Monday, November 25, 2024

Một số hình ảnh ấn phẩm về cuộc tranh cãi của Lenin với Kautsky
Nghiêm Huấn Từ
25-11-2024
Tiengdan

Cuộc tranh cãi giữa Lenin và Kautsky là sự kiện lịch sử rất lớn trong phong trào Cộng Sản.

Tuyên Ngôn Cộng Sản ra đời năm 1848, khi chế độ phong kiến vẫn chưa hoàn toàn biến khỏi châu Âu. Sau đó 16 năm, khi Quốc Tế 1 thành lập, bản Tuyên Ngôn này vẫn chưa gây được ảnh hưởng gì. Vậy mà, sau 40 năm, khi Quốc Tế 2 ra đời, số đảng cách mạng tham gia có lúc đạt tới 90 – nói lên sự lớn mạnh của giai cấp công nhân.

Kỳ vọng rất lớn sẽ thực hiện được lời hô hào của Marx: Hỡi vô sản toàn cầu! Hãy liên kết lại! Trên thực tế, công nhân đã đủ sức bầu được nhiều đại biểu của mình vào Nghị Viện, cất lên tiếng nói của giai cấp mình.

Nguyên nhân? Đó là nhờ giai cấp tư bản đang thực thi sứ mệnh lịch sử của nó, khiến quá trình công nghiệp hóa tăng tốc, khiến tỷ lệ công nhân trong xã hội tăng lên, đồng thời cuộc sống được cải thiện mọi mặt, chế độ dân chủ được mở rộng, hiến pháp được thực hiện, ba quyền được phân lập…

Trong hoàn cảnh ấy, các đảng ở những nước công nghiệp hóa cao đã chuyển sang đấu tranh ôn hòa, thay cho cách đấu tranh “lật đổ” – như được dạy trong Tuyên Ngôn Cộng Sản. Đi đầu, là đảng ở những nước công nghiệp tiên tiến nhất (Đức, Anh, Pháp)…

Lớp đảng viên già đã tận mắt quan sát được sự thay đổi của xã hội, đã dùng uy tín và thâm niên của mình, đề nghị từ bỏ cách đấu tranh “lật đổ” (quá mạo hiểm, rủi ro, không thích hợp với một xã hội văn minh). Họ bị những người trẻ phản đối, nhưng dần dần bị thực tế thuyết phục, ngoại trừ Lenin.

Lenin đã kiên định đến cùng cách đấu tranh “lật đổ”, sử dụng bạo lực tối đa có thể. Tất nhiên, về đối nội, Lenin phải thanh toán phe “ôn hòa” (Mensheviks) trong nội bộ đảng Nga, ngay từ trước khi chiến tranh 1914-1818. Về đối ngoại, Lenin chủ động tấn công hai cụ già là Kautsky và Bernstein, cũng từ trước chiến tranh.

Nguyên nhân sâu xa là Đảng cách mạng ở nước Nga – nước duy nhất vẫn còn chế độ phong kiến – chưa qua cách mạng tư sản. Lẽ ra, theo quy luật mà Marx nêu, đảng ở Nga phải làm cách mạng tư sản (lật đổ phong kiến) trước đã.

Dưới đây là một số hình ảnh minh chứng, liên quan thái độ tranh luận

Sách của Kautsky: Năm 1918, gồm Bìa và Mục lục

Karl Kautsky, Die Diktatur des Proletariats, Vienna 1918.

Karl Kautsky, The Dictatorship of the Proletariat, National Labour Press 1919. Do Einde O’Callaghan dịch, dành cho Marxists’ Internet Archive.


Contents (Mục lục)

Sách của Lenin, tiếng Nga, xuất bản cuối năm 1918


Bìa sách (tặng) tiếng Nga, có chữ ký của Lenin

Table of Contents (Mục Lục)

– Preface

– How Kautsky Turned Marx Into a Common Liberal

– Bourgeois and Proletarian Democracy

– Can There Be Equality Between the Exploited and the Exploiter?

– The Soviets Dare Not Become State Organisations

– The Constituent Assembly and the Soviet Republic

– The Soviet Constitution

– What is Internationalism?

– Subservience to the Bourgeoisie in the Guise of “Economic Analysis”

Appendix I. Theses on the Constituent Assembly[41]

Appendix II. Vandervelde’s New Book on the State

Sách của Lenin “Cách mạng vô sản và tên phản bội Causky”, được dịch ra tiếng Việt, xuất bản và phổ biến tại Việt Nam, hiện có bán trên mạng:



Sách của LeninRất nhiều ấn bản bằng tiếng Anh (tạm đưa 18 bản). Sách dành cho độc giả nước ngoài. Gửi ra ngoại quốc hoặc phát cho khách tham quan, dự hội nghị ở Nga. Tái bản rất nhiều lần.


Phụ lục: Công trình nghiên cứu của Kautsky:

1886: Lawyers’ Socialism (with Frederick Engels)
1904: Wardour Street Economics (letter)
1909: Samuel Gompers, August 1909
1909: Letter to Upton Sinclair, September 1909
1909: Letter to Upton Sinclair, December 1909
1919: Terrorism and Communism (tranh luận)
1921: Georgia
1922: Ireland
1922: War Guilt (letter)

No comments:

Post a Comment