Saturday, February 1, 2025

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 31.01.2025
vendredi 31 janvier 2025
Thuymy


1. Xem tiến sĩ Bùi Ngọc Sơn đập bẹp đầu lão dốt Ngô Duy Ngọ

Tình cờ hôm qua tôi có xem một talk show của bọn nào làm chương trình cho Đài truyền hình Điện Biên – cái bọn này cùng một lũ làm cùng một format, chưa xác minh được tổ chức nào rất bố láo. Tình cờ chương trình được chúng giật tít này rất thú vị: “Không có Ukraine, Nga mãi mãi chỉ là ‘hổ giấy’ trong thế giới siêu cường”.

Tôi sẽ không nói nhiều về quân dốt đặc cán mai Ngô Duy Ngọ kia nói gì cụ thể, đại khái là lão ta vẫn “Mỹ hưởng lợi khi đánh thiệt hại được Nga”. Bác Sơn này bẻ gãy luôn: Tại ông (Nga) tự gây ra, tự lao vào chứ ai người ta muốn.

Cũng lý lẽ “Mỹ hưởng lợi” này, Ngọ tự ghè đá vào chân mình khi đoạn sau lại lèm bèm: Mỹ tốn kém lắm, đấy đầu năm ngoái cãi nhau mãi mới chi được 61 tỉ đô-la. Bác Sơn bên cạnh ngồi cười mỉm. Bác ấy bảo: Mục đích của Putox là vẽ lại biên giới bằng cách xâm lược Ukraine. Liên Xô sụp đổ là tự sụp đổ, thì bản đồ thế giới thay đổi.

Ngọ tiếp tục lải nhải: Mỹ muốn thay đổi bản đồ thế giới, như NATO oanh kích Nam Tư năm 1999 và làm Nam Tư… tan rã thành 6 nước. Ôi giời ôi, không phải là đồ dốt thì là cái gì chứ, không những dốt mà còn ngụy biện bố láo. Nam Tư tan rã thành 6 nước là từ năm 1992, sau đó năm 1999 NATO không kích là Liên bang Nam Tư mới, tức là Liên bang Serbi và Montenegro cơ ông ạ. Ông không phải nhiều tuổi thì ăn chửi lâu rồi…

Các bác chịu khó nghe, bác Sơn nói những điều thú vị lắm dù lép vế do cái con MC kia nó thấy bác ấy nói ngược chiều nó cứ chặn họng. Bọn làm chương trình cắt lời bác ấy liên tục để lão dốt kia chèn vào.

2. Trên chiến trường có gì?

Không có gì thay đổi so với… bài trước tôi viết. Đáng chú ý báo cáo hôm qua của ISW tập trung vào các diễn biến ngoại giao / chính trị mà không có nhiều tin tức chiến sự. Kết hợp với báo cáo thiệt hại của Nga từ Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho thấy quá trình “đuối sức” của Nga nếu đang diễn ra (như chúng ta đã dự đoán), thì vẫn đang… tiếp diễn. Hôm qua lượng “kiện hàng 200” đã rơi về con số hơn 1.200, xe tăng cũng chỉ 4 chiếc bị đốt nhưng xe tải và xe bồn cũng tới… 85 chiếc. Đuối nhưng quân thì vẫn phải nuôi ăn nên xe tải vẫn phải chạy và vẫn cháy… bình thường.

Rõ ràng là con chó Tuấn Sơn tức Thanh Bình của Dân Chí hôm trước tỏ ra là thằng khốn (như tôi đã cảnh báo nó, là ở làng tao các bà già thể nào cũng chửi mày: hoặc con mày, hoặc cháu mày đẻ ra sẽ không có lỗ đ*t), nó tung tin là Chasiv Yar đã bị chiếm thậm chí còn “quân Nga tiến nhanh” (về hướng Kramatorsk). Thú thật nhiều khi cũng muốn rủ anh em đi úp sọt cho thằng này “lỗ mũi ăn trầu” một phen cho…vui. Đến báo cáo hôm qua của ISW thì Chasiv Yar vẫn có các trận giao tranh trong làng diễn ra.

Các hướng khác cũng tương tự như vậy.

Đến đây, chúng ta có thể tạm kết luận rằng đúng như một số chuyên gia trong và ngoài nước nhận xét, quân đội Nga bây giờ đến… người còn không đủ để thi hành chiến tranh. Còn có một khía cạnh khác mà chị Phạm Thị Minh, chuyên gia quân sự của chúng ta đã rút ra: Mặc dù báo chí xứ phía đông nước Lào tung hô là… “chiến thuật mới thông minh” của quân Nga, tức là dùng những nhóm nhỏ để tấn công trong khi không có đủ nguồn lực hỗ trợ về xe tăng và pháo binh, chỉ tổ dẫn đến tổn thất nặng nề.

Điều này thì tôi đã phân tích hầu các bác rồi: Nó trái ngược với học thuyết quân sự của Nga, vì vậy lũ khố rách áo ôm này sẽ không bao giờ giành được chiến thắng cả, mà chỉ có thể duy trì mãi kiểu “động lực tấn công” hết hơi này thôi.

Trong một diễn biến khác, báo cáo của ISW viết: “Nga tiếp tục tuyển dụng tù nhân để chiến đấu chống lại Ukraine. Tổng cục Tình báo Quân sự Chính của Ukraine (GUR) đã báo cáo vào ngày 30 tháng 1 rằng Nga có kế hoạch tuyển dụng 126.000 nhân sự từ những người bị giam giữ trong các nhà tù hoặc trung tâm giam giữ trước khi xét xử, đang bị điều tra hình sự hoặc có các khoản vay chưa thanh toán và Nga cần tuyển dụng ít nhất 280.000 nhân sự vào năm 2025 để duy trì tỉ lệ thay thế.”

Nếu có từng này quân, thì cũng lo trang bị cho chúng bạc mặt chứ đùa à… như vậy những báo cáo của người Ukraine tuyệt đối không bịa đặt: con số “kiện hàng 200” của hôm nay lại vọt lên 1.600, kinh dị ra phết, và số lượng xe tải cũng hơn 100. Như vậy tổng số kiện hàng 200 tính đến ngày 31/1 là 837.610 là có căn cứ và nếu chúng ta đặt tiếp báo cáo của tình báo Ukraine vào bên cạnh đó, thì cỡ 3 tháng nữa tổng số “kiện hàng 200” Putox tiêu tốn sẽ đạt con số 1 triệu.

Tôi không thấy có tín hiệu gì cho thấy Nga có thể thay đổi tình thế chiến tranh này. Chúng sẽ tiếp tục ở đây, và trên các bản tin chúng ta sẽ có thể đọc thấy một số làng nữa của Ukraine bị chiếm, nhưng như thế là hết – vô nghĩa. Gần đây các nguồn tin trên mạng xã hội cũng nói rằng, pháo binh Nga đã dần dần bị đi đến chỗ không còn mấy tác dụng. Như vậy xét từ xe tăng, pháo binh và máy bay thì quân đội nước này đã bị gãy hẳn cột xương sống của mình.

3. Giải mã sự lừng khừng của cựu Tổng thống Biden trong hỗ trợ của Hoa Kỳ với Ukraine

Việc ông Tổng thống Trump thắng cử mang lại nhiều tranh cãi khi đưa ra những dự đoán trái ngược nhau về chuyện “Hoa Kỳ có còn hỗ trợ Ukraine nữa hay không.” Trong mạch chuyện đó, còn có một chuyện nữa: Tại sao ông Biden lại cứ rụt rè đối với những quyết định trong hỗ trợ Ukraine đến như thế? Phải chăng ông ấy muốn Nga suy yếu đến mức kiệt quệ rồi sụp đổ? Thậm chí chính sách cứ lằng nhà lằng nhằng của ông cụ Biden này làm cho người ta sáng tác một lý thuyết nhảm nhí là… luộc con ếch Putox.

Thực chất, tất cả những điều trên đều không phải. Cần khẳng định một sự thật không thể chối cãi rằng với tư tưởng của nền dân chủ Mỹ, chắc chắn bất cứ Tổng thống nào của Hoa Kỳ (trừ ông Trump thì tôi không biết nhé) sẽ đứng về phía Ukraine vì những vi phạm trắng trợn của Putox đối với luật pháp quốc tế và những chuẩn mực đạo đức của lương tri. Nhưng các vị Tổng thống là đại diện của đảng Dân chủ Hoa Kỳ sẽ chắc chắn hơn trong việc giữ nguyên tắc dân chủ này, nhưng ngược lại nó lại có những đặc điểm khác: Các vị Tổng thống từ đảng Dân chủ thường trung thành theo học thuyết “Chiến tranh hạn chế” hơn các vị Tổng thống Cộng hòa. Có thể kể các vị điển hình như sau (trong ngoặc đơn là năm nhiệm kỳ Tổng thống):

Harry S. Truman (1945 – 1953), người đưa nước Mỹ bước vào cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), có thể nói đây là cuộc “Chiến tranh hạn chế” đầu tiên của nước Mỹ mặc dù nó là cuộc chiến tranh đầu tiên của “thế giới đế quốc” chống lại “thế giới xã hội chủ nghĩa” sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hay nó là “cuộc chiến tranh nóng đầu tiên của Chiến tranh lạnh.”

Cuộc chiến tiếp theo đó của người Mỹ: Chiến tranh Việt Nam là một ví dụ điển hình của “Chúng ta hạn chế,” dù trong suốt cuộc chiến này nó trải qua các giai đoạn phát triển hay nói chính xác hơn, biến đổi với các hình thái và tên gọi khác nhau, nhưng thực chất chỉ là khác nhau về cách thức tiếp cận chiến tranh. Chẳng hạn, Staley-Taylor là tên một kế hoạch thực thi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” tập trung vào xây dựng và tăng cường sức mạnh của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa theo hướng cơ giới hóa, cơ động hóa, chính quy hiện đại để đè bẹp chiến tranh du kích của Việt Cộng. Kế hoạch phá sản năm 1963 dần dẫn đến sự leo thang sâu rộng hơn của Hoa Kỳ vào cuộc chiến.  

Đại diện cho thời gian này là Tổng thống John F. Kennedy (1961 – 1963). Trước ông này, trong khi Tổng thống Harry S. Truman và Dwight D. Eisenhower đã cam kết cung cấp nguồn lực đáng kể của Hoa Kỳ để chống lại Việt Minh do Cộng sản lãnh đạo trong cuộc đấu tranh chống lại Pháp sau Thế chiến thứ hai, thì Kennedy là người “vừa đào sâu vừa mở rộng” cam kết đó bằng cách tăng số lượng cố vấn quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam từ chỉ dưới bảy trăm vào năm 1961 lên hơn mười sáu nghìn vào mùa thu năm 1963. Sự “hào phóng” của Kennedy cũng sẽ mở rộng sang việc cung cấp viện trợ nước ngoài rộng rãi hơn, vì chính quyền của ông đã tăng số tiền viện trợ quân sự và kinh tế kết hợp từ 223 triệu đô la trong năm tài chính 1961 lên 471 triệu đô la vào năm tài chính 1963.

Lyndon B. Johnson (1963 – 1969) tiếp nối chính sách của Kennedy, đầu tiên theo đuổi một cuộc chiến tranh chủ yếu sử dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa để chống Việt Cộng, song song với việc đánh phá miền Bắc Việt Nam bắt đầu bằng sự kiện Vịnh Bắc Bộ (“bắn cháy tàu Maddox!”) và sau đó là ném bom các tuyến đường Hồ Chí Minh ở Lào. Johnson là một điển hình của… leo thang, từ hai tiểu đoàn lính thủy đánh bộ đầu tiên vào Đà Nẵng đến chỉ hai tháng sau cùng năm 1965, ông đã quyết định tăng số lượng lính Mỹ ở Việt Nam lên tới 82.000 người.

Thời của Tổng thống Johnson được đánh dấu bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được áp dụng vào giai đoạn 1965 – 1967 của cuộc chiến. Nội dung cơ bản của chiến lược này là tận dụng ưu thế hỏa lực, công nghệ và quân số của lực lượng viễn chinh Mỹ để đè bẹp Việt Cộng, đồng thời điều động lực lượng không quân đánh phá miền Bắc, thiết lập ảnh hưởng lâu dài của Mỹ lên miền Nam Việt Nam thông qua chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Đây được đánh giá là giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến. Tên gọi Chiến tranh cục bộ xuất phát từ quan điểm đây là một dạng “chiến tranh hạn chế” trong chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt.” Quy mô của chiến tranh được đẩy lên rất cao với lượng bom đạn được Hoa Kỳ sử dụng còn nhiều hơn Thế chiến thứ hai, nhưng phạm vi chiến tranh được giới hạn ở mục tiêu “chống nổi dậy.”

Chính chiến lược “Chiến tranh hạn chế” này đã làm cho Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ sau ông Johnson, Richard Nixon trong hoàn cảnh thấy Mỹ can dự quá lâu vào cuộc chiến mà ít kết quả, đã chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” lại vẫn là sự thể hiện khác, thậm chí còn đặc thù hơn của “chiến tranh hạn chế.”

Thời kỳ hậu chiến tranh Việt Nam, người ta ít quan tâm đến chiến tranh nóng vì tất cả tập trung vào… Chiến tranh lạnh, tức là những sự kiện liên quan đến quan hệ Mỹ – Xô, sự can dự và Liên Xô vào cuộc nội chiến Afghanistan và cuối cùng là sự sụp đổ của “Đế chế đỏ.” Vì vậy, thời kỳ Hậu Chiến tranh Việt Nam này có một cuộc chiến khác của những Mỹ: Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất nổ ra dưới thời Tổng thống Bush (cha).

Về thời gian, nó diễn ra khá nhanh nên thường bị coi là “Chiến tranh hạn chế” nhưng thật ra, nó là cuộc chiến tranh tổng lực nếu đặt tương quan tất cả các yếu tố như quân số, lượng khí tài, việc huy động các quân chủng, binh chủng… và cả số lượng quốc gia tham gia trên thời gian diễn ra cuộc chiến, thì nó là cuộc chiến tổng lực đúng nghĩa. Ông George H. W. Bush là Tổng thống Cộng hòa. Cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai 2003 cũng là một cuộc chiến tổng lực vì lực lượng được sử dụng của nó là lớn và diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn (khoảng 2 tháng) và kết quả của nó là lật đổ cả một chính quyền đang nắm chấp chính ở một quốc gia.

Sau cuộc chiến tranh này, nước Mỹ còn có một cuộc chiến tranh hạn chế điển hình nữa, là cuộc chiến NATO không kích Nam Tư năm 1999 diễn ra dưới thời Tổng thống Bill Clinton, một Tổng thống Dân chủ.

Nếu xét về lịch sử sâu xa hơn nữa thì nước Mỹ đã từng có sự trùng trình rất lâu trong việc tham gia vào Chiến tranh thế giới lần thứ hai – điều này diễn ra dưới thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt cầm quyền từ năm 1933 đến năm 1945. Do chính sách co lại của nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hoa Kỳ lúc đầu chỉ tham gia cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai phần châu Âu dưới hình thức viện trợ quân sự-chính sách cho thuê mượn (lend-lease) và tuyên chiến với Nhật Bản sau trận Chân Trâu Cảng tháng 12/1941. Việc đưa quân Mỹ tham gia chiến tranh phải mất rất nhiều thời gian bàn cãi ở Quốc hội Hoa Kỳ mới có thể thực hiện được.

Như vậy, gốc rễ ban đầu của việc ông Biden trùng trình chính là học thuyết – chiến lược “chiến tranh hạn chế” của Hoa Kỳ nói chung (không riêng gì đảng Dân Chủ) nhưng riêng với đảng Dân Chủ thì chính sách này được thể hiện càng rõ rệt. Sau đó cần xem xét một đặc thù nữa: nó được áp dụng với Liên Xô trước đây, và Nga ngày nay. Liên Xô với đặc thù là một nước đồng minh trong chiến tranh thế giới lần thứ hai với Hoa Kỳ, đồng sáng lập Liên Hợp Quốc và cùng trong Hội đồng Bảo an, nên tồn tại một luật bất thành văn là “dù Liên Xô có thế nào chăng nữa, Hoa Kỳ luôn phải tránh xung đột quân sự trực tiếp với nước này để tránh một cuộc chiến sâu rộng hơn có thể bùng nổ thành chiến tranh thế giới thứ ba.”

Có một thực tế rằng, về phần mình Liên Xô và thời đó, thêm cả Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa… đều cực kỳ nhiệt tình (tôi không muốn viết là to mồm) trong bôi nhọ Hoa Kỳ là “sen đầm thế giới” hay “bọn lái súng quốc tế” “cầm đầu các thế lực hiếu chiến đe dọa hòa bình thế giới…” Trong khi đó, Liên Xô với tư cách là “thành trì của hòa bình thế giới” vào giai đoạn thành lập khối liên minh quân sự Varsaw vẫn duy trì một quân số gấp 3 lần so với quân số của NATO trên phần lãnh thổ châu Âu của mình. Một con số tương ứng như vậy đối với số xe tăng và pháo binh quy ước. Về sau khi tính đếm đến số tên lửa tầm trung, tên lửa xuyên lục địa và cả số đầu đạn hạt nhân, Liên Xô luôn vượt trội.

Tình thế của Hoa Kỳ trong câu chuyện này là luôn phải đối đầu với hai chuyện: thứ nhất là tuyên truyền của Liên Xô sẽ tác động lên bầu không khí chính trị trong chính nước Mỹ, có thể dẫn đến sự thất thế của Đảng cầm quyền, vì trong Quốc hội luôn có nhiều nghị sĩ thiên tả. Thứ hai, việc leo thang đối đầu với Liên Xô cũng lại tác động lên chính trị bên trong nước Mỹ từ góc độ… tiêu tốn tiền thuế của dân chúng Hoa Kỳ.

Bối cảnh này hoàn toàn giống đối với cuộc chiến tranh Nga – Ukraine, kể cả từ năm 2014 dưới thời Tổng thống Obama lẫn giai đoạn sau này từ tháng Hai năm 2022. Thực chất nếu tính chi li ra, ông Biden cùng chính quyền của mình đã tác động để nước Mỹ viện trợ cho Ukraine hơn 100 tỉ đô-la và trong đó có rất nhiều vũ khí thay đổi cuộc chơi. Đó là những đóng góp không hề nhỏ, và đến nay thì Trump nếu tiếp tục ủng hộ Ukraine, chỉ cần hưởng tiếp những thành quả đó cũng đã là rất đủ rồi.

Kết luận. Chiến lược chiến tranh hạn chế với đặc điểm tiên quyết là sử dụng nguồn lực hạn chế nhất có thể, đặc biệt là nhân lực, sau đó mới đến các đầu tư về nguồn lực vật chất cho cuộc chiến, đã được thể hiện rất rõ trong quá trình ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Ukraine trong cuộc chiến chống quân Nga xâm lược. Chúng ta cũng không nên nhầm lẫn với “số vốn được bỏ vào chiến tranh” nhiều hay ít với tính chất hạn chế của chiến lược này – nhiều khi chính cái sự hạn chế dẫn tới các khoản vốn bỏ vào diễn ra từng bước, đã dẫn tới tình trạng về tổng số vốn có thể bị đội lên rất cao. Trong thời gian từ năm 1965 đến 1973, Hoa Kỳ đã tiêu trên 120 tỉ đô-la cho cuộc chiến tranh Việt Nam theo thời giá hồi đó. Như vậy đến nay cuộc chiến tranh Nga – Ukraine thì chi phí của Hoa Kỳ để hỗ trợ cho Ukraine vẫn còn thấp hơn nhiều, và chưa có một người lính Mỹ chính thức (GI – Government Issue) nào phải đổ máu vì cuộc chiến tranh này.

Chính chiến lược “Chiến tranh hạn chế” đã dẫn tới cách hành xử có phần kỳ lạ của ông Biden, cứ rón rén, trùng trình… chứ chẳng có luộc ếch nhái nào ở đây cả. Một lý do nữa có thể ảnh hưởng đến cách hành xử của ông Biden là hậu quả của cú rút quân khỏi Afghanistan quá vội vàng của lực lượng Hoa Kỳ, dẫn đến việc một số lượng vũ khí lớn bị bỏ lại, về lâu về dài có thể đưa tới những hậu quả khôn lường. Nguồn

4. Nhận xét và kết luận

Tự khen mãi thì cũng thấy xấu hổ, ê mặt chứ chuyện trước sau Ukraine sẽ tăng cường đánh phá vào Nga, tôi cũng nói lâu rồi và nói mãi rồi, bây giờ thì nó đã thành… chiến dịch thường xuyên và phổ biến. Đến hôm nay lan tràn trên mạng hình minh họa: 15 trong số 25 nhà máy lọc dầu Nga đã được UAV Ukraine hỏi thăm. Chưa hết, trạm bơm dầu ở Ust-Luga vừa bị tấn công – tin Bloomberg đưa chính thức luôn. Trạm bơm này với các thiết bị của Tây đã bị Ukraine tấn công đúng các khu vực trọng yếu làm cho nó hư hỏng nghiêm trọng và chắc chắn không thể được khắc phục trong thời gian ngắn.

Điều này thì sau khi tôi dự báo, thằng Igor Girkin “Strelkov” cũng “dự” cùng luôn sau đó. Điều đáng ngại là người Ukraine vẫn tập trung sử dụng UAV – drone chứ chưa hề sử dụng các tên lửa lai drone tầm xa của mình – lo ngại này do chính những người Nga theo dõi tình hình nói ra chứ tôi không có bịa.

Và đây là bản tin của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine mới nhất:

“Các đơn vị của Lực lượng Hệ thống Không người lái thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine và Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine, phối hợp với các thành phần khác của Lực lượng Phòng vệ lãnh thổ Ukraine vào đêm ngày 31 tháng 1 năm 2025, đã tấn công LUKOIL – Volgogradnefteperebka LLC tại vùng Volgograd của Liên bang Nga. Nhà máy lọc dầu này là một trong mười nhà máy lọc dầu lớn nhất ở Nga xét về công suất thiết kế và tham gia cung cấp dầu cho quân đội chiếm đóng Nga. Người ta đã ghi nhận được những tia chớp và tiếng nổ tại khu vực nhà máy quan trọng này đối với những người chiếm đóng. Hậu quả của vụ cháy nổ đang được làm rõ. Công tác chiến đấu nhằm vào cơ sở hạ tầng chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp tục chiến đấu chống lại Ukraine của Lực lượng vũ trang Nga, sẽ vẫn tiếp tục. Vinh quang cho Ukraine!”

Trong một diễn biến khác, báo cáo của ISW hôm qua viết:

Trích : Đại hội đồng Nghị viện của Hội đồng Châu Âu (PACE) đã thông qua một nghị quyết vào ngày 28 tháng 1 xác định lập trường của mình về hòa bình ở Ukraine, gần giống với nguyên tắc “hòa bình thông qua sức mạnh” mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nêu trước đó. Nghị quyết kêu gọi sự ủng hộ kiên định của Châu Âu đối với Ukraine và lưu ý rằng các cuộc đàm phán hòa bình bền vững chỉ có thể đạt được khi có sức mạnh của Ukraine.

Nghị quyết nêu rõ rằng các cuộc đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine chỉ có thể được tiến hành khi có sự tham gia trực tiếp của Ukraine và nếu Nga từ bỏ “tham vọng đế quốc” của mình. Nghị quyết cũng lên án hành vi vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine của Nga và khen ngợi tiến trình Ukraine trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU). Zelensky trước đây đã nhấn mạnh rằng hòa bình bền vững và công bằng ở Ukraine nên đạt được thông qua việc tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, đặc biệt là khi Nga miễn cưỡng tham gia vào các cuộc đàm phán thiện chí và tiếp tục theo đuổi tham vọng tối đa và đế quốc.

Tôi cũng sẽ không lải nhải quá nhiều về chiến lược của người Ukraine nữa, nhưng chỉ nhắc lại rằng: nó vẫn đang tiếp tục. Trước đây chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng việc các thành phố Nga lại bị tấn công như thế này. Thậm chí, bọn Dư Luận Viên chúng còn tung hô khi Putox sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine: “Thôi chết rồi, Gấu sáp nhập 4 tỉnh rồi! bây giờ tấn công vào 4 tỉnh đó là tấn công vào Đất Mẹ Gấu rồi! Dân Gấu sẽ vùng lên vả chết Ukraine và Zelenskyy!” Bây giờ thì vào đầu năm 2025, quân Ukraine đã xâm nhập tỉnh Kursk của Nga được gần nửa năm, còn UAV thì đánh tận Mục-tư-khoa và Saint Peter mà vẫn chưa thấy “Dân Gấu vùng lên” – có mà dân Gấu còn đang mải đi ăn cắp bơ trong siêu thị thì đúng.

Trong khi đó, những phát ngôn tiền hậu bất nhất của ông Trump đã thúc đẩy Đại hội đồng Nghị viện của Hội đồng Châu Âu (PACE) thông qua nghị quyết về lập trường của mình liên quan đến tiến trình hòa bình ở Ukraine, và điều quan trọng nhất là xác định “hòa bình thông qua sức mạnh.” Như vậy, trước mắt như tôi dự đoán, viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine có thể bị ảnh hưởng mạnh do chính sách của Trump, nhưng Ukraine vẫn sẽ tiếp tục nhận được viện trợ quân sự từ các nước NATO còn lại.

Về dài hạn do những thay đổi chính trị ở Hoa Kỳ, sau đó cả ở châu Âu cũng có thể có thay đổi, dẫn đến sự ủng hộ về dài hạn cũng sẽ thay đổi, hay nói thẳng ra là ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đi – đây là điều có khả năng xảy ra rất cao… Nhưng cũng phải sớm nhất là năm 2027, tức là năm diễn ra bầu cử Tổng thống Pháp nhiệm kỳ tiếp theo, khi đó Macron sẽ không còn tại vị, may ra mới có sự thay đổi trong chính sách của châu Âu đối với Ukraine một cách đáng kể, mà như thế thì chiến tranh Ukraine đã kết thúc rồi. Đây là sự kiện lớn nhất có thể ảnh hưởng đến chính sách của châu Âu đối với Ukraine, còn những biến động khác liên quan đến tình hình, chẳng hạn từ các góc độ các quốc gia như Slovakia, Hungary, Đức… nếu có thay đổi chỉ có thể tốt lên. Riêng với nước Anh, chính sách ủng hộ của họ với Ukraine sẽ không thay đổi dù Thủ tướng có là ai chăng nữa.

Như vậy, nếu người Ukraine đã chuẩn bị được cho tình hình ông Trump thay đổi chính sách, ít nhất là kéo dài được đến mùa thu năm nay, tốt hơn là hết năm nay, thì Putox đi bằng đầu gối. Một trong những kịch bản là Nga có thể đột phá được ở chiến trường đem lại bước ngoặt lớn của chiến tranh: cường tập xuyên thủng phòng tuyến Ukraine đến được sông Dnipro, chiếm được Kramatorsk và Slovyansk, thậm chí chiếm được “thủ đô miền đông” Kharkiv… gần như không thể xảy ra trong năm nay.

Vì muốn như thế Nga phải có tối thiểu 500.000 quân chia hai thê đội, một để tấn công một để dự trữ, phải có tối thiểu 3.000 đến 5.000 xe tăng mới tinh đầy đủ các kíp lái, 5000 đến 7000 hoặc hơn pháo binh các loại và 500 máy bay chiến đấu cả ném bom, cả tiêm kích… đồng thời để bảo vệ bầu trời, phải có khoảng 200 giàn phòng không S-300/S-400. Nhìn chung kế hoạch này chắc Nga phải cần cỡ 3, 4 năm để thực hiện với điều kiện không bị cấm vận. Cũng xin nhắc rằng với 500.000 quân thì phải có từ 20.000 đến 30.000 sĩ quan chỉ huy các cấp. Chỉ một kế hoạch như thế này mới đủ làm cho Ukraine bất ổn nội bộ để có biến động chính trị trong chính quyền, dẫn đến thắng lợi cho Nga. Đây là điều không khả thi.

Kịch bản Ukraine phản công, có khả năng xảy ra nhiều hơn một chút, vì hiện nay Ukraine được cho là vẫn bảo toàn được một lực lượng nhất định cho kế hoạch xa hơn, nhưng có vẻ như lực lượng đó là chưa đủ cho một chiến dịch đủ sâu và mạnh, dẫn đến sự thay đổi bước ngoặt trên chiến trường, từ đó đem lại bước ngoặt của chiến tranh. Vì vậy những diễn biến hiện tại đã cho thấy chiến lược “vừa đủ” của Ukraine, đang thể hiện khá rõ.

Để xem xét chiến lược này của người Ukraine, cần xác định rõ với nhau rằng, tình thế chiến trường hiện tại là bế tắc. Ukraine vẫn sẽ phải chống cự với các đợt tấn công của Nga, dù các đợt tấn công này cũng tuyệt vọng không kém. Trong khi đó, thái độ của lãnh đạo hai bên là không thể dung hòa được, đưa ra những điều kiện không thể gặp nhau được. Vì vậy muốn tình hình được hóa giải theo hướng có đàm phán hòa bình, chỉ khi một trong hai lãnh đạo đó bị thủ tiêu về số phận chính trị, thậm chí cả về sinh mạng của họ.

Chính vì vậy về phần mình, Putox say sưa nói về vị thế của #Zelenskyy là bất hợp pháp, bất chấp việc Quốc hội Ukraine đã thống nhất kéo dài thời hạn nhiệm kỳ của ông ấy vì tình trạng chiến tranh vẫn diễn ra trên đất nước. Thực chất trò mèo này của Putox vừa nhằm vào dư luận trong nước (nhu cầu tuyên truyền láo toét) vừa nhằm vào lão tay mơ chính trị Trump, với hi vọng Trump sẽ tìm cách tác động để có sự thay thế Zelenskyy trong nội bộ Ukraine.

Trong những ngày qua, một mặt Nga nhai nhải nói về những điều kiện của mình theo chủ nghĩa tối đa hóa: lãnh thổ, Ukraine không được vào NATO, hạn chế lực lượng vũ trang, trung lập hóa về chính trị… và trên hết là giải tán Zelenskyy. Mặt khác, chúng tung tin giả về một tiến trình hòa bình, về đàm phán… thậm chí về một “kế hoạch hòa bình 100 ngày của Trump.” Trên mạng hôm qua tôi thấy xuất hiện trên một fanpage tiếng Việt pro-Nga (shit Putox thơm) về cái kế hoạch này. Đọc thấy nó lỗi tùm lum trong trình bày tiếng Việt, tôi còn nghi là không phải do người Việt Nam viết, mà do Dư Luận Viên hoặc Nga, hoặc Trung Quốc viết. Theo kế hoạch này thì đến Lễ Phục sinh (20/4) sẽ là đề xuất ngừng chiến, “quân đội Ukraine rút khỏi Kursk.” Cuối tháng tư hội nghị quốc tế sẽ bắt đầu, và đến 9/5 thì thông qua tuyên bố của Hội nghị hòa bình.

What the shit! Trump nào nghĩ ra cái kế hoạch này thì ngu quá – kế hoạch bay nhanh như tên lửa như vậy thì chỉ có là trò đánh trận giả. Như vậy có thể nói, Putox một mặt chơi đòn tâm lý với Trump trong diễn trò lên gân, nhưng vẫn không thể giấu nổi cái sự “mót đàm phán” vì sự kiệt quệ của cả kinh tế lẫn quân đội của hắn.

Tuy nhiên, nếu người Ukraine chỉ trông chờ vào việc Trump gây sức ép lên Putox thì rủi ro quá. Trong cái “kế hoạch” trên đây có điểm thú vị là nó trùng tư duy với tôi trong việc áp cái thời hạn 100 ngày vào, nhưng tôi thì cho rằng ngày 20/04 người Ukraine nên có những hành động gây nên những biến cố lớn và đến 09/05, khi Putox được nhìn thấy rõ là đã thất bại, không thể ép được người Ukraine đầu hàng, không thể ép được Trump làm trò gì đó, không những thế lại bị tấn công sâu rộng vào tận trong nước, cũng như trên chiến trường có những thất bại nhất định… thì chắc chắn hắn phải bị thay thế. Có như vậy thì tiến trình đàm phán hòa bình mới có hi vọng thực hiện được.

Nhưng có những góc độ khác chúng ta không được quên xem xét. Chẳng hạn, hiện tại có khoảng 4 đến 5 băng đảng người Chechnya đang hoạt động ở Mục-tư-khoa và các thành phố lớn khác của Nga thuộc phía tây đất nước. Các nhóm này đều tự nhận là trung thành với Kadyrov và do đó, trung thành với Putox. Thực tế, bọn này là mafia và chính chúng là thành phần khủng bố chính, sẵn sàng gây tội ác với chính dân Nga. Do những thế lực hắc ám này mà bản thân người dân Nga không dám ho he, nói gì đến… vùng lên khởi nghĩa.

Tình hình đã bắt đầu quay lại thời những năm 1990 hậu sụp đổ: súng ống xuất hiện ngày càng nhiều, và việc thanh toán, giải quyết vấn đề kiểu băng đảng lại xuất hiện trở lại. Đó là hậu quả của chính sách dung túng của Putox với bọn Kadyrov. Tuy nhiên trong chính lũ này lại tiềm tàng khả năng “nội chiến”.

Chỉ cần có bất cứ một biến động gì, thì giữa chúng có thể có thanh toán lẫn nhau và lập tức, có nổi loạn ở thủ phủ Grozny và sẽ lan ra toàn bộ Bắc Kavkaz, mà các thực thể như Adygea, Karachay-Cherkessia, Kabardino-Balkaria, Bắc Ossetia–Alania, Ingushetia, Chechnya, Dagestan và Kalmykia đều có khả năng nổi loạn. Hoặc giả, một trong những thực thể đó có biến, dẫn đến nổi loạn ở Chechnya… Chưa hết, các vùng như Irkutsk hay Buryatia cũng đã bắt đầu có những dấu hiệu nhen nhóm của sự nổi loạn… thậm chí vùng nhỏ xíu là cộng hòa Altay cũng rất tiềm tàng. Tất cả những vùng này đều đang lan truyền một thái độ bất mãn với chính quyền trung ương do chính sách đối xử dân tộc trong chiến tranh, làm ch.ết quá nhiều người dân tộc thiểu số của Liên bang Nga.

Đây là những yếu tố không thể bị xem nhẹ.

Vậy đó, nếu người Ukraine đủ quyết tâm và tiến hành chiến dịch vào đúng dịp kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát-xít, thì khả năng Putox bị lật đổ rất cao. Còn nếu chiến dịch không diễn ra mà chiến sự kéo dài đến hết hè sang thu, thì quá trình lục đục dẫn đến nổi loạn bên trong diễn ra có thể sẽ nổi lên thay thế. Nhưng nhìn chung thì kết cục rất xấu cho Putox là không thể tránh khỏi, và chỉ trong năm nay mà thôi.

PHÚC LAI 31.01.2025

No comments:

Post a Comment