Wednesday, November 27, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 27 tháng 11 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Nhiều người mong việc ‘tinh gọn bộ máy’ thời TBT Tô Lâm sẽ thực chất, hiệu quả

Việt Nam phạt tù 9 nhà sư, nhà hoạt động Khmer Krom

Kế hoạch thuế quan mới nhất của ông Trump nhắm vào nhiều quốc gia. Điều này có ý nghĩa gì đối với nước Mỹ?

Kế hoạch sử dụng quân đội để trục xuất di dân của ông Trump khó bị thách thức tại tòa

Đội ngũ của Trump ký thỏa thuận chuyển giao với Nhà Trắng của Biden sau vài lần trì hoãn

‘Làng tỷ phú’ tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam gặp khó vì chuẩn quốc tế

Kon Tum lại động đất dồn dập, gần 4 tháng sau khi hứng chịu hơn 60 trận động đất

Viện kiểm sát: muốn thoát án tử, Trương Mỹ Lan phải nộp gần 11 tỉ USD

Derek Trần tuyên bố chiến thắng dù cuộc đua với Michelle Steel còn sít sao

Thẩm phán hủy bỏ vụ truy tố ông Trump về cuộc bầu cử năm 2020 sau yêu cầu hủy của công tố viên

Philippines triệu tập Phó Tổng thống Duterte vì đe dọa giết Tổng thống Marcos

Tổng thư ký LHQ, Giáo hoàng kêu gọi các quốc gia chấm dứt sử dụng mìn sát thương

Axios: Israel và Hezbolla đồng ý các điều khoản ngừng bắn

 

RFA

Chính phủ Việt Nam bị chỉ trích vì bỏ tù 9 nhà sư và Phật tử người Khmer Krom

Việt Nam khẳng định án tử hình đối với ông Lê Văn Mạnh "hoàn toàn hợp pháp"

Sư Minh Tuệ bày tỏ mong muốn được bộ hành từ Việt Nam đến Ấn Độ

Việt Nam là cửa ngõ của hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ cấm vận

Nhóm tàu tấn công của Hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông

Tô Lâm "xáo bài" nhân sự của Tổng Trọng!

Từ việc "tự nguyện" ẩn tu của sư Minh Tuệ nhớ về làn sóng đàn áp Phật Giáo sau 75

TPHCM: Hội Thánh Tin Lành Gia Định biểu tình đòi chính quyền trả ngôi trường mượn gần 50 năm

Tòa Vĩnh Long kết án tù các nhà sư và phật tử người Khmer Krom

Hà Nội: Người dân Sóc Sơn bức xúc vì đường bê tông dân tự cải tạo lại bị chính quyền phá

Liệu ông Lê Hữu Minh Tuấn có được chữa trị trong trại giam như chính phủ tuyên bố?

Trung ương Đảng thống nhất tái tục dự án điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận

Lương Chủ tịch nước bao lâu thì mua được nhà Hà Nội?

Ông Nguyễn Văn Thể và Bùi Văn Cường bị cho thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng

Bộ Công an chỉ dẫn độ thành công 16/128 người trốn ra nước ngoài từ năm 2008

BCH T.Ư Đảng khóa XIII bất ngờ tổ chức hội nghị sau khi cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

TPHCM: mua cát thương mại từ Campuchia cho dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng

Nông dân hỏi giải pháp kiểm soát giá đất, chống “thổi giá” để trục lợi

BBC

Quốc hội họp: các vị trí lãnh đạo cấp cao nào thay đổi? Ai sẽ thăng tiến?

Vụ Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân 'bị điều tra': Bắc Kinh nói không có căn cứ

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah gồm những gì?

Việt Nam giữa ngã ba đường: Cân bằng an ninh quốc gia và thu hút đầu tư công nghệ

Các tập đoàn Thái Lan: đầu tư, thâu tóm và thu lợi tại Việt Nam

Trung ương Đảng họp bất thường, xử lý hàng loạt nhân vật cấp cao

Lính đào ngũ Nga tiết lộ bí mật bảo vệ căn cứ vũ khí hạt nhân

Nhiều người Triều Tiên đào tẩu muốn sang Ukraine để tác động tâm lí đồng hương

Điện hạt nhân Việt Nam: Để tránh mắc kẹt vào công nghệ của một nước

Donald Trump ‘sẽ áp thuế lên Trung Quốc vào ngày đầu tiên’, điều này có nghĩa như thế nào?

Mỹ và Nhật lên kế hoạch bố trí tên lửa bảo vệ Đài Loan

Trump tái xuất: Chuyên gia Trung Quốc nói Bắc Kinh có cơ hội lớn ở Biển Đông

Việt Nam

Điện hạt nhân Việt Nam: Chọn đối tác nào và vì sao?

Siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo 'không nhúc nhích', Trung Quốc kém mặn mà

Việt Nam và Mỹ: Bàn giao máy bay quân sự, tiếp theo là gì?

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật, ông Võ Văn Thưởng 'điều trị bệnh'

Tam giác Phát triển và cáo buộc 'cách mạng màu' tại Campuchia

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: quảng bá rầm rộ, nhưng còn lắm mông lung

Chính phủ Mỹ cáo buộc người đàn ông Việt Nam rửa tiền gần 70 triệu USD

1.000 ngày Nga xâm lược Ukraine: Dư luận Việt Nam phân hóa như thế nào về Putin và Nga?

Tứ Trụ, Thường trực Ban Bí thư và những 'trường hợp đặc biệt'

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc công du Nam Mỹ, có 'thành công tốt đẹp'?

Việt Nam trước khả năng bị Trung Quốc sử dụng để lách thuế từ Mỹ trong nhiệm kỳ Trump 2.0

Nhìn lại quan hệ Việt-Mỹ thời Trump 1.0

 

RFI

Liban: Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah bắt đầu có hiệu lực

Trung Quốc: Bộ trưởng Quốc Phòng Đổng Quân bị điều tra vì tham nhũng ?

Thủ tướng Việt Nam kêu gọi Mỹ giảm bớt hạn chế xuất khẩu công nghệ

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Hiệp định tự do mậu dịch với Mercosur : Châu Âu thiệt thòi ?

 Lệnh hưu chiến ở Liban : Mỹ và Pháp sẽ giám sát việc thực thi thỏa thuận

Nghệ thuật tái chế từ bìa carton

 NATO, Ukraina họp tại Bruxelles sau vụ Nga bắn tên lửa đạn đạo vào Ukraina

Miến Điện: Một lực lượng phiến quân muốn đàm phán đình chiến qua trung gian Trung Quốc

Hoa Kỳ: Trump sẽ áp thuế hải quan đối với hàng Trung Quốc, Canada và Mêhicô

Task Force Ayungin: Mỹ ngầm ủng hộ chủ quyền của Philippines đối với Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông

Trump trở lại Nhà Trắng : Tác động đến quan hệ Mỹ-Trung trong hồ sơ Đài Loan

Bắc Triều Tiên mở rộng nhà máy sản xuất tên lửa cung cấp cho Nga

Paris và Luân Đôn lập liên minh điều lính sang Ukraina ?

Canada và Trung Quốc chỉ trích thông báo tăng thuế quan của Donald Trump

Hoa Kỳ: Công tố viên đặc biệt hủy hai vụ truy tố Donald Trump

Israel họp nội các an ninh để quyết định về thỏa thuận ngưng bắn với Hezbollah

Hội nghị Busan: Các quốc đảo Thái Bình Dương báo động về ô nhiễm nhựa trong đại dương

Việt Nam chuẩn bị “địa bàn” tránh để Trump lại coi là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”

 (AFP) – Trung Quốc triển khai lực lượng giám sát máy bay trinh sát Hoa Kỳ tại eo biển Đài Loan. Sau tuyên bố sáng nay, 26/11/2024, của Hải quân Hoa Kỳ về việc điều máy bay Boeing P-8A Poseidon vào không phận quốc tế trên eo biển Đài Loan, Trung Quốc đã nhanh chóng cho biết sẽ điều lực lượng hải quân và không quân để theo dõi lộ trình của máy bay Mỹ, để có kế hoạch phản ứng. Bắc Kinh lên án Hoa Kỳ thực hiện "một chuyến bay công khai""bóp méo các nguyên tắc pháp lý, gây nhầm lẫn cho công chúng và đánh lừa nhận thức quốc tế". Những năm gần đây, Hoa Kỳ đã tăng cường các liên minh trong vùng, thường xuyên điều tàu và máy bay quân sự đến eo biển Đài Loan, trong khu vực quốc tế.

(SCMP) – Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, Trung Quốc kêu gọi "hữu nghị" đàm phán. Phát biểu qua video tại một hội nghị chuyên đề về Hợp tác Hàng hải Toàn cầu và Quản trị Đại dương, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng "các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải cần được giải quyết một cách hòa bình thông qua tham vấn thân thiện giữa các bên". Do vậy, "Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các nước liên quan để đàm phán và giải quyết tranh chấp trên biển (….)". Nhưng lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc cũng không quên cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm xâm phạm quyền chủ quyền và lợi ích của quốc gia khác mà không quan tâm đến "sự thật cơ bản" sẽ dẫn đến thất bại.

(Yonhap) – Bắc Triều Tiên ngắt cáp cung cấp điện cho khu công nghiệp Kaesong. Quân đội Hàn Quốc hôm nay, 26/11/2024, cho biết, phát hiện nhiều binh sĩ Bắc Triều Tiên đang dỡ bỏ một phần các đường dây cáp nối các cột điện nằm dọc theo con đường liên Triều Gyeongui. Hàn Quốc dự đoán hành động này có thể nhằm chuẩn bị cho việc phá hủy 15 cột điện trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên trong tổng số 48 cột điện do Hàn Quốc dựng lên để cung cấp năng lượng cho khu công nghiệp Kaesong. Đây là biện pháp mới nhất của Bắc Triều Tiên thể hiện quyết tâm cắt đứt các mối quan hệ Liên Triều.

(AFP) – Ukraina từ chối phá hủy kho mìn sát thương từ thời Liên Xô. Tại hội nghị về bom mìn lần thứ năm, được tổ chức ở Siem Reap, Cam Bốt, đại diện của bộ Quốc Phòng Ukraina cho biết Kiev không thể tuân thủ cam kết phá hủy kho chứa 6 triệu quả mìn sát thương theo Công ước Ottawa, trong bối cảnh chiến tranh với Nga. Ukraina không nêu rõ sẽ có hành động cụ thể gì với kho mìn này và cũng không đề cập đến đề xuất viện trợ mìn của Hoa Kỳ để chống lại đà tiến của Nga. 164 quốc gia và vùng lãnh thổ ký Công ước Ottawa, trong đó có Ukraina, nhưng không gồm Mỹ và Nga. Cứ 5 năm một lần, các nước sẽ tổ chức họp để giám sát việc thực hiện văn bản cấm các bên ký kết mua lại, sản xuất, lưu trữ và sử sụng mìn sát thương.

(AFP) – Nga bỏ tù nhà báo làm việc cho truyền thông nước ngoài. Hôm nay, 26/11/2024, chính quyền Nga đã kết án nhà báo Nina Novak 4 năm tù vì làm việc cho một kênh truyền thông nước ngoài. Tòa án không nêu rõ tên của phương tiện truyền thông, nhưng từ năm 2022, bà Novak đã làm thông tín viên cho Radio Free Europe, bị Nga cáo buộc là "tác nhân nước ngoài". Bà Novak đã bị bắt giữ từ tháng 12/2023 và bị xét xử tại vùng Zabaykalsky, Sibéria với cáo buộc hỗ trợ "chuẩn bị các nội dung" làm mất tín nhiệm quân đội Nga và các định chế của Nhà nước, "làm tổn hại danh tiếng của liên bang Nga và làm mất ổn định đất nước" trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraina.

(Reuters) – Nga truy tố vắng mặt một phóng viên đài France 24. Tòa án Nga hôm nay, 26/11/2024, ra lệnh bắt giữ cô Catherine Norris Trent, phóng viên đài truyền hình France 24, cùng tập đoàn France Medias Monde với RFI, với cáo buộc xâm nhập trái phép vùng biên giới Kursk của Nga. Theo hãng thông tấn Nga TASS, nữ phóng viên này đã đi cùng với quân đội Ukraina đến vùng Kursk để thực hiện một phóng sự.

(AFP) – Nhật Bản : Cháy lớn tại bãi phóng phi thuyền. Vụ cháy xảy ra ngày hôm nay, 26/11/2024, vào lúc Cơ quan Không gian Nhật Bản (JAXA) đang thử nghiệm phi thuyền Epsilon S vận hành bằng nhiên liệu rắn. Trong thông cáo, JAXA cho biết "có điểm bất thường trong khi thử nghiệm và sẽ cho điều tra nguyên nhân vụ việc", đồng thời khẳng định tai nạn không gây thương vong nào.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC: THỨ TƯ 27.11.2024

1/ BẠO QUYỀN TỈNH VĨNH LONG KẾT ÁN TÙ CÁC NHÀ SƯ KHMER KROM

Chín nhà sư và Phật tử người Khmer Krom vừa bị tòa án ở tỉnh Vĩnh Long vào hôm qua 26/11 tuyên án tù với các cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ, và bắt giữ người trái pháp luật. Đây là một vụ án được các tổ chức nhân quyền quốc tế quan tâm và bày tỏ quan ngại vì cho rằng đây là một vụ đàn áp tôn giáo và tín ngưỡng của người Khmer Krom.

Theo diễn biến vụ án, phiên xử diễn ra trong vòng một ngày và tòa án tỉnh Vĩnh Long đã kết án hai nhà sư Thạch Chanh Đa Ra 34 tuổi và Dương Khải 30 tuổi các mức án tù là 6 năm và 5 năm chín tháng với cáo buộc nói trên.

Ba nhà sư khác là Thạch Quí Lầy 38 tuổi, Kim Sa Rương 37 tuổi, Thạch Chóp 21 tuổi cùng ba Phật tử là Thạch Nha 27 tuổi, Kim Khu 65 tuổi và Thạch Ve Sanal 37 tuổi bị kết án từ 2 năm  đến 2 năm rưởi tù với cáo buộc  bắt giữ người trái pháp luật. Riêng Phật tử Kim Khiêm 46 tuổi bị kết án ba năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ.

Liên đoàn Khmer Kampuchea - Krom vào cùng ngày 26/11 ra thông cáo lên án việc kết án tù những nhà sư và nhà hoạt động Khmer Krom, gọi đây là phiên tòa không công bằng.

Theo cáo trạng, các nhà sư và Phật tử người Khmer Krom nói trên, từ năm 2020 đã tiến hành xây dựng công trình trên phần đất trồng lúa thuộc quyền xử dụng của bà Thạch Thị Ôi ở ấp Tổng Hưng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, mà không được sự đồng ý của bà Ôi.

Những nhà sư và Phật tử Khmer Krom cho biết đây là phần đất hiến tặng của bà Thạch Thị Xà Bách để xây giảng đường, tuy nhiên nhà cầm quyền địa phương lại xác định đây là đất của bà Thạch Thị Ôi, người em gái của bà Bách.

Vào tháng 3 năm nay, công an tỉnh Vĩnh Long đã bắt giữ các nhà sư và Phật tử Khmer Krom liên quan vụ việc này.

https://RFA

2/ TNLT LÊ HỮU MINH TUẤN ĐANG SUY YẾU DẦN TRONG TÙ

Ông Lê Hữu Minh Tuấn, một tù nhân lương tâm, đang phải trực diện với những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe trong trại giam. Trong khi đó bạo quyền Hà Nội khẳng định ông đã được chăm sóc y tế đầy đủ.

Ông Tuấn, biên tập viên của trang Việt Nam Thời Báo của hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, đang thọ án 11 năm với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ CSVN” ở trại giam Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa.

Từ cuối năm 2023, sức khỏe ông suy giảm nghiêm trọng với nhiều triệu chứng như đi ngoài ra máu và đau bụng. Gia đình lo ngại ông có thể mắc bệnh ung thư đại tràng.

Tuy nhiên, phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam ở Geneva luôn khẳng định là ông Tuấn đã được khám chữa đầy đủ và hiện tại sức khỏe đã ổn định. Theo văn thư gửi đến LHQ vào đầu tháng này, bạo quyền VN cho biết ông Tuấn đã được đi tái khám tại bệnh viện Bà Rịa và được chấn đoán là mắc một số bệnh về tiêu hóa và viêm dạ dày.

Nhưng theo lời kể của gia đình, ông Tuấn chỉ được đưa đi khám bệnh một lần vào đầu năm và quá trình khám diễn ra rất sơ sài. Họ cũng không nhận được kết quả khám bệnh. Gia đình cho biết thêm là hiện ông Tuấn không thể ăn uống, kể cả uống sữa và chân tay đang bị sưng lên.

RFA

3/ TỈNH KON TUM LẠI BỊ ĐỘNG ĐẤT DỒN DẬP

Tỉnh Kon Tum của Việt Nam vào hôm qua 26/11 lại xảy ra 11 trận động đất trong vòng 12 giờ, chưa đầy 4 tháng sau khi khu vực này chứng kiến hơn 60 trận động đất dồn dập vào cuối tháng 7.

Theo thông báo của trung tâm động đất và cảnh báo sóng thần, thuộc viện Vật lý Địa cầu Việt Nam, khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, trong ngày 26/11 đã xảy ra 11 trận động đất. Trận động đất đầu tiên xảy ra vào 2 giờ rưởi sáng với cường độ gần 4 Richter. Những trận động đất xảy ra liên tiếp sau đó có cường độ từ 2.7 đến 3.7 Richter.

Một số cư dân địa phương cho biết là họ cảm nhận được sự rung lắc mạnh do động đất gây ra trong đêm.

Cần biết là trong thời gian qua, huyện Kon Plông liên tục ghi nhận các trận động đất xảy ra. Đáng chú ý nhất là hơn 60 trận động đất ghi nhận được trong thời gian chưa đầy 5 ngày, bắt đầu từ ngày 28/7, khiến trường học và trạm y tế tại huyện Kon Plông bị nứt tường.

Các chuyên gia viện này cho biết là các trận động đất ở huyện Kon Plông là “động đất kích thích”, do quá trình tích nước của hồ thủy điện tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên.

Tuy nhiên, nhà cầm quyền tỉnh Kon Tum vào cuối tháng 7 chưa thể kết luận về nguyên nhân này. Động đất ở Kon Tum bắt đầu xảy ra từ năm 2021 và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, với nhiều đợt động đất liên tiếp, có ngày xảy ra trên 20 trận.

Sau các trận động đất vào cuối tháng 7, thủ tướng Việt Nam đã gửi ra công điện yêu cầu các cơ quan hữu trách theo dõi diễn biến và các dư chấn động đất, huy động các chuyên gia, nhà khoa học làm rõ nguyên nhân động đất gia tăng bất thường trong khu vực.

VOA

4/ PHI LUẬT TÂN TRIỆU TẬP PHÓ TỔNG THỐNG VÌ ĐE DỌA GIẾT TỔNG THỐNG

Giới chức luật pháp Phi Luật Tân vào hôm 26/11 đã triệu tập Phó tổng thống Sara Duterte để thẩm vấn về tuyên bố vào cuối tuần qua là bà đã thuê người ám sát Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nếu bà bị giết.

Bà Duterte cáo buộc chính quyền đã bóp méo lời nói của bà để tạo ra một câu chuyện sai sự thật là tính mạng của ông Marcos đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong một tuyên bố đưa ra hôm 26/11, bà cho biết cho biết những phát biểu của bà là "hành động trả thù có điều kiện".

Lệnh triệu tập từ cục Điều tra Quốc gia Phi Luật Tân yêu cầu bà Duterte phải có mặt tại văn phòng của cơ quan này vào ngày 29/11. Theo lệnh triệu tập, bà Duterte sẽ bị thẩm vấn về cáo buộc đưa ra đe dọa nghiêm trọng và có thể vi phạm luật chống khủng bố.

Cần nhắc lại, trong một cuộc họp báo trực tuyến vào hôm 23/11, bà Duterte cho biết bà đã nói chuyện với một sát thủ và chỉ thị cho nhân vật này giết ông Marcos, vợ và người họ hàng của ông là chủ tịch hạ viện Phi Luật Tân.

Những phát biểu gây sốc của nữ phó tổng thống là vụ mới nhất trong cuộc tranh cãi gay gắt, vốn đã gia tăng kể từ khi liên minh giữa hai gia đình quyền lực của họ sụp đổ. Ông Marcos đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2022 với tỷ lệ cách biệt lớn, và bà Duterte chạy đua để làm người phó của ông.

Cả ông Marcos và bà Duterte đều là con của các cựu tổng thống. Ông Marcos nói trong một bài phát biểu trước toàn dân vào hôm 25/11 là ông sẽ chống lại "những lời đe dọa liều lĩnh và đáng lo ngại" và sẽ không cho phép những nỗ lực gậy tội ác như vậy được thực hiện.

Không giống như tổng thống, phó tổng thống không được hưởng quyền miễn trừ truy tố, theo bộ tư pháp. Trong tuyên bố của mình, bà Duterte nói rằng những phát biểu của bà không phải là mối đe dọa đến tính mạng của ông Marcos.

Cuộc công kích ông Marcos của bà Duterte xảy ra chỉ vài tuần sau khi cha của bà, cựu tổng thống Rodrigo Duterte, trở thành chủ đề của cuộc điều tra kéo dài của quốc hội về hàng ngàn vụ giết người trong "cuộc chiến chống ma túy" trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

VOA

 

VNThoibao

VNTB – Bà Nguyễn Phương Hằng có dám lên án cường quyền?

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Hồi kết của chủ nghĩa biệt lệ Mỹ

26/11/1933: Người dân California tự treo cổ hai nghi phạm giết người

 

 

Báo Tiếng Dân

 

Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 3)24/11/2024

 

 

Thuy My

Dương Quốc Chính - Tinh gọn bằng cách nào ?

Lê Xuân Nghĩa - Việc gỡ bỏ tầm tấn công của vũ khí vào lãnh thổ Nga đã có hiệu quả lập tức

Nguyễn Đình Bổn - NATO, Châu Âu bắt đầu thay đổi thái độ về cuộc chiến Ukraine

Lê Xuân Nghĩa - Đấy! Chơi như vậy có phải đẹp không

Lê Xuân Nghĩa - Medvedev vạch ra “lằn ranh đỏ” mới cho Ukraine và Mỹ

Trần Văn Thọ - Thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng Nhật Bản phải công khai tài sản

Thái Vũ - Sự khác biệt rất rõ

Trần Nhã Thụy - Chị Lam nhầm lẫn giữa nhóm yoga và sân khấu

Võ Khánh Tuyên - Không bao giờ... xóa nổi đâu anh

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

Boxitvn

 

Dân mệt lắm rồi 27/11/2024

Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam chuyển sang thu phí tắc đường 27/11/2024

Biển Đông dưới thời chính quyền Trump 2.0: Cần một chiến lược đa chiều 27/11/2024

Trung Hoa 27/11/2024

Nhà nước tinh gọn 26/11/2024

Chống lãng phí: Có chống được không? (Kỳ 8) 26/11/2024

Liệu Nga có giao chiến với khối NATO không? 26/11/2024

Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 24/11/2024 25/11/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

CỰU THỨ TRƯỞNG ĐỖ THẮNG HẢI KHÓC KHI NÓI LỜI SAU CÙNG

Quốc Thắng

https://vnexpress.net/cuu-thu-truong-do-thang-hai-khoc-khi-noi-loi-sau-cung-4820598.html

TP HCMÔng Đỗ Thắng Hải khóc khi nói lời sau cùng, tự nhận đã phụ lòng tin của mọi người, tiếc nuối vì "suốt cuộc đời cống hiến, đến tuổi nghỉ hưu lại ở hoàn cảnh này".

Chiều 26/11, phiên xét xử ông Lê Đức Thọ, cựu bí thư Bến Tre, cựu chủ tịch HĐQT Vietinbank; cựu thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải; Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, và 12 bị cáo, kết thúc phần tranh luận. Tòa cho các bị cáo thực hiện quyền được nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án.

Trình bày với tòa, ông Đỗ Thắng Hải cho biết đã rất hối hận, tích cực hợp tác với cơ quan chức năng ngay từ giai đoạn điều tra. Giọng mất bình tĩnh, ông gửi lời xin lỗi đồng nghiệp, gia đình... vì đã phụ lòng của những người đã tin tưởng mình; không hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

"Suốt cuộc đời tôi cống hiến cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, đến tuổi chuẩn bị nghỉ chế độ, thì lại phải ở trong hoàn cảnh này", cựu thứ trưởng nghẹn giọng.

Ngừng một lúc, ông Hải xin được HĐXX khoan hồng, rồi bật khóc khi nói mong sớm được về với xã hội, thờ cúng bà nội là Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Cựu thứ trưởng Công Thương bị cáo buộc trong quá trình cấp phép cho Xuyên Viet Oil đã nhận hối lộ 50.000 USD (khoảng 1,1 tỷ đồng) từ Hạnh, bị VKS đề nghị 3-4 năm tù.

Trong hơn 7 phút nói lời sau cùng, ông Thọ dành phần lớn thời gian trình bày về sự ăn năn hối hận, cho rằng đã nhận thức sâu sắc về vi phạm của mình. Suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử, ông đã chủ động thành khẩn khai báo nội dung có liên quan, tác động gia đình nộp lại tất cả quà là hiện vật giá trị mà Mai Thị Hồng Hạnh tặng để khắc phục vụ án.

Ông Thọ gửi lời xin lỗi Đảng, Nhà nước, Đảng bộ nhân dân tỉnh Bến Tre, gia đình vợ con. Ông cho biết khi công tác ở Bến Tre, do tỉnh rất nghèo nên đã cùng cấp ủy nỗ lực lôi kéo doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh. "Tuy nhiên tôi vi phạm, nhận quà, nhận tiền của doanh nghiệp - điều đảng viên không được làm. Đó là lý do tôi phải trả giá đắt như thế này", ông Thọ nói và mong được khoan hồng để có thể làm lại cuộc đời, phục vụ xã hội.

Ông Thọ bị cáo buộc từ năm 2019 đến tháng 1/2020 - khi Công ty Xuyên Việt Oil vay vốn tại Vietinbank và xin cấp giới hạn tín dụng, kéo dài thời gian duy trì giới hạn tín dụng, đã hai lần nhận hối lộ, tổng 600.000 USD (tương đương 13,8 tỷ đồng) của bà Hạnh. Ngoài ra, ông còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên Chủ tịch HĐQT Vietinbank để tác động, gây ảnh hưởng đến Giám đốc Vietinbank chi nhánh Bến Tre cho Xuyên Việt Oil được vay vốn thuận lợi, với hạn mức tín dụng 400 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi và tỷ lệ tín chấp khoản vay là 40%. Ông Thọ sau đó nhận tiền, quà của bà Hạnh trị giá khoảng 23 tỷ đồng.

Hiện, bị cáo và gia đình đã khắc phục toàn bộ số tiền này. Ông Thọ được VKS ghi nhận nhiều tình tiết giảm, đề nghị tòa tuyên phạt 28-29 năm tù về hai tội danh, phạt bổ sung mỗi tội 100 triệu đồng.

Có vai trò cầm đầu vụ án, Mai Thị Hồng Hạnh, đồng ý dùng tất cả tài sản cá nhân, công ty để khắc phục hậu quả của vụ án. "Tôi không xin được khoan hồng, mà xin được thêm tội - chấp nhận thêm cả hình phạt 7 năm tù của em gái", Hạnh nói, giọng tha thiết.

Hạnh cho biết xem bị cáo Nguyễn Thị Như Phương (Phó giám đốc Xuyên Việt Oil) như em gái ruột. Theo bà chủ Xuyên Việt Oil, trong hoạt động của công ty, Phương chỉ làm theo lời của mình, nên xin nhận hết cả phần tội này của Phương.

VKS giữ nguyên quan điểm buộc tội

Trước đó, VKS đã đối đáp lại quan điểm của luật sư bào chữa cho cựu bí thư Bến Tre về "ranh giới mong manh giữa việc nhận quà và nhận hối lộ"; việc truy tố bị cáo về 2 tội danh dù chỉ thực hiện một hành vi, chỉ khác ở hai vị trí công tác, là gây bất lợi cho thân chủ.

Theo VKS, trong nhiều bản cung, Hạnh khai mục đích đưa tiền làm hai giai đoạn. Một là, lúc ông Thọ làm Chủ tịch HĐQT Vietinbank, Hạnh muốn được cấp hạn mức tín dụng, nới, giảm điều kiện vay, tăng hạn mức tín chấp, và cả việc chúc Tết. Còn trong giai đoạn ông Thọ làm Bí thư tỉnh Bến Tre, Hạnh tặng quà là do từng nhờ ông Thọ tác động đến Vietinbank, cộng với quà cảm ơn ông này tư vấn cho mình đầu tư, sinh lợi nhiều.

"Như vậy, việc truy tố bị cáo Thọ ở 2 tội là đúng pháp luật, bởi trong từng giai đoạn bị cáo giữ vị trí, vai trò, nhiệm vụ khác nhau", đại diện VKS nêu quan điểm.

Về việc các luật sư của nhóm bị cáo Nhận hối lộ cho rằng có phần mập mờ giữa hành vi nhận "quà và tiền", VKS cho rằng trong các lời khai, Hạnh đưa tiền là có mục đích, các bị cáo nhận tiền trước và sau, đều gắn liền với công việc được nhờ vả. "Những lần này đã được mô tả chi tiết trong cáo trạng, hành vi đã cấu thành tội nhận hối lộ", đại diện VKS nêu lý do giữ nguyên quan điểm buộc tội.

Đối với quan điểm của luật sư bị cáo Mai Thị Mỹ Hạnh cho rằng bà này "chủ động khai báo chuyện đưa hối lộ nên đề nghị HĐXX miễn trách nhiệm hình sự", đại diện VKS cho biết vụ án được phát hiện từ đơn tố cáo của nhân viên Công ty Xuyên Việt Oil. Qua xác minh, cơ quan điều tra đã khởi tố Hạnh. Quá trình điều tra, bị cáo có khai báo về các trường hợp mình đưa hối lộ.

"Như vậy tức là nếu bị cáo không bị bắt thì sẽ không trình báo việc đưa hối lộ", VKS nêu vấn đề, cho biết về mặt khách quan, khi khám xét tại nơi làm việc của Hạnh cơ quan điều tra đã phát hiện tài liệu chứng cứ, thể hiện đưa hối lộ. Vì lợi ích của bản thân, Hạnh đã tiếp cận, đưa hối lộ cho những người có chức vụ.

Tuy nhiên, đại diện VKS ghi nhận sự chủ động khai báo của Hạnh, đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ "thành khẩn khai báo, hợp tác để phát hiện tội phạm" và đề nghị HĐXX xử dưới khung hình phạt.

Tòa sẽ tuyên án vào sáng 29/11.

 

CHỦ KHÁCH SẠN XÂY VƯỢT TẦNG 'TỐ' BỊ LỰC LƯỢNG CƯỠNG CHẾ TỰ Ý BÁN TÀI SẢN, CHÍNH QUYỀN nói gì?
Nguyễn Hoàng

https://tuoitre.vn/chu-khach-san-xay-vuot-tang-to-bi-luc-luong-cuong-che-tu-y-ban-tai-san-chinh-quyen-noi-gi-20241126115549254.htm

Chủ khách sạn xây vượt tầng ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) phản ánh UBND phường Lộc Thọ (TP Nha Trang) đã tự ý bán tài sản của khách sạn khi cưỡng chế.

Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, ông Tô Văn Huỳnh (52 tuổi, trú TP Nha Trang) - chủ một khách sạn xây vượt tầng tại một con hẻm trên đường Nguyễn Thiện Thuật (phường Lộc Thọ, TP Nha Trang) - bày tỏ bức xúc khi lực lượng cưỡng chế do UBND phường Lộc Thọ tổ chức đã bán toàn bộ lượng sắt, thép, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống ống đồng điều hòa... của công trình vi phạm.

Phường tự ý bán tài sản của công trình bị cưỡng chế?

Trước đó, vào năm 2020, UBND TP Nha Trang đã cấp giấy phép cho ông Huỳnh xây khách sạn 6 tầng, 1 tầng hầm, 1 tầng lửng, 1 tum thang với diện tích 261,8m². Đến tháng 3-2020, UBND TP Nha Trang phát hiện công trình đã xây đến tầng thứ 7.

Sau khi UBND TP Nha Trang ban hành quyết định xử phạt hành chính, ông Huỳnh đã đóng tiền phạt và tiếp tục xây dựng khách sạn lên đến tầng thứ 11.

Vừa qua, phường Lộc Thọ và các cơ quan chức năng liên quan tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế tháo dỡ 5 tầng xây vượt tại công trình khách sạn trên.

Ông Huỳnh cho biết vào ngày 7-7, UBND phường Lộc Thọ di dời tài sản của gia đình ông ra khỏi khách sạn xây vượt tầng để tiến hành cưỡng chế theo quy định.

Đến ngày 26-7, ông Huỳnh nhận lại tài sản thì phát hiện bị mất mát, hư hỏng nhiều thứ. 

Đáng chú ý, ông Huỳnh cung cấp một số hình ảnh, video clip cho rằng chính quyền phường Lộc Thọ đã vận chuyển và bán toàn bộ lượng sắt, thép, hệ thống phòng cháy chữa cháy, ống đồng điều hòa... của các tầng bị tháo dỡ. "Đó là tài sản của tôi" - ông Huỳnh nói.

close

Ông cũng cho biết đã đóng đầy đủ chi phí cưỡng chế, chi phí mua vật dụng phục vụ dọn đồ dùng của khách sạn xây vượt tầng, tổng cộng hơn 1,78 tỉ đồng theo yêu cầu.

Theo ghi nhận của phóng viên, đến ngày 26-11, khách sạn của ông Huỳnh vẫn chưa hoàn tất việc cưỡng chế, bên ngoài khách sạn vẫn còn bố trí hàng rào với nội dung "Khu vực cấm các phương tiện giao thông đường bộ".

Chính quyền nói gì?

Trao đổi về phản ánh của ông Huỳnh, ông Lê Minh Thủy - chủ tịch UBND phường Lộc Thọ - khẳng định phường thực hiện đúng quy định pháp luật.

Theo ông Thủy, trước khi tổ chức cưỡng chế, phường đã cho ông Huỳnh một tuần để di chuyển đồ đạc ra khỏi nơi cưỡng chế.

"Tuy nhiên ông Huỳnh cố tình không vận chuyển tài sản, vì vậy phường thành lập hội đồng để vận chuyển tài sản để đảm bảo việc cưỡng chế" - ông Thủy nói.

Vị chủ tịch phường nói việc vận chuyển tài sản rất cẩn thận, lực lượng chức năng đóng gói và chuyển đến kho theo quy định.

Liên quan đến việc chủ khách sạn cho rằng chính quyền phường Lộc Thọ đã bán toàn bộ lượng sắt, thép, hệ thống phòng cháy chữa cháy, ống đồng điều hòa... trong quá trình phá dỡ các tầng sai phạm, ông Thủy nói phường không quản lý việc này. Khi cưỡng chế công trình vượt tầng thì công ty hợp đồng có trách nhiệm đập phá các tầng sai phạm trở thành bê tông vụn.

“Trong phương án phá dỡ thì chỉ đập phá rồi đổ đi chứ không ai mà ngồi gõ lấy từng cái, vì trước kia đã vận động cho ông Huỳnh tự tháo dỡ, nếu ông này tự tháo dỡ thì lấy sắt, thép ra chứ còn công ty đưa máy móc vô đập thành bê tông vụn thôi" - ông Thủy nói.

Ông cũng cho biết là phường đấu thầu qua mạng chọn đơn vị phá dỡ, việc thi công tháo dỡ do công ty trúng thầu làm, phường không theo dõi việc vận chuyển sắt, thép... vì không có trong phương án.

Theo tìm hiểu, đơn vị chịu trách nhiệm phá dỡ các tầng vi phạm của khách sạn nêu trên là Công ty TNHH Phát triển dịch vụ xây dựng Thanh Bình (địa chỉ tại phường Phước Long, TP Nha Trang) do ông Đặng Thanh Bình làm giám đốc.

Phóng viên Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với ông Bình, tuy nhiên ông này cho biết khi nào UBND phường Lộc Thọ cho phép mới có thể cung cấp thông tin cho báo chí.

 

VIỆN KIỂM SÁT ĐỀ NGHỊ XEM XÉT LẠI TÌNH TIẾT 'THÀNH KHẨN KHAI BÁO' CỦA CỰU VỤ PHÓ NGUYỄN LỘC AN

Tuyết Mai

https://tuoitre.vn/vien-kiem-sat-de-nghi-xem-xet-lai-tinh-tiet-thanh-khan-khai-bao-cua-cuu-vu-pho-nguyen-loc-an-20241126151850108.htm

Chiều 26-11, đối đáp với luật sư, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM cho rằng việc đưa tiền, tài sản của bà Hạnh đều gắn với các việc làm cụ thể của các bị cáo nhận hối lộ và đề nghị xem lại tình tiết thành khẩn khai báo của ông Nguyễn Lộc An.

Việc tặng quà, tài sản đều gắn với mục đích

Theo viện kiểm sát, một số bị cáo cho rằng chỉ nhận quà cảm ơn dịp lễ, Tết chứ không đòi hỏi, vụ lợi, không làm sai.

Tuy nhiên, việc đưa tiền, tài sản của bà Mai Thị Hồng Hạnh (giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) đều gắn với các việc làm cụ thể của các bị cáo nhận hối lộ, giúp cho bà Hạnh đạt được các mục đích. Hành vi trên là hành vi đưa - nhận hối lộ.

Về ý kiến của luật sư và bị cáo Nguyễn Lộc An (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) cho rằng việc bà Mai Thị Hồng Hạnh tặng đồng hồ Patek Philippe trị giá 23.000 USD là quà tặng sinh nhật nên đề nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ đối với hành vi này.

Theo viện kiểm sát, ông Nguyễn Lộc An bị truy tố về nhận hối lộ 4 lần, tổng số tiền 924 triệu đồng.

Lời khai của bà Hạnh thể hiện ông An sẽ chỉ kiểm tra hình thức chứ không kiểm tra thực tế. Về chi phí phải từ 5-7 tỉ đồng.

Khi Xuyên Việt Oil được cấp giấy phép kinh doanh, bà Hạnh mua chiếc đồng hồ Patek Philippe giá 80.000 USD nhưng do đồng hồ đặt mua ở nước ngoài nên bà Hạnh không kịp đem đi tặng cho ông An như đã hứa với ông An.

Sau đó bà Hạnh lấy lý do chúc mừng sinh nhật muộn nên mời ông An đến nhà ăn tối và tặng chiếc đồng hồ này.

Việc bị cáo An nhận đồng hồ của bà Hạnh cấu thành tội nhận hối lộ. Viện kiểm sát đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại tình tiết thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải đối với bị cáo An.

Bị bắt vì chiếm đoạt quỹ BOG mới khai ra hành vi đưa hối lộ

Luật sư bào chữa cho bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ. Viện kiểm sát cho rằng vụ án này được điều tra, khởi tố từ đơn tố giác của nhân viên Công ty Xuyên Việt Oil.

Bà Hạnh bị bắt vì hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí quỹ BOG. Từ đó, bà Hạnh mới khai ra hành vi đưa hối lộ.

Đồng thời khi khám xét, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã thu giữ nhiều tài liệu liên quan tội đưa hối lộ. Vì lợi ích công ty, lợi ích cá nhân, bị cáo Hạnh đã tìm cách tiếp cận, đưa hối lộ nhiều cán bộ, công chức.

Theo viện kiểm sát, bà Hạnh đưa hối lộ cho nhiều người, số tiền đặc biệt lớn, là nguyên nhân dẫn đến việc thất thoát tài sản trong vụ án.

Quá trình điều tra, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã cân nhắc nhưng hành vi của bị cáo Hạnh không thuộc trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ.

Tuy nhiên việc chủ động khai báo của bị cáo Hạnh đã được các cơ quan công tố ghi nhận.

 

TAND TỈNH ĐẮK LẮK XÁC NHẬN 2 CÁN BỘ BỊ TẠM GIỮ LIÊN QUAN ĐẾN VỤ NHẬN HỐI LỘ Ở TÒA CẤP CAO ĐÀ NẴNG

Trung Tân

https://tuoitre.vn/tand-tinh-dak-lak-xac-nhan-2-can-bo-bi-tam-giu-lien-quan-den-vu-nhan-hoi-lo-o-toa-cap-cao-da-nang-20241126122914086.htm

Đại diện Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xác nhận 2 cán bộ của tòa bị Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tạm giữ để mở rộng điều tra vụ nhận hối lộ xảy ra tại Đà Nẵng.

Sáng 26-11, được sự ủy quyền, một lãnh đạo Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xác nhận 2 cán bộ của đơn vị đã bị Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tạm giữ để mở rộng điều tra vụ nhận hối lộ xảy ra tại Đà Nẵng.

Theo vị này, ngày 25-11, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk được thông báo từ Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị cung cấp hồ sơ tài liệu để mở rộng điều tra 1 vụ án xảy ra tại Đà Nẵng.

"Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã triệu tập, tạm giữ 2 cán bộ của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk để phục vụ điều tra.

Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu là đang mở rộng điều tra nên thông tin vụ án, danh tính 2 người bị tạm giữ không được tiết lộ", vị này nói.

Vị lãnh đạo Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho hay tòa chỉ được Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu và mời 2 cán bộ làm việc liên quan đến việc mở rộng điều tra vụ ông Phạm Việt Cường - phó chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng - bị bắt để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Cùng ngày, lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk xác nhận Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã bắt một chấp hành viên thuộc Chi cục Thi hành án dân sự TP Buôn Ma Thuột liên quan đến vụ án nêu trên. Tuy nhiên chấp hành viên vừa bị bắt về hành vi gì chưa rõ.

 

SẼ TUYÊN ÁN PHÚC THẨM TRƯƠNG MỸ LAN VÀO NGÀY 3/12

Hoàng Thọ/VTC News

https://lifestyle.znews.vn/se-tuyen-an-phuc-tham-truong-my-lan-vao-ngay-312-post1513974.html#zingweb_home_sectionentertainment29

Sau phần nói sau cùng của các bị cáo, HĐXX thông báo sẽ nghị án kéo dài và tuyên án phiên phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 vào sáng 3/12.

Chiều 26/11, phiên xét xử thẩm vụ án giai đoạn 1 xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được nói lời sau cùng.

HĐXX thông báo sẽ nghị án kéo dài và tuyên án vào sáng 3/12.

Bị cáo Chu Lập Cơ (69 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Times Square - chồng bị cáo Trương Mỹ Lan) cho rằng bản thân đã suy nghĩ suốt 2 năm qua về gia đình, kể từ khi bị tạm giam. Đây là một câu chuyện đầy ly kỳ về số phận.

Còn bị cáo Trương Huệ Vân, Tổng giám đốc Tập đoàn VTP (cháu gái Trương Mỹ Lan), khẳng định trước tòa rằng vụ án này là "chưa từng có trong lịch sử tố tụng Việt Nam", bị cáo nhấn mạnh gia đình đã chịu tổn thất rất lớn và bày tỏ mong muốn không có thêm bất kỳ vụ án tương tự nào xảy ra trong tương lai. Bị cáo còn trình bày những đóng góp của cô mình cho xã hội và thương trường.

"Cô tôi đã hy sinh, dấn thân vào thương trường và trong công tác xã hội, giúp đỡ hàng nghìn mảnh đời bất hạnh. Tôi mong HĐXX ghi nhận và xem xét thấu đáo đối với cô Lan", bị cáo nói.

Trước đó, trong gần 30 phút trình bày lời nói sau cùng, bị cáo Trương Mỹ Lan tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.

"Năm nay tôi gần 70 tuổi, nếu tòa giảm án xuống 20 năm tù, tôi cũng không biết có sống nổi đến lúc đó. Tôi đã thay đổi, nếu tòa thấy tôi xứng đáng nhận tội gì, mong xem xét lại", bị cáo Lan nói.

Bị cáo cho biết hiện tại bản thân không còn chỗ dựa nào, chỉ có mong muốn duy nhất là khắc phục hậu quả: "Tôi không nghĩ đến thiệt hại của bản thân hay gia đình, mà đau xót vì sự lãng phí tài nguyên quốc gia. Các dự án bị đình trệ khi tôi bị bắt, ví dụ như dự án Mũi Đèn Đỏ (Quận 7, TP.HCM)...".

Bị cáo nhiều lần nhấn mạnh đây là một trong những vụ án nghiêm trọng nhất từ trước đến nay tại Việt Nam và mong HĐXX áp dụng cơ chế đặc biệt trong việc xử lý tài sản, để hậu quả được khắc phục, Nhà nước và người dân không chịu thiệt hại.

Bà Lan cũng đề xuất sau khi trả xong các tài sản cho Nhà nước và người dân, phần tài sản còn lại sẽ được sử dụng để thực hiện các dự án xã hội, bao gồm xây dựng bệnh viện quốc tế chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, mở trường học, xây nhà ở xã hội và đầu tư vào hạ tầng.

Cụ thể, bị cáo cam kết sử dụng khu đất tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) để xây bệnh viện phục vụ cộng đồng. "Mong tòa ghi nhận và cho phép tôi dùng số tiền còn dư để thực hiện các dự án thiện nguyện, giúp xã hội", bị cáo Lan bày tỏ.

Ngoài ra, bị cáo cũng xin HĐXX giảm án cho chồng là bị cáo Chu Lập Cơ, cháu ruột Trương Huệ Vân và bị cáo Đỗ Thị Nhàn - cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Ngân hàng Nhà nước), người đang đối mặt với án tù chung thân vì nhận hối lộ 5,2 triệu USD.

Bị cáo khẳng định mấu chốt vụ án là từ hành vi đảo nợ, dẫn đến bị cáo buộc chiếm đoạt tài sản. Bà đề nghị HĐXX xem xét lại cáo buộc tham ô tài sản và 87.000 tỷ đồng mà bà cho SCB mượn để tái cơ cấu.

"Mong tòa cho phép luật sư vào trại giam để tôi cung cấp thêm tài liệu. Tôi không oán trách ai, chỉ muốn làm tròn trách nhiệm trả nợ cho Nhà nước và người dân", Trương Mỹ Lan nói.

 

 3 GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÚ AN, KIM HÀ NAM VÀ MỘC ĐIỀN PHÁT BỊ TẠM HOÃN XUẤT CẢNH

Vân An

https://congthuong.vn/dong-thap-3-giam-doc-cong-ty-phu-an-kim-ha-nam-va-moc-dien-phat-bi-tam-hoan-xuat-canh-360917.html&link=autochanger

Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đề nghị tạm hoãn xuất cảnh giám đốc Công ty Phú An, Kim Hà Nam và Mộc Điền Phát do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Ngày 26/11, thông tin từ Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp, đơn vị vừa ban hành loạt Thông báo số 298, 299, 300/TB-CTDTH ngày 22/11/2024 gửi Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 3 giám đốc, đại diện doanh nghiệp nợ thuế, chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

Theo đó, tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Trần Thanh Liêm – Giám đốc Công ty Cổ phần vận tải san lấp Phú An, mã số thuế 1402179863; địa chỉ: Số 316 ấp An Thịnh, xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Ông Nguyễn Thanh Tuy – Giám đốc Công ty TNHH MTV Kim Hà Nam, mã số thuế 1402191067; địa chỉ: 119 ấp 1, xã Phú Ninh, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Ông Võ Huy Vũ – Giám đốc Công ty TNHH Mộc Điền Phát, mã số thuế 1402185747; địa chỉ: Số 634 đường Trần Hưng Đạo, phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Lý do tạm hoãn xuất cảnh: Người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

Thời gian tạm hoãn xuất cảnh kể từ ngày 22/11/2024 đến khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp cho biết, thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; căn cứ Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 ngày 22/11/2019; căn cứ Điều 21 Nghị định số 126 ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế....

 

BẮT 2 CÁN BỘ THUẾ Ở NAM ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG DÂY MUA BÁN HOÁ ĐƠN TRĂM TỶ

Trọng Tùng

https://vietnamnet.vn/bat-2-can-bo-thue-o-nam-dinh-lien-quan-den-duong-day-mua-ban-hoa-don-tram-ty-2345933.html

Cơ quan công an đã khởi tố, thi hành lệnh bắt tam giam 2 cán bộ thuế ở Nam Định do liên quan đường dây mua bán hoá đơn giá trị gia tăng lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Công an tỉnh Nam Định vừa khởi tố, bắt tạm giam 2 cán bộ thuế tại tỉnh để điều tra về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ" do liên quan đường dây mua bán hoá đơn giá trị gia tăng lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Các bị can gồm: Nguyễn Đức Việt (SN 1992, trú tại 66 Mạc Đĩnh Chi, TP Nam Định, tỉnh Nam Định), cán bộ Chi cục thuế TP Nam Định và Nguyễn Thị Minh Trang (SN 1982, trú tại Thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh nam Định), Đội phó Đội Kiểm tra thuế, Chi cục thuế Khu vực Vụ Bản - Ý Yên (tỉnh Nam Định).

Sau quá trình thu thập hồ sơ, Cơ quan Cơ quan An ninh điều tra đã phát hiện đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng liên quan đến 2 cán bộ thuế có quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng, hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành.

Vụ án đang tiếp tục được lực lượng chức năng điều tra mở rộng, xử lý theo quy định pháp luật.

Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nam Định đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 9 đối tượng tham gia đường dây mua bán hóa đơn trái phép này.

 

NHÓM ĐỐI TƯỢNG LÀM GIẢ 'THẺ NGÀNH' CÔNG AN, QUÂN ĐỘI ĐỂ LỪA ĐẢO
Tiến Dũng

https://vietnamnet.vn/nhom-doi-tuong-lam-gia-the-nganh-cong-an-quan-doi-de-lua-dao-2345901.html

Công an đã làm rõ đường dây chuyên làm giả thẻ ngành công an, quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, do Đàm Đình Phú, ở Hà Nội cầm đầu.

Ngày 26/11, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, đã khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, đồng thời củng cố hồ sơ để tiếp tục làm rõ về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo đó, các đối tượng đều ở Hà Nội gồm: Đoàn Duy Thái (SN 1997, ở Hải Dương), Phạm Văn Quý (SN 1993, ở tỉnh Nam Định) và Đàm Đình Phú (SN 1993), Nguyễn Ngọc Lân (SN 1989), Đỗ Văn Hoàng (SN 1998), Nguyễn Hữu Nam (SN 1994).

Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận ý đồ làm giấy tờ giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng thông qua hình thức lập hồ sơ vay tiền.

Cụ thể, đầu tháng 7/2024 thông qua hội nhóm “Hỗ trợ vay vốn nợ xấu” trên mạng xã hội Facebook, Phú quen một đối tượng có thể làm giả các giấy tờ trong ngành công an và quân đội, để sử dụng vay tiền tại các ngân hàng, mục đích là để chiếm đoạt số tiền vay.

Thấy "cơ hội làm ăn", Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Cuối tháng 8/2024, Phú thuê một căn nhà mở văn phòng tư vấn cho vay và lôi kéo Thái về làm cùng. 

Các đối tượng đã làm được 4 bộ hồ sơ chuyển đến nhân viên ngân hàng để vay tiền. Số tiền chiếm đoạt được của các ngân hàng, các đối tượng sẽ chia nhau theo thỏa thuận

Lân biết rõ Thái có thể làm giả giấy tờ ngành công an và quân đội để vay tiền, nhưng gã vẫn giới thiệu Hoàng cho Thái để các đối tượng làm giả các giấy tờ cho Hoàng. Trong vụ việc này, Lân có vai trò hỗ trợ giúp sức cho các đối tượng để tạo niềm tin đối với nhân viên ngân hàng. Đối với hồ sơ được giải ngân, Lân được hưởng lợi 5 triệu đồng.

Hoàng đã có hành vi cung cấp hình ảnh chân dung của bản thân để các đối tượng làm ra các giấy tờ giả. Khi gặp nhân viên ngân hàng, Hoàng đã tạo vỏ bọc là cán bộ công an nhằm mục đích vay được số tiền 300 triệu đồng. Nếu được giải ngân số tiền trên, Hoàng sẽ được hưởng lợi 90 triệu đồng.

Nam cung cấp các giấy tờ, tài liệu giả cho nhân viên ngân hàng để làm thủ tục vay tiền. Nếu thành công Nam sẽ hưởng lợi 10% trên tổng số tiền vay.

Quý đã cung cấp căn cước công dân, hình ảnh chân dung của bản thân để các đối tượng làm giả các giấy tờ, lập hồ sơ vay tiền tại ngân hàng. Quý tự nhận là cán bộ quân đội để gặp nhân viên ngân hàng nhằm tạo niềm tin. 

Quý là người nhận giấy tờ giả từ Phú sau đó sử dụng số giấy tờ giả cung cấp cho nhân viên ngân hàng để làm thủ tục vay tiền. Nếu được giải ngân số tiền trên Quý sẽ được hưởng lợi 70 triệu đồng.

 

HƠN 308 TỶ ĐỒNG THIỆT HẠI VÀ LỜI KHAI CỦA CỰU CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH THUẬN

T.Nhung

https://vietnamnet.vn/hon-308-ty-dong-thiet-hai-va-loi-khai-cua-cuu-chu-tich-ubnd-tinh-binh-thuan-2345965.html

 

Cùng các đồng phạm gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 308 tỷ đồng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận khai rằng, vì muốn tạo điểm nhấn cho du lịch của thành phố, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương... mà bị can đã phạm tội.

VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Theo cáo trạng, năm 2013, Công ty cổ phần Rạng Đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Công ty Regent International Overseas Corp tại Công ty TNHH MTV Golf và Câu lạc bộ golf Phan Thiết với giá 2,5 triệu USD. 

Công ty Rạng Đông kế thừa toàn bộ quyền, lợi ích của chủ đầu tư và dự án sân golf Phan Thiết tại khu đất diện tích 620.656m2 thuộc phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, Bình Thuận và xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất golf sang đất ở đô thị.

Năm 2014, Thủ tướng Chính Phủ có công văn về việc điều chỉnh sân golf Phan Thiết. UBND tỉnh Bình Thuận đã điều chỉnh đầu tư từ dự án sân golf Phan Thiết thành dự án khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết. 

Ngày 10/4/2015, ông Lê Tiến Phương ký quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng diện tích 363.5236m2 đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao sang đất ở đô thị. 

Cáo buộc thể hiện, ông Phương và các bị can tại những sở, ngành, đơn vị liên quan đã có sai phạm trong việc xây dựng, thẩm định phương án giá đất, phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất…, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản nhà nước.

Theo VKSND Tối cao, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Các bị can với các vai trò khác nhau đã cố ý làm trái nhiệm vụ được giao trong quy trình xây dựng, thẩm định phương án giá đất; thống nhất sử dụng kết quả xác định giá đất… Hành vi của các bị can gây thiệt hại hơn 308 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.

Tại CQĐT, ông Phương thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phê duyệt giá đất được xây dựng trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản nhà nước. 

Theo lời khai của cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận, vì mong muốn đẩy nhanh tiến độ phê duyệt giá đất, sớm thu tiền sử dụng đất cho ngân sách nhà nước, để dự án nhanh chóng triển khai, tạo điểm nhấn cho du lịch của thành phố, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương mà bị can đã phạm tội. Ngoài ra, phương án giá đất tại dự án cũng đã được làm đi làm lại nhiều lần nên bị can không muốn đùn đẩy trách nhiệm phê duyệt giá đất cho người kế nhiệm.

Còn theo lời khai của ông Nguyễn Ngọc (cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận) nguyên nhân phạm tội của bị can là do áp lực công việc khi Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo phải đẩy nhanh tiến độ phê duyệt giá đất, sớm thu tiền sử dụng đất cho ngân sách nhà nước để dự án nhanh chóng được thực hiện, tạo điểm nhấn cho du lịch của TP, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

VKSND Tối cao đánh giá, nhóm các bị can thuộc Hội đồng thẩm định thành khẩn khai báo, thừa nhận vi phạm trong quá trình thẩm định kết quả xác định giá đất và phương án giá đất, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.

Về nguyên nhân phạm tội, các bị can khai do áp lực tiến độ và chỉ đạo của cấp trên, phương án giá đất cũng đã làm đi làm lại nhiều lần nên thống nhất với phương án giá đất và giải trình của Sở TN&MT để sớm thu cho ngân sách nhà nước theo chỉ đạo chung của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh…

 

 

No comments:

Post a Comment