Friday, December 30, 2022

Đối Thoại Điểm Tin ngày 30 tháng 12 năm 2022

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 30 tháng 12 năm 2022 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Thiếu thông tin về số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt ở Trung Quốc gây lo ngại toàn cầu

Ủy ban điều tra vụ 6/1 chấm dứt hoạt động, hủy trát triệu tập ông Trump

Reuters: ‘Việt Nam nằm trong số các chế độ kiểm soát chặt chẽ truyền thông xã hội nhất thể giới’

Du khách Nga ‘bỏ’ Việt Nam sang Thái, du lịch Việt gặp khó năm 2022

Reuters: ‘Việt Nam nằm trong số các chế độ kiểm soát chặt chẽ truyền thông xã hội nhất thể giới’

 ‘Giấc mơ’ thành hiện thực của ba gia đình Việt Nam sau hai lần vượt biên

 Mỹ chỉ cho phép du khách đến từ Trung Quốc nhập cảnh nếu có xét nghiệm COVID-19 âm tính

 Philippines chính thức ‘liên lạc trực tiếp’ với Trung Quốc về các quan ngại hàng hải

 Tổng thống Putin hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình qua video vào thứ Sáu

 Nga nã một loạt tên lửa vào Ukraine, Kiev lên án 'sự man rợ vô nghĩa'

 Bao giờ kinh tế Trung Quốc vượt Hoa Kỳ? Hay không bao giờ?

 

RFA

Dân mạng nghi ngờ "anh em song sinh trúng hai giải độc đắc", Vietlott lên tiếng

Vietlott nói sẽ kiến nghị "làm rõ trách nhiệm" những ai đưa tin gây ảnh hưởng đến hoạt động

Tù chính trị: Liệu thời cộng sản có đỡ hơn thực dân? (P.2)

Cũng phải nói cho công bằng, trong tất cả những điều tôi đánh giá về chế độ lao tù cộng sản, có thứ thuộc chính sách của toàn ngành công an, có thứ do mỗi trại áp dụng mỗi kiểu, hoặc từng lãnh đạo trại mỗi thời kỳ khác nhau, lại còn tùy từng cán bộ trực tiếp với phạm nhân cũng khác nhau.

Thanh tra Chính phủ chuyển Công an điều tra về “lợi nhóm” liên quan sách bài tập

Có dấu hiệu "lợi ích nhóm" giữa Bộ Giáo dục-Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước với Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong việc in ấn, phát hành sách bài tập.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ bị chính phủ kỷ luật khiển trách

Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Hữu Độ vào ngày 29/12 nhận quyết định kỷ luật do Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký .

Vụ bảo kê buôn lậu xăng dầu: cựu đại tá Biên phòng được giảm án, hai tư lệnh vùng Cảnh Sát Biển bị y án

Cựu đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thế Anh được Tòa Phúc thẩm giảm mức án từ chung thân xuống 22 năm tù do nộp 5,6 tỷ đồng khắc phục.

Tù chính trị: Liệu thời cộng sản có đỡ hơn thực dân? (P.1)

Tôi muốn thử điểm qua vài nét về một góc tăm tối nhất trong xã hội – nhà tù, xem nhân quyền ở đây ra sao khi so sánh với chế độ thực dân gần một thế kỷ trước; chế độ mà ta từng tố cáo nó dã man, còn mình thì sao.

Vì sao Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội họp bất thường?

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và Quốc hội Việt Nam quyết định triệu tập Hội nghị bất thường vào cuối tháng 12 và đầu tháng tới. Động thái này càng củng cố thêm cho những đoán định về một vài nhân vật cấp cao sẽ phải rời chính trường ra đi.

Người thực hành Pháp luân công tố cáo bị đánh dập nhưng đơn không được đoái hoài!

Hơn chục học viên Pháp luân công ở phường Dĩ An nói họ liên tục bị đánh đập mỗi khi họ tập trung thực hành pháp tại công viên. Những người trực tiếp ra tay bị nhận mặt chính là cán bộ công an phường này.

CEO Alibaba Nguyễn Thái Luyện bị án chung thân

Ông Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Alibaba, vào ngày 29/12 bị tòa tuyên án chung thân về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Thân nhân bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nói không rõ bà này đang trốn ở đâu

Thân nhân bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nói không rõ bà này đang trốn ở đâu; trong khi đã gửi cho Tòa các bằng khen, huy chương do các bộ, ban ngành thưởng cho bản thân bà Nhàn, cũng như các huân chương, huy chương kháng chiến của cha mẹ bà Nhàn.

Trang mạng vietgiaitri.com bị phạt tiền với lý do trích đăng bài của báo mà không có phép

Trận động đất thứ hai tại Hòa Bình trong tháng 12

Xét ba toà nhà, Công an bắt 86 người liên quan đường dây lừa đảo qua mạng

Công an bắt thêm người liên quan vụ ngư dân bị tra tấn trên biển Cà Mau

Khởi tố 43 lãnh đạo, nhân viên tại các Trung tâm đăng kiểm liên quan vụ án nhận hối lộ

Đảng "tha bổng" Bùi Thanh Sơn, Quốc hội sẽ "làm nhân sự cấp cao hơn”?

HĐND tỉnh Gia Lai miễn nhiệm chức vụ ba phó chủ tịch UBND bị kỷ luật

Hãy cứu lấy các loài động vật của chúng ta (SOS)

Dự án TNR Stars Đồng Văn (Hà Nam): Khách hàng khốn đốn, không được xây nhà dù đã trả tiền

 

 

BBC

Tập Cận Bình củng cố quyền lực trong năm 2022 đầy biến động

7 giờ trước

Khách Nga đổ xô đến Thái Lan khi du lịch phục hồi

Chỉ trong tháng 11, số lượng khách Nga đến nước này đã tăng gấp đôi tháng 10 và gần bảy lần so với tháng 9/2022.

8 giờ trước

Nguyễn Viện 'phẫn nộ' và 'mộng mơ' trong Cõi người ở lại và Nu Na Nu Nống

Thế giới trong hai tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Viện vừa được in bởi NXB Cửa dường như là hai thế giới đối lập.

9 giờ trước

Pele: Huyền thoại bóng đá Brazil qua đời ở tuổi 82

Ông được ghi nhận là người ghi được kỷ lục thế giới 1.281 bàn thắng sau 1.363 lần ra sân trong suốt 21 năm sự nghiệp.

8 giờ trước

Mỹ đòi hành khách từ TQ phải xét nghiệm Covid, còn Anh đang cân nhắc

Hoa Kỳ yêu cầu xét nghiệm bắt buộc đối với hành khách đến từ Trung Quốc, Anh đang cân nhắc nhưng EU nói việc kiểm soát đó là 'không công bằng'.

30 tháng 12 năm 2022

GDP Việt Nam năm 2022 tăng lên 8,02%, cao nhất trong 12 năm qua

Kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 8,02%, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022, trong bối cảnh suy thoái và lạm phát trên thế giới.

29 tháng 12 năm 2022

Kyiv nói Nga phóng 120 tên lửa tấn công Ukraine

Giới chức Ukraine nói các thành phố trên cả nước đang phải hứng chịu những đợt tấn công mới của Nga từ trên không và từ Biển Đen.

29 th

Sau đại dịch: những công việc không tuyển nổi người

Sau đại dịch, ở Mỹ có những công việc chủ lao động không thể tìm ra người trong khi các nhân viên cũ một đi không trở lại. Điều gì dẫn đến tình trạng này và làm sao để khắc phục?

29 tháng 12 năm 2022

Vụ AIC: Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn được cho là ‘cầm đầu' các vụ thông thầu

Chiều 28/12, ngày thứ 7 xét xử vụ án vi phạm đấu thầu, đưa nhận hối lộ xảy ra ở Đồng Nai gây thiệt hại hơn 152 tỷ đồng, đại diện VKSND Hà Nội cho rằng bà Nhàn là người "chủ mưu, cầm đầu và đạo diễn" các vụ thông thầu.

29 tháng 12 năm 2022

Lãnh đạo tình báo Ukraine: 'Chiến tranh đang ở thế bế tắc'

29 tháng 12 năm 2022

Tổng thống Hàn Quốc: 'Phải đáp trả Bắc Hàn dù họ có vũ khí hạt nhân'

29 tháng 12 năm 2022

Khủng hoảng trái phiếu ở Việt Nam: 'Bên SCB em có cái này hay lắm'

28 tháng 12 năm 2022

Mỹ đàm phán bán trực thăng, drone cho Việt Nam

15 tháng 12 năm 2022

 

RFI

Covid-19 : Thế giới phản ứng khác nhau với dịch bùng phát ở Trung Quốc

Huyền thoại bóng đá Pele qua đời, Brazil để quốc tang ba ngày

Minsk thông báo đã bắn hạ một tên lửa Ukraina trên không phận Belarus

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Louis Pasteur, nhà khoa học bậc thầy về vận dụng truyền thông

Covid-19: Bắc Kinh khẳng định không hề bưng bít thông tin

Miến Điện : Aung San Suu Kyi lãnh án tổng cộng 33 năm tù

Nga dùng drone tấn công Kiev giữa đêm, Ukraina tiếp tục mất điện trên diện rộng

Tượng đài Nữ hoàng Yekaterina II ở Odessa, Ukraina bị dỡ bỏ

Chiến lược gia Úc : 2023 là năm nhiều nguy cơ vì Putin là « nhân tố nguy hiểm »

Liên Âu họp khẩn để "phối hợp đối phó" dịch Covid-19 ở Trung Quốc

Nga lại ồ ạt oanh kích Ukraina với hàng trăm tên lửa

Mỹ đối phó với làn sóng di dân Cuba lớn nhất trong lịch sử

Vai trò trung tâm của ASEAN trước thách thức của cạnh tranh Mỹ - Trung

Pháp chọn sát cánh lâu dài với Ukraina trong cuộc chiến chống Nga

Kosovo đóng cửa khẩu chính với Serbia

Ấn Độ sẵn sàng đối phó với làn sóng Covid-19 tại Trung Quốc

Covid-19 : Mối đe dọa mới lại đến từ Trung Quốc

Covid-19 : Foxconn thông báo khoản tiền thưởng mới để « giữ chân » người lao động

 

(AFP) - Mỹ bán hệ thống chống tăng trị giá 180 triệu đô la cho Đài Loan. Hợp đồng cung cấp vũ khí mới nhất này được bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông qua ngày 28/12/2022. Phía bộ Quốc Phòng Mỹ nêu chi tiết trong một thông cáo rằng Đài Loan sẽ nhận các hệ thống chống tăng Volcano, nhiều xe tải, đạn dược, đồng thời nhấn mạnh hợp đồng bán vũ khí này « sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự cơ bản trong vùng ». Đài Loan đang tăng tốc hiện đại hóa quân đội trước mối đe dọa từ Trung Quốc.

(NHK) - Nhật Bản cải thiện hệ thống J-ALERT. Chính phủ Nhật Bản đang cải thiện hệ thống cảnh báo khẩn cấp quốc gia J-ALERT để cảnh báo kịp thời người dân về các vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã phóng tên lửa đạn đạo vào tháng 10 và tháng 11, nhưng cảnh báo hồi tháng 11 chỉ được kích hoạt sau khi tên lửa đã bay qua lãnh thổ xứ hoa anh đào.

(AFP) - TSMC bắt đầu sản xuất ồ ạt chíp bán dẫn 3 nanomètre (nm). Tập đoàn chế tạo chíp bán dẫn lớn nhất toàn cầu hôm 29/12/2022, thông báo bắt đầu sản xuất thế hệ chíp tiên tiến nhất. Dòng chíp siêu nhỏ 3nm cho khả năng tính toán cao hơn, tiêu thụ ít điện hơn và cải thiện chất lượng bộ sạc điện. Chíp 3nm hiện được xem là yếu tố then chốt cho thế hệ smartphone trong tương lai sử dụng mạng 5G và các công nghệ mũi nhọn khác. TSMC của Đài Loan cung cấp cho thị trường thế giới gần 50% chíp có kích cỡ dưới 10nm.

(AFP) - Cam Bốt : Hỏa hoạn trong một khách sạn sòng bạc khiến ít nhất 19 người thiệt mạng. Lửa bốc lên dữ dội trong đêm 28-29/12/2022 ở khách sạn sòng bạc Grand Diamond City, ở thành phố Poipet vùng biên giới Cam Bốt - Thái Lan. Lính cứu hỏa đã không can thiệp được ngay do khói bốc lên mù mịt. Chính quyền địa phương lo ngại « số người chết sẽ còn cao hơn ». Trong số người bị thương, có 13 người trong tình trạng nguy kịch. Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ cháy.

(AFP) - Philippines ghi nhận 33 người chết vì lũ lụt và sạt lở đất. Đa phần nạn nhân là ở tỉnh Tây Misamis, trên đảo Mindanao. Những cơn mưa to trút xuống hôm Giáng Sinh đã dẫn đến lũ lụt và sạt lở đất ở nhiều vùng miền trung và nam Philippines. Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia hôm 29/12/2022 thông báo hàng trăm ngôi nhà và hơn 5.000 hectare trồng trọt đã bị tàn phá, hàng chục ngàn người phải đến lánh nạn ở trung tâm dành cho người sơ tán.

(AFP) - Tư pháp Mỹ điều tra về dân biểu « đánh bóng » lý lịch. Ngày 28/12/2022, một công tố bang New York đã mở một cuộc điều tra sơ bộ về George Santos, sau khi vị tân dân biểu của đảng Cộng Hòa thừa nhận đã khai man sơ yếu lý lịch, với « rất nhiều thông tin bịa đặt và mâu thuẫn đáng kinh ngạc ». Trước đó, dân biểu của bang New York đã thừa nhận nói dối về ông bà ngoại theo Do Thái Giáo, sự nghiệp ở phố Wall và bằng đại học New York.

(RFI) - Mỹ lo ngại về loạt vụ tấn công các nhà máy điện. Các vụ tấn công nhắm vào khoảng chục nhà máy điện ở nhiều bang, như Oregon, Bắc Carolina, và gần đây là bang Washington. Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ FBI đang tiến hành điều tra. Hiện chưa có nghi phạm nào bị phát hiện hoặc bắt giữ. Nhà chức trách cũng cho biết hiện giờ chưa biết các vụ tấn công này có liên quan đến nhau không. Roy Cooper, thống đốc bang North Carolina nói rằng các sự cố này làm dấy lên nỗi lo ngại về một mối đe dọa mới, bởi các nhà máy điện đa phần chỉ có tường bảo vệ, các rào chắn hoặc hàng rào thép gai rất dễ vượt qua.

(AFP) - Năm 2022 là một năm « rất khó khăn » đối với Gazprom. Hôm qua, 28/12/2022, chủ nhân tập đoàn Gazprom Alexei Miller đã thừa nhận rằng năm 2022 là một năm « rất khó khăn » đối với tập đoàn của ông, được đánh dấu bằng một sự thay đổi lớn về mặt chiến lược, khi tập đoàn dầu khí Nga phải chuyển hướng xuất khẩu sang châu Á. Trong thông cáo báo chí đăng ngày 01/12, Gazprom thông báo đã khai thác được 376,9 tỷ m3 khí đốt trong khoảng thời gian từ tháng 01-11/2022, tức là ít hơn gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

(Le Point) - Binh sĩ Nga được trữ tinh trùng miễn phí. Theo hãng thông tấn Nga Tass, các binh sĩ Nga tham chiến ở Ukraina sẽ không mất tiền để làm đông lạnh tinh trùng của mình và lưu trữ chúng trong ngân hàng tinh trùng. Nhưng thông báo này cũng khiến nhiều đàn ông (không phải là quân nhân) đến các phòng khám để làm đông lạnh tinh trùng.

(AFP) - Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi giáo dân cầu nguyện cho người tiền nhiệm Benoit XVI, 95 tuổi. Lời kêu gọi của Giáo hoàng Phanxicô được đưa ra hôm 28/12 trong bối cảnh cựu Giáo hoàng Benedicto đang rất yếu và hiện đang đuợc theo dõi y tế. Đích thân giáo hoàng Phanxicô hôm qua đã đến thăm ngài, đã từ chức vào năm 2013 vì lý do sức khỏe. Tuy nhiên, hôm nay 29/12, truyền thông Ý đưa tin sức khỏe cựu giáo hoàng XVI vẫn « ổn định », không xấu đi so với hôm qua.

(Le Monde) - Kylian Mbappé sẽ « không bao giờ chấp nhận được thất bại » trước đội tuyển Achentina ở trận chung kết World Cup 2022. Cầu thủ Pháp thổ lộ như trên với báo chí sau trận đấu giữa CLB Paris Saint-Germain và Strasbourg ngày 28/12/2022. Tuy nhiên, tiền đạo trẻ tỏ quyết tâm sẽ mang lại mọi danh hiệu cho CLB của thủ đô.

(Le Monde) - Báo giấy Pháp tăng giá. Nhật báo nổi tiếng Pháp Le Monde cho biết cũng phải tăng giá bán thêm 20 xu từ ngày 01/01/2023, giống như nhiều nhật báo lớn khác Le Figaro, Les Echos, La Croix, Libération. Lý do là giá giấy tăng gần gấp ba (từ 400 euro/tấn vào quý 1 năm 2021 lên thành 1.100 euro/tấn vào tháng 11/2022), cũng như chi phí in ấn tăng mạnh.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: Thứ Sáu, ngày 30 tháng 12 năm 2022

HẦU HẾT DU KHÁCH NGA BỎ VIỆT NAM SANG THÁI LAN TRONG NĂM QUA

Làn sóng du khách người Nga đã bỏ sang các địa điểm khác trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan, khiến ngành du lịch VN gặp khó khăn lớn trong năm 2022.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên là do VN tạm ngưng các chuyến bay đến Nga trong lúc diễn ra cuộc chiến xâm lăng Ukraine. Một nguyên nhân khác nữa là do sự hấp dẫn của các điểm đến trong khu vực.

Theo số liệu chính thức của Việt Nam, tính đến ngày 29/12 cho thấy chưa đến 40 ngàn người Nga đến VN vào năm 2022, tức giảm gần 94% so với khoảng 650 ngàn người trước khi xảy ra đại dịch vào năm 2019. Con số này chưa bằng một nửa số du khách Nga đến Thái Lan chỉ trong tháng 11, với gần 110 ngàn du khách Nga, gấp đôi so với tháng 10 và gấp 7 lần so với tháng 9.

Ngành du lịch VN đã gặp nhiều khó khăn trong năm nay, với chỉ 3 triệu rưởi du khách so với 18 triệu người vào năm 2019, chủ yếu do nhu cầu du lịch toàn cầu thấp hơn và chính sách nhập cảnh của VN bị siết chặt hơn so với các nước láng giềng.

Trong năm 2019, ngành du lịch đã giúp VN thu vào khoảng 12 tỷ Mỹ kim. Ngoài thị trường Trung Quốc, số lượng du khách Nga bị giảm đi nhiều nhất trong số các thị trường du lịch chính của VN vào năm 2022.

Theo số liệu năm 2019 từ Tổng cục Du lịch VN, mặc dù du khách Nga không phải là khách quốc tế đến VN nhiều nhất, nhưng nhóm du khách này lại chi tiêu nhiều hơn so với du khách từ các quốc gia khác, trung bình gần 2 ngàn Mỹ kim mỗi người. Con số này cao hơn gấp đôi so với mức chi tiêu của người Nhật và cao hơn mức trung bình 1 ngàn Mỹ kim từ du khách Trung Quốc.

MỸ YÊU CẦU TOÀN BỘ HÀNH KHÁCH TRUNG QUỐC PHẢI XÉT NGHIỆM

Hoa Kỳ trở thành quốc gia mới nhất áp dụng xét nghiệm dịch Vũ Hán đối với các hành khách đến từ Trung Quốc sau khi nước này tuyên bố mở lại biên giới vào tuần tới đây.

Cần biết là các nước Ý, Nhật Bản, Đài Loan và Ấn Độ cũng công bố yêu cầu xét nghiệm bắt buộc đối với du khách từ Hoa Lục.

Sau ba năm đóng cửa với thế giới, Trung Quốc sẽ cho người dân đi lại tự do hơn từ ngày 8 tháng Giêng năm tới. Nhưng làn sóng lây nhiễm dịch đang diễn ra trong đất nước này đã làm dấy lên sự cảnh giác từ các quốc gia khác.

Trung Quốc báo cáo là khoảng 5 ngàn ca nhiễm mỗi ngày, nhưng các chuyên gia y tế nói rằng những con số như vậy là quá thấp, và cho rằng con số nhiễm dịch mỗi ngày có thể lên tới gần một triệu người. Các bệnh viện ở Hoa Lục hiện quá tải và người dân chật vật tìm các loại thuốc chữa trị căn bản.

Vào hôm thứ Tư 28/12, Hoa Kỳ cho biết việc thiếu dữ liệu dịch bệnh "đầy đủ và minh bạch" ở Trung Quốc đã góp phần dẫn đến quyết định yêu cầu xét nghiệm từ ngày 5 tháng Giêng đối với du khách từ Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao.

Tuy nhiên bộ ngoại giao Trung Cộng đáp trả là các quy tắc về dịch bệnh chỉ nên được đưa ra trên cơ sở khoa học, đồng thời cáo buộc các nước đang "thổi phồng" tình hình.

Trước đại dịch, Trung Quốc là thị trường du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới.

LÀN SÓNG BIỂU TÌNH Ở IRAN VẪN TIẾP TỤC KHÔNG LUI BƯỚC

Phong trào tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Iran đã diễn ra liên tục trong hơn 100 ngày qua, bất chấp các đàn áp tàn khốc, với ít nhất 476 người tranh đấu bị giết hại và khoảng 14 ngàn người đã bị bắt giữ.

Vào hôm qua 27/12, một sinh viên Iran sống tại Pháp đã tự sát để thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với cuộc tranh đấu của người Iran. Người này là ông Mohammad Moradi 38 tuổi, đã nhảy xuống sông Rhone ở thành phố Lyon, thuộc miền trung nước Pháp.  Phát ngôn nhân cộng đồng Iran tại Lyon cho biết Mohammad Moradi muốn dùng cái chết của mình để thế giới ‘‘nghe thấy tiếng nói của cuộc cách mạng tại Iran’’.

Cần biết là làn sóng biểu tình tại Iran nổ ra từ 100 ngày trước để phản đối về cái chết của cô  Mahsa Amini 22 tuổi vào ngày 16/09. Cô Amini qua đời sau khi bị bắt giữ bởi “cảnh sát đạo đức” của Iran, một lực lượng có nhiệm vụ việc tuân thủ các quy định tôn giáo khắc nghiệt trong xã hội.  

Các cuộc biểu tình nổ ra gần như hàng ngày, ở khắp mọi miền đất nước, thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội. Đây là phong trào phản kháng chưa từng có về thời gian và về phạm vi địa lý, kể từ khi chế độ Cộng hòa Hồi giáo Iran ra đời vào năm 1979. Chân dung của giáo chủ tối cao Ali Khamenei bị đốt phá và phụ nữ công khai bỏ khăn trùm đầu xuống đường.

Bạo quyền Iran đã  đàn áp khốc liệt với cáo buộc là các thế lực thù địch nước ngoài đã thổi bùng bạo động, với việc tử hình ít nhất là hàng chục người biểu tình. Vào hôm 27/12, Tổng thống Iran Ebrahim Raissi một lần nữa đe dọa sẽ đàn áp thẳng tay mọi hành động chống lại nhà nước. Nhưng bất chấp các đàn áp, làn sóng phản kháng không chấp nhận lui bước, với mục tiêu là chấm dứt chế độ Hồi giáo Iran.

Chế độ Hồi giáo Iran bị tố cáo là một trong những chế độ tàn bạo nhất hành tinh. Số người bị tử hình trong năm nay là hơn 500 người, đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Cộng. Nhà tranh đấu nhân quyền Narges Mohammadi, bị bắt giam trước khi phong trào phản kháng bùng nổ, trong một thông điệp từ nhà tù Evine ở Teheran, chuyển đến nghị viện Âu châu, đã khẳng định: “Tôi chắc chắn là chúng tôi sẽ chiến thắng!”.

CHÁY ĐƯỜNG HẦM XA LỘ Ở NAM HÀN, ÍT NHẤT 5 NGƯỜI CHẾT

Ít nhất 5 người đã thiệt mạng và 37 người khác bị thương sau trận hỏa hoạn tại đường hầm xa lộ ở thành phố Gwacheon của Nam Hàn vào hôm qua, thứ Năm 29/12.

Theo bản tin của thông tấn xã Nam Hàn, vụ hỏa hoạn diễn ra sau khi một xe tải đụng vào một xe buýt trong đường hầm Gyeongin số 2 ở thành phố Gwacheon, cách thủ đô Seoul khoảng 20 cây số về hướng nam. Những hình ảnh thu được cho thấy khói lửa đã bốc lên ngùn ngụt trong vụ hỏa hoạn.

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 2 giờ chiều ngày hôm qua. Đoạn xa lộ này là một tuyến đường quan trọng nối liền hải cảng Incheon với thành phố Seongnam. Lực lượng cứu hỏa đã ngay lập tức kéo đến và tìm thấy 5 thi thể bên trong hai chiếc xe gây ra vụ va chạm. Khoảng 94 xe chữa cháy, 219 lính cứu hỏa cùng một số trực thăng đã được điều động đến hiện trường.

Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk-yeol đã ngay lập tức ra lệnh cho giới hữu trách gấp rút kiểm tra hiện trường nhằm tìm kiếm người bị nạn cũng như cung cấp dịch vụ y tế cho những người bị thương. Ông Yoon yêu cầu điều tra nguyên nhân cũng như hậu quả của vụ tai nạn nhằm ngăn chặn những diễn biến tương tự trong thời gian tới.

CHÁY TẠI SÒNG BẠC Ở BIÊN GIỚI CAMPUCHIA, 10 NGƯỜI THIỆT MẠNG

Ít nhất là 10 người thiệt mạng và hơn 30 người khác bị thương trong vụ hỏa hoạn vào đêm 28/12 tại một sòng bạc Campuchia, gần biên giới Thái Lan.

Cảnh sát địa phương cho hay là ngọn lửa bùng lên ở sòng bạc Grand Diamond City thuộc thị trấn Poipet, tỉnh Banteay Meanchey, vào lúc 11 giờ rưởi đêm ngày 28/12.

Giám đốc cảnh sát tỉnh Banteay Meanchey cho hay khoảng 360 nhân viên và 11 xe cứu hỏa đã được điều động đến nơi để dập tắt đám cháy và tìm kiếm nạn nhân. Lực lượng cứu cấp của Thái Lan cũng tham gia hỗ trợ. Nhưng đến sáng hôm qua, ngọn lửa vẫn chưa dập tắt hoàn toàn. Theo thông tin sơ khởi, ít nhất 10 người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương, với một số người trong tình trạng nguy kịch.

Khoảng 50 công dân Thái Lan, bao gồm cả nhân viên của sòng bạc, đang bị mắc kẹt bên trong. Theo truyền thông địa phương, sòng bạc này có khoảng 400 nhân viên. Giới chức trách tiếp tục điều tra về nguyên nhân vụ hỏa hoạn này.

 

 

Viet-studies

Tương Lai: Một Năm Nhìn Lại (viet-studies 30-12-22)◄◄◄

Triển lãm quốc phòng Việt Nam nhìn qua lăng kính chính trị đối nội: The Domestic Political Optics of Vietnam’s International Defense Expo (Diplomat 23-12-22) Bản PDF -- Bài hay, nhiều nhận xét mới lạ, sâu sắc ◄◄

Tăng trưởng 2022 của Việt Nam cao nhất trong 10 năm qua (RFI 29-12-22)

Đảng "tha bổng" Bùi Thanh Sơn, Quốc hội sẽ "làm nhân sự cấp cao hơn”? (RFA 28-12-22)

Vì sao Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội họp bất thường? (RFA 28-12-22)  -- Bàn thêm về số phận Vũ Đức Đam & Phạm Bình Minh (sau bài của Lê Văn Đoành trên Tiếng Dân) Ông Võ Văn Thưởng: Cần sức ép trong Đảng để cán bộ có vi phạm từ chức (TP 29-12-22) -- Nhắn khéo Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Bùi Thanh Sơn? Hehehe!

Phạm Sanh Châu là ai? Chiến dịch Hoa Kim tước là gì? (VNTB 25-12-2022)◄◄

Hai thách thức lớn nhất về dữ liệu khi Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số (VietTimes 25-12-22)

Gần 400 doanh nghiệp Việt phá sản, tháo chạy khỏi thị trường mỗi ngày (DV 29-12-22)

Đưa 200 cán bộ trẻ, cán bộ nữ đi bồi dưỡng ở nước ngoài (TP 29-12-22) "cán bộ trẻ + cán bộ nữ"?  Muốn phá hoại tan hoang gia đình của người  ta hay sao?

Apple có thể sản xuất iPhone ngoài Trung Quốc không?  Can Apple Make the iPhone Without China? (Atlantic 12-28-22)

Người Mỹ gốc Hmong vừa đắc cử thị trưởng một thành phố lớn ở MỹOakland’s Next Mayor Highlights Political Rise of Hmong Americans (NYT 28-12-22)

 

 

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Chuyển động Quốc Phòng (23/12 – 29/12/2022)

Thế giới hôm nay: 30/12/2022

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P2)

Thế giới hôm nay: 29/12/2022

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P1)

Thế giới hôm nay: 28/12/2022

Nhìn lại xung đột năm 2022 và ngẫm về hòa bình trong năm mới

27/12/1944: Mỹ tịch thu tài sản công ty Montgomery Ward

Thế giới hôm nay: 27/12/2022

Trung Quốc vật lộn với Covid trong khi chuỗi chỉ huy gây bối rối

 


Báo Tiếng Dân

Một số nhận thức nhầm về đảng và Mác – Lênin (Phần cuối)30/12/2022

Dù sao ‘phê phán dân sự hóa quân đội’ cũng có vài điểm… ‘đúng’29/12/2022

Chuyện kể về cuộc phản công Kharkiv của Ukraine, khiến Putin choáng váng và định hình lại cuộc chiến (Phần 3)29/12/2022

Chuyện kể về cuộc phản công Kharkiv của Ukraine, khiến Putin choáng váng và định hình lại cuộc chiến (Phần 2)29/12/2022

Chuyện kể về cuộc phản công Kharkiv của Ukraine, khiến Putin choáng váng và định hình lại cuộc chiến (Phần 1)29/12/2022

Bạn có thể yêu Putin hay nước Nga – không thể cả hai29/12/2022

Bình thường cho những điều bình thường29/12/2022

Một số nhận thức nhầm về đảng và Mác – Lênin (Phần 2)29/12/2022

Tình hình Ukraine ngày thứ 30829/12/2022

Một công thần bị chôn vùi (Phần 3)29/12/2022

 

Thuy My

Marie Holzman: «  Đại dịch Covid sẽ là Tchernobyl của chế độ cộng sản Trung Quốc »

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 309, 29-12-2022

Trần Trung Đạo - Bài thơ "cuối năm" hay nhất tôi được đọc

Lê Xuân Nghĩa - Xin đừng chủ quan hoặc tự mãn

Trần Xuân Thái - Chớ xem thường dịch bệnh từ Hoa lục !

Nguyễn Thông - Một công thần bị chôn vùi (3)

Phạm Công Luận - Nơi đầm ấm với sách & cà phê

Hoàng Nguyên Vũ - Bao năm no béo với mỏ vàng sách giáo khoa, đến nay NXB Giáo dục mới bị "sờ gáy"

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Một số nhận thức nhầm về Đảng và Mác – Lê Nin 30/12/2022

Các dự báo về nước Nga hậu Putin 30/12/2022

Giá của đồng vốn làm ăn ở Việt Nam hiện quá cao 30/12/2022

Sự lệch chuẩn và loạn giá trị thời mạt văn hóa 29/12/2022

Thay đổi phương thức chống tham nhũng để không bị “hao mòn nhân cách” 29/12/2022

“Gan trời” cũng không dám 29/12/2022

 

Thông tin mỗi ngày

 

·         Đoan Trang

·         Huỳnh Ngọc Chênh

·         Jonathan London

·         Nghiên cứu Quốc tế

·         Người Buôn Gió 

·         Nguyễn Xuân Diện

·         Nhát sỹ Tô Hải

·         R F I

·         Thuy My

·         Luat Khoa

·         VietNam Thời Báo

·         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thôi Ủy viên Bộ Chính trị

https://vnexpress.net/pho-thu-tuong-pham-binh-minh-thoi-uy-vien-bo-chinh-tri-4553248.html

Tại cuộc họp bất thường chiều 30/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất để Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.

Thông cáo phát đi ngay sau cuộc họp cũng cho biết Trung ương đã thống nhất để Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thôi vị trí Ủy viên Trung ương. Thông cáo không nêu lý do cụ thể cho các quyết định này.

Ban chấp hành Trung ương cũng đã cho ý kiến về hai nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội khóa XV phê chuẩn chức danh Phó thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có bốn phó Thủ tướng gồm các ông Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành. Với quyết định nêu trên, Chính phủ chỉ còn hai Phó thủ tướng hiện là Ủy viên Trung ương Đảng.

Theo kế hoạch, ngày 5/1 sẽ khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội khóa XV để xem xét một số vấn đề cấp bách, trong đó có quyết định về công tác nhân sự đại biểu và nhân sự khác. Nội dung về nhân sự sẽ được bố trí vào đầu kỳ họp.

Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh 63 tuổi, quê Nam Định, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV.

Sự nghiệp của ông Phạm Bình Minh gắn liền với ngành ngoại giao. Năm 1981, sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại giao Hà Nội, ông làm cán bộ tại Bộ Ngoại giao, sau đó là Tùy viên Đại sứ quán Việt Nam tại Anh.

Học xong thạc sĩ Luật và Ngoại giao tại Đại học Fletcher (Mỹ), ông làm Vụ phó Các tổ chức quốc tế. Sau bốn năm công tác ở cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc và Mỹ, ông về nước làm Quyền vụ trưởng, rồi Vụ trưởng Các tổ chức quốc tế, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao.

Tháng 8/2007, ông làm Thứ trưởng Ngoại giao và bốn năm sau làm Bộ trưởng ở tuổi 52. Ông Phạm Bình Minh có 9 năm làm Phó thủ tướng, từ tháng 11/2013 đến nay, trong đó 8 năm kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và làm Phó thủ tướng thường trực từ tháng 9/2021.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh từng phụ trách các lĩnh vực: Ngoại giao và quan hệ đối ngoại; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; Quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - hải đảo; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam; các vấn đề về nhân quyền. 

Từ tháng 9/2021, ông đảm nhiệm thêm công tác xây dựng thể chế; dân tộc, tôn giáo; phòng chống tội phạm; phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại; đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; đặc xá.

Viết Tuân

 

Cựu Bí thư Đồng Nai bị khai trừ Đảng

https://vnexpress.net/cuu-bi-thu-dong-nai-bi-khai-tru-dang-4554678.html

Ông Trần Đình Thành, nguyên Ủy viên Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai, bị khai trừ Đảng.

Quyết định được Ban Chấp hành Trung ương đưa ra tại hội nghị bất thường chiều 30/12.

Trước đó đầu tháng 12, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét kỷ luật các ông Trần Đình Thành; Đinh Quốc Thái, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Phan Huy Anh Vũ, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai; Bồ Ngọc Thu, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo ông Trần Văn Vĩnh, nguyên Phó bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.

Ngày 19/10, ông Trần Đình Thành và ông Đinh Quốc Thái bị khởi tố, tạm giam với cáo buộc nhận hối lộ trong vụ án liên quan đấu thầu của Công ty AIC.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đồng Nai đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong thực hiện một số dự án và công tác cổ phần hóa. Một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, bị xử lý hình sự.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại và nguy cơ thất thoát rất lớn ngân sách nhà nước, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.

Nói lời sau cùng tại TAND Hà Nội trưa nay, ông Trần Đình Thành xin lỗi Đảng bộ, nhân dân tỉnh Đồng Nai và gia đình, bạn bè vì sai phạm tại vụ án AIC ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Nhà nước, trở thành tấm gương xấu, trong khi bản thân là lãnh đạo cao cấp. "Bị cáo đã đem đến vết nhơ cho Đảng bộ tỉnh, trở thành bí thư tỉnh ủy đầu tiên trong lịch sử 80 năm của Đảng bộ Đồng Nai vướng lao lý. Vô cùng đau xót", ông nói.

Ông Thành và Thái mỗi người bị cáo buộc nhận hối lộ 14,5 tỷ đồng; ông Vũ nhận 14,8 tỷ đồng của AIC. Riêng ông Vũ bị truy tố thêm tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ba bị cáo bị VKS đề nghị 9-21 năm tù.

Viết Tuân

 

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thôi Ủy viên Trung ương Đảng

https://vnexpress.net/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-thoi-uy-vien-trung-uong-dang-4553249.html

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã biểu quyết, thống nhất để Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thôi vị trí Ủy viên Trung ương, tại phiên họp bất thường chiều 30/12.

Thông cáo ngắn gọn phát đi ngay sau cuộc họp cũng cho biết Trung ương đã thống nhất để Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII và không nêu lý do cụ thể về quyết định này.

Ban chấp hành Trung ương sau đó đã cho ý kiến về hai nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội khóa XV phê chuẩn chức danh Phó thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có bốn phó Thủ tướng gồm các ông Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành. Với quyết định nêu trên, Chính phủ chỉ còn hai Phó thủ tướng hiện là Ủy viên Trung ương Đảng.

Theo kế hoạch, ngày 5/1, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ hai để xem xét một số vấn đề cấp bách, trong đó có quyết định về công tác nhân sự đại biểu và nhân sự khác. Nội dung về nhân sự sẽ được bố trí vào đầu kỳ họp.

Ông Vũ Đức Đam 59 tuổi, quê Hải Dương là phó tiến sĩ kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII.

Từ tháng 10/1994, ông có 10 năm công tác tại Văn phòng Chính phủ với vai trò Vụ phó Quan hệ quốc tế, quyền Vụ trưởng ASEAN, rồi thư ký, trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Tháng 3/2003, ông làm Phó chủ tịch tỉnh Bắc Ninh. Tháng 8/2005, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông.

Tháng 11/2007, ông có 4 năm công tác tại Quảng Ninh, giữ nhiều chức vụ như Phó bí thư, Chủ tịch tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy.

Tháng 8/2011, ông Đam về Trung ương làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - trở thành thành viên Chính phủ trẻ nhất khi được bổ nhiệm.

Ông làm Phó thủ tướng từ tháng 11/2013 và giữ cương vị này qua ba nhiệm kỳ liên tục. Ông cũng là Phó thủ tướng trẻ nhất trong Chính phủ Việt Nam các khóa XIII, XIV. Các lĩnh vực ông phụ trách là giáo dục, đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; thông tin và truyền thông; văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao; y tế, dân số, gia đình và trẻ em.

Viết Tuân

 

Kè hơn 250 tỷ đồng sạt lở khi đang thi công

https://vnexpress.net/ke-hon-250-ty-dong-sat-lo-khi-dang-thi-cong-4554535.html

VĨNH LONG82 m bờ kè tại huyện Trà Ôn sụp đổ xuống sông Măng Thít khi đang thi được công, khiến hàng chục hộ dân phải di dời khẩn cấp.

Trưa 30/12, ông Nguyễn Văn Trạng, Chủ tịch UBND huyện Trà Ôn, cho biết vụ sạt lở xảy ra chiều qua. Đoạn kè bị sạt lở cách chân cầu Trà Ôn khoảng 200m, ăn sâu vào bờ 15 m, làm sập một căn nhà, ảnh hưởng 14 hộ dân tại khu vực 1, thị trấn Trà Ôn.

"Vụ sạt lở xảy ra khi đơn vị thi công hoàn tất phần tường kè bên ngoài và cho bơm cát vào phía trong, rất may không xảy ra thương vong", ông Trạng nói. Chính quyền địa phương đã huy động lực lượng hỗ trợ di dời đồ đạc, vật dụng sinh hoạt, bố trí nơi ở tạm cho người dân và giăng dây cảnh báo khu vực nguy hiểm.

Đoạn kè bị sự cố thuộc dự án chống sạt lở bờ sông Măng Thít, dài 900 m, cao 3 m. Đây là hạng mục của dự án nâng cấp tuyến đê bao dọc hai bên bờ sông Măng Thít dài hơn 47 km, tổng đầu tư hơn 1.450 tỷ đồng, thực hiện năm 2016-2025.

Hôm 5/12, sạt lở ở sông Cổ Chiên đã cuốn trôi 13 nhà dân cùng hàng chục ha vườn cây, ao cá ở xã Hoà Ninh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long.

Tình trạng xói mòn bờ sông khá phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 1992, sạt lở ngày càng gia tăng, mỗi năm khu vực mất 300-600 ha đất. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sạt lở do khai thác cát quá mức làm dòng chảy của sông thay đổi.

Từ năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp các bộ ngành trình Chính phủ, Quốc hội hỗ trợ các tỉnh, thành miền Tây hơn 6.600 tỷ đồng để xử lý sạt lở, góp phần ổn định dân sinh, vùng ven sông, ven biển...

Cửu Long

 

Đăng kiểm, kiểm gì?

https://vnexpress.net/dang-kiem-kiem-gi-4554331.html

Hơn một tuần nay, người dân, đặc biệt là giới kinh doanh dịch vụ vận tải ở TP HCM khốn khổ vì vạ vật ở các trạm đăng kiểm.

Công an TP HCM đang mở rộng điều tra đường dây đưa, nhận hối lộ, giả mạo trong công tác tại nhiều trung tâm đăng kiểm ở TP HCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp. Lãnh đạo các trung tâm này được xác định đã nhận tiền của chủ 70.000 phương tiện, thu lợi bất chính gần 10 tỷ đồng.

Từ chỗ buông lỏng quản lý, cơ quan thẩm quyền đang siết chặt hoạt động đăng kiểm, bắt đầu bằng động thái đóng cửa các trung tâm vi phạm trong ba tháng để thanh, kiểm tra.

Nắm được tình hình ách tắc tại các trạm ở TP HCM (chỉ còn 10 trong tổng số 17 trạm còn hoạt động), anh Nguyễn Văn Thùy, kỹ sư xây dựng, phải bỏ công ăn việc làm xuống tận Bến Lức, Long An từ 5h sáng, rồng rắn xếp sau hàng trăm xe tồn lại từ chiều hôm trước. Đến 17h, xe anh mới đăng kiểm xong - mất cả ngày cho một quy trình vốn chỉ tốn 1-2 giờ vào các năm trước.

Cuộc điều tra các sai phạm liên quan đến đăng kiểm trước mắt sẽ gây ra những phiền phức cho người dân và các thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp dịch vụ vận tải. Nhưng theo tôi, đây là việc trước sau vẫn phải làm quyết liệt để chấm dứt tình trạng tiêu cực tại các trạm đăng kiểm hiện nay.

Nhân viên đăng kiểm có thể cấp đăng kiểm cho cả những xe vi phạm các tiêu chuẩn an toàn, khi được "bôi trơn". Việc này chỉ bại lộ khi CSGT phát hiện ra phần "ngọn" là những xe vi phạm và truy cứu tận gốc, với các đợt điều tra phá án như đang diễn ra.

Câu hỏi đặt ra là liệu có phải toàn quốc chỉ có chừng chục trạm vừa bị phát hiện làm ẩu? Nếu sau biến động này, những xe vi phạm giấu mình thật kỹ rồi tiếp tục vi phạm thì sao? Các trạm vừa vi phạm chấp hành tốt án phạt, sau thời gian quy định liệu có chấm dứt làm liều như trước?

Để hạn chế tiêu cực, ngoài việc tăng cường trách nhiệm của CSGT, cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với đơn vị đăng kiểm và chế tài xử phạt tăng nặng với chủ xe vi phạm.

Trước hết là trách nhiệm của trung tâm đăng kiểm. Năm 2011, thời điểm cả nước xảy ra khoảng hơn 100 vụ cháy nổ ôtô, xe máy, trong đó hơn 50 vụ liên quan đến ôtô, giới chức mới thừa nhận "có một khoảng trống về pháp luật": chưa có đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm trong các vụ cháy, nổ ôtô. Lúc đó, Bộ Giao thông Vận tải (mà trực tiếp là Cục Đăng kiểm) được giao nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các văn bản, quy định để quản lý vấn đề này.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tôi, văn bản mới nhất - Thông tư 16/2021/TT-BGTVT - chỉ có một dòng thiếu cụ thể như sau: "Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm, phụ trách dây chuyền, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ thực hiện kiểm định phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định".

Thiếu quy định rõ ràng, nên khi một chiếc xe vừa đăng kiểm hôm nay, ngày mai đụng chuyện và được kết luận do phương tiện quá cũ nát, thiếu an toàn thì vẫn là tài xế và chủ xe chịu trách nhiệm; đơn vị đăng kiểm không liên đới.

Về phía chủ xe, tôi thử bàn đến một chế tài nghiêm khắc hơn. Chẳng hạn, các hành vi vi phạm quy định an toàn sẽ không chỉ bị tịch thu phương tiện như quy định trong luật hiện tại, mà còn bị "treo" giấy phép lái xe (với tài xế) hoặc giấy phép kinh doanh (với chủ doanh nghiệp vận tải), liệu ai còn dám cơi nới phương tiện rồi "mua đứt" đăng kiểm như lâu nay?

Thanh tra, chấn chỉnh các sai phạm, tiêu cực trong hoạt động đăng kiểm là vấn đề trước mắt, cần xử lý rốt ráo. Ngoài ra, về lâu dài, cần xem xét tới những bất cập trong quy định đăng kiểm.

Bất cập ở chỗ ngành đăng kiểm hiện chỉ căn cứ vào niên hạn xe, và quy định thời hiệu đăng kiểm quá ngắn. Các hãng xe hiện nay thường bảo hành 3 năm hoặc 50.000 km, có hãng bảo hành 5 năm hoặc 100.000 km. Do vậy, để giảm bớt thời gian và tiền bạc cho người dân, theo tôi, quy định nên thay đổi như sau: Xe mới miễn đăng kiểm ba năm; xe từ 4 đến 15 năm mỗi lần đăng kiểm có giá trị 24 tháng; xe cũ hơn hạn định này mỗi năm đăng kiểm một lần.

Cơ quan đăng kiểm cũng nên nghiên cứu phân loại thời hiệu đăng kiểm dựa trên số km đã chạy hoặc mục đích sử dụng của phương tiện. Xe con (chủ yếu sử dụng cho gia đình) có thể kéo dài thời hạn đăng kiểm so với xe khách, xe tải hoặc xe chạy dịch vụ.

Điều quan trọng là sự nghiêm túc, chặt chẽ trong mỗi lần đăng kiểm; chứ không phải tần suất sáu tháng một lần nhưng theo cách nhận tiền rồi cho qua.

Đăng kiểm, với 5 triệu xe hiện nay và khoảng 10 triệu xe trong tương lai gần, là khâu rất quan trọng với đời sống xã hội và phát triển kinh tế quốc gia. Nó cần được kiện toàn hợp lý, khoa học, tránh nhiều hệ lụy như hiện nay.

Mạnh dạn thay đổi quy định đăng kiểm và mạnh tay với nạn vòi tiền sẽ giúp giải được bài toán thực tế hoá quy trình đăng kiểm, giảm thiệt hại cho toàn xã hội.

Nguyễn Huy Cường

Có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh nâng giá nhiều gói thầu thiết bị ở các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

https://tuoitre.vn/co-dau-hieu-loi-dung-dich-benh-nang-gia-nhieu-goi-thau-thiet-bi-o-cac-benh-vien-thuoc-bo-y-te-20221230190440728.htm

Thanh tra xác định nhiều gói thầu cung cấp thiết bị y tế chống dịch tại các bệnh viện thuộc Bộ Y tế “có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh” nâng giá từ 2 - 3,1 lần đơn giá nhập khẩu sau thuế, nên chuyển Bộ Công an điều tra.

Ngày 30-12, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 tại Bộ Y tế.

Nội dung đáng chú ý của kết luận là cơ quan thanh tra đã chuyển thông tin ba vụ việc liên quan mua sắm, mượn thiết bị chống dịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong đó có vụ việc nhiều gói thầu do Công ty Tài Lộc cung cấp cho các bệnh viện thuộc Bộ Y tế "có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh nâng giá cao bất thường".

Theo kết luận, trong giai đoạn 2020-2021, dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Bộ Y tế được giao thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó phải đảm bảo cơ số thuốc, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch.

Để đáp ứng nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch, yêu cầu các bệnh viện tuyến trung ương rà soát thuốc, máy móc…

Gây hiểu nhầm giá thiết bị do bộ công bố

Tuy nhiên, qua kiểm tra tại Bộ Y tế, cơ quan thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót, sai phạm trong công tác quản lý và tổ chức mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin và thuốc phòng, chống COVID-19.

Theo kết luận, việc thẩm định, phê duyệt giá gói thầu và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Bộ Y tế đối với một số gói thầu có dấu hiệu vi phạm điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Những gói thầu bị thanh tra liệt kê vi phạm gồm: Hệ thống nội soi phế quản, model CV-170 của Hãng Olympus tại Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên; Máy X-quang di động kỹ thuật số, model FRD Nano/DR-XD1000 của Hãng Fujifim tại Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế.

Bộ Y tế bị thanh tra kết luận đã ban hành một số văn bản thông báo giá sinh phẩm, trang thiết bị y tế chẩn đoán xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 nội dung không rõ ràng về thông tin "tham khảo" và thông tin "giá công bố" tại phụ lục văn bản. Việc này có thể dẫn đến việc hiểu đây là giá doanh nghiệp công bố hoặc giá cũng có thể là giá Bộ Y tế công bố.

Theo thanh tra, trang thiết bị y tế không phải mặt hàng do Nhà nước quản lý giá nên việc công bố giá bán "không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của Bộ Y tế".

Kết quả thanh tra cho thấy Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc trúng nhiều gói thầu của các bệnh viện thuộc Bộ Y tế với quy mô và giá trị lớn. Tuy nhiên sau khi trúng thầu, công ty không trực tiếp mua từ đơn vị nhập khẩu hoặc đơn vị ủy quyền, mà mua qua nhiều đơn vị trung gian để cung cấp cho các bệnh viện.

Theo thanh tra, việc mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian trên dẫn đến giá thiết bị y tế bị nâng cao. "Đa số đơn giá thiết bị y tế trong hợp đồng của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc với các bệnh viện cao gấp khoảng từ 2-3,1 lần đơn giá nhập khẩu sau thuế", kết luận nêu.

Theo Thanh tra Chính phủ, việc bán các thiết bị với giá cao trên "có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để nâng giá bán cao bất thường". Thanh tra đã chuyển thông tin vụ việc sang Bộ Công an để điều tra.

Cùng với đó, Thanh tra chuyển thông tin sang Bộ Công an để điều tra việc mượn hàng hóa, mua sắm của Viện Pasteur TP.HCM trong giai đoạn 2020-2021 có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật; đồng thời trong đó có một số doanh nghiệp cho Viện Pasteur TP.HCM mượn hàng hóa, nhập khẩu hàng…

Vụ việc thứ ba bị chuyển điều tra là việc thẩm định, phê duyệt giá gói thầu và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Bộ Y tế đối với một số gói thầu.

Cụ thể là các gói thầu mua sắm các thiết bị: Hệ thống nội soi phế quản, model CV-170 của Hãng Olympus; Máy X-quang di động kỹ thuật số, model FRD Nano/DR-XD1000 của Hãng Fujifim. Theo Thanh tra, việc thẩm định, phê duyệt giá các gói thầu này có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật.

Có dấu hiệu nâng giá chênh lệch đấu thầu 41 tỉ đồng cho ba thiết bị do Sở Y tế TP.HCM làm chủ đầu tưCó dấu hiệu nâng giá chênh lệch đấu thầu 41 tỉ đồng cho ba thiết bị do Sở Y tế TP.HCM làm chủ đầu tư

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều thiết bị phục vụ phòng chống dịch COVID-19 do Sở Y tế TP.HCM làm chủ đầu tư có dấu hiệu nâng giá từ vài trăm triệu lên đến gần 20 tỉ. Tại một số bệnh viện cũng có gói thầu bị nâng giá hơn 20 tỉ.

THÂN HOÀNG

 

Bắt giám đốc, phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-19D ở TP.HCM

https://tuoitre.vn/bat-giam-doc-pho-giam-doc-trung-tam-dang-kiem-50-19d-o-tp-hcm-20221230193943493.htm

Tối 30-12, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác nhận Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Tân đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam giám đốc, phó giám đốc cùng 3 đăng kiểm viên của Trung tâm Đăng kiểm 50-19D ở TP.HCM.

Thông tin từ Công an TP.HCM cho hay ngày 30-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Tân đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Bửu Tùng (64 tuổi, ngụ Kiên Giang, giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-19D) về tội nhận hối lộ.

Cùng bị khởi tố về tội danh trên còn có Nguyễn Huỳnh Phong (phó giám đốc), Nguyễn Quỳnh Tuân, Nguyễn Văn Cường, Trần Minh Hiếu (đăng kiểm viên).

Công an cũng khởi tố ông Nguyễn Tấn Thành về hành vi đưa hối lộ.

Trung tâm Đăng kiểm 50-19D thuộc Công ty cổ phần Phú An Viễn (trụ sở chính tại đường Trần Hưng Đạo, phường 7, quận 5) do ông Trần Bửu Tùng làm đại diện pháp luật.

Đây là tiến trình mới trong quá trình mở rộng điều tra về tiêu cực ở các trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam do Công an TP.HCM làm chủ công.

Mới đây, Công an TP.HCM thông tin đã khởi tố, bắt tạm giam 43 người về các tội môi giới hối lộ, đưa hối lộ, nhận hối lộ, giả mạo trong công tác.

Trung tâm đăng kiểm thuộc Sở GTVT TP.HCM làm việc hết sức để phục vụ người dânTrung tâm đăng kiểm thuộc Sở GTVT TP.HCM làm việc hết sức để phục vụ người dân

Chiều 30-12, đoàn công tác của Sở Giao thông vận tải TP.HCM đến kiểm tra một số trung tâm đăng kiểm và động viên tinh thần các cán bộ, công nhân viên đã “căng mình” làm việc những ngày qua.

MINH HÒA

 

Vụ Alibaba: Cùng mua đất, vì sao người được trả tiền, người được trả đất?

https://tuoitre.vn/vu-alibaba-cung-mua-dat-vi-sao-nguoi-duoc-tra-tien-nguoi-duoc-tra-dat-20221230182748708.htm

Chiều 30-12, hội đồng xét xử đã tuyên xong phần trách nhiệm bồi thường cho 4.548 bị hại trong vụ Alibaba. Trong số hàng ngàn khách hàng mua đất dự án của Alibaba có người được trả đất, có người được bồi thường tiền. Tại sao?

23 bị cáo phạm tội, nhưng chỉ 2 người chịu trách nhiệm bồi thường

Trong phần nhận định của bản án, hội đồng xét xử cho rằng mỗi bị cáo đều là một mắt xích quan trọng của quá trình phạm tội. Hội đồng xét xử cũng đã xác định hành vi của từng bị cáo đã giúp sức cho Nguyễn Thái Luyện lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Đồng thời, qua xét hỏi công khai tại phiên tòa cùng các hồ sơ thu thập được cho thấy Nguyễn Thái Luyện, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Alibaba, là người chủ mưu, cầm đầu, giữ vai trò điều hành xuyên suốt, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Công ty Alibaba và 22 pháp nhân có liên quan từ giai đoạn định hướng vị trí đất, thỏa thuận giá cả, chọn người đứng tên nhận chuyển nhượng đến thiết kế vẽ đồ họa, duyệt sơ đồ phân lô, quyết định giá bán mỗi nền đất của từng dự án cũng như quyết định người đứng ra ký hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bị hại.

Trong vòng hơn 3 năm, kể từ khi thành lập đến ngày khởi tố vụ án 13-9-2019, Công ty Alibaba triển khai bán đất nền trên 58 dự án cho 4.548 bị hại, chiếm đoạt tổng số tiền 2.446 tỉ đồng.

Quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo là nhân viên dưới quyền của Nguyễn Thái Luyện trình bày phù hợp với khai nhận của bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện, giám đốc tài chính Công ty Alibaba), xác định toàn bộ số tiền chiếm đoạt do các bị hại nộp trực tiếp về bộ phận kế toán Công ty Alibaba hoặc thông qua tài khoản cá nhân của Mai mở tại các ngân hàng.

Toàn bộ số tiền này do bị cáo Mai quản lý, sử dụng theo yêu cầu của bị cáo Luyện. Do đó, hội đồng xét xử tuyên buộc hai bị cáo Võ Thị Thanh Mai và Nguyễn Thái Luyện phải chịu toàn bộ trách nhiệm về việc bồi thường cho các bị hại trong vụ án.

Trong vụ án này, hội đồng xét xử đã xác định một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan được giải tỏa kê biên những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một số người được tiếp tục thực hiện hợp đồng và nhận đất sử dụng.

Trong bản án, hội đồng xét xử xác định, những khách hàng nào đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các cá nhân đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cụ thể là Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Lực và Trịnh Minh Pháp) và đã công chứng hợp đồng, người mua cũng đã chuyển số tiền từ 50% đến 100% giá trị hợp đồng thì được tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Lý giải về vấn đề này, hội đồng xét xử phân tích đối tượng hợp đồng (các thửa đất) đã có sẵn, các thửa đất đã được tách phù hợp giữa thực tế và nội dung trong hợp đồng. Đồng thời, các khách hàng này có nhu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng nên hội đồng xét xử xác định đây là những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án và giải tỏa kê biên các thửa đất để các khách hàng tiếp tục thưc hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc nộp thuế để sang nhượng đất.

Còn lại, số khách hàng là 4.548 đã mua đất nền của 58 dự án không có thật của Alibaba đều được xác định là bị hại.

Cụ thể, hội đồng xét xử cho biết đã nhận được yêu cầu của 4.548 bị hại đề nghị tòa án buộc Nguyễn Thái Luyện bồi thường lại tiền mua đất đã nộp cho Công ty Alibaba, lợi ích nhận được từ các hợp đồng quyền chọn và lãi suất trên số tiền đã nộp.

Tuy nhiên, hội đồng xét xử đánh giá rằng, trong các hợp đồng đã ký với các bị hại, Nguyễn Thái Luyện đã dùng sáu quyền chọn để thu hút người dân mua đất dự án do Luyện vẽ ra: thuê lại đất với giá 2%/tháng trên giá chuyển nhượng; thuê lại đất với giá 1%/tháng trên giá chuyển nhượng và thu lại lợi nhuận 18%/năm sau 12 tháng; mua lại với chênh lệch 30% sau 12 tháng; mua lại với chênh lệch 35% sau 12 tháng; mua lại với chênh lệch 70% sau 24 tháng; thanh toán 50%, góp 3 triệu đồng/tháng, giữ đất.

Hội đồng xét xử nhận định các hợp đồng quyền chọn không phải giao dịch dân sự thông thường, mà là một trong những thủ đoạn gian dối nhằm cho các bị hại tin tưởng và nộp tiền để Luyện chiếm đoạt.

Theo đó, số tiền bị chiếm đoạt được xác định là số tiền các bị hại thực tế nộp cho Công ty Alibaba sau khi đã khấu trừ các lợi ích từ hợp đồng quyền chọn đã được nhận. Do đó, hội đồng xét xử không chấp nhận các yêu cầu bồi thường tiền lãi suất cũng như lợi nhuận từ hợp đồng quyền chọn.

Giành quyền khởi kiện cho các bị hại khác

Ngoài việc tuyên các nội dung trên, bản án cũng giành quyền kiện bằng vụ án dân sự khác cho các khách hàng đã đầu tư, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất liên quan đến các bị cáo nhưng chưa được xác định là bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án này.

Vụ Alibaba: Kiến nghị công an làm rõ nhiều nội dungVụ Alibaba: Kiến nghị công an làm rõ nhiều nội dung

Ngày 30-12, trong phiên xét xử Nguyễn Thái Luyện và 22 bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba, HĐXX TAND TP.HCM tiếp tục tuyên án đối với phần trách nhiệm dân sự với 4.548 bị hại.

HOÀNG ĐIỆP

 

Cà Mau: Giải ngân chậm nên hủy bỏ vốn gần 135 tỉ đồng của 3 dự án

https://thanhnien.vn/ca-mau-giai-ngan-cham-nen-huy-bo-von-gan-135-ti-dong-cua-3-du-an-post1537344.html

Kiểm toán Nhà nước cho rằng, nguồn vốn ODA được phân bổ cho Cà Mau cao nhưng tiến độ giải ngân chậm, nên hủy bỏ vốn 134,823 tỉ đồng của 3 dự án.

Ngày 30.12, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa kiến nghị tỉnh Cà Mau tổ chức rút kinh nghiệm và chỉ đạo Sở KH-ĐT, các chủ đầu tư, các đơn vị có liên quan rút kinh nghiệm, chấn chỉnh về các tồn tại, hạn chế trong việc tham mưu cho tỉnh này.

Cụ thể: Bố trí vốn cho 5 dự án (DA) nhóm B, 5 DA nhóm C thực hiện kéo dài vượt thời gian quy định; không nắm bắt tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) của địa phương.

Tham mưu phân bổ vốn không đúng danh mục T.Ư cho phép nên không được T.Ư bố trí vốn, thu hồi số tiền 15,189 tỉ đồng còn tồn đọng.

Phân bổ vốn dự phòng 170 tỉ đồng (nguồn tập trung 83 tỉ đồng; nguồn xổ số kiến thiết 86 tỉ đồng) không ưu tiên bố trí để thanh toán nợ đọng XDCB, thu hồi vốn ứng trước có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn địa phương theo quy định.

Bố trí vốn cho một số đơn vị chưa sát thực tế, khả năng thực hiện từng DA. Nhiều đơn vị đăng ký số vốn mà không căn cứ vào khả năng, tiến độ triển khai của DA (chưa có mặt bằng, chưa ước lượng được khối lượng hoàn thành,...) nhưng vẫn được giao kế hoạch vốn dẫn đến thừa vốn phải đề nghị điều chỉnh giảm.

Nguồn vốn ODA được phân bổ vốn cao nhưng tiến độ giải ngân chậm, chỉ đạt 38% kế hoạch vốn, nên hủy bỏ vốn 134,823 tỉ đồng của 3 DA, gồm: DA cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải TP.Cà Mau (hủy 103 tỉ đồng); Tiểu dự án 8: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm - rừng vùng ven biển tỉnh Cà Mau (hủy 30,824 tỉ đồng); DA kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau (hủy 1 tỉ đồng).

Theo KTNN, DA đầu tư xây dựng công trình Khu tái định cư rừng phòng hộ biển Tây H.Trần Văn Thời (điểm dân cư vàm kênh Sào Lưới), UBND tỉnh Cà Mau quyết định chủ trương đầu tư DA, phê duyệt điều chỉnh DA khi chưa xác định rõ nguồn vốn, phương án huy động vốn theo quy định. Việc chưa xác định rõ nguồn vốn cho DA dẫn đến DA không thực hiện đúng theo tiến độ ban đầu, chưa đảm bảo theo mục tiêu của DA, làm tăng tổng mức đầu tư 30,859 tỉ đồng (từ 72,711 tỉ đồng lên 103,571 tỉ đồng).

DA sắp xếp dân cư khu vực sạt lở ven biển Đông (khu dân cư chợ Thủ, xã Tam Giang Tây, H.Ngọc Hiển) lập tổng mức đầu tư theo nguồn vốn được cấp mà không xác định đầy đủ theo quy mô thực tế của DA, dẫn đến việc thực hiện DA dở dang, chưa có vốn bố trí để hoàn thành các hạng mục theo thiết kế mà chỉ thực hiện theo số tiền được ngân sách T.Ư hỗ trợ.

Thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt (63/94 gói thầu) không có chi phí dự phòng chưa phù hợp với khoản 2 điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26.10.2015, dẫn đến thiếu 10% chi phí dự phòng (hơn 94 tỉ đồng).

Đồng thời, KTNN kiến nghị UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở KH-ĐT, các chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan có giải pháp khắc phục, xử lý dứt điểm với số tiền 47 tỉ đồng sẽ trở thành nợ XDCB. Cụ thể: tất toán tài khoản DA hoàn thành số phải trả 19,355 tỉ đồng quá thời hạn quy định cần phải được bố trí kế hoạch vốn để thanh toán trả nợ cho nhà thầu; 6 danh mục công trình không được T.Ư bố trí vốn, thu hồi số tiền 15,189 tỉ đồng còn tồn đọng...

Gia Bách

 

Lãng phí từ sách giáo khoa gần 2.400 tỉ đồng: Giáo viên đề xuất ‘thà một lần đau’

https://thanhnien.vn/lang-phi-tu-sach-giao-khoa-gan-2400-ti-dong-giao-vien-de-xuat-tha-mot-lan-dau-post1537403.html

Những thông tin liên quan đến công tác biên soạn, in ấn và tăng giá sách giáo khoa tại thông báo kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về GD-ĐT ban hành ngày 29.12 vốn dĩ đã được dư luận đề cập lâu nay.

Thật ra, câu chuyện “phía sau” sách giáo khoa âm ỉ từ lâu lắm. Giáo viên, phụ huynh... nhận biết, ca thán những lần thay sách giáo khoa… Thực trạng đó như con sâu gặm nhấm niềm tin vào giáo dục.

Chỉ trong 6 năm, giá trị lãng phí tạm tính từ sách giáo khoa lên tới gần 2.400 tỉ đồng, nguyên nhân do sách được thiết kế có thể viết vào dẫn tới không thể dùng lại, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ

Nhưng lần này khác, có dấu hiệu “lợi ích nhóm” giữa Bộ GD-ĐT và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong việc in ấn, phát hành sách bài tập được Thanh tra Chính phủ nêu ra trong kết luận thanh tra. Chỉ một giai đoạn từ năm 2014 đến tháng 8.2019, Thanh tra Chính phủ xác định - do sách cũ không dùng lại được vì bị viết, vẽ và làm bài tập trực tiếp vào đó - giá trị lãng phí là 2.374 tỉ đồng (con số làm tròn). Và, đây chỉ mới là… tạm tính!

“Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường”, “lạm dụng vị trí độc quyền sách giáo khoa”, dấu hiệu “lợi ích nhóm” được Thanh tra Chính phủ gọi tên trước những sai phạm liên quan câu chuyện sách giáo khoa của hai đơn vị: Bộ GD-ĐT và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Trong công bố “Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2021”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam than khó, kể khổ; một lãnh đạo của đơn vị này đã nói: “Phục vụ là mục đích, kinh doanh là phương tiện”. Vì thế, dư luận rất mong Bộ Công an và các ngành chức năng sớm vào cuộc theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, nhất là dấu hiệu “lợi ích nhóm”.

Là nhà giáo, những người liên quan trực tiếp đến việc sử dụng sách giáo khoa, chúng tôi có những đề xuất để không còn tình trạng lợi dụng việc sử dụng sách giáo khoa của học sinh để mang lại lợi ích nhóm.

Cần thanh tra toàn diện, mở rộng thời gian thanh tra về trước năm 2014, tập trung vào các đợt đổi mới chương trình, cải cách. Những lần thí điểm phân ban THPT, bao nhiêu là sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên từ thí điểm (hẹp) đến thí điểm (mở rộng) rồi đại trà, bình quân mỗi khối lớp tạm tính khoảng 1 triệu học sinh, vị chi hàng chục triệu sách giáo khoa tương ứng. Ở bậc tiểu học, THCS cũng cần làm rõ, cả năm 2014 trở về trước. Nếu có toan tính “lợi ích nhóm” thì đây quả là “thị trường béo bở”.

Sách giáo khoa gắn liền với học sinh trong 12 năm đèn sách nhưng lại có nhiều bất bình liên quan về giá và sự lãng phí. Nhưng vì sao tư lệnh ngành giáo dục từng thời kỳ, các đơn vị tham mưu chậm khắc phục? Cần truy tận gốc, làm rõ nguyên nhân, cá nhân - tổ chức nào phải chịu trách nhiệm? Sai phạm trên diện rộng, diễn ra trong thời gian dài, tác động sâu sắc đến học tập và đời sống của rất nhiều học sinh, phụ huynh, thầy cô, dù đó là ai, vào thời kỳ nào, cần phải chịu trách nhiệm.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, do sách giáo khoa không dùng lại được gây lãng phí hàng nghìn tỉ đồng. Số tiền đó, có thể xây hàng nghìn phòng học, nay bị lãng phí do vun vén lợi ích và lãng phí trên mồ hôi, nước mắt do phải chạy vạy tiền trường của một bộ phận phụ huynh – có thể xem là tội ác.

Nhà giáo chúng tôi, đông đảo người dân đang dõi theo vụ việc và mong muốn "thà một lần đau" để thực sự vun trồng cho giáo dục sự liêm chính.

TS Nguyễn Hoàng Chương

 

Công an bắt giam Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-19D

https://plo.vn/cong-an-bat-giam-giam-doc-trung-tam-dang-kiem-50-19d-post714520.html#714520|home-focus|9

(PLO)- Công an khởi tố, bắt giam với Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-19D ở quận Bình Tân, TP.HCM về tội nhận hối lộ.

Ngày 30-12, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Tân, TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Bửu Tùng (64 tuổi, quê Kiên Giang), nguyên Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-19D (TP.HCM) về tội “Nhận hối lộ”.

Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn khởi tố Phó Giám đốc là Nguyễn Huỳnh Phong, Nguyễn Quỳnh Tuân, Nguyễn Văn Cường, Trần Minh Hiếu là các đăng kiểm viên của trung tâm đăng kiểm 50-19D.

Công an cũng khởi tố ông Nguyễn Tấn Thành về tội đưa hối lộ.

Trước đó, Công an huyện Hóc Môn, TP.HCM cũng khám xét với Trung Tâm Đăng Kiểm 50-14D ở Cụm C1, KCN Khánh Đông, Quốc lộ 22 (xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn). Ảnh: NT

Theo tìm hiểu, Trung tâm Đăng kiểm 50-19D là của tư nhân, thuộc Công ty CP Phú An Viễn (trụ sở chính tại đường Trần Hưng Đạo, phường 7, quận 5) do ông Tùng làm đại diện pháp luật.

Đây là một trong những động thái mới nhất từ Công an TP.HCM trong quá trình điều tra mở rộng vụ án tiêu cực ở các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn và các quận huyện, TP khác.

Trước đó, hôm 28-12, trong buổi gặp mặt báo chí thông báo tình hình, kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong năm 2022 và một số công tác trọng tâm trong năm 2023, thượng tá Trần Thị Kim Lý, Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã thông tin thêm về những tiêu cực ở các trung tâm đăng kiểm.

Theo thượng tá Lý, trong ngày, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khám xét Phòng Kiểm định xe cơ giới, ở Cục Đăng kiểm Việt Nam và khởi tố các bị can tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. “Hiện công an TP.HCM tiếp tục điều tra vẫn tiếp tục làm rõ sai phạm xảy ra tại các trung tâm đăng kiểm mà cơ quan điều tra đã khám xét.

Bên cạnh đó, cơ quan CSĐT cũng điều tra, làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra. Trường hợp nếu có sai phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định” – thượng tá Lý nêu. Theo đại tá Lê Quang Đạo, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, quan điểm của Công an TP.HCM và bộ Công an là kiên quyết xử lý nghiêm về hành vi vi phạm pháp luật. Đó là các hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ, giả mạo công tác… xảy ra tại các trung tâm đăng kiểm.

“Việc kiểm định xe cơ giới không đúng quy định đã gây mất an toàn trật tự giao thông, gây ô nhiễm môi trường. Hành vi này đều bị cả xã hội lên án. Công an TP.HCM đã chủ động điều tra, khám phá và xử lý nghiêm. Điều này có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh cho người dân nói chung” – ông Đạo nói.

Trước đó, Công an TP.HCM đã khám xét tổng cộng 12 trung tâm đăng kiểm trên nhiều địa bàn, khởi tố tổng cộng 43 bị can.

NGUYỄN TÂN

 

Chuyển Bộ Công an điều tra 3 vụ việc có dấu hiệu vi phạm về mua sắm trang thiết bị y tế

 https://plo.vn/chuyen-bo-cong-an-dieu-tra-3-vu-viec-co-dau-hieu-vi-pham-ve-mua-sam-trang-thiet-bi-y-te-post714523.html#714523|zone-box-1|0

(PLO)- Kiến nghị trên được đưa ra sau khi Thanh tra Chính phủ thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID- 19 tại Bộ Y tế.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chuyển thông tin 3 vụ việc có dấu hiệu vi phạm liên quan mua sắm trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 sang Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định và kiến nghị này đã được đồng ý.

Nhiều thiếu sót, khuyết điểm

Kiến nghị trên được đưa ra sau khi Thanh tra Chính phủ (TTCP) thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID- 19 tại Bộ Y tế và một số đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Y tế. Kết luận thanh tra vừa được Phó Tổng TTCP Trần Văn Minh ký mới đây.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 tại Bộ Y tế.

TTCP đánh giá việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 qua kiểm tra tại Bộ Y tế và một số đơn vị thuộc Bộ cơ bản thực hiện theo đúng trình tự, quy trình, thủ tục mua sắm quy định, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện còn có thiếu sót, sai phạm trong công tác quản lý và tổ chức mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vaccine và thuốc phòng, chống COVID-19.

Theo kết luận, việc phối hợp giữa các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ Y tế trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm, thuốc chữa bệnh còn chưa chặt chẽ, chưa phát huy được hiệu quả cao.

Bộ Y tế, cụ thể là Vụ Kế hoạch Tài chính, nhận được Văn bản số 3684/BC-PAS ngày 4-12-2020 của Viện Pasteur TP.HCM, trong đó có nội dung báo cáo về việc “mượn hàng” của các doanh nghiệp và “sẽ hoàn trả bằng hàng khi có kinh phí và có kết quả lựa chọn nhà thầu ”. Tuy nhiên, cơ quan này không có ý kiến chỉ đạo cụ thể, dẫn đến việc vi phạm của Viện Pasteur TP.HCM kéo dài trong 2 năm 2020-2021.

Công tác chỉ đạo của Bộ Y tế trong quản lý mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm, thuốc chữa bệnh còn chưa đồng bộ, còn có trường hợp vi phạm trong việc thực hiện mua sắm.

Tại thời điểm thanh tra, hầu hết các bệnh viện vẫn đang thực hiện đấu thầu mua hóa chất, công ty trúng thầu hóa chất đặt máy hoặc cho mượn máy để làm xét nghiệm. Mặc dù hình thức này không có trong quy định hiện hành của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công nhưng không phải là hình thức cấm không được thực hiện.

Trong khi đó, gần 4 năm qua (từ ngày 28-9-2018, Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12-12-2007 của Bộ Y tế hết hiệu thi hành), Bộ Y tế chưa tham mưu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn cụ thể về quyền tự chủ trong liên doanh, liên kết, góp vốn, thuê tài sản để thực hiện các hoạt động chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao và hoạt động dịch vụ theo yêu cầu, đáp ứng nhu cầu xã hội của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

TTCP cũng đánh giá công tác quản lý giá trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm còn chưa chặt chẽ, chưa có quy định cụ thể trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp dẫn đến các cơ sở khám chữa bệnh lúng túng trong việc thực hiện, xảy ra sai sót, vi phạm…

Theo kết luận, Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước duy nhất cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế (TTBYT) cho các doanh nghiệp nhưng chưa kịp thời có các biện pháp, giải pháp công khai, minh bạch thông tin về các doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu, giá nhập khẩu TTBYT.

Vì vậy, các địa phương, cơ sở y tế không có thông tin hoặc không tiếp cận được thông tin doanh nghiệp nhập khẩu TTBYT để gửi báo giá phục vụ xây dựng giá kế hoạch mua sắm.

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc các doanh nghiệp gửi báo giá đến để làm cơ sở tham khảo xây dựng giá kế hoạch mua sắm TTBYT hầu hết không phải là doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp TTBYT. Do vậy, khi trúng thầu, các doanh nghiệp này đều mua qua doanh nghiệp trung gian hoặc mua lại của doanh nghiệp đã được Bộ Y tế cấp giấy phép nhập khẩu, sau đó cung cấp cho cơ sở y tế. Điều này dẫn đến giá TTBYT các cơ sở y tế mua thường cao hơn nhiều lần so với giá TTBYT nhập khẩu sau thuế...

Cũng theo TTCP, một số bệnh viện, nhà thầu cung cấp trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm thực hiện chưa đúng các quy định của pháp luật trong việc đấu thầu mua sắm.

Qua công tác thanh tra, TTCP phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chuyển thông tin sang Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định ba vụ việc, gồm:

Việc thẩm định, phê duyệt giá gói thầu và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Bộ Y tế đối với một số gói thầu (hệ thống nội dung soi phế quản, model CV-170 của hãng Olympus; máy X-Quang di động kỹ thuật số, model FRD Nano/DR-XD1000 của hãng Fujifim) có dấu hiệu vi phạm Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Việc mượn hàng hóa, mua sắm của Viện Pasteur TP.HCM trong giai đoạn 2020-2021 có dấu hiệu vi phạm Điều 222 Bộ luật Hình sự.

Đồng thời, trong đó có một số doanh nghiệp cho Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh mượn hàng hóa, nhập khẩu hàng RUO, LUO.

Việc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc mua bán thiết bị y tế qua nhiều trung gian, làm tăng giá thiết bị y tế khi bán cho các bệnh viện, có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để nâng giá bán cao bất thường.

Về kiến nghị nói trên của TTCP, vừa qua văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của lãnh đạo Chính phủ là đồng ý với kiến nghị.

HOÀNG VIỆT

 

Cựu phó chi cục thi hành án cùng thư ký chiếm đoạt tiền người trúng đấu giá

https://plo.vn/cuu-pho-chi-cuc-thi-hanh-an-cung-thu-ky-chiem-doat-tien-nguoi-trung-dau-gia-post714428.html#714428|zone-box-114|0

(PLO)- Phó chi cục thi hành án dân sự và thư ký thu hàng trăm triệu đồng của người trúng đấu giá tài sản rồi chia nhau tiêu xài.

Ngày 30-12, TAND tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm vụ cựu Phó Chi cục thi hành án dân sự (THADS) huyện Tịnh Biên cùng thư ký bị truy tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Khiêm (cựu Phó Chi cục THADS huyện Tịnh Biên) bảy năm tù và Nguyễn Nhựt Thiện (thư ký) sáu năm tù về tội danh trên. Đồng thời, cấm các bị cáo đảm nhiệm chức vụ ba năm sau khi chấp hành xong bản án.

Theo cáo trạng, năm 2017, Khiêm là Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục THADS huyện Tịnh Biên và là chấp hành viên trong một vụ việc THA, Thiện là thư ký được phân công tổ chức thi hành quyết định THA theo đơn yêu cầu.

Ngày 13-9-2018, ông Phạm Thanh Phong và bà Phạm Thị Nghiêm đến Chi cục THADS đăng ký mua tài sản. Thiện hướng dẫn ông Phong và bà Nghiêm đăng ký mua tài sản bán đấu giá.

Tuy nhiên, Thiện không hướng dẫn các đương sự thực hiện việc đăng ký tại tổ chức bán đấu giá theo quy định mà trực tiếp thu tiền đặt cọc mua đấu giá tài sản với mức 20% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá. Sau đó, Thiện chỉ nộp lại cho công ty đấu giá 10% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá, số tiền còn lại Thiện cất giữ.

chiếm đoạt tiền trúng đấu giá

Khi ông Phong và bà Nghiêm trúng đấu giá, Khiêm đã chỉ đạo Thiện lập biên bản ghi nhận đã thu tiền chứ không chỉ đạo viết biên lai thu tiền để nộp tiền vào quỹ cơ quan thi hành án. Tổng cộng, người trúng đấu giá đã nộp cho Thiện hơn 770 triệu đồng, trong đó Thiện đã nộp công ty đấu giá 75 triệu đồng, số còn lại Thiện cất giữ.

Khi biết Thiện đã thu đủ tiền, Khiêm không chỉ đạo Thiện xử lý khoản tiền thu theo đúng quy định mà yêu cầu Thiện đưa cho cho mình hai lần tổng cộng 300 triệu đồng để giải quyết việc cá nhân, số còn lại Thiện cũng cất ở ở nhà mình và dùng chi xài cá nhân.

Do không nhận được tài sản trúng đấu giá, ông Phong và bà Nghiêm đã có đơn khiếu nại đến cơ quan THA. Tiến hành kiểm tra xác minh, Cục THADS An Giang đã phát hiện ra hành vi sai phạm của Khiêm và Thiện.

Trong vụ án này, Khiêm được xác định là người giữ vai trò chính, chủ mưu. Còn Thiện biết rõ Khiêm chỉ đạo lập biên bản thu tiền của đương sự là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện, sau khi thu tiền, Thiện không nộp vào quỹ cơ quan thi hành án mà giữ lại để ở nhà riêng cùng với Khiêm sử dụng cá nhân. Hành vi của Thiện là giúp sức, giữ vai trò thực hành.

HẢI DƯƠNG

 

Bắt giam 3 cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Nậm Cắn

https://laodong.vn/phap-luat/bat-giam-3-can-bo-chi-cuc-hai-quan-cua-khau-nam-can-1132754.ldo

Nghệ An – Ngày 30.12, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ”, khởi tố, bắt tạm giam 3 bị can là cán bộ Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn về hành vi “nhận hối lộ”; đồng thời, khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam 1 bị can về hành vi “đưa hối lộ”.

Bắt giam 3 cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Nậm Cắn

Cơ quan chức năng tiến hành tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với bị can Đinh Thị Hòa - Phó Giám đốc Công ty TNHH Lao Base Barite về hành vi “đưa hối lộ”. Ảnh: Văn Hậu

Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Công an tỉnh Nghệ An phát hiện vụ việc có dấu hiệu “Đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn.

Ngày 29.12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ”, khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam 3 bị can về hành vi “nhận hối lộ”, gồm: Phan Văn Nhâm - Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn; Ngô Xuân Khang - Đội trưởng Đội nghiệp vụ Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn; Đặng Minh Sơn - Cán bộ Đội nghiệp vụ Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn.

Đồng thời, khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam bị can Đinh Thị Hòa - Phó Giám đốc Công ty TNHH Lao Base Barite về hành vi “đưa hối lộ”.

Các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam nêu trên đều đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh cũng đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và ra Quyết định tạm giữ hình sự đối với 3 đối tượng về hành vi “nhận hối lộ”, gồm: Nguyễn Cảnh Dũng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn; Lưu Hồng Lâm - Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn; Vũ Hồng Hải - cán bộ Đội nghiệp vụ Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn.

Lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ có liên quan tiếp tục tập trung xác minh, điều tra, làm rõ vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

HẢI ĐĂNG

 

 Lãng phí 2.300 tỉ cho SGK: Lợi ích nhóm chính thức bị phát hiện

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/lang-phi-2300-ti-cho-sgk-loi-ich-nhom-chinh-thuc-bi-phat-hien-1132629.ld

 

Mới chỉ là "tạm tính", con số lãng phí từ những cuốn sách giáo khoa mà học sinh có thể viết vào đã lên tới 2.300 tỉ đồng. Lợi ích nhóm thật sự đã bị gọi tên. Hồ sơ đã được chuyển sang Bộ Công an.

Có dấu hiệu lợi ích nhóm giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với nhà xuất bản trong việc in ấn, phát hành sách bài tập- kết luận của Thanh tra Chính phủ. Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn

Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện có lần nêu ra một con số: Bình quân mỗi năm, phụ huynh phải bỏ ra khoảng 1.000 tỉ đồng để mua sách giáo khoa.

Lãng phí xã hội cực lớn khi “nhiều cuốn sách sang năm không được sử dụng hoặc chỉ sử dụng để… bán đồng nát”.

Và nguyên nhân của sự phí phạm nghiêm trọng này thì ai cũng thấy cả: Vì đó là những cuốn sách được thiết kế có phần bài tập đi kèm học sinh phải điền vào phần bài giải.

Còn nhớ trong một phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cầm tới nghị trường một cuốn SGK lớp 1 để các vị đại biểu Quốc hội có thể nhìn tận mắt những bài toán buộc học sinh phải ghi luôn vào sách.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp: Trước đây bài tập có sách riêng, sách giáo khoa có sách riêng, nhưng bây giờ bài tập lại chung với sách giáo khoa và học sinh buộc phải ghi bài tập vào sách. Với cách làm sách kiểu này, học sinh khóa sau không thể dùng được nữa.

“Tại sao bây giờ khác thế hệ trước, một bộ sách không dùng được 2 - 3 thế hệ? Tại sao lại phải ghi bài tập vào sách giáo khoa? Tại sao lại để phí mỗi năm chúng ta xuất bản hơn 1 triệu cuốn SGK, xã hội mất 1.000 tỉ đồng, nhưng đến năm sau không dùng được nữa?” Và Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp hôm đó nói đến dư luận về việc độc quyền trong việc in ấn sách giáo khoa.

Câu hỏi về việc độc quyền, về lợi ích nhóm trong việc làm SGK hôm qua đã chính thức được điểm mặt chỉ tên trong kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Theo Thanh tra giai đoạn 2014 - 2019, 73 trên 193 cuốn SGK học sinh có thể viết vào đã được in, phát hành và bán được tổng cộng hơn 300 triệu bản. Với 65% SGK có các trang sách học sinh có thể viết vào dẫn đến không dùng lại được, gây lãng phí cho gia đình học sinh và xã hội thì giá trị lãng phí tạm tính trên 2.300 tỉ đồng.

Kết luận thanh tra chỉ rõ “Có dấu hiệu lợi ích nhóm giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, là cơ quan quản lý nhà nước với nhà xuất bản trong việc in ấn, phát hành sách bài tập”.

Và đây chính là một trong hai nội dung được chuyển Bộ Công an xem xét xử lý.

Người dân đã chờ đợi, từ rất lâu rồi, một cuộc "đốt lò" trong ngành giáo dục. Bởi nỗi đau khổ, bức xúc đến hẹn lại lên mỗi mùa khai trường. Bởi thiệt hại hàng ngàn tỉ kia còn ai phải gánh ngoài chính người dân!

ĐÀO TUẤN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment