Đối Thoại Điểm Tin ngày 02 tháng 11 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Quan
chức Mỹ kêu gọi Việt Nam phóng thích thêm tù nhân chính trị
Mỹ
tố Nga làm video tung tin vịt về gian lận bầu cử ở bang Georgia
Ngoại
trưởng Mỹ: Lính Triều Tiên sắp tham chiến đánh Ukraine
Đại
sứ Mỹ: Có ‘tín hiệu đáng lo’ trong hợp tác quân sự Nga-Trung ở Bắc Cực
Trump nói về
gian lận bầu cử, làm dấy lo ngại về một cuộc bầu cử căng thẳng nữa ở Mỹ
Phản bác Hà Nội,
Trung Quốc nói Việt Nam phải ‘dạy’ ngư dân của mình
Indonesia cấm bán điện thoại Google
Đại sứ Mỹ: Có
‘tín hiệu đáng lo’ trong hợp tác quân sự Nga-Trung ở Bắc Cực
RFA
Chính
trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ
Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ quan ngại việc Việt Nam bắt cóc và kết án tù blogger Đường
Văn Thái
Cựu
Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến bị tuyên 4,5 năm tù trong vụ án liên quan AIC
Nghi
ngờ về khả năng thành viên Thiền am bên bờ vũ trụ bị tra tấn, tước quyền
tự do tín ngưỡng
Sức
khoẻ nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn sa sút nghiêm trọng trong tù, Văn Bút Hoa Kỳ kêu
gọi trả tự do
Tại
sao Hà Nội truy nã gắt gao bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn?
Phong
sát nghệ sĩ: Việt Nam học Trung Quốc?
Bộ
Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngư dân Việt Nam
Việt
Nam tăng cường khả năng chiến lược tại Biển Đông
Xuân
Bắc từng chỉ trích khán giả chê Táo quân, nay làm Cục trưởng Nghệ thuật biểu
diễn
Cảnh
sát Campuchia truy nã một công dân Việt Nam cướp súng vượt ngục
Trại
giam số 6 đồng ý mở cửa "chuồng cọp", hai TNLT dừng tuyệt thực sau 21
ngày
Theo
dõi Nhân quyền: Bắt cóc và xét xử Đường Văn Thái là hành vi côn đồ, coi thường
luật quốc tế!
Chủ
quán karaoke An Phú lĩnh án tám năm tù
Blogger
Đường Văn Thái bị kết án 12 năm tù giam trong phiên toà kín
11
công dân Việt Nam bị cảnh sát New Zealand bắt giữ vì trồng hơn 3.000 cây cần sa
Nhóm công tác của LHQ: Việt Nam bắt giữ tùy tiện có hệ thống, điển
hình là ông Phạm Chí Dũng!
BBC
Kết quả bầu cử tổng
thống có thể thay đổi cách Mỹ bảo vệ châu Âu?
Tân tổng thống Mỹ
có làm thay đổi thế cục Biển Đông?
Những nhà khoa học
Mỹ gốc Hoa đối mặt với rủi ro trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung
Campuchia 'không
phải là quả bóng' bị tung hứng giữa Việt Nam và Trung Quốc
Bà Trương Mỹ Lan
xét xử phúc thẩm, liệu có thoát án tử?
Hai cuộc đời khác
biệt - Harris và Trump mà bạn chưa từng biết
'Việt Nam xây hai
đường băng mới trên quần đảo Trường Sa'
Kết quả bầu cử tổng
thống Mỹ có thể tác động đến thế cục Trung Đông như thế nào?
Nước Mỹ nếu không
có người nhập cư
Những cử tri có thể
quyết định số phận cuộc bầu cử Mỹ
Bằng chứng cho thấy
drone của Nga săn lùng dân thường
Ông Đường Văn Thái
lãnh án 12 năm tù: các tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối
Ông Bùi Văn Cường
bị đề nghị kỷ luật: sinh mệnh chính trị sẽ sao?
Tiếp cận băng người
Việt buôn người: bán suất ‘ưu tiên’ vượt eo biển Manche
Tổng Bí thư Tô Lâm
ký quy chế mới về bầu cử trong Đảng, có gì đáng chú ý?
Phỏng vấn một người
Việt buôn người: tiết lộ đường dây nhập cư lậu vào Anh
Radar trên đảo Tri
Tôn: Trung Quốc có thể do thám miền Trung Việt Nam và xa hơn?
Ông Bùi Văn Cường
bất ngờ thôi chức tổng thư ký Quốc hội
Lý do ông Trần Cẩm
Tú được Bộ Chính trị chọn làm thường trực Ban Bí thư
Tướng Trung Quốc
thăm Việt Nam, ký kết gì với tướng Phan Văn Giang?
Tổng thống Nga
Vladimir Putin 'ủng hộ Việt Nam hợp tác với BRICS'
Lo Trump quay lại,
các công ty Trung Quốc tính đường sang Việt Nam, Ấn Độ
Thủ tướng Phạm Minh
Chính dự Thượng đỉnh BRICS: Việt Nam gia nhập thì có lợi gì?
Bầu cử Mỹ: Những cử
tri gốc Việt này bầu cho ai?
Ông Trump dọa truy
tố những người này nếu đắc cử
Tổng thống Trump
hay Tổng thống Harris: khác biệt thế nào đối với Việt Nam?
Ngoài Trump và
Harris, còn ai đang tranh cử tổng thống Mỹ?
Liệu lời lẽ thiếu
kiềm chế có khiến ông Trump thất bại?
Kamala Harris:
Soi hồ sơ nhân vật có thể trở thành nữ tổng thống Mỹ
Bầu cử Mỹ: Cử tri
và ứng viên gốc Việt ở California
Bầu cử Mỹ: Phía sau
cuộc chiến giữa đàn ông và phụ nữ
Cuộc đời ông Donald
Trump: từ bất động sản đến chính trị
Taylor Swift tác
động ra sao tới bầu cử Mỹ?
'GDP của Việt Nam
có thể giảm 1% nếu ông Trump tái đắc cử'
Trump hay Harris?
Người Trung Quốc muốn gì từ cuộc bầu cử Mỹ 2024?
Donald Trump cáo
buộc, Joe Biden lên án, ai đúng, ai sai?
« Make America Great Again », nỗi hoài niệm khôn nguôi
một thời hoàng kim của Mỹ
Nhạc
Pháp lời Việt : Những giai điệu đẹp nhất của Vanessa Paradis
Việt
Nam yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho các ngư dân bị bắt tại quần đảo Hoàng Sa
Mỹ, Hàn Quốc kêu gọi Trung Quốc tác động đến hợp tác quân sự Bắc
Triều Tiên-Nga
Paris: Trồng hoa trong thành phố để chế biến món ăn
Israel
mở rộng oanh kích tại Liban, dập tắt hy vọng ngừng bắn theo đề xuất của Mỹ
Chiến tranh Ukraina: Bắc Triều Tiên được lợi gì khi điều quân tham
chiến ?
Bầu cử tổng thống Mỹ: Hàn Quốc lo ngại kịch bản Trump trở lại Nhà
Trắng
Bầu cử tổng thống Mỹ: Tỉ lệ ủng hộ Harris và Trump sít sao tại « 7
bang chiến trường »
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Cử tri gốc Ả Rập phẫn nộ với Kamala
Harris
Nhật Bản - Liên Âu ký thỏa thuận đối tác an ninh quốc phòng mới
Bruxelles yêu cầu Gruzia bỏ các đạo luật phản dân chủ, nếu muốn
hội nhập Liên Âu
Ngày cuối Hội nghị LHQ lần thứ 16 về đa dạng sinh học: Chưa quyết
định quan trọng nào được thông qua
Trận lụt lịch sử ở Tây Ban Nha : Người dân phẫn nộ, chỉ trích
chính phủ chậm trễ
Mỹ, Hàn Quốc kêu gọi Bắc Triều Tiên rút quân khỏi Nga
Bắc Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo tầm xa mới để tăng cường khả
năng răn đe hạt nhân
Lụt lội: Tây Ban Nha để quốc tang cho gần 100 nạn nhân
(AFP) - Không quân Mỹ - Hàn tập trận
chung về tấn công bằng drone. Cuộc thao dượt chung của không quân hai nước diễn ra hôm
nay 01/11/2024, một ngày sau khi Bắc Triều Tiên phóng thử tên lửa mới. Sáng
nay, chế độ Bình Nhưỡng loan báo tên lửa thử nghiệm hôm qua là tên lửa đạn đạo
liên lục địa Hỏa Tinh-19 (Hwasong-19). Washington, Seoul và Tokyo kêu gọi Bình
Nhưỡng ngưng « các hành động khiêu khích »; trong khi ngoại trưởng
Bắc Triều Tiên, đang công du Matxcơva, khẳng định với đồng nhiệm Nga Sergueï
Lavrov là Bình Nhưỡng sẽ tăng cường kho vũ khí nguyên tử.
(RFI) -
Trung Quốc : Tuyệt thực trong tù, nhà bất đồng chính kiến Hứa Chí Vĩnh (Xu
Zhiyong) gặp nguy hiểm về tính mạng. Hứa Chí Vĩnh nổi tiếng về cuộc đấu tranh chống các nhà
lãnh đạo tham nhũng tại Trung Quốc. Năm 2023, ông bị tòa xử án tù giam 14 năm.
Hứa Chí Vĩnh bắt đầu tuyệt thực từ ngày 04/10/2024 để phản đối việc bị đối xử
vô nhân đạo. Các tổ chức nhân quyền hiện đang rất lo ngại cho số phận của ông.
(AFP) -
Indonesia cấm bán điện thoại Google Pixel. Theo thông báo hôm nay 01/11/2024
của bộ Công Nghiệp Indonesia, lý do cấm là vì tập đoàn khổng lồ về công nghệ
Google đã không đầu tư đủ nhiều vào Indonésia. Để thúc đẩy đầu tư của các công
ty công nghệ nước ngoài, Jakarta ra quy định 40% điện thoại di động của các
hãng này phải được chế tạo từ các linh kiện sản xuất ngay tại Indonesia. Thông
cáo của bộ Công Nghiệp được đưa ra chỉ 3 ngày sau khi Jakarta cấm bán điên
thoại iPhone 16 của Apple tại Indonesia. Google chi nhánh Indonesia hiện chưa
trả lời yêu cầu luận của AFP.
(AFP) -
Căng thẳng ngoại giao giữa Đức và Iran gia tăng. Hôm 31/10/2024, Berlin đã cho đóng
cửa 3 lãnh sự quán của Iran tại Đức, sau vụ Teheran hành quyết một người gốc
Iran đã được nhập quốc tịch Đức. Jamshid Sharmahd, 69 tuổi, bị kết án tử hình
hồi tháng 02/2023 vì bị Teheran kết tội tham gia vào một vụ khủng bố nhắm vào
một đền thờ Hồi giáo ở Chiraz (miền nam Iran) năm 2008 khiến 14 người chết và
300 người bị thương. Quyết định của Berlin bị Teheran lên án. Bộ Ngoại Giao
Iran tố cáo một « phán quyết phi lý » và « không thể biện minh
được » của Đức và đã triệu mời đại biện Đức lên để phản đối.
(AFP) -
Bão Kong-rey khiến ít nhất hai người chết và 580 người bị thương. Bão kèm theo gió giật lên đến 184
km/h, mưa xối xả từ đầu giờ chiều hôm qua, 31/10/2024, đã quét qua toàn bộ hòn
đảo, gây lũ lụt và lở đất. Cơ quan cứu hỏa quốc gia hôm nay 01/11/2024, cho
biết, một người đi xe máy 48 tuổi thiệt mạng do cột điện rơi ở Đài Bắc hôm thứ
Năm và một phụ nữ 56 tuổi chết do bị cây đổ đè lên xe. Khoảng 78.500 ngôi nhà
vẫn không có điện và 191 chuyến bay nội địa và quốc tế đã bị hủy.
TIN TỨC: THỨ BẢY
02.11.2024
1.SỨC KHỎE TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM LÊ HỮU MINH TUẤN
GIẢM SÚT NGHIÊM TRỌNG
Sức khỏe nhà báo tự do
Lê Hữu Minh Tuấn đang giảm sút nghiêm trọng. Người thân của ông Tuấn sau một
cuộc thăm gặp gần đây cho biết ông không thể ăn uống bình thường. Ông Tuấn chỉ
ăn được thức ăn lỏng nhưng lại không thể uống sữa vì bị bệnh tiêu chảy kéo dài.
Ngoài ra tù nhân này còn bị bệnh đau bao tử, bị tê chân, sụt cân, suy nhược và
một số bệnh khác.
Ông Lê Hữu Minh Tuấn,
biên tập viên của tờ Việt Nam Thời Báo, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà báo Việt
Nam Độc lập- một tổ chức tranh đấu cho quyền tự do báo chí nhưng bị Hà Nội liệt
vào danh sách “tổ chức phản động”.
Ông Tuấn, 35 tuổi,
hiện đang thụ án tù 11 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” trong cùng
vụ án với Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng và Phó Chủ tịch
Nguyễn Tường Thuỵ.
Văn Bút Hoa Kỳ (PEN
America) hôm 31/10 có thông cáo báo chí bày tỏ lo ngại về sức khỏe và tình
trạng giam giữ trong tù của ông Lê Hữu Minh Tuấn. Theo tổ chức này, “tình trạng
sức khỏe của ông Tuấn đã sa sút nghiêm trọng kể từ khi bị bắt vào tháng 1/2021”.
Tổ chức này kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho ông ngay lập tức, và “bác bỏ
mọi cáo buộc đối với ông và cung cấp các chăm sóc y tế cần thiết đối với ông”.
2.VIỆT NAM YÊU CẦU TRUNG CỘNG THẢ NGƯ DÂN,
PHẢN ĐỐI XÂY DỰNG RADAR Ở ĐẢO TRI TÔN
Bộ Ngoại giao Việt Nam
hôm 31/10 lên tiếng yêu cầu Trung cộng thả ngay các ngư dân Việt Nam và toàn bộ
tàu cá đã bị Trung cộng bắt giữ ở quần đảo Hoàng Sa trong vụ việc mà Hà Nội nói
là “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”.
Phó Phát ngôn nhân
Việt Nam Đoàn Khắc Việt tuyên bố trong cuộc họp báo rằng: “Việt Nam kiên quyết
phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ các quyền của Việt Nam đối với
quần đảo Hoàng Sa, thả ngay toàn bộ tàu cá và ngư dân Việt Nam bị bắt
giữ trái phép, bồi thường thỏa đáng các thiệt hại và chấm dứt, không để tái
diễn các hành động quấy nhiễu, bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam tại
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam”.
Trong cuộc họp báo, Bộ
Ngoại giao Việt Nam đồng thời bày tỏ quan ngại về thông tin Trung Quốc xây dựng
hệ thống radar ở đảo Tri Tôn thuộc quần đảo này.
Phát biểu của ông Việt
được đưa ra khi trả lời câu hỏi của báo chí về sự việc 10 ngư dân Việt Nam đã
bị lực lượng hải cảnh Trung Quốc bắt ở khu vực đảo Hải Nam hôm 29/9.
Sau vụ tấn công, một
số ngư dân đã trở về Việt Nam. Tuy nhiên, ông Việt không cho biết hiện còn bao
nhiêu ngư dân đang bị phía Trung Quốc giam giữ và họ bị bắt trong vụ tấn công
trên hay trong hoàn cảnh nào khác.
Cũng trong cuộc họp
báo ngày 31/10, đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định sẽ “kiên quyết
bảo vệ chủ quyền” bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế,
đặc biệt là Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
năm 1982.
3.MỸ VÀ CÁC TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN LÊN TIẾNG BÊNH
VỰC NHÀ BÁO ĐƯỜNG VĂN THÁI
Theo Reuters, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 31/10 bày tỏ quan ngại trước việc Hà Nội kết
án tù 12 năm đối với blogger Đường Văn Thái.
“Chúng tôi tiếp tục lo
ngại trước những báo cáo cho rằng ông Đường Văn Thái đã bị giới chức Việt Nam
bắt cóc tại Thái Lan và cưỡng bức về Việt Nam” – Reuters dẫn lời người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Ông Đường Văn Thái, 42
tuổi, vào ngày 30/10 vừa qua bị Toà án Nhân dân TP Hà Nội tuyên án 12 năm tù
giam và ba năm quản chế trong một phiên tòa xử kín, với tội danh “Tuyên truyền
chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự.
Các tổ chức Uỷ ban Bảo
vệ Ký giả, Phóng viên Không Biên giới và Theo dõi Nhân quyền cũng lên án bản án
đối với ông Thái, đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay cho
ông.
Một nhà hoạt động nhân
quyền giấu tên nói với ĐLSN rằng, ngoài ông Thái, còn có 7 người khác bị kết án
lần lượt từ 30 tháng đến 5 năm rưỡi tù giam. Những người này đều làm việc trong
các cơ quan nhà nước, bao gồm tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân đại học.
4.NGOẠI TRƯỞNG BẮC HÀN NÓI NƯỚC NÀY SẼ ỦNG HỘ
NGA ĐẾN NGÀY CHIẾN THẮNG
Bắc Hàn sẽ ủng hộ Nga
cho đến khi nước này giành chiến thắng trong cuộc chiến với Ukraine, Ngoại
trưởng Choe Son Hui nói hôm 1/11 tại cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei
Lavrov ở Moscow.
“Chúng tôi đảm bảo
rằng cho đến ngày chiến thắng, chúng tôi sẽ một lòng sát cánh bên những đồng
chí Nga”, bà Choe Son Hui nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Bắc Hàn
ca ngợi vai trò của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Nga
Vladimir Putin trong mối quan hệ mà bà gọi là “đã trải qua thử thách của lịch
sử, và ngày nay đang vươn lên cấp độ mới là tình đồng chí quân sự bất khả chiến
bại”.
Đáp lại, ngoại trưởng
Nga nói “Chúng tôi vô cùng biết ơn những người bạn Triều Tiên vì lập trường
nguyên tắc của họ liên quan đến những gì đang diễn ra ở Ukraine từ hậu quả của
việc phương Tây thúc đẩy NATO bành trướng về phía đông và khuyến khích một chế
độ phân biệt chủng tộc công khai nhằm xóa sạch mọi thứ về Nga”.
Ngoại trưởng Bắc Hàn
đồng thời cáo buộc cáo buộc Mỹ và Hàn Quốc âm mưu tấn công hạt nhân nhằm vào
nước này nhưng không đưa ra bằng chứng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony
Blinken hôm 31/10 cho biết rằng 8.000 người trong số binh lính Bắc Hàn đang ở
khu vực Kursk của Nga, nơi bị quân đội Ukraine tấn công hồi tháng 8 và ông dự
kiến quân đội quốc gia cộng sản này sẽ tham gia cuộc chiến của Nga xâm lược
Ukraine trong ngày tới.
VNTB
– Việt Nam tiếp tục nhanh chóng xây dựng đảo Trường Sa
VNTB
– Văn Bút Hoa Kỳ yêu cầu trả tự do cho Lê Hữu Minh Tuấn
RFA
– Nghi ngờ về khả năng thành viên Thiền am bên bờ vũ trụ bị tra tấn, tước quyền
tự do tín ngưỡng
02/11/1865:
Ngày sinh Tổng thống Warren G. Harding
Các
cơ quan quản lý công nghệ Trung Quốc nới lỏng kiểm soát
Sẽ
rất nguy hiểm nếu đánh giá thấp Triều Tiên
Elon
Musk sẽ làm được trò trống gì nếu ở Việt Nam?02/11/2024
Bước
gian truân của TS Eric Henry với “The Memoirs of Pham Duy”, một kết thúc có hậu
20 năm sau02/11/2024
Bỏ
lý tưởng sai lầm sẽ thoát khỏi tắc nghẽn và vươn tầm thế giới!01/11/2024
Bầu
cử Tổng thống Mỹ: Tương lai quan hệ Mỹ-Việt-Trung và các điểm nóng toàn cầu01/11/2024
Khi
cường quốc phải nhờ đến tay côn đồ31/10/2024
Cửa
chuồng cọp ở Trại 6 đã “bị phá”31/10/2024
Việt
Nam: Hãy hủy bỏ bản án đối với nhà vận động dân chủ31/10/2024
Tô
Lâm và bước thoái lui khỏi quyền lực tối cao ở Việt Nam31/10/2024
Chuyện
dài bầu cử Tổng Thống Mỹ (Kỳ 2)31/10/2024
Chuyện
dài bầu cử Tổng thống Mỹ (Kỳ 1)30/10/2024
Phúc
Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 01/11/2024
Hữu
Phú - Thời cơ để minh bạch ?
Hoàng
Quốc Dũng - Cũng là giúp, nhưng bản chất không là một
Cù
Mai Công - 61 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm
Lê
Xuân Nghĩa - Thêm thành viên sáng lập BRICS từ chối thẳng thừng BRI của Trung
Quốc
Nguyễn
Đình Bổn - Zelenskyy: Ukraine sẽ không nhượng lại lãnh thổ, bất kể kết quả bầu
cử Hoa Kỳ
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 01.11.2024
Hoàng
Linh - Đường ra tòa mùa này đẹp lắm
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Lãnh đạo nói suông 02/11/2024
Thêm thành viên sáng lập BRICS từ chối thẳng thừng Sáng kiến Vành
đai và Con đường của Trung Quốc 02/11/2024
Vì sao Hoa Kỳ phải xấu hổ trong kỳ bầu cử này? 02/11/2024
Cái chuồng cọp của Thái Văn Thủy đã hỏng 01/11/2024
Trí thức ếch 01/11/2024
Lãng phí lớn nhất gây thảm họa cho quốc gia đó là lãng phí tài
năng 01/11/2024
Cửa chuồng cọp ở trại 6 đã… MỞ (*) 01/11/2024
Sinh ra nhà trường để làm gì? 01/11/2024
Lính Triều Tiên sang Nga nhờ tiền của Bắc Kinh? 01/11/2024
Tư duy “chui cầu” khiến Việt Nam tụt hậu 200 năm so với Singapore
(*) 31/10/2024
Các định chế giúp phát triển kinh tế 31/10/2024
Quốc hội phải có giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm! 31/10/2024
Putin tiếp tục tống tiền hạt nhân, đe dọa Ukraine và nhân loại 31/10/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
CỰU
BÍ THƯ BẾN TRE LÊ ĐỨC THỌ CÙNG 14 BỊ CAN HẦU TÒA VỤ XUYÊN VIỆT OIL
“Bảo
kê” cho một loạt sai phạm của Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt
Oil, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương và ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Bến Tre) sắp
hầu tòa. Dự kiến ngày 20/11
tới đây, TAND TP.HCM sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án "Vi phạm quy định
về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty
TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức
liên quan.
Trong đó, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre (từ
tháng 7/2021 - 9/2023) Lê Đức Thọ bị truy tố về các tội "Lợi dụng chức vụ
quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi'' và ''Nhận hối lộ''.
Ông Đỗ Thắng Hải, nguyên thứ trưởng Bộ Công
Thương bị truy tố tội "Nhận hối lộ". Ông Trần Duy Đông, nguyên Vụ
trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương (trước khi bị khởi tố là Phó
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương) bị truy tố về tội ''Nhận
hối lộ''.
Bà Mai Hồng Hạnh, nguyên Giám đốc kiêm Chủ
tịch HĐTV Công ty Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil bị truy tố về
các tội ''Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát,
lãng phí'' và ''Đưa hối lộ''.
Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 20/11-5/12,
do thẩm phán Trần Minh Châu làm chủ tọa.
Theo truy tố, từ tháng 8/2016, bà Mai Thị Hồng
Hạnh là người đại diện pháp luật, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên,
chủ sở hữu trên thực tế của Công ty Xuyên Việt Oil.
Quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng
dầu tại Công ty, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, bà Hạnh đã vi phạm các
quy định về sử dụng quỹ bình ổn giá và tiền bảo vệ môi trường, gây thất thoát
tài sản Nhà nước với số tiền là 1.463 tỷ đồng. Trong đó, thất thoát từ quỹ
Bình ổn giá là 219 tỷ đồng, thất thoát từ thuế bảo vệ môi trường
là 1.244 tỷ đồng. Ngoài ra, bà Hạnh còn có hành vi đưa hối lộ cho các ông
Đỗ Thắng Hải và một loạt cựu Vụ trưởng của Bộ Công thương cùng ông Lê Đức Thọ;
ông Đặng Công Khôi (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá), Lê Duy Minh (nguyên
Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM) với tổng số tiền 1.265.000 USD (tương
đương hơn 29 tỷ đồng) và 900 triệu đồng.
Việc đưa hối lộ này nhằm để những bị can này
giúp cho Công ty Xuyên Việt Oil cấp lại Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập
khẩu cho các thương nhân đầu mối và trực tiếp phụ trách sắp hết hạn.
Đặc biệt, ông Lê Đức Thọ ngoài hai lần nhận
hối lộ tổng số tiền hơn 600.000 USD (tương đương hơn 13,8 tỷ
đồng) của bà Hạnh, ông này còn lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi. Cụ thể, bị can đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tác
động, gây ảnh hưởng đến Giám đốc Vietinbank chi nhánh Bến Tre cho Công ty CP
Việt Oil được vay vốn thuận lợi với hạn mức tín dụng 400 tỷ đồng, lãi suất
ưu đãi và tỷ lệ tín chấp khoản vay là 40%.
Với việc gây ảnh hưởng giúp cho bà Hạnh, ông
Thọ đã nhiều lần nhận tiền, tài sản có giá trị từ bà Hạnh gồm: 200.000
USD (tương đương hơn 4,5 tỷ đồng) vào ngày 28/3/2022; một bộ golf trị
giá 1,1 tỷ đồng; một đồng hồ hiệu Patek Philippe trị giá 421.000
USD (tương đương hơn 9,8 tỷ đồng); một ôtô Mercedes Benz S450 Luxury
trị giá hơn 6,6 tỷ đồng.
CÁN
BỘ NGÂN HÀNG TIÊN PHONG TỰ THÚ SAU KHI 'THỤT KÉT' 246 LƯỢNG VÀNG
Được giao trách nhiệm quản lý kho, nhưng
Nguyễn Văn Linh (SN 1986, Hà Nội) đã nảy sinh ý định "thụt két" 246
lượng vàng. Sau đó, Linh lại tự đi đầu thú với cơ quan công an.
Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội ban hành cáo
trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Linh (SN 1986, TP Hà Nội, nguyên là Trưởng nhóm
ngân quỹ - Kho quỹ tập trung Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong) về tội danh
"Tham ô tài sản".
Theo cáo trạng, do cần tiền để chơi chứng
khoán và chi tiêu cá nhân, Nguyễn Văn Linh đã nảy sinh ý định chiếm đoạt 246
lượng vàng SJC cất trong Kho tiền của Ngân hàng Tiên Phong mà Linh có trách
nhiệm quản lý. Sau khi chiếm đoạt số vàng này, đến thời điểm biết không còn khả
năng đền bù số vàng, nên Linh đã tự giác đến Công an TP Hà Nội để tự thú và
khai nhận hành vi phạm tội vào ngày 19/9/2023. Cáo trạng xác định ngày
3/9/2013, Nguyễn Văn Linh được bổ nhiệm giữ chức vụ Thủ quỹ, phòng dịch vụ
khách hàng. Từ 1/6/2020, Linh được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng kho quỹ tập
trung của ngân hàng Tiên Phong.
Quá trình làm thủ quỹ Kho, Linh nhận thấy vàng
cầm cố trong kho ít biến động, việc kiểm đếm vàng diễn ra 2 lần/năm và được
thông báo trước. Thời điểm này, Linh đang cần tiền chơi chứng khoán và đầu tư
tiền điện tử, nên đã nảy sinh ý định chiếm đoạt.
Ngày 5/6/2017, sau khi hoàn tất việc kiểm kê
vàng cuối ngày, lợi dụng sơ hở của Ban quản lý kho, Linh lấy 246 lượng vàng SJC
trong két chứa vàng mua bán, giữ hộ cho vào túi nylon đen và để vào một thùng
tôn. Sáng hôm sau, Linh mang thùng tôn ra kho đệm. Sau đó, đối tượng lợi dụng
lúc sơ hở để mang số vàng này ra bán ở một ngân hàng bên ngoài, được 8,8 tỷ
đồng.
Sau khi "thụt két" thành công, Linh
dùng thủ đoạn lấy vàng ở kho này chuyển vào chỗ thiếu hụt ở kho kia để qua mặt
mỗi khi bị kiểm tra. Đến khi biết không thể giấu được nữa, Linh tự giác đến
Công an TP Hà Nội tự thú, khai nhận hành vi phạm tội vào ngày 19/9/2023. Sau
đó, Linh đã bị khởi tố bị can về tội "Tham ô tài sản".
KHỞI
TỐ 5 BỊ CAN VỤ TIÊU CỰC TẠI TRẠM ĐƯỜNG SẮT Ở BÌNH DƯƠNG
Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can
đã lập hồ sơ quyết toán khống kinh phí duy tu, bảo dưỡng ba tuyến đường nhánh
tại Trạm vật tư đường sắt Dĩ An giai đoạn 2015-2018.
Các bị can đã lập hồ sơ quyết toán khống kinh phí duy tu, bảo
dưỡng ba tuyến đường nhánh (số 60, 61, 62) tại Trạm vật tư đường sắt Dĩ An. Ngày 1/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Bình Dương đã khởi tố vụ án và khởi tố 5 bị can về hành vi “Lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trạm vật tư đường sắt
Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Danh sách các bị can bị khởi tố gồm: Phạm Văn
Chỉnh, 55 tuổi, Trưởng Phân ban quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt khu vực 3;
Nguyễn Minh Chương, 68 tuổi, nguyên Trưởng Phân ban quản lý kết cấu hạ tầng
đường sắt khu vực 3; Đào Quốc Cường, 63 tuổi, nguyên Phó Trưởng Phân ban quản
lý kết cấu hạ tầng đường sắt khu vực 3; Bùi Minh Chính, 64 tuổi, nguyên Phó
Trưởng Phân ban quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt khu vực 3; Trần Hữu Chiến, 57
tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần Đường sắt Sài Gòn.
Kết quả điều tra ban đầu xác định, các bị can
đã lập hồ sơ quyết toán khống kinh phí duy tu, bảo dưỡng ba tuyến đường nhánh
(số 60, 61, 62) tại Trạm vật tư đường sắt Dĩ An trong các năm 2015, 2016, 2017
và 2018.
Hành vi này được thực hiện thông qua các hợp
đồng quản lý và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia giữa Tổng Công ty
Đường sắt Việt Nam và Công ty cổ phần Đường sắt Sài Gòn, nhằm chiếm đoạt số
tiền hơn 1 tỷ đồng.
Vụ việc đang được tiếp tục điều tra để làm rõ
các tình tiết liên quan.
CHUYỂN
CÔNG AN VỤ HUẤN LUYỆN LÀM GIẢ HỢP ĐỒNG VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN
Thanh tra tỉnh Cà Mau chuyển hồ sơ sang cơ
quan công an đề nghị điều tra vụ huấn luyện viên làm giả hợp đồng với vận động
viên nhằm nhận tiền lương, tiền ăn từ ngân sách.
Ngày 1/11, nguồn tin của PV Tiền Phong, Thanh tra tỉnh Cà Mau đã chuyển hồ sơ 2
vụ việc sai phạm tại Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh này
sang Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý theo quy định.
Hai vụ việc gồm, việc huấn luyện viên giả chữ
ký để ký hợp đồng với vận động viên để nhận lương, tiền ăn; vụ lập chứng từ
khống xảy ra tại Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL). Trước đó,
Thanh tra tỉnh Cà Mau có kết luận thanh tra về hoạt động tại Sở VH-TT&DL
tỉnh. Qua thanh tra phát hiện nhiều sai phạm và yêu cầu thu hồi về ngân sách
tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng. Trong đó, Văn phòng sở phải thu hồi hơn 696
triệu đồng; Trung tâm Huấn luyện - thi đấu thể thao hơn 718 triệu đồng và Trung
tâm Văn hóa 139 triệu đồng.
Đặc biệt, cơ quan thanh tra chuyển hồ sơ 2 vụ
việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra tiếp tục xử lý, gồm: Lập chứng
từ khống thanh toán số tiền hơn 190 triệu đồng tại Văn phòng Sở VH-TT&DL;
và việc ông Hứa Đức Trọng - huấn luyện viên Trung tâm Huấn luyện - thi đấu thể
thao tỉnh Cà Mau giả chữ ký để ký hợp đồng sử dụng vận động viên, để lấy tiền
ăn và tiền lương tập luyện, với số tiền hơn 130 triệu đồng.
Thanh tra tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị Chủ tịch
UBND tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở VH-TT&DL làm rõ việc sử dụng đất công để kinh
doanh quán cà phê từ năm 2012, tại Trung tâm Huấn luyện - thi đấu thể thao
tỉnh; kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL giai
đoạn 2020 - 2022, và các tổ chức, cá nhân liên quan.
PHÁN
QUYẾT VỀ 18 TỶ ĐỒNG TIỀN ‘QUÀ BIẾU’ CỰU LÃNH ĐẠO TỈNH BẮC NINH
T. Nhung - Bảo
Khánh/Vietnamnet
Hội đồng xét xử (HĐXX) xác định số tiền 10 tỷ
đồng mà cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 8,1 tỷ đồng của cựu
Chủ tịch tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh nhận là thu lợi bất chính. Chiều 1/11, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã
tuyên án 13 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ" xảy ra tại Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng y tế thuộc
Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.
Ngoài hình phạt tù, Hội đồng xét xử cũng đưa
ra phán quyết về trách nhiệm dân sự. Theo bản án, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty AIC đã đưa hối lộ để trúng thầu 3 gói thầu
mua sắm thiết bị y tế, dẫn đến sai phạm của các bị cáo khác trong việc đấu
thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Do số tiền lợi nhuận thu được đều chuyển cho
bà Nhàn nên Hội đồng xét xử buộc cựu Chủ tịch AIC phải chịu trách nhiệm chính
trong việc nộp lại tiền để bồi thường cho bị hại.
Đối với bị cáo Nguyễn Hồng Sơn, cựu Phó Tổng
Giám đốc Công ty AIC, người thực hiện theo chỉ đạo của bà Nhàn; và các bị cáo
là nhân viên Công ty AIC, những người chỉ làm công ăn lương, không được hưởng
lợi, Hội đồng xét xử quyết định các bị cáo này chỉ phải bồi thường một phần
thiệt hại tương ứng với lỗi của mỗi người.
Theo đó, HĐXX buộc bị cáo Nhàn phải bồi thường
hơn 24 tỷ đồng; buộc bị cáo Sơn phải bồi thường 50 triệu đồng (xác nhận
gia đình bị cáo đã nộp 50 triệu đồng tại Cục thi hành án).
Đối với nhóm Công ty sông Hồng, do các công ty
trúng thầu đều do bị cáo Lã Tuấn Hưng thành lập, nhờ người đứng tên hộ, việc
điều hành công ty trong đó có hoạt động đấu thầu dự án thiết bị y tế đều do bị
cáo Hưng thực hiện và thu tiền về. Do vậy, cần buộc bị cáo Hưng phải bồi thường
hơn 22 tỷ đồng, xác nhận bị cáo đã nộp số tiền trên tại giai đoạn điều
tra.
Về trách nhiệm dân sự, hành vi của các bị cáo
gây thiệt hại cho Nhà nước tổng cộng hơn 48 tỷ đồng nên cần buộc các
bị cáo phải liên đới bồi thường và trả lại cho bị hại là Ban Quản lý dự án Công
trình xây dựng Y tế, nay là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Công trình dân
dụng và Công nghiệp Bắc Ninh số tiền này.
Đối với nhóm các bị cáo phạm tội về chức vụ,
gián tiếp gây thiệt hại cho Nhà nước, căn cứ vào vai trò và số tiền hưởng lợi
của từng bị cáo, cần buộc bồi thường như sau:
Buộc bị cáo Nguyễn Nhân Chiến phải bồi thường
500 triệu đồng; bị cáo Nguyễn Tử Quỳnh phải bồi thường 300 triệu đồng; bị cáo
Trần Văn Tuynh (cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế) phải
bồi thường 350 triệu đồng; bị cáo Nguyễn Văn Nhường, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Ninh phải bồi thường 250 triệu đồng; bị cáo Nguyễn Hạnh Chung, cựu Giám đốc
Sở Y tế Bắc Ninh phải bồi thường 100 triệu đồng. Hội đồng xét xử xác nhận các
bị cáo đã nộp số tiền trên tại Cục thi hành án.
Đối với số tiền 10 tỷ đồng của bị
cáo Nguyễn Nhân Chiến và 8,1 tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Tử Quỳnh nhận
từ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, kết quả điều tra xác định đây là tiền không
liên quan đến hành vi nhận hối lộ bị truy tố xét xử trong vụ án này.
Tuy nhiên, xét thấy đây là tiền thu lợi bất
chính nên cần tịch thu nộp ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn điều tra, các bị
cáo đã nộp toàn bộ tiền nhận hối lộ và tiền thu lợi bất chính.
HĐXX cũng cho rằng, các bị cáo phạm tội Nhận
hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ do tuổi đều đã
cao, đã nghỉ hưu, sức khỏe yếu nên miễn hình phạt bổ sung.
ĐỀ
NGHỊ TRUY TỐ CỰU CHỦ TỊCH BÌNH THUẬN LÊ TIẾN PHƯƠNG VÀ 16 BỊ CAN
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, Lê Tiến
Phương, cùng nhiều cựu lãnh đạo tỉnh bị đề nghị truy tố trong vụ án liên quan
đến Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn
tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Lê Tiến Phương cùng 16 bị can về tội
"Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát,
lãng phí", quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.
Bị đề nghị truy tố về cùng tội danh còn có các
bị can: Nguyễn Ngọc (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh), Lê Quang Vinh
(nguyên Bí thư huyện ủy kiêm Chủ tịch huyện Phú Quý), và Nguyễn Văn Phong
(nguyên Phó giám đốc Sở Tài chính, nguyên Thường trực Hội đồng thẩm định giá
đất tỉnh). Theo kết luận điều tra, trong quá trình thực hiện dự án tại Phan
Thiết, tỉnh Bình Thuận, ông Lê Tiến Phương đã phê duyệt các điều chỉnh quy
hoạch và cấp giấy phép quy hoạch cho chủ đầu tư. Ông cũng phê duyệt chuyển đổi
mục đích sử dụng 363.523 m2 đất từ đất thể dục thể thao sang đất ở đô thị cho
dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Cơ quan điều tra chỉ ra rằng, trong cuộc họp
ngày 27/10/2015, ông Phương đã nghe nhiều ý kiến phản đối phương án giá đất mà
UBND tỉnh Bình Thuận đề xuất là 2.577.000 đồng/m2, do không phù hợp quy định.
Tuy nhiên, vào ngày 25/11/2015, ông vẫn ký quyết định phê duyệt giá này, dẫn
đến thiệt hại hơn 308 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định trong quá trình điều
tra, ông Lê Tiến Phương thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội, không
có tài liệu về động cơ vụ lợi của ông Lê Tiến Phương. Ngoài ra, quá trình công
tác ông Lê Tiến Phương có thân nhân tốt, được tặng thưởng nhiều Huân chương,
bằng khen, kỷ niệm chương của các ngành, các cấp.
HỦY ÁN, ĐIỀU TRA LẠI
VỤ CỰU PHÓ BÍ THƯ TỈNH ĐOÀN YÊN BÁI ĐƯỢC TUYÊN VÔ TỘI
Sau gần 11 tháng cựu phó bí thư Tỉnh Đoàn Yên
Bái Đinh Tiến Hùng được tuyên vô tội, tòa cấp phúc thẩm tuyên hủy toàn bộ bản
án sơ thẩm để điều tra lại.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội vừa đưa ra xét xử phúc thẩm
vụ án vận chuyển, sử dụng trái phép vật liệu nổ và vi phạm quy định về khai
thác tài nguyên liên quan cựu phó bí thư Tỉnh Đoàn Yên Bái Đinh Tiến Hùng.
Vụ án được mở theo kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái.
Đầu tháng 11-2023, Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái đã xét xử sơ thẩm vụ án trên và quyết định tuyên ông Đinh Tiến Hùng, cựu phó
bí thư Tỉnh Đoàn Yên Bái, không phạm tội.
Liên quan vụ án, 9 người còn lại lần lượt bị tuyên các mức án
nặng nhất 19 năm tù, nhẹ nhất 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Sau phiên tòa sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái đã
ban hành kháng nghị phúc thẩm đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử
lại vụ án theo hướng cựu phó bí thư Tỉnh Đoàn Yên Bái Đinh Tiến Hùng đã phạm
tội "vi phạm quy định về khai thác tài nguyên".
Cơ quan này cũng kháng nghị theo hướng tăng hình phạt đối với
một người khác và hai người đã thực hiện hành vi tội phạm "vận chuyển trái
phép vật liệu nổ".
Ông Hùng không kháng cáo, đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm
tuyên bị cáo vô tội.
Viện kiểm sát: Tòa sơ thẩm bỏ lọt hành vi phạm
tội của cựu phó bí thư Tỉnh Đoàn Yên Bái
Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
đã phân tích các tài liệu, chứng cứ để đưa ra quan điểm việc quy kết các bị cáo
về tội danh và điều luật là có căn cứ.
Theo viện kiểm sát, quá trình xét xử sơ thẩm đã bỏ lọt hành vi
phạm tội "sử dụng trái phép vật liệu nổ" đối với cựu phó bí thư Tỉnh
Đoàn Yên Bái Đinh Tiến Hùng và hành vi phạm tội "vận chuyển trái phép vật
liệu nổ" đối với bị cáo Lưu Bằng Đoàn.
Đại diện cơ quan giữ quyền công tố đưa ra quan điểm căn cứ vào
các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, lời khai của các bị cáo tại phiên
tòa sơ thẩm, phúc thẩm, có đủ cơ sở để xác định Đinh Tiến Hùng có liên quan và
có hành vi cùng với các bị cáo khác phạm tội "vi phạm quy định về khai
thác tài nguyên".
"Tuy nhiên, tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bị cáo Hùng không
phạm tội này là không có căn cứ", viện kiểm sát nêu quan điểm.
Mặt khác trong quá trình điều tra, cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm
còn bỏ lọt hành vi sử dụng trái phép vật liệu nổ của bị cáo Đinh Tiến Hùng…
Từ những nhận định trên, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà
Nội đề nghị hội đồng xét xử hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Theo kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái, cơ quan
này cho rằng bản án sơ thẩm không khách quan, toàn diện khi đánh giá cáo trạng
chỉ dựa vào lời khai duy nhất của bị cáo Nguyễn Văn Hậu (giám đốc Công ty Tuyên
Huy) để xác định Đinh Tiến Hùng có lời nói khởi xướng việc khai thác quặng trái
phép tại mỏ núi Ngàng.
Bên cạnh đó với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ và lời
khai của Hậu, Nguyễn Trọng Tuấn (phó giám đốc Công ty Tuyên Huy) tại tòa, hoàn
toàn có đủ căn cứ để kết luận ngày 18-10-2020, Tuấn, Hậu và Đinh Tiến Hùng đã
bàn bạc, thống nhất khai thác khoáng sản trái phép, kháng nghị nêu.
Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái cho rằng bản án sơ
thẩm đã sai lầm khi nhận định Đinh Tiến Hùng không phải là người thúc đẩy hoạt
động khai thác quặng trái phép ở mỏ núi Ngàng, việc khai thác chưa được triển
khai trong thực tế, Hùng chưa được hưởng lợi gì nên không phạm tội.
Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại
Sau hai ngày xét xử, tòa cấp phúc thẩm cho rằng căn cứ quá trình
xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong
hồ sơ vụ án, thấy rằng lời khai của các bị cáo còn nhiều mâu thuẫn và có nhiều
chứng cứ vẫn chưa được sáng tỏ trong vụ án này.
Theo hội đồng xét xử, "còn nhiều tình tiết quan trọng trong
vụ án chưa được điều tra làm rõ".
Do vậy tòa phúc thẩm xét thấy cần thiết phải hủy bản án sơ thẩm
đối với bị cáo Đinh Tiến Hùng, giao lại hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Yên Bái để điều tra lại.
Tòa phúc thẩm cho rằng cần làm rõ các nội dung có hay không sự
tham gia của ông Hùng trong việc khai thác khoáng sản trái phép tại mỏ núi
Ngàng.
Ông Hùng có phải là người khởi xướng, giúp sức cho các bị cáo
trong việc khai thác trái phép khoáng sản.
CÔNG AN BÌNH DƯƠNG
KHỞI TỐ GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG SẮT SÀI GÒN VÀ 4 NGƯỜI
Cùng liên quan đến Trạm vật tư đường sắt Dĩ
An, Công an tỉnh Bình Dương khởi tố 5 bị can lập khống hồ sơ duy tu, trong khi
Thanh tra Chính phủ cũng chuyển vụ tháo rời đường ray, phân lô sang Bộ Công an.
Ngày 1-11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã
khởi tố vụ án, khởi tố 5 bị can liên quan vi phạm xảy ra tại Trạm vật tư đường sắt Dĩ An.
Các bị can cùng bị điều tra về hành vi "lợi dụng chức vụ,
quyền hạn khi thi hành công vụ" do đã lập khống hồ sơ quyết toán kinh phí
duy tu, bảo dưỡng đường nhánh tại Trạm vật tư đường sắt Dĩ An.
Các bị can bị khởi tố gồm: Trần Hữu Chiến, 57 tuổi, giám đốc
Công ty cổ phần Đường sắt Sài Gòn; Phạm Văn Chỉnh, 55 tuổi, trưởng Phân ban
quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt khu vực 3.
Các cựu cán bộ: Nguyễn Minh Chương, 68 tuổi, cựu trưởng Phân ban
quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt khu vực 3; Đào Quốc Cường, 63 tuổi, cựu phó
trưởng Phân ban quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt khu vực 3; Bùi Minh Chính, 64
tuổi, cựu phó trưởng Phân ban quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt khu vực 3.
Theo Công an tỉnh Bình Dương, quá trình điều tra xác định các bị
can khi thực hiện các hợp đồng đặt hàng quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu
đường sắt quốc gia giữa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với Công ty Đường sắt
Sài Gòn đã lập hồ sơ quyết toán khống kinh phí duy tu, bảo dưỡng.
Sai phạm diễn ra trong các năm từ 2015 đến 2018, đối với 3 tuyến
đường nhánh 60, 61, 62 qua địa bàn phường Dĩ An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Số
tiền bị chiếm đoạt trên 1 tỉ đồng.
KHỞI TỐ 8 BỊ CAN TRONG
VỤ ÁN BAN 4 - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CÔNG TY HOÀNG DÂN
Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố 8 bị can
trong vụ án xảy ra tại Ban 4 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty
Hoàng Dân liên quan sai phạm trong quá trình đầu tư, thực hiện dự án hồ chứa
nước Bản Mồng.
Ngày 1-11, Bộ Công an cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra (Cục
Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm
trong quá trình đầu tư, thực hiện dự án hồ chứa nước Bản Mồng (tỉnh Nghệ An).
Dự án này do Ban Quản lý đầu tư & xây dựng thủy lợi 4 - Ban
4, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.
Cơ quan cảnh sát điều tra xác định dự án trên bị chậm tiến độ,
phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, gây lãng phí lớn cho ngân sách nhà
nước.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự
"Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", "Vi phạm
quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ban 4 - Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Hoàng Dân
(Công ty Hoàng Dân) và các đơn vị liên quan.
Đồng thời Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố bị can, áp dụng biện
pháp ngăn chặn đối với 8 bị can, gồm:
Nguyễn Văn Dân, giám đốc Công ty Hoàng Dân, về tội "vi phạm
quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "vi phạm quy
định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại điều 221 và điều
222 Bộ luật Hình sự.
Hoàng Xuân Thịnh, nguyên phó giám đốc Ban 4; Nguyễn Vinh Hoàng,
trưởng phòng kế hoạch thẩm định Ban 4; Dương Chí Thành, cán bộ phòng quản lý
thi công Ban 4; Vũ Đình Thịnh, phó giám đốc Công ty Hoàng Dân về tội "vi
phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại điều 222
Bộ luật Hình sự.
Vũ Thị Kim Liên, kế toán trưởng Công ty Hoàng Dân; Bùi Cao
Nguyên, kế toán Công ty Hoàng Dân; Nguyễn Văn Giáp, nguyên giám đốc Công ty Sao
Vàng về tội "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng",
quy định tại điều 221 Bộ luật Hình sự.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan cảnh
sát điều tra Bộ Công an đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực
hiện tống đạt các thủ tục tố tụng nêu trên theo quy định.
Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực
lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, đối tượng liên
quan tại Công ty Hoàng Dân, các nhà thầu, đơn vị thi công và các cơ quan quản
lý nhà nước để đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan cảnh sát điều tra cũng tập trung điều tra, xác minh phục
vụ thu hồi triệt để tài sản.
No comments:
Post a Comment