Đối Thoại Điểm Tin ngày 26 tháng 11 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
USCIRF:
Chính quyền VN khống chế, đàn áp tự do tôn giáo thông qua các nhóm do họ điều
khiển
An
Giang: 6 người cùng một nhà bị khởi tố vì chống cưỡng chế đất bằng bom xăng
Dự
báo thời tiết cảnh báo bão mùa Đông trên khắp Hoa Kỳ trong tuần Lễ Tạ ơn
‘Lễ
Tạ ơn bận rộn nhất từ trước đến nay’: TSA lên kế hoạch đối phó kỷ lục mới về du
lịch hàng không
Trump đe đánh
thuế 25% đối với Canada và Mexico, tăng thêm thuế áp vào Trung Quốc
Quốc hội Việt Nam cân nhắc phát hành
cổ phiếu để giúp Vietnam Airlines
Trung ương Đảng họp bất thường,
quyết tinh gọn hệ thống chính trị
Chính trường Philippines: Tổng thống Marcos tuyên bố
sẽ đẩy lùi âm mưu ám sát ông của phó tổng thống
Một Triều Tiên táo bạo đang chờ đợi chính quyền Trump
Các cuộc không
kích của Israel đánh vào vùng ngoại ô phía nam Beirut
Cuộc không kích của Nga làm ít nhất 15 người bị thương
ở Kharkiv
Mỹ - Philippines
ký thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự
Liệu
ông Lê Hữu Minh Tuấn có được chữa trị trong trại giam như chính phủ tuyên bố?
Từ
việc "tự nguyện" ẩn tu của sư Minh Tuệ nhớ về làn sóng đàn áp Phật
Giáo sau 75
Trung
ương Đảng thống nhất tái tục dự án điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận
Lương
Chủ tịch nước bao lâu thì mua được nhà Hà Nội?
Ông
Nguyễn Văn Thể và Bùi Văn Cường bị cho thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng
Người
dân sắp mất cả tiền lẫn tự do vì nghị định 147
Bê
bối cận vệ và thông điệp ngoại giao bất cần
TPHCM:
Hội Thánh Tin Lành Gia Định biểu tình đòi chính quyền trả ngôi trường mượn gần
50 năm
Bộ
Công an chỉ dẫn độ thành công 16/128 người trốn ra nước ngoài từ năm 2008
BCH
T.Ư Đảng khóa XIII bất ngờ tổ chức hội nghị sau khi cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
TPHCM:
mua cát thương mại từ Campuchia cho dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng
Nông
dân hỏi giải pháp kiểm soát giá đất, chống “thổi giá” để trục lợi
Chính
phủ Việt Nam cần hành động mạnh hơn để tránh tái diễn vụ Hải cảnh Trung Quốc
tấn công ngư dân
Cựu
tình nguyện viên chiến đấu cho Ukraine bị Việt Nam trục xuất về Belarus có thể
đối mặt với án tử
Liệu
cuộc cải cách “từ bên trên” có bền vững?
Tân Tổng bí thư Tô Lâm sẽ chỉ đạo cải cách thế nào?
Những
thách thức và triển vọng cuộc cải cách lần hai thế nào?
Cuộc
cải cách “từ bên trên” khởi xuống bởi Tô Lâm
BBC
Trung ương Đảng họp
bất thường, xử lý hàng loạt nhân vật cấp cao
Lính đào ngũ Nga
tiết lộ bí mật bảo vệ căn cứ vũ khí hạt nhân
Nhiều người Triều
Tiên đào tẩu muốn sang Ukraine để tác động tâm lí đồng hương
Điện hạt nhân Việt
Nam: Để tránh mắc kẹt vào công nghệ của một nước
Donald Trump ‘sẽ áp
thuế lên Trung Quốc vào ngày đầu tiên’, điều này có nghĩa như thế nào?
Mỹ và Nhật lên kế
hoạch bố trí tên lửa bảo vệ Đài Loan
Trump tái xuất:
Chuyên gia Trung Quốc nói Bắc Kinh có cơ hội lớn ở Biển Đông
Điện hạt nhân Việt
Nam: Chọn đối tác nào và vì sao?
Trung Quốc gắn
'súng AK' lên máy bay không người lái
Hố sụt khổng lồ ở
Trung Quốc: hấp dẫn du khách, nhưng rủi ro cho rừng cổ đại
Điểm danh những
gương mặt chủ chốt trong chính quyền Trump
Oreshnik: Mổ xẻ tên
lửa Nga lần đầu tiên sử dụng để tấn công Ukraine
Siêu dự án kênh đào
Phù Nam Techo 'không nhúc nhích', Trung Quốc kém mặn mà
Việt Nam và Mỹ: Bàn
giao máy bay quân sự, tiếp theo là gì?
Ông Vương Đình Huệ
bị kỷ luật, ông Võ Văn Thưởng 'điều trị bệnh'
Tam giác Phát triển
và cáo buộc 'cách mạng màu' tại Campuchia
Đường sắt cao tốc
Bắc-Nam: quảng bá rầm rộ, nhưng còn lắm mông lung
Chính phủ Mỹ cáo
buộc người đàn ông Việt Nam rửa tiền gần 70 triệu USD
ngày Nga xâm lược
Ukraine: Dư luận Việt Nam phân hóa như thế nào về Putin và Nga?
Tứ Trụ, Thường
trực Ban Bí thư và những 'trường hợp đặc biệt'
Chủ tịch nước Lương
Cường kết thúc công du Nam Mỹ, có 'thành công tốt đẹp'?
Việt Nam trước khả
năng bị Trung Quốc sử dụng để lách thuế từ Mỹ trong nhiệm kỳ Trump 2.0
Nhìn lại quan hệ
Việt-Mỹ thời Trump 1.0
Tướng công an, quân
đội nào thăng tiến khi chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định?
NATO,
Ukraina họp tại Bruxelles sau vụ Nga bắn tên lửa đạn đạo vào Ukraina
Hoa Kỳ: Trump sẽ áp thuế hải quan đối với hàng Trung Quốc, Canada
và Mêhicô
Miến Điện: Một lực lượng phiến quân muốn đàm phán đình chiến qua
trung gian Trung Quốc
Việt Nam chuẩn bị “địa bàn” tránh để Trump lại coi là “kẻ lạm dụng
thương mại tồi tệ nhất”
Canada
và Trung Quốc chỉ trích thông báo tăng thuế quan của Donald Trump
Trump trở lại Nhà Trắng : Tác động đến quan hệ Mỹ-Trung trong hồ
sơ Đài Loan
Hoa Kỳ: Công tố viên đặc biệt hủy hai vụ truy tố Donald Trump
Bắc Triều Tiên mở rộng nhà máy sản xuất tên lửa cung cấp cho Nga
Israel họp nội các an ninh để quyết định về thỏa thuận ngưng bắn
với Hezbollah
Hội nghị Busan: Các quốc đảo Thái Bình Dương báo động về ô nhiễm
nhựa trong đại dương
Mỹ nghiên cứu bố trí tên lửa tại Nhật Bản trong trường hợp khủng
hoảng Đài Loan
Hoa Kỳ: Ê-kip của Trump và Biden phối hợp tìm giải pháp cho cuộc
chiến Ukraina
Đàm phán gay go tại hội nghị quốc tế chống rác nhựa ở Busan
Putin « leo thang quân sự » trước khi mặc cả với Mỹ chấm dứt chiến
tranh Ukraina
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi thế giới loại bỏ mìn sát thương
Vòng một bầu cử tổng thống Rumani: Ứng cử viên thân Nga bất ngờ về
đầu
Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động gián điệp và gây bất ổn trên
toàn cầu
Israel bật đèn xanh hoàn tất thỏa thuận ngừng bắn với Liban
(AFP) –
Pháp vẫn chưa tìm được đồng thuận về ngân sách cho năm 2025. Sáng nay, thủ tướng Michel Barnier
tiếp Marine Le Pen, chủ tịch nhóm dân biểu đảng cựu hữu Tập Hợp Dân Tộc ở Hạ
Viện để tìm đồng thuận về ngân sách cho năm tới. Đảng này đe dọa bỏ phiếu bất
tín nhiệm ông Barnier và lật đổ chính phủ. Sau cuộc trao đổi với thủ tướng
Barnier, bà Le Pen tuyên bố « không thay đổi lập trường », có nghĩa
là nếu chính phủ cắt giảm mãi lực của người dân trong mục đích cắt giảm nợ công
và thâm thủng ngân sách, đảng Tập Hợp Dân Tộc sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm nội các
Barnier, bất chấp nguy cơ nước Pháp rơi vào khủng hoảng chính trị.
(AFP) –
Đảng SDP của Đức « nhất trí » đề cử ông Olaf Scholz tái tranh cử chức
thủ tướng. Trong
cuộc bỏ phiếu hôm nay 25/11/2024 đảng Xã Hội – Dân Chủ nhất trí đề nghị thủ
tướng mãn nhiệm dẫn đầu đảng này trong cuộc bầu cử Quốc Hội vào tháng 2/2025.
Đây là một nước cờ đầy mạo hiểm vào lúc uy tín của đảng SPD đang rơi xuống mức
thấp chưa từng thấy. Theo các thăm dò, SDP chỉ được chừng 15 % cử tri ủng hộ.
(Kyodo)
– Đức và Nhật Bản lọt qua vòng sơ tuyển ứng thầu xây đội khinh hạm mới cho Úc. Chính phủ Úc hôm nay, 25/11/2024, cho
biết như trên. Tham gia ứng thầu đóng hạm đội khinh hạm đa năng mới trong một
chương trình trị giá đến 6,5 tỷ đô la, Nhật Bản đã đề xuất các mô hình tầu
chiến dựa trên kiểu khinh hạm lớp Mogami tiên tiến của Lực lượng Phòng vệ Biển
Nhật Bản, do hãng Mitsubishi Heavy Industries Ltd. sản xuất. Còn ứng viên Đức
tham gia sơ tuyển với khinh hạm MEKO A200, do tập đoàn Thysenkrupp Marine Systems
phát triển. Đây được xem là một phiên bản hiện đại cho khinh hạm lớp Anzac của
hải quân Úc. Quyết đinh cuối cùng sẽ được đưa ra trong năm tới. Tham gia sơ
tuyển còn có các công ty của Hàn Quốc và Tây Ban Nha.
(AFP) –
G7 họp tại Ý : Trung Đông và Ukraina là trọng tâm. Ngoại trưởng các nước thuộc nhóm G7
hôm nay, 25/11/2024, bắt đầu các cuộc họp kéo dài hai ngày tại Fiuggi và
Anagni, gần thủ đô Roma, nước Ý. G7 sẽ bàn về lệnh truy nã của CPI nhắm vào thủ
tướng Israel Benjamin Netanyahu, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Yoav Gallant và lãnh
đạo nhánh vũ trang phe Hamas Mohammed Deif. Phiên họp đầu tiên hôm nay cũng bàn
về tình hình Cận Đông và Hồng Hải. Ngày mai, ngoại trưởng bảy nước sẽ tập trung
vào tình hình Ukraina và vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.
(AFP) – Số
lượng trẻ em được các băng nhóm vũ trang tuyển mộ ở Haiti đã tăng 70%
trong một năm, chiếm
gần một nửa thành viên của các băng nhóm này, theo thống kê của Unicef, được
công bố hôm qua 24/11/2024. Sự gia tăng này, được ghi nhận từ năm 2023 đến
2024, cho thấy các biện pháp bảo vệ trẻ em không còn hiệu quả. Haiti, đang rơi
vào khủng hoảng, hiện phải đối mặt với một làn sóng bạo lực từ các băng nhóm
đứng sau những vụ giết người, bắt cóc và lạm dụng tình dục. Những băng nhóm này
kiểm soát 80% thủ đô Port-au-Prince, bất chấp sự hiện diện của phái bộ hỗ trợ
an ninh do Liên Hiệp Quốc cử đến.
(AFP)
– Indonesia : Ít nhất 16 người chết và 7 người khác mất tích sau lũ
lụt và lở đất. Thiên
tai xảy ra trong cuối tuần qua trên đảo Sumatra, theo tuyên bố của Cơ quan Quản
lý Thiên tai Indonesia (BNPB) hôm nay, 25/11/2024. Lũ lụt và lở đất đã ảnh
hưởng đến 4 quận ở tỉnh Bắc Sumatra. Quận Karo bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 5
người chết và 5 người mất tích.
(AFP) –
Khoảng 40 người trốn khỏi trung tâm lừa đảo trực tuyến ở Miến Điện và
chạy sang Thái Lan ẩn náu. Cảnh sát Thái Lan hôm nay, 25/11/2024, cho biết những
người này chủ yếu là công dân Sri Lanka, đã trốn thoát khỏi một trung tâm lừa
đảo trực tuyến ở Miến Điện, nơi họ bị bóc lột. Tất cả những người này đều đang
được kiểm tra danh tính để xác định họ có phải là nạn nhân của đường dây buôn
người hay không.
TIN TỨC: THỨ BA 26.11.2024
1/ HỘI THÁNH TIN LÀNH BIỂU TÌNH ĐÒI LẠI NGÔI TRƯỜNG CHO MƯỢN 50 NĂM
Nhà cầm quyền thành Hồ đã
tạm dừng sửa chữa trung tâm giáo dục thường xuyên quận Phú Nhuận sau khi tín
hữu của Hội thánh Tin Lành Gia Định căng biểu ngữ biểu tình phản đối trong hai
ngày 18 và 19/11.
Theo một video đăng tải
trên trang mạng của hội thánh này, một mục sư cho biết cơ sở này vốn là trường
tư thục của Hội thánh Tin Lành Gia Định, thành lập từ năm 1950 và có giấy tờ
hợp pháp. Đến tháng 8 năm 1975, quản nhiệm hội thánh làm đơn cho nhà nước VN thuê
mướn nhưng trong đơn vẫn khẳng định trung tâm này vẫn thuộc quyền sở hữu của
Hội thánh Tin lành Việt Nam.
Trong thời gian đó, hội
thánh vẫn xử dụng cơ sở này trong các ngày Chủ nhật. Sau nhiều lần chi hội Gia
Định gửi đơn đề nghị được toàn quyền xử dụng như đúng quyền sở hữu nhưng hội
thánh chưa nhận được câu trả lời chính thức từ nhà nước VN.
Trong nhiều năm qua, trường
vẫn là trường trung học, nhưng một năm trước thì dừng, với nhà cầm quyền địa
phương có ý định chuyển thành trường tiểu học Trung Nhất. Cũng theo mục sư đại
diện, vào ngày 11/11 vừa qua, hội thánh đã yêu cầu trường dừng thi công và sửa
chữa vì đây đang là đất tranh chấp.
Vào ngày 18/9, hàng chục
tín hữu đã kéo đến sân trường để ngăn cản việc thi công và ăn ngủ tại hiện
trường sang ngày hôm sau. Nhà cầm quyền địa phương cũng cho hàng chục quan chức
đến hiện trường, nhưng không xảy ra xô xát.
Đến tối hôm sau, nhiều công
an và cảnh sát giao thông cùng xe cứu thương đã kéo đến gần khu vực tranh chấp.
Đến 10 giờ đêm, có ba quan chức quận đến nhà thờ gặp chấp sự, ký giấy cam kết
ngừng thi công. Khi đó các tín hữu mới rời khỏi hiện trường.
Mục sư đại diện cho biết
hội thánh đã 6 lần gửi đơn lên nhà cầm quyền với yêu cầu hoàn trả mảnh đất
trên.
2/ BỘ CÔNG AN CSVN DẪN ĐỘ 16 NGƯỜI ĐÀO TẨU TỪ NĂM 2008
Bộ công an CSVN cho biết đã
dẫn độ 16 người bị truy nã từ nước ngoài về Việt Nam trong 16 năm qua, trung
bình mỗi năm chỉ có một trường hợp, trong tổng số 128 người bị truy nã.
Trong số này, chỉ có 98 hồ
sơ được thiết lập và gửi cho các cơ quan có thẩm quyền quốc tế, bao gồm 70 yêu
cầu theo các hiệp định song phương và 28 yêu cầu theo nguyên tắc có đi có lại.
Có 16 người đã bị dẫn độ về
Việt Nam, với 18 người khác bị phía nước ngoài từ chối. Hai yêu cầu khác đã kết
thúc vì một người bị yêu cầu dẫn độ đã qua đời và người còn lại đã bị bắt khi
trở về Việt Nam.
Báo chí lề đảng không nêu
danh tính của những người nêu trên mà chỉ đăng tải hình ảnh của bà Nguyễn Thị
Thanh Nhàn trên "lệnh truy nã" làm ảnh bìa cho bản tin. Trong khi đó,
bộ công an cho biết đang làm việc với các quốc gia đối tác để giải quyết các
yêu cầu dẫn độ còn lại.
Việc ký kết và áp dụng các
hiệp định song phương về dẫn độ được coi là một yếu tố quan trọng để củng cố cơ
sở pháp lý cho hợp tác quốc tế trong lãnh vực này.
3/ QUỐC HỘI VN SẼ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU ĐỂ GIẢI CỨU VIETNAM AIRLINES
Quốc hội Việt Nam vào hôm qua
25/11 đã họp bàn về cách tháo gỡ khó khăn và những phương án để trợ giúp cho
hãng hàng không quốc doanh Vietnam Airlines huy động đến 22 nghìn tỷ đồng bằng
cách bán cổ phiếu mới cho các cổ đông hiện hữu.
Số vốn gần 1 tỷ Mỹ kim này là
nhằm giúp hãng này giải quyết dứt điểm các khoản nợ trong dịch Vũ Hán và phục
hồi năng lực tài chánh. Đề nghị huy động vốn nói trên được đưa ra trong đề án
tái cơ cấu Vietnam Airlines. Hiện Vietnam Airlines không thực hiện được đề nghị
nói trên là vì vướng quy định trong luật chứng khoán và luật quản trị vốn nhà
nước đầu tư vào sản xuất.
Việc huy động cổ phiếu nói
trên được chia làm 2 giai đoạn. Trong giao đoạn 1, ủy ban quản lý vốn nhà nước
sẽ đầu tư mua cổ phiếu tại hãng Vietnam Airlines, lên đến 9 ngàn tỷ đồng. Giai
đoạn 2, nhà nước sẽ thực hiện việc chuyển giao quyền mua cổ phần cho các công
ty khoảng 13 ngàn tỷ đồng.
Cần biết là vào năm 2020, quốc
hội Việt Nam đã thông qua một nghị quyết “tháo gỡ khó khăn” cho Vietnam
Airlines do ảnh hưởng của đại dịch Vũ Hán, lên đến 12 ngàn tỷ đồng. Đến tháng
7, quốc hội Việt Nam cũng thông qua nghị quyết cho phép Vietnam Airlines được
gia hạn trả nợ với khoản vay 4 ngàn tỷ đồng.
Vietnam Airlines là hãng
hàng không quốc doanh, với sở hữu nhà nước hơn 86% và công ty ANA Holdings của
Nhật sở hữu gần 6%.
4/ VN SẼ TÁI TỤC DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN Ở TỈNH NINH THUẬN
Ban chấp hành trung ương đảng
CSVN vừa quyết định tái khởi động dự án điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận để
đáp ứng nhu cầu điện của Việt Nam.
Báo chí lề đảng trích dẫn
thông cáo của văn phòng trung ương đảng cho biết là quyết định này được đưa ra
tại hội nghị trung ương vào sáng hôm qua 25/11.
Phát biểu tại hội nghị,
Tổng bí thư CSVN Tô Lâm nhấn mạnh việc khởi động chương trình điện hạt
nhân tại Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là công
việc quan trọng để phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước.
Cần biết Việt Nam đặt mục
tiêu đưa công suất phát điện tăng thêm 15% mỗi năm để bảo đảm an ninh năng
lượng và mức tăng trưởng kinh tế 7% một năm. Việt Nam cũng có kế hoạch phát
triển các nguồn năng lượng từ điện gió và khí hóa lỏng.
Tuy nhiên trong các tháng
qua, một loạt các nhà đầu tư nước ngoài đã rút khỏi các dự án điện gió ngoài
khơi của Việt Nam do khó khăn về quy định trong lãnh vực này. Đó là các hãng
Enel của Ý, Equinor của Na Uy và Orsted của Đan Mạch.
Vào năm 2009, Việt Nam đã
phê duyệt kế hoạch dây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại tỉnh Ninh
Thuận nhưng sau đó đã phải bỏ kể hoạch này vào năm 2016 sau thảm họa điện hạt
nhân Fukushima ở Nhật.
Các nhà máy điện hạt nhân
Việt Nam có dự định xây trước đó có tổng công suất là 4 gigawatt do tập đoàn Rosatom
của Nga và công ty Atomic Power của Nhật xây dựng.
VNTB
– Vicem sản xuất xi măng để xây mồ chôn mình
VNTB
– Bà Nguyễn Phương Hằng có dám lên án cường quyền?
VNTB – Nhân và Quả ở Hoa Kỳ và
Việt Nam khác nhau ở những điểm nào?(bài 2)
VNTB
– Nhân và Quả ở Hoa Kỳ và Việt Nam khác nhau ở những điểm nào? (phần 1
Bước
tiến của Kim Jong Un và bước lùi của Yoon Suk Yeol trong vấn đề Triều Tiên
Dân mệt lắm rồi!26/11/2024
Tệ
quá!26/11/2024
Một
trí thức hiếm hoi của chế độ25/11/2024
Một
số hình ảnh ấn phẩm về cuộc tranh cãi của Lenin với Kautsky25/11/2024
Nếu
Tổng Bí thư Tô Lâm muốn cách mạng hệ thống chính trị…24/11/2024
“Già
lừa” không có nghĩa là “lừa già”24/11/2024
Chống
lãng phí: Có chống được không? (Kỳ 8)24/11/2024
Thảo
luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan
rã (Phần 3)24/11/2024
Đinh Thế
Huynh (Kỳ 2)23/11/2024
Chúc
mừng bác Đinh Thế Huynh23/11/2024
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 26.11.2024
Nguyễn
Thông - Báo quốc doanh
Hoàng
Quốc Dũng - Đe dọa hạt nhân và sự thật về mối nguy hiểm của nó
Dương
Quốc Chính - Nuôi anh nào, trồng chị nào
Nguyễn
Đình Bổn - Đi máy bay Nga rất nguy hiểm
Trịnh
Đình Sĩ - Đường Lê Thánh Tôn
Lê
Thanh Phong - Nhận hối lộ trên 5 triệu đô còn khoe công trạng
Cù
Mai Công - Tập nhạc Hồng Bàng-Đất mẹ Văn Lang
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 25.11.2024
Nguyễn
Thông - A dua nịnh không phải lối
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Nhà nước tinh gọn 26/11/2024
Chống lãng phí: Có chống được
không? (Kỳ 8) 26/11/2024
Liệu Nga có giao chiến với khối
NATO không? 26/11/2024
Viết dài trung bình về cuộc
chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 24/11/2024 25/11/2024
Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn
cách mạng hệ thống chính trị… 25/11/2024
Tinh gọn cái tên 25/11/2024
Nếu có tiền, tôi cũng mua! 25/11/2024
Tiến sĩ đạo văn là lỗ hổng lớn
trong giám sát học thuật 25/11/2024
Phản hồi góp ý (*) 25/11/2024
Chúc mừng bác Đinh Thế Huynh 24/11/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
TỔNG GIÁM ĐỐC BỎ TRỐN VẪN ĐIỀU HÀNH
CÔNG TY SIÊU THIẾT BỊ Y TẾ
Phạm Dự
https://vnexpress.net/tong-giam-doc-bo-tron-van-dieu-hanh-cong-ty-sieu-thiet-bi-y-te-4820162.html
Ông Nguyễn Đăng Thuyết, Tổng giám đốc Thành
An Hà Nội, bị cáo buộc khi trốn ra nước ngoài vẫn thông qua vợ điều hành việc
che giấu lợi nhuận của công ty, gây thiệt hại 743 tỷ đồng tiền thuế.
Ngày 25/11, ông Thuyết, Tổng giám đốc Công ty
TNHH Thành An Hà Nội, cùng vợ Nguyễn Nhật Linh và 4 người bị VKSND Tối cao truy
tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Cùng vụ án, 32 người khác bị truy tố về tội In, phát hành, mua bán trái
phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.
Theo cáo trạng, ông Thuyết thành lập ba Công
ty là Thành An, Danh và Tràng Thi để cùng kinh doanh vật tư y tế, đấu thầu cung
cấp cho các bệnh viện, cơ sở y tế trên toàn quốc. Ông trực tiếp chỉ đạo, điều
hành hoạt động của cả ba.
Dữ liệu trích xuất từ hệ thống nội bộ tại ba
công ty cho thấy, từ 2017 đến hết năm 2022, tổng tài sản và nguồn vốn của ba
công ty là 12.828 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế 2.655 tỷ đồng và lợi nhuận
sau thuế 2.563 tỷ đồng.
Nhà chức trách cáo buộc với mục đích bỏ ngoài
nguồn vốn, kết quả kinh doanh, che giấu lợi nhuận thực tế để hưởng lợi bất
chính, từ 2017 đến 2022, ông Thuyết chỉ đạo lập, sử dụng hai hệ thống sổ sách kế
toán có tên là "NỘI BỘ" và "THUẾ". Hai hệ thống này được sử
dụng trên một phần mềm kế toán để theo dõi thu, chi và hạch toán, kê khai, báo
cáo thuế.
Trong đó, hệ thống NỘI BỘ sẽ ghi nhận toàn bộ
số liệu thực thu, chi, kết quả kinh doanh thực tế của cả ba công ty và số liệu
chi không có chứng từ hợp pháp. Hệ thống THUẾ được dùng để khai man số liệu, lập
báo cáo tài chính, thuế với các cơ quan quản lý theo hướng tăng chi phí đầu
vào, giá vốn hàng bán và giảm lợi nhuận, thuê phải nộp.
Để kiểm soát dòng tiền thu chi, ông Thuyết chỉ
đạo các giám đốc "bù nhìn" làm thủ tục ủy quyền để ông trực tiếp ký
chủ tài khoản trên các chúng từ ngân hàng của ba công ty. Từ tháng 1/2019 đến
2022, Thuyết giao cho vợ là Nguyễn Nhật Linh ký chủ tài khoản.
Liên quan thuế, ông Thuyết chỉ đạo nhóm kê
toán lập bảng dự tính số tiền thuế phải nộp trong năm bằng các số liệu không có
thật. Ông sau đó duyệt các báo cáo này để ký, gửi cơ quan thuế.
Cơ quan điều tra cáo buộc nhằm che giấu số liệu
kế toán được điều chỉnh không đúng kết quả kinh doanh thực tế, Thuyết yêu cầu
nhân viên mua bán hóa đơn khống để hạch toán. Sau chỉ đạo này, từ 2017 đến
2022, các nhân viên dưới quyền ông liên tục mua bán nhiều hóa đơn khống. Dựa
trên lợi nhuận và tiền thuế đã nộp của năm trước, các kế toán sẽ đề xuất mức
phí mua hóa đơn để Thuyết duyệt.
Từ 2017 đến 2022, bị cáo Nguyễn Thị Hòa và
Bùi Thị Mai Hương đã mua hơn 19.100 hóa đơn khống của 110 công ty, hộ kinh
doanh với tổng số tiền hàng trước thuế 3.689 tỷ đồng. Trong đó tiền VAT là 76 tỷ
đồng và chi phí để mua hóa đơn 257 tỷ đồng.
Căn cứ tài liệu do Cục thuế TP Hà Nội cung cấp
và tài liệu trích xuất từ hệ thống phần mềm FAST của ba công ty, VKS xác định
cùng một kỳ kế toán, công ty Thành An, Danh, Tràng Thi đã lập hai hệ thống sổ kế
toán tài chính có số liệu không đồng nhất. Trong đó số liệu về tổng tài sản,
nguồn vốn, lợi nhuận trước thuế trong từ 2017 đến hết năm 2022 có sự chênh lệch
rất lớn, phản ánh không đúng thực tế về hoạt động kinh doanh và số liệu kế
toán.
Cụ thể, chênh lệch về tổng tài sản và nguồn vốn
là hơn 4.286 tỷ đồng; chênh lệch về lợi nhuận trước thuế hơn 2.092 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, ba công ty đã sử dụng hơn
19.100 hóa đơn khống để kê khai khấu trừ thuế GTGT hàng hóa mua vào dẫn đến làm
giảm tiền thuế GTGT phải nộp, gây thiệt hại cho ngân sách hơn 62 tỷ đồng.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp, ba công ty
trên cũng dùng hóa đơn khống, được mua từ các công ty và hộ kinh doanh để hạch
toán kế toán khi làm báo cáo tài chính, hạch toán chi phí xác định số thuế phải
nộp. Từ đó gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 680 tỷ đồng.
VKS xác định, ông Thuyết đã bỏ trốn khỏi Việt
Nam từ tháng 6/2021 song vẫn chỉ đạo vợ duy trì điều hành ba công ty, thực hiện
đúng như quy trình cũ đã vạch ra. Hành vi của ông Thuyết là sử dụng hóa đơn khống
để hạch toán, bỏ ngoài sổ kế toán để hưởng lợi bất chính.
Ông là chủ mưu, cầm đầu, chịu trách nhiệm
chính về các sai phạm, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước tổng 743 tỷ đồng.
Bị can Linh kết hôn với Thuyết từ tháng
9/2017, đến đầu năm 2018 bắt đầu phụ trách hành chính, nhân sự, tài chính, kế
toán của cả ba công ty. Sau khi chồng bỏ trốn, Linh vẫn nhận chỉ đạo qua ứng dụng
Viber để duy trì các công việc. VKS đánh giá, Linh đã giúp sức cho chồng thực
hiện hành vi phạm tội, che giấu lợi nhuận thực tế, gây thiệt hại cho Nhà nước
hơn 498 tỷ đồng.
Với động cơ, mục đích vụ lợi bất chính, 32 bị
can là giám đốc, chủ cửa hàng, đại diện theo pháp luật của các công ty, hộ kinh
doanh cá thể đã móc nối bán hóa đơn khống cho ba công ty của ông Thuyết. Trong
đó người thu lợi bất chính nhiều nhất là 32 tỷ đồng, ít nhất là 19 triệu đồng.
Hiện, các bị can đã tự nguyện khắc phục hậu
quả tổng cộng hơn 23 tỷ đồng. Hồi tháng 8, các công ty Danh, Tràng An, Tràng
Thi có văn bản đề nghị dùng toàn bộ tiền trong tài khoản của mình, gồm hơn 61 tỷ
đồng và 207.579 USD để khắc phục hậu quả vụ án cho các nhân sự của ba công ty.
CỰU BÍ THƯ BẾN TRE LÊ ĐỨC THỌ BỊ ĐỀ NGHỊ
28-29 NĂM TÙ
Quốc Thắng
https://vnexpress.net/cuu-bi-thu-ben-tre-le-duc-tho-bi-de-nghi-28-29-nam-tu-4819788.html
TP HCMVKS đánh giá hành vi của ông Lê Đức Thọ
là nguy hiểm cho xã hội, song ghi nhận cựu bí thư Bến Tre thành khẩn, đã khắc
phục hơn 20 tỷ đồng... nên đề nghị tòa giảm nhẹ hình phạt.
Sáng 25/11, phiên xét xử ông Lê Đức Thọ; cựu
thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải; Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch
HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, cùng 12 bị cáo
tiếp tục với phần tranh luận.
Nêu quan điểm về vụ án, VKS đánh giá đây là vụ
án tham nhũng kinh tế năng lượng xảy ra tại trung ương và địa phương, ảnh hưởng
lớn đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước.
VKS xác định khi Công ty Xuyên Việt Oil vay vốn
tại Vietinbank và xin cấp giới hạn tín dụng, kéo dài thời gian duy trì giới hạn
tín dụng, từ năm 2019 đến tháng 1/2020, bị cáo Lê Đức Thọ đã hai lần nhận hối lộ,
tổng 600.000 USD (tương đương 13,8 tỷ đồng) của bà Hạnh.
Ngoài ra, ông còn bị cáo buộc lợi dụng chức vụ,
quyền hạn là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên Chủ tịch HĐQT Vietinbank để tác động,
gây ảnh hưởng đến Giám đốc Vietinbank chi nhánh Bến Tre cho Công ty Xuyên Việt
Oil được vay vốn thuận lợi, với hạn mức tín dụng 400 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi
và tỷ lệ tín chấp khoản vay là 40%.
Tổng cộng, ông Thọ Nhận hối lộ và Lợi
dụng vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng lên người khác để trục lợi hơn 33 tỷ
đồng.
Theo VKS, hành vi của ông Thọ là nguy hiểm
cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước; song ghi nhận
cựu bí thư Bến Tre thành khẩn, ăn năn hối cải, đã khắc phục hoàn toàn hậu quả vụ
án, có nhiều đóng góp cho xã hội, gia đình có công cách mạng...
Từ đó, VKS đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo 15
năm đến 15 năm 6 tháng về tội Nhận hối lộ; 13 năm đến 13 năm 6
tháng về tội Lợi dụng vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng lên người khác để trục
lợi; tổng hợp hình phạt là 28-29 năm tù. Ngoài ra, VKS cũng đề nghị phạt
bổ sung mỗi tội danh 100 triệu đồng.
Đối với Mai Thị Hồng Hạnh, đại diện
VKS xác định, do Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện được cấp giấy phép xuất nhập
khẩu xăng dầu, từ năm 2016 đến 2022, Hạnh đã đưa hối lộ 22 lần cho 8 cá nhân với
tổng số tiền hơn 31 tỷ đồng. Ngoài ra, bị cáo đã vi phạm quy định về trích lập,
quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu gây thất thoát 219 tỷ đồng; vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tiền thuế bảo vệ môi trường gây thất thoát 1.244 tỷ
đồng.
"Bị cáo Hạnh có vai trò chủ mưu trong vụ
án, phải chịu trách nhiệm chính; đến nay chỉ khắc phục được một phần nhỏ hậu quả...
cần phải có mức án nghiêm khắc", đại diện VKS nêu quan điểm.
Từ đó, VKS đề nghị tòa tuyên phạt Hạnh 20 năm
tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất
thoát, lãng phí; 10-12 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng
hợp hình phạt bị cáo phải nhận là 30 năm tù (mức cao nhất của hình phạt tù có
thời hạn); đồng thời, buộc bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại của vụ án là
hơn 1.400 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Thị Như Phương, Phó giám đốc
Xuyên Việt Oil, bị đề nghị 6-7 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Chi nhánh Hà Nội
của Xuyên Việt Oil; Phan Kiến Anh, nguyên giám đốc Chi nhánh Phân phối Sản phẩm
Lọc dầu Nghi Sơn, cùng bị đề nghị 4-5 năm tù về tội Đưa hối lộ.
Bị cáo Vũ Trung Thành, nguyên giám đốc
Vietinbank Chi nhánh Thanh Xuân, được VKS đề nghị 30-36 tháng tù (cho hưởng án
treo)...
Các quan chức nhận tiền, cấp phép xăng
dầu cho Xuyên Viet Oil
Đối với cựu thứ trưởng Công Thương Đỗ
Thắng Hải, VKS xác định bị cáo cùng nhiều quan chức khác của Bộ như Trần
Duy Đông, Vụ trưởng Thị trường trong nước (TTTN), hai cấp phó là Nguyễn Lộc An
và Hoàng Anh Tuấn, đã nhận hối lộ của bà chủ Xuyên Việt Oil để cấp giấy phép
kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu.
Trong đó, ông Hải nhận 50.000 USD (khoảng
1,11 tỷ đồng); Đông nhận 250.000 USD (tương đương hơn 5,6 tỷ đồng); An nhận 400
triệu và đồng hồ hiệu Patek Philippe; Tuấn nhận 265.000 USD (tương đương gần 6
tỷ đồng).
Theo VKS, ông Hải có nhiều tình tiết giảm nhẹ
như: khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án, có thành tích xuất sắc trong công tác,
gia đình có công cách mạng... nên đề nghị HĐXX tuyên phạt 3-4 năm tù về tội Nhận
hối lộ.
Với vai trò đồng phạm, Đông và Tuấn bị VKS đề
nghị 7-8 năm tù; An 4-5 năm tù.
Cựu cục trưởng thuế TP HCM Lê Duy
Minh bị xác định đã 5 lần nhận hối lộ (tổng cộng hơn 4,8 tỷ đồng) của
bà Hạnh để chậm ban hành các quyết định cưỡng chế tiền nợ thuế, không công bố
thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng để không ảnh hưởng đến doanh
nghiệp này.
Về hành vi này, VKS đề nghị tòa xử phạt bị
cáo 6-7 năm tù.
THU HỒI ĐẤT CỦA 940 HỘ DÂN ĐỂ LÀM
DỰ ÁN KHÔNG CÓ TRONG QUY HOẠCH PHÂN KHU
Dự án khu dân cư Cồn Tân Lập không
có trong quy hoạch phân khu và kế hoạch sử dụng đất TP Nha Trang năm
2016, sở chức năng vừa kiến nghị tỉnh Khánh Hòa kiểm tra cơ sở pháp
luật để thu hồi đất của dân trước đây.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Sông Đà Nha
Trang lại đề nghị tỉnh Khánh Hòa gia hạn và chỉ đạo cưỡng chế thu hồi đất của dân để giao
"mặt bằng sạch" cho công ty thực hiện dự án kinh doanh bất
động sản khu dân cư Cồn Tân Lập, TP Nha Trang.
Từ "chỉnh trang đô thị"
thành giải tỏa trắng thu hồi đất làm dự án bất động sản
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Khánh Hòa, dự án khu dân cư Cồn Tân Lập vốn chỉ là một
"tiểu dự án" (tiểu dự án 8) của dự án chỉnh trang đô thị,
xây dựng đường và kè dọc bờ sông Cái, TP Nha Trang.
Dự án chỉnh trang đô thị, xây dựng
đường và kè dọc bờ sông Cái do tỉnh Khánh Hòa trình và được Thủ
tướng chấp thuận chủ trương đầu tư.
Tháng 7-2003, UBND tỉnh Khánh Hòa có
thông báo giải tỏa thu hồi đất và 1 tháng sau đó ra quyết định thu hồi
đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công
trình chính gồm 11,85km kè cùng các tuyến đường dọc hai bên bờ sông
Cái và tại các cồn Tân Lập, Nhất Trí, Ngọc Thảo.
Theo thông báo của UBND TP Nha Trang vào
cuối năm 2005, toàn bộ diện tích giải tỏa thu hồi đất để thực hiện
dự án chỉnh trang đô thị, xây dựng đường và kè dọc bờ sông Cái chỉ
có 123.032m2 tại 5 khu vực thuộc các phường Vĩnh Phước,
Vĩnh Thọ, Xương Huân và Vạn Thạnh.
Trong đó, riêng tại cồn Tân Lập (phường
Xương Huân) thì giải tỏa thu hồi đất tại hai khu vực với tổng diện
tích chỉ là 36.176m2 để thực hiện tiểu dự án 8 có
mục tiêu là "xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư Cồn Tân Lập";
có bố trí tái định cư cho dân bị giải tỏa thu hồi đất làm dự án
chỉnh trang đô thị.
Tháng 11-2007, UBND tỉnh Khánh Hòa có
văn bản công nhận Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư dự
án khu dân cư Cồn Tân Lập. Nhưng do thị trường bất động sản sau đó
không thuận lợi nên công ty không thực hiện dự án.
Gần 4 năm sau, Công ty cổ phần Sông Đà
Thăng Long quay lại xin điều chỉnh dự án khu dân cư Cồn Tân Lập và đã
được UBND tỉnh Khánh Hòa chấp thuận thay đổi chủ đầu tư là liên danh
giữa công ty này với Công ty cổ phần Sông Đà Nha Trang (góp 60% vốn và
làm đại diện).
Theo quyết định điều chỉnh dự án
(tháng 9-2011), tiểu dự án 8 "xây dựng hạ tầng khu dân cư Cồn Tân
Lập" thuộc dự án chỉnh trang đô thị đã chuyển thành dự án kinh
doanh bất động sản. Đó là dự án khu dân cư Cồn Tân Lập với tổng
diện tích tăng gần gấp 2,2 lần (từ 36.176m2 lên thành
79.384m2).
Từ năm 2012 đến 2016, tỉnh Khánh Hòa và
TP Nha Trang đã giải tỏa, thu hồi đất của dân và giao cho Công ty cổ
phần Sông Đà Nha Trang theo 6 đợt với tổng diện tích hơn 79.101m2.
Có 940 hộ dân bị thu hồi đất, cả xóm Cồn Tân Lập đã bị "giải
tỏa trắng".
Đến tháng 6-2020 UBND tỉnh Khánh Hòa có
quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án khu dân cư Cồn Tân Lập có tổng
diện tích hơn 79.195m2. Sau đó tháng 10-2023 tiếp tục chấp
thuận điều chỉnh dự án đến lần thứ 10 và gia hạn thêm 12 tháng.
Nhưng khi gần hết hạn được gia hạn đó,
ngày 24-9-2024 Công
ty cổ phần Sông Đà Nha Trang báo cáo hiện còn 39
trường hợp chưa được phê duyệt phương án bồi thường để thu hồi
đất.
Đồng thời "công ty đã có rất nhiều
văn bản kiến nghị các cấp chính quyền thực hiện các thủ tục để
tiến hành cưỡng chế thu hồi đất" giao cho công ty và đề nghị
tỉnh tiếp tục gia hạn dự án để thu hồi diện tích đất còn lại (hơn
94m2).
Dự án không có trong kế hoạch sử
dụng đất và quy hoạch phân khu
Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Kế
hoạch và Đầu tư, kể từ khi UBND tỉnh quyết định phê duyệt điều chỉnh
quy hoạch chi tiết dự án khu dân cư Cồn Tân Lập cho liên danh Công ty cổ
phần Sông Đà Nha Trang thực hiện đến nay, dự án này hoàn toàn không
có trong quy hoạch phân khu khu dân cư phường Xương Huân - Vạn Thạnh, TP
Nha Trang.
Ngày 25-11, lãnh đạo các cơ quan chức
năng cho biết đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu nêu trên có "cập
nhật" dự án khu dân cư Cồn Tân Lập hiện vẫn chưa được phê duyệt,
còn đang lấy ý kiến thẩm định.
Như vậy, trong suốt hơn 13 năm qua, dự án
khu dân cư Cồn Tân Lập được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt và hàng
chục lần điều chỉnh dự án hoàn toàn không căn cứ vào quy hoạch phân
khu theo quy định tại Luật Quy hoạch và Luật Quy hoạch đô thị.
Cho đến nay đã có 901 hộ dân/940 trường
hợp bị thu hồi đất tại dự án trên. Nhưng theo Sở Tài nguyên và Môi
trường, UBND TP Nha Trang đã có báo cáo dự án khu dân cư Cồn Tân Lập
cũng không có trong danh mục công trình, dự án sử dụng đất theo kế
hoạch sử dụng đất năm 2016 của TP Nha Trang đã được UBND tỉnh phê
duyệt.
Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã
kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo kiểm tra làm rõ căn cứ cơ sở
pháp luật mà UBND TP Nha Trang đã ban hành các quyết định bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư và các quyết định giải tỏa thu hồi đất, cưỡng
chế thu hồi đất của dân trước đây (từ năm 2016 về trước) để giao đất
cho doanh nghiệp thực hiện dự án khu dân cư Cồn Tân Lập trong khi dự
án này chưa có trong kế hoạch sử dụng đất.
KHU ĐÔ THỊ NHƠN TRẠCH: 'MỒ CHÔN' ĐẦU TƯ
BẤT ĐỘNG SẢN
Mạnh Thắng-Duy Quang
https://tienphong.vn/khu-do-thi-nhon-trach-mo-chon-dau-tu-bat-dong-san-post1694779.tpo
TP - Để triển khai quy hoạch dự án Khu
đô thị mới Nhơn Trạch, đã có 74 dự án lớn với gần 5.000 ha đất được giao cho
các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hơn 20 năm qua, nơi đây thành “mồ chôn” của giới đầu
tư bất động sản và bị gắn cho cái tên không mấy thiện cảm như “thành phố ma”
hay “cú lừa lớn của thập niên”…
“Chiếc áo” quá rộng
Năm 1994, huyện Nhơn Trạch ở tỉnh Đồng Nai được
thành lập trên cơ sở tách từ huyện Long Thành cũ, tổng diện tích toàn huyện là
431 km2. Đến năm 1996, đề án Khu đô thị mới Nhơn Trạch được phê duyệt có diện
tích lên đến hàng ngàn hecta với định hướng sẽ trở thành đô thị loại II của tỉnh
Đồng Nai và là thành phố vệ tinh của TPHCM.
Đến 2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch, xác định huyện Nhơn Trạch là một trong các trung tâm công nghiệp,
thương mại dịch vụ, du lịch, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của tỉnh Đồng
Nai.
Khu đô thị mới Nhơn Trạch có vị trí địa lý
quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai, chỉ cách
trung tâm TPHCM 30 km và nằm giữa vùng tam giác kinh tế gồm TPHCM - Đồng Nai -
Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến nơi đây trở thành cuộc đua của các dự án phát triển
khu đô thị với hàng trăm dự án bất động sản. Để triển khai quy hoạch dự án Khu
đô thị mới Nhơn Trạch, đã có 74 dự án lớn với gần 5.000 ha đất được giao cho
các nhà đầu tư.
Các dự án bắt đầu triển khai rầm rộ từ năm
2003 để rồi sau hơn 20 năm, chỉ có 12 dự án được thực hiện dở dang rồi ngưng hẳn,
số còn lại bỏ hoang hoặc nhà đầu tư “bỏ của chạy lấy người”. Nhơn Trạch được
nhiều người trong giới địa ốc gọi bằng những từ không mấy thiện cảm như “thành
phố ma” hay “cú lừa lớn của thập niên”…
Điển hình của “thành phố ma” là Khu đô thị
Long Thọ - Phước An do Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) làm
chủ đầu tư, có diện tích 223 ha. Khu đô thị này được xây dựng với cơ sở hạ tầng
đồng bộ hoàn chỉnh như đường giao thông, cấp thoát nước, điện, bưu chính viễn
thông, cây xanh, phòng cháy chữa cháy, nhà máy cấp nước…
Ngoài ra, dự án còn có các tiện ích khác gồm
trường học, nhà trẻ, trung tâm văn hóa, khu thể dục thể thao, trạm y tế, trung
tâm thương mại, bưu điện, ngân hàng, công
viên cây xanh…
Thế nhưng, đến nay, hàng chục căn biệt thự,
nhà liên kế có giá tiền tỷ đã xây xong nhưng đang bỏ không cho cỏ mọc, cửa kính
và tường đã bị hư hỏng. Bước chân vào bên trong những căn biệt thự đang xây dở
dang ở khu đô thị Long Thọ - Phước An, khung cảnh này không dành cho những người
yếu tim khi qua nhiều năm những căn nhà này bắt đầu xuống cấp, gạch mục rã, mối
đùn trong nhà…
Tương tự, Khu
dân cư Thăng Long Home - Phước An do Công ty CP Địa ốc
Thăng Long (Thăng Long Real) làm chủ đầu tư ở xã Phước An được xem là dự án nhà
ở thương mại đầu tiên ở Nhơn Trạch. Khu dân cư Thăng Long Home - Phước An mở
bán từ tháng 11/2015, nhưng đến nay phần lớn trong khoảng 400 căn nhà tại đây
không có người ở, nhiều bảng rao bán nhà được trưng ra.
Theo một cư dân tại đây, khách mua nhà tại
Khu dân cư Thăng Long Home - Phước An hầu hết chạy theo cơn sốt đất Nhơn
Trạch. Khi dọn về sinh sống thì họ mới “ngã ngửa” khi không có những tiện ích
thiết yếu phục vụ đời sống, dân cư thì thưa thớt.
Nằm dọc đường Thích Quảng Đức của xã Phú Hội
là hình ảnh các biệt thự rêu phong, hoang hóa của dự án Khu cao ốc liên hợp Cát
Tường Hưng Phát. Dự án có quy mô rộng 5 ha nhưng đến nay, ngoài những biệt thự
xây xong phần thô rồi bỏ hoang, cỏ mọc um tùm thì còn có không ít căn nhà chỉ dừng
lại ở hạng mục xây móng.
Chị Hoàng Thị Yến, cư dân đang sống ở khu
chung cư Điện lực Dầu khí cho hay, cả Khu đô thị mới Nhơn Trạch nằm biệt lập,
xa trung tâm huyện, không có các dịch vụ như bệnh viện, chợ, quán ăn nên rất bất
tiện trong sinh hoạt. Chị Yến cho hay, sở dĩ gia đình chị ở đây là vì công ty cấp
nhà cho ở nhưng con đi học hằng ngày phải chở đến trường cách nơi ở hơn 5 km.
5 cơn “sốt đất”
Nhìn lại quá khứ, có thể thấy Khu đô thị mới
Nhơn Trạch vì thông tin nhiều dự án hạ tầng giao thông được “bơm thổi” quá mức
nên liên tục xảy ra các cuộc sốt đất ảo. Kết quả, đến thời điểm hiện tại, nhà đầu
tư bất động sản dường như đã mất niềm tin vào khu vực này.
Theo đó, cơn sốt đất đầu tiên của Nhơn Trạch
diễn ra vào năm 1996, khi huyện này được duyệt quy hoạch lên thành phố, là đô
thị loại II với dân số dự kiến năm 2020 khoảng 500.000 người, cho diện tích
8.000 ha.
Lần thứ 2, giá đất Nhơn Trạch lên đỉnh bắt đầu
từ năm 2006, khi có thông tin xây cầu nối với quận 9 (cũ) của TPHCM. Đến năm
2014, dự án sân bay quốc tế Long Thành được thông qua chủ trương, đất
đai ở huyện Nhơn Trạch lại sốt lần thứ 3, sau đó trầm lắng.
Lần thứ 4 là vào năm 2016, khi TPHCM kiến nghị
Thủ tướng chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch xây dựng cầu thay thế phà Cát
Lái.
Lần thứ 5 là vào tháng 8/2018, khi UBND tỉnh
Đồng Nai họp với TPHCM về phương án xây cầu Cát Lái. Theo đó, Đồng Nai tỏ ra sốt
ruột với việc TPHCM chậm triển khai các thủ tục để có phương án xây cầu Cát
Lái, nên tỉnh Đồng Nai đang muốn thay TPHCM chủ trì thực hiện dự án.
Ông Nguyễn Văn Long, chủ một doanh nghiệp
kinh doanh bất động sản cho biết: “Trước làn sóng mua bán bất động sản rầm rộ
vào năm 2020, tôi cũng đã mua một căn biệt thự ở Khu đô thị Long Thọ - Phước An
và đã bán lại. Có thời điểm giá đất nền ở đây được đẩy lên giá
7-8 triệu đồng/m2, hàng trăm công ty bất động sản hoạt động rầm rộ tại đây.
Một lô đất có thể sáng mua, chiều bán ngay
trong giới đầu tư bất động sản với nhau. Nhiều căn biệt thự bỏ hoang, nhiều lô
đất nền ở đây đều đã có chủ nhưng người đầu tư ở tận Hà Nội hay TPHCM. Họ đến
nơi còn không biết đất của mình nằm ở vị trí nào, phải nhờ môi giới mở bản đồ
tìm mới được”.
Theo Phòng Quản lý đô thị huyện Nhơn Trạch,
toàn huyện hiện có khoảng 200 dự án lớn nhỏ, trong số đó gần một nửa được quy
hoạch là khu dân cư đô thị hiện đại, nhà nước đã xây dựng đường điện liên kết với
các dự án.
So với quy hoạch thì số lượng các dự án đang
triển khai rất ít, nếu có xây xong thì người dân cũng không vào ở vì còn thiếu
các điều kiện an sinh xã hội đảm bảo một cuộc sống đầy đủ về dịch vụ.
Ông Nguyễn Thế Phong, Chủ tịch UBND huyện
Nhơn Trạch cho hay năm 2023, UBND huyện đã đề xuất tỉnh Đồng Nai thu hồi khoảng
20 dự án hết hiệu lực. Với những dự án nhà đang bỏ hoang, ông Phong cho biết,
những dự án đó có đầy đủ tính pháp lý nên huyện đang tập trung xây dựng các hạ
tầng xã hội như trường học, chợ để phục vụ dân cư.
“Huyện Nhơn Trạch cũng đề nghị nhà đầu tư
hoàn thiện các khu nhà ở và tập trung xem lại những doanh nghiệp nào đủ điều kiện
thì huyện sẽ hỗ trợ cùng doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp nào không đủ điều
kiện thì huyện đề xuất thu hồi dự án theo quy định”, ông Phong nói.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất
động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, phần lớn đất đai của các dự án tại Nhơn Trạch
hiện nay đều nằm trong tay giới đầu cơ, tạo sóng bởi tin đồn nên việc hình
thành một khu dân cư ổn định là rất khó. Để hóa giải bài toán Nhơn Trạch, chỉ cần
một cây cầu kết nối từ TPHCM sang sẽ giải quyết cơ bản vấn đề. Tuy nhiên, cũng
chính những thông tin về xây cầu kết nối đã nhiều lần khiến vùng đất này trở
nên khốn đốn bởi giới đầu cơ. Do đó, quan trọng nhất là phải công bố quy hoạch và
xác định lộ trình hoàn thiện rõ ràng, tránh việc thông tin chỉ dừng ở mức chủ
trương hay tin đồn thì mới kích thích được nhu cầu thật của người mua.
GIẢ CHỮ KÝ BỘ TRƯỞNG ĐỂ LỪA ĐẢO ĐI XUẤT
KHẨU LAO ĐỘNG
Phan Thiên
https://tienphong.vn/gia-chu-ky-bo-truong-de-lua-dao-di-xuat-khau-lao-dong-post1694841.tpo
TPO - Các đối tượng lập Fanpage giả mạo
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), mạo danh chữ ký của Bộ
trưởng để lừa đảo người lao động tham gia các chương trình đưa lao động đi
làm việc ở nước ngoài.
Cục An toàn thông tin cho biết, Trung tâm Lao
động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa đưa ra khuyến cáo các hành vi mạo danh, lừa đảo, môi giới bất hợp pháp
liên quan đến các chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo đó, một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội
để mạo danh Bộ LĐ-TB&XH và Trung tâm Lao động ngoài nước nhằm lừa đảo những
người muốn đi nước ngoài làm việc.
Cụ thể, các đối tượng lập Fanpage có tên
"Trung tâm tư vấn việc làm ngoài nước - Bộ LĐ-TB&XH", "Tư vấn
XKLĐ - Asian"… mạo danh là trang thông tin của Bộ LĐ-TB&XH, Trung tâm
Lao động ngoài nước.
Thậm chí các đối tượng còn giả mạo chữ ký của
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đăng tải nội dung kèm theo hình ảnh lãnh đạo Bộ làm việc
với đối tác nước ngoài, nhằm tạo dựng lòng tin để dụ dỗ người lao động tham gia
các chương trình làm việc tại Úc, chương trình EPS (Hàn Quốc)… thông qua các
fanpage và website giả mạo.
Trước chiêu trò tinh vi trên, Cục An toàn
thông tin khuyến cáo người dân đặc biệt là người đang có nhu cầu xuất khẩu lao động cần
cẩn trọng trước các tổ chức chào mời “việc nhẹ, lương cao” trên mạng xã hội.
Chủ động tìm hiểu trước thông tin về đơn vị
đang thực hiện quảng cáo và đối chiếu với danh sách doanh nghiệp được cấp giấy
phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được đăng tải
trên trang thông tin điện tử chính thống của Cục Quản lý lao động ngoài nước
thuộc Bộ LĐ-TB&XH (http://www.dolab.gov.vn) hoặc Sở LĐ-TB&XH.
Người lao động thực hiện rà soát kỹ nội dung
trên hợp đồng dịch vụ giữa các bên trước khi ký kết, phải có đầy đủ thông tin về
quyền và trách nhiệm của các bên, nội dung công việc, chi phí; không cung cấp
thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền cho các đối tượng, tổ chức lạ dưới mọi hình
thức.
Trong trường hợp không rõ thông tin, người
lao động chủ động liên hệ với Sở LĐ-TB&XH hoặc Phòng LĐ-TB&XH quận, huyện
nơi cư trú để trao đổi và được cung cấp thông tin đầy đủ. Khi phát hiện các cá
nhân, tổ chức, doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo, người lao động cần nhanh chóng
trình báo cơ quan Công an địa phương để ngăn chặn, xử lý kịp thời.
BỊ CAN NGUYỄN ĐĂNG THUYẾT TRỐN KHỎI VIỆT
NAM, VẪN CHỈ ĐẠO VỢ PHẠM TỘI
T.Nhung/Vietnamnet
https://lifestyle.znews.vn/bi-can-nguyen-dang-thuyet-tron-khoi-viet-nam-van-chi-dao-vo-pham-toi-post1513457.html
Dù đã trốn khỏi Việt Nam, bị can Nguyễn
Đăng Thuyết, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội, vẫn thường xuyên liên
lạc với vợ qua ứng dụng Viber để chỉ đạo thực hiện hành vi phạm tội.
VKSND Tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố 38 bị
can trong vụ án Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; In, phát
hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.
Liên quan đến vụ án, vợ chồng ông Nguyễn Đăng
Thuyết, Tổng Giám đốc cùng vợ là Nguyễn Nhật Linh, Phó tổng giám đốc Công ty
TNHH Thành An Hà Nội, bị truy tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả
nghiêm trọng.
Theo cáo buộc, ông Thuyết thành lập và điều
hành mọi hoạt động của các Công ty Thành An, Công ty Danh, Công ty Tràng Thi.
Ông Thuyết cũng là người chỉ đạo kế toán lập 2 hệ thống sổ sách.
Theo chỉ đạo của ông Thuyết, các bị can Nguyễn
Quý Khái (giám đốc Công ty Danh), Đỗ Thị Hoa (kế toán trưởng Công ty Thành An
Hà Nội), Bùi Thị Mai Hương (kế toán trưởng Công ty Danh), Nguyễn Thị Hòa (giám
sát kế toán thuế Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Danh,
Công ty Tràng Thi) lập, sử dụng 2 hệ thống sổ
kế toán trên phần mềm FAST để hạch toán, kê khai, báo cáo thuế và theo dõi kết
quả hoạt động kinh doanh của 3 công ty.
thực tế, số liệu chi không có chứng từ hợp
pháp và hệ thống sổ kế toán tài chính thuế khai man số liệu để lập báo cáo tài
chính, báo cáo thuế. Để kiểm soát dòng tiền thu, chi, ông
Thuyết yêu cầu đại diện các công ty ủy quyền
cho mình được ký chủ tài khoản trên các chứng từ ngân hàng của 3 công ty. Sau
đó, ông Thuyết giao cho vợ là Nguyễn Nhật Linh ký chủ tài khoản.
Thời điểm tháng 9/2017, bà Nguyễn Nhật Linh kết
hôn với ông Nguyễn Đăng Thuyết. Đầu năm 2018 bà Linh ngồi vào vị trí Phó tổng
giám đốc Công ty Thành An phụ trách hành chính nhân sự, tài chính kế toán của cả
3 Công ty Thành An, Công ty Danh và Công ty Tràng Thi.
Tháng 1/2019, theo chỉ đạo của ông Thuyết,
giám đốc 3 công ty ủy quyền cho bà Linh ký chủ tài khoản đối với các giao dịch
ngân hàng và từ thời điểm này, bà Linh tham gia vào việc lập 2 hệ thống sổ kế
toán tài chính tại 3 công ty.
Cáo buộc chỉ ra rằng, từ tháng 6/2021 đến năm
2022, mặc dù đã trốn khỏi Việt Nam, ông Thuyết vẫn thường xuyên liên lạc với vợ
qua ứng dụng Viber để chỉ đạo việc lập, sử dụng hai hệ thống sổ kế toán (bà
Linh không phải chỉ đạo chi tiết vì mọi việc các kế toán đã thực hiện quen từ
nhiều năm trước theo kế hoạch của ông Thuyết).
Theo chỉ đạo của ông Thuyết, các bị can Nguyễn
Quý Khái (giám đốc Công ty Danh), Đỗ Thị Hoa (kế toán trưởng Công ty Thành An
Hà Nội), Bùi Thị Mai Hương (kế toán trưởng Công ty Danh), Nguyễn Thị Hòa (giám
sát kế toán thuế Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Danh, Công ty Tràng Thi) lập,
sử dụng 2 hệ thống sổ kế toán trên phần mềm FAST để hạch toán, kê khai, báo cáo
thuế và theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh của 3 công ty.
Hệ thống sổ kế toán nội bộ ghi nhận toàn bộ số
liệu thực thu, thực chi, kết quả kinh doanh thực tế, số liệu chi không có chứng
từ hợp pháp và hệ thống sổ kế toán tài chính thuế khai man số liệu để lập báo
cáo tài chính, báo cáo thuế. Để kiểm soát dòng tiền thu, chi, ông Thuyết yêu cầu
đại diện các công ty ủy quyền cho mình được ký chủ tài khoản trên các chứng từ
ngân hàng của 3 công ty. Sau đó, ông Thuyết giao cho vợ là Nguyễn Nhật Linh ký
chủ tài khoản.
Thời điểm tháng 9/2017, bà Nguyễn Nhật Linh kết
hôn với ông Nguyễn Đăng Thuyết. Đầu năm 2018 bà Linh ngồi vào vị trí Phó tổng
giám đốc Công ty Thành An phụ trách hành chính nhân sự, tài chính kế toán của cả
3 Công ty Thành An, Công ty Danh và Công ty Tràng Thi.
Tháng 1/2019, theo chỉ đạo của ông Thuyết,
giám đốc 3 công ty ủy quyền cho bà Linh ký chủ tài khoản đối với các giao dịch
ngân hàng và từ thời điểm này, bà Linh tham gia vào việc lập 2 hệ thống sổ kế
toán tài chính tại 3 công ty.
Cáo buộc chỉ ra rằng, từ tháng 6/2021 đến năm
2022, mặc dù đã trốn khỏi Việt Nam, ông Thuyết vẫn thường xuyên liên lạc với vợ
qua ứng dụng Viber để chỉ đạo việc lập, sử dụng hai hệ thống sổ kế toán (bà
Linh không phải chỉ đạo chi tiết vì mọi việc các kế toán đã thực hiện quen từ
nhiều năm trước theo kế hoạch của ông Thuyết).
Đối với kết quả kinh doanh thực tế hàng ngày
được bị can Đỗ Thị Hoa kiểm soát, báo cáo cho bà Linh biết để theo dõi dòng tiền,
lợi nhuận của 3 công ty.
Còn hệ thống sổ kế toán để báo cáo các cơ
quan chức năng, báo cáo thuế liên quan đến số liệu hợp đồng mua, bán hóa đơn khống
được bị can Bùi Thị Mai Hương và Nguyễn Thị Hòa báo cáo ông Nguyễn Đăng Thuyết,
bà Linh biết để kiểm soát nguồn tiền.
Từ tháng 9/2009, bà Linh là người duyệt “mức
phí” mua bán hóa đơn khống; ký ủy nhiệm chi chuyển tiền cho các công ty/hộ kinh
doanh trên cơ sở đề nghị của bà Hòa, Hương.
Cáo buộc cho rằng, hành vi của bị can Nguyễn
Nhật Linh giúp sức cho chồng thực hiện việc lập 2 hệ thống sổ kế toán tài
chính, che giấu lợi nhuận thực tế và số liệu kế toán của 3 công ty trong thời
gian 2019-2022, cùng ông Nguyễn Đăng Thuyết gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 498
tỷ đồng.
CỰU NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG LÃNH 18 NĂM TÙ
VÌ LÀM GIẢ HỒ SƠ
https://lifestyle.znews.vn/cuu-nhan-vien-ngan-hang-lanh-18-nam-tu-vi-lam-gia-ho-so-post1513453.html
TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Trần
Quang Đức (SN 1990, ngụ quận Bình Thạnh) mức án 14 năm tù về tội "Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản", 4 năm tù về tội "Sử dụng tài liệu giả của cơ
quan tổ chức".
Theo cáo trạng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đại Chúng Việt Nam (PVcombank) chi nhánh TP.HCM là đơn vị trực thuộc của
PVcombank.
Theo cáo trạng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đại Chúng Việt Nam (PVcombank) chi nhánh TP.HCM là đơn vị trực thuộc của
PVcombank.
Qua kiểm tra hồ sơ các khách hàng do Đức phụ
trách, ngày 27/7/2022, PVcombank gởi đơn tố giác Đức có dấu hiệu làm khống 5 hồ
sơ vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo (khách hàng hưởng lương từ ngân sách
nhà nước) để được giải ngân và chiếm đoạt gần 1,8 tỷ đồng.
Kết quả điều tra xác định từ tháng 8/2016 đến
cuối tháng 11/2016, trong thời gian làm việc tại chi nhánh ngân hàng; lợi dụng
quy trình và quy định vay đối với khách hàng ưu tiên, Trần Quang Đức đã có hành
vi cung cấp thông tin và mua 5 hồ sơ khách hàng vay không có thật, tự ký xác thực
đã kiểm tra, đối chiếu bản chính các tài liệu trong các hồ sơ vay này rồi trình
duyệt khoản vay, được giải ngân, chiếm đoạt gần 1,8 tỷ đồng.
No comments:
Post a Comment