Tuesday, December 27, 2022

Đối Thoại Điểm Tin ngày 27 tháng 12 năm 2022

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 27 tháng 12 năm 2022

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Số người chết trong đợt lạnh giá kỷ lục ở New York tăng lên 27

Nga tuyên bố bắn hạ máy bay không người lái Ukraine gần căn cứ không quân, ba người chết

Triều Tiên đưa máy bay không người lái vào không phận Hàn Quốc

Nghi phạm vụ xả súng ở Paris chính thức bị điều tra

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Bắt phó chủ tịch HN, cựu đại sứ tại Nhật; đề nghị kỷ luật bộ trưởng ngoại giao

Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ tăng 7,6% trong mùa lễ cuối năm

Lũ lụt ở Philippines buộc hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa

Triều Tiên đưa máy bay không người lái vào không phận Hàn Quốc

Philippines lo ngại về thông tin Trung Quốc xây dựng trên các bãi đá ngầm

Mỹ và Trung Quốc đấu khẩu về Biển Đông

Philippines quan ngại tàu Trung Quốc ‘tràn ngập’ Đá Khúc Giác và Bãi Sa Bin ở Biển Đông

Ba tổ chức phi chính phủ ngừng hoạt động ở Afghanistan sau khi Taliban cấm nhân viên nữ

Công tố viên: Nghi phạm vụ nổ súng ở Paris bày tỏ 'sự căm ghét người nước ngoài'

 

 

RFA

Facebooker Phan Văn Phú bị án hai năm ba tháng tù với cáo buộc xúc phạm lãnh đạo

Facebooker Phan Văn Phú, 42 tuổi quê Bến Tre, vào ngày 26/12 bị Tòa án Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh tuyên hai năm ba tháng tù với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hộp pháp của tổ chức công dân” theo điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Cả ba tuyến cáp quang biển gặp “sự cố”

Thêm tuyến cáp quang biển APG (Asia Pacific Gateway) gặp “sự cố" vào sáng ngày 26/12. Như thế ba tuyến cáp quang biển mà những nhà mạng Việt Nam đang khai thác đều đang phải sửa chửa.

Đại án AIC: VKS đề nghị tuyên bà Nhàn 30 năm tù; Luật sư không biết bà Nhàn có nhận tội hay không

Dù đang trốn truy nã, xử vắng mặt nhưng trong buổi làm việc chiều 24/12 Viện kiểm sát TP.Hà Nội vẫn công bố luận tội, đề nghị tuyên bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch AIC tổng hình phạt 30 năm tù.

Ông Nguyễn Như Phương bị án 5 năm tù với cáo buộc chống Nhà nước

Ông Nguyễn Như Phương, 31 tuổi địa chỉ Bà Rịa- Vũng Tàu, vào ngày 26/12 bị Tòa án tỉnh An Giang tuyên năm năm tù giam và ba năm quản chế theo cáo buộc “làm, phát tán tài liệu, thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”. Ông này là người từng đăng tải đoạn ghi âm cuộc nói chuyện của Đại tá Đinh Văn Nơi, trong đó vị cựu giám đốc Công an tỉnh An Giang từ chối đưa lực lượng công an đàn áp người dân về quê trốn phong tỏa.

Thanh tra chuyển Bộ Công an điều tra sai phạm nâng giá thiết bị tại Sở y tế TPHCM

Tổng số tiền chênh lệch của thiết bị và gói thầu có dấu hiệu nâng giá do Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và nhiều bệnh viện làm chủ đầu tư lên đến gần 80 tỉ đồng.

Rau quả Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh bất chấp hoạt động thông quan bị gián đoạn

Rau quả từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam trong 11 tháng của năm 2022 tăng 83%, đạt 765 triệu USD.

Chuyên gia kinh tế - Có nguy cơ vỡ nợ đối với các nhà phát hành trái phiếu BĐS

Một làn sóng vỡ nợ đối với các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu là hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai - một chuyên gia kinh tế đánh giá như vậy và cho rằng Chính phủ cần phải hành động ngay để chặn đứng “thảm hoạ” này.

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Hành động xây đảo nhân tạo ở Trường Sa của Trung Quốc là cực kỳ nguy hại!

Nhà nghiên cứu Biển Đông nhận định, việc Trung Quốc bồi lấp bốn thực thể lúc chìm lúc nổi, không có người ở thành các thực thể nổi trên mặt nước là hành động nguy hại cho Việt Nam và tự do hàng hải ở Biển Đông.

Bắt sáu lãnh đạo Sở TN&MT, Công thương tỉnh Thái Nguyên do liên quan sai phạm tại mỏ than Minh Tiến

Lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thái Nguyên cùng nhiều cán bộ Sở, ngành khác đã bị Bộ Công an bắt tạm giam để điều tra do liên quan sai phạm tại mỏ than Minh Tiến.

Phát biểu của Tổng thống Zelensky có lay động tâm can của tướng Vịnh?

Bài diễn văn được giới quan sát đánh giá cao, nhất là khi Tổng thống Zelensky sòng phẳng: Viện trợ cho Kiev là sự đầu tư vào nền dân chủ chứ không phải là hoạt động từ thiện, đồng thời viện dẫn vai trò của Mỹ trong Thế chiến thứ hai nhằm kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn nữa.

Tình huống mới trên Biển Đông

Xử lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa vụ giao đất vàng Trường Chính trị

Thêm hai bị cáo trong vụ án AIC đang trốn truy nã gửi thư về tòa từ Mỹ

Vụ Alibaba lừa đảo, rửa tiền sẽ được tuyên án ngày 29/12

Một đường dây trồng cần sa tại Tây Nguyên bị triệt phá

Xuất khẩu chính ngạch sầu riêng VN sang Trung Quốc tăng 4.000% trong tháng 10

Tai nạn giao thông trong năm qua khiến hơn 6.300 người chết tại VN

Hơn 130 ca chết vì sốt xuất huyết trong năm 2022 tại VN

Muỗi kháng thuốc trừ sâu xuất hiện nhiều tại Việt Nam

 

 

BBC

Chiến tranh Ukraine: Kịch bản nào trong năm 2023?

Khi cuộc xung đột bước sang năm thứ hai, các chuyên gia đưa ra dự đoán điều gì có thể xảy ra trên chiến trường.

4 giờ trước

Xu hướng công nghệ 2023: Taxi bay và điện thoại vệ tinh

5 giờ trước

Bệnh tự ảo tưởng về kiến thức của bản thân

26 tháng 12 năm 2022

Thiết bị drone của Bắc Hàn vượt tuyến bay vào sát rìa Seoul

26 tháng 12 năm 2022

Sân bay quân sự Nga bị drone Ukraine tấn công, ba người thiệt mạng

26 tháng 12 năm 2022

Vũ trụ tồn tại vĩnh viễn hay sẽ diệt vong?

12 tháng 3 năm 2020

Đài Loan nói TQ xâm nhập vùng nhận dạng phòng không quy mô 'lớn nhất cho đến nay'

26 tháng 12 năm 2022

Vì sao các cường quốc đua nhau thám hiểm Mặt trăng và vũ trụ năm 2023?

26 tháng 12 năm 2022

Thông điệp Giáng sinh của Vua Charles phản ánh khủng hoảng sinh hoạt phí ở Anh

25 tháng 12 năm 2022

 

RFI

Bắc Kinh chấm dứt cách ly bắt buộc với khách đến Trung Quốc

Ukraina trên đà chiếm lại giao điểm chiến lược Kreminna ở Donbass

Mỹ : Đảng Cộng Hòa vướng tai tiếng khai man lý lịch của một dân biểu

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Bitcoin không còn là thiên đường an toàn tránh lạm phát

« Bão tuyết thế kỷ » tại Mỹ : Số nạn nhân tử vong vẫn tiếp tục tăng

Ukraina dự tính tổ chức thượng đỉnh vì hòa bình tại Liên Hiệp Quốc

Hàn Quốc sẽ thành lập đơn vị máy bay không người lái để đối phó với Bắc Triều Tiên

Nguy cơ xung đột với Kosovo: Serbia đặt quân đội trong tình trạng báo động tăng cường

Bão tuyết tại Mỹ : Ít nhất 32 người chết, hàng trăm ngàn hộ gia đình mất điện

Tổng thống Nga: Chiến tranh Ukraina kéo dài là do Kiev và phương Tây

Trung Quốc huy động số lượng kỷ lục chiến đấu cơ tập trận quanh Đài Loan

Du lịch Việt Nam phục hồi chậm: Một phần là do chính sách visa

Một căn cứ quân sự Nga bị drone Ukraina tấn công, 3 người chết

Phương Tây chưa thể đánh quỵ nền kinh tế Nga sau 10 tháng áp dụng các trừng phạt

Thống kê số ca nhiễm Covid tại Trung Quốc: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược

Lạm phát, đình công tại Anh : Giới kinh doanh lo vắng khách trong đợt bán hàng giảm giá

Pháp: Bữa ăn Giáng sinh với những người già cô đơn

Pháp khan hiếm thuốc kháng sinh do lệ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc

(AFP) - Nepal : Cựu lãnh đạo du kích Cộng Sản theo chủ nghĩa Mao lần thứ ba lên làm thủ tướng. Sau thất bại của liên minh cầm quyền trong cuộc bầu cử lập pháp vào tháng 11 ở Nepal, ông Pushpa Kamal Dahal, thuộc đảng Cộng Sản Nepal theo chủ nghĩa Mao (CPN-Maoist) đã được bổ nhiệm làm thủ tướng ngày 25/12/2022. Từng lãnh đạo cuộc nổi dậy kéo dài 10 năm chống lại chế độ quân chủ Nepal, ông Dahal, bí danh Prachanda (Kẻ Hung Dữ), sẽ lãnh đạo chính phủ mới trong nửa đầu của nhiệm kỳ 5 năm với sự hỗ trợ của đảng Cộng Sản Thống Nhất theo chủ nghĩa Mác Lênin (UML) và một vài nhóm nhỏ khác. Ông Dahal, 68 tuổi, đã từng được bổ nhiệm làm thủ tướng Nepal vào năm 2008 và năm 2015.

(AFP) – Vụ xét xử cuối cùng với cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi : Tập đoàn quân sự Miến Điện có thể tuyên án ngày 30/12. Hôm nay, 26/12, các luật sư của giải Nobel Hòa bình Miến Điện 75 tuổi, và phía tư pháp của tập đoàn quân sự đã công bố các kết luận. Một nguồn tin tư pháp ẩn danh cho AFP biết bản án sẽ được tuyên vào ngày thứ Sáu tới. Cựu lãnh đạo Miến Điện vốn đã bị phạt tù tổng cộng 26 năm trong các bản án trước đó. Phiên tòa kết thúc ngày hôm nay được xử kín. Giới bảo vệ nhân quyền lên án một phiên tòa ngụy tạo.  

(RFI) - Hàn Quốc bắn cảnh cáo drone Bắc Triều Tiên xâm nhập không phận ở vùng biên giới. Seoul hôm nay, 26/12/2022, cáo buộc Bình Nhưỡng là đã cho « một số » drone đến hoạt động ở vùng biên giới liên Triều, khiến Hàn Quốc phải triển khai máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang để đối phó và bắn cảnh cáo để đẩy lùi drone Bắc Triều Tiên. Một thông báo của bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Hàn Quốc xác định: « Một số » drone của Triều Tiên đã « xâm phạm không phận » Hàn Quốc ở khu vực biên giới gần tỉnh Gyeonggi.

(Le Monde) - Nhiều hệ thống tên lửa và phòng không của Nga được triển khai tại Belarus. Một quan chức cấp cao bộ Quốc Phòng Belarus hôm qua 25/12/2022 tuyên bố các hệ thống tên lửa Iskander cho Nga cung cấp, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, và nhiều lá chắn tên lửa S-400 của Nga đã được lắp đặt tại Belarus. Trên mạng Telegram, tướng Leonid Kasinsky cho biết các loại vũ khí đã « sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được hoạch định», các binh lính Belarus cũng đã kết thúc khóa tập huấn trong các trung tâm huấn luyện chiến đấu phối hợp của quân đội Nga và Belarus.

(AFP) - Vua Hà Lan : Lời xin lỗi của chính phủ về vai trò của Hà Lan trong 250 năm khai thác nô lệ là « khởi đầu của một con đường dài ». Trong bài phát biểu vào lễ Giáng Sinh ngày 25/12/2022, nhà vua Hà Lan nhấn mạnh không ai thời nay phải chịu trách nhiệm cho những hành vi vô nhân tính trước đây, nhưng đối mặt trung thực với quá khứ và thừa nhận tội ác chống nhân loại liên quan đến việc sử dụng nô lệ là cách đặt nền móng hướng tới tương lai chung. Lời xin lỗi chính thức của chính phủ Hà Lan được thủ tướng Mark Rutter công bố hôm thứ Hai 19/12. Hà Lan từng mua 600.000 nô lệ, chủ yếu từ Nam Mỹ và vùng Caribê, góp phần vào sự thịnh vượng của ngành giao thương hàng hải Hà Lan thế kỷ 16-17.

(Reuters) - Liên Hiệp Quốc hối thúc Taliban hủy bỏ quyết định cấm phụ nữ làm cho nhiều tổ chức phi chính phủ. Hôm qua, 25/12/2022, một đại diện của Liên Hiệp Quốc tại Afghanistan ra thông cáo kêu gọi chế độ Taliban khẩn cấp thay đổi quyết định, vốn có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người Afghanistan, « đang cần được cứu trợ nhân đạo ».  

(Reuters) - Nga tuyên bố sẵn sàng cung cấp khí đốt trở lại cho châu Âu qua đường ống Yamal. Hãng tin Nga TASS dẫn lời phó thủ tướng Nga Alexander Novak hôm qua, 25/12/2022, cho rằng « có cơ hội để nối lại việc cung cấp khí đốt, trong bối cảnh thiếu hụt khí đốt kéo dài ». Đường ống dẫn khí đốt Yamal, qua ngả Ba Lan và Đức, một tuyến đường chủ yếu đưa khí đốt Nga sang châu Âu trước đây, đã bị đình chỉ với cuộc xâm lăng Ukraina của Nga. Châu Âu đang giảm và tiến tới ngừng nhập khẩu khí đốt từ Nga.  

(RFI) - 2022 là năm đạt kỷ lục về bán đấu giá trên thị trường nghệ thuật. Ba nhà bán đấu giá lớn nhất trong lĩnh vực nghệ thuật đã công bố các kết quả « tuyệt vời », gây bất ngờ. Trong bối cảnh thế giới bất ổn với khủng hoảng dịch bệnh, chiến tranh Ukrtaina, lạm phát, lãi của các nhà bán đấu giá đạt mức kỷ lục. Trong số các vụ đấu giá đặc biệt nhất, phải kể đến vụ đấu giá hồi tháng 11/2022 các tác phẩm nghệ thuật của Paul G. Allen, đồng sáng lập Microsoft, qua đời hồi năm 2018. Đây là vụ bán đấu giá bộ sưu tập lớn nhất trong lịch sử bán đấu giá. Vụ bán đấu giá 155 tác phẩm phác họa 500 năm lịch sử nghệ thuật cũng ghi nhận hàng loạt kỷ lục, nhất là về các tác phẩm của hai họa sĩ Pháp Paul Cézanne và Georges Seurat.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

Tin Tức: Thứ Ba, ngày 27/12/2022

1/ ỦNG HỘ DÂN CHỦ, MỘT DU HỌC SINH HỒI HƯƠNG BỊ BẮT.

Tòa án nhân dân tỉnh An Giang hôm qua 26/12 đã kết án anh Nguyễn Như Phương ( sinh năm 1991, quê Vũng Tàu), 5 năm tù giam, 3 năm quản chế với cáo buộc vi phạm điều 117- BLHS “Tuyên truyền chống nhà nước”. Nguyễn Như Phương, thường được biết đến qua danh khoản Fb “Phuong Nguyen”, “Phương Hàng Nhật”, là một cựu du học sinh và đang làm việc tại Nhật Bản theo chương trình xuất khẩu lao động.

Tháng 9/2022, Phương từ Nhật Bản về Việt Nam dự lễ cưới của một người bạn thì bị an ninh Vũng Tàu bắt giữ với cáo buộc “sử dụng trái phép chất kích thích”. Tuy nhiên, bạn bè của Phương đều cho rằng công an đã dựng lên kịch bản trên để trả thù những đóng góp của anh cho việc vận động dân chủ ở Việt Nam. Trong khi đang bị điều tra về cái gọi là “sử dụng trái phép chất kích thích”, Phương bị khởi tố điều 117.

Cơ quan điều tra căn cứ vào việc Nguyễn Như Phương đã chia sẻ đoạn ghi âm vốn được lan truyền trên mạng, liên quan đến nội dung đoạn băng ghi âm ông Đinh Văn Nơi, lãnh đạo công an tỉnh An Giang từ chối lệnh đàn áp của cấp trên thời điểm phong tỏa năm 2021.

Nguyễn Như Phương từng là du học sinh ở Nhật. Sau khi về nước, Phương tham gia nhiều hoạt động xã hội, từng đi biểu tình chống Fomorsa, biểu tình chống Tàu và từng bị bắt giữ, bị đánh đập. Sau đó Phương quay trở lại Nhật theo diện xuất khẩu lao động và  mở cửa hàng kinh doanh. Một phần thu nhập của mình, Phương dùng để giúp đỡ người nghèo và các TNLT ở Việt Nam.

Kết thúc phiên tòa, Nguyễn Như Phương bị di lý về trại tạm giam Bà Rịa để tiếp tục bị thẩm tra vụ án “sử dụng trái phép chất kích thích”, một vụ án mà nhiều người tin là do công an gài bẫy.

2/ RAU QUẢ TRUNG QUỐC TIẾP TỤC TRÀN NGẬP TẠI VN TRONG NĂM NAY.

Suốt một năm qua, lượng nhập cảng rau quả từ Hoa Lục vào VN đã đạt mức 765 triệu Mỹ kim, tăng hơn 80% so với năm trước, chiếm đến 41% thị trường rau quả tại VN.

Theo thống kê từ Tổng cục quan thuế VN thì trong tháng 12 của năm 2022, lượng nhập cảng rau quả của Việt Nam đạt gần 204 triệu Mỹ kim. Ở chiều ngược lại thì xuất cảng rau quả đạt được 266 triệu Mỹ kim, giảm 11% so với tháng 12 năm ngoái.

Tính chung cả năm 2022, Việt Nam xuất cảng đạt hơn 3 tỷ Mỹ kim, giảm gần 7% so với năm trước. Trong khi đó, nhập cảng rau quả đạt trên 2 tỷ Mỹ kim, tăng 35%. Tuy nhiên đáng chú ý nhất là Trung Cộng đạt gần 1 tỷ 400 triệu Mỹ kim trong năm nay.

Các loại rau quả Trung Quốc được tiêu thụ mạnh ở thị trường Việt Nam gồm có táo, nho, cam, quýt, tỏi, đậu xanh, hành tây, hành củ, nấm kim châm, khoai tây, nấm đùi gà, cải thảo, cải bắp. Ngoài Trung Quốc, nhập cảng rau quả từ nhiều nước cũng tăng mạnh như Mỹ tăng 15%, Úc tăng 18%, Tân Tây Lan tăng 32%, Nam Phi tăng 55% và Ấn Độ tăng 67%.

3/ PHI TRƯỜNG QUÂN SỰ NGA LẠI BỊ DRONE UKRAINE TẤN CÔNG.

Cuộc oanh kích bằng drone của Ukraine vào phi trường Engels, dành cho các oanh tạc cơ ở miền Nam nước Nga, khiến 3 người thiệt mạng vào ngày 25/12 vừa qua.

Lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ chiếc drone nhưng những mảnh vỡ rớt xuống đã gây thương vong trong cuộc tấn công vào nửa đêm. Cần biết là vào đầu tháng 12 năm nay, một cuộc oanh kích tương tự đã diễn ra ở căn cứ này, cách xa biên giới Ukraine vào khoảng 500 cây số ở hướng đông bắc.

Bộ quốc phòng Nga cho biết phòng không đã bắn hạ một drone của Ukraine đang bay ở tầm thấp vào lúc khoảng 1 giờ rưỡi ngày thứ Hai. Ba quân nhân Nga thiệt mạng vì vết thương do mảnh vỡ của chiếc drone gây ra.

Trước đó, trên mạng xã hội đã đăng tải các đoạn video, trong đó người ta nghe thấy âm thanh như những tiếng nổ và âm thanh còi báo động tại phi trường Engels.

Trong vụ tấn công vào hôm 5/12 ở phi trường này, và một căn cứ không quân khác ở vùng Ryazan, 3 quân nhân cũng thiệt mạng. Quân đội Ukraine không đưa ra bình luận nào về các cuộc tấn công đó. Căn cứ Engels đã nhiều lần được Nga xử dụng để thực hiện các cuộc tấn công bằng phi đạn vào Ukraine.

Điện Kremlin từng cáo buộc Ukraine tấn công lãnh thổ của họ, nhưng các cuộc oanh kích bị cho là thực hiện trong tháng 12 đã diễn ra ở những địa điểm sâu hơn vào nước Nga so với những lần trước.

4/ MÁY BAY TRUNG CỘNG Ồ ẠT XÂM NHẬP KHÔNG PHẬN ĐÀI LOAN.

Đài Loan loan báo là máy bay Trung Cộng đã xâm nhập vùng nhận dạng phòng không với quy mô lớn nhất kể từ trước đến nay.

Theo thông báo của quân đội Đài Loan, 71 chiến đấu cơ và drones của Trung Cộng đã xâm nhập vào không phận trong ngày hôm qua, thứ Hai 26/12. Đây được xem là vụ xâm phạm không phận lớn nhất của Trung Cộng vào không phận đảo quốc này, với 43 chiến đấu cơ vượt qua đường ranh giới tại eo biển giữa hai nước.

Thông tấn xã Đài Loan cho biết đây là đợt xâm nhập lớn nhất của không lực Trung Cộng cho đến nay, mặc dù điều này không khiến cho Đài Loan rơi vào tình trạng báo động trước sự gia tăng áp lực từ Trung Cộng.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, trong bài phát biểu vào sáng 26/12 đã lặp lại nhu cầu tăng cường năng lực phòng vệ cho Đài Loan vì "sự bành trướng liên tục của chủ nghĩa độc tài" nhưng bà Văn không đề cập đến hoạt động quân sự mới nhất này.

Một số phi cơ của Trung Cộng, đa số là chiến đấu cơ, đã vượt qua đường trung tuyến tại eo biển Đài Loan trước khi quay trở về Hoa Lục. Bảy chiến hạm Trung Cộng cũng được phát giác gần Đài Loan, theo thông báo của bộ quốc phòng Đài Loan.

5/ HÀNG CHỤC NGÀN NGƯỜI PHILIPPINES DI TẢN VÌ NẠN LŨ LỤT.

Lũ lụt xảy ra vào ngày Giáng sinh 25/12 ở Philippines đã buộc gần 46 ngàn người phải rời bỏ nhà cửa và ít nhất 8 người thiệt mạng, theo giới chức nước này.

Hai người đã thiệt mạng và 9 người khác mất tích sau khi các trận mưa làm ngập lụt một số khu vực ở miền nam Mindanao. Thảm họa này đã làm giảm bớt không khí lễ lạc vào ngày lễ quan trọng nhất của quốc gia, nơi người dân chủ yếu theo Công giáo.

Nước dâng cao đến ngực ở một số khu vực, nhưng vào hôm nay mưa đã tạnh, theo lời một quan chức ở thành phố Gingoog, nơi có khoảng 33 ngàn người phải di tản. Những hình ảnh do tuần duyên công bố cho thấy lực lượng cứu cấp mặc áo màu cam đã bế những đứa trẻ mới biết đi từ những ngôi nhà ngập trong nước lũ.

Bốn trường hợp tử vong đã được báo cáo ở các thị trấn phía nam Jimenez và Tudela gần đó.

Miền trung và miền nam Philippines đã phải hứng chịu thời tiết xấu khi quốc gia này thường xuyên xảy ra thiên tai với 110 triệu dân bắt đầu kỳ nghỉ lễ Giáng sinh dài ngày, với hàng chục triệu người về quê để đoàn tụ gia đình.

 

Viet-studies

 Du lịch Việt Nam phục hồi chậm: Một phần là do chính sách visa (RFI 26-12-22)

Vì sao lãnh đạo được bổ nhiệm theo quy trình 5 bước vẫn bị khởi tố? (DT 26-12-22)

Tình trạng 'thừa nam thiếu nữ' ở Việt Nam đã ở mức nghiêm trọng (VNN 26-12-22)

Bệnh viện cổ nhất Việt Nam, có cả trại giam (TT 26-12-22)

Thu hút nguồn lực đầu tư, chất xám của kiều bào Việt Nam hướng về Tổ quốc (TT 26-12-22)

Phỏng vấn nữ dân biểu Mỹ gốc Việt: Diamond-studded thorns: 2 House Dem centrists speak up on their way out (Politico 26-12-22)

 

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 27/12/2022

Trung Quốc vật lộn với Covid trong khi chuỗi chỉ huy gây bối rối

Thế giới hôm nay: 26/12/2022

Làm thế nào để quản lý rủi ro từ một Trung Quốc suy yếu?

25/12/1962: Phim “Giết con chim nhại” ra rạp

24/12/1851: Hỏa hoạn tàn phá Thư viện Quốc hội Mỹ

Những năm cuối của triều vua Lê Thái Tổ

Chuyển động Quốc Phòng (16/12 – 22/12/2022)

Thế giới hôm nay: 23/12/2022

Học thuyết chiến thắng mới của Nga và triển vọng Chiến tranh Ukraine

 


Báo Tiếng Dân

 

Bàn về “quốc gia” Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa26/12/2022

 

Thuy My

Ngô Nhân Dụng - Mỹ được lợi, hại những gì ở Ukraine?

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 306, 26-12-2022

Lê Xuân Nghĩa - Cá không ăn được kiến thì kiến ăn lại cá thôi

Đặng Sơn Duân - Rất giống...

Kim Văn Chính - Thi sĩ ít nổi tiếng đánh bóng tên tuổi như thế nào ?

Đỗ Duy Ngọc - Về "nhà thơ thế giới" đang nổi như cồn

Thọ Nguyễn - Bi kịch lạc quan

Nguyễn Thông - Một công thần bị chôn vùi (2)

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 Làm thế nào để quản lý rủi ro từ một Trung Quốc suy yếu? 27/12/2022

Khi năng lượng hợp hạch ra đời, Việt Nam có chào đón? 27/12/2022

Người lao động mất việc: Đừng để “đau đẻ còn chờ sáng trăng” 27/12/2022

Bi kịch lạc quan 26/12/2022

Ngày tàn của những lãnh đạo độc tài sẽ ra sao? 26/12/2022

Trọng chứng hay trọng cung? 26/12/2022

Thông tin mỗi ngày

 

         Đoan Trang

         Huỳnh Ngọc Chênh

         Jonathan London

         Nghiên cứu Quốc tế

         Người Buôn Gió 

         Nguyễn Xuân Diện

         Nhát sỹ Tô Hải

         R F I

         Thuy My

         Luat Khoa

         VietNam Thời Báo

         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 Cựu phó tổng giám đốc tiết lộ AIC 'làm nhiều việc mạo hiểm'

https://vnexpress.net/cuu-pho-tong-giam-doc-tiet-lo-aic-lam-nhieu-viec-mao-hiem-4553319.html

HÀ NỘI: Phó tổng giám đốc AIC Hoàng Thị Thúy Nga khai chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhiều lần thất hứa và doanh nghiệp 'có nhiều việc làm mạo hiểm' nên quyết định tách ra làm riêng.

Bị cáo Nga là lãnh đạo duy nhất của AIC có mặt tại phiên xét xử. Còn cựu chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng một số cán bộ chủ chốt khác của doanh nghiệp này đã bỏ trốn. Bà Nga bị VKS đề nghị 8-9 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Chiều 27/12, tự bào chữa tại TAND Hà Nội, bị cáo Nga cho rằng thời gian đầu có quan hệ thân thiết với bà Nhàn, sau đó phát sinh nhiều mâu thuẫn nên mở công ty riêng.

"Chị Nhàn nhiều lần hứa hẹn nhưng không thực hiện được nên tôi và các đồng nghiệp khác rất thiệt thòi. Hơn nữa, AIC có nhiều việc làm mạo hiểm nên tôi quyết định đi con đường riêng", bị cáo Nga khai.

Nhiều luật sư nói gặp khó khi lần đầu bảo vệ cho các bị cáo đang bỏ trốn, đặc biệt là chủ mưu Nguyễn Thị Thanh Nhàn, do đó không thể xác định thân chủ nhận tội hay kêu oan.

Sau khi rời AIC, bà Nga sáng lập NSJ Group, hoạt động trong lĩnh vực gần như AIC là cung cấp thiết bị y tế, thiết bị giáo dục,... cho nhiều tỉnh thành. Với cương vị Chủ tịch NSJ, Nga đang bị điều tra trong ba vụ án khác, cũng liên quan đến sai phạm đấu thầu.

Bà Nga cho hay, thời điểm thực hiện đấu thầu dự án Bệnh viện Đồng Nai, mình chỉ là trưởng ban, làm việc theo giấy ủy quyền. Mỗi người trong công ty thực hiện các khâu khác nhau nên không thể quy kết bà chỉ đạo cấp dưới làm trái pháp luật.

Bà Nga không xin giảm nhẹ hình phạt cho mình nhưng đề nghị tòa giảm nhẹ cho những người từng là cấp dưới.

Bào chữa cho bà Nga, luật sư Chu Thị Trang Vân cho rằng đây là vụ án hình sự về kinh tế rất phức tạp, các sai phạm xảy ra đã hơn 10 năm nhưng thời gian giải quyết "lại quá gấp", từ lúc khởi tố đến xét xử chỉ 6 tháng nên "nhiều tình tiết chưa được làm rõ".

Theo luật sư, cần làm rõ bản chất về mối quan hệ của bà Nga với nhóm quan chức Đồng Nai. Trong các lần gặp gỡ, bà Nga chỉ tham gia cùng bà Nhàn để giới thiệu sản phẩm, công nghệ. Đây là việc làm bình thường của doanh nhân, không bị pháp luật nghiêm cấm.

Trước việc bà Nga khai "không được phép liên hệ, tiếp xúc trực tiếp với Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh khi không có bà Nhàn", luật sư cho rằng VKS cáo buộc Nga nhiều lần gặp gỡ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai để đặt vấn đề giúp đỡ AIC trúng thầu là "chưa đủ cơ sở".

Bào chữa bổ sung cho bà Nga sau đó, luật sư Bùi Phương Lan đề nghị HĐXX không áp dụng tình tiết "phạm tội có tổ chức" với thân chủ vì không có căn cứ xác định đã bàn bạc, thoả thuận với các bị cáo khác. Khi đấu thầu, mỗi bị cáo thực hiện một khâu.

Về trách nhiệm dân sự, bà Nga cùng Phó tổng AIC Trần Mạnh Hà bị VKS đề nghị khắc phục 1/3 thiệt hại trong vụ án. Tuy nhiên, luật sư Lan cho rằng bà Nga chỉ là người làm công ăn lương, phụ thuộc vào mệnh lệnh của cấp trên và không được hưởng lợi ích vật chất.

Luật sư Bùi Phương Lan bào chữa cho Phó tổng AIC.

Luật sư đề nghị cho bị cáo đang bỏ trốn hưởng án treo

Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đăng Thuyết (cựu giám đốc Công ty Thành An Hà Nội), luật sư Nguyễn Văn Tú nói đây là vụ án đồng phạm, số lượng doanh nghiệp "quân xanh" trong đấu thầu lên tới 8 và Thành An chỉ là một trong số đó.

Theo luật sư, ông Thuyết chỉ đại diện cho Công ty Thành An Hà Nội ký hồ sơ dự thầu cung cấp thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Công ty được hưởng lợi gần 2 tỷ đồng trên tổng thiệt hại 152 tỷ đồng bị quy kết của vụ án. "Sự hưởng lợi với tỷ lệ thấp, chứng minh vai trò của bị cáo là thứ yếu trong vụ án".

Ngoài ra, trong 8 bị cáo không có mặt tại phiên tòa, bị cáo Thuyết là người duy nhất tự viết tay bản tường trình gửi từ Mỹ về tòa án, nêu nội dung vụ án và hành vi cá nhân. Luật sư Tú do đó đề nghị HĐXX tuyên thân chủ 2 năm tù và cho hưởng án treo, thấp hơn án đề nghị của VKS (3-4 năm tù).

Trần tình của hai người bị truy nã, xét xử vắng mặt trong vụ AIC

Hai trong 8 người bị truy nã đã gửi đơn cho tòa án, giải thích "không bỏ trốn" mà đang ở Mỹ chăm sóc người thân nên chưa thể có mặt tại phiên xử.  30

Bào chữa cho một trong 8 bị cáo bỏ trốn, luật sư của Ngô Thế Vinh (cựu giám đốc Công ty Việt Tiên) cho rằng chưa đủ căn cứ pháp lý và thực tế để xác định thân chủ bỏ trốn và không hợp tác với cảnh sát.

Ông Vinh có quốc tịch Việt Nam và Mỹ nên cư trú ở cả hai quốc gia. Từ tháng 8, vì lý do bất khả kháng là mắc bệnh hiểm nghèo và chăm con nhỏ bị tự kỷ nên ông Vinh buộc phải ở lại Mỹ, theo luật sư.

Ông Vinh đã ủy quyền cho một phó giám đốc xử lý các công việc, trong đó có việc liên quan vụ án. "Bởi thế, cơ quan điều tra đáng lẽ chưa nên kết luận sự vắng mặt của ông Vinh tại Việt Nam là bỏ trốn. Gia đình có nguyện vọng xin được gỡ lệnh truy nã", luật sư trình bày.

Theo luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Bích Thủy (cựu Giám đốc Công ty TNT), thời điểm năm 2012-2013, AIC là doanh nghiệp lớn đa ngành, tham gia đấu thầu nhiều gói thầu thuộc Dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (Dự án). TNT và các doanh nghiệp khác muốn bán thiết bị y tế vào dự án phải tham gia đấu thầu "theo sự sắp xếp, điều hành của Công ty AIC".

Luật sư bào chữa rằng với cơ chế này bị cáo Thủy phải chấp nhận làm "quân xanh", "quân đỏ" cho Công ty AIC để bán được hàng. Mọi việc do AIC sắp xếp.

Gói thầu cung cấp, lắp đặt Hệ thống khí y tế do TNT thực hiện có yêu cầu kỹ thuật phức tạp đòi hỏi nhà thầu phải đáp ứng cả năng lực về thiết bị và thi công. Thời điểm năm 2013, TNT là một trong số ít doanh nghiệp đáp ứng về việc cung cấp thiết bị theo tiêu chuẩn của các nước G7, đủ năng lực thi công các gói thầu phức tạp trong thời gian dài. Đến nay, máy móc hoạt động tốt, hiện đại bậc nhất nước.

Do đó, TNT chỉ đơn thuần "thực hiện công việc trong hợp đồng" không phải là "Công ty AIC giao cho Công ty TNT thi công". Công ty TNT cũng không nằm trong "hệ sinh thái" với Công ty AIC, luật sư trình bày.

Tại vụ án này có 36 bị cáo này, bị cáo Thuyết, Vinh, Thủy đều bị xét xử về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Phiên toà đang tiếp tục phần tranh tụng.

Phạm Dự - Thanh Lam

 

Những chỉ đạo 'mở đường' cho AIC thông thầu ở Đồng Nai

https://vnexpress.net/nhung-chi-dao-mo-duong-cho-aic-thong-thau-o-dong-nai-4551509.html

Tại một bữa ăn trưa, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai Trần Đình Thành đã giới thiệu Chủ tịch AIC với Giám đốc Bệnh viện Đồng Nai, mở đường cho việc "thông thầu" ở 16 gói thầu.

Chiều 22/12, trong ngày thứ hai xét xử vụ án vi phạm đấu thầu xảy ra ở Đồng Nai, trước cáo buộc Nhận hối lộ 14,5 tỷ đồng, ông Thành cho hay nội dung truy tố là "đúng sự thật, phù hợp với tính chất vi phạm" và mọi việc đã khai hết với cơ quan điều tra. Ông Thành rất ăn năn, nhận thấy hành vi của mình là nghiêm trọng.

Thời điểm các quan chức Đồng Nai "dọn đường" cho AIC thông thầu được xác định từ khi Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp cận ông Thành, đặt vấn đề cho AIC đấu thầu thiết bị y tế.

Tại một bữa cơm do bà Nhàn tổ chức ở tỉnh nhà năm 2007, ông Thành giới thiệu AIC là "công ty lớn, uy tín, quan hệ rộng, có nhiều ảnh hưởng ở Trung ương". Bởi thế khi AIC đến Đồng Nai tìm kiếm cơ hội, các đơn vị hãy tạo điều kiện giúp đỡ.

Tại một bữa cơm trưa khác ở thành phố Biên Hoà cùng Phó Tổng giám đốc AIC Hoàng Thị Thuý Nga, lãnh đạo AIC nói muốn triển khai kế hoạch đấu thầu dự án mua sắm thiết bị y tế và mong được gặp Giám đốc Sở Y tế Phan Huy Anh Vũ. Ông Thành liền bốc máy gọi ông Vũ đến cùng tham dự bữa trưa.

Đại diện VKS sau đó công bố lời khai của ông Vũ: "Hiểu ngay AIC là công ty có mối quan hệ mật thiết với bí thư, từ đó mặc định là phải ưu tiên, quan tâm".

Lý giải việc ủng hộ AIC, ông Thành nói làm vậy là thể hiện tinh thần chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp và chỉ khuyến khích về tinh thần, với cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc "giúp đỡ AIC", theo ông Thành, là hướng dẫn quy trình kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính để thu hút đầu tư phát triển, không phải là "ưu ái AIC".

Trả lời thẩm vấn sau đó, bị cáo Vũ cho hay, ông Thành hai lần gọi điện "nói cho Vũ biết về việc AIC sẽ dự thầu ở tỉnh nhà". Trước đó gói đấu thầu lần một "hoàn toàn minh bạch nhưng đã không thành công". Bởi thế, ông Vũ đã mở đường cho AIC.

VKS tiếp tục công bố lời khai của ông Vũ tại cơ quan điều tra, thể hiện ông Thành theo dõi đặc biệt quá trình AIC đấu thầu tại Đồng Nai, dặn phải "đứng về phía bà Nhàn" và tạo điều kiện cho AIC đấu thầu.

"Có một lần, Vũ nói thẳng với bà Nhàn là nhiều nhà thầu hiện nay toàn quảng cáo sản phẩm nhập khẩu chất lượng nhưng lõi thiết bị lại từ Trung Quốc. Bà Nhàn không nói gì nhưng sau hôm đó, ông Vũ bị Bí thư Thành trách móc", VKS cho hay.

"Đây có phải là bí thư can thiệp không?", công tố viên nhiều lần hỏi, ông Vũ đáp: "Bị cáo thấy bí thư nói rất nhẹ nhàng nên không nghĩ đây là can thiệp vào hoạt động đấu thầu".

Trong quá trình thực hiện dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, ông Vũ đã 6 lần nhận quà của AIC, tổng 14,8 tỷ đồng. Ông Vũ thừa nhận hành vi này nhưng mong toà xem xét khi những người khác cũng vi phạm quy định đấu thầu, cũng nhận quà biếu của AIC nhưng chỉ mình ông hai tội danh.

Cuộc dọn đường cho AIC đấu thầu lan từ bí thư đến Giám đốc Bệnh viện rồi tới Phan Minh Trí, chuyên viên hành chính Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Bị cáo Trí khai rằng, quá trình thực hiện dự án được ông Vũ truyền đạt "AIC là công ty rất có thế lực, khi làm việc không được vòi vĩnh tiền bạc, phải làm nghiêm túc".

Sau đó vào các dịp Tết năm 2014, 2015, Trí được nhân viên AIC đến chúc mừng, biếu mỗi lần 10 triệu đồng. Anh nhận thức đây là sai.

Theo cáo trạng, để Công ty AIC được trúng 16 gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế tại dự án Xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bà Nhàn thiết lập quan hệ với Bí thư Tỉnh ủy Thành để được giới thiệu đi gặp các quan chức trong tỉnh. Bà trực tiếp 6 lần đưa tiền cho ông Thành, tổng cộng 14,5 tỷ đồng.

Để "bôi trơn" dự án, bà Nhàn cùng cấp dưới còn 14 lần đưa Chủ tịch Đồng Nai Đinh Quốc Thái với tổng số 14,5 tỷ đồng; đưa ông Phan Huy Anh Vũ 6 lần, tổng cộng 14,8 tỷ đồng.

Sau khi thông thầu, AIC đã trúng 16 gói thầu tại dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, trị giá hơn 665 tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 152 tỷ đồng.

Thanh Lam - Phạm Dự

 

'Không đủ căn cứ xác định 13 công an phường Phú Thọ Hoà nhận hối lộ'

https://vnexpress.net/khong-du-can-cu-xac-dinh-13-cong-an-phuong-phu-tho-hoa-nhan-hoi-lo-4553281.html

TP HCMVKSND Tối cao cho rằng không đủ căn cứ chứng minh hành vi đưa, nhận hối lộ, tha tội phạm... trong vụ Công an phường Phú Thọ Hoà nhận tiền thả người vi phạm.

Ngày 27/12, quan điểm trên được VKSND Tối cao nêu trong kết luận điều tra bổ sung vụ án Công an phường Phú Thọ Hoà (quận Tân Phú) đã nhận tiền để tha người có dấu hiệu phạm tội. Hồ sơ vụ án đã được chuyển sang toà, tiếp tục đề nghị truy tố Phạm Thanh Tuấn (cựu trưởng công an phường); Phan Văn Hòa, Lê Văn Quý (cựu phó công an phường) cùng 10 bị can nguyên là cán bộ công an phường này về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Theo điều tra, ông Phạm Thanh Tuấn giữ chức Trưởng Công an phường Phú Thọ Hòa, có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động của các cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và trực tiếp phụ trách Tổ tổng hợp. Cấp phó Phan Văn Hòa phụ trách Tổ phòng chống tội phạm, Lê Văn Quý phụ trách Tổ Cảnh sát khu vực.

Ban chỉ huy Công an phường thành lập 2 tổ cổng tác có nhiệm vụ tuần tra, phát hiện, bắt giữ những người liên quan đến hành vi mua bán, sử dụng, tàng trữ trái phép chất ma túy; đưa về trụ sở lấy lời khai, ghi lý lịch, niêm phong tang vật... để chuyển lên Công an quận Tân Phú xử lý.

Tuy nhiên, Ban chỉ huy Công an phường bị cáo buộc thông đồng với nhau, yêu cầu những người bị bắt gọi điện thoại cho gia đình mang tiền đến trụ sở "chung chi" để được tha về, không bị xử lý. Theo đơn tố cáo và tài liệu do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM thu thập được, từ năm 2018 đến tháng 4/2020, phường Phú Thọ Hoà đã mời 51 người liên quan đến ma túy về làm việc nhưng tất cả đều được thả.

Quá trình điều tra, ông Tuấn không thừa nhận sai phạm, song cơ quan điều tra cho rằng các sai phạm xảy ra liên tiếp trong suốt 2 năm, đều thuộc các ca trực của 3 chỉ huy là Tuấn, Hòa và Quý. Lời khai của 10 cảnh sát khu vực phù hợp về việc "phường chủ trương thành lập tổ công tác bắt ma tuý" nên với tư cách người đứng đầu ông Tuấn phải chịu trách nhiệm cao nhất.

Tháng 6/2021, Công an TP HCM đã có kết luận điều tra đề nghị VKS truy tố, sau đó vụ án được chuyển sang TAND TP HCM để đưa ra xét xử. Tuy nhiên, cuối tháng 10/2022 toà trả hồ sơ, VKSND TP HCM chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao thụ lý theo thẩm quyền, làm rõ một số dấu hiệu phạm tội Làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc; Tha trái pháp luật người phạm tội... của 13 bị can.

Quá trình điều tra bổ sung, VKSND Tối cao cho rằng 29 người liên quan bị bắt, câu lưu không quá 24 giờ tại trụ sở Công an phường Phú Thọ Hòa. Những người này hầu hết bị ghi lời khai, lý lịch nhưng không thấy niêm phong ma túy là tang vật bị bắt giữ. Ngoài ra, những người này khai đã nộp "chung chi" cho công an phường gần 1,1 tỷ đồng, 2 chỉ vàng và 100 USD nhưng cơ quan điều tra không thu được số tiền này.

Cơ quan điều tra đã hỏi cung lại 2 lượt đối với 13 bị can. Trong đó, ông Tuấn tiếp tục không nhận tội, cho rằng không chỉ đạo tổ chức bắt, giữ những người có liên quan đến ma túy; không có cán bộ nào trong ca trực báo cáo với Tuấn về việc bắt giữ, làm việc hay xử lý những người này.

Cựu trưởng công an phường cũng phủ nhận cáo buộc "Ban chỉ huy có chủ trương thành lập tổ công tác chuyên bắt giữ các nghi can liên quan đến ma túy", chỉ thừa nhận trách nhiệm chưa kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chiến sĩ trong ca trực, dẫn đến việc không biết, không kịp thời phát hiện sai phạm của họ.

Theo VKSND Tối cao, các tài liệu chứng cứ thu thập được chỉ là lời khai và kết quả giám định về việc các cán bộ công an phường có làm việc với các nghi can ma tuý, song không thu giữ được ma túy; các bị can không thừa nhận đã nhận tiền. Mặc dù, các nghi can ma túy khai đã đưa tiền cho cán bộ Công an phường Phú Thọ Hòa để được tha về nhưng không có tài liệu, chứng cứ vật chất khác để chứng minh nên không đủ căn cứ để khởi tố vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ.

Do không có vật chứng để giám định ma túy nhằm phân loại xử lý hành chính hay hình sự, nên không đủ cơ sở chứng minh dấu hiệu tội Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội.

Việc câu lưu những người này tại trụ sở không quá quy định 24 giờ để ghi lời khai, lý lịch và test ma túy nhưng sau đó thả về vẫn thuộc thẩm quyền tạm giữ hành chính của Công an phường. Do đó không đủ cơ sở xác định tội Tha trái pháp luật người bị bắt.

Việc bắt quả tang người liên quan đến ma túy, đưa về trụ sở ghi lời khai, trong quá trình này không niêm phong tang vật và chưa làm hồ sơ để chuyển cho Công an quận Tân Phú nên chưa đủ cơ sở xác định hành vi Làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc.

Từ các căn cứ này, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao cho rằng việc khởi tố các bị can về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật.

Quốc Thắng

Cựu đại tá trần tình lý do nhận 19 tỷ đồng của trùm xăng lậu

https://vnexpress.net/cuu-dai-ta-tran-tinh-ly-do-nhan-19-ty-dong-cua-trum-xang-lau-4553077.html

HÀ NỘIBị cáo Nguyễn Thế Anh, cựu chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Kiên Giang, khai 19 tỷ đồng nhận của trùm buôn lậu không phải là của hối lộ, do 'không đòi' và 'được tự nguyện đưa'.

Ông Thế Anh là một trong 9 người kháng cáo tại đại án bảo kê buôn xăng lậu, liên quan một loạt cựu quan chức cảnh sát biển.

Sáng nay, tại Tòa án Quân sự Trung ương, ông Thế Anh cùng em họ Nguyễn Văn An là hai người bất ngờ thay đổi nội dung kháng cáo từ kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt. Ông Thế Anh thừa nhận cầm tiền của trùm xăng lậu Phan Thanh Hữu.

Trong phiên thẩm vấn chiều nay, cho rằng bị cáo Thế Anh đưa ra những "lý luận mâu thuẫn, không hướng đến việc nhận tội", HĐXX cho đối chất. Cựu chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Kiên Giang khai nói quen ông Hữu từ tháng 2/2020, còn ông Hữu khai quen trước đó 9 năm, tức 2011.

Về số tiền bị cáo buộc nhận hối lộ, ông Thế Anh khai không nhớ rõ bao nhiêu lần nhưng "chỉ khoảng 120.000 USD" (chừng 2,7 tỷ đồng), chứ không phải 560.000 USD và 6,2 tỷ đồng (khoảng 19 tỷ đồng) như VKS cáo buộc.

"Bị cáo nói lại số tiền đi", HĐXX truy vấn. "Chỉ 120.000 USD", ông Thế Anh đáp và cho hay trước đó có vài lần khai 240.000 USD nhưng con số này không chính xác. Ông giải thích thời gian đó "có nhiều lý do tác động nên buộc phải khai khác".

Lời khai này của ông Thế Anh bị HĐXX nhận định "rất mâu thuẫn".

Về động cơ nhận tiền, cựu đại tá, cựu chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang nói không nhận tiền trực tiếp mà qua bị cáo An đưa, nói ông Hữu "gửi quà". Ông Thế Anh một mực khẳng định không thỏa thuận giúp đỡ, "bảo kê" cho hoạt động buôn xăng lậu của ông Hữu, cũng "không đòi hỏi gì".

"Nó là sự tự nguyện của anh Hữu", bị cáo Thế Anh khai.

"Bị cáo là cán bộ cao cấp, trực tiếp làm việc trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm, hiểu biết rất rõ về pháp luật, giờ một người xa lạ tự nhiên đưa một số tiền lớn mà lại nhận, nói không nhằm mục đích gì. Bị cáo nhận tiền mà không suy nghĩ gì thì có thấy hợp lý không?", HĐXX phân tích.

Ông Thế Anh đáp: "Bị cáo có sao nói vậy".

HĐXX công bố một số bút lục về lời khai của ông Thế Anh từ năm 2021, thể hiện bị ông Hữu "mua chuộc, lôi kéo bảo kê" vào làm ăn phi pháp. "Tội lỗi của tôi đã rõ, bản thân tôi đã làm sai. Xin Bộ trưởng Quốc phòng giơ cao đánh khẽ cho phép tôi được hưởng khoan hồng", bút lục nêu.

Giải thích về bức tâm thư vừa được công bố, bị cáo Thế Anh tiếp tục khẳng định "có nhiều lý do tác động đến nên phải làm việc đó, bị ép buộc viết". Ông sau đó không đưa ra được bằng chứng về điều này.

Trả lời chất vấn VKS về các cuộc gọi điện thoại với ông Hữu, ông Thế Anh nói không nhớ vì bận nhiều việc. "Nhiều khi nhầm máy, có thể bị cáo thấy người ta gọi nên gọi lại, còn nội dung làm sao bị cáo nhớ được", cựu đại tá Biên phòng khai.

Theo bị cáo này, nếu ông Hữu buôn lậu xăng dầu từ nước ngoài qua Campuchia không bao giờ phải qua đường biển Kiên Giang mà đi thẳng TP HCM vì thuận tiện và quãng đường cũng rút ngắn nhiều. Do đó, không có lý do gì, ông phải đưa tiền để "bảo kê".

Được HĐXX gọi lên bục nhân chứng, ông Hữu khai chi tiền cho Thế Anh từ khoảng tháng 9/2019. "Tháng nào cũng chi đầy đủ nhưng mức khác nhau. Tôi nhớ có lần đưa 20.000 USD", nhân chứng này trả lời và cho hay do tuổi già, thời gian đã lâu, thời tiết Hà Nội lạnh giá đã ảnh hưởng đến sức khỏe và trí nhớ.

Tòa cho hay, trong giai đoạn điều tra, ông Hữu ban đầu khai đưa bị cáo Thế Anh tổng 600.000 USD và 10 tỷ đồng. Sau đó qua nhiều lần khai báo, ông Hữu cho hay đã nhiều lần thông qua ông An để biếu 560.000 USD và 6,2 tỷ đồng, đều là tiền mặt.

Phản ứng trước thông tin này, ông Thế Anh nói ông Hữu "khai sai", khẳng định chỉ nhận "ít lần, thi thoảng". HĐXX cho hay: "Theo pháp luật, 2 lần trở lên là nhiều rồi".

Bị cáo An được cách ly để đảm bảo lấy lời khai khách quan. Trở lại phòng xử, An thừa nhận có "vài lần" đi gặp ông Hữu để nhận tiền về cho ông Thế Anh.

Ông An khai chỉ đến nhận, không biết ông Hữu là ai. "Tôi nhận khoảng 1-2 tháng một lần chứ không phải tháng nào cũng đi nhận", bị cáo An nói và cho biết không biết, không nhớ tổng số tiền đã nhận.

Theo cáo buộc của bản án sơ thẩm, ông Thế Anh được giao nhiều cương vị trọng yếu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và chống buôn lậu nói riêng, nhưng "vì tư lợi" đã đồng ý giúp đỡ, bao che, bảo kê cho hoạt động buôn lậu xăng và nhận hối lộ trên 19 tỷ đồng. Khi nhóm buôn lậu bị bắt, ông Thế Anh còn hướng dẫn, đưa tiền cho đồng phạm đi trốn nhằm "che giấu hành vi nhận hối lộ".

Trước khi làm Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, ông Thế Anh giữ các chức vụ Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia (Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả), Phó cục trưởng cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng.

Trong phiên sơ thẩm hồi tháng 7 ở Tòa án Quân sự Quân khu 7, ông bị phạt tù chung thân cho tội Nhận hối lộ và 2 năm tù vì Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép, tổng hợp mức án là chung thân.

Hôm nay, phiên phúc thẩm được mở theo đơn kháng cáo của 9 người, 5 người không kháng cáo.

"Trùm xăng lậu" Phan Thanh Hữu bị TAND Đồng Nai phạt 16 năm tù về tội Buôn lậu trong vụ án khác. Tại đây, ông Hữu từng khai: "Cảnh sát biển cho phép, tàu chở xăng lậu mới vào'.

Tòa phúc thẩm đang tiếp tục với phần xét hỏi.

Thanh Lam

 

Cựu đại tá bất ngờ 'không kêu oan', khai nhận hối lộ 19 tỷ đồng

https://vnexpress.net/cuu-dai-ta-bat-ngo-khong-keu-oan-khai-nhan-hoi-lo-19-ty-dong-4552678.html

HÀ NỘIÔng Nguyễn Thế Anh (cựu đại tá, cựu chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Kiên Giang) từng khẳng định "kêu oan suốt đời" song hôm nay bất ngờ nhận tội tại phiên phúc thẩm.

 

Trong phiên sơ thẩm hồi tháng 7 ở Tòa án Quân sự Quân khu 7, ông bị phạt tù chung thân cho tội Nhận hối lộ và 2 năm vì Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép, tổng hợp mức án là chung thân.

Bị cáo sau đó khẳng định sẽ "kêu oan suốt đời" vì cảm thấy VKS luận tội không thuyết phục.

Song sáng nay, trong phiên tòa phúc thẩm tại Tòa án Quân sự Trung ương, ngay sau khi nghe nội dung bản án sơ thẩm, được hỏi về nội dung kháng cáo, bị cáo Thế Anh bất ngờ nhận tội Nhận hối lộ, xin HĐXX cho thay đổi nội dung kháng cáo từ kêu oan, sang giảm nhẹ hình phạt.

Theo giải thích của ông Thế Anh, giai đoạn sơ thẩm do tâm lý hoang mang nên liên tục kêu oan do không nhận thức được hành vi, sau này khi suy nghĩ kỹ đã nhận ra việc nhận tiền là sai.

Bị cáo nói có nhận tiền "bảo kê" nhập lậu xăng dầu, song xin được tòa phúc thẩm xem xét. "Số tiền tòa sơ thẩm quy kết rất lớn, tới 560.000 USD và 6,2 tỷ đồng, tức gần 19 tỷ đồng", cựu đại tá Biên phòng phân trần và cho rằng có thông qua em họ, bị cáo Nguyễn Văn An, nhận tiền hối lộ nhưng không nhiều đến vậy.

Đồng tình với quan điểm của chú mình, bị cáo Nguyễn Văn An sau đó cũng xin thay đổi nội dung kháng cáo, không kêu oan mà xin giảm nhẹ hình phạt.

Với tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, ông Thế Anh giữ nguyên nội dung kháng cáo kêu oan với lý do em họ sang Lào kiếm việc làm, không liên quan đến mình.

"Bị cáo không tác động, xúi giục, cho tiền để An trốn. Bị cáo không phạm tội này", ông Thế Anh khẳng định.

Trước đó trong 9 người kháng cáo, chỉ ông Thế Anh và An kêu oan, kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Ông Thế Anh là người duy nhất trong vụ án bị truy tố 2 tội danh: Nhận hối lộ và Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép, án chung thân. Trong phiên sơ thẩm, bị cáo này phủ nhận cáo buộc, cho rằng bị ép cung song không chứng cứ nào được đưa ra.

Theo cáo buộc của bản án sơ thẩm, ông Thế Anh được giao nhiều cương vị trọng yếu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và chống buôn lậu nói riêng, nhưng "vì tư lợi" đã đồng ý giúp đỡ, bao che, bảo kê cho hoạt động buôn lậu xăng và nhận hối lộ trên 19 tỷ đồng. Khi nhóm buôn lậu bị bắt, ông Thế Anh còn hướng dẫn, đưa tiền cho đồng phạm đi trốn nhằm "che giấu hành vi nhận hối lộ".

Trước khi làm Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, ông Thế Anh giữ các chức vụ Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia (Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả), Phó cục trưởng cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng.

Phiên phúc thẩm mở theo kháng cáo của 9 người, sau 5 tháng kết thúc phiên sơ thẩm. Trong số này 7 người kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và hưởng án treo, gồm: ông Minh, Thanh, Nguyễn Văn Hùng, cựu đồn trưởng Biên phòng cảng Trường Long Hòa, tỉnh Trà Vinh; Phạm Hồ Hải, cựu trưởng đại diện cảng vụ hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải, Trà Vinh; Lê Văn Phương, cựu phó phòng CSGT Công an Trà Vinh; Nguyễn Thanh Lâm, cựu hải đội trưởng 2 thuộc Biên phòng tỉnh Sóc Trăng và Phạm Văn Trên, cựu chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Trà Vinh. Cả 7 người bị tòa sơ thẩm phạt 3 năm 6 tháng đến 16 năm tù do Nhận hối lộ.

Hai người kêu oan, kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm là đại tá Nguyễn Thế Anh, cựu chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Kiên Giang, và Nguyễn Văn An.

5 người còn lại của vụ án không kháng cáo.

Ông Thế Anh là người duy nhất trong vụ án bị truy tố 2 tội danh: Nhận hối lộ và Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép, án chung thân. Trong phiên xét xử sơ thẩm, bị cáo này phủ nhận cáo buộc, cho rằng bị ép cung song không chứng cứ nào được đưa ra.

Tại phần thủ tục sáng nay, hai bị cáo Hùng và Trên từ chối người bào chữa, nói sẽ tự trình bày.

Trong 4 nhân chứng đến theo triệu tập có "trùm xăng lậu" Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh), người vừa bị TAND Đồng Nai phạt 16 năm tù về tội Buôn lậu trong vụ án khác; bị cáo Cao Phước Hoài.

Ông Hoài không kháng cáo, bị tòa sơ thẩm phạt 6 tháng 21 ngày tù, bằng thời gian tạm giam về tội Không tố giác tội phạm.

Nhà chức trách xác định, từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2021, tại một số đơn vị thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển khu vực các tỉnh phía Nam đã xảy ra các sai phạm có tính chất "đặc biệt nghiêm trọng". Số tiền các bị cáo nhận hối lộ khoảng 38 tỷ đồng, đến nay đã thu lại 17,8 tỷ đồng.

Ông Hữu cùng một số người được đình chỉ điều tra hành vi Đưa hối lộ do chủ động khai báo trước khi bị phát giác.

Thanh Lam

 

Luật sư: 'Có gan trời' cũng không dám trái lệnh Bí thư Tỉnh ủy

https://vnexpress.net/luat-su-co-gan-troi-cung-khong-dam-trai-lenh-bi-thu-tinh-uy-4553165.html

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp bào chữa rằng cựu giám đốc Bệnh viện Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ "có gan trời" cũng không dám chống lệnh Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành khi AIC đấu thầu.

Hôm nay, ngày thứ 6 của phiên tòa, các luật sư bắt đầu phần bảo vệ cho bị cáo Vũ (55 tuổi, cựu giám đốc Bệnh viện Đồng Nai, cựu giám đốc Sở Y tế Đồng Nai) khi bị VKS đề nghị 9-10 năm tù về tội Nhận hối lộ và 10-11 năm tù vì tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, tổng 19-21 năm tù.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng trước phiên tòa, hơn 2.000 bệnh nhân, hơn 2.000 cán bộ y tế Đồng Nai đã ký đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho cựu giám đốc này. Ông Vũ mơ ước "xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai thành cơ sở có trang thiết bị hiện đại" và điều này đã thành hiện thực.

Với cáo buộc nhận hối lộ 14,8 tỷ đồng của Công ty AIC, luật sư cho rằng, ông Vũ thành khẩn ngay từ đầu do khai báo trước khi bị khởi tố tới 5 tháng. "Việc này chỉ có ông Vũ và Phó tổng giám đốc công ty AIC Trần Mạnh Hà biết. Song Hà đang bỏ trốn, không có lời khai, còn ông Vũ luôn khẳng định không thỏa thuận với AIC, làm trái quy định để được nhận lợi ích từ AIC", luật sư bào chữa.

Luật sư Thiệp trích dẫn nhiều lời khai của cựu Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành về việc ông Vũ "chịu nhiều áp lực" khi thực hiện dự án. Ông tiếp nhận ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy Thành và "hiểu rằng AIC là chỗ quen biết của người đứng đầu Tỉnh uỷ Đồng Nai".

Tại một bữa ăn trưa, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai Trần Đình Thành đã giới thiệu Chủ tịch AIC với Giám đốc Bệnh viện Đồng Nai, mở đường cho việc "thông thầu" ở 16 gói thầu.  30

"Mọi người hãy đặt cương vị là Giám đốc bệnh viện, khi nhận được yêu cầu của Bí thư Tỉnh uỷ, liệu có dám chống lại không? Tôi tin chắc rằng không ai dám", luật sư Thiệp nói và khẳng định ông Vũ dù có "gan trời" cũng không dám yêu cầu AIC chi tiền khi đấu thầu.

Dẫn lời khai của một bị cáo khác, luật sư Thiệp nêu nội dung "bác sĩ Vũ nhiều lần chỉ đạo tuyệt đối không được đòi hỏi hay gây khó khăn gì cho AIC vì đây là công ty thân thiết với lãnh đạo tỉnh". Theo luật sư, "số tiền 14,8 tỷ đồng bị cáo Vũ nhận "chỉ để cảm ơn", 4 tháng sau khi bệnh viện hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Với phần bào chữa trên, luật sư đề nghị toà tuyên ông Vũ không phạm tội Nhận hối lộ, tuyên tịch thu 14,8 tỷ đồng số tiền thu lợi bất chính sung công quỹ.

Cựu giám đốc Bệnh viện Đồng Nai: 14,8 tỷ đồng 'chỉ là quà cảm ơn'

Ông Phan Huy Anh Vũ khai có nhận 14,8 tỷ đồng từ Công ty AIC để giúp thông thầu song cho rằng chỉ là "quà cảm ơn" chứ không phải "của hối lộ".  98

Bào chữa thêm sau đó, luật sư Giang Hồng Thanh cho biết Bệnh viện Đồng Nai có cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu, chi phí đầu tư 2.000 tỷ đồng nhưng doanh thu trung bình năm từ 2015 đến 2021 là gần 1.000 tỷ đồng. Từ khi hoàn thành, nhiều bệnh viện trên cả nước đến tham quan học tập.

Theo luật sư, thân chủ có đóng góp tích cực cho công tác phòng chống dịch bệnh, được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu thầy thuốc nhân dân, được Thủ tướng tặng bằng khen. "Lợi ích thì toàn xã hội hưởng nhưng trách nhiệm chỉ một mình cá nhân ông Vũ chịu nên mong HĐXX xem xét", ông Thanh nói.

"Nhận 14,5 tỷ đồng là vi phạm đạo đức chứ không phạm luật"

Bị truy tố vì tội Nhận hối lộ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành cũng bị VKS đề nghị mức án 10-11 năm tù, thấp hơn mức nhẹ nhất của khung hình phạt (20 năm tù).

Bào chữa cho ông Thành, luật sư Trương Trọng Nghĩa nhận định, thân chủ nhận 14,5 tỷ đồng của AIC là "vi phạm đạo đức chứ không phạm luật". Số tiền này chủ yếu dùng làm từ thiện và đã khắc phục hết. Vợ ông Thành kinh doanh riêng, là trụ cột kinh tế của gia đình và cũng không sử dụng tiền này.

Cùng bảo vệ ông Thành, một luật sư khác phân tích: Để quy vào tội Nhận hối lộ, ông Thành phải có quyền hạn, có thể thực hiện được theo mục đích của người đưa hối lộ, tức để AIC trúng thầu. Nhưng ông Thành với vai trò Bí thư Tỉnh ủy, theo luật sư "không có quyền hạn" quyết định việc AIC trúng thầu hay không.

Ông Thành không phải thành viên Ban chỉ đạo Dự án bệnh viện đa khoa Đồng Nai. "Khi bà Nhàn gọi điện đặt vấn đề, ông Thành cũng đã nói rõ việc này. Vì vậy về mặt lý thuyết và thực tế, ông Thành không thoả mãn yếu tố chủ thể để thoả mãn tội Nhận hối lộ", luật sư do đó đề nghị thay đổi tội danh cho thân chủ.

Cựu giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bồ Ngọc Thu cũng được bà Nhàn AIC biếu một tỷ đồng, song không bị truy tố tội Nhận hối lộ. VKS đề nghị mức án 4-5 năm tù với cáo buộc "vì động cơ" vụ lợi đã bỏ qua các bước thẩm định, ký Tờ trình bổ sung phần đầu tư thiết bị y tế hơn 750 tỷ đồng không có căn cứ. AIC qua đó tham gia và trúng 16 gói thầu thiết bị y tế. Số tiền hưởng lợi đã nộp lại toàn bộ.

Bào chữa cho bà Thu, luật sư cho rằng thân chủ không vì động cơ vụ lợi mà chỉ với mục đích để kịp thời gian nộp hồ sơ đăng ký kế hoạch xin vốn ngân sách từ Trung ương.

Nhiều luật sư nói gặp khó khi lần đầu bảo vệ cho các bị cáo đang bỏ trốn, đặc biệt là chủ mưu Nguyễn Thị Thanh Nhàn, do đó không thể xác định thân chủ nhận tội hay kêu oan.

Về việc nhận một tỷ đồng của AIC, theo luật sư, đều do bà Nhàn AIC chủ động đem đến. "Khoản tiền lớn nhất là 500 triệu tặng khi bà Thu sắp nghỉ hưu chỉ là quà thăm hỏi", luật sư nêu và đề nghị HĐXX tuyên mức án nhẹ nhất có thể cho thân chủ với tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ án có 11 trong 36 bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh, cán bộ sở ban ngành tại Đồng Nai. Các bị cáo bị buộc gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 152 tỷ đồng qua hành vi thông thầu tại dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

Các sai phạm bị VKS đánh giá là "minh chứng điển hình cho lợi ích nhóm", thể hiện sự móc ngoặc, thông đồng giữa doanh nghiệp và người có thẩm quyền.

Chiều nay, phiên tòa tiếp tục làm việc.

Phạm Dự - Thanh Lam

 

Cựu chủ tịch Bình Dương nộp một tỷ đồng khi xin giảm án

https://vnexpress.net/cuu-chu-tich-binh-duong-nop-mot-ty-dong-khi-xin-giam-an-4553203.html

HÀ NỘICựu chủ tịch tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm nộp thêm nhiều chứng cứ mới và cùng gia đình tự nguyện khắc phục hơn một tỷ đồng để xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 27/12, TAND Cấp cao ở Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Liêm cùng 3 bị cáo: Trần Nguyên Vũ (cựu Tổng giám đốc Tổng Công ty SX-XNK Bình Dương, tức Tổng công ty 3/2), Lý Thanh Châu (cựu phó tổng giám đốc) và Đỗ Thị Thanh Thúy (cựu kế toán trưởng).

Trong bản án sơ thẩm, ông Liêm bị phạt 7 năm tù, Châu 4 năm 6 tháng, Thuý 30 tháng về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Riêng bị cáo Vũ bị tuyên phạt 23 năm tù về hai tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Tham ô tài sản.

Tại toà hôm nay, HĐXX thông báo ông Liêm nộp thêm chứng cứ mới thể hiện đang điều trị bệnh và gia đình nộp hơn một tỷ đồng khắc phục hậu quả. Bị cáo Vũ có thêm tài liệu thể hiện sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, nộp 500 triệu đồng khắc phục hậu quả...

Trả lời thẩm vấn, ông Liêm thừa nhận nội dung truy tố, nói "đã nhận thức ra sai phạm". Ông thấy việc tòa sơ thẩm kết tội là đúng nhưng mức 7 năm tù là cao nên kháng cáo xin giảm nhẹ.

Ông Liêm cho rằng là trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty 3/2 nhưng không biết về những văn bản liên quan trực tiếp tới việc cổ phần hóa. Chỉ đến năm 2019, khi báo chí phản ánh, ông mới biết việc Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng khu "đất vàng" 43 ha cho Công ty Tân Phú.

Ba bị cáo còn lại đề nghị toà xem xét các tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, có nhiều thành tích trong công tác, không có động cơ vụ lợi, khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra...

Chiều nay, đại diện VKSND Cấp cao tại Hà Nội đề nghị toà phúc thẩm giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo Liêm và Vũ. VKS đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Châu và xin hưởng án treo của bà Thúy.

Theo bản án sơ thẩm, năm 2003, UBND tỉnh Bình Dương xin phê duyệt đề án phát triển khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương nhằm tạo quỹ đất phát triển các dự án khu công nghiệp, dịch vụ, khu đô thị cao cấp.

Khi việc giải phóng mặt bằng của khu liên hợp chưa hoàn tất, ông Nguyễn Văn Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty 3/2, có chủ trương biến khu đất 43 ha và 145 ha thành sân golf, trường đua và dịch vụ khác để nhằm mục đích liên doanh hoặc chuyển nhượng cho đối tác.

Các dự án chưa được phê duyệt, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất song ông Minh đã chỉ đạo ký kết hợp đồng liên doanh với các công ty sân sau của con gái, con rể nhượng hai khu đất.

Ông Minh cũng bị cáo buộc tham ô hơn 815 tỷ đồng trong quá trình mua bán cổ phần của Tổng công ty 3/2, chiếm hưởng riêng 163 tỷ đồng.

Theo cáo buộc, sai phạm trong quản lý 145 ha và 43 ha "đất vàng" tại trung tâm tỉnh Bình Dương kéo dài trong hơn 5 năm, 2012-2017, gây thiệt hại khoảng 6.590 tỷ đồng cho tài sản Nhà nước. Đến nay, 1.260 tỷ đồng đã được khắc phục. Trong đó, 1.060 tỷ đồng do các bị cáo nộp và 200 tỷ đồng do Tổng công ty 3/2 nộp để bổ sung tiền sử dụng đất cho hai khu đất.

Cựu chủ tịch tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm bị cáo buộc biết khu đất 145 ha đã được tỉnh phê duyệt phương án sử dụng, kế thừa vào giá trị tài sản Tổng công ty 3/2 sau cổ phần hóa và biết việc lô đất bị đưa vào góp vốn tại liên danh công ty tư nhân song vẫn ký quyết định không đưa khu đất này vào giá trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Việc này gây thất thoát cho Nhà nước hơn 4.000 tỷ đồng.

Tổng Công ty 3/2 phải nộp tiền chênh lệch tiền sử dụng đất khi được giao đất với giá thấp hơn giá thực tế hơn 761 tỷ đồng. Toà ghi nhận đã nộp hơn 200 tỷ đồng nên phải nộp thêm hơn 560 tỷ đồng. Khu đất 145 ha, toà đề nghị Tỉnh uỷ Bình Dương thu hồi để xử lý.

Ngày mai, tòa sẽ xét kháng cáo của cựu chủ tịch tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm trong sai phạm về quản lý 188 ha "đất vàng", gây thất thoát hơn 4.000 tỷ đồng.

Vụ 'đất vàng' Bình Dương còn 4.515 tỷ đồng chưa khắc phục

Sai phạm của hai cựu lãnh đạo tỉnh Bình Dương cùng 3 cha con đại gia ở Bình Dương và 23 người tại 188 ha "đất vàng" bị tòa tuyên gây thiệt hại 6.590 tỷ đồng, hiện mới khắc phục được gần 1/3.

Phạm Dự

 

Xe 'khiếm khuyết không quan trọng' được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm

https://tuoitre.vn/xe-khiem-khuyet-khong-quan-trong-duoc-cap-giay-chung-nhan-dang-kiem-20221227193603707.htm

Cục Đăng kiểm Việt Nam có văn bản hướng dẫn các trung tâm đăng kiểm cấp giấy chứng nhận cho xe có các khiếm khuyết như màu sơn không đúng, cửa, khóa cửa và tay nắm cửa đóng, mở không nhẹ nhàng…

Tài xế ăn ngủ trên xe, mệt mỏi chờ tới lượt đăng kiểm

Ngày 27-12, đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết hiện các trung tâm đăng kiểm bị tạm đình chỉ hoạt động, các trung tâm còn lại đang hoạt động hết công suất với toàn bộ nhân lực, cả thứ bảy, chủ nhật để đáp ứng tối đa khả năng đăng kiểm xe mỗi ngày.

Trước tình hình trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị bố trí thời gian làm thêm giờ kể cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật) để đáp ứng nhu cầu kiểm định xe của người dân. Đồng thời, cục đã cử lãnh đạo và đăng kiểm viên có trình độ, kinh nghiệm của một số đơn vị trực thuộc vào TP.HCM để tăng cường hỗ trợ, tránh ùn ứ.

Cục khuyến khích người dân nên chủ động liên hệ trước và có thể thực hiện ở bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trên cả nước để giảm ùn tắc cho TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị các trung tâm đăng kiểm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu kiểm định xe của người dân trong dịp Tết dương lịch. Trong quá trình đăng kiểm đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, đúng quy trình và tiêu chuẩn mà Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.

Đặc biệt lưu ý, đối với xe có khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng, không gây mất an toàn kỹ thuật như: màu sơn không đúng màu sơn ghi trong giấy đăng ký xe, cửa, khóa cửa và tay nắm cửa đóng, mở không nhẹ nhàng, bậc lên xuống mọt gỉ, thủng… thì được cấp chứng nhận đăng kiểm.

Các đơn vị kiểm định không để xảy ra tiêu cực, nhũng nhiễu, duy trì hoạt động ổn định cung cấp dịch vụ kiểm định và có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết tốt nhất nhu cầu đăng kiểm của người dân và doanh nghiệp.

Trường hợp có vướng mắc liên hệ Cục Đăng kiểm Việt Nam thông qua phòng kiểm định xe cơ giới theo số điện thoại 0243.768.4706 để kịp thời giải đáp.

Thêm hai trung tâm đăng kiểm 50-03V và 50-05V ở TP.HCM bị tạm đình chỉThêm hai trung tâm đăng kiểm 50-03V và 50-05V ở TP.HCM bị tạm đình chỉ

Ngày 27-12, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết vừa quyết định tạm đình chỉ 3 tháng đối với hai trung tâm đăng kiểm là 50-05V, 50-03V ở TP.HCM và chi nhánh.

THU DUNG - MINH HÒA

 

Chủ tịch Hà Nội: Không xây dựng văn hóa trên mạng thì chúng ta vỡ trận

https://tuoitre.vn/chu-tich-ha-noi-khong-xay-dung-van-hoa-tren-mang-thi-chung-ta-vo-tran-20221227192756168.htm

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nói thế giới mạng rất thật chứ không hề ảo, nên nếu không chú ý xây dựng văn hóa trên mạng thì vỡ trận, 'rồi một ngày đẹp trời không biết chúng ta đi về đâu’.

Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương: Mỗi chúng ta hãy là một công dân mạng ứng xử văn hóa, lành mạnh

Ông Thanh nói khi phát biểu chỉ đạo tại hội nghị triển khai công tác văn hóa và thể thao TP Hà Nội năm 2023 diễn ra chiều 27-12.

Về phong trào thể dục thể thao quần chúng, ông Thanh ghi nhận Hà Nội phát triển rất mạnh, "chưa bao giờ phong trào đạp xe cao như bây giờ" và tất cả công viên, vườn hoa, bất cứ không gian trống nào đều thấy các chị, các mẹ, các em tập luyện thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe.

Văn hóa ứng xử là 'mặt hàng' xa xỉ trên không gian mạng?

Tuy nhiên ông Thanh chỉ đạo cần có cách tổ chức lại hoạt động thể dục thể thao tự phát của người dân ở công viên, vườn hoa… sao cho "văn hóa hơn, hiệu quả hơn, bài bản hơn".

Ông cũng chia sẻ khó khăn với các nghệ sĩ khi đến nay vẫn còn có đoàn nghệ thuật Hà Nội chưa có "nhà", thực ra là có nhưng xập xệ quá so với truyền thống của đơn vị ấy.

Với vai trò là chủ tịch thành phố, ông Thanh nói ông "hết sức đau lòng, cảm thấy nợ gì đó". Ông chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội tới đây cố gắng tham mưu cho thành phố để gỡ khó chuyện có trụ sở nhưng lại không bàn giao được

Người đứng đầu UBND TP Hà Nội đặc biệt quan tâm chỉ đạo hai vấn đề với Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, đó là phải xây dựng được văn hóa tôn trọng pháp luật cho người dân thủ đô và phải quan tâm xây dựng văn hóa trên mạng xã hội.

Chuyện văn hóa tôn trọng pháp luật, ông Thanh nói người Hà Nội hay người Việt nói chung đều chưa tốt, vậy mà không thấy Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đưa trong báo cáo chuyện này, các hội nghị văn hóa toàn quốc gần đây cũng ít thấy ai đề cập.

"Phải làm sao để việc chấp hành pháp luật phải trở thành văn hóa, một lối ứng xử tự nhiên trong mỗi con người thì đất nước mới mau hiện đại, văn minh", ông Thanh nói và mong ngành văn hóa phải làm sao đề cập sâu hơn, thường xuyên hơn chuyện văn hóa chấp hành pháp luật, để nó trở thành hơi thở của người Hà Nội, người sống ở thủ đô.

Ám ảnh với văn hóa ứng xử trên mạng qua tranh biếm họa Rồng Tre

Chuyện xây dựng văn hóa trên mạng xã hội, ông Thanh chỉ đạo ngành văn hóa rất cần tham gia sâu cùng với ngành thông tin và truyền thông, bởi "nó là thế giới ảo nhưng hoàn toàn thật về vật lý, tiền bạc, tinh thần, không xây dựng văn hóa trên này thì chúng ta cũng vỡ trận".

Phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của chủ tịch Hà Nội, ông Đỗ Đình Hồng, giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, nói câu chuyện văn hóa tôn trọng pháp luật hay văn hóa trên mạng xã hội lãnh đạo sở đã nhìn thấy và hứa sẽ có những hành động cụ thể hơn.

THIÊN ĐIỂU

 

Nhiều trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM bất ngờ 'nghỉ ngang', không liên lạc được

https://thanhnien.vn/nhieu-trung-tam-dang-kiem-tai-tphcm-bat-ngo-nghi-ngang-khong-lien-lac-duoc-post1536180.html

Tình trạng quá tải tại các trung tâm đăng kiểm ở TP.HCM dự báo sẽ ngày càng trầm trọng khi có thêm nhiều trung tâm... không liên lạc được.

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa ra quyết định đình chỉ thêm 2 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại TP.HCM là 50-05V, ở P.An Phú Đông (Q.12), 50-03V tại P.Tam Bình và chi nhánh tại phường Linh Trung, TP.Thủ Đức do vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Hai trung tâm đăng kiểm này bị đình chỉ 3 tháng từ 26.12 - 25.3.2023. Như vậy, đến nay, TP.HCM đã có 6 trung tâm đăng kiểm bị đình chỉ hoạt động.

Trao đổi với Thanh Niên sáng 27.12, ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, bên cạnh các trung tâm đã bị đình chỉ và đang phải tạm dừng hoạt động để làm việc với công an, hiện có thêm một số trung tâm đăng kiểm nghỉ chưa biết lý do, không thể liên lạc được. Tổng cộng, trên địa bàn thành phố còn 10/19 trung tâm đang hoạt động.

Theo dõi sát sao tình hình tại các trạm đăng kiểm, lãnh đạo Sở GTVT TP nhận định có 2 lý do dẫn đến ùn tắc nghiêm trọng: thứ nhất, nhiều xe tới hạn đăng kiểm; thứ hai, do tâm lý bà con lo lắng, gần tết nên muốn mang xe đi đăng kiểm sớm.

"Trong khi đó, số lượng các trạm đăng kiểm giảm quá nửa. Công tác đăng kiểm có quy trình, mỗi ngày chỉ làm tối đa được số lượng xe nhất định dựa trên công suất đăng ký của trung tâm nên thực sự đang rất khó khăn." - ông Bùi Hòa An thừa nhận.

Cũng theo vị này, thực hiện chỉ đạo của Cục Đăng kiểm, Sở GTVT đã gửi thông báo khẩn đến các trung tâm đề nghị làm thêm giờ, tăng ca cả vào thứ bảy. Hiện nay, nhiều trung tâm đã duy trì đăng kiểm cho người dân tới 20 giờ và dự kiến sẽ tiếp tục tăng ca. Bên cạnh đó, các trạm trên địa bàn thành phố đã tiến hành nhận phát số thứ tự qua mạng, qua điện thoại, các ứng dụng Zalo, Viber... để tài xế tiện nhận số thứ tự trước, tới đăng kiểm đúng hẹn, tránh phải xếp hàng chờ đợi quá lâu.

Ngoài ra, người dân hiện nay có thể mang xe qua các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương... để đăng kiểm, giảm tải cho TP.HCM.

"Sở mong muốn người dân, bác tài có xe tới hạn đăng kiểm liên hệ các trạm để lấy phiếu hẹn trước để tránh ùn tắc. Về quy định, Cục Đăng kiểm là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát các trạm đăng kiểm trên cả nước. Sở GTVT TP chỉ có thể phối hợp giải tỏa ách tắc trước các trạm, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người dân và doanh nghiệp" - Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM thông tin.

Tổng kiểm tra hoạt động đăng kiểm trên cả nước từ 1.1.2023

Trong khi đó, thượng tá Nguyễn Văn Bình (Phó trưởng Phòng PC08 Công an TP.HCM) khẳng định lực lượng cảnh sát giao thông luôn đồng hành cùng người dân, song, phương tiện lưu thông ngoài đường phải chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Nếu xe quá hạn đăng kiểm lưu thông gây tai nạn liên quan tới kỹ thuật thì lực lượng công an không chịu trách nhiệm được. Vì thế, sẽ không có linh động cho những trường hợp xe hết hạn đăng kiểm lưu thông trên đường dù có lý do đang đưa xe tới trạm đăng kiểm ở TP.HCM hay các tỉnh khác.

Hà Mai

 

Đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật 19 tổ chức đảng, 43 đảng viên

https://plo.vn/da-de-nghi-bo-chinh-tri-ban-bi-thu-ky-luat-19-to-chuc-dang-43-dang-vien-post714018.html

(PLO)- Năm 2022, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tham mưu Ủy ban trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành nhiều văn bản quan trọng; đề nghị thi hành kỷ luật 19 tổ chức đảng và 43 đảng viên.

Ủy ban kiểm tra (UBKT) Trung ương vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2022, Cơ quan UBKT Trung ương đã xây dựng và tham mưu Ủy ban trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành nhiều văn bản quan trọng.

Cụ thể, Kết luận 34 của Bộ Chính trị về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030; Quy định 69 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; Quy định xin lỗi và phục hồi quyền lợi đối với đảng viên bị kỷ luật oan; Kết luận về chủ trương phân loại xử lý tổ chức đảng và đảng viên vi phạm liên quan đến Công ty Việt Á…

Ngoài ra, cơ quan cũng tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2022; phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu thành lập 11 đoàn kiểm tra đối với 33 tổ chức đảng.

Cùng đó là tham mưu giúp UBKT Trung ương thực hiện nhiệm vụ trọng tâm kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, kịp thời. Nhiều vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, tồn đọng được kiểm tra, kết luận, xử lý dứt điểm trong thời gian ngắn, đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Những việc mới phát sinh được phát hiện, kiểm tra xử lý kịp thời, nhất là các vụ việc thực hiện theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Điển hình trong năm 2022, UBKT Trung ương đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 35 cuộc đối với 39 tổ chức đảng và 13 đảng viên; thực hiện 13 cuộc kiểm tra đối với 25 tổ chức đảng.

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, kiểm tra tài chính đảng 13 cuộc đối với 25 tổ chức đảng. Giám sát chuyên đề đối với 16 tổ chức đảng và 23 đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý; tiếp nhận, phân loại xử lý hơn 8.400 đơn tố cáo, phản ánh…

Qua kiểm tra, giám sát đã thi hành kỷ luật đảng đối với 38 tổ chức đảng, 166 đảng viên, UBKT Trung ương đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 19 tổ chức đảng và 43 đảng viên.

Đảng ủy Cơ quan kịp thời quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, 5, 6 khóa XIII của Đảng và tài liệu tuyên truyền của cấp trên…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ nhiệm UBKT Trung ương Trần Cẩm Tú đã biểu dương và chúc mừng những thành tích đã đạt được, đồng thời chỉ ra một số những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.

Ông Trần Cẩm Tú đề nghị năm 2023, các cán bộ, công chức cơ quan UBKT Trung ương phải luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Chủ nhiệm UBKT Trung ương Trần Cẩm Tú tặng bằng khen cho các cán bộ đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác. Ảnh: UBKTTW

Cụ thể, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định, quy trình hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát, tập trung tham mưu xây dựng các quy định đã đăng ký với Bộ Chính trị, Ban Bí thư; thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch 52 về việc thực hiện Kết luận 34 của Bộ Chính trị về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030.

Tham mưu giúp Ủy ban thực hiện tốt nhiệm vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao. Tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ được giao, trọng tâm là kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Tiếp tục kiện toàn công tác cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong thời kỳ mới. Triển khai thực hiện luân chuyển cán bộ trong hệ thống Ngành Kiểm tra khi được cấp có thẩm quyền thông qua…

Cùng đó là làm tốt công tác chính trị, tư tưởng; kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định, quy chế của Cơ quan, giám sát việc thực hiện trách nhiệm nêu gương, việc rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, kỷ luật phát ngôn, bảo mật thông tin...

N.THẢO (Theo UBKTTW)

 

Bộ Tư pháp: Nhiều ‘đại án’ gặp khó trong việc thu hồi tài sản

 https://plo.vn/bo-tu-phap-nhieu-dai-an-gap-kho-trong-viec-thu-hoi-tai-san-post713888.html

(PLO)- Bộ Tư pháp cho biết năm 2022 đã thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt 16.000 tỉ đồng, tăng gần 12.000 tỉ đồng so với năm trước. Tuy nhiên, một số vụ án lớn vẫn gặp khó khăn trong xử lý tài sản.

Tại buổi họp báo do Bộ Tư pháp tổ chức vào chiều 26-12, báo chí đặt đặt câu hỏi về những vướng mắc liên quan đến việc thu hồi tài sản.

Ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, cho biết năm 2022, hệ thống thi hành án dân sự hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao. Cơ quan thi hành án dân sự cả nước thi hành xong về tiền đạt hơn 75.000 tỉ đồng, tăng hơn 64% so với năm 2021.

 

Trong đó, thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt khoảng 16.000 tỉ, tăng gần 12.000 tỉ so với năm trước. Số tiền thi hành án đối với các khoản nợ của các tổ chức tín dụng cũng tăng gần 24% so với năm 2

Tuy nhiên, ông Lợi thừa nhận năm vừa qua vẫn có những vụ việc lớn, gặp vướng mắc, khó khăn trong quá trình thi hành án dân sự. Chẳng hạn, vụ xử lý tài sản là các lô đất liên quan dự án khu phức hợp thể thao sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng), liên quan vụ án Phạm Công Danh. Nguyên nhân là do thực trạng quy hoạch, việc xử lý các lô đất này gặp khó khăn.

Vụ bà Hứa Thị Phấn, cựu Cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng Đại Tín - TrustBank và đồng phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản… hiện mới thi hành án 7.000 tỉ đồng, còn 9.000 tỉ đồng.

Khó khăn hiện nay là dự án Bệnh viện Đa khoa Phú Mỹ đang triển khai dở dang thì bị kê biên, không đủ điều kiện chuyển nhượng. Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các bộ ngành, địa phương tháo gỡ vướng mắc, chỉ đạo cơ quan thi hành dân sự các tỉnh, thành thu hồi triệt để tài sản liên quan.

“Trong năm 2023, dự kiến tiếp tục có những vụ việc nhất là các vụ án lớn sẽ có vướng mắc, khó khăn trong công tác thi hành án. Tổng cục sẽ phân tích, đánh giá kỹ các hạn chế, vướng mắc để xác định đúng, đầy đủ, khả thi phương hướng và giải pháp thực hiện…” - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cho hay.

Về việc thu hồi tài sản liên quan bị cáo bỏ trốn ra nước ngoài trong vụ án xảy ra tại Công ty AIC, ông Lợi cho biết TAND TP Hà Nội đang xét xử. Trường hợp gặp vướng mắc phát sinh liên quan việc thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Bộ Công an, VKSND Tối cao và TAND Tối cao triển khai thu hồi tài sản theo quy định, bao gồm việc tương trợ tư pháp.

Liên quan đến Bộ Công an chuẩn bị bỏ sổ hộ khẩu giấy, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch và chứng thực, khẳng định đã sẵn sàng cho công tác này.

Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đến nay đã có hơn 58,3 triệu dữ liệu hộ tịch các loại; duy trì kết nối, chia sẻ thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đã có hơn 8,1 triệu trường hợp trẻ em được đăng ký khai sinh, cấp mã số định danh cá nhân thông qua việc kết nối, chia sẻ giữa hai cơ sở dữ liệu.

Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã đã giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân về đăng ký khai sinh mới cho 1,8 triệu trường hợp; đăng ký khai sinh lại cho gần 910.000 trường hợp; đăng ký khai tử cho trên 740.000 trường hợp; đăng ký kết hôn cho khoảng 730.000 cặp và hàng triệu yêu cầu về chứng thực văn bản, giao dịch.

Về triển khai giấy kết hôn điện tử, ông Hải cho biết đang triển khai theo một dự án đầu tư công trung hạn.

Thanh tra Chính phủ nêu giải pháp thu hồi tài sản do tham nhũng, tiêu cực

VIẾT LONG

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment