Friday, November 1, 2024

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 31/10/2024 : Anna Skorokhod là ai ?
jeudi 31 octobre 2024
Thuymy


Thông tin đầu tiên. Sau khi bài trước lên – trong đó tôi ước tính lực lượng vũ trang Ukraine bị tổn thất từ 40.000 đến 45.000 người (thiệt mạng) và khoảng 120.000 người bị thương – thì hôm nay đã có thông tin xác nhận trên truyền thông Ukraine.

Một ông tướng Ukraine đã về hưu nói trên truyền hình nước này, tổn thất của lực lượng vũ trang Ukraine là 57.000 người thiệt mạng. Tất nhiên ông này thì có nhiều thông tin xác thực hơn, còn tôi thì là phỏng đoán. Tỉ lệ như vậy là 1/12 (Ukraine / Nga).

Thông tin đầu tiên. Sau khi bài trước lên – trong đó tôi ước tính lực lượng vũ trang Ukraine bị tổn thất từ 40.000 đến 45.000 người (thiệt mạng) và khoảng 120.000 người bị thương – thì hôm nay đã có thông tin xác nhận trên truyền thông Ukraine.

Một ông tướng Ukraine đã về hưu nói trên truyền hình nước này, tổn thất của lực lượng vũ trang Ukraine là 57.000 người thiệt mạng. Tất nhiên ông này thì có nhiều thông tin xác thực hơn, còn tôi thì là phỏng đoán. Tỉ lệ như vậy là 1/12 (Ukraine / Nga).

Bây giờ chúng ta nói chuyện chính: Anna Skorokhod là ai ?

Là dân biểu, thành viên Verkhovna Rada (quốc hội) Ukraine.

Từ lâu, người đàn bà này đã thu hút sự chú ý của dư luận. Đầu tiên là vụ bà ta và cộng sự của mình trong cái gọi là Ủy ban điều tra lâm thời – Yulia Yatsyk, đang sử dụng các vụ việc liên quan đến Học viện Quân đội Quốc gia Hetman Sahaidachny để làm mất uy tín của bộ chỉ huy quân sự cấp cao nhất của Ukraine.

Trước đó, người đàn bà này đã từng tuyên bố rằng “người Ukraine thà vào tù còn hơn gia nhập Lực lượng vũ trang vì không có cách nào thoát khỏi “quan tài”. Còn đáng chú ý hơn nữa, chính thị vào năm 2020 đã bảo vệ dải băng Thánh George, lúc này đã rõ là hiện thân của cuộc xâm lăng phát-xít vào Ukraine và hệ tư tưởng C.S ở Ukraine.

Mới ngày hôm qua, thị này đã lên truyền thông – một live show của Novyny.Live TV và phát biểu: Có hơn 100.000 ca đào ngũ từ lực lượng vũ trang Ukraine. Tin này lập tức được các kênh của Nga vồ lấy: Tass, Sputnik và sau đó là một số trang lá cải khác đăng tải theo, ví dụ ‘theeuropetoday dot com’, ‘Pravda dot com’ (không rõ là trang của ai nữa, vì trang gốc Pravda thì là “dot ru”). Đương nhiên là sau đó, tin này được các kênh truyền thông chính thống của xứ phía đông nước Lào hồ hởi, vồ vập ôm lấy, với mặc định “tin của Nga là chính xác và là sự thật.”

Thấy gì ở câu chuyện này?

+ Đầu tiên, để đi đến tận cùng nguồn tung tin này ra, tôi sử dụng một thuật toán để xem nguồn của tin tức, thì thấy tất cả chúng đều được dẫn từ một điểm: cổng thông tin Swentr. Trước đây, ngay sau khi kênh chủ lực để tuyên truyền cho Kẩm-linh là RT (Ruzzia Today) bị áp lệnh trừng phạt và bị chặn ở nhiều nước, thì cổng thông tin này được đăng ký chỉ sau 3 ngày. Ngay sau đó có ít nhất 19 trang web với mục đích tung tin giả tuyên truyền cho Kẩm-linh hoạt động qua nó. Khi người dùng có đường link dẫn đến cổng Swentr, ngay lập tức người ấy sẽ được dẫn đến trang web của RT hoặc một kênh nào đó khác. Sputnik cũng hoạt động thông qua các trang web phản chiếu như sputnikglobe dot com (ảnh).

+ Thứ hai. Quay lại với phát biểu của Anna Skorokhod. Trên các bản tin được viết một cách lập lờ rằng “thông tin này trùng với tuyên bố trước đó của luật sư chuyên các vụ việc liên quan đến quân nhân – quân sự Roman Lykhachev tuyên bố “có 100.000 vụ việc đào ngũ trong hai năm rưỡi qua, nhiều trường hợp bỏ ngũ theo nhóm đến 20 – 30 người.” Đây là một kỹ thuật tuyên truyền sơ đẳng, vì không có bằng chứng nào cho thấy các nguồn tin của Anna Skorokhod và Roman Lykhachev là độc lập với nhau, mà không phải là Roman Lykhachev “mớm” cho Anna Skorokhod. Nhưng với kỹ thuật viết bài như trên bọn có tâm địa đen tối sẽ làm người đọc lầm tưởng rằng, tin này là đáng tin cậy vì có những “hai người ” cùng cung cấp một thông tin.

Ở mức độ cao hơn, một trang web nhưng cũng dạng không chính thống tiếng Trung Quốc đưa ra các con số và chính ở đây tôi phát hiện tử huyệt của câu chuyện: nội dung của nó hoàn toàn giống của RT và Sputnik đưa ra, nhưng bổ sung thêm thông tin: “Báo Pravda của Ukraine đưa tin trong tháng này rằng văn phòng tổng công tố Ukraine đã ghi nhận gần 60.000 vụ hình sự rời bỏ hàng ngũ trái phép, cũng như khoảng 30.000 trường hợp đào ngũ kể từ đầu năm 2022.” Hai con số này được phóng đại – điều đó là chắc chắn và nó đem lại kết quả một tổng số nếu đem cộng vào, gần 100.000 ca “đào ngũ” (có ngoặc kép).

Vậy câu hỏi đặt ra là: nguồn của Lykhachev là ở đâu? Có một bài báo trên trang “Sự thật Ukraine” cảnh báo về nạn đào ngũ đã trở nên phổ biến, trong đó dẫn thông tin từ tổng công tố Ukraine về số ca đã được xử lý hình sự từ tháng Hai năm 2022 đến nay (hết tháng 9/2024) như sau:

Theo điều 407 Bộ luật hình sự Ukraine, tội rời bỏ hàng ngũ không được sự cho phép của cấp trên, được giải thích “là việc tạm thời vắng mặt tại nơi làm nhiệm vụ quá ba ngày mà không có sự cho phép của người chỉ huy hoặc không có lý do chính đáng” là 35.307 trường hợp.

Theo điều 408 Bộ luật hình sự Ukraine, tội đào ngũ “là rời khỏi đơn vị với ý định không quay trở lại phục vụ” – 18.196 trường hợp.

(Ảnh : Báo cáo về số vụ tố tụng hình sự được đăng ký trong thời gian từ tháng 1 năm 2022, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2022, từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2023, từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2024 theo các Điều khoản 407 và 408 của Bộ luật Hình sự Ukraine.)

Như vậy, về những trường hợp bị xử lý hình sự theo điều 407 thì có thể chỉ cần đi quá phép vài ngày đã có thể bị bắt và giao cho quân pháp rồi. Đào sâu thêm nữa, thì sự thật còn thú vị hơn: các con số 60.000 và 30.000 đều có thật.

Trích : Kể từ đầu năm 2022, Văn phòng Tổng công tố Ukraine đã ghi nhận gần 60.000 vụ án hình sự về hành vi tự ý rời khỏi đơn vị không phép và khoảng 30.000 vụ liên quan đến hành vi đào ngũ trong hàng ngũ Lực lượng vũ trang. Theo thông tin từ tờ “Ukrainian Pravda”, đã có yêu cầu gửi đến Văn phòng Tổng công tố đề nghị trả lời về vấn đề này.

Trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 9 năm 2024, 59.606 vụ án hình sự đã được ghi nhận theo Bộ luật Hình sự (Điều 407 của Bộ luật Hình sự Ukraine), trong đó có 2.592 vụ án đã được khép lại. Ngoài ra, 29.521 vụ án liên quan đến hành vi đào ngũ (Điều 408 của Bộ luật Hình sự) đã được ghi nhận, trong khi 414 vụ án đã được khép lại.

Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2024, số vụ theo điều 407 tăng gấp ba lần và số vụ đào ngũ (điều 408) tăng gần gấp bốn lần so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên, số bản án của tòa án thấp hơn nhiều so với số vụ vi phạm đã được ghi nhận. Theo trung tâm báo chí của cơ quan tư pháp, năm 2022, 1.505 bản án đã được tuyên, năm 2023 – 2.165 bản án và trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2024 – 766 bản án. Có 179 bản án đào ngũ vào năm 2022, 195 bản án vào năm 2023 và 177 bản án từ đầu năm 2024.

Theo Luật thời chiến của Ukraine, hành vi tự động rời khỏi đơn vị khi không có phép sẽ bị phạt tù từ 5 đến 10 năm và hành vi đào ngũ sẽ bị xử phạt tới 12 năm tù. Tuy nhiên, vào ngày 20 tháng 8 năm 2024, Verkhovna Rada của Ukraine đã thông qua một đạo luật quy định miễn trừ trách nhiệm hình sự đối với tội tự động rời khỏi đơn vị khi không có phép và đào ngũ trong một số trường hợp nhất định: nếu hành vi phạm tội được thực hiện lần đầu tiên và người lính quyết định quay trở lại phục vụ trước khi xét xử hoặc nếu chỉ huy đơn vị đã đưa ra sự đồng ý bằng văn bản cho tòa án để quân nhân quay trở lại phục vụ.

Căn cứ vào trả lời của Văn phòng tổng công tố Ukraine, “Sự thật Ukraine” đã tính toán ra những con số trên đây (35.307 và 18.196) là sát với sự thật.

Điều đáng nói là số quân nhân bị xử lý vì tội đào ngũ là hơn 18.000, không phải là 100.000 như anh ả kia nói. Cái mà chúng ta và tất cả đều cần, là sự minh bạch thông tin, đúng không ạ? Vậy thì thông tin của Nga đây: Vào năm 2021, khoảng 600 bản án đã được đưa ra cho những hành vi vi phạm này, trong khi vào năm 2022, có gần 1.000 bản án và chỉ riêng trong nửa đầu năm 2023, đã có hơn 2.000 trường hợp như vậy, theo tính toán của Mediazona (tôi cũng không biết đánh giá độ tin cậy của trang này đến đâu, nhưng tin thì lá cải tương đối!).

Theo trang này, tỉ lệ đào ngũ của lính Nga từ khi “Chiến dịch quân sự đặc biệt” bắt đầu và từ Ukraine về, vào khoảng 2 đến 3 %, tức là mức rất thấp. Mức này vẫn được quân đội Đức quốc xã giữ kỷ lục là dưới 2 % trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Để giải thích cho con số mang tính thành tích rất cao này, một số người Nga hiểu vấn đề đề nghị giấu tên cho tôi biết: do Vệ binh và an ninh quân đội Nga đã phải tăng cường công tác bảo vệ đội ngũ, tăng mức độ tàn bạo khi xử lý – nhiều trường hợp bắn ngay tại mặt trận, và cuối cùng tốc độ đưa quân ra chiến đấu quá nhanh và bị tiêu diệt cũng quá nhanh… đều dẫn đến khả năng đưa tỉ lệ đào ngũ trong quân đội Nga xuống mức thấp.

Một lý do nữa liên quan đến tương quan hai bên: Lính Nga đi chiến đấu là bọn ký hợp đồng đánh nhau vì tiền (tình nguyện) nên với bọn này, chỉ cần đánh nhau trước trả tiền sau là đủ giữ chân. Đào ngũ chỉ liên quan đến lính nghĩa vụ, đặc biệt nguy hiểm cho nhóm này là tình trạng càng ngày càng phổ biến trong quân đội Nga: cố tình khép tội cho lính nghĩa vụ để đưa những người đó vào đơn vị trừng giới bắt tham gia chiến đấu.

Trong khi đó, Ukraine là thời chiến, tức là tất cả những người tham gia lực lượng vũ trang từ tháng Hai năm 2022, là bắt buộc, do vậy chắc chắn sẽ có tỉ lệ đào ngũ cao hơn so với Nga. Không những thế, quá trình đấu tranh giữa một tư tưởng độc lập và vì tự do của các công dân Ukraine, không phải ai cũng giống ai, chắc chắn sẽ còn những người nghiêng ngả và sẵn sàng thỏa hiệp với Nga. Những người này là những người dễ dao động.

Con số đào ngũ khủng của Nga là tháng Chín năm 2022, khi Putox ban hành lệnh động viên một phần, có khoảng vài trăm nghìn (đến dưới 1 triệu người) người Nga rời khỏi đất nước.

Đến đây, chúng ta có thể tạm kết luận rằng, Ukraine mặc dù đang rất khó khăn trong nhiều vấn đề, nhưng vẫn hướng tới sự minh bạch thông tin, có như vậy chúng ta mới tiếp cận được những thông tin trên đây. Chưa hết, tôi là người muốn đi đến tận cùng. Hàng chục trang tin của Ukraine, tha hồ đọc những thông tin kể cả không thuận tai vừa mắt – và tôi ngồi đọc để hình dung ra câu chuyện tổng thể của vấn đề.

Việc lãnh đạo Ukraine trì hoãn đến tận tháng Tư năm nay mới hạ độ tuổi gọi phục vụ trong quân ngũ, từ 27 xuống 25 với mong muốn “bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước” – đương nhiên sẽ gây ra những khó khăn về nhân sự. Mà khó khăn hàng đầu là khi đội ngũ không đủ, tốc độ luân chuyển chiến đấu – nghỉ ngơi sẽ chậm, gây mệt mỏi, thậm chí sa sút tinh thần, đây là điều không thể tránh khỏi.

Trong vòng 1 năm qua, có nhiều bài báo nói về tính chất lính tẩy theo kiểu quân đội Xô-viết vẫn còn trong quân đội Ukraine hiện nay, thậm chí khá nặng nề, chưa thay đổi được hết. Điều đó dẫn đến sự xa cách trong đội ngũ, giữa người chỉ huy với binh lính và binh lính sẽ là những người bất mãn đầu tiên. Cuối cùng là những phản ánh về nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý cho quân nhân đang chiến đấu, còn rất thiếu và yếu trong quân đội Ukraine.

Trên đây tôi có nhắc đến tỉ lệ đào ngũ trong các quân đội khác nhau – chuyện này là vấn đề tâm lý con người, không liên quan gì đến chính nghĩa hay phi nghĩa, lý tưởng này khác… Điều dẫn đến tỉ lệ cao, là điều kiện đào ngũ có thuận lợi hay không. Theo bài báo “‘The Deserters,’ a World War II History” của Charles Glass, đã có gần 50.000 lính Mỹ và 100.000 lính Anh đã đào ngũ khỏi lực lượng vũ trang trong Thế chiến II. Con số lính Anh đào ngũ do quân đội nước này tham chiến lâu hơn, nếu tính từ Dunkirt thì người Anh tham chiến khoảng 5 năm.

Như vậy, tỉ lệ lính Mỹ đào ngũ nếu tính về thời gian tham chiến trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, hóa ra cao hơn của Anh. Người ta cũng tính ra rằng, lính Mỹ ở châu Âu thì dễ đào ngũ hơn là lính Mỹ tham gia cuộc chiến tranh chống Nhật ở Thái Bình Dương. Cũng có những người lính Mỹ trốn ở lại Úc chẳng hạn. Nhiều người lính Mỹ ở lại Ý và Pháp… hầu hết trở thành tội phạm, hoặc sinh sống bất hợp pháp.

Về quan điểm xử lý, chẳng hạn Tướng George S. Patton muốn xử bắn những người mà ông coi là “những kẻ hèn nhát”. Thực tế, cần xử lý nhân đạo hơn, vì những người lính phải chịu đựng cảnh địa ngục trần gian hàng ngày: cái chết bất cứ lúc nào, bom đạn, mìn dưới chân, bùn lầy, giá rét hoặc nóng nực, suy dinh dưỡng, vệ sinh tồi tệ và thiếu ngủ… Vì vậy họ cần được tắm, xem phim, thay quần áo sạch, ăn uống đầy đủ… thì sẽ đảm bảo tinh thần chiến đấu của người lính hơn.

Cũng trong thời kỳ này, chỉ 4 năm của cuộc Chiến tranh Vệ quốc, Liên Xô đã xử tử 158.000 người vì tội đào ngũ. Trong khi đó, hơn 20.000 binh lính Mỹ đã bị xét xử và kết án vì tội đào ngũ trong Thế chiến II. Bốn mươi chín người đã bị kết án tử hình, mặc dù 48 trong số những bản án tử hình này sau đó đã được giảm nhẹ. Chỉ có một binh lính Hoa Kỳ, Binh nhì Eddie Slovik, bị hành quyết vì tội đào ngũ trong Thế chiến II. Người ta ước tính, những người lính Liên Xô không bị xử tử nhưng đưa vào các đơn vị trừng giới đi làm “bia thịt” lớn hơn nhiều, có thể lên tới cả triệu người đến hơn (so với đỉnh điểm quân đội này có 12 triệu quân). 

Mới hơn. Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, 503.926 quân nhân Hoa Kỳ đã đào ngũ trong Chiến tranh Việt Nam từ ngày 1 tháng 7 năm 1966 đến ngày 31 tháng 12 năm 1973. Một số trong số họ đã di cư đến Canada. Các quốc gia khác cũng đã cấp quy chế tị nạn cho những người lính Hoa Kỳ đào ngũ. Ví dụ, Thụy Điển cho phép tị nạn đối với binh lính nước ngoài đào ngũ khỏi chiến tranh, nếu cuộc chiến không phù hợp với các mục tiêu hiện tại của chính sách đối ngoại Thụy Điển.

Theo Lầu Năm Góc, hơn 5.500 quân nhân đã đào ngũ trong giai đoạn 2003 – 2004, sau Chiến tranh vùng Vịnh và chiếm đóng Iraq. Con số này đã lên tới khoảng 8.000 vào quý đầu tiên của năm 2006. Hầu như tất cả những người lính này đều đào ngũ trong phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ. Chỉ có một trường hợp đào ngũ được báo cáo ở Iraq. Lục quân, Hải quân và Không quân đã báo cáo 7.978 trường hợp đào ngũ vào năm 2001, so với 3.456 trường hợp vào năm 2005. Thủy quân lục chiến cho thấy 1.603 Thủy quân lục chiến ở trong tình trạng đào ngũ vào năm 2001. Con số đó đã giảm xuống còn 148 vào năm 2005.

Đối với binh lính Liên Xô trong chiến tranh Afghanistan, điều kiện để đào ngũ là rất khó khăn vì địa lý xa xôi, đi bộ về nhà gần như là việc không thể. Do vậy việc trốn sang hàng ngũ của đối phương gần như là đặc quyền của binh lính Liên Xô nhưng từ những nước cộng hòa Hồi giáo, vốn gần gũi hơn với các bộ lạc Afghanistan.

Năm 1984, một bài báo trên tờ New York Times kể về vụ 4 người lính Liên Xô đào ngũ sang phía đối phương – 3 người Nga và 1 người Ukraine, đã phát biểu tại một cuộc họp báo ở New York. Họ kể rằng đến thời điểm đó có khoảng 300 lính Liên Xô đã trốn thành công sang phía đối phương và không muốn trở lại Liên Xô. Bốn người này là những người may mắn được Mỹ cấp quy chế nhập cảnh.

Để đối phó với việc phải ở lại trong quân ngũ ở Afghanistan, binh lính Liên Xô nhiều người sa vào nghiện ngập: mua thuốc phiện của dân làng bằng cách đổi đạn dược, súng ống… Chúng ta cần hiểu với quân đội Liên Xô, là chế độ nghĩa vụ quân sự và binh lính ở Afghanistan được luân chuyển có định kỳ, và tổng số lượng chỉ khoảng 120.000 quân thôi.

Vậy hiện tại, quân đội nước nào đào ngũ nhiều nhất? – Còn ai trồng khoai đất này – Nga chứ ai!

Ngày 29 tháng Hai năm nay (2024) được gọi là “Ngày đào ngũ” trong cộng đồng những người Nga phản chiến. Theo dữ liệu của Phong trào “Bốc hơi” (Get Lost) số trường hợp đào ngũ khỏi quân đội Nga đã tăng gấp mười lần trong năm nay (2024). Vào tháng Giêng năm ngoái (2023), chỉ có 28 người đào ngũ khỏi quân đội Nga; con số này vào tháng Giêng năm 2024 là 284 người. Riêng lính hợp đồng chiếm 50 % số trường hợp đào ngũ, trong khi những người bị huy động (nghĩa vụ quân sự) chiếm 30%.

Nhưng con số đáng kể hơn cả không phải là những người “nghĩ lại” và trốn từ quân đội, mà là những người trốn nghĩa vụ quân sự ngay từ đầu, và điểm đến của họ hầu hết là Kazakhstan, nhiều người trong số họ là nhờ sự giúp đỡ của Farewell to Arms, một tổ chức tự nguyện. Như tôi viết trên đây, số người này là vài trăm nghìn đến dưới 1 triệu.

Mặc dù thiếu quân và thiếu luôn cả lực lượng lao động, nhưng những người Nga trốn nghĩa vụ quân sự vẫn là một nguồn kiếm tiền béo bở cho quan chức nước này. Trong khi nhiều quốc gia phương Tây đã cấm cửa các chuyến bay của Nga, Thái Lan coi lượng khách du lịch Nga là chìa khóa để phục hồi ngành du lịch bị đại dịch tàn phá của mình. Vào tháng 10, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã gia hạn thị thực 90 ngày từ khi nhập cảnh cho hộ chiếu Nga. Ông này nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Hai năm nay: “Chúng tôi không tham gia vào cuộc xung đột [Ukraine]. Chúng tôi trung lập.”

Cá nhân tôi đánh giá đây là một việc không hẳn là xấu. Thà có nước tạo điều kiện cho dân Nga trốn còn hơn là lũ đó đi lính.

Tháng Bảy năm 2023, Mặt Ngựa La-vơ-rốp đã đến Phuket để khánh thành một lãnh sự quán mới để ứng phó với lượng “du khách” Nga tăng đột biến. Năm 2023, người Nga dẫn đầu về lượng khách du lịch đến Thái Lan từ bên ngoài châu Á với 1,4 triệu lượt “du khách”.

Trong ba tháng đầu năm 2024, 366.095 người Nga đã đến Sân bay quốc tế Phuket, gần gấp đôi cùng kỳ năm 2023. Đó là chưa kể số lượng rất lớn những người Nga quá cảnh qua cửa khẩu chính của Thái Lan là Sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok. Trong số khách du lịch thật, rất nhiều người chắc chắn là ra nước ngoài trốn nghĩa vụ quân sự, và để đi được người đó đã phải tốn một khoản tiền rất lớn cho bọn quan chức trong nước.

Cái gì cũng có hai mặt của nó. Trong khi đây là một lợi ích cho nền kinh tế vĩ mô, dòng người đổ đến đã gây khó chịu cho người dân địa phương. Ngày càng nhiều những phàn nàn rằng người Nga đang đánh cắp việc làm của dân địa phương, gia tăng tội phạm và phổ biến nhất là hành xử bát nháo, làm đảo lộn các chuẩn mực văn hóa Thái Lan. Trên báo chí Thái Lan, những tiêu đề giật gân như “Người Nga điên cuồng tấn công đội cảnh sát ở Phuket sau khi nổi điên tại một khách sạn ở trung tâm thành phố” và “Du khách Nga đá một phụ nữ Thái Lan đang mang thai sau khi bị yêu cầu để giày ở bên ngoài” đang gióng lên những hồi chuông báo động cho xã hội Thái Lan.

Đối với lính Nga ở tiền tuyến Ukraine, việc chạy trốn hết sức nguy hiểm. Vì vậy lựa chọn của họ là… trốn sang phía Ukraine để được nhốt vào trại tù binh, nhưng nguy cơ lớn hơn với những người này là được trao đổi lấy tù binh Ukraine. Về nguyên tắc, những người không muốn về Nga sẽ không bị cưỡng bức, vì vậy số lượng tù binh Ukraine cần luôn là nhu cầu cao. Với những người không được may mắn như vậy, họ buộc phải chọn những cách khác. Một người lính Nga trốn được sang phía Ukraine kể:

“Đào ngũ vẫn khó khăn như trước đây và tất cả phụ thuộc vào việc anh ta đang ở đâu, đơn vị nào. Để rời khỏi mặt trận, anh ta phải được cấp phép nghỉ phép hoặc được đưa đến bệnh viện, nơi anh ta sẽ trốn để đi đến một quốc gia khác, hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Chạy trốn khỏi tiền tuyến rất nguy hiểm. Ai cũng hoàn toàn hiểu rằng sẽ có những hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý hình sự nhưng với những người đã muốn trốn, thì điều đó không ngăn cản được họ. Một số người khác thì giả vờ rằng họ là một trong những người đã chết bằng cách nằm lẫn vào đống tử thi rồi trốn sau đó… Hoặc tìm cách bị thương cũng là một cách: một số người tự bắn vào chân mình để được đến bệnh viện rồi từ đó trốn tiếp.”

Hiện tại, đội ngũ chiếm tỉ lệ đào ngũ lớn nhất trong Chiến tranh Nga – Ukraine là… đội quân đánh thuê Wagner hồi mồ ma Prigozhin, nhất là từ khi hắn tuyển mộ tù nhân vào đi đánh nhau với lời hứa trả tự do kèm với tiền. Tỉ lệ 80 % những tù nhân này bỏ ngũ đi tìm tự do ngay lập tức mà không cần nhận tất cả tiền đã được hứa hẹn, là một con số cực kỳ thú vị.

Quay lại với con mẹ Anna Skorokhod, trên mạng có rất nhiều bài báo (tôi nghĩ dù của Ukraine cũng lá cải thôi) nói về những chi tiết đời tư, những đồn đoán về tham nhũng liên quan đến lợi ích nhóm… Tôi không đưa vào đây, tránh dạng hành động “bỏ bóng đá người.” Kết luận cuối cùng của chúng ta, là con mẹ này với thái độ thân Nga của mình, lần này có phát ngôn không tử tế gì. 

Nó giống như một số người vẫn ở phía ủng hộ Ukraine, nhưng ủng hộ với thái độ rất kỳ dị. Mới nhất, hôm kia và hôm qua có một ông người Ukraine gốc Việt mà từ đầu chiến tranh đã thoát khỏi Ukraine đi tị nạn, liên tục có vài status rất gieo rắc hoảng loạn. Một tin, ông ấy viết về số lượng F-16 quá ít, máy bay cũ rỉ, vũ khí cho nó chưa có… Một tin, ông này viết về việc Putox trả lời Thủ tướng Serbia về việc dừng chiến tranh. Điều đáng nói là cuối cùng ông này chua thêm câu “Chiến tranh còn dài dài.”

Thái độ rất gây khó chịu – chiến tranh kéo dài là hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng tại sao ông lại phải thọc vào tâm lý người khác để gây hoảng loạn như vậy? Điều đáng nói là chính cái ông KOL già có tuổi (người đi sang Ukraine và về quay xe đó!) ôm tất cả những status của ông này tung lên.

Tôi phải nói rằng, đó là những người có thái độ không đứng đắn. May mấy ông này nói, cũng chỉ như mấy con ruồi nó nói, chứ như con mẹ Anna Skorokhod nói thì bọn Nga lại chẳng vồ lấy, và thành mồi tuyên truyền ngay. Câu chuyện vẫn là như thế, nhưng chúng nó biến ngay từ 18.000 thành 100.000 người đào ngũ; và qua cái mõm của BMZ xứ phía đông nước Lào, thì 100.000 người này được mô tả như là có một đạo quân 10 vạn người đang ùn ùn kéo nhau về nhà vậy, sụp đổ đến nơi. Mất dạy là như thế.

Một lần nữa xin đề phòng cả “những người của ta” nhưng thích gieo rắc tin giả, tin xấu gây hoang mang hoảng loạn.

PHÚC LAI 31.10.2024

No comments:

Post a Comment