hơn thực dân? (P.2)

Thanh tra Chính phủ chuyển Công an điều tra về “lợi nhóm” liên quan sách bài tập

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ bị chính phủ kỷ luật khiển trách

Vụ bảo kê buôn lậu xăng dầu: cựu đại tá Biên phòng được giảm án, hai tư lệnh vùng Cảnh Sát Biển bị y án

CEO Alibaba Nguyễn Thái Luyện bị án chung thân

 

BBC

 

Quan hệ Việt-Mỹ: Điều gì cản trở nâng cấp ‘đối tác chiến lược toàn diện'?

2 giờ trước

Lớp trẻ có thực sự kém cỏi hơn thế hệ cha chú?

Từ nhiều thế kỷ qua, những người trẻ tuổi thường bị định kiến là lười biếng, tự cho là mặc nhiên có quyền hưởng thụ hoặc tự ảo tưởng về giá trị của bản thân.

50 phút trước

Trung Quốc cáo buộc Mỹ bóp méo sự thật sau vụ hai chiến đấu cơ 'áp sát' trên Biển Đông

Hôm thứ Năm 29/12, quân đội Hoa Kỳ nói chiến đấu cơ của Trung Quốc bay cách máy bay của hải quân nước này chỉ ba mét.

7 giờ trước

Ukraine: Tổng thống Zelensky nói Putin đang phá hủy nước Nga

Ông Zelensky nói Ukraine sẽ không bao giờ tha thứ cho Nga về sự khủng bố mà họ đã gây ra.

9 giờ trước

Đêm giao thừa: Thế giới chào đón năm 2023

Cùng xem các thành phố trên thế giới tổ chức đón mừng năm mới ra sao.

31 tháng 12 năm 2022

Ukraine: Nổ lớn gây chết người ở Kyiv ngay trước thềm năm mới

Tổng thống Zelensky cảnh báo rằng Nga có thể tiếp tục tấn công Ukraine để bắt người dân nước này “đón Năm mới trong bóng tối”.

31 tháng 12 năm 2022

Việt Nam: Những vụ khởi tố, bắt quan chức, doanh nghiệp năm 2022

Trong năm 2022, tại Việt Nam, nhiều cựu quan chức lẫn doanh nhân nổi tiếng bị truy tố, xét xử và phải nhận bản án.

31 tháng 12 năm 2022

Cựu Giáo hoàng Benedict XVI qua đời ở tuổi 95

Giáo hoàng Benedict, người vừa qua đời tại tư gia ở Vatican, trở thành giáo hoàng đầu tiên từ chức trong hơn 600 năm hồi 2013.

31 tháng 12 năm 2022

Bắc Hàn kết thúc năm bằng việc phóng tên lửa đạn đạo

Quân đội Hàn Quốc cho biết Bắc Hàn đã bắn ba tên lửa đạn đạo tầm ngắn về phía biển phía đông bán đảo Triều Tiên.

31 tháng 12 năm 2022

Những mất mát của đội ngũ làm công tác đối ngoại Việt Nam

30 tháng 12 năm 2022

Lào cuối năm thay thủ tướng, cho ông Phankham Viphavanh 'về hưu'

30 tháng 12 năm 2022

Tập Cận Bình củng cố quyền lực trong năm 2022 đầy biến động

30 tháng 12 năm 2022

GDP Việt Nam năm 2022 tăng lên 8,02%, cao nhất trong 12 năm qua

29 tháng 12 năm 2022

 

RFI

Năm Mới 2023 : Không có hưu chiến cho Ukraina

Năm mới 2023: Một triệu người đón giao thừa tại Paris trên đại lộ  Champs-Élysées

Năm Mới 2023 : TT Putin tố phương Tây « sử dụng » Ukraina để « chia rẽ nước Nga »

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Thụy Điển đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu nhưng không nhiệt tình

Bắc Triều Tiên 2023 : Mục tiêu phát triển ICBM mới và tăng kho vũ khí hạt nhân theo cấp số nhân

Ukraina cảnh báo : Nga chuẩn bị « một làn sóng động viên mới »

Cựu giáo hoàng Benedicto XVI qua đời, thọ 95 tuổi

Phim Avatar tập 2 ra mắt: Từ thế giới kỳ ảo của rừng đến sự huyền diệu của biển

365 thanh âm, 365 ngày năm mới

Bắc Triều Tiên tiếp tục phóng 3 tên lửa đạn đạo tầm ngắn

Tổng thống Vladimir Putin muốn Nga - Trung củng cố hợp tác quân sự

Trung Quốc cử đại sứ tại Hoa Kỳ làm ngoại trưởng : Một tín hiệu gởi đến Mỹ

Hạ Viện Mỹ công bố bản khai thuế của cựu TT Donald Trump

Brazil : Chưa hết nhiệm kỳ, Bolsorano rời đất nước, tránh lễ nhậm chức của tổng thống Lula da Silva

Covid-19 : Thế giới phản ứng khác nhau với dịch bùng phát ở Trung Quốc

Huyền thoại bóng đá Pele qua đời, Brazil để quốc tang ba ngày

Minsk thông báo đã bắn hạ một tên lửa Ukraina trên không phận Belarus

(AFP) - Chính quyền Hồng Kông được quyền từ chối luật sư người nước ngoài. Ngày 30/12/2022, Bắc Kinh thông báo từ nay các tòa án Hồng Kông phải được phép của chính quyền đặc khu mới có thể để một luật sư nước ngoài tham gia bào chữa. Quy định mới sẽ được bắt đầu áp dụng với vụ xử ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai), chủ báo Apple Daily, vì tội thông đồng với các thế lực nước ngoài, vi phạm luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt đối với Hồng Kông.

(Le Figaro) - Zelensky, Mbappé và Poutine, ba nhân vật nổi bật nhất trong năm của người Pháp. Theo một cuộc thăm dò dư luận do viện Odoxa-Backbone thực hiện và được công bố ngày 30/12/2022, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã được dân Pháp chọn là nhân vật nổi bật trong năm 2022. Đứng hàng thứ hai là cầu thủ bóng đá trẻ Kylian Mbappé. Tổng thống Nga Vladimir đứng ở vị trí thứ 3, trong lúc tổng thống Pháp Macron xếp thứ tư.

(Le Monde) - Các biện pháp trừng phạt thể thao nhắm vào Nga và Belarus cần được duy trì vào năm 2023. Theo ông Thomas Bach, chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc Tế (IOC) ngày 30/12/2022, trong năm mới 2023, các biện pháp trừng phạt thể thao áp đặt lên Nga và Belarus « phải được duy trì chặt chẽ ». Trong thông điệp năm mới, lãnh đạo Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế cũng không quên tuyên bố « ủng hộ các vận động viên và thành viên của cộng đồng Olympic Ukraina trên khắp thế giới ».

(AFP) - Điện Kremlin : Những binh lính và quan chức mà chính quyền Nga điều sang Ukraina không phải khai thuế. Ngày 30/12/2022, điện Kremlin thông báo quy định mới liên quan đặc biệt đến những người Nga đang hoạt động tại 4 vùng lãnh thổ của Ukraina mà Nga mới sáp nhập : Donestk, Lougansk, Kherson và Zaporijia. Theo đó, những người này cùng với vợ chồng và con cái họ không cần cung cấp thông tin về thu nhập, các khoản chi tiêu và tài sản, tính từ 24/02/2022.

(RFI) – Venezuela : Phong trào đối lập chấm dứt nhiệm kỳ « tổng thống lâm thời » của Juan Guaido. Phe đối lập Venezuela ngày hôm qua 30/12/2022 đã chấm dứt nhiệm kỳ của « chính phủ lâm thời » của ông Juan Guaido, người đã tự tuyên bố mình là tổng thống vào tháng 01/2019 với mục đích lật đổ Nicolas Maduro sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2018, bị một bộ phận cộng đồng quốc tế tẩy chay và không công nhận. Các đại biểu của Quốc hội cũ, được bầu vào năm 2015 và do phe đối lập kiểm soát, đã bỏ phiếu với 72 phiếu tán đồng việc ủng hộ hủy bỏ cơ chế của tổng thống và chính phủ « lâm thời ».

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Chủ Nhật 01.01.2023

1) CỰU GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI BỊ ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ

Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại bệnh viện Tim Hà Nội, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra và chuyển hồ sơ lên Viện Kiểm sát đề nghị truy tố.

Cựu Giám đốc Nguyễn Quang Tuấn, cựu Phó Giám đốc Hoàng Thị Ngọc Hưởng và 10 cán bộ khác thuộc bệnh viện Tim Hà Nội bị đề nghị truy tố tội danh nói trên.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, cựu Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai bị bắt ngày 10/12/2021. Những sai phạm của ông Tuấn được cho là xảy ra trong thời kỳ ông làm giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội, trước khi được bổ nhiệm làm giám đốc bệnh viện Bạch Mai.

Tổng số tiền thiệt hại tại các gói thầu có liên quan đến trách nhiệm của ông Nguyễn Quang Tuấn được xác định là hơn 53,8 tỉ đồng.

2) HÀNG LOẠT QUAN CHỨC CAO CẤP BỊ KỶ LUẬT DỊP CUỐI NĂM

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Quảng Bình vừa thi hành kỷ luật năm cán bộ, lãnh đạo Huyện uỷ Tuyên Hoá. Những quan chức này bị kỷ luật với lý do “có những hạn chế, khuyết điểm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý tài chính, tài sản”. Các hình thức kỷ luật gồm “khiển trách” và cảnh cáo. Người giữ chức vụ cao nhất bị “khiển trách” là ông Đoàn Mạnh Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, nguyên Chánh Văn phòng Huyện ủy Tuyên Hóa.

Trong một diễn biến khác, hôm 29/12, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ bị kỷ luật bằng hình thức “khiển trách”. Điều đáng chú ý, người ký Quyết định số 1648/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Hữu Độ là Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh. Xin nhắc lại, ông Phạm Bình Minh cùng một Phó Thủ tướng khác là Vũ Đức Đam vừa bị tước chức vụ đảng hôm 30/12, một ngày sau khi ông Minh ký quyết định kỷ luật ông Độ.

Ông Độ bị cho là “thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số tập thể, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ”. Một số sai phạm được liệt kê như sai phạm dự án đầu tư công; trong biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành sách giáo khoa; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2018 và năm 2021, một số cán bộ, đảng viên trong ngành bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự”.

3) DÂN BIỂU MỸ KÊU GỌI VIỆT NAM TRẢ TỰ DO CHO BÀ NGUYỄN THÚY HẠNH

Dân biểu Ro Khanna vừa kêu gọi nhà cầm quyền CSVN  “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện” cho bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động nhân quyền đang bị cầm tù.

Ông Khanna là thành viên của Ủy ban Giám sát Vũ trang Hạ viện. Ủy ban giám sát tất cả các luật liên quan đến quân đội Hoa Kỳ và giám sát ngân sách quốc phòng hàng năm, thường được gọi là NDAA. Ông cũng là thành viên của tiểu ban Lực lượng sẵn sàng và Chiến lược của Hạ viện, đồng thời là vị dân biểu luôn quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, 59 tuổi người sáng lập và điều hành “Quỹ 50K” với mục đích hỗ trợ gia đình các tù nhân lương tâm. Bà Hạnh bị bắt ngày 7/4/2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Sau khoảng 1 tháng bị cầm tù trong trại tạm giam, bà bị đưa đi chữa bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương.

4)  CỰU GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI QUA ĐỜI Ở TUỔI 95

Cựu Giáo hoàng Benedict đã qua đời ngày 31/12/2023 tại Tu viện Mater Ecclesiae ở Vatican sau một thời gian dài lâm bệnh, và vì tuổi sao. Đức Cựu Giáo hoàng thọ 95 tuổi và có thời gian tại vị chưa đầy 8 năm. Ông là vị Giáo hoàng đầu tiên từ chức kể từ Giáo hoàng Gregory XII năm 1415.

Tòa thánh Vatican cho hay, thi thể của vị Giáo hoàng Danh dự sẽ được đặt trong Thánh đường St Peter từ ngày 2/1 cho “những người yêu Chúa tới viếng”.

Tên khai sinh của Cựu Giáo hoàng Benedict là Joseph Aloisius Ratzinger, sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927, tại Bavaria, Đức. Ông được bầu làm Giáo hoàng trong Mật nghị Hồng y vào ngày 19/4/2005 và trở thành vị Giáo hoàng thứ 265, tại vị từ năm 2005 đến khi từ chức năm 2013.

Trước khi trở thành giáo hoàng, Ratzinger là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong Giáo triều Rôma, và là người thân cận của Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị.

Ngoài tiếng Đức mẹ đẻ, Giáo hoàng Benedict XVI nói lưu loát tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Latinh và có thể nói tương đối tiếng Bồ Đào Nha. Ông có thể đọc Kinh Thánh  cổ ngữ bằng tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái. Đức Cựu Giáo hoàng chơi được dương cầm và có sở thích nhạc Mozart và Bach.

5) NGA BẮN HÀNG CHỤC QUẢ HỎA TIỄN VÀO KHẮP LÃNH THỔ UKRAINE TRƯỚC THỀM NĂM MỚI

Chỉ vài giờ trước thềm năm mới, Nga đã bắn hàng chục hỏa tiễn vào các thành phố trên khắp Ukraine. Người dân Ukraine đang chuẩn bị mừng năm mới thì phải chạy xuống hầm trú ẩn để tránh các vụ tấn công. Ít nhất một người thiệt mạng sau vài vụ nổ xảy ra ở thủ đô Kyiv. Trước đó, Tổng thống Zelensky cảnh báo rằng Nga có thể tiếp tục tấn công Ukraine để bắt người dân Ukraine “đón Năm mới trong bóng tối”.

Nhiều quan chức cấp cao chính phủ Ukraine đã lên án các vụ tấn công của Nga. Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin cáo buộc phương Tây “khiêu khích” Moscow mở cuộc xâm lược vào Ukraine. Ông này cũng cáo buộc Phương Tây “dùng Ukraine và người dân Ukraine để làm suy yếu và chia rẽ nước Nga”, trong một bài phát biểu nhân dịp năm mới.

Ukraine và phương Tây bác bỏ cáo buộc của Nga.

Trong cuộc gặp với Tổng thống Zelensky tại tòa Bạch Ốc hồi tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đồng ý cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine. Đây là loại thiết bị phòng không mà Ukraine liên tục yêu cầu Mỹ và phương Tây cung cấp từ đầu cuộc chiến để chống lại Nga.

Viet-studies

Nguyễn Quang DyTrước thềm năm mới và thời đại mới (viet-studies 1-1-23)◄◄◄

Đến lúc Đại Hàn nhìn nhận những tội ác của họ ở Nam Việt Nam:   It's Time for South Korea to Acknowledge Its Atrocities in Vietnam (Foreign Policy 30-12-22) -- Bản PDF ◄◄

Vietnam's Communist Party ousts top diplomat from Politburo (Nikkei 31-12-22)

Thấy gì từ vụ án “chuyến bay giải cứu”? (Sài Gòn Nhỏ 24-12-22) -- Bài thẳng thắn, nhiều con số rất có ích! ◄◄

Từ 1/1/2023, hộ chiếu tách "họ", "chữ đệm và tên" thành 2 dòng (DT 31-12-22)

Singapore "rót" vốn vào Việt Nam lớn nhất, TP HCM dẫn đầu về thu hút FDI (NLĐ 31-12-22)

Cải tạo chung cư cũ: bài toán nan giải kéo dài (KTSG 31-12-22)

Về đề nghị bồi thường cho hậu duệ những người bị bốc lột nhiều đời trước (như dân da màu ơ Mỹ): Reparations are a disaster for race relations (London Times 30-12-22) -- Bài tuyệt hay!

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Top 25 bài được đọc nhiều nhất năm 2022

Chuyển động Quốc Phòng (23/12 – 29/12/2022)

Thế giới hôm nay: 30/12/2022

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P2)

Thế giới hôm nay: 29/12/2022

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P1)

Thế giới hôm nay: 28/12/2022

Nhìn lại xung đột năm 2022 và ngẫm về hòa bình trong năm mới

27/12/1944: Mỹ tịch thu tài sản công ty Montgomery Ward

Thế giới hôm nay: 27/12/2022

Báo Tiếng Dân

Vì sao ngoại giao không thèm bận tâm đến… nội giao?

Thuy My

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

Boxitvn

 

Những mất mát của đội ngũ làm công tác đối ngoại Việt Nam 01/01/2023

Reuters: ‘Việt Nam nằm trong số các chế độ kiểm soát chặt chẽ truyền thông xã hội nhất thế giới’ 01/01/2023

Tâm tư một đảng viên lão thành 01/01/2023

Thư Cảm tạ những tấm lòng Bồ Tát 01/01/2023

Một số nhận thức nhầm về Đảng và Mác – Lê Nin 30/12/2022

Các dự báo về nước Nga hậu Putin 30/12/2022

Thông tin mỗi ngày

 

·         Đoan Trang

·         Huỳnh Ngọc Chênh

·         Jonathan London

·         Nghiên cứu Quốc tế

·         Người Buôn Gió 

·         Nguyễn Xuân Diện

·         Nhát sỹ Tô Hải

·         R F I

·         Thuy My

·         Luat Khoa

·         VietNam Thời Báo

·         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Chủ tịch hội sinh viên vừa xong cử nhân đã nhận học bổng tiến sĩ

https://tuoitre.vn/chu-tich-hoi-sinh-vien-vua-xong-cu-nhan-da-nhan-hoc-bong-tien-si-20230101155231686.htm

Huỳnh Tấn Đạt hiện là chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc, đồng thời là nghiên cứu sinh ngành kinh tế.

Năm 2020, Huỳnh Tấn Đạt (sinh năm 1998) tốt nghiệp Đại học Công nghệ Sydney (Úc), ngành kinh tế, với số điểm tối đa. Nhờ đó, Đạt được trường đưa vào danh sách các sinh viên học "cử nhân danh dự" (Honours) năm học 2020 - 2021.

"Cử nhân danh dự" được xem là năm chuyển tiếp cho các bạn muốn chinh phục bậc tiến sĩ. Sinh viên sẽ phải vừa học, vừa tham gia vào nghiên cứu. Nếu đạt kết quả tốt, sinh viên được đại học đặc cách trở thành nghiên cứu sinh.

Với dự án nghiên cứu các mô hình ngoại tệ ở Úc, Tấn Đạt được hội đồng học thuật nhà trường đánh giá rất cao, nhờ đó giành vị trí cao nhất trong số các bạn theo học chương trình "cử nhân danh dự" năm vừa rồi.

Thành quả dành cho Đạt là suất học bổng tiến sĩ "hoành tráng", bao gồm học phí 40.000 AUD/năm (khoảng 643 triệu đồng/năm) và lương nghiên cứu sinh 30.000 AUD/năm (khoảng 482 triệu đồng/năm). Học bổng sẽ kéo dài trong bốn năm, từ 2022 - 2026.

Đạt chia sẻ sau năm đầu tiên trong chương trình tiến sĩ được học các môn học cơ bản, bắt đầu từ năm nay bạn sẽ chính thức bước vào chặng đường nghiên cứu.

Hướng nghiên cứu của Đạt sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh tế - kinh doanh quốc tế, sử dụng dữ liệu từ các quốc gia, cho chạy một số mô hình kinh tế vĩ mô.

"Mình sẽ phải hoàn thành ba công bố quốc tế trong ba năm tới mới đủ điều kiện tốt nghiệp. Quan trọng hơn, mình mong muốn các nghiên cứu sẽ có nhiều kết quả tích cực và mang tới nhiều ứng dụng", Đạt nói.

Hiện tại, Tấn Đạt đang là chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc, nhiệm kỳ 2022 - 2024. Gắn bó với hội từ những ngày đầu thành lập, Đạt luôn xông xáo tham gia tổ chức phần lớn các sự kiện lớn nhỏ của hội như chia sẻ kinh nghiệm du học Úc.

Tấn Đạt và các thành viên trong hội thường xuyên tổ chức tư vấn những hoạt động hướng nghiệp cho cộng đồng du học sinh, kết nối những anh chị đã và đang thành công trong một số lĩnh vực tại Úc tham gia vào những buổi chia sẻ kinh nghiệm tìm việc, làm việc nơi xứ người.

Trong năm 2023, Đạt cho biết hội sẽ tăng cường các hoạt động về văn hóa, đặc biệt nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Úc (1973 - 2023).

"Chúng mình dự kiến sẽ tổ chức một số chương trình văn hóa, ẩm thực Việt tại Úc. Ngoài các du học sinh, những sự kiện này sẽ hướng tới cộng đồng Việt Nam đang sống ở Úc, kết nối họ với quê hương", Đạt nói.

Chia sẻ về bí quyết cân bằng giữa việc học, nghiên cứu bậc tiến sĩ nhưng vẫn hoàn thành trách nhiệm lãnh đạo Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc, Tấn Đạt cho biết một trong những nguyên tắc của bạn là chủ động giao các đầu việc cho những thành viên trong hội và tin tưởng vào các bạn ấy.

Đạt sẽ quản lý trên những đầu việc chính, vừa thuận tiện hơn lại giúp những bạn trẻ tham gia vào hội có thêm cơ hội độc lập cáng đáng công việc.

Nhờ vào thành tích học tập và hoạt động xã hội, Huỳnh Tấn Đạt là một trong số ít du học sinh sẽ được trao tặng danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp trung ương vào ngày 9-1-2023 tới đây.

Anh Nguyễn Phúc Bình - nguyên chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc - chia sẻ, với anh, Đạt là một sự lựa chọn người kế thừa hợp lý nhất để tiếp tục sứ mệnh kết nối các thế hệ du học sinh Việt Nam tại Úc.

Với kinh nghiệm hoạt động hội hơn 5 năm, trải qua hết các chức vụ, Đạt có cái nhìn khách quan và có cách giải quyết xác đáng nhất trong mọi công việc.

"Đạt rất nhạy bén nắm bắt các chủ đề cho các hoạt động hội nhằm củng cố quan hệ ngoại giao hai nước, đồng thời cũng là một trong số ít cá nhân tiêu biểu của các cán bộ hội sinh viên ngoài nước đạt được các danh hiệu, bằng khen cao quý từ các cơ quan chức năng của Việt Nam trao tặng", anh Bình nói.

Anh Vinson Lương - chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ Sydney - chia sẻ ấn tượng với sự nhiệt tình của Đạt khi thường xuyên hỗ trợ tìm kiếm và tổ chức các chương trình, những buổi trao đổi online và offline, tạo cơ hội kết nối các bạn trẻ với những chuyên gia người Việt trong nước và ngoài nước.

Sự nhiệt huyết, đam mê và sự thành công bước đầu của Đạt là một trong rất nhiều điểm sáng của các thế hệ người Việt trẻ tuổi đang học tập và làm việc ở Úc.

TRỌNG NHÂN

 

Nhà xuất bản Giáo Dục ‘lạm dụng độc quyền sách giáo khoa’, giá sách cao bất hợp lý

https://tuoitre.vn/nha-xuat-ban-giao-duc-lam-dung-doc-quyen-sach-giao-khoa-gia-sach-cao-bat-hop-ly-20221230025333312.htm

Những lùm xùm về độc quyền sách giáo khoa gây bức xúc dư luận trong nhiều năm nay đã được thanh tra xác định rõ là “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường”. Và phụ huynh đã phải mua sách giá cao bất hợp lý.

Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm vừa ký ban hành thông báo kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo.

Ngoài việc xác định "dấu hiệu lợi ích nhóm" giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà xuất bản trong phát hành sách bài tập, cơ quan thanh tra còn chỉ ra nhiều sai phạm, nhiều điểm bất thường của quá trình in, phát hành và đăng ký giá bán sách giáo khoa.

Người dân phải mua sách giá cao "bất hợp lý"

Theo kết luận, sách giáo khoa được biên soạn, phát hành từ năm 2002 cơ bản đảm bảo cung ứng đầy đủ, đồng bộ kịp thời tới mọi vùng miền trong cả nước. Nội dung sách ổn định, xuất bản, tái bản theo quy định của Luật xuất bản.

Tuy nhiên, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cũng bị xác định có hàng loạt sai phạm, nhiều điểm bất thường, chưa bảo đảm công bằng, minh bạch trong một số khâu liên quan in ấn, đăng ký giá bán…

Trong đó, nội dung đáng chú ý nhất được kết luận nêu là nhà xuất bản đã "lạm dụng vị trí độc quyền", "lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường".

Cụ thể, kết quả kiểm tra, xác minh tại Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cho thấy giai đoạn 2014-2018, quá trình xây dựng giá gói thầu in sách giáo khoa, hạch toán có sai sót dẫn đến gia đình học sinh phải mua bằng với giá đã đăng ký từ năm 2011 được ấn định trên bìa sách.

Mức giá mà người dân phải mua bị xác định cao hơn giá sách giáo khoa phải đăng ký đúng giá với số tiền khoảng hơn 85 tỉ.

Trong khi đó, "việc lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in, nhà thầu in, phát hành, kinh doanh sách giáo khoa còn một số thiếu sót, vi phạm dẫn đến giá sách giáo khoa đã được nhà xuất bản đăng ký từ năm 2011 cao bất hợp lý", kết luận nêu.

"Nhà xuất bản chưa thực hiện rà soát cơ cấu chi phí và giá thành, định mức, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tỉ lệ chiết khấu của sách giáo khoa cao, chưa thực hiện tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành sách giáo khoa, chưa thực hiện tái cấu trúc và nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp...

Trong khi nhà xuất bản là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp độc quyền biên tập, thiết kế, chế bản, xuất bản, in, phát hành, kinh doanh sách giáo khoa đối với sách giáo khoa được biên soạn", kết luận nêu và cho rằng những thiếu sót này ảnh hưởng đến phụ huynh vì họ phải mua sách giáo khoa theo giá ấn định trên bìa sách.

Thanh tra kết luận nhà xuất bản đã có hành vi "lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh".

Nhà xuất bản còn xây dựng mức giá để đăng ký giá sai so với hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, có dấu hiệu vi phạm quy định trong lĩnh vực giá, quy định về đăng ký giá sách giáo khoa.

Thanh tra còn phát hiện cơ quan này đã phân bổ chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sách giáo khoa. Phân bổ chi phí chung không đúng tỉ lệ doanh thu, làm tăng chi phí chung được phân bổ cho sách giáo khoa cao hơn gần 70 tỉ.

Việc trên dẫn đến gia đình học sinh phải mua sách giáo khoa bằng giá nhà xuất bản đã đăng ký từ năm 2011 cao hơn giá phải đăng ký đúng là gần 70 tỉ đồng.

Phát hành sách qua nhiều trung gian, chiết khấu đến 25%

Thanh tra cho rằng việc lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất sách giáo khoa theo phương thức chào hàng cạnh tranh "có nhiều bất thường, chưa đảm bảo công bằng, hiệu quả kinh tế".

Cụ thể, việc xác định nhu cầu sản xuất của Nhà xuất bản Giáo Dục không sát thực tế nên lượng hàng tồn kho lớn (chủ yếu là giấy in). Việc này đã làm tăng chi phí lãi vay, dự phòng giảm giá hàng tồn kho dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Từ trước ngày 22-8-2017, nhà xuất bản chưa ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu in sách giáo khoa, cung cấp vật tư, giấy in... để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế theo quy định.

Nhà xuất bản cũng chưa bổ sung đăng ký kinh doanh nhập khẩu giấy in hoặc tổ chức thực hiện việc ủy thác nhập khẩu giấy in để giảm bớt chi phí trung gian, giảm giá thành sách. Đơn vị này còn sử dụng giấy in định lượng thấp, thấp hơn định lượng giấy in sách thường theo tiêu chuẩn quốc gia.

Cơ quan thanh tra đưa ra dẫn chứng, trong giai đoạn năm 2014-2019, nhà xuất bản chỉ thu thập báo giá của một số ít nhà thầu cung cấp giấy in và lặp lại trong nhiều năm. Trong đó, Công ty CP giấy Phùng Vĩnh Hưng được lựa chọn cung cấp chiếm 83% số lượng giấy của nhà xuất bản, tương đương gần 1.900 tỉ đồng.

Kiểm tra xác suất một số hợp đồng cung cấp giấy in của Công ty Phùng Vĩnh Hưng cho nhà xuất bản cho thấy giá giấy in được bán cao bình quân gấp khoảng 1,7 lần giá giấy công ty nhập khẩu trực tiếp, tương ứng số tiền chênh lệch khoảng 210 tỉ đồng.

Đáng chú ý, thanh tra phát hiện việc phát hành sách giáo khoa qua các kênh phát hành đến tay người tiêu dùng qua nhiều bước trung gian "nên chưa tiết kiệm được chi phí". Tỉ lệ chiết khấu của sách giáo khoa là 25% bị kết luận là cao, chưa hợp lý so với một số mặt hàng độc quyền, thiết yếu khác.

Cụ thể, bốn Công ty CP Sách và thiết bị giáo dục (miền Bắc, Trung, Nam, Cửu Long) là đại lý cấp 1 của nhà xuất bản được hưởng 5%; các công ty sách và thiết bị trường học địa phương trong khu vực là đại lý cấp 2, được hưởng từ 7-8%; các đại lý, cửa hàng sách, các trường học là đại lý cấp 3, được hưởng từ 12-13%.

Thanh tra Chính phủ còn kết luận Nhà xuất bản Giáo Dục chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng đã thực hiện tăng giá sách giáo khoa 16,9% từ năm học 2019-2020.

Cơ quan thanh tra kiến nghị Nhà xuất bản Giáo Dục phải nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền gia đình học sinh đã mua sách giáo khoa cao hơn giá phải đăng ký đúng.

"Do thời kỳ thanh tra từ 2014-2018, trong khi đó sách giáo khoa được nhà xuất bản thực hiện đăng ký giá từ năm 2011 nên chưa xác định được cụ thể, chính xác số tiền gia đình học sinh đã mua cao hơn giá mà nhà xuất bản phải đăng ký đúng giá.

Phó thủ tướng đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra về các yếu tố hình thành giá sách giáo khoa", kết luận nêu.

THÂN HOÀNG

 

Thái Bình: Khởi tố vụ buôn bán hơn 90.000 quyển sách giáo khoa giả

https://thanhnien.vn/thai-binh-khoi-to-vu-buon-ban-hon-90000-quyen-sach-giao-khoa-gia-post1537970.html

Vũ Ngọc Anh bị khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng về tội "buôn bán hàng giả" do đã mua hơn 90.000 quyển sách giáo khoa giả về bán tại H.Đông Hưng (Thái Bình).

Ngày 1.1, thông tin từ Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam 3 tháng đối với Vũ Ngọc Anh (51 tuổi, trú tại tổ 4, TT.Đông Hưng, H.Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) về tội “buôn bán hàng giả”, theo khoản 3, Điều 192, bộ luật Hình sự.

Các quyết định, lệnh trên đã được Viện KSND tỉnh Thái Bình phê chuẩn.

Vũ Ngọc Anh là chủ nhà sách tự chọn tại H.Đông Hưng (Thái Bình).

Trong quá trình khám xét, cơ quan chức năng đã thu giữ được nhiều giấy tờ, tài liệu và sách liên quan đến vụ án.

Theo thông tin ban đầu, năm 2021, mặc dù biết Cao Thị Minh Thuận (Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát, chủ nhà sách Minh Thuận, 358 Nguyễn Trãi, Hà Nội) sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả của Nhà xuất bản Giáo dục, nhưng Vũ Ngọc Anh vẫn mua 750 thùng sách với trên 90.000 quyển sách giáo khoa các loại (trị giá trên 2 tỉ đồng) về bán ở Thái Bình.

Trước đó, tháng 6.2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phối hợp Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Nhà xuất bản Giáo dục, đã bắt quả tang các đối tượng tham gia in ấn, gia công, tiêu thụ sách giả tại các địa điểm, gồm: xưởng in sách số 297 Vĩnh Hưng, Q.Hoàng Mai, xưởng gia công sách giả tại số 315 Vĩnh Hưng, Q.Hoàng Mai và thôn Viêm Khê, xã Hợp Tiến, H.Mỹ Đức (cùng ở Hà Nội) của Công ty CP In và Văn hóa truyền thông Hà Nội; trụ sở Công ty TNHH thương mại và sản xuất Phú Hưng Phát tại số 14 ngõ 197 Hoàng Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội.

Lực lượng chức năng đã khám xét khẩn cấp hơn 50 địa điểm của đường dây sản xuất và tiêu thụ các loại sách giáo khoa giả trên địa bàn các tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thanh Hóa.

Mở rộng điều tra, ngày 23.6.2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Công ty CP In và Văn hóa truyền thông Hà Nội, Công ty TNHH thương mại và sản xuất Phú Hưng Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố bị can, bắt tạm giam, thực hiện lệnh khám xét đối với 7 bị can, gồm: Cao Thị Minh Thuận (43 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và sản xuất Phú Hưng Phát, chủ các nhà sách Minh Thuận); Hoàng Mạnh Chiến (40 tuổi, Giám đốc), Nguyễn Mạnh Hà (50 tuổi, Phó giám đốc), Hoàng Thị Ánh Vân (39 tuổi, Kế toán trưởng), Nguyễn Đức Khương (42 tuổi, chủ xưởng gia công sách), Đỗ Đức Thắng (50 tuổi, nhân viên thiết kế đồ họa, cùng Công ty CP In và Văn hóa truyền thông Hà Nội); Nguyễn Hữu Trung (42 tuổi, nhân viên Công ty TNHH thương mại và sản xuất Phú Hưng Phát).

Qua khám xét, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tạm giữ hơn 3,2 triệu quyển sách giáo khoa giả các loại của Nhà xuất bản Giáo dục; 3 hệ thống dây chuyền máy in offset; nhiều máy gia công sách giả; hơn 1,5 triệu tem giả của Nhà xuất bản Giáo dục và nhà xuất bản khác; 5 ô tô tải và nhiều máy móc, công cụ dùng để bốc xếp, vận chuyển sách; khoảng 20 tỉ đồng từ nguồn thu bất hợp pháp…

Vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.

Cù Hiền

 

Bị gây khó khi đăng kiểm, gọi ngay Cục Đăng kiểm Việt Nam

https://plo.vn/bi-gay-kho-khi-dang-kiem-goi-ngay-cuc-dang-kiem-viet-nam-post714708.html

(PLO)- Chủ phương tiện có những hạng mục nằm trong danh sách được Bộ GTVT công bố nhưng bị làm khó, không được cấp kiểm định có thể liên hệ về Phòng Kiểm định xe cơ giới - Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì cùng Thanh tra Bộ GTVT nắm bắt tình hình vụ việc xảy ra tại các trung tâm, đơn vị đăng kiểm và phối hợp với cơ quan điều tra khi có yêu cầu, để giải quyết các vấn đề liên quan đến sai phạm ở các đơn vị đăng kiểm.

Chủ động phối hợp với Sở GTVT các tỉnh, thành rà soát, triển khai các giải pháp xử lý, không để xảy ra tình trạng ùn tắc tại một số Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.

Cạnh đó, hướng dẫn các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đủ điều kiện tổ chức tăng ca, nâng cao năng suất và phải đảm bảo chất lượng kiểm định an toàn phương tiện theo quy định nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Về đề xuất báo cáo Chính phủ cho phép Cục Đăng kiểm sử dụng các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại TP.HCM đang bị tạm dừng có thời hạn, Bộ GTVT yêu cầu Cục Đăng kiểm nghiên cứu kỹ lưỡng, có thuyết minh, căn cứ pháp lý, nội dung cụ thể, chi tiết gắn với từng trung tâm cụ thể.

Trong đó, Bộ GTVT lưu ý Cục Đăng kiểm có số liệu tổng hợp, thống kê số lượng xe ô tô đến hạn kiểm định của những tháng tới đây, năng lực kiểm định của các trung tâm đăng kiểm đang hoạt động tại các tỉnh, thành... Từ đó, đánh giá nhu cầu để đề xuất phương án báo cáo Chính phủ giải quyết vấn đề này phù hợp tình hình thực tế và đúng quy định pháp luật.

Trước mắt, Bộ GTVT yêu cầu các Sở GTVT địa phương chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm trực thuộc và cả các đơn vị đăng kiểm khác hoạt động trên địa bàn không để xảy ra tình trạng ùn tắc, phục vụ tốt nhu cầu kiểm định tăng cao của người dân, doanh nghiệp trước dịp Tết.

Theo lãnh đạo Cục Đăng kiểm, thời gian qua ngành đã đưa ra nhiều giải pháp cấp bách nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kiểm định xe cơ giới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như tình trạng xe đến kiểm định bị ùn ứ, xếp hàng dài tại các trung tâm đăng kiểm, gây khó khăn, tốn kém cho người dân, doanh nghiệp khi đưa phương tiện đến kiểm định.

Nên Cục Đăng kiểm đã yêu cầu các đơn vị đăng kiểm tiếp tục bố trí đầy đủ nhân lực để làm thêm giờ, tăng ca kể cả các ngày nghỉ lễ, tết để thực hiện công việc phục vụ khách hàng. Tuyệt đối không được tự ý đóng cửa, dừng phục vụ nhu cầu kiểm định xe cơ giới.

 

Cục sẽ tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện kiểm định.

Chủ phương tiện có những hạng mục nằm trong danh sách công bố được quy định tại thông tư 16/2021 về kiểm định xe, vẫn bị làm khó, không được cấp kiểm định có thể liên hệ về số đường dây nóng 0243.768.4706 của Phòng Kiểm định xe cơ giới - Cục Đăng kiểm Việt Nam để thông báo.

Ngoài ra, Cục khuyến khích chủ phương tiện trong quá trình về quê, đi công tác, du lịch, chủ động xem thời hạn kiểm định xe có thể đưa xe vào bất kỳ trung tâm đăng kiểm ở bất kỳ địa phương nào dọc đường để đăng kiểm xe, giảm tải cho các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM.

VIẾT LONG

 

14 lãnh đạo Sở GD&ĐT chưa đủ tiêu chuẩn chức danh

https://plo.vn/14-lanh-dao-so-gddt-chua-du-tieu-chuan-chuc-danh-post714615.html#714615|zone-box-21|0

(PLO)-  Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo, việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại tại một số đơn vị còn thiếu sót, chưa đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh.

Thanh tra chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo từ 1-1-2014 đến 31-12-2018 tại 1 số đơn vị. Cụ thể:

Ngoài thanh tra tại Bộ GD&ĐT về sách giáo khoa và việc quản lý triển khai, thực hiện một số dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo.

Thanh tra Chính phủ cũng thực hiện thanh tra tại 5 Bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông) và 12 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Gia Lai, Kon Tum, Bình Định, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau): về đội ngũ nhà giáo, hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, biên chế sự nghiệp và về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục.

Theo Thanh tra chính phủ, việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại của một số đơn vị vẫn còn thiếu sót, vi phạm:

Bổ nhiệm lần đầu quá tuổi bổ nhiệm, bổ nhiệm nhưng còn thiếu điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh theo quy định, bổ nhiệm không có trong quy hoạch (Gia Lai 114 trường hợp, Kon Tum 28 trường hợp, Bình Định 63 trường hợp, Long An 113 trường hợp, Tiền Giang 250 trường hợp, Đồng Tháp 200 trường hợp, Kiên Giang 134 trường hợp và Cà Mau 69 trường hợp).

Bổ nhiệm 14 trường hợp là lãnh đạo Sở GD&ĐT nhưng chưa đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc sở GD&ĐT do Bộ GD&ĐT quy định (Long An 2 trường hợp, Tiền Giang 3 trường hợp, Đồng Tháp 4 trường hợp, Kiên Giang 1 trường hợp, Cà Mau 4 trường hợp).

Riêng Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2014-2018 đã được nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong thực hiện các quy định của pháp luật về thực thi nhiệm vụ. Qua đó, phát hiện nhiều thiếu sót, khuyết điểm và vi phạm liên quan đến công tác cán bộ.

Tuy đã có yêu cầu Sở GD&ĐT kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nhưng chưa được Sở GD&ĐT tiếp thu nghiêm túc, chậm thực hiện, thực hiện không đầy đủ, dẫn đến công tác bổ nhiệm, tuyển dụng vẫn tái phạm.

Cạnh đó, việc điều chuyển, tiếp nhận viên chức chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vị trí việc làm. Một số trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu bổ sung đội ngũ, đảm bảo cân đối về cơ cấu bộ môn. Điều chuyển giáo viên bộ môn mà các cơ sở giáo dục không có nhu cầu bổ sung hoặc đang dôi dư; nhiều bộ môn cơ sở giáo dục đề xuất bổ sung nhưng không được bố trí, sắp xếp (Sở GD&ĐT, UBND các huyện Cai Lậy, Gò Công Đông, Gò Công Tây thuộc tỉnh Tiền Giang; riêng Sở GD&ĐT điều chuyển 39 trường hợp không đúng quy định).

Việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác chưa triệt để, như Long An 176 vị trí, Đồng Tháp 91 vị trí, Kiên Giang 94 vị trí và Cà Mau 33 vị trí.

Bên cạnh đó, theo kết luận thanh tra, việc thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên của UBND các tỉnh Yên Bái, Bắc Ninh, Gia Lai, Kon Tum còn chậm. Đến cuối năm 2019 mới triển khai, phê duyệt đề án, chưa đảm bảo quyền lợi chính đáng của viên chức giáo dục.

Một số tỉnh như Lào Cai, Yên Bái còn nhiều giáo viên trình độ đại học và cao đẳng đang hưởng lương hạng IV, III đủ thời gian để thăng hạng III, II, nhưng chưa được bồi dưỡng chứng chỉ hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn.

NGUYỄN QUYÊN

 

Chính thức bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy từ hôm nay 1-1-2023

https://www.sggp.org.vn/chinh-thuc-bo-so-ho-khau-so-tam-tru-giay-tu-hom-nay-1-1-2023-post674166.html

Người dân có thể sử dụng 7 phương thức thông tin công dân thay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Từ 1-1-2023: Không phải nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện TTHC

Bỏ sổ hộ khẩu từ 31-12-2022, người dân dùng giấy tờ gì để thay thế? INFOGRAPHIC

Công an hướng dẫn các bước giao dịch hành chính thay thế sổ hộ khẩu giấy

Các phương thức giao dịch thay thế sổ hộ khẩu giấy

Tại khoản 3, Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định: "Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31-12-2022".

Như vậy, kể từ ngày hôm nay, 1-1-2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chính thức hết giá trị sử dụng.

Để việc triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính hay giao dịch dân sự, người dân có thể sử dụng 7 phương thức thông tin công dân sau đây thay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú:

1. Sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú. Theo đó, khi công dân xuất trình thẻ căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về căn cước công dân. Các thông tin trên mặt thẻ căn cước công dân, gồm: Ảnh, số thẻ căn cước công dân (số định danh cá nhân); Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Ngày, tháng, năm hết hạn; Đặc điểm nhân dạng; Vân tay; Ngày, tháng, năm cấp thẻ; Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ.

Từ hôm nay, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hết hiệu lực

2. Sử dụng thiết bị đọc mã QR trên thẻ căn cước công dân có gắn chíp:

Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc QR (theo tiêu chuẩn do Bộ TT-TT ban hành) tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ mã QR trên thẻ căn cước công dân.

3. Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ căn cước công dân:

Công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chíp trên thẻ căn cước công dân phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự… Thiết bị này do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nghiên cứu kết hợp sản xuất. Hiện nay, công an cấp huyện đã được trang cấp và đang sử dụng.

Các thông tin gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; Số chứng minh đã được cấp; Ngày cấp; Ngày hết hạn (của thẻ căn cước công dân); Đặc điểm nhận dạng; Ảnh chân dung; Trích chọn vân tay; Số thẻ căn cước công dân (số định danh cá nhân).

4. Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

5. Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

6. Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú. Theo đó, công dân trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến khi cần thiết (Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú). Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân. Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp và có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú.

Thời gian qua, Bộ Công an cũng đã chỉ đạo công an các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả, tạo điều kiện tối đa cho công dân khi giải quyết thủ tục cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú để thực hiện thủ tục hành chính khi có yêu cầu. Mẫu giấy xác nhận thông tin về cư trú đã có đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin về nơi cư trú của công dân, thông tin về chủ hộ, mối quan hệ của các thành viên trong hộ gia đình, cụ thể: Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Nơi ở hiện tại; Họ tên chủ hộ, số định danh chủ hộ và quan hệ với chủ hộ; Họ, chữ đệm và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số định danh cá nhân của các thành viên hộ gia đình và quan hệ với chủ hộ.

7. Sử dụng thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện cấp thông báo số định danh và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho 100% người dân chưa được cấp căn cước công dân trên toàn quốc để người dân sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú của công dân.

Các thông tin trên thông báo số định danh cá nhân: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Tình trạng hôn nhân; Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại.

ĐỖ TRUNG

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment