Monday, November 25, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 25 tháng 11 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Nhà hoạt động môi trường Campuchia bị bắt khi điều tra nạn khai thác gỗ trái phép

Kyodo: Iran sắp đàm phán hạt nhân với 3 cường quốc châu Âu tại Geneva

Một tay súng bị bắn chết gần Đại sứ quán Israel tại Jordan

Trump bổ nhiệm CEO của Viện Chính sách nước Mỹ trên hết làm Bộ trưởng Nông nghiệp

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Lính Triều Tiên tập trung ở Nga, 'sớm' tham chiến chống Ukraine

Một hiệp ước EEZ Việt Nam-Indonesia sẽ giúp giải quyết xung đột Biển Đông như thế nào

Trump bổ nhiệm CEO của Viện Chính sách nước Mỹ trên hết làm Bộ trưởng Nông nghiệp

Nhà đầu tư Scott Bessent được ông Trump chọn làm bộ trưởng tài chính

Nhà hoạt động môi trường Campuchia bị bắt khi điều tra nạn khai thác gỗ trái phép

Báo cáo: Ảnh vệ tinh cho thấy lượng dầu nhập khẩu của Triều Tiên từ Nga vượt quá giới hạn của LHQ

Mỹ - Philippines ký thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự

 

RFA

BCH T.Ư Đảng khóa XIII bất ngờ tổ chức hội nghị sau khi cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

TPHCM: mua cát thương mại từ Campuchia cho dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng

Nông dân hỏi giải pháp kiểm soát giá đất, chống “thổi giá” để trục lợi

Một người cha cô đơn

Chính phủ Việt Nam cần hành động mạnh hơn để tránh tái diễn vụ Hải cảnh Trung Quốc tấn công ngư dân

Người dân sắp mất cả tiền lẫn tự do vì nghị định 147

Bê bối cận vệ và thông điệp ngoại giao bất cần

Vụ bê bối của cận vệ Lương Cường và vấn nạn quấy rối tình dục ở Việt Nam

Cựu tình nguyện viên chiến đấu cho Ukraine bị Việt Nam trục xuất về Belarus có thể đối mặt với án tử

Liệu cuộc cải cách “từ bên trên” có bền vững?

Tân Tổng bí thư Tô Lâm sẽ chỉ đạo cải cách thế nào?

Những thách thức và triển vọng cuộc cải cách lần hai thế nào?

Cuộc cải cách “từ bên trên” khởi xuống bởi Tô Lâm

Kênh đào Phù Nam của Campuchia gặp rắc rối vì thiếu vốn từ Trung Quốc

Vì sao Tô Lâm cảnh cáo Vương Đình Huệ?

Liên đoàn Khmer Kampuchea-Krom kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà sư Khmer Krom

Tranh luận trái chiều về thông tin sư Thích Minh Tuệ từ bỏ 13 hạnh đầu đà

Bộ Chính trị cảnh cáo Vương Đình Huệ, chưa kỷ luật Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh

TNLT Trịnh Bá Phương tuyệt thực hơn 20 ngày, Hoàng Đức Bình không được thăm gặp

BBC

Trung ương Đảng họp bất thường, xử lý hàng loạt nhân vật cấp cao

Điện hạt nhân Việt Nam: Chọn đối tác nào và vì sao?

Trump tái xuất: Chuyên gia Trung Quốc nói Bắc Kinh có cơ hội lớn ở Biển Đông

Trung Quốc gắn 'súng AK' lên máy bay không người lái

Hố sụt khổng lồ ở Trung Quốc: hấp dẫn du khách, nhưng rủi ro cho rừng cổ đại

Điểm danh những gương mặt chủ chốt trong chính quyền Trump

Oreshnik: Mổ xẻ tên lửa Nga lần đầu tiên sử dụng để tấn công Ukraine

Những kẻ buôn người xuyên châu Âu quảng cáo dịch vụ kiểu Tripadvisor sa lưới

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: quảng bá rầm rộ, nhưng còn lắm mông lung

Nga cung cấp dầu cho Triều Tiên, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật, ông Võ Văn Thưởng 'điều trị bệnh'

Siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo 'không nhúc nhích', Trung Quốc kém mặn mà

Việt Nam

Việt Nam và Mỹ: Bàn giao máy bay quân sự, tiếp theo là gì?

Tam giác Phát triển và cáo buộc 'cách mạng màu' tại Campuchia

Chính phủ Mỹ cáo buộc người đàn ông Việt Nam rửa tiền gần 70 triệu USD

1.000 ngày Nga xâm lược Ukraine: Dư luận Việt Nam phân hóa như thế nào về Putin và Nga?

Tứ Trụ, Thường trực Ban Bí thư và những 'trường hợp đặc biệt'

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc công du Nam Mỹ, có 'thành công tốt đẹp'?

Việt Nam trước khả năng bị Trung Quốc sử dụng để lách thuế từ Mỹ trong nhiệm kỳ Trump 2.0

Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời Trump 1.0

Tướng công an, quân đội nào thăng tiến khi chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định?

'Lá đơn của sư Minh Tuệ': những điều khác lạ

Trump trở lại và cơ hội cho ngành chip Việt Nam

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị tố 'lạm dụng tình dục': phản ứng của các bên

 

RFI

Mỹ nghiên cứu bố trí tên lửa tại Nhật Bản trong trường hợp khủng hoảng Đài Loan

Mỹ: Ê-kip của Trump phối hợp với chính quyền Biden tìm giải pháp cho cuộc chiến Ukraina

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Việt Nam chuẩn bị cho khả năng lại bị Trump xem là "kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất"

 Trung Quốc tăng cường an ninh công cộng sau những vụ tấn công gây hoảng loạn

Ngoại trưởng Pháp: Phương Tây "không nên đặt ra lằn ranh đỏ" trong việc hỗ trợ Ukraina

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên lên án Mỹ tiếp tục duy trì thái độ thù nghịch

Hội nghị Khí hậu COP29 : ‘‘Ít nhất’’ 300 tỉ đô la/năm cho các nước đang phát triển

Litva và Ukraina tăng cường hợp tác quân sự

Xung đột Gaza : Đàm phán trong ngõ cụt, một năm sau lệnh hưu chiến duy nhất

Ukraina mất kiểm soát hơn 40% lãnh thổ chiếm được tại khu vực Kursk của Nga

Mỹ: Trump muốn sa thải các thành viên bộ Tư Pháp đã tham gia truy tố ông

Putin ra lệnh tiếp tục ‘‘bắn thử’’ loại tên lửa có ‘‘độ chính xác cao’’ đã dùng để tấn công Ukraina

COP29 kéo dài thêm một ngày: Nguy cơ thất bại do bất đồng về tiền tài trợ cho nước đang phát triển

Rúp Nga xuống thấp nhất kể từ đầu chiến tranh Ukraina, sau vụ "tên lửa siêu thanh"

Rafael Nadal "ông hoàng sân đất nện" chính thức giải nghệ

 Nhạc ngoại lời Việt : Elvis Presley, « Người còn cô đơn tối nay »

 Chiến tranh Ukraina : Nga và phương Tây gia tăng áp lực trước ngày Trump nhậm chức

 (Theinverstor.vn) – Tổng bí thư Việt Nam ký kết « Đối tác chiến lược toàn diện » với Malaysia. Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Tô Lâm về Việt Nam tối hôm qua, 23/11/2024, sau chuyến công du Malaysia ba ngày. Trong chuyến công du này, hai bên đã ký thỏa thuận ngày 21/11, nâng quan hệ Việt Nam-Malaysia lên hàng « Đối tác chiến lược toàn diện ». Malaysia là quốc gia thứ 9 và là quốc gia thành viên đầu tiên của ASEAN mà Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác cấp cao nhất này. Thỏa thuận được ký trước khi Kuala Lumpur làm chủ tịch luân phiên ASEAN năm tới. Biển Đông là một trọng tâm của thỏa thuận. Kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo đảng mùa hè này, tổng bí thư Tô Lâm đã ký kết hai thỏa thuận tác chiến lược toàn diện, với Malaysia và trước đó là với Pháp.

(AFP) – Nghi ngờ phá hoại cáp ngầm, Thụy Điển và Đan Mạch giám sát tàu Trung Quốc. Hôm qua, 23/11/2024, lực lượng bảo vệ bờ biển của Thụy Điển cho biết đã phối hợp với Đan Mạch để giám sát tàu chở hàng Yi Peng 3 của Trung Quốc, hiện đang neo đậu ở ngoài khơi bờ biển của Thụy Điển. Tàu Yi Peng 3 đã đi qua khu vực có hai đoạn cáp viễn thông ngay thời điểm chúng bị cắt. Các quan chức châu Âu nghi ngờ rằng vụ phá hoại có liên quan đến cuộc xâm lược Ukraina của Nga. Về phần mình, bộ Ngoại Giao Trung Quốc vẫn phủ nhận mọi trách nhiệm trong vụ việc.

(Reuters) – Các phim Trung Quốc về đại dịch Covid và đồng tính nam thắng lớn tại Đài Loan. Tại lễ trao giải Kim Mã hôm qua, 23/11/2024, bộ phim tài liệu chính kịch “An Unfinished Film” của đạo diễn Trung Quốc Lâu Diệp về tình trạng phong tỏa do dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc đã giành giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. Trong khi đó, bộ phim về đồng tính nam “Bel Ami” của đạo diễn Trung Quốc Cảnh Quân giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất và Biên tập xuất sắc nhất. Không bị cản trở bởi các hoạt động kiểm duyệt nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc, giải Kim Mã của Đài Loan thường thu hút nhiều bộ phim đa dạng, khai thác các chủ đề nhạy cảm trong xã hội.

(AFP) – Tổng thống Nga ký một đạo luật xóa nợ cho binh sĩ chiến đấu tại Ukraina. Theo chính phủ Nga, văn bản luật được tổng thống Phutin ký ngày hôm qua, 23/11/2024, cho phép xóa những khoản nợ có thể lên đến mức 92 ngàn euro cho những ai tham gia chiến đấu tại Ukraina. Luật này có hiệu lực ngay từ ngày 01/12/2024. Theo nhiều nhà quan sát, đây có thể là cách thức để tổng thống Putin huy động thêm quân cho cuộc xung đột đã kéo dài hơn 1.000 ngày nay.

(Fox News) – Donald Trump cân nhắc bổ nhiệm cựu đại sứ Đức làm đặc sứ về xung đột Nga – Ukraina. Richard Grell, từng là đại sứ Mỹ tại Berlin, quyền giám đốc cơ quan tình báo quốc gia trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump (2017 – 2021). Nếu thông tin được xác nhận, Richard Grell, sẽ có một vai trò quan trọng trong nỗ lực của ông Trump nhằm chấm dứt cuộc chiến giữa Nga và Ukraina.

(Le Monde) – Ukraina tưởng niệm nạn đói Holodomor. Hôm nay, 24/11/2024, tổng thống Ukraina cùng phu nhân đã đến đặt hoa tại đài tưởng niệm các nạn nhân của nhiều nạn đói khác nhau diễn ra trong hai giai đoạn 1921 – 1923 và 1946 – 1947 nhân Ngày Tưởng niệm hàng năm các nạn nhân của Holodomor dưới thời Liên Xô cũ. Theo thống kê, số người chết của nạn đói này ước tính trong khoảng từ 3-5 triệu người ở Ukraina. Vào lúc khủng khoảng lên cao nhất, mỗi ngày có từ 10-15 ngàn người chết vì đói mỗi ngày.

(AFP) – Xung đột Israel – Hezbollah : Châu Âu hối thúc « ngưng chiến » ngay lập tức. Lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, Josep Borrell hôm nay, 24/11/2024, đến thăm Beyrouth, cảnh báo Liban đang « bên bờ sụp đổ » sau nhiều tuần không quân Israel oanh kích dữ dội nhắm vào các cứ địa của Hezbollah. Phát biểu trước giới báo chí, ông Borrell cho rằng lối thoát duy nhất hiện nay là « một lệnh hưu chiến ngay tức thì và áp dụng đầy đủ Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ».

(AFP) – Hoa Kỳ và các đồng minh bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về các “máy ly tâm tiên tiến” mà Iran sử dụng trong việc làm giàu uranium. Theo tuyên bố chung đưa ra hôm qua, 23/11/2024, bốn nước Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã lên án việc Iran đưa vào hoạt động các máy này nhằm mở rộng chương trình hạt nhân mà không có “bất kỳ lý do hợp lý nào”. Động thái này của Teheran được cho là để đáp trả nghị quyết được thông qua tại Vienna, Áo trong đó nhắc nhở Iran về các “nghĩa vụ pháp lý” mà nước này phải thực hiện theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) được phê chuẩn vào năm 1970.

(AFP) – Iran thông báo đàm phán với Anh và Liên Hiệp Châu Âu. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Iran, Esmail Baghai, hôm nay, 24/11/2024, thông báo Teheran sẽ có cuộc đàm phán với các nước Anh, Pháp, Đức vào thứ Sáu 29/11. Cả ba nước này hôm thứ Năm đã đệ trình một văn bản lên án sự thiếu hợp tác của Teheran về hồ sơ hạt nhân trong cuộc họp Hội đồng các thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA. Dưới sự điều hành của tổng thống Masoud Pezeshkian, chính phủ Iran mong muốn đưa các cuộc đàm phán thoát khỏi các bế tắc trước ngày Donald Trump chính thức nhậm chức 20/01/2025.

 

(AFP) – Rumani bầu cử tổng thống trong bối cảnh xã hội căng thẳng. Hôm nay, 24/11/2024, người dân Rumani bắt đầu tham gia vòng bỏ phiếu đầu tiên trong cuộc bầu cử tổng thống. Với tình hình lạm phát kỷ lục, ứng viên cực hữu George Simion, 38 tuổi, đã tận dụng làn sóng tức giận của người dân để tranh thủ sự ủng hộ. Ông Simion được nhận định là một người giữ lập trường chống các viện trợ quân sự cho Kiev, chống lại quyền của người đồng giới và tập trung vào chính sách dân tộc chủ nghĩa.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC: 25.11.2024

 

1/ VN KẾT THÚC CUỘC TẬP TRẬN 19 NGÀY TẠI ẤN ĐỘ

Việt Nam và Ấn Độ đã kết thúc cuộc tập trận thường niên lần thứ 5 vào hôm 22/11 ở tiểu bang Haryana thuộc miền bắc Ấn Độ. Những sĩ quan quân đội cao cấp đại diện cho hai bên đều đánh giá là cuộc diễn tập góp phần củng cố quan hệ hai nước.

Hoạt động chung này có tên đầy đủ là Diễn tập về Gìn giữ Hòa bình Việt Nam và Ấn Độ 2024,  bắt đầu từ hôm 4/11 và mở rộng quy mô so với những lần trước. Quân đội mỗi bên cử 47 binh sĩ, trong đó lần đầu tiên có các quân nhân không quân ở cả hai bên tham gia diễn tập cùng với các thành viên công binh và quân y.

Chương trình tập trung vào sự chia xẻ chuyên môn và kinh nghiệm về thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật và y tế trong phái đoàn gìn giữ hòa bình của LHQ.

Phát biểu tại lễ bế mạc, Thượng tá Nguyễn Bá Hưng, cục phó cục gìn giữ hòa bình, ghi nhận là cuộc diễn tập năm nay có những điểm mới là  khai triển nhiều trực thăng để trợ giúp cho hoạt động cứu trợ thảm họa, xử dụng một lượng lớn các drone để trinh sát và do thám, và rà phá bom mìn chưa nổ hoặc vật nổ tự chế.

Trung tướng Rajesh Pushkar, tư lệnh quân đoàn Kharga, cho biết quan hệ song phương Ấn Độ và Việt Nam đã phát triển thành đối tác chiến lược toàn diện, trong đó hợp tác quân sự là một trụ cột quan trọng.

VOA

2/ MỘT NHÀ HOẠT ĐỘNG CAMPUCHIA BỊ BẮT KHI ĐIỀU TRA NẠN KHAI THÁC GỖ

Một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng của Campuchia đã bị bắt cùng với 5 người khác khi đang điều tra nạn khai thác gỗ trái phép tại một công viên quốc gia, theo tuyên bố của một nhóm nhân quyền vào hôm qua 24/11.

Ông Ouch Leng, người đã nhận được giải thưởng Môi trường Goldman năm 2016, đã bị bắt vào hôm 23/11 tại tỉnh Stung Treng ở phía đông bắc, theo tuyên bố của nhóm nhân quyền Licadho.

Các nhà hoạt động đã ghi nhận tình trạng phá rừng trái phép gia tăng tại lâm viên  Veun Sai-Siem Pang, nằm gần một khu đất nhà nước cho thuê để phát triển kinh tế. Các vụ bắt giữ xảy ra trong bối cảnh có một cuộc đàn áp gia tăng đối với các nhà hoạt động môi trường trong những tháng gần đây.

Vào tháng Bảy, 10 thành viên của nhóm môi trường Campuchia có tên gọi là “Mẹ Thiên nhiên Campuchia”, đã bị kết án 6 năm tù mỗi người với cáo buộc “âm mưu chống lại nhà nước”.

Phát ngôn nhân của tỉnh Stung Treng đã xác nhận qua điện thoại vào hôm qua là 6 người đã bị bắt sau khi phớt lờ chỉ thị của chính quyền là phải rời khỏi khu vực lâm nghiệp, nơi không được phép tiếp cận. Người này cho biết chính quyền đang bảo vệ nghiêm ngặt khu vực này để chống lại nạn khai thác gỗ trái phép và chiếm đoạt đất đai.

Theo Licadho, nhà cầm quyền đã cho thuê đất trong khu vực để phát triển kinh tế vào năm 2022, mặc dù điều này đã vi phạm lệnh hoãn năm 2012 đối với các hợp đồng cho thuê đất mới, vốn bị coi là có liên quan đến việc buộc phải rời cư hàng loạt, việc phá rừng và khai thác tài nguyên nhanh chóng.

VOA

3/ PHÓ TỔNG THỐNG PHI LUẬT TÂN ĐE DỌA ÁM SÁT TỔNG THỔNG

Giới chức an ninh Phi Luật Tân đã tăng cường các biện pháp nghiêm ngặt vào hôm thứ Bảy 23/11 sau khi Phó tổng thống Sara Duterte cho biết bà sẽ cho người ám sát Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nếu chính bà bị giết hại.

Trong một dấu hiệu cho thấy sự rạn nứt ngày càng lớn giữa hai gia đình chính trị quyền lực nhất ở quốc gia Đông Nam Á này, bà Duterte nói trong một cuộc họp báo vào sáng sớm là bà đã nói chuyện với một sát thủ và chỉ thị hạ sát ông Marcos, vợ ông và chủ tịch hạ viện Phi Luật Tân nếu bà bị giết.

Bà Duterte nói trong cuộc họp báo với lời lẽ đầy thô tục là đừng dừng lại cho đến khi giết chết họ. Tuy nhiên bà Duterte không nêu ra bất cứ mối đe dọa nào đối với cá nhân bà.

Cơ quan mật vụ tổng thống cho biết họ đã tăng cường và củng cố các thủ tục an ninh. Cảnh sát trưởng Rommel Francisco Marbil cho biết ông đã ra lệnh điều tra ngay lập tức, đồng thời nói thêm là "bất cứ mối đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp nào đối với tính mạng của ông ấy đều phải được ứng phó ở mức độ khẩn cấp cao nhất".

Văn phòng của bà Duterte không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về các phát biểu của bà. Cần biết bà Duterte là con gái của tổng thống tiền nhiệm của ông Marcos. Bà đã từ chức khỏi nội các của ông Marcos vào tháng 6, dù vẫn giữ chức phó tổng thống.

Chủ tịch hạ viện Romualdez, một người anh em họ của ông Marcos, đã cắt giảm gần hai phần ba ngân sách của văn phòng phó tổng thống. Phát biểu bùng nổ của bà Duterte là dấu hiệu mới nhất trong một loạt các dấu hiệu gây sửng sốt về sự bất hòa ở cấp cao nhất của nền chính trị Phi Luật Tân.

Vào tháng 10, bà cáo buộc ông Marcos bất tài và nói rằng bà đã tưởng tượng đến việc chặt đầu tổng thống. Hai gia đình bất đồng quan điểm về chính sách đối ngoại và cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của cựu tổng thống Rodrigo Duterte, cùng nhiều vấn đề khác.

Quốc gia này đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 5, được coi là phép thử ông Marcos được lòng dân đến đâu và là cơ hội để ông củng cố quyền lực và chuẩn bị người kế nhiệm trước khi nhiệm kỳ 6 năm duy nhất của ông kết thúc vào năm 2028.

Bạo lực chính trị trong quá khứ ở Phi Luật Tân bao gồm vụ ám sát ông Benigno Aquino, một thượng nghị sĩ kiên quyết phản đối nền cai trị của tổng thống Marcos cha, khi ông bước ra khỏi máy bay lúc trở về nhà sau thời gian lưu vong chính trị vào năm 1983.

VOA

 

VNThoibao

 

VNTB – Lớp Học Phùm Gi

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Biển Đông dưới thời chính quyền Trump 2.0: Cần một chiến lược đa chiều

Tập ra tín hiệu mềm mỏng hơn với Nhật Bản trong bối cảnh khó khăn

 

 

Báo Tiếng Dân

Võ Thị Sáu22/11/2024

 

Thuy My

Phúc Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 20/11/2024

Jimmy Nguyen Nguyen - Chuyện ông hoàng

Lê Xuân Nghĩa - Mười quả Storm Shadow diệt tướng Nga và 500 lính Bắc Triều Tiên

Liễu Hằng - Kinh dị !

Thái Vũ - Còn đâu hoài niệm về chiếc áo bà ba !

Quang Nguyễn - Thanh Lam lại lố bịch !

Bùi Chí Vinh - Tra tấn áo bà ba

Lê Dũng - Ăn mày và Bá Thanh

Huỳnh Ngọc Chênh - Xin tinh gọn cái tên

Mai Bá Kiếm - Kỷ lục bắt đom đóm

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 24.11.2024

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (8)

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh của Putin ở ukraine – Ngày 24/11/2024 25/11/2024

Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn cách mạng hệ thống chính trị… 25/11/2024

Tinh gọn cái tên 25/11/2024

Nếu có tiền, tôi cũng mua! 25/11/2024

Tiến sĩ đạo văn là lỗ hổng lớn trong giám sát học thuật 25/11/2024

Phản hồi góp ý (*) 25/11/2024

Chúc mừng bác Đinh Thế Huynh 24/11/2024

Trump, Tập và Putin: mối tình tay ba bất ổn với những rủi ro mang tầm quan trọng toàn cầu 24/11/2024

Ukraine: sau 1.000 ngày chiến tranh, Âu châu phải chuẩn bị cho một thỏa thuận hòa bình do Trump làm trung gian, bằng cách khẳng định lợi ích của riêng mình 24/11/2024

Musk Tổng thống ngầm đằng sau 24/11/2024

Nghĩa của “quan họ” như một làn điệu dân ca Việt Nam 24/11/2024

Không có gì mà Trump không dám 22/11/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN 911 TỪ TRẦN NGAY TRƯỚC CUỘC HỌP CỔ ĐÔNG QUAN TRỌNG

Hồng Nhung

https://znews.vn/chu-tich-tap-doan-911-tu-tran-ngay-truoc-cuoc-hop-co-dong-quan-trong-post1513315.html 

Tập đoàn 911 tổ chức họp cổ đông bất thường để thông qua nhiều nội dung quan trọng, tuy nhiên Chủ tịch Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần trước khi sự kiện diễn ra chỉ 1 ngày. CTCP Tập đoàn 911 (HoSE: NO1) vừa thông báo ông Lưu Đình Tuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật công ty - đã từ trần vào ngày 22/11.

Ông Tuấn sinh năm 1979, trình độ kỹ sư cơ khí - xây dựng máy móc chuyên ngành. Ông là người sáng lập Tập đoàn 911 từ năm 2011 và cũng là cổ đông lớn nhất sở hữu 20,83% vốn.

Vợ ông Tuấn là bà Nguyễn Thị Hải cũng sở hữu hơn 1,7 triệu cổ phiếu NO1 (7,28% vốn). Người liên quan đến cố Chủ tịch HĐQT hiện nắm 32% vốn tập đoàn.

Chủ tịch NO1 đột ngột qua đời ngay trước thềm Đại hội cổ đông bất thường của công ty diễn ra vào ngày 23/11. Dù vậy, đại hội vẫn được tổ chức thành công.

Ban lãnh đạo và các cổ đông đã đồng thuận việc bầu chọn bà Nguyễn Thị Thơm làm Chủ tịch HĐQT mới. Bà là em vợ của cố Chủ tịch Lưu Đình Tuấn.

Trước khi được bổ nhiệm, bà Thơm là Thành viên HĐQT NO1. Tuy nhiên, từ ngày 22/6, bà đã có đơn xin từ nhiệm. Trước đó ngày 12/4, NO1 cũng miễn nhiệm chức Phó tổng giám đốc đối với bà Thơm.

Đầu tháng 10, bà Thơm thoái toàn bộ 601.000 cổ phiếu NO1 (2,5% vốn) và chính thức không còn là cổ đông tại công ty.

Tài liệu trước cuộc họp cho thấy đại hội cổ đông của Tập đoàn 911 sẽ bàn luận, thông qua nhiều nội dung quan trọng như miễn nhiệm và bổ sung thành viên HĐQT, đầu tư tài sản mới, sửa đổi quy chế nội bộ, tăng vốn...

Bên cạnh đó còn có nội dung đáng chú ý là thông qua việc ký kết mua bán ôtô và dịch vụ cho thuê pin với Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ V. Giá trị thương vụ lên tới 500 tỷ đồng, thời gian dự kiến diễn ra trong quý II/2025.

Trước đó vào 21/10, Tập đoàn 911 cũng đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc thông qua ký kết hợp đồng mua bán ôtô và dịch vụ cho thuê pin với đối tác trên diễn ra ngay trong quý IV với giá trị gần 45 tỷ đồng.

Cố Chủ tịch Lưu Đình Tuấn từng đẩy mạnh định hướng phát triển các dịch vụ thân thiện với môi trường.

"Các công ty thân thiện với môi trường sẽ được ủng hộ. Trong tương lai khi thị trường tín chỉ carbon chính thức đi vào vận hành, các doanh nghiệp hướng tới mô hình phát triển xanh, bền vững sẽ có thể thương mại và được trả tiền", ông Tuấn từng nêu quan điểm.

Song song với việc ký kết hợp tác với V, Tập đoàn 911 đang triển khai kế hoạch phát triển dịch vụ "911 taxi" với mục tiêu đến cuối năm nay sẽ đưa vào vận hành hơn 200 xe và tiếp tục mở rộng lên hơn 2.200 xe vào cuối năm 2025.

Về hoạt động kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của tập đoàn ghi nhận đạt 672 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hơn 19 tỷ đồng, tăng vọt 211%. Các chỉ số đều vượt kế hoạch năm.

Tập đoàn 911 tiền thân là CTCP Thiết bị nền móng 911, thành lập từ năm 2011, được ông Tuấn xây dựng trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh máy công trình và thiết bị khai thác, hiện là nhà phân phối chính thức của XCMG, Zton, Ep Equipment, KCP tại Việt Nam.

 

BẮT GIAM CỰU ĐIỀU TRA VIÊN Ở ĐỒNG NAI VÌ DÙNG NHỤC HÌNH

Duy Phương

https://lifestyle.znews.vn/bat-giam-cuu-dieu-tra-vien-o-dong-nai-vi-dung-nhuc-hinh-post1512953.html

Cựu điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai dùng nhục hình dẫn đến một người tử vong.

Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa có quyết định khởi tố, bắt tạm giam Trung úy Lưu Quang Trung - cựu điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai về tội dùng nhục hình.

Trước đó, vào ngày 1/4, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhận được đơn tố giác sai phạm xảy ra tại Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Đến ngày 5/9, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự dùng nhục hình xảy ra tại Công an huyện Long Thành.

Ngày 22/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Long Thành triệu tập ông V.M.Đ (31 tuổi, thường trú tỉnh Ninh Bình, tạm trú tỉnh Đồng Nai) đến trụ sở làm việc. Ông Đ. được triệu tập để điều tra vụ “Gây rối trật tự công cộng” xảy ra ngày 7/10/2023 tại ấp 5, xã An Phước, huyện Long Thành.

Giấy triệu tập có ghi khi ông Đ. đến làm việc gặp điều tra viên Thái Thanh Thương hoặc một điều tra viên khác. Đại uý Thái Thanh Thương là Phó đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an huyện Long Thành.

Chiều cùng ngày, ông Đ. bị ngất xỉu nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Long Thành cấp cứu, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

Khuya cùng ngày, gia đình nhận tin báo ông Đ. tử vong lúc 23 giờ tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Sau đó, Công an tỉnh Đồng Nai đình chỉ công tác Đại úy Thái Thanh Thương và Trung úy Lưu Quang Trung là 2 điều tra viên liên quan đến vụ việc này.

 

ĐIỀU TRA VỤ PHÁ RỪNG PHÒNG HỘ QUY MÔ LỚN Ở BẮC KẠN

Nguyễn Duy Chiến

https://tienphong.vn/dieu-tra-vu-pha-rung-phong-ho-quy-mo-lon-o-bac-kan-post1694402.tpo

TPO - Ngày 24/11, các cơ quan chức năng huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn cho biết đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để xem xét, xử lý vụ việc san ủi, mở đường và khai thác rừng trồng phòng hộ có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Đoàn kiểm tra bao gồm: Viện Kiểm sát, Hạt Kiểm lâm, Cơ quan điều tra huyện, Phòng Tài nguyên Môi trường và UBND xã Quang Phong (huyện Na Rì) đã tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ việc. Kết quả cho thấy, vị trí khai thác thuộc thửa đất số 157, lô 11, khoảnh 7, tiểu khu 228 theo bản đồ quy hoạch 3 loại rừng năm 2018 xã Quang Phong, huyện Na Rì là rừng phòng hộ. Tổng diện tích thửa đất này là 45,44 ha, trong thửa đất này phát hiện 2 khu vực bị khai thác gỗ mỡ. Tiến hành đo đạc xác định được, tổng diện tích đã khai thác là 7.088,7 m2. Tại hiện trường đã khai thác phát hiện 627 gốc cây bị cắt hạ, kích thước to nhỏ khác nhau, cành lá còn xanh tươi. Rải rác trên diện tích đã khai thác xác định có tổng số 1230 khúc gỗ mỡ.

Ngoài ra, còn phát hiện 1 tuyến đường được san ủi, mở vào khu vực khai thác rừng trồng Mỡ có tổng chiều dài 925 m, nền đường rộng 2,5m, tổng diện tích 1.118,5 m2 đi qua 03 thửa đất (Thửa đất số 145, lô 3 và lô 4, khoảnh 6, tiểu khu 228; Thửa đất số 151, lô 6, khoảnh 6, tiểu khu 228; Thửa đất số 157, lô 11, khoảnh 7, tiểu khu 228).

Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng địa phương tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG TÀI XẾ ẨU ĐẢ SAU VA CHẠM GIAO THÔNG

Hoàng Thuận

https://tienphong.vn/bao-dong-tinh-trang-tai-xe-au-da-sau-va-cham-giao-thong-post1694144.tpo

TPO - Sau va chạm giao thông, một số tài xế đã không ngần ngại sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề khiến tình hình trật tự an toàn giao thông trở nên căng thẳng, phức tạp hơn.

“Đụng tay, đụng chân” sau va chạm

Ngày 23/11, Công an quận Bình Tân (TPHCM) đang lập hồ sơ, xử lý đối với H.M.T. (19 tuổi) về hành vi đạp ngã người đàn ông đi xe máy gây xôn xao dư luận. Chiều 20/11, T. điều khiển xe máy chở theo bạn gái 17 tuổi đi trên đường Hương lộ 3, hướng từ đường 26/3 về đường Tân Kỳ Tân Quý. Quá trình lưu thông, xe của T. bị xe máy của người đàn ông cầm lái, chở theo thùng hàng suýt va chạm.

Bực tức, T. cho xe chạy vượt lên rồi dùng chân đạp vào xe của người đàn ông khiến nạn nhân cùng phương tiện ngã nhào xuống đường. Sau đó, T. không dừng lại giải quyết mà cho xe vọt đi.

Diễn biến được camera của ô tô ghi lại và lan truyền trên mạng xã hội khiến người dân phẫn nộ. Cộng đồng mạng cho rằng hành vi của T. là côn đồ, cực kỳ nguy hiểm và bất chấp người đàn ông có bị ảnh hưởng đến tính mạng sau khi bị đạp ngã. Cũng tại quận Bình Tân, ngày 12/7, ông T.H.N. (SN 1996, quê Bạc Liêu) điều khiển lưu thông trên đường Võ Văn Kiệt, hướng từ đường An Dương Vương đi về đường Hồ Học Lãm. Đến giao lộ Võ Văn Kiệt - Lê Cơ (phường An Lạc, quận Bình Tân), ông N. ra tín hiệu xin đường đối với xe ô tô 7 chỗ đang lưu thông phía trước cùng chiều.

Do xe ô tô phía trước vẫn lưu thông bình thường, không có dấu hiệu nhường đường nên ông N. bức xúc trong người. Đến giao lộ Võ Văn Kiệt - Hồ Học Lãm, khi cả 2 xe đang dừng chờ đèn đỏ thì ông N. cầm theo ống sắt rỗng ruột xuống “nói chuyện” với người tài xế xe ô tô.

Mới đây tại huyện Bình Chánh, 2 tài xế xe tải lưu thông trên đường Đinh Đức Thiện (xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh) và xảy ra mâu thuẫn rồi cầm cây sắt, gạch đá lao vào ẩu đả, rượt đuổi đánh nhau gây náo loạn khu vực. Theo lãnh đạo UBND xã Bình Chánh, cơ quan công an đã mời 2 tài xế này về trụ sở để lập hồ sơ, xử lý.

Trước đó, tối 20/10, ông T.N.M.Tr. điều khiển xe tải thu gom rác lưu thông trên đường Nguyễn Văn Linh, hướng từ quận 7 về huyện Bình Chánh. Khi đến xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh), ông Tr. xin vượt xe taxi do ông Đ.M.T. cầm lái, đang lưu thông cùng chiều phía trước. Xin vượt không thành vì đường ngập và kẹt xe, ông Tr. xảy ra mâu thuẫn, cự cãi với tài xế taxi.

Sau đó, ông Tr. cầm ống dầu thủy lực bằng cao su đập gãy gương chiếu hậu bên trái của xe taxi rồi rời đi. Qua giám định, cơ quan chức năng xác định gương chiếu hậu bị gãy trị giá khoảng 3 triệu đồng.

Còn tại quận Tân Phú, chiều 5/7, bà N.P.H. (60 tuổi, ngụ quận Tân Bình) điều khiển xe máy chở theo một em bé khoảng 14 tháng tuổi, lưu thông trên đường Trường Chinh, hướng từ quận 12 về quận Tân Bình.

Khi đến giao lộ Trường Chinh - Cộng Hoà (quận Tân Phú), bà H. đã cho xe len lỏi vào giữa 2 xe ô tô và có lời qua, tiếng lại với ông T.T.C. (66 tuổi, quê Bình Dương, tài xế ô tô công nghệ).

Do tức giận, ông C. đã dừng xe và dùng tay đánh 2 cái vào mặt của bà H. làm bà và cháu bé té ngã xuống đường. Bà H. bị trầy xước ở chân và cháu bé bị bầm ở trán. Sau khi đánh bà H., ông C. đã bỏ mặc người phụ nữ và lên xe đi về Bình Dương.

CSGT khuyến cáo gì?

Liên quan tình trạng trên, đại diện Phòng CSGT (PC08) Công an TPHCM cho biết, va chạm, tranh chấp trong các tình huống giao thông là điều không ai mong muốn nhưng quan trọng là cách cư xử và xử lý, giải quyết tình huống của những người điều khiển phương tiện.

Hiện nay, một số tài xế đã không ngần ngại sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề khiến tình hình trật tự an toàn giao thông trở nên căng thẳng, phức tạp hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ cố ý gây thương tích, vi phạm pháp luật và cần phải lên án. Lãnh đạo PC08 đề nghị người dân nâng cao ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông, chấp hành nghiêm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhất là đi đúng phần đường, làn đường; đúng tốc độ cho phép; không lái xe khi đã sử dụng rượu, bia, chất kích thích...

Khi xảy ra các tình huống va chạm, tranh chấp hoặc tai nạn giao thông, người dân cần có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự, tuân theo sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng, chấp hành mọi quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông. “Đây là một phần quan trọng nhằm từng bước xây dựng văn hóa giao thông trong xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, thân thiện với con người, vì con người”, đại diện PC08 khuyến cáo.

 

TOÀN CẢNH BỊ CÁO TRƯƠNG MỸ LAN THA THIẾT XIN ĐƯỢC THOÁT ÁN TỬ HÌNH

Ngân Nga - Thái Thanh

https://thanhnien.vn/toan-canh-bi-cao-truong-my-lan-bao-chua-khi-bi-de-nghi-an-tu-hinh-185241123000511208.htm

Nếu như trong phần xét hỏi, bị cáo Trương Mỹ Lan với chất giọng nhẹ nhàng từ tốn trả lời tòa để làm sáng tỏ vụ án, thì khi bị đề nghị mức án tử hình bị cáo run rẩy, lạc giọng.

Mất bình tĩnh khi bị đề nghị án tử hình

Hôm 15.11, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM cho rằng bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) có nhiều tình tiết giảm nhẹ mới như: thừa nhận hành vi phạm tội, tỏ ra ăn năn hối cả, tự nguyện đưa ra phương án khắc phục hậu quả toàn bộ vụ án, bị cáo có nộp thêm khoảng 3.000 tỉ đồng...

"Tuy nhiên, bị cáo Lan chưa đủ điều kiện được giảm nhẹ hình phạt đối với hai tội danh tội tham ô tài sản và tội đưa hối lộ", Viện kiểm sát nêu.

Từ đó, Viện kiểm sát đề nghị tòa phúc thẩm bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, để phạt bị cáo Trương Mỹ Lan y án tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù tội đưa hối lộ.

Đồng thời, Viện kiểm sát đề nghị tòa chấp nhận 1 phần kháng cáo của bị cáo Lan, tuyên phạt từ 16 - 18 năm tù, về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (sơ thẩm 20 năm tù). Tổng hình phạt chung mà bị cáo Lan bị đề nghị là án tử hình cho cả 3 tội danh. Ngoài ra, bị cáo còn bị đề nghị bồi thường cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 673.000 tỉ đồng.

"Nếu bị cáo không nói chắc bị cáo sẽ ngất tại chỗ. Đến hôm nay nếu tiếp tục giữ mức hình phạt như thế thì bị cáo không còn tâm trí nào, tinh thần bị cáo bấn loạn", bị cáo Trương Mỹ Lan run rẩy nói trước tòa.

Bị cáo Trương Mỹ Lan cũng xin tòa xem xét suốt 10 năm qua, bị cáo đã cống hiến rất nhiều cho SCB, không chiếm đoạt tiền của ngân hàng này.

"Gia đình bị cáo bây giờ cũng đã tan nát. Bị cáo thật sự đã rất ăn năn hối cải, đã nhận tội hết. Bị cáo chỉ xin tòa xem xét cho bị cáo một con đường sống. Xin cho bị cáo được đối chiếu với SCB một lần nữa", bị cáo Lan nghẹn ngào, lạc giọng khi bị đề nghị y án tử hình.

 Xuất hiện tỉ phú mua dự án 6A ở H.Bình Chánh  

Phiên tòa có diễn biến bất ngờ, chủ tọa phiên tòa thông báo cho luật sư lưu ý khi bảo vệ cho bị cáo Trương Mỹ Lan vì phát sinh thêm 20 thửa đất mới của bị cáo tại Đồng Nai.

Cụ thể, hồi tháng 9, bản án giám đốc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM đã hủy một bản án của TAND tỉnh Đồng Nai liên quan đến phần tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Theo đó, có hơn 20 thửa đất do 2 người đang đứng tên giúp bị cáo Trương Mỹ Lan. Về vấn đề này, bị cáo Lan khẳng định tài sản này là của bị cáo bỏ tiền ra mua, không bị kê biên nên sẵn sàng đưa vào khắc phục hậu quả cho vụ án này.

Các luật sư bào chữa cho bị cáo Lan đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ cả 3 tội danh. Theo đó, luật sư đưa ra những tình tiết giảm nhẹ mới của bị cáo là người có nhiều đóng góp cho cộng đồng như: tài trợ 25 triệu liều vắc xin Covid-19, mua máy thở cho các bệnh nhân, tiếp tế thực phẩm cho người dân trong giai đoạn bị phong tỏa…

Theo luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ mới. Tổng cộng bị cáo Trương Mỹ Lan đã nộp 15.000 tỉ đồng (bao gồm nộp cho ngân hàng). Thân chủ của bà đã được cơ quan thi hành án dân sự xác nhận 5.500 tỉ đồng, chứ không phải là khoảng 3.000 tỉ đồng như Viện kiểm sát nêu trong phần đề nghị mức án. Tính cả những tài sản của bị cáo, thì không những bị cáo có thể khắc phục toàn bộ hậu quả mà còn dư.

Luật sư Huyền Trang cho biết thêm, dự án 6A với diện tích 26 ha (H.Bình Chánh, TP.HCM) hiện chưa bị kê biên, cũng chưa bị thế chấp, đang do SCB nắm giữ. Dự án này hiện đã có tỉ phú Vincent Tan (người Malaysia) đồng ý đầu tư vào dự án. Sau khi trừ các chi phí, bị cáo còn dư 20.000 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.

Còn tòa nhà 29 Liễu Giai (Hà Nội), luật sư Huyền Trang cũng đề nghị tòa xem xét tạo điều kiện để giúp bị cáo khắc phục hậu quả. "Nếu bị cáo được áp dụng hình phạt tù chung thân, thì dễ khắc phục cho Nhà nước nhanh chóng thu lại tài sản thiệt hại", luật sư Trang nói.

Ngoài ra, luật sư Giang Hồng Thanh bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan cũng cho rằng thân chủ của ông có rất nhiều tài sản. Nếu áp dụng theo quyết định mới của UBND TP.HCM về bảng giá đất, thì tài sản của bị cáo tăng lên rất nhiều lần so với định giá cũ tại giai đoạn điều tra, giúp bị cáo khắc phục được hậu quả cho vụ án.

Luật sư đề nghị tòa tránh đi vào vết xe đổ cũ

Luật sư Lê Hồng Nguyên (người bào chữa cho bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc SCB) không đồng tình với phương án giao vật chứng là tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan cho bị hại SCB xử lý. Luật sư ví dụ trong các vụ án khác, nếu như bị cáo chiếm đoạt ô tô thì phải có nghĩa vụ trả cho bị hại. Tuy nhiên, trong vụ án này, các bị cáo chiếm đoạt tiền, nên việc giao tài sản cho bị hại xử lý là không phù hợp.

Cũng theo luật sư Hồng Nguyên, trước đây, trong vụ án Epco Minh Phụng, có tổng số nợ hơn 6.000 tỉ đồng, sau đó cơ quan chức năng giao nhà xưởng, máy móc, tài sản giao cho ngân hàng xử lý. Dù đã 20 năm qua, nhưng tài sản này vẫn chưa khắc phục được... Bởi theo luật sư, việc giao tài sản cho ngân hàng nhưng không đem bán đấu giá mà sử dụng vào các chi nhánh ngân hàng. Do đó, luật sư đề nghị tòa "không đi vào vết xe đổ cũ".

Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Minh Tâm, người bảo vệ quyền lợi cho bị hại SCB đề nghị tòa không chấp nhận yêu cầu trên của luật sư Lê Hồng Nguyên. Bởi theo luật sư Tâm, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn không bị tòa sơ thẩm tuyên buộc phải bồi thường cho SCB, nên việc bào chữa của luật sư Nguyên là không hợp lý.

Bất ngờ Viện kiểm sát bị SCB từ chối cung cấp hồ sơ

Trong quá trình nghe các luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan, đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị SCB cung cấp thông tin để làm rõ trước khi 3 ngân hàng hợp nhất thì nợ cũ của SCB là bao nhiêu, tổng số tiền ngân hàng cho rằng dư nợ thì có bao nhiêu tiền vay để đảo nợ, bao nhiêu tiền bị cáo Lan rút ra... Về vấn đề này, đại diện SCB hứa sẽ cung cấp bằng văn bản.

Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan, luật sư của bị cáo Chu Lập Cơ (69 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Times Square, chồng của bị cáo Lan)… cũng đề nghị SCB cung cấp một số tài liệu liên quan đến khoản vay tại SCB và các vấn đề khác. Đề nghị này đã được chủ tọa phiên tòa chấp nhận.

Tuy nhiên, bất ngờ hôm 21.11, luật sư Nguyễn Minh Tâm, người bảo vệ quyền lợi cho bị hại SCB từ chối không cung cấp những tài liệu theo yêu cầu của Viện kiểm sát và các luật sư. Vì theo luật sư Minh Tâm: "Tất cả đã được xác định trong hồ sơ. Các bị cáo kháng cáo liên quan đến quyền lợi của mình thì sử dụng tài liệu trong hồ sơ".

Cũng theo luật sư Minh Tâm: "Trong phiên phúc thẩm, chúng tôi nhận thấy sự chuyển hóa nhận thức của bị cáo Trương Mỹ Lan nên đề nghị tòa cần ghi nhận và ghi nhận cả việc bị cáo cam kết chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho SCB".

Bị cáo Trương Mỹ Lan phạm tội cả 2 giai đoạn

Theo bản án sơ thẩm hồi tháng 4 của TAND TP.HCM, bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ của hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bị cáo sở hữu và chi phối hơn 91,5% cổ phần SCB, là người thực tế có quyền lực chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của SCB; tuyển chọn, bố trí nhân sự chủ chốt tại SCB.

Từ đó, trong 10 năm (từ 2011 - 2022), bị cáo Lan đã chỉ đạo các cựu lãnh đạo chủ chốt tại SCB giải ngân cho nhóm bị cáo hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng.

Đến năm 2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỉ đồng (gần 484.000 tỉ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỉ đồng tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.

Khi SCB bị thanh tra, bị cáo Trương Mỹ Lan gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II), Trưởng đoàn thanh tra. Đồng thời, bị cáo Lan chỉ đạo Tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn đưa 5,2 triệu USD hối lộ cho Nhàn.

Ngoài vụ án trên, hôm 17.10, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm còn bị TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Tòa phạt bị cáo Lan tổng hợp hình phạt chung là tù chung thân về 3 tội danh: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (tù chung thân); tội rửa tiền (12 năm tù); tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (8 năm tù).

Tòa buộc bị cáo Lan bồi thường toàn bộ hơn 30.800 tỉ đồng cho hơn 35.800 người bị hại. Lý do bị cáo Lan và 33 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 30.000 tỉ đồng của trái chủ, rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới khoảng 106.730 tỉ đồng.

 

SCB KHÔNG ĐỒNG Ý TRẢ LẠI 5.000 TỈ ĐỒNG CHO BỊ CÁO TRƯƠNG MỸ LAN

Ngân Nga- ngannga90@gmail.com

https://thanhnien.vn/scb-khong-dong-y-tra-lai-5000-ti-dong-cho-bi-cao-truong-my-lan-185241124141623731.htm

Rất nhiều lần tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Trương Mỹ Lan mong SCB thông cảm trả lại 5.000 tỉ đồng để bị cáo bồi thường cho chính ngân hàng này, nhưng đã bị từ chối.

TAND cấp cao tại TP.HCM đang xét xử phúc thẩm vụ án bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 673.000 tỉ đồng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ở giai đoạn 1.

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã đưa ra một loạt phương án cho rằng "núi" tài sản của bị cáo đủ khả năng khắc phục hậu quả cho SCB, để "mong tòa cho bị cáo cơ hội được sống".

Trong đó có số tiền 5.000 tỉ đồng mà bị cáo Trương Mỹ Lan khai đưa vào SCB để tăng vốn điều lệ. "Tháng 8.2022, trước khi bị cáo bị bắt, số tiền tăng vốn điều lệ này vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận. Vì thế SCB không được giữ tiền nên đã gửi số tiền này qua ngân hàng khác. Mong SCB thông cảm trả lại 5.000 tỉ đồng để tôi khắc phục hậu quả cho vụ án", bị cáo Lan nói.

Cũng theo bị cáo Lan, 5.000 tỉ đồng phần lớn là của bị cáo, trong đó chỉ có khoảng 150 tỉ đồng là của các cổ đông nộp để tăng vốn điều lệ cho SCB, được ngân hàng này hòa vào dòng tiền để sử dụng.

Trả lời về vấn đề trên trong phần tranh luận, bảo vệ quyền lợi cho SCB, luật sư cho biết, ngân hàng này không chấp nhận trả lại 5.000 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan. Bởi theo luật sư, số tiền này không được bị cáo Lan đề cập đến, cũng như không có yêu cầu gì trong phiên toà sơ thẩm. Bản án sơ thẩm và bản kháng cáo của bị cáo cũng không nhắc đến.

Cũng theo luật sư của SCB, 5.000 tỉ đồng hoàn toàn không có liên quan gì đến vụ án này mà là một quan hệ pháp luật độc lập giữa các cổ đông với SCB. Giữa nhóm cổ đông do bị cáo Lan đại diện, nếu có việc tranh chấp phải được giải quyết theo một trình tự tố tụng khác.

Ngoài ra, việc tăng vốn đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chủ trương vào tháng 2.2021 và SCB đã hoàn thành từ tháng 6.2021. SCB đã báo cáo kết quả tăng vốn cho Ủy ban chứng khoán và đã nhận được văn bản thông báo nhận được kết quả tăng vốn vào tháng 7.2021.

Việc SCB sử dụng tiền có được từ đợt tăng vốn điều lệ là phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung mức vốn điều lệ trên giấy phép chỉ là một thủ tục để ghi nhận mức vốn điều lệ mới của SCB. Thủ tục này độc lập với việc sử dụng số tiền có được từ việc tăng vốn điều lệ của SCB.

Hôm 15.11, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị tòa phúc thẩm bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, để phạt bị cáo Trương Mỹ Lan y án tử hình về tội tham ô tài sản, 20 năm tù tội đưa hối lộ.

Đồng thời, Viện kiểm sát đề nghị tòa chấp nhận 1 phần kháng cáo của bị cáo Lan, tuyên phạt từ 16 - 18 năm tù, về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (sơ thẩm 20 năm tù). Tổng hình phạt chung mà bị cáo Lan bị đề nghị là án tử hình cho cả 3 tội danh. Ngoài ra, bị cáo còn bị đề nghị bồi thường cho SCB hơn 673.000 tỉ đồng.

Theo bản án sơ thẩm hồi tháng 4 của TAND TP.HCM, bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ của hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bị cáo sở hữu và chi phối hơn 91,5% cổ phần SCB, là người thực tế có quyền lực chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của SCB; tuyển chọn, bố trí nhân sự chủ chốt tại SCB.

Từ đó, trong 10 năm (từ 2011 - 2022), bị cáo Lan đã chỉ đạo các cựu lãnh đạo chủ chốt tại SCB giải ngân cho nhóm bị cáo hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng.

Đến năm 2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỉ đồng (gần 484.000 tỉ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỉ đồng tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.

Khi SCB bị thanh tra, bị cáo Trương Mỹ Lan gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II), Trưởng đoàn thanh tra. Đồng thời, bị cáo Lan chỉ đạo Tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn đưa 5,2 triệu USD hối lộ cho Nhàn.

Ngoài vụ án trên, hôm 17.10, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm còn bị TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Tòa phạt bị cáo Lan tổng hợp hình phạt chung là tù chung thân về 3 tội danh: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (tù chung thân); tội rửa tiền (12 năm tù); tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (8 năm tù).

Tòa buộc bị cáo Lan bồi thường toàn bộ hơn 30.800 tỉ đồng cho hơn 35.800 người bị hại. Lý do bị cáo Lan và 33 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 30.000 tỉ đồng của trái chủ, rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới khoảng 106.730 tỉ đồng.

 

 

 

No comments:

Post a Comment