Wednesday, December 28, 2022

Đối Thoại Điểm Tin ngày 28 tháng 12 năm 2022

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 28 tháng 12 năm 2022

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Thành phố Buffalo tuyết tiếp tục rơi sau cơn bão tuyết chết người

Southwest hủy chuyến bay với tỷ lệ 'không thể chấp nhận được'

Hạ nguồn Mekong cạn kiệt trầm tích; nông dân bỏ xứ tha hương

Ông Medvedev thân tín với TT Putin dự đoán Mỹ có nội chiến; Đức, Pháp đánh nhau

Chuyên gia BMW chẩn đoán lỗi VinFast VF 8: Có thể do pin quá nóng?

Hạ nguồn Mekong cạn kiệt trầm tích; nông dân bỏ xứ tha hương

Cựu đại tá biên phòng nói bị ‘ép cung’ khai nhận hàng trăm nghìn đô la từ trùm xăng lậu

Thành phố Buffalo tuyết tiếp tục rơi sau cơn bão tuyết chết người

Triều Tiên đưa máy bay không người lái vào không phận Hàn Quốc

Căng thẳng gia tăng ở bắc Kosovo, Serbia đặt quân đội trong tình trạng báo động

Vua Đồng Khánh từng đòi Pháp trả lại các báu vật Nhà Nguyễn

 

RFA

 Cựu Chủ tịch Bình Dương được giảm một năm tù sau khi nộp thêm một tỷ đồng

Ông Trần Thanh Liêm được giảm án sau khi nộp thêm một tỷ đồng gọi là tiền khắc phục và nhờ nhân thân tốt và thành khẩn khai báo.

Các cựu lãnh đạo Khánh Hòa nộp hàng trăm triệu đồng khắc phục hậu quả

Ông Thắng và ông Thiên khai tại phiên phúc thẩm rằng khi đang ở trại giam cả hai đã vận động gia đình vay mượn hay bằng cách nào đó kiếm tiền để nộp

Bốn lãnh đạo và nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa bị Chính phủ kỷ luật

Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp kỳ thứ 23 và ra quyết định kỷ luật về mặt Đảng đối với bốn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tinh Thanh Hóa

Công an khám xét phòng kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam

Đây là diễn tiến mới nhất trong vụ án liên quan đến các trung tâm đăng kiểm tại TPHCM và một số tỉnh phía Nam.

Hơn 4.000 mét vuông đất tại Hà Nội của AIC được đề nghị xác định lại chủ sở hữu

Đại diện Công ty CP bất động sản AIC cho biết khu đất hơn 4.000m2 "từ lâu đã không còn là của Công ty AIC hay bà Nhàn".

Đắk Lắk: Đi dự lễ Giáng sinh, hai người thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ bị sách nhiễu

Chính quyền Việt Nam nhiều lần cáo buộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ ở Tây Nguyên là phản động, chống phá Nhà nước.

Việt Nam, Indonesia kết thúc đàm phán về vùng đặc quyền kinh tế

Các nhà phân tích cho rằng thỏa thuận này có thể giúp tăng tốc đàm phán của Việt Nam với Philippines và Malaysia.

Người thực hành Pháp luân công tố cáo bị đánh dập nhưng đơn không được đoái hoài!

Hơn chục học viên Pháp luân công ở phường Dĩ An nói họ liên tục bị đánh đập mỗi khi họ tập trung thực hành pháp tại công viên. Những người trực tiếp ra tay bị nhận mặt chính là cán bộ công an phường này.

Công ty TNHH Nhà chùa là của ai?

Tại sao nằm trọn vẹn trong vườn quốc gia hay vùng đất nông nghiệp mà chùa lại được cho phép chuyển quyền sử dụng đất để xây dựng chóng vánh, dồi dào đến thế?

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bị Đảng phê bình nghiêm khắc

Quyết định vừa nêu được đưa ra tại cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự chủ trì của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 27/12

Phó Chủ tịch HĐND Nam Định bị Thường vụ Quốc hội kỷ luật

Cựu Chủ tịch Bình Dương xin nộp thêm tiền khắc phục để được giảm án vụ đất vàng

Cựu tư lệnh Cảnh sát biển và cựu đại tá Biên phòng thừa nhận ăn hối lộ dưới 19 tỷ đồng

Công an TPHCM nhận đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng và một số YouTuber có liên quan

Vụ 13 công an “tha bổng” tội phạm ma tuý, không xác định được dấu hiệu “đưa” và “nhận hối lộ”

Tiền Giang: Khởi tố vụ án CSGT gây thương tích cho trẻ em

Ông Nguyễn Như Phương bị án năm năm tù với cáo buộc chống Nhà nước

Facebooker Phan Văn Phú bị án hai năm ba tháng tù với cáo buộc xúc phạm lãnh đạo

Cả ba tuyến cáp quang biển gặp “sự cố”

 

BBC

 

Ukraine: Người dân chạy khỏi Kherson khi Nga tăng cường bắn phá

58 phút trước

Khủng hoảng trái phiếu ở Việt Nam: 'Bên SCB em có cái này hay lắm'

Cuộc khủng hoảng trái phiếu tại Việt Nam đến nay vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. BBC trao đổi với một trái chủ và một chuyên gia kinh tế từ Sài Gòn.

3 giờ trước

Hai người Việt ở Trung Quốc: 'Bỏ phong tỏa nhưng tôi không dám ra đường'

BBC News Tiếng Việt trò chuyện với hai người Việt ở Phúc Kiến và Tô Châu để hỏi về cách họ đối phó với làn sóng Covid khi các hạn chế được dỡ bỏ.

28 tháng 12 năm 2022

Ông trùm xúc xích Nga Pavel Antov chết trong khách sạn ở Ấn Độ

Ông trùm xúc xích Nga Pavel Antov được phát hiện đã chết tại một khách sạn ở Ấn Độ, hai ngày sau khi một người bạn của ông qua đời trong cùng chuyến đi.

9 giờ trước

Hàn Quốc bỏ lệnh cấm nhập búp bê tình dục kích cỡ người lớn

Sau bốn năm áp lệnh cấm, nay búp bê cỡ người lớn được thông quan, nhưng búp bê trẻ em kiểu giống trẻ vị thành niên và kiểu giống người thật vẫn không được nhập khẩu.

27 tháng 12 năm 2022

Đài Loan nâng thời gian nghĩa vụ quân sự lên một năm do lo ngại TQ

Quyết định kéo dài thời gian tòng quân bắt buộc từ bốn tháng lên một năm được Tổng thống Thái Anh Văn đưa ra khi căng thẳng giữa hai bên eo biển Đài Loan gia tăng.

27 tháng 12 năm 2022

Nhiều người mắc kẹt trong xe hơi giữa những ngày băng giá ở Mỹ

Vùng Buffalo của bang New York hứng chịu giá lạnh và băng tuyết khắc nghiệt trong trận bão đã khiến 56 người thiệt mạng tại Hoa Kỳ và Canada.

27 tháng 12 năm 2022

Trung Quốc sẽ chấm dứt kiểm dịch Covid với du khách từ tháng Một

Bắc Kinh sẽ hủy bỏ việc kiểm dịch đối với khách du lịch - hạn chế lớn cuối cùng trong phòng chống Covid mà họ đã và đang áp dụng.

27 tháng 12 năm 2022

Chiến tranh Ukraine: Kịch bản nào trong năm 2023?

Khi cuộc xung đột bước sang năm thứ hai, các chuyên gia đưa ra dự đoán điều gì có thể xảy ra trên chiến trường.

27 tháng 12 năm 2022

Xu hướng công nghệ 2023: Taxi bay và điện thoại vệ tinh

27 tháng 12 năm 2022

Bệnh tự ảo tưởng về kiến thức của bản thân

26 tháng 12 năm 2022

Thiết bị drone của Bắc Hàn vượt tuyến bay vào sát rìa Seoul

26 tháng 12 năm 2022

Sân bay quân sự Nga bị drone Ukraine tấn công, ba người thiệt mạng

26 tháng 12 năm 2022

RFI

 Covid-19: Mỹ siết chặt kiểm soát dịch tễ với khách Trung Quốc

Matxcơva cấm bán dầu cho những nước áp dụng giá trần với Nga

Đa số dân Đài Loan ủng hộ kéo dài thời gian nghĩa vụ quân sự

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Nhà sử học Pierre Brocheux, chuyên gia về Việt Nam, qua đời

Bốn binh sĩ Ukraina tử trận khi chiến đấu trên lãnh thổ Nga

Hai nhà tài phiệt Nga chết một cách bí hiểm ở Ấn Độ

Armenia đòi Putin giải thích về sự thụ động của quân Nga tại Thượng Karabakh

Hoa Kỳ : Tối Cao Pháp viện duy trì chính sách trục xuất di dân của chính quyền Trump

Tăng trưởng ở châu Á : Trung Quốc bị Ấn Độ và Indonesia bám sát

Nông dân Việt Nam được khuyến khích sử dụng phân hữu cơ

Ukraina trên đà chiếm lại giao điểm chiến lược Kreminna ở Donbass

Covid-19: Bắc Kinh chấm dứt cách ly bắt buộc với khách đến Trung Quốc

Từ ''Zero Covid'' đến ''Sóng thần Covid'': Bắc Kinh đang khó ăn khó nói

Dịch Covid bùng phát mạnh ở Trung Quốc và những hậu quả tiềm ẩn

« Bão tuyết thế kỷ » tại Mỹ : Số nạn nhân tử vong vẫn tiếp tục tăng

Mỹ : Đảng Cộng Hòa vướng tai tiếng khai man lý lịch của một dân biểu

Ukraina dự tính tổ chức thượng đỉnh vì hòa bình tại Liên Hiệp Quốc

Giải mã vụ drone Ukraina tấn công căn cứ không quân sâu trong lãnh thổ Nga

 (Reuters) - Nhật Bản triển khai hệ thống phòng không gần Đài Loan. Ngày 27/12/2022, hãng tin Jiji Press trích dẫn một phát ngôn viên của bộ trưởng Quốc Phòng Takeshi Aoki cho biết một hệ thống tên lửa địa đối không sẽ được lắp đặt ở đảo Yonaguni, gần Đài Loan. Quyết định này nằm trong kế hoạch tăng cường phòng phủ ở các đảo tây nam Nhật Bản. Việc Trung Quốc không ngừng gây sức ép trong khu vực, cũng như cuộc chiến của Nga ở Ukraina đã làm gia tăng căng thẳng trong vùng.

(AFP) - Nhật Bản : Thêm một bộ trưởng phải từ chức. Chính phủ Nhật Bản tiếp tục bị suy yếu, chỉ trong vòng ba tháng đã có 4 người rời ghế bộ trưởng. Ngày 27/12/2022, đến lượt bộ trưởng Tái Thiết, kiêm phụ trách dự án phục hồi các khu vực bị tai nạn hạt nhân Fukushima năm 2011, đã phải từ chức do vướng vào nhiều tai tiếng chính trị - tài chính. Ông Kenya Akiba đã thừa nhận cùng vợ và mẹ nhận tiền từ hai nhóm chính trị thân cận với ông dưới hình thức trả tiền thuê nhà. Ông cũng bị cáo buộc trả thù lao bất hợp pháp cho nhiều trợ lý trong đợt vận động tranh cử năm 2021.

(Reuters) - Cựu tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak được ân xá. Ngày 27/12/2022, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đồng ý ra lệnh ân xá đặc biệt cho cựu thổng Lee Myung-bak, bị kết án 17 năm tù vì tội tham nhũng và biển thủ công quỹ. Cựu nguyên thủ quốc gia Hàn Quốc, nay đã 81 tuổi, đã được tự do tạm hồi tháng 6 vừa qua vì lý do sức khỏe suy yếu. Ông Lee là vị tổng thống thứ 4 của Hàn Quốc chịu án tù. Người kế nhiệm ông, bà Park Geun-hye, cũng bị phế truất năm 2017 và chịu án tù gần 5 năm cũng vì tội tham nhũng, trước khi được hưởng ân xá cuối năm 2021.

(AFP) - Gần 200 thuyền nhân Rohingya thoát chết sau một tháng lênh đênh trên biển, đến được một trại tị nạn ở ven biển Indonésia tối 26/12/2022. Nhiều người bị mất nước nghiêm trọng và suy dinh dưỡng. Khoảng 26 người trên chuyến tàu xuất phát từ Bangladesh đã bỏ mạng ngoài khơi. Đây là chuyến tàu thứ 4 chở di dân Rohingyas đến Indonesia trong vòng 2 tháng qua. Cao ủy Tị nạn LHQ về người tị nạn đang lo ngại về số phận 180 người Rohingya vượt biển trên một chuyến tàu khác. Con tàu dường như đã chìm ngoài khơi Ấn Độ Dương. 

QUẢNG CÁO

(La Croix) - Giáo hoàng Phanxicô nhận lời mời thăm Mông Cổ. Theo lời của hồng y Giorgio Merengo, Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Ulaanbaatar, Mông Cổ, ngày 26/12/2022, chuyến tông du có thể diễn ra trong năm 2023 « nhưng chưa có ngày cụ thể ». Trước đó, theo dự kiến, tổng giám mục Paul R. Gallagher, ngoại trưởng của Vatican, thăm Ulaanbaatar để thảo luận nhiều chủ đề, trong đó thủ tục hành chính cho các chuyến thăm của các nhà truyền giáo, cũng như chuyến tông du của giáo hoàng. Tuy nhiên, chuyến thăm đã bị hủy do các cuộc biểu tình ở thủ đô Mông Cổ. Năm 2022 đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ giữa Mông Cổ và Vatican.

(AFP) - Kremlin truy nã giám đốc điều hành trang Bellingcat chuyên điều tra về Nga. Thông tin truy nã được đăng hôm 26/12/2022 trên trang web của bộ Nội Vụ Nga cho biết nhà báo Bulgari Christo Grozevvì đã « vi phạm một điều khoản trong Luật hình sự Nga ». Christo Grozev là nhà báo đã phanh phui nhiều vụ tai tiếng liên quan Nga : tiết lộ vụ tình báo Nga can thiệp vào một âm mưu đảo chính ở Montenegro năm 2016, công bố danh tính 3 nghi phạm Nga đầu độc gián điệp Nga Sergueï Skripal và con gái Yulia ở Luân Đôn năm 2018, điều tra vụ máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi ở miền đông Ukraina và gần đây là vụ đầu độc nhà đối lập Nga Alexei Navalny trong một khách sạn ở Siberi năm 2020. Trang Bellingcat được Eliot Higgins, một blogger người Anh sáng lập vào tháng 07/2014, có trụ sở ở Hà Lan.

(AFP) - Kiev tố cáo Matxcơva tiến hành hơn 4.500 vụ tấn công mạng vào Ukraina trong năm 2022. Lãnh đạo cơ quan an ninh mạng của Ukraina hôm 26/12/2022 cho biết mỗi ngày có hơn chục vụ tấn công mạng của Nga. Nhưng với kinh nghiệm 8 năm đối phó, Ukraina đã lường trước những kịch bản tồi tệ nhất. Con số 4.500 vụ tấn công mạng mà Ukraina ngăn chặn được như vậy đã tăng gấp 3 lần so với năm ngoái. Matxcơva đặc biệt nhắm đến lĩnh vực năng lượng, hậu cần, quân sự, cơ sở dữ liệu của chính phủ và các nguồn thông tin.

(AFP) - Pháp : Tiêu dùng điện chiếu sáng nơi công cộng vào ban đêm giảm 20% trong nửa đầu tháng 12 so với cùng kỳ năm 2021. Trong thông cáo, cơ quan quản lý mạng lưới điện ENEDIS của Pháp ghi nhận đây là mức giảm cao lịch sử. Chiếu sáng nơi công cộng chiếm đến 40% tiêu dùng điện hàng năm của các thị xã, thành phố trong cả nước. Tổng cộng, có 11 triệu điểm chiếu sáng công cộng, với tổng công suất 1.300 megawatts. Hồi cuối tháng 11, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, lo sợ mất điện ngoài tầm kiểm soát, chính quyền Pháp đã dự phòng kế hoạch cắt điện luân phiên theo khu vực, nếu mạng điện có nguy cơ quá tải.

(AFP) - Phim Avatar 2 tiếp tục dẫn đầu phòng chiếu ở Bắc Mỹ. Theo số liệu được văn phòng Exhibitor Relations công bố ngày 26/12/2022, bộ phim của đạo diễn James Cameron đã thu về 90 triệu đô la trong dịp Giáng Sinh từ ngày 23 đến 26/12 ở Mỹ và Canada, bất chấp bão tuyết chưa từng có ở Bắc Mỹ. Trên quy mô toàn cầu, Avatar 2 đã thu về hơn 881 triệu đô la kể từ khi được công chiếu.

(Le Parisien) - Phim Netflix Emily in Paris khiến nhiều người Anh và Mỹ muốn chuyển đến sống tại thủ đô Pháp. Khi phần 3 phim Emily in Paris được trình chiếu từ ngày 21/12/2022, lĩnh vực bất động sản Paris ghi nhận nhu cầu tìm nhà tăng vọt của khách Anh - Mỹ. Trang đánh giá bất động sản GetAgent của Anh cho biết các tìm kiếm thông tin trên mạng để chuyển nhà sang Paris đã tăng... 1.416% so với tuần trước đó, đỉnh điểm là một hôm sau khi phần 3 phim ra mắt. « Lối sống Pháp » của cô nàng người Mỹ Emily tại Paris trong phim, với những cảnh quay Paris « đẹp như bưu thiếp », đặc biệt thu hút giới trẻ.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 Tin Tức: Thứ Tư, ngày 28/12/2022

1/ BẠO QUYỀN VN TIẾP TỤC ĐÀN ÁP HỘI THÁNH TIN LÀNH ĐẤNG CHRIST

Bị công an lên án là một tà giáo, các tín đồ hội thánh Đấng Christ ở Tây nguyên tiếp tục bị đàn áp và sách nhiễu, với hai người bị bắt giữ và tra khảo khi đi tham dự lể Giáng sinh vào ngày 24/12 vừa qua.

Theo trang Người Thượng Vì Công Lý thì vào sáng sớm Chủ nhật ngày 24/12, hai tín đồ là ông Y An Hdrue 52 tuổi và Y Pôk Eban 37 tuổi đã bị công an chận bắt trên đường đến dự lễ Giáng sinh ở xã Ea Bar. Cựu tù nhân lương tâm Y An Hdrue, người bị kết án 4 năm vì đòi quyền tự do tôn giáo, cho biết là bị đưa vào đồn công an xã Ea Bar để làm việc từ sáng đến tối, mới cho về nhà.

Ông cho biết trong thời gian 10 giờ ở đồn công an, một nhóm công an mặc thường phục của huyện Buôn Đôn và tỉnh Đắk Lắk thay phiên nhau tra hỏi hai ông về hội thánh Tin lành Đấng Christ. Công an cũng tịch thu hai điện thoại của họ, trong đó có bản sao về luật Nhân quyền Quốc tế và luật Tôn giáo Tín ngưỡng VN.

Trước khi được trả tự do, hai người cũng bị buộc phải ký vào biên bản làm việc, trong đó ông Y An Hdrue bị bắt buộc thừa nhận về việc lưu trữ thông tin vi phạm nhân quyền của một số địa phương ở Việt Nam trên điện thoại của mình.

Cần biết là không chỉ có nhóm Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên bị đàn áp sách nhiễu trong dịp lễ Giáng sinh, mà trong nhiều tháng qua, bạo quyền tỉnh Đắk Lắk tìm mọi cách ngăn cản các nhóm tôn giáo độc lập khác thực hành nghi lễ, trong đó có nhóm Hội thánh Truyền giảng Phúc âm.

Đây là các hội thánh không được bạo quyền VN thừa nhận. Những người thuộc Hội thánh Truyền giảng Phúc Âm cho biết đơn xin được hoạt động tôn giáo của họ gửi chính quyền từ năm 2013 đến nay vẫn chưa được giải quyết. 

2/ BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO BÙI THANH SƠN BỊ PHÊ BÌNH NGHIÊM KHẮC

Ngoại trưởng VN Bùi Thanh Sơn đã bị bộ chính trị CSVN phê bình nghiêm khắc,trong khi ông Vũ Hồng Khanh, đại sứ tại Nhật Bản, bị khai trừ đảng vào ngày 27/12.

Quyết định phê bình nói trên được đưa trong phiên họp mà Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng chủ trì tại trụ sở trung ương đảng ở Hà Nội. Đây là quyết định dựa trên sự đề nghị mà ủy ban kiểm tra trung ương đảng đưa ra vào ngày 20/12 vừa qua.

Cả hai quan chức nói trên bị xem là có dính líu đến các chuyến bay giải cứu công dân ở hải ngoại trong đại dịch Vũ Hán. Ngoài việc phê bình ông Sơn và sa thải ra khỏi đảng ông Khanh, một số quan chức khác cũng bị trừng trị.

Cần biết là trong vụ án chuyến bay giải cứu, tính đến nay đã có gần 40 người bị truy tố và bắt tạm giam kể từ tháng Giêng năm 2022. Theo thông tin của bộ công an, từ đầu mùa dịch Vũ Hán đến nay, Việt Nam đã tổ chức khoảng 2 ngàn chuyến bay giải cứu với số tiền hối lộ lên đến hàng chục tỷ đồng và hàng trăm ngàn Mỹ kim.

3/ TRUNG CỘNG CHẤM DỨT VIỆC CÁCH LY DU KHÁCH ĐẾN HOA LỤC

Vào hôm qua, bạo quyền Trung Cộng loan báo hủy bỏ quy định cách ly bắt buộc đối với các du khách đến Hoa Lục kể từ ngày 8 tháng Giêng tới đây.

Đây là bước cuối cùng của chính sách nói trên, đã cô lập đất nước hơn một tỷ người suốt 3 năm qua. Quyết định này được đưa ra trong lúc dịch bệnh Vũ Hán đang bộc phát dữ dội tại Hoa Lục sau khi nhà cầm quyền bãi bỏ một loạt biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt nhất từ đầu tháng này.

Theo quyết định nói trên, kể từ ngày 8 tháng Giêng tới đây, người nhập cảnh vào Hoa Lục chỉ cần có chứng nhận trước 48 giờ, theo thông báo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Cộng. Trong thông báo hôm qua, ủy ban này cũng nhắc đến việc từ từ cho phép người Hoa Lục ra nước ngoài, nhưng chưa nói rõ lịch trình. 

Với các gia đình đang bị chia cách, hay với những sinh viên, doanh nhân đang thấp thỏm sốt ruột chờ đợi ở biên giới, thông báo thực sự làm họ thở phào nhẹ nhõm.

Tuy nhiên Thủ tướng Nhật Fumio Kishida cho biết sẽ yêu cầu tất cả các du khách đến từ Hoa Lục phải có chứng nhận xét nghiệm âm tính với dịch Vũ Hán khi nhập cảnh vào Nhật. Những người có xét nghiệm dương tính sẽ bị cách ly trong 7 ngày. Những biện pháp trên bắt đầu có hiệu lực từ ngày 31/12 tới đây.

4/ ĐÀI LOAN KÉO DÀI THỜI GIAN QUÂN DỊCH ĐỂ ĐỐI PHÓ TRUNG CỘNG

Trước sức ép đe dọa từ Trung Cộng, vào hôm qua Tổng thống Thái Anh Văn đã thông báo kéo dài thời gian quân dịch từ 4 tháng đến 1 năm, có hiệu lực thi hành từ năm 2024.

Trong cuộc họp báo sau phiên họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, bà Thái Anh Văn nhấn mạnh quyết định được đưa ra là “vô cùng khó khăn” vì Đài Loan muốn hòa bình nhưng cần có khả năng phòng thủ. Ý định này được đề cập trước đó, kể từ khi Trung Cộng gia tăng sức ép về quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với hòn đảo và gần đây quân đội Trung Cộng liên tục thị uy trên không và trên biển ở vùng eo biển Đài Loan.

Tổng thống Thái Anh Văn giải thích đưa ra quyết định trên là do lực lượng quân sự hiện nay, kể cả lực lượng dự bị, không hiệu quả và không đủ để đối phó với sức mạnh của Trung Cộng, nhất là trong trường hợp Bắc Kinh mở một cuộc tấn công chớp nhoáng vào đảo quốc này.

Những người được gọi đi quân dịch sẽ theo một khóa huấn luyện về tác chiến và xử dụng các vũ khí mạnh hơn, như hệ thống phòng không Stinger và phi đạn chống tăng. Họ được giao nhiệm vụ bảo vệ những cơ sở hạ tầng chủ yếu, để lực lượng chính quy có thể phản ứng nhanh hơn trong trường hợp bị Trung Cộng tấn công.

Một chuyên gia tại Đài Bắc thẩm định là với quyết định kéo dài thời hạn nghĩa vụ quân sự, sẽ có thêm khoảng 70 ngàn lính quân dịch mỗi năm, cộng với lực lượng chính quy khoảng 167 ngàn người kể từ năm 2027.

5/ CĂNG THẲNG Ở BẮC KOSOVO, QUÂN SERBIA CHUẨN BỊ SẴN SÀNG

Những người biểu tình Serbia ở thành phố Mitrovica thuộc miền bắc Kosovo đã dựng lên các chướng ngại vật mới vào hôm thứ Ba 27/12, chỉ vài giờ sau khi Serbia cho biết đã đặt quân đội trong tình trạng báo động chiến đấu cao nhất sau nhiều tuần lễ căng thẳng giũa hai nước,

Bộ quốc phòng Serbia cho biết trong một tuyên bố vào tối 26/12 là để đối phó với các diễn biến mới nhất trong khu vực, bộ này tin rằng Kosovo đang chuẩn bị tấn công người Serbia và dùng vũ lực dỡ bỏ các chướng ngại vật. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã đặt quân đội và cảnh sát vào tình trạng cảnh báo cao nhất.

Kể từ ngày 10/12, người Serbia ở miền bắc Kosovo đã dựng nhiều rào chắn trong và xung quanh Mitrovica và đấu súng với cảnh sát sau khi một cựu cảnh sát Serbia bị bắt vì bị cáo buộc tấn công các cảnh sát trong một cuộc biểu tình trước đó.

Viet-studies

 KINH ĐIỂN: Tổn thất của Việt Nam đối với việc làm và thu nhập để có một chính sách chống COVID thành công: Did a successful fight against COVID-19 come at a cost? Impacts of the pandemic on employment outcomes in Vietnam (World Development 10-22)◄◄

Vụ chuyến bay ‘giải cứu’: Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn bị Bộ Chính trị phê bình ‘nghiêm khắc’ (VOA 27-12-22)

Khai trừ Đảng cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam, phê bình nghiêm khắc ông Bùi Thanh Sơn (TT 27-12-22) Bộ trưởng Ngoại giao bị 'phê bình nghiêm khắc' (VnEx 27-12-22)

Sự nghiệp của hai Phó Thủ Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam chấm dứt! (Tiếng Dân 26 & 27-12-22)◄◄

Việt Nam có khoảng khoảng 15 triệu người mắc rối loạn tâm thần (SGGP 27-12-22)

Hàn Quốc bỏ lệnh cấm nhập búp bê tình dục kích cỡ người lớn (BBC 27-12-22) -- Tôi thắc mắc: BBC (Việt Ngữ) nghĩ gì mà đăng tin này lên đầu trang?

Bangladesh làm không đủ bán, vì sao dệt may Việt Nam than thở thiếu đơn hàng? (TT 27-12-22)

Casino ở Mỹ tập trung và việc thu hút người Mỹ gốc Á lớn tuổiCasinos Target a Vulnerable Clientele: Older Asian Gamblers (NYT 26-12-22)

 

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 Thế giới hôm nay: 28/12/2022

Nhìn lại xung đột năm 2022 và ngẫm về hòa bình trong năm mới

27/12/1944: Mỹ tịch thu tài sản công ty Montgomery Ward

Thế giới hôm nay: 27/12/2022

Trung Quốc vật lộn với Covid trong khi chuỗi chỉ huy gây bối rối

Thế giới hôm nay: 26/12/2022

Làm thế nào để quản lý rủi ro từ một Trung Quốc suy yếu?

25/12/1962: Phim “Giết con chim nhại” ra rạp

24/12/1851: Hỏa hoạn tàn phá Thư viện Quốc hội Mỹ

Những năm cuối của triều vua Lê Thái Tổ

 

 Báo Tiếng Dân

 

Ở Ukraine, ánh sáng của Giáng Sinh xóa đi bóng tối chiến tranh và trẻ em cầu nguyện cho hòa bình26/12/2022

 

 

Thuy My

« Cách mạng giấy trắng », cuộc phản kháng chưa từng thấy tại Trung Quốc kể từ 1919

Làn sóng biểu tình ở Trung Quốc : Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản bị công khai thách đố

Lê Hồng Anh - Phía Tây không có gì lạ

Bông Lau - Bãi chôn người tập thể Bucha

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 307, 27-12-2022

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

 Một năm nhìn lại Việt Nam 28/12/2022

Vì sao lãnh đạo được bổ nhiệm theo quy trình 5 bước vẫn bị khởi tố? 28/12/2022

Im lặng để khỏi bị vạch trần 28/12/2022

Trung Quốc vật lộn với Covid trong khi chuỗi chỉ huy gây bối rối 28/12/2022

Làm thế nào để quản lý rủi ro từ một Trung Quốc suy yếu? 27/12/2022

Khi năng lượng hợp hạch ra đời, Việt Nam có chào đón? 27/12/2022

 

 

Thông tin mỗi ngày

 

         Đoan Trang

         Huỳnh Ngọc Chênh

         Jonathan London

         Nghiên cứu Quốc tế

         Người Buôn Gió 

         Nguyễn Xuân Diện

         Nhát sỹ Tô Hải

         R F I

         Thuy My

         Luat Khoa

         VietNam Thời Báo

         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

VKS: Bà Nhàn AIC 'đạo diễn' các vụ thông thầu

https://vnexpress.net/vks-ba-nhan-aic-dao-dien-cac-vu-thong-thau-4553778.html

VKS cho rằng vụ án thông thầu ở Bệnh viện đa khoa Đồng Nai được tổ chức tinh vi, dưới sự cầm đầu, đạo diễn của Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn (đang bỏ trốn).

Chiều 28/12, ngày thứ 7 xét xử vụ án vi phạm đấu thầu, đưa nhận hối lộ xảy ra ở Đồng Nai gây thiệt hại hơn 152 tỷ đồng, đại diện VKSND Hà Nội đối đáp với nội dung bào chữa được luật sư nêu những ngày qua.

Theo VKS, đây là vụ án được tổ chức tinh vi, phân vai đầy đủ dưới sự "chủ mưu, cầm đầu và đạo diễn" của bà Nhàn. Mỗi người được phân công trách nhiệm cụ thể với các quyền lợi, nghĩa vụ rõ ràng. Giúp sức tích cực cho bà Nhàn là Phó tổng giám đốc Trần Mạnh Hà, tiếp đến là Phó tổng giám đốc Hoàng Thị Thuý Nga.

VKS không đồng ý với quan điểm của luật sư nói "nhiều bị cáo bị quy kết bỏ trốn là không đúng", do họ đã xuất cảnh từ khi vụ án chưa khởi tố. Luật sư đề nghị tạm đình chỉ điều tra bị can hoặc gỡ lệnh truy nã với những bị cáo này.

Dẫn quy định pháp luật, công tố viên cho hay toà chỉ có thể xét xử vắng mặt khi người đó bỏ trốn, đã phát lệnh truy nã mà không có kết quả hoặc đang ở nước ngoài, vì lý do bất khả kháng không thể về tham dự phiên toà. Tuy nhiên, trong vụ án này, bà Nhàn và 7 người bỏ trốn đều có hành vi phạm tội liên quan những bị can khác nên nhà chức trách không tạm đình chỉ điều tra bị can mà vẫn truy tố, xét xử "là đúng".

Về ý "không bỏ trốn", VKS đối đáp, luật không quy định thời điểm nên trốn trước hay sau khi khởi tố "đều bị cáo buộc là bỏ trốn, không chịu trách nhiệm trước pháp luật". Hơn nữa, cả 8 bị cáo đều chưa bị bắt hoặc ra đầu thú nên VKS bác quan điểm đề nghị gỡ lệnh truy nã.

Cơ quan công tố đánh giá cao tinh thần của cựu chủ tịch tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái khi thành khẩn nhận tội từ lúc điều tra đến giai đoạn truy tố, xét xử. Trong 36 bị cáo, VKS thấy ông Thái "nổi trội nhất" nên đề nghị toà giảm thêm hình phạt. Tại phần luận tội, VKS đề nghị tuyên phạt ông Thái 9-10 năm tù về tội Nhận hối lộ, dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

Khai trước toà, ông Thái cho hay đã thành khẩn nhận tội về các sai phạm gây ra trong quá trình công tác. Trước yêu cầu cần làm rõ các vấn đề, ông Thái cho rằng "đã nhận tội hết rồi, không cần làm gì nữa".

Ông mong HĐXX cho các bị cáo khác được hưởng khoan hồng.

Trong phần tranh luận, luật sư của cựu bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành đề nghị cho thân chủ được hưởng tình tiết giảm nhẹ "đã tự thú". Nhưng VKS cho rằng, phải qua bốn lời khai, bốn bản tường trình trong hồ sơ vụ án ông Thành mới khai nhận đủ số lần, số tiền nhận hối lộ. Đây là kết quả đấu tranh của cơ quan điều tra chứ không phải tình tiết tự thú theo quy định.

Theo luật sư, ông Thành không có quyền quyết định cho AIC trúng thầu nên bị truy tố về tội Nhận hối lộ là không thoả đáng. Bác quan điểm này, VKS khẳng định ông Thành là người đứng đầu Tỉnh uỷ, chịu trách nhiệm cao nhất của Tỉnh uỷ, chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực nên không thể nói "không có quyền hạn gì để cho AIC trúng thầu".

VKS sau đó công bố nhiều lời khai của ông Thành và Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ để chứng minh cựu bí thư quan tâm đặc biệt đến dự án đấu thầu tại bệnh viện. "Bởi thế cáo buộc ông Thành lợi dụng chức vụ để nhận hối lộ 14,5 tỷ đồng của AIC là có căn cứ", VKS lập luận.

Với bị cáo Bồ Ngọc Thu, cựu Giám đốc Sở kế hoạch đầu tư, luật sư cho rằng bà không có hành vi vụ lợi nên đề nghị chuyển tội danh. Tuy nhiên, VKS khẳng định bà Thu có hai động cơ vụ lợi. Thứ nhất, được lợi về mặt phi vật chất khi không làm "bí thư phật ý". Thứ hai, được lợi về vật chất khi bà Thu nhận hơn một tỷ đồng từ AIC.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp bào chữa rằng cựu giám đốc Bệnh viện Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ "có gan trời" cũng không dám chống lệnh Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành khi AIC đấu thầu.  101

Về tranh luận ông Phan Huy Anh Vũ (cựu Giám đốc Bệnh viện Đồng Nai, cựu Giám đốc Sở Y tế) không phạm hai tội như truy tố, VKS cho rằng ông Vũ là người trực tiếp quản lý dự án, ký hồ sơ từ khâu chuẩn bị đến đấu thầu.

VKS sau đó dẫn chứng nhiều lời khai thể hiện, ông Vũ nhiều lần gọi điện cho bà Nhàn để bàn bạc về các gói thầu. Khi được Bí thư Tỉnh ủy "mở lời", ông Vũ đồng ý và giúp đỡ AIC để được trúng thầu.

Ông Vũ bị cáo buộc đã 6 lần nhận 14,8 tỷ đồng từ AIC và sau nhiều lần nhận tiền đều nhắn tin cảm ơn bà Nhàn. Nhận dạng trong quá trình điều tra, ông Vũ cũng nhận ra ngay ông Trần Mạnh Hà, người đã nhiều lần thay mặt bà Nhàn, đưa tiền cho mình tại phòng làm việc.

Theo VKS, việc hứa hẹn của ông Vũ với bà Nhàn là mặc định, ở đây được hiểu là "cơ chế ngầm" nên truy tố về hai tội là có căn cứ.

AIC đề nghị được khắc phục hậu quả thay các bị cáo

Chiều 28/12, đại diện Công ty AIC cho rằng họ là bị đơn, còn nguyên đơn là Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, chứ không phải UBND tỉnh Đồng Nai. Đây là thiệt hại theo hợp đồng đã ký giữa Công ty AIC chứ không phải của các cá nhân.

Vị đại diện khẳng định AIC sẽ phải bồi thường 152 tỷ đồng thiệt hại trong vụ án, chứ không phải ba cá nhân là bà Nhàn, ông Hà và bà Nga như VKS đề nghị. Do đã phong toả hơn 107 tỷ đồng của AIC tại các tài khoản ngân hàng và nếu cần, nhà chức trách có thể phong toả thêm để phục vụ bồi thường.

Tuy nhiên, theo VKS, đây là vụ án hình sự nên trách nhiệm bồi thường thuộc về những người gây ra hành vi trái pháp luật. Bởi thế, bà Nhàn phải bồi thường 2/3 thiệt hại; hai phó tổng AIC Hà và Nga bồi thường 1/3.

"Hơn nữa, Công ty AIC nhận bồi thường nhưng không có tài sản gì để bồi thường nên quan điểm của VKS là buộc các cá nhân bồi thường để đúng tinh thần là thu hồi triệt để cho tài sản cho Nhà nước", đại diện VKS đối đáp.

VKS đề nghị tiếp tục kê biên sáu căn hộ chung cư trên phố Lý Thường Kiệt và căn biệt thự trên phố Nguyễn Huy Tự đứng tên bà Nhàn; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xác minh số tiền 107 tỷ đồng bị phong toả tại các tài khoản của AIC và căn biệt thự trên phố Trần Hưng Đạo do bà Nhàn nhờ cha đẻ đứng tên...

Phạm Dự

Nghi lọt tội phạm trong vụ cán bộ ngân hàng chiếm đoạt tiền của khách

https://vnexpress.net/nghi-lot-toi-pham-trong-vu-can-bo-ngan-hang-chiem-doat-tien-cua-khach-4553844.html

QUẢNG TRỊHĐXX trả hồ sơ do có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm với bị cáo Nguyễn Ngọc Hoàng và một số cán bộ ngân hàng, xác định lại số tiền thiệt hại…

Chiều 28/12, sau hai ngày xét xử, TAND Quảng Trị tuyên trả hồ sơ về Viện kiểm sát nhân dân tỉnh điều tra bổ sung vụ Nguyễn Ngọc Hoàng bị truy tố tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Tại phiên tòa, Hoàng khai đã làm giả chữ ký của bố là Nguyễn Thế Hùng để làm hồ sơ vay ngân hàng. Từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2020, bị cáo nhận giải ngân 11 lần với số tiền hai tỷ đồng. HĐXX cho rằng hành vi này có dấu hiệu bỏ lọt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, làm rõ hành vi, trách nhiệm của một số cán bộ tại phòng giao dịch khi phê duyệt hồ sơ này.

Phiên tòa có 60 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Họ khai có hợp đồng tín dụng với ngân hàng, có giấy nhận nợ và đề xuất giải ngân đưa tiền cho Hoàng để đáo hạn, hoặc cho vay tiền nhưng bị chiếm đoạt. Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng không có cơ sở để buộc tội Hoàng do thiếu bằng chứng, không có video ghi lại sự việc, không có biên nhận... Tại tòa, bị cáo có khai mượn và nhận nợ, số tiền phù hợp với dư nợ tại ngân hàng. Do đó, HĐXX đề nghị điều tra lại, chuyển vai trò của những người này thành bị hại để tránh bỏ lọt tội phạm.

Ngoài ra, các hợp đồng tín dụng vẫn phát sinh lãi nhưng không được tính vào thiệt hại nên HĐXX đề nghị xác định lại.

Trong quá trình điều tra, công an đã khởi tố vụ án riêng để làm rõ hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với một số cán bộ tại chi nhánh ngân hàng nhưng chưa khởi tố bị can. HĐXX đề nghị gộp hai vụ án lại để làm rõ trách nhiệm bồi thường liên đới của các bị cáo.

Từ năm 2015 đến 6/2020, Hoàng công tác tại văn phòng giao dịch một ngân hàng ở huyện Triệu Phong. Bị cáo nhiều lần giúp đỡ khách hàng xử lý hồ sơ khi quá hạn không có tiền trả nợ gốc và lãi (đáo hạn ngân hàng), cho mượn tiền trả trước, làm nhanh hồ sơ vay... nên được tín nhiệm, tin tưởng. Do đó, bị cáo đã nhận tiền đáo hạn, làm hồ sơ thấu chi, giả chữ ký hồ sơ vay ngân hàng... của hơn 130 người rồi chiếm đoạt 13,7 tỷ đồng.

VKS cho rằng vụ án xảy ra do bị cáo vượt quá chức trách, nhiệm vụ được giao. Cạnh đó, còn có sự thiếu trách nhiệm của một số cán bộ ngân hàng và bất cẩn khách hàng.

Bị cáo nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, hợp tác cơ quan điều tra, có thành tích trong công tác, gia đình có công, được bị hại xin giảm nhẹ hình phạt, đã bồi thường 200 triệu đồng. Trong quá trình điều tra, bị cáo tự thú 89 vụ việc chiếm đoạt 7,6 tỷ, tuy nhiên phải chịu tình tiết tăng nặng do thực hiện hành vi nhiều lần.

Hoàng Táo

 

Cảnh sát khám xét Cục Đăng kiểm Việt Nam

https://vnexpress.net/canh-sat-kham-xet-cuc-dang-kiem-viet-nam-4553740.html

HÀ NỘIHàng chục cảnh sát thực hiện lệnh khám xét tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam, tình nghi có sai phạm trong việc cấp kiểm định cho ôtô.

Ngày 28/12, Công an TP HCM phối hợp Công an Hà Nội cùng nhiều đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an khám xét Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam, trên đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm.

Nguồn tin của VnExpress cho biết, Công an TP HCM được uỷ quyền điều tra các sai phạm liên quan đến đăng kiểm. Nhà chức trách đã làm việc với nhiều nhân viên giữ tài liệu của đơn vị, kiểm tra máy tính và các hồ sơ liên quan đến hoạt động đăng kiểm, các quyết định về nhân sự cũng như việc thành lập các tổ kiểm tra hoạt động đăng kiểm...

Khi khám xét, dữ liệu hình ảnh về một số trạm đăng kiểm được kiểm tra để phục vụ công tác điều tra. Cảnh sát thu nhiều tài liệu liên quan chức năng, quyền hạn của Phòng Kiểm định xe cơ giới.

Thượng tá Trần Thị Kim Lý, Trường Phòng PC01, Công an TP HCM cho biết việc khám xét Phòng Kiểm định xe cơ giới nằm trong chuổi mở rộng điều tra sai phạm tại vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Giả mạo trong công tác xảy ra tại nhiều trung tâm đăng kiểm ở Sài Gòn và các tỉnh miền Tây.

Ngoài điều tra các hành vi như này, cơ quan điều tra còn xem xét trách nhiệm trong quản lý nhà nước, nếu có vi phạm sẽ kiên quyết xử lý. Nhà chức trách đã khởi tố 43 người liên quan, khám xét 12 trung tâm (5 ở các tỉnh, 12 tại TP HCM), bà Lý cho hay.

Sai phạm của các trung tâm này bị bại lộ sau khi CSGT TP HCM phát hiện nhiều phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật như: xe tải, xe ben cơi nới thành, thùng; mâm không đúng kích thước; lốp mòn; biển số mờ, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải... vẫn được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Xác định có dấu hiệu tội phạm, Công an TP HCM vào cuộc điều tra, thu thập chứng cứ hàng loạt trung tâm đăng kiểm đã nhận tiền "lót tay" để bỏ qua vi phạm cho khoảng 70.000 ôtô khi đăng kiểm. Cụ thể, giám đốc trung tâm đã chỉ đạo phó giám đốc, đăng kiểm viên, thực tập viên, nhân viên văn phòng bỏ qua các lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công; cho thuê phụ tùng thay thế các phụ tùng không đảm bảo tiêu chuẩn, sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải...

Ban chuyên án được thành lập ngay sau đó, những người liên quan lần lượt bị bắt; nhiều tài liệu, vật chứng được thu giữ. Nhà chức trách khám xét khẩn cấp 5 trung tâm đăng kiểm tư nhân do Trần Lập Nghĩa làm Giám đốc, gồm: 62-03D tại tỉnh Long An; 71-02D tại Bến Tre; 83-02D tại Sóc Trăng; 66-02D tại Đồng Tháp; 63-03D ở Tiền Giang.

Tại Sài Gòn có Trung tâm Đăng kiểm 50-07V (thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, quận Bình Tân) do Ngô Ngọc Sơn làm Giám đốc; 50-15D (TP Thủ Đức) do Nguyễn Trọng Vĩnh làm Giám đốc; 50-10D (huyện Củ Chi) do Nguyễn Thanh Tâm là Giám đốc, 50-17D (huyện Nhà Bè) do Hồ Hữu Tài làm Giám đốc.

Tại các trung tâm đăng kiểm của Nghĩa, cơ quan điều tra còn phát hiện hành vi lập danh sách đăng kiểm viên khống, nhằm hợp thức hóa quy định của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Lãnh đạo trung tâm này còn yêu cầu cấp dưới giả mạo chữ ký của các đăng kiểm viên để ký vào hồ sơ kiểm định, sau đó cấp gần 52.300 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho ôtô đến đăng kiểm.

Cơ quan điều tra cho biết, một quá trình đăng kiểm sẽ gồm 3 cán bộ đăng kiểm nhưng các trung tâm này chỉ dùng 2 người, người còn lại là giả để qua mặt camera của Tổng Cục đăng kiểm, ký giả mạo, cấp các giấy đăng kiểm. Đối với xe không đủ điều kiện đăng kiểm, nhóm này dùng giấy che mắt đo rồi làm mọi thứ để xe có thể qua kiểm soát. Kết quả điều tra bước đầu xác định, các trung tâm đã thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng.

Xác định sai phạm có thể xảy ra tại các trung tâm đăng kiểm trên cả nước, Công an TP HCM đã phối hợp Cục cảnh sát Kinh tế, Cục CSGT (Bộ Công an) và các tỉnh thành mở rộng điều tra vụ án; đồng thời kiến nghị thu hồi giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã được cấp sai quy định; ngăn chặn ngay các xe không đảm bảo an toàn, kỹ thuật lưu thông trên đường.

Quốc Thắng - Phạm Dự

 

Cựu thiếu tướng cảnh sát biển nói 'tủi nhục' khi vướng lao lý

https://vnexpress.net/cuu-thieu-tuong-canh-sat-bien-khai-tui-nhuc-khi-vuong-lao-ly-4553645.html

HÀ NỘICựu tư lệnh cảnh sát biển vùng 4 Lê Văn Minh xin tòa phúc thẩm giảm nhẹ mức phạt 15 năm tù vì nhận hối lộ 6,9 tỷ đồng; nói "hổ thẹn, tủi nhục" với gia đình, đồng đội.

Sáng 28/12, Tòa án quân sự Trung ương tiếp tục làm việc với phần xét hỏi các bị cáo kháng cáo trong vụ án cảnh sát biển, bộ đội biên phòng "bảo kê" buôn lậu xăng dầu.

Thông báo do xuất hiện một số tình tiết giảm nhẹ chưa thể xác minh tại tòa, VKS đề nghị dời phần luận tội (dự định vào 7h30 sáng nay) sang 14h và được HĐXX chấp thuận.

Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo Lê Văn Minh (cựu thiếu tướng, cựu tư lệnh cảnh sát biển vùng 4) thừa nhận có nhận hối lộ từ trùm xăng lậu Phan Thanh Hữu. Ông Minh bật khóc nói cảm thấy "tủi nhục" với gia đình. "40 năm gia đình nuôi ăn học rồi phục vụ cách mạng, không ngờ đến cuối đời vướng lao lý. Bị cáo rất ân hận", ông trình bày.

Trước ý kiến của ông Minh cho rằng số tiền bị cáo buộc nhận cao hơn thực tế, VKS cho biết ông Hữu và con trai (Phan Lê Hoàng Anh) khai chuyển tiền cho ông Minh trong nhiều tháng, gồm cả giữa năm 2020.

"Cha con Hữu khai tất cả hành vi buôn lậu đều xin ý kiến của bị cáo, đều nhắn tin, tọa độ nọ kia. Dù tháng 6 có thể dịch bệnh Covid-19 doanh nghiệp của Hữu không buôn lậu nhưng con trai Hữu vẫn chuyển tiền cho bị cáo. Phan Lê Hoàng Anh đã xác nhận số tiền không nên phải tranh cãi nhiều", VKS đối đáp.

Cựu thiếu tướng còn lại ra tòa trong phiên phúc thẩm, ông Lê Xuân Thanh, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, khai "đúng, nhận 1,8 tỷ của Hữu", song cho rằng hình phạt 12 năm tù là "quá nghiêm khắc".

Nhà chức trách cáo buộc, ông Minh là người "dắt mối" cho trùm xăng lậu Hữu đến thăm nhà ông Thanh hồi cuối tháng 1/2020. Nhắc về cuộc gặp, ông Thanh phân trần, "khi ông Hữu nhờ giúp đỡ, tôi đã nói anh ở TP HCM hoạt động kiểu gì không cần biết nhưng ở trên biển thì cấp dưới và cơ quan tôi bắt được sẽ xử lý nghiêm".

Cựu tư lệnh khẳng định không bao giờ cho ông Hữu số điện thoại của mình hay của vợ.

"Tôi không đặt vấn đề gì về lợi ích vật chất với ông Hữu, đó là lần đầu tiên và duy nhất ông Hữu gặp tôi, từ đó đến nay không có mối quan hệ nào", bị cáo Thanh nói và xin đối chất.

Ông Hữu sau đó xác nhận lời khai này đúng.

Vợ ông Thanh bị cấp sơ thẩm phạt 2 năm 6 tháng tù treo với cùng tội danh song không kháng cáo.

Tổng số tiền các bị cáo nhận hối lộ trong vụ án được xác định hơn 38 tỷ đồng. Ngoài bị cáo Nguyễn Thế Anh (cựu chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Kiên Giang trước đó kêu oan) chưa khắc phục hết hậu quả, hầu hết bị cáo đã nộp lại toàn bộ để được hưởng tình tiết giảm nhẹ.

Ông Thế Anh là người chiếm nhiều thời lượng xét hỏi nhất tại phiên phúc thẩm. Ông và em họ, bị cáo NguyễnVăn An, kêu oan nhưng sáng qua bất ngờ thay đổi sang xin giảm nhẹ. Hai người khai có nhận tiền của trùm xăng lậu song không nhiều đến mức 19,1 tỷ đồng như cáo buộc, cũng không có động cơ bất chính. Hôm qua, ông cho biết đã khắc phục thêm 4 tỷ đồng.

Theo HĐXX, người duy nhất chưa hoàn thành nghĩa vụ này là bị cáo Lê Văn Phương, cựu phó phòng CSGT Công an Trà Vinh.

Ông Phương bị cấp sơ thẩm 3 năm 6 tháng tù do nhận 360 triệu đồng để "làm ngơ" cho các tàu chở xăng lậu của ông Hữu đi qua địa bàn mà mình quản lý. So với các bị cáo còn lại, HĐXX nhận định số tiền Phương nhận không lớn, nhưng đến nay, bị cáo mới nộp lại 250 triệu đồng. Về việc này, ông Phương giải thích "hoàn cảnh gia đình rất khó khăn".

"Khó khăn đến mức nào? Khi phạm tội làm tới thượng tá, phó phòng cảnh sát giao thông tỉnh đúng không?", VKS hỏi. Ông Phương cho hay khi tại chức, mức lương tháng khoảng 20 triệu đồng, nhà phải đi thuê, không có thu nhập thứ hai, nợ nần lãi ngoài nhiều. Bị cáo xin hưởng án treo để lao động và khắc phục nốt số tiền còn thiếu, đỡ cảnh khi chết vẫn mang nợ Nhà nước", ông khai trong phiên tòa sáng nay.

Về hành vi phạm tội, Phương nói được bị cáo Nguyễn Văn Hùng (cựu Đồn trưởng Biên phòng cảng Trường Long Hòa, tỉnh Trà Vinh) bảo sẽ có tàu qua lại tuyến sông nhờ "giúp đỡ" nhưng không nói tàu gì.

VKS chất vấn: "Bị cáo có biết tại sao ở phiên sơ thẩm lại không được hưởng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo không? Bị cáo nghĩ lại đi".

Sau hai lần khẳng định "khai thật thà", ông Phương bị VKS truy vấn: "Cả cái đoạn sông rộng thế anh quản lý hàng nghìn con tàu đi qua hàng ngày, Hùng nhờ tàu là tàu nào, anh nói rõ xem nào?".

Ông Phương sau đó thừa nhận "bảo kê" cho tàu mang tên Nhật Minh của trùm xăng lậu Hữu, "nhưng trong quá trình tuần tra kiểm soát chưa từng gặp tàu Nhật Minh nào".

Lời khai của ông Phương bị VKS đánh giá "không đúng", do từ tháng 10/2019 đến tháng 1/2021, theo điều tra, hàng tháng có tới 3- 4 chuyến tàu Nhật Minh đi qua vùng biển ông Phương chịu trách nhiệm quản lý.

"Đừng nói là không. Trong báo cáo vi phạm không có là bởi bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới bỏ qua", VKS phân tích. Bị cáo Phương vẫn khẳng định "khai báo rất thật thà".

Theo bản án sơ thẩm, tháng 9/2019- 2/2021, tại một số đơn vị thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển khu vực các tỉnh phía Nam, một số cán bộ đã tạo điều kiện cho đường dây của ông Hữu vận chuyển và tiêu thụ xăng lậu trên biển trong thời gian dài.

Từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, đường dây buôn lậu hơn 204 triệu lít xăng, trị giá gần 2.900 tỷ đồng. Tổng tiền hối lộ khoảng 38 tỷ đồng.

Sau bản án sơ thẩm tuyên giữa tháng 7, 9 trong 14 bị cáo đã kháng cáo.

Thanh Lam

 

Điều tra đưa hối lộ khi đấu thầu thiết bị giáo dục cho vùng khó khan

https://vnexpress.net/dieu-tra-dua-hoi-lo-khi-dau-thau-thiet-bi-giao-duc-cho-vung-kho-khan-4553745.html

QUẢNG NAMÔng Nguyễn Đức Thuận, cựu kế toán Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tây Giang, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ 1,5 tỷ đồng của hai đơn vị cung cấp thiết bị giáo dục.

Ngày 28/12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam khởi tố bị can, bắt ông Nguyễn Đức Thuận, 49 tuổi, về tội Nhận hối lộ.

Liên quan vụ án, cảnh sát bắt Nguyễn Văn Quốc, 36 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông Trí Phát và Nguyễn Thị Thanh Thủy, 45 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Tin học viễn thông Việt Com, cùng tội Đưa hối lộ.

Nhà chức trách cáo buộc, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang được cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học theo Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư bốn gói thầu gần 10 tỷ đồng. Quá trình tổ chức đấu thầu, giám đốc Quốc và Thủy bị nghi đã thỏa thuận chi 1,5 tỷ đồng hối lộ cho kế toán Thuận để giúp trúng thầu.

Đắc Thành

 

Cựu đại tá biên phòng nói nhận tiền của 'trùm' buôn lậu xăng dầu nhưng không 'bảo kê'

https://tuoitre.vn/cuu-dai-ta-bien-phong-noi-nhan-tien-cua-trum-buon-lau-xang-dau-nhung-khong-bao-ke-20221228175401181.htm

Chiều 28-12, các luật sư và bị cáo trình bày phần bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm vụ án nhận hối lộ, bảo kê buôn lậu xăng dầu cho "trùm" Phan Thanh Hữu.

Đề nghị bác kháng cáo của hai tướng cảnh sát biển

Cựu đại tá biên phòng khai nhận 120.000 USD từ 'ông trùm' xăng dầu do 'không suy nghĩ'

Từng nói 'kêu oan suốt đời', cựu đại tá bất ngờ nhận tội tại phiên xử trùm buôn lậu xăng dầu

Tại phiên tòa phúc thẩm chiều 28-12, sau phần bào chữa của luật sư, cựu đại tá Nguyễn Thế Anh (cựu chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang) tự bào chữa tại tòa.

Ông Anh thừa nhận có nhận tiền của "trùm" buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu, song lại cho rằng không phạm tội nhận hối lộ để thực hiện hành vi bảo kê cho hoạt động buôn lậu của Hữu.

Bị cáo lập luận nếu là hành vi bảo kê thì giữa bị cáo và Phan Thanh Hữu phải có tin nhắn qua lại chi tiết về số tàu, tên tàu, trọng tải tàu, đường hướng hoạt động, vị trí neo đậu, vị trí đánh hàng trên biển như thế nào... để nhắn tin lại cho các đơn vị chức năng bảo kê cho hoạt động buôn lậu của Hữu, nhưng bị cáo cho rằng không có việc này.

Theo đó nếu có bảo kê, đồng nghĩa việc hằng tháng Hữu đưa tiền hối lộ, rồi chuyển cho các đơn vị thì mới coi là hình thức bảo kê.

"Viện kiểm sát nói bị cáo bảo kê nhưng không làm rõ bảo kê như thế nào. Nếu là bảo kê, anh Hữu phải nhắn tin cho bị cáo, bị cáo nhắn tin lại cho các đơn vị. Sau đó tàu vẫn bị bắt thì các đơn vị đó và bị cáo phải chịu trách nhiệm hàng hóa của Hữu. Đó mới là hành vi bảo kê", cựu đại tá biên phòng nói.

Bị cáo Nguyễn Thế Anh cũng phủ nhận cáo buộc từ tháng 10-2019 đến tháng 2-2021, bị cáo nhận tiền từ Phan Thanh Hữu để bảo kê cho việc buôn lậu xăng dầu của Hữu sang Campuchia thông qua hoạt động tạm nhập tái xuất xăng dầu.

Theo cựu đại tá biên phòng, hoạt động tạm nhập tái xuất với xăng dầu được quy định rất chặt chẽ trong Luật hải quan. Không có việc Hữu đưa tiền cho bị cáo trong giai đoạn này nên mong đại diện viện kiểm sát, HĐXX xem xét.

"Bị cáo thấu hiểu được việc viện kiểm sát nói với bị cáo dám làm dám chịu. Nếu xác định được việc đó bị cáo sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm của pháp luật, bị cáo không có gì phải kêu" - ông Thế Anh nói.

Về số tiền nhận hối lộ, bị cáo Nguyễn Thế Anh cũng nói việc viện kiểm sát cáo buộc ông nhận 60.000 USD và 950 triệu đồng từ tháng 3-2020 đến tháng 8-2020 để đưa cho các đơn vị, thủ trưởng và phần của ông hưởng 30.000 USD là không đúng.

Đồng thời đề nghị viện kiểm sát làm rõ mình đưa tiền cho ai, thủ trưởng là thủ trưởng nào, đưa cho các hải đội, hải đoàn là đưa cho ai, đưa cho chủ thể nào thì mới buộc tội ông được.

Ngày mai 29-12, phiên tòa phúc thẩm sẽ tiếp tục diễn ra.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Thế Anh nhận án tù chung thân về tội "nhận hối lộ" và từ 2 năm tù về tội "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép", tổng hình phạt tù chung thân.

Theo cáo trạng từ tháng 9-2019, Phan Thanh Hữu cấu kết với một số đối tượng vận chuyển xăng lậu sang Campuchia bán kiếm lời đã nhờ cựu chỉ huy trưởng biên phòng Kiên Giang, cựu phó chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Thế Anh giúp đỡ.

Theo thỏa thuận, mỗi tháng Hữu sẽ chi cho Nguyễn Thế Anh số tiền 30.000 USD và 100 triệu đồng. Tổng số tiền từ tháng 10-2019 đến tháng 2-2020, Hữu đã chi cho Nguyễn Thế Anh tổng cộng 150.000 USD và 500 triệu đồng.

Đến đầu năm 2020, Hữu và đồng phạm có ý định vận chuyển xăng nhập lậu vào tiêu thụ trong nội địa nên Hữu hẹn gặp Nguyễn Thế Anh tại khách sạn REX (trước là khách sạn Bến Thành), ở đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM.

Tại cuộc gặp, Nguyễn Thế Anh yêu cầu Hữu phải chi cho cấp trên và một số lực lượng khác với tổng số tiền hằng tháng 60.000 USD và 950 triệu đồng. Phan Thanh Hữu chấp nhận chi hối lộ cho Nguyễn Thế Anh từ tháng 3-2020 đến tháng 8-2020, tổng cộng 360.000 USD và 5,7 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tháng 8-2020, Hữu biết Nguyễn Thế Anh chuyển về làm chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang, nên từ tháng 9-2020 đến tháng 1-2021, mỗi tháng Hữu chỉ chi cho Nguyễn Thế Anh 10.000 USD.

Cáo trạng nêu tổng số tiền Phan Thanh Hữu đã chi để hối lộ cho Nguyễn Thế Anh trong thời gian từ tháng 10-2019 đến tháng 1-2021 là 560.000 USD và 6,2 tỉ đồng.

HÀ THANH

 

Công an TP.HCM đang điều tra mở rộng vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

https://tuoitre.vn/cong-an-tp-hcm-dang-dieu-tra-mo-rong-vu-an-ba-nguyen-phuong-hang-20221228185255622.htm

Chiều 28-12, thượng tá Trần Thị Kim Lý, chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM, cho biết vụ án bà Nguyễn Phương Hằng đến nay đã khởi tố 4 bị can gồm bà Hằng và 3 trợ lý. Phòng PC01 đang mở rộng điều tra, xử lý những người liên quan.

Bộ trưởng Bộ Công an: Công an TP.HCM phải quyết liệt hơn nữa trong phòng chống tội phạm

Công an TP.HCM ra quân trấn áp tội phạm thời gian diễn ra World Cup, Tết Nguyên đán

Chiều 28-12, Công an TP.HCM tổ chức thông báo tình hình, kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trong năm 2022 và một số công tác trọng tâm năm 2023.

Tại buổi họp báo, thượng tá Trần Thị Kim Lý - chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM (PC01) - cho biết vụ án bà Nguyễn Phương Hằng đến nay đã khởi tố 4 bị can gồm bà Hằng và 3 trợ lý. Phòng PC01 đang mở rộng điều tra, xử lý đối với những nội dung còn lại và những người liên quan.

Cũng tại buổi họp báo, thượng tá Nguyễn Ngọc Hà - phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM - cho biết năm 2022, số vụ phạm tội về trật tự xã hội được kéo giảm (-156 vụ); đã điều tra khám phá 317 vụ (74,33%), bắt 4.972 đối tượng; triệt phá nhiều đường dây, tổ chức tội phạm lớn, mang tính tiêu biểu của cả nước; triệt phá nhiều đường dây, tổ chức cá độ bóng đá qua mạng với số tiền giao dịch hơn 700 tỉ đồng; triệt phá các tổ chức cho vay với thủ đoạn "khủng bố" người vay và người thân...

Tuy nhiên, tội phạm giết người vẫn còn xảy ra, giết người thân do mâu thuẫn bộc phát, mâu thuẫn tình cảm gia đình với hành vi dã man, mất nhân tính, gây bức xúc dư luận. Tội phạm cướp, cướp giật, trộm tài sản được kéo giảm mạnh (so với năm 2019 giảm 279 vụ).

Tội phạm mua bán người từ Việt Nam sang Campuchia rộ lên trong thời gian gần đây, bằng thủ đoạn hứa hẹn "việc nhẹ, lương cao" để dụ dỗ, lôi kéo các nạn nhân.

Công an TP.HCM cho biết điều tra mở rộng vụ án của bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, ngụ quận 1, tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam), cơ quan điều tra xác định Nguyễn Thị Mai Nhi (39 tuổi, ngụ quận 12), Lê Thị Thu Hà (30 tuổi), Huỳnh Công Tân (28 tuổi, cùng ngụ tỉnh Bình Dương) đã giúp sức tích cực cho bà Hằng, thực hiện hành vi phạm tội liên tục nhiều lần, trong thời gian dài, gây bức xúc dư luận xã hội.

Hành vi giúp sức thể hiện qua việc tạo lập, quản lý các trang mạng xã hội; đăng tải thời gian, chủ đề livestream lên trang mạng xã hội; kết nối các tài khoản mạng xã hội vào Internet, chuẩn bị sân khấu để bà Hằng livestream; đăng tải nội dung xúc phạm trên trang cá nhân và phục vụ hoàn toàn cho bà Hằng khi trực tiếp livestream phát ngôn xúc phạm cá nhân. Việc giúp sức của Nhi, Tân chỉ dừng lại đến khi bà Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam.

MINH HÒA

 

Thu chi ngân sách nhà nước: ‘Phải trả lời câu hỏi tại sao có tiền mà không chi được?’

https://tuoitre.vn/thu-chi-ngan-sach-nha-nuoc-phai-tra-loi-cau-hoi-tai-sao-co-tien-ma-khong-chi-duoc-20221228204903897.htm

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã nói như trên tại hội nghị công bố kết quả thu chi ngân sách nhà nước năm 2022 tại TP.HCM tổ chức cuối ngày hôm nay, 28-12.

Ông Mãi cho biết trong năm 2022 nhiệm vụ thu tăng tốt nhưng chi đầu tư công gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến 28-12, chi đầu tư công chỉ đạt 54%. Ông Mãi kỳ vọng với các công trình giao thông lớn khởi công trong thời gian qua thì tỉ lệ chi đầu tư công khi kết thúc niên độ 20-1-2023 sẽ đạt khoảng 86%.

Từ thực tế năm vừa qua, ông Mãi nhấn mạnh: cần giải câu hỏi tại sao có tiền mà không chi được ngay từ bây giờ để sang năm 2023 các nhiệm vụ chi phải rõ ràng, đặc biệt là chi đầu tư công để có tác động dẫn dắt cho nền kinh tế.

"Kinh tế đã đạt đỉnh vào quý 3-2022 và bắt đầu đi xuống từ quý 4, dự báo khó khăn còn kéo dài tới tháng 6-2023. Nhưng nếu có giải pháp tốt, có hiệu quả thì đến hết quý 1-2023 có thể khắc phục được tình hình. Do vậy ngành tài chính phải bắt tay triển khai kế hoạch của năm 2023 với tinh thần không chủ quan mà phải bám sát tình hình; có sự tập trung cao trong điều hành kinh tế xã hội, nhiệm vụ giải pháp thu ngân sách cho năm sau", ông Mãi nhấn mạnh.

Năm 2023, TP.HCM được Trung ương giao tổng thu ngân sách là 469.000 tỉ đồng, chiếm 26% so với tổng thu ngân sách cả nước. Trong đó, thu nội địa là 323.000 tỉ đồng.

Theo ông Phan Văn Mãi, so với con số thu được năm 2022 thì con số này thấp hơn nhưng điều kiện kinh tế xã hội năm 2023 sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với năm nay.

Do vậy phải xác định trọng tâm, giải pháp để đảm bảo tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội, từ đó có điều kiện để đảm bảo thu - chi.

Ông đề nghị phải đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp để tạo môi trường đầu tư kinh doanh được thông suốt, thuận lợi. Tập trung giải ngân đầu tư công, không được để bị động như năm 2022.

Ngay từ đầu năm 2023 phải hoàn thành thủ tục để giải ngân. Nếu dự án, công trình không đủ thì điều chuyển sớm để ưu tiên cho những công trình, dự án đủ điều kiện để thực hiện giải ngân, tạo sự dẫn dắt đầu tư ngoài ngân sách.

"Ngoài ra, UBND TP và các ngành sẽ tập trung các giải pháp thúc đẩy hoạt động các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp để duy trì tăng trưởng ít nhất ngang với năm 2022"- ông Mãi cho hay.

Thu thuế qua thương mại điện tử tăng mạnhThu thuế qua thương mại điện tử tăng mạnh

TTO - Hoạt động thu thuế với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, số thu từ thương mại điện tử thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay từ năm 2018 đến nay, theo Bộ Tài chính, là 5.588 tỉ đồng.

A.HỒNG

 

Đường dây hối lộ, giả mạo tại các trung tâm đăng kiểm: Khởi tố 43 người, khám xét 12 trung tâm đăng kiểm

https://thanhnien.vn/duong-day-hoi-lo-gia-mao-tai-cac-trung-tam-dang-kiem-khoi-to-43-nguoi-kham-xet-12-trung-tam-dang-kiem-post1536686.html

Liên quan vụ án "môi giới hối lộ", "đưa hối lộ", "nhận hối lộ", "giả mạo trong công tác" xảy ra tại các trung tâm đăng kiểm, chiều 28.12, thượng tá Trần Thị Kim Lý, Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, cho biết đến nay đã có tổng cộng 43 bị can bị khởi tố, khám xét 12 trung tâm đăng kiểm.

Tối 28.12, Công an TP.HCM tổ chức thông báo tình hình, kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong năm 2022 và một số công tác trọng tâm năm 2023. Tại buổi họp, liên quan vụ án "môi giới hối lộ", "đưa hối lộ", "nhận hối lộ", "giả mạo trong công tác" xảy ra tại các trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre, thượng tá Trần Thị Kim Lý, Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, cho biết đến nay đã có tổng cộng 43 bị can bị khởi tố để điều tra, làm rõ.

Thượng tá Lý nói thêm, Cơ quan CSĐT đã khám xét tổng cộng 12 trung tâm đăng kiểm, trong đó có 5 trung tâm đăng kiểm ở TP.HCM, còn lại là các trung tâm đăng kiểm ở các tỉnh, thành.

Theo thượng tá Lý, ngoài các hành vi đã khởi tố, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, thiếu tinh thần trách nhiệm, làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra… của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được phân công, phân cấp để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Theo thượng tá Nguyễn Ngọc Hà (Phó trưởng Phòng tham mưu - Công an TP.HCM), năm 2022, tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP.HCM được đảm bảo. Số vụ phạm tội về trật tự xã hội được kéo giảm 156 vụ; đã điều tra khám phá 3.171 vụ, bắt 4972 đối tượng; triệt phá nhiều đường dây, tổ chức tội phạm lớn, triệt phá nhiều đường dây, tổ chức cá độ bóng đá qua mạng với số tiền giao dịch hơn 700 tỉ đồng; triệt phá các tổ chức cho vay với thủ đoạn “khủng bố” người vay và người thân của người vay…

Thượng tá Hà cho biết, hầu hết các vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận quan tâm đều được Công an TP.HCM điều tra khám phá, truy bắt nhanh các đối tượng gây án. Tuy nhiên, tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người vẫn còn xảy ra, nhất là tội phạm giết người, giết người thân do mâu thuẫn bột phát, mâu thuẫn tình cảm gia đình với hành vi dã man, mất nhân tính, gây bức xúc dư luận. Tội phạm cướp, cướp giật, trộm tài sản được kéo giảm mạnh so với năm 2019, giảm 279 vụ.

Cảnh giác lừa "việc nhẹ lương cao"

Ngoài ra, thượng tá Hà đánh giá, tội phạm mua bán người từ Việt Nam sang Campuchia rộ lên trong thời gian gần đây, bằng thủ đoạn hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” để dụ dỗ, lôi kéo các nạn nhân. Trong năm 2022, ghi nhận 4.266 vụ phạm tội về trật tự xã hội (so với năm 2021 tăng 295 vụ).

Về tội phạm ma túy, thượng tá Hà cho biết, trong năm 2022, Công an TP.HCM đã đấu tranh, khám phá 1.294 vụ, bắt giữ 4.074 nghi can phạm tội về ma túy (so với năm 2021 giảm 3 vụ, tăng 1.717 đối tượng). Thu giữ hơn 91 kg heroin, hơn 147 kg cần sa, hơn 757 kg ma túy tổng hợp, 12 khẩu súng, 127 viên đạn; 6 dao tự chế....cùng nhiều công cụ phương tiện phạm tội có liên quan.

Thượng tá Hà nói thêm, trong năm 2022, Công an TP.HCM đã phát hiện, xử lý 2.569 vụ với 1.262 nghi can vi phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và các vi phạm khác; thu giữ hàng hóa vi phạm hơn 259,7 tỉ đồng.

Đặc biệt, nổi lên một số phương thức, thủ đoạn thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư, nhà thầu, không thực hiện thủ tục đấu thầu theo quy định, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, mua hàng hóa trước, sau đó mới lập hồ sơ chào thầu cạnh tranh, hồ sơ chỉ định thầu nhằm hợp thức hóa; lập chứng từ mua bán lòng vòng để nâng khống giá hàng hóa nhằm tham nhũng, trục lợi.

Trong thời gian tới, thượng tá Hà cho biết sẽ tiếp tục trấn áp mạnh tội phạm có tổ chức, nhất là tội phạm liên quan “tín dụng đen”, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án; tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội...

"Ngoài ra, tập trung nắm tình hình, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tín dụng ngân hàng; đầu cơ, buôn lậu, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, làm giá, thao túng giá vàng, ngoại tệ trên địa bàn thành phố, tung tin thất thiệt gây rối loạn thị trường vào thời điểm cuối năm", thượng tá Hà nhấn mạnh.

Ngọc Lê

 

Quảng Ngãi: Nhiều tổ chức, lãnh đạo bị kỷ luật

https://plo.vn/quang-ngai-nhieu-to-chuc-lanh-dao-bi-ky-luat-post714187.html

(PLO)- Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ngãi quyết định thi hành kỷ luật đối với nhiều tổ chức và cá nhân.

Ngày 28-12, Văn phòng Tỉnh uỷ Quảng Ngãi cho biết Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã họp và quyết định thi hành kỷ luật đối với các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

Cụ thể, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ngãi kỷ luật khiển trách đối với Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 và nhiệm kỳ 2020-2025; Ban Thường vụ Huyện uỷ Nghĩa Hành nhiệm kỳ 2015-2020.

Tỉnh uỷ Quảng Ngãi kỷ luật đối với ông Phan Bình, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư Huyện uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND huyện Nghĩa Hành và ông Đỗ Ngọc Nam, Tỉnh uỷ viên, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ngãi bằng hình thức cảnh cáo.

Tỉnh uỷ Quảng Ngãi cũng kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Tiến Hải, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chính uỷ BCH BĐBP tỉnh. Tuy nhiên, thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết nên Tỉnh uỷ Quảng Ngãi không ban hành quyết định kỷ luật đối với ông Hải.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ngãi quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Trương Quang Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ngãi kỷ luật khiển trách các ông: Đoàn Thanh Long, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh; Nguyễn Văn Cảnh, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh; Tăng Thanh Toàn, Đảng uỷ viên, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh; Trương Bá Chuẩn, Đảng uỷ viên, Phó Chính uỷ Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ngãi.

Ông Đinh Kà Để, nguyên Bí thư Huyện uỷ Sơn Tây nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020, bị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ngãi kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

THANH NHẬT

 

Thủ tướng kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

https://plo.vn/thu-tuong-ky-luat-chu-tich-pho-chu-tich-ubnd-tinh-thanh-hoa-post714083.html

(PLO)- Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định thi hành kỷ luật đối với nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016-2021 và 2021-2026.

Ngày 27-12, tại Quyết định số 1635/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016 - 2021 và nhiệm kỳ 2021 - 2026 (từ tháng 12-2020 đến nay).

Ông Đỗ Minh Tuấn đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 807-QĐ/UBKTTW ngày 5-12-2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thi hành kỷ luật đảng.

Tại Quyết định số 1633/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016 - 2021 và nhiệm kỳ 2021 - 2026 (từ tháng 12-2020 đến nay), do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 809-QĐ/UBKTTW ngày 5-12 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật đảng.

Tại Quyết định số 1632/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Nguyễn Đình Xứng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016 - 2021 (từ tháng 1-2020 đến ngày 6-12-2020, do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 808-QĐ/UBKTTW ngày 5-12 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thi hành kỷ luật đảng.

Theo Quyết định số 1634/QĐ-TTg ngày 27/12/2022, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Phạm Đăng Quyền, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016 - 2021 (từ tháng 1 đến tháng 12-2020, do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 810-QĐ/UBKTTW ngày 5-12 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thi hành kỷ luật đảng.

Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định kỷ luật khiển trách Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016 - 2021 và 2021 - 2026.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng kỷ luật khiển trách các ông Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Đình Xứng, Đầu Thanh Tùng, Phạm Đăng Quyền,...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, Ban cán sự đảng UBND tỉnh đã vi phạm quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đấu thầu, mua sắm sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Chính trị khai trừ 7 đảng viên ở Đồng Nai, Thanh Hóa...

(PLO)- Bộ Chính trị quyết định báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Trần Đình Thành, nguyên Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai.

Theo Chinhphu.vn

 

Di tích bị xâm hại, tô sơn lòe loẹt: Nhiều cán bộ phường bị khiển trách

https://laodong.vn/xa-hoi/di-tich-bi-xam-hai-to-son-loe-loet-nhieu-can-bo-phuong-bi-khien-trach-1131967.ldo

Thanh Hóa - Liên quan đến vụ xâm hại di tích Quốc gia, nhiều cán bộ phường liên quan đã bị kỷ luật với mức khiển trách và rút kinh nghiệm sâu sắc.

Theo đó ngày 28.12, thông tin từ UBND TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ký quyết định kỷ luật khiển trách đối với 2 cán bộ và phê bình, rút kinh nghiệm sâu sắc đối với 6 cán bộ có liên quan tới vụ xâm hại di tích Quốc gia chùa Quan Thánh (ở phường An Hưng, TP Thanh Hóa).

Hai cán bộ bị kỷ luật khiển trách gồm ông Nguyễn Đình Lợi - Phó Chủ tịch UBND phường An Hưng và ông Ngô Sỹ Thế - cán bộ văn hóa UBND phường An Hưng.

Ngoài ra, phê bình và yêu cầu tập thể Phòng Văn Hóa và Thông tin, Quản lý đô thị, Tài nguyên và Môi trường thành phố, UBND phường An Hưng nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc.

Cùng với đó, phê bình và rút kinh nghiệm sâu sắc đối với 6 cá nhân gồm: Ông Nguyễn Bá Bình - Chủ tịch UBND phường An Hưng; Nguyễn Văn Thuận - Phó Chủ tịch UBND phường An Hưng; Lê Đại Hành - Bí thư Đảng ủy phường Đông Thọ (nguyên Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thành phố); Hoàng Cao Thắng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (nguyên Phó Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin thành phố); Nguyễn Văn Lưu - nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố và bà Phạm Thị Ngọc Thọ - chuyên viên phòng Văn hóa và Thông tin thành phố.

Trước đó, như Lao Động đã thông tin, dịp tháng 11.2022, nhiều người dân tỏ ra bất ngờ, bức xúc khi tại khu Di tích lịch sử quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi (ở phường An Hưng, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) bị xâm hại, tô vẽ lòe loẹt, làm biến đổi nguyên trạng ban đầu.

Ghi nhận tại khu di tích này cho thấy, có khoảng hơn chục bài văn bia, hình tượng trên vách đá (trong khu chùa Quan Thánh) bị tô vẽ màu đỏ vàng lòe loẹt. Thậm chí, một tấm văn bia còn bị khoan, đục lỗ làm hư hỏng 2 chữ trong văn bia khắc trên đá.

Được biết, các văn bia, hình tượng khắc trên vách đá (trong chùa Quan Thánh) đều nằm trong quần thể di tích lịch sử quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi. Cụm di tích này, ngoài chùa Quan Thánh còn có núi Vọng phu, lăng Quận Mãn, chùa Tiên Sơn, Đình Thượng.

Sau khi xảy ra vụ việc, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc kiểm tra, qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định, việc tô vẽ các hạng mục trong di tích là do bà Lê Thị Thịnh. Nói về vụ việc trên, bà Thịnh cho biết, trong thời gian trông coi chùa Quan Thánh, thấy các tấm bia, linh vật bị mốc đen nên đã thuê thợ về sơn vẽ lại.

Đến nay, sau khi xác minh, làm rõ sự việc, cơ quan chức năng TP Thanh Hóa đã quyết định thi hành kỷ luật khiển trách và phê bình, rút kinh nghiệm sâu sắc đối với nhiều cán bộ có liên quan.

 QUÁCH DU

 

Khám xét khẩn cấp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam

https://laodong.vn/phap-luat/kham-xet-khan-cap-tai-tru-so-cuc-dang-kiem-viet-nam-1131987.ldo

Hà Nội - Liên quan đến vụ án sai phạm, tiêu cực trong quá trình cấp giấy chứng nhận đăng kiểm, Công an TPHCM phối hợp với Công an Hà Nội khám xét khẩn cấp Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Khám xét khẩn cấp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam

Việc khám xét được diễn ra vào hôm nay, ngày 28.12, tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam ở địa chỉ số 18 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ của Bộ Công an đã phối hợp kiểm tra các máy tính chung của phòng có chứa dữ liệu hình ảnh về các trạm đăng kiểm, các máy tính cá nhân có dữ liệu điện tử để phục vụ công tác điều tra.

Trước đó, Công an TPHCM xác lập 5 chuyên án để đấu tranh làm rõ các hành vi sai phạm, tiêu cực trong quá trình cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho hơn 70.000 phương tiện tại 12 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TPHCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre.

Đến nay, Công an TPHCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 37 đối tượng để điều tra về các hành vi "Môi giới hối lộ", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Giả mạo trong công tác"; đồng thời tiếp tục mở rộng khám xét tại Phòng Kiểm định xe cơ giới - Cục Đăng kiểm Việt Nam và triệu tập các đối tượng có liên quan để củng cố chứng cứ; mở rộng truy xét, làm rõ toàn bộ hành vi sai phạm.

Vụ án được phát hiện trong quá trình tuần tra, kiểm soát giao thông, Công an TPHCM phát hiện nhiều phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn kỹ thuật (xe tải, xe ben cơi nới thành, thùng; mâm không đúng kích thước; lốp mòn; biển số mờ, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải...) nhưng vẫn được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới.

Vào cuộc điều tra, lực lượng Công an TPHCM phát hiện các dấu hiệu sai phạm, tiêu cực trong quá trình cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại một số Trung tâm đăng kiểm.

Sau đó, lực lượng công an đã bắt giữ các đối tượng trong chuyên án, khám xét khẩn cấp tại 9 Trung tâm Đăng kiểm. Trong đó có 5 trung tâm Trần Lập Nghĩa làm Giám đốc được đặt tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tiền Giang...

Theo điều tra, để có tiền chia cho các nhân viên hàng tuần và làm quỹ hoạt động của Trung tâm, Giám đốc đã chỉ đạo nhân viên trong quá trình kiểm định chất lượng và đo tiêu chuẩn khí thái bảo vệ môi trường đã cố ý bỏ qua lỗi vi phạm

Cụ thể: Bỏ qua các lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công, cho thuê các phụ tùng thay thế các phụ tùng không đảm bảo tiêu chuẩn, sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải... của hơn 70.000 phương tiện giao thông cơ giới, thu lợi bất chính với số tiền ước tính hơn 10 tỉ đồng.

Cơ quan chức năng đánh giá, hành vi của các đối tượng trong các vụ án trên là đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc giám sát số lượng, chất lượng phương tiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước;

Gây thiệt hại cho tài sản của người dân, gây dư luận xấu; nguy cơ gây mất an toàn cho người điều khiển phương tiện và người dân tham gia giao thông trên cả nước, cần phải xử lý nghiêm minh để răn đe phòng ngừa chung.

QUANG VIỆT

 

 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment