Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 3)
Nghiêm Huấn Từ
24-11-2024
Tiengdan
Tiếp theo phần 1 và phần 2Về cuộc tranh luận giữa Kautsky và Lenin (tiếp theo)
– Quốc Tế 2 là tổ chức của các đảng ở các nước công nghiệp, có mục tiêu xóa bỏ chế độ tư bản, thiết lập chế độ XHCN – như Tuyên Ngôn Cộng Sản đã đề ra.
– Một thành viên bất thường, duy nhất, hoạt động ở một nước phong kiến, nông nghiệp cũng là thành viên của QT2. Đó là đảng ở nước Nga (nông nghiệp lạc hậu, phong kiến). Nếu tuân lời Marx dạy, đảng Nga phải làm cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến, nhưng Lenin không chịu, đã “sáng tạo” con đường riêng. Đó là nguyên nhân khiến Lenin chủ động tranh luận tới cùng với một đại diện kỳ cựu nhất của chủ nghĩa Marx (cụ Kautsky), để đươc mọi người coi là sáng tạo chủ nghĩa Marx.
– Cuộc tranh luận từ trước chiến tranh, vậy mà tới sau chiến tranh vẫn chưa hết. Lenin đã kịp áp dụng lý luận của mình vào thực tiễn khi ông lãnh đạo cách mạng tháng Mười. Do vậy, cụ Kautsky phải nhìn lại quá trình, tìm ra điểm mấu chốt, và viết sách phê phán những việc làm hiện tại của Lenin (năm 1918).
– Cuốn sách có tác dụng tới mức Lenin (đang lãnh đạo nội chiến với muôn vàn công việc và lo nghĩ) lập tức phải viết sách để tranh biện (cũng năm 1918). Hiện nay, tác phẩm “để đời” của hai đối thủ vẫn dễ dàng tìm được trên mạng internet.
Người đối thoại: Xin hỏi chat GPT, tên cuốn sách của Kautsky phản đối Lenin là gì? Xuất bản năm nào? Công bố ở đâu? Ảnh hưởng ra sao?
ChatGPT: Sách của Karl Kautsky nêu lên sai lầm của Lenin trong cách mạng tháng Mười có tên là “Về chuyên chính vô sản” (Die Diktatur des Proletariats) – cũng có thể dịch thành Chế độ độc tài của giai cấp vô sản – xuất bản năm 1918.
Tên sách thuần túy lý luận, nhưng đó là điểm mấu chốt để Kautsky dựa vào mà phê phán mọi sai lầm của Lenin trong cách mạng tháng 10. Nó được tất cả các đảng cách mạng ở châu Âu đoc, sôi nổi trao đổi, thái độ chung là không tán thành Lenin. Do vậy, Lenin phải đáp trả ngay bằng một cuốn sách; nhưng được tái bản rất nhiều lần bằng tiếng Anh để lưu hành ở ngoại quốc.
Lenin không che giấu được thái độ cá nhân, đã gọi Kautsky là “tên phản bội” ở ngay cái tên sách. Đó là cuốn Cách mạng vô sản và kẻ phản bội Kautsky.
Người đối thoại: Nếu vậy, vấn đề là tìm hiểu xem giữa Kautsky và Lenin, ai mới thật là người hiểu đúng khái niệm chuyên chính vô sản do thầy Marx đưa ra? Đề nghị chatGPT cho mọi người hiểu rõ khái niệm của Marx.
ChatGPT: Đúng vậy! Đã tới lúc cần nói rõ Marx quan niệm thế nào là “chuyên chính vô sản”. Chuyên chính vô sản (hay “chế độ độc tài của giai cấp vô sản”) là một khái niệm trung tâm trong lý thuyết Marxist, đề cập đến giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa cộng sản.
Trong giai đoạn này, giai cấp vô sản đã giành được quyền lực chính trị và sử dụng nó để xóa bỏ cấu trúc và di sản chế độ tư bản, bảo vệ cách mạng, và xây dựng nền tảng cho xã hội không giai cấp. Đồng thời thực hiện mọi quyền dân chủ cho giai cấp công nhân.
Người đối thoại: Cần nói rõ hơn. Độc tài (hay chuyên chính) vô sản, theo Marx là giai cấp thống trị dùng quyền lực trấn áp giai cấp bị trị. Dưới chế độ tư bản, giai cấp tư bản (thiểu số, 1% dân số) hưởng dân chủ, đồng thời dùng quyền lực trấn áp giai cấp công nhân (tuy đã chiếm tuyệt đa số nhân dân, khi nền công nghiệp đã phát triển rất cao).
Khi cách mạng vô sản thành công, chưa thể có ngay chế độ cộng sản, mà phải có giai đoạn chuyển đổi (quá độ). Lúc này, vị trí hai giai cấp đã đảo ngược, giai cấp công nhân (chiếm đại đa số) sẽ trấn áp giai cấp tư sản NẾU nó nổi dậy (nói “nếu” vì rất hãn hữu) đồng thời thực thi dân chủ cho cả xã hội, trong đó công nhân chiếm đại đa số, còn lại là các thành phần khác, gồm cả tư sản (chỉ gồm 1%), nếu họ không chống đối.
ChatGPT: Bạn đã trình bày một cách rất rõ ràng về khái niệm chuyên chính vô sản theo cách hiểu của Marx, trong hoàn cảnh nếu cách mạng vô sản nổ ra theo đúng các điều kiện “đã chín muồi” do Marx đưa ra.
Người đối thoại: Đến đây, xin chatGPT tóm tắt những chương quan trọng của cuốn sách do Kautsky viết. Trong đó cụ nêu lại quan niệm chuyên chính vô sản của Marx và dùng nó để soi rọi vào những sai lầm của cách mạng tháng 10.
ChatGPT: Cuốn The Dictatorship of the Proletariat của Karl Kautsky gồm 10 chương, trong đó một số chương nêu lại lý luận, nhiều chương có nội dung phê phán Lenin một cách sắc bén. Ai cũng có thể tìm đọc. Dưới đây chỉ tóm tắt là các chương nổi bật mà tác giả tập trung chỉ trích:
Chương 3: Dân chủ và Chuyên chính
Phê phán chính: Kautsky cho rằng Lenin đã bóp méo khái niệm “chuyên chính vô sản” của Marx. Nêu định nghĩa chung chung, nghiêng về bạo lực là chính. Còn theo Kautsky, Marx xem chuyên chính vô sản là một hình thức dân chủ mở rộng cho giai cấp công nhân đã chiếm số lượng áp đảo trong xã hội. Trong khi đó, Lenin lại biến nó thành một công cụ áp bức bằng cách loại bỏ mọi đối lập và triệt tiêu dân chủ.
Chương 7: Nước Cộng hòa Xô Viết
Phê phán chính: Lenin sử dụng mô hình chính quyền Xô Viết như một công cụ, với mục đích tập trung quyền lực vào tay đảng Bolshevik. Kautsky chỉ ra rằng các Soviet (hội đồng) ban đầu là biểu hiện của dân chủ, nhưng dưới quyền kiểm soát của Lenin, chúng chỉ còn là hình thức, còn thực chất đã bị thao túng để phục vụ mục tiêu độc tài.
Lập luận chính: Kautsky cho rằng đây không phải là “chuyên chính của giai cấp vô sản” mà là “chuyên chính của riêng đảng Bolshevik”.
Chương 8: Kinh tế và Chính trị
Phê phán chính: Kautsky lên án Lenin vì đã áp dụng các chính sách kinh tế dựa trên quyền lực tập trung, chẳng hạn như quốc hữu hóa toàn diện mà không quan tâm đến sự chuẩn bị của xã hội. Ông cho rằng Lenin áp đặt các biện pháp này một cách cưỡng ép, gây ra hỗn loạn kinh tế và làm suy yếu khả năng phát triển về lâu dài.
Lập luận chính: Một xã hội xã hội chủ nghĩa cần có sự đồng thuận từ giai cấp công nhân và nông dân, chứ không phải là kết quả của sự ép buộc từ một đảng duy nhất.
Chương 10: Học thuyết mới
Phê phán chính: Kautsky châm biếm Lenin vì đã phát minh ra một “học thuyết mới,” hoàn toàn xa lạ với Marx, dựa trên bạo lực cách mạng và tập trung quyền lực. Ông cho rằng Lenin đã biến chủ nghĩa Marx thành công cụ biện minh cho chế độ độc tài.
Lập luận chính: Học thuyết “mới” này không thể dẫn đến chủ nghĩa xã hội mà chỉ tạo ra một hệ thống mới dựa trên bạo lực và áp bức, khiến ý tưởng xã hội chủ nghĩa bị bóp méo và mất uy tín.
Nhận định chung: Các chương này thể hiện sự chỉ trích cốt lõi của Kautsky đối với Lenin: Ông không chỉ phê phán việc Lenin vi phạm nguyên tắc dân chủ mà còn lên án sự lệch hướng khỏi tư tưởng Marx trong cả lý luận lẫn thực tiễn. Kautsky nhấn mạnh rằng, chế độ của Lenin không phải là một bước tiến đến chủ nghĩa xã hội, mà là một hệ thống độc tài che đậy dưới danh nghĩa cách mạng.
Các lập luận này không chỉ thể hiện mâu thuẫn cá nhân, mà còn đánh dấu sự phân hóa giữa dòng xã hội dân chủ và chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ 20.
Người đối thoại: Vâng! Thế là tạm đủ. Còn Lenin và Trosky phản bác lại bằng cách trích định nghĩa của Engels (không trích Marx). Đề nghị ChatGPT tìm giúp.
ChatGPT: Lenin và Trosky đưa ra định nghĩa của Engels như sau: “Chuyên chính vô sản là chính quyền của giai cấp vô sản sử dụng bạo lực để đàn áp giai cấp đối lập. Đó không phải là dân chủ theo nghĩa chung chung, mà là chính quyền cách mạng nhằm duy trì quyền lợi của đa số, dù phải cưỡng ép thiểu số phản cách mạng”.
Người đối thoại: Bạn đọc thừa sức đánh giá ý đồ khi trích dẫn cái định nghĩa (tuy không sai, nhưng) chung chung này. Nó chỉ nhấn mạnh mặt đàn áp, để thích hợp với một cuộc bạo động khi giai cấp công nhân vẫn còn quá thiểu số, chẳng có vai trò gì đáng kể. Tất cả do “đảng tiên phong” quyết định. Cám ơn chat GPT rất nhiều. Đề tài về bản Tuyên Ngôn Cộng Sản còn tiếp. Hẹn gặp lại.
ChatGPT: Tôi rất vui vì đáp ứng được các yêu cầu của bạn. Mong gặp tiếp.
No comments:
Post a Comment