Tin Ngoài Nước ngày 13.01.2011
Những thách thức đối với Đảng CSVN
2011-01-12
Đến hẹn lại lên, đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 sẽ chính thức khai mạc vào sáng ngày 12 tháng giêng năm nay.
Miền bắc chìm trong giá rét
2011-01-12
Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, không khí lạnh kết hợp với luồng gió Tây đang ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa nhiều, giảm nhiệt độ.
Blogger Mẹ Nấm bị công an “mời”
2011-01-12
Hôm 7/1, blogger Mẹ Nấm bị công an “mời” lên làm việc.
Một cựu tù chính trị VN xin tị nạn Thái Lan
2011-01-12
Nhà dân chủ, thành viên Khối 8406, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang vừa đào thoát khỏi VN và đã đến Thái Lan.
HRW kêu gọi VN tôn trọng nhân quyền
2011-01-12
Trước thềm Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch vừa ra thông cáo báo chí kêu gọi chính phủ trong nước chấm dứt hành động bóp nghẹt các tiếng nói bất đồng chính kiến.
Quốc sách độc đảng?
2011-01-12
Trong một cuộc họp báo ở Hà Nội trước đại hội đảng, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên trung ương đảng khẳng định “VN không có nhu cầu và dứt khoát không muốn đa nguyên, đa đảng”.
Giấc mơ tư pháp độc lập
2011-01-12
Sự kiện các giới chức cao cấp của Đảng Cộng sản khẳng định Việt Nam dứt khoát không đa nguyên đảng làm tắt đi giấc mơ cải tổ thể chế trong đó có nền tư pháp độc lập. Nam Nguyên trình bày một số ý kiến về vấn đề này:
Thành phần nhân sự mới của Bộ Chính Trị Đảng CSVN?
2011-01-12
Theo các nguồn tin từ Hà Nội mà Đài Á Châu Tự Do thu thập được, thành phần nhân sự Bộ Chính Trị Đàng CSVN nhiệm kỳ tới sẽ có một số thay đồi như sau.
Việt nam có cần đa đảng?
2011-01-12
Ngay ngày đầu Đại hội Đảng hôm thứ Hai tuần này, Đảng cộng sản Việt Nam không chấp nhận việc từ bỏ thể chế độc đảng.
Tin Việt Nam
- Dịch sốt xuất huyết đang giảm
- VN hiện đại hóa vũ khí
- WTO mở trung tâm tư vấn tại Việt Nam
- Hà Nội có hơn hai chục ngàn người nhiễm HIV
- Cốc thủy tinh có chứa chất độc hại
- VNX, cơ sở giao dịch hàng hóa đầu tiên của Việt Nam
- Việt Nam thành lập hai ngư đội hoạt động dài ngày
Tin Quốc tế
- TQ cho phép giao dịch đồng nhân dân tệ tại Mỹ
- Trung Quốc hỗ trợ Công gô 52 triệu đô la
- CSC và SAFP đào tạo công chức cho Ma Cao
- Wikileaks: TQ là kẻ thù của họ chứ không phải là Hoa Kỳ
- AIG sẽ bán một chi nhánh tại Đài Loan để trả nợ chính phủ
- Bàn giao chủ tịch ASEAN cho Indonesia
- Dân chủ theo kiểu Miến Điện
thứ năm, 13 tháng 1, 2011
Lụt lội ở Brazil làm nhiều nguời chết
Mưa lớn gây lụt lội, đất chuồi làm hơn 230 nguời chết tại các thị trấn vùng đồi núi của tiểu bang Rio de Janeiro, phía đông nam Brazil.
Các đợt mưa như trút nuớc qua đêm đã gây đất chuồi tại vùng trung du Teresopolis, tin đưa khoảng 122 nguời tử vong.
Ít nhất ba lính cứu hỏa thiệt mạng cùng 94 nguời khác khi bị đất chuồi vùi dập tại Nova Friburgo.
Năm nay ở Brazil xảy ra nhiều lụt lớn, làm nhiều nghìn người mất nhà cửa.
Số nguời chết tăng đều khi đội cứu hộ đặt chân tới các làng hẻo lánh vùng sâu. Ban đầu lực luợng dân vệ tại Nova Friburgo nói chỉ có bảy nguời chết, về sau con số tăng thành 38, và 97.
18 nguời khác qua đời tại thị trấn Petropolis, gần Teresopolis, truyền thông Brazil đưa tin.
Trong khi quá nhiều nguời đuợc gia đình báo là mất tích, nguời ta lo ngại là số nguời chết có thể sẽ tăng mạnh.
Quả thật đây là thiên tai to lớn, sự tàn phá kinh nguời
Jorge Mario-Thị trưởng
Nhân chứng cho hay các đội cứu hộ dùng thiết bị đào xới hạng nặng, thậm chí cả quốc xẻng, tay không để bới móc, tìm nạn nhân trong khu bùn đất, gạch ngói đổ nát.
Rối loạn vì mưa
Mưa lớn đầu tuần tại Sao Paulo, tiểu bang kế cận làm 13 nguời chết, gây rối loạn giao thông đuờng bộ tại thành phố lớn nhất Brazil.
Ở Teresopolis, thị trấn cách Rio Janeiro 100 cây số về phía bắc, một con sông bị vỡ bờ, gây ngập nhà cửa. Trong khi mưa lớn kéo theo nhiều vụ đất chuồi.
Thị truởng Teresopolis, Jorge Mario nói với kênh truyền hình Globo, "quả thật đây là thiên tai to lớn, sự tàn phá kinh nguời."
Truyền hình chiếu cảnh nhà cửa bị tàn phá, xe cộ chìm trong nuớc.
"Tôi thấy sáu xác chết trên phố của tôi," cư dân Antonio Venancio, 53 tuổi, cho hãng Reuters hay.
Bùn đất đổ ngập căn nhà nơi ông ở, tuy chưa bị sập.
"Chúng tôi không biết phải làm gì khi thiên tai quá khắc nghiệt," ông Venancio nói.
Lực luợng dân vệ tại Teresopolis nói trong 24 giờ đồng hồ, luợng mưa đổ xuống là 144mm – lớn hơn mưa trung bình trong cả tháng Giêng.
Thêm thông tin Wikileaks rò rỉ về Việt Nam
Ngoài dự báo liên quan tới chức Tổng Bí thư, điện tín của Sứ quán Mỹ tại Việt Nam mà Wikileaks rò rỉ đưa thêm nhiều thông tin về lãnh đạo và tình hình chính trị trong nước.
Bức điện ghi dấu Bảo mật của Đại sứ Michael Michalak đánh đi từ Hà Nội hồi tháng Chín năm ngoái viết bắt đầu từ giữa năm ngoái, cuộc chuẩn bị cho Đại hội Đảng XI đã được xúc tiến, với Hội nghị Trung ương 10 hoàn toàn tập trung vào công việc này. Hội nghị 9 trước đó đã bàn về nhân sự và chính sách đường lối.
Một tiểu ban chuẩn bị về nhân sự đã được thành lập, chính thức do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chủ trì nhưng do ông Hồ Đức Việt, trưởng ban Tổ chức Trung ương, điều hành. Tiểu ban này có trọng trách đưa ra danh sách ứng viên cho Ban Chấp hành TW mới, và tiếp đó là Bộ Chính trị.
Quá trình chọn lựa lãnh đạo mới bắt đầu công bố chính thức trong dư luận từ hội nghị toàn quốc cuối tháng Tám 2010, khi lãnh đạo Đảng các địa phương được phổ biến yêu cầu tổ chức đại hội Đảng các cấp.
Đại sứ Mỹ tại Hà Nội cũng cung cấp chi tiết về giới hạn tuổi tác, đưa ra từ Đại hội IX (2011). Đó là 60 tuổi cho ủy viên Bộ Chính trị mới vào lần đầu và 65 cho người tái đắc cử.
Theo bức điện, giới hạn này đã được nới ra tại Đại hội X trong trường hợp ông Nông Đức Mạnh, người tái đắc cử vị trí tổng bí thư.
Tuy nhiên, Đại hội XI sẽ duy trì giới hạn tuổi tác và do vậy, năm chức ủy viên Bộ Chính trị của các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Gia Khiêm và Trương Vĩnh Trọng sẽ cần có người thay thế.
Điện tín nhận xét, tuy vậy trong trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng trúng cử chức tổng bí thư, thì ngoại lệ có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Văn Chi, trưởng ban Kiểm tra Trung ương, được nói trong bức điện là "sức khỏe rất kém".
Cuộc đua vào vị trí đầu bảng
Cho dù bị chỉ trích, ông thủ tướng đã hình thành một sự kiểm soát chặt chẽ hệ thống các cơ quan nhà nước. Quan trọng nữa, ông Dũng được sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, sự ủng hộ này dường như còn tăng lên trong đợt trấn áp bất đồng chính trị mới đây.
Điện tín rò rỉ trên Wikileaks
Hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang được nhắc tới một cách khá đồng thuận, là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí tổng bí thư.
Ông Trương Tấn Sang, thường trực Ban Bí thư, chức vụ tương đương Phó Tổng Bí thư, là nhân vật vào thời điểm tháng 9/2010 được cho là có khả năng thay thế ông Nông Đức Mạnh hơn cả.
Bức điện của ông Michalak nói bản thân ông Mạnh thời gian gần đây đã rút lui khỏi việc làm quyết sách mà chuyển sang công tác xây dựng nội bộ Đảng.
Bức điện dẫn lời Đại sứ Nhật Bản lúc đó là Mitsuo Sakaba, người tháp tùng ông Mạnh sang Nhật hồi tháng Tư, nói rằng ông tỏ hờ hững trong cuộc gặp Thủ tướng Nhật Taro Aso, không nói chuyện nhiều mà chỉ đọc bằng một giọng đều đều từ đầu đến cuối diễn văn dài 30 phút đã được trợ lý chuẩn bị trước.
Nhưng sau đó khi đi thăm một cơ sở nông nghiệp ở ngoại ô Tokyo thì trông ông sinh động hẳn lên.
Lý do có lẽ là, theo nhận định mà sứ quán Mỹ có, ông Sang đã đảm nhận nhiều công việc của ông Mạnh. (Báo Nhật Asahi trong một bài đầu năm 2011 được BBC giới thiệu cũng nói ông Trương Tấn Sang là nhân vật "thân Nhật Bản".)
Theo điện tín bị rò rỉ, nếu không vào vị trí Tổng Bí thư, ông Nguyễn Tấn Dũng có nhiều khả năng giữ chức Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ.
"Thực tế, đây có thể là mục tiêu của ông bấy lâu nay."
"Cho dù bị chỉ trích, ông thủ tướng đã hình thành một sự kiểm soát chặt chẽ hệ thống các cơ quan nhà nước. Quan trọng nữa, ông Dũng được sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, sự ủng hộ này dường như còn tăng lên trong đợt trấn áp bất đồng chính trị mới đây".
Bức điện cũng nhắc tới việc trong những tháng trước đó, báo chí đăng tải rộng rãi việc ông Nguyễn Tấn Dũng đã đi thăm một số quân khu và phát biểu tại nhiều buổi họp của Bộ Công an.
"Ông Dũng cũng có quan hệ rất thân chặt với Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh."
Nhân vật gây bất ngờ
Bức điện nói nếu dự đoán về hai ông Dũng-Sang mà trở thành hiện thực, thì đây sẽ là lần đầu tiên người miền Nam giữ hai vị trí quan trọng nhất của Đảng và Chính phủ.
Kể từ khi Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời năm 1986, vị trí tổng bí thư luôn do người miền Bắc nắm, vị trí thủ tướng trong tay người miền Nam.
Tuy nhiên điện tín dẫn lời một số bình luận gia cho rằng tính chất vùng miền càng ngày càng ít quan trọng, và ngay trong giới người miền Nam cũng có chia rẽ. Ví dụ ba ông Triết, Sang, Dũng đều từng làm lãnh đạo Đảng TP Hồ Chí Minh nhưng không nhất thiết họ là đồng minh của nhau.
"Song đánh giá của chúng tôi là việc hai vị trí thủ tướng và chủ tịch nước vào tay người miền Nam hồi năm 2006 đã khiến một số người miền Bắc vô cùng bức xúc."
"Mất cả hai chức tổng bí thư và thủ tướng (cho người miền Nam) là điều nhiều người không thể chấp nhận được."
Bức điện viết điều quan trọng cần nhớ là trong khi "chủ nghĩa vùng miền có thể gây chia rẽ, sự chia rẽ này càng ngày càng mất đi tính ý thức hệ mà chủ yếu về quyền lực, sự bảo trợ và tiền của."
Nhận định của sứ quán Mỹ là hai ông Sang và Dũng đều sẽ "không dễ bị loại ra khỏi cuộc đua" nhưng "nếu ai đó bị buộc phải từ bỏ tham vọng, thì có lẽ đó là ông Trương Tấn Sang".
Bức điện nhắc tới hai nhân vật được cho là có khả năng vào chức tổng bí thư trong trường hợp đó - Nguyễn Phú Trọng và Tô Huy Rứa.
Còn nếu trong trường hợp ông Sang thắng thế trở thành tổng bí thư, thì chức thủ tướng có thể vào tay một người miền Bắc.
Số người phù hợp cho vị trí này từ nhóm người miền Bắc trong Bộ Chính trị còn ít hơn.
"Trong 20 năm qua, chức thủ tướng Việt Nam luôn được lấy từ các phó thủ tướng đương nhiệm. Trong số năm phó thủ tướng hiện nay chỉ có ba ông là ủy viên Bộ Chính trị."
"Trong ba ông đó, hai ông sẽ nghỉ hưu năm 2011, còn lại duy nhất Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng".
Điện tín của sứ quán Mỹ viết ông Hùng là người miền Bắc, nhân vật kỹ trị về kinh tế và là người ganh đua lâu nay với Thủ tướng Dũng.
"Thế nhưng bản thân ông Hùng cũng không được lòng nhiều người. Khi Quốc hội mới họp năm 2007 để chính thức bổ nhiệm các chức vụ trong Chính phủ, ông Nguyễn Sinh Hùng chỉ được 58% phiếu bầu, quá thấp nhất là khi 92% số đại biểu Quốc hội là Đảng viên Cộng sản.
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ: ‘Mỹ sẽ tiếp tục thúc ép VN về nhân quyền’
VOA: Sau cuộc đối thoại về nhân quyền với các giới chức Việt Nam ở Hà Nội ngày 13/12/2010, ông cho biết, phía Hoa Kỳ đã nhắc nhở đối tác rằng, ‘nhân quyền là một thành phần cơ bản của mối bang giao giữa hai quốc gia’, và rằng ‘điều cần thiết để bước tiếp trên các mặt khác là vấn đề nhân quyền cần phải được giải quyết và đạt tiến bộ’. Phía Việt Nam hồi đáp như thế nào, thưa ông?
Ông Michael Posner: Tôi nghĩ chúng tôi đã có các cuộc thảo luận tốt đẹp, thẳng thắn và mang tính xây dựng. Chúng tôi rõ ràng vẫn có những khác biệt, nhưng tôi cho rằng có sự thừa nhận cả ở phía chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam rằng vấn đề nhân quyền là một thành phần của mối quan hệ.
Chúng tôi có mối quan tâm về kinh tế, an ninh và chính trị, và nhân quyền cũng là một thành tố trong tổng thể mối bang giao đó. Chính bởi vậy, chúng tôi tiến hành các cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền. Những cuộc trao đổi này rất quan trọng vì đó là dịp chúng tôi nêu lên các quan ngại.
Như tôi đã nói, đúng là còn tồn tại những bất đồng, nhưng có những điều chúng tôi vẫn có thể cùng nhau giải quyết.
VOA: Như vậy, chính quyền Hà Nội đồng ý với quan điểm của phía Mỹ rằng, nhân quyền là yếu tố cơ bản nhằm thúc đẩy quan hệ song phương?
Ông Michael Poster: Tôi cho rằng họ đồng tình thông qua hành động. Chúng tôi tiến hành thảo luận hàng năm và các cuộc đối thoại mang rất nhiều thực chất.
Có những lĩnh vực chúng tôi đồng ý cùng nhau hợp tác làm việc, ví dụ như, chính phủ Việt Nam nghiêm túc cân nhắc thông qua hiệp ước bãi bỏ các hình thức tra tấn và đối xử thô bạo. Chúng tôi cũng đã ký biên bản ghi nhớ, hợp tác với chính quyền Việt Nam một khi họ thông qua nhằm thực thi tốt nhất hiệp ước đó.
Đó là những dấu hiệu chứng tỏ chúng tôi hợp tác với nhau, nhưng đồng thời chúng tôi vẫn còn bất đồng về một số vấn đề.
VOA: Khi ông tới Việt Nam, ông có cơ hội gặp các nhà hoạt động được coi là bất đồng chính kiến với chính phủ, để lắng nghe câu chuyện của họ không, thưa ông?
Ông Michael Posner: Có. Chúng tôi đã trao đổi với thân nhân của một số người bị cầm tù vì các hoạt động của họ. Chúng tôi cũng tới thăm và nói chuyện với một nhà hoạt động. Chúng tôi cố gắng tiến hành các cuộc thảo luận chính thức với chính quyền Việt Nam cũng như lắng nghe người dân.
VOA: Trong một cuộc phỏng vấn với VOA tiếng Việt gần đây, vợ của một nhà văn từng bị kết án tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ có đưa ra nhận định rằng, nhân quyền là ‘các quyền của con người mà tất cả mọi người đều được hưởng, như quyền được nói, quyền được bày tỏ quan điểm, quyền được viết’. Ông là luật sư nghiên cứu về vấn đề nhân quyền hơn 30 năm qua, ông định nghĩa nhân quyền như thế nào?
Ông Michael Posner: Nhân quyền được xác định bởi một hiệp ước và thỏa thuận mang tính quốc tế, đó là Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.
Tuyên bố này chỉ rõ các quyền dân sự cũng như chính trị, ví dụ như quyền không bị tra tấn, bị giam giữ mà không được đem ra xét xử, hay quyền được bày tỏ quan điểm tự do cũng như quyền tiếp cận pháp lý và được xét xử công bằng. Tất cả những quyền như tự do báo chí, quyền kiến nghị chính phủ tham gia tiến trình chính trị, đều được ghi và công nhận trong hiệp ước và được phần lớn các quốc gia trên thế giới công nhận.
VOA: Trong một cuộc điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ về ‘Tự do Internet toàn cầu cũng như về pháp quyền’ hôm 2/3/2010, ông đã nói, xin trích, ‘chúng tôi tích cực liên hệ và trao đổi với các chính phủ khi các blogger hay các nhà hoạt động trên mạng bị tấn công, hay khi nội dung cũng như dịch vụ bị chặn. Lấy ví dụ, khi một trang web xã hội được nhiều người sử dụng bị chặn ở Việt Nam hồi cuối năm ngoái, chúng tôi đã nêu quan ngại với các giới chức Việt Nam cả ở Washington và Hà Nội’. Thưa ông, Việt Nam hồi đáp ra sao trước các quan ngại của phía Mỹ?
Ông Michael Posner: Chúng tôi vẫn tiếp tục nêu quan ngại về chuyện hạn chế tự do Internet với chính phủ Việt Nam. Ngoại trưởng Clinton đã nêu vấn đề này khi tới Việt Nam mùa thu năm ngoái. Chúng tôi cũng đã thảo luận nhiều về chủ đề này trong cuộc đối thoại song phương hồi tháng 12. Tôi nghĩ rằng đây cũng là một lĩnh vực chúng tôi còn bất đồng với Hà Nội.
Theo quan điểm của chúng tôi, tồn tại tình trạng giới hạn vô lý về tiếp cận mạng toàn cầu và tự do Internet ở Việt Nam. Nhưng xét về một khía cạnh nào đó, chính phủ Việt Nam đã không đồng ý, và cho rằng họ làm điều đó để bảo vệ an ninh quốc gia cũng như bảo vệ luật pháp nội bộ. Đây là một vấn đề chúng tôi sẽ tiếp tục hối thúc nhằm dẫn tới thay đổi.
VOA: Thưa ông, cho tới những ngày đầu năm 2011, cộng đồng người sử dụng Facebook ở Việt Nam vẫn còn phàn nàn về việc khó khăn khi truy cập trang web này. Hoa Kỳ sẽ làm gì tiếp để bày tỏ quan ngại của mình?
Ông Michael Posner: Chúng tôi dĩ nhiên tiếp tục theo dõi tình trạng chặn Facebook, mà chúng tôi biết vẫn diễn ra trong năm vừa qua. Chúng tôi tiếp tục bày tỏ và giữ nguyên quan điểm rằng Internet cần phải được duy trì cởi mở và tự do để người dân có thể tự do bày tỏ quan điểm trong cộng đồng, cũng như trên toàn quốc hay mở rộng ra trên toàn thế giới.
Số người sử dụng Internet ở Việt Nam rất lớn, và đó là điều tốt. Nhưng chúng tôi cũng đồng thời cho rằng chính phủ cần phải nới lỏng giới hạn Internet để người dân có thể tự do bày tỏ quan điểm.
VOA: Trong một cuộc điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ hồi tháng Ba năm 2010, ông có nói rằng tại các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam, nơi các xã hội dân sự yếu kém cộng với tình trạng thiếu các phong trào lao động độc lập đã khiến sự tham gia của các công ty nước ngoài là một bước đi rất hứa hẹn nhằm dẫn tới thay đổi. Lý do vì sao, thưa ông?
Ông Michael Posner: Nhìn chung, không chỉ riêng Việt Nam, mà còn ở các xã hội châu Á, Mỹ Latin và các xã hội khác, có cơ hội hợp tác và làm việc với các công ty hoạt động trên toàn cầu nhằm thúc ép họ thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho các công nhân làm việc cho họ.
Đối với các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam cho các công ty toàn cầu hay công ty Mỹ, tôi nghĩ chúng tôi có cơ hội khuyến khích các công ty nổi tiếng toàn cầu đó gia tăng việc tôn trọng quyền của người lao động ở Việt Nam.
VOA: Thưa ông, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ cũng như các tổ chức người Việt ở hải ngoại nhiều năm qua đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo, tức CPC. Ông nghĩ sao về lời kêu gọi này?
Ông Michael Posner: Chúng tôi làm việc chặt chẽ với ủy ban này. Chúng tôi dĩ nhiên quan tâm tới những quan ngại của họ. Một phần trong cuộc đối thoại hồi tháng 12, chúng tôi đã thảo luận nhiều về một loạt các vấn đề về tự do tôn giáo.
Hiện chúng tôi đang trong quá trình hoàn tất quyết định về việc nước nào sẽ bị đưa vào danh sách CPC.
VOA: Cũng liên quan tới vấn đề tự do tôn giáo, ngày 18/11/2010, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố rằng ‘báo cáo Tự do Tôn giáo quốc tế 2010 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đưa ra những đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về Việt Nam’. Suy nghĩ của ông như thế nào, thưa ông?
Ông Michael Posner: Chúng tôi giữ vững quan điểm đưa ra trong báo cáo. Đây là kết quả làm việc không mệt mỏi của các nhân viên ngoại giao làm việc tại Washington cũng như tại đại sứ quán ở Việt Nam.
Nếu chính phủ Việt Nam thấy có vấn đề gì cụ thể hoặc thấy điều gì không chính xác, chúng tôi sẽ xem lại. Nhưng chúng tôi giữ vững quan điểm đã nêu.
VOA: Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, đã bày tỏ mong muốn của Việt Nam về việc thiết lập ‘quan hệ đối tác chiến lược’ với Hoa Kỳ. Vậy những khác biệt thực sự mà ông đề cập ảnh hưởng ra sao tới việc mở rộng mối bang giao giữa hai quốc gia?
Ông Michael Posner: Tôi nghĩ rằng mối quan hệ chiến lược là điều quan trọng và cũng là điều chúng tôi cũng muốn hướng tới. Nhưng đối với chúng tôi, thành tố quan trọng là các vấn đề nhân quyền cần phải được chính phủ Việt Nam nghiêm túc giải quyết, và cần phải được cải thiện.
Đây là một phần của mối quan hệ chiến lược, và sẽ luôn là vậy. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc ép về vấn đề này.
Cám ơn Trợ lý Ngoại trưởng Michael Posner. Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Quý vị có thể bình luận về bài phỏng vấn này cũng như đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com cũng như trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 độ plus. Nguyễn Trung xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Ông Michael Posner: Tôi nghĩ chúng tôi đã có các cuộc thảo luận tốt đẹp, thẳng thắn và mang tính xây dựng. Chúng tôi rõ ràng vẫn có những khác biệt, nhưng tôi cho rằng có sự thừa nhận cả ở phía chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam rằng vấn đề nhân quyền là một thành phần của mối quan hệ.
Chúng tôi có mối quan tâm về kinh tế, an ninh và chính trị, và nhân quyền cũng là một thành tố trong tổng thể mối bang giao đó. Chính bởi vậy, chúng tôi tiến hành các cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền. Những cuộc trao đổi này rất quan trọng vì đó là dịp chúng tôi nêu lên các quan ngại.
Như tôi đã nói, đúng là còn tồn tại những bất đồng, nhưng có những điều chúng tôi vẫn có thể cùng nhau giải quyết.
VOA: Như vậy, chính quyền Hà Nội đồng ý với quan điểm của phía Mỹ rằng, nhân quyền là yếu tố cơ bản nhằm thúc đẩy quan hệ song phương?
Ông Michael Poster: Tôi cho rằng họ đồng tình thông qua hành động. Chúng tôi tiến hành thảo luận hàng năm và các cuộc đối thoại mang rất nhiều thực chất.
Có những lĩnh vực chúng tôi đồng ý cùng nhau hợp tác làm việc, ví dụ như, chính phủ Việt Nam nghiêm túc cân nhắc thông qua hiệp ước bãi bỏ các hình thức tra tấn và đối xử thô bạo. Chúng tôi cũng đã ký biên bản ghi nhớ, hợp tác với chính quyền Việt Nam một khi họ thông qua nhằm thực thi tốt nhất hiệp ước đó.
Đó là những dấu hiệu chứng tỏ chúng tôi hợp tác với nhau, nhưng đồng thời chúng tôi vẫn còn bất đồng về một số vấn đề.
VOA: Khi ông tới Việt Nam, ông có cơ hội gặp các nhà hoạt động được coi là bất đồng chính kiến với chính phủ, để lắng nghe câu chuyện của họ không, thưa ông?
Ông Michael Posner: Có. Chúng tôi đã trao đổi với thân nhân của một số người bị cầm tù vì các hoạt động của họ. Chúng tôi cũng tới thăm và nói chuyện với một nhà hoạt động. Chúng tôi cố gắng tiến hành các cuộc thảo luận chính thức với chính quyền Việt Nam cũng như lắng nghe người dân.
VOA: Trong một cuộc phỏng vấn với VOA tiếng Việt gần đây, vợ của một nhà văn từng bị kết án tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ có đưa ra nhận định rằng, nhân quyền là ‘các quyền của con người mà tất cả mọi người đều được hưởng, như quyền được nói, quyền được bày tỏ quan điểm, quyền được viết’. Ông là luật sư nghiên cứu về vấn đề nhân quyền hơn 30 năm qua, ông định nghĩa nhân quyền như thế nào?
Ông Michael Posner: Nhân quyền được xác định bởi một hiệp ước và thỏa thuận mang tính quốc tế, đó là Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.
Tuyên bố này chỉ rõ các quyền dân sự cũng như chính trị, ví dụ như quyền không bị tra tấn, bị giam giữ mà không được đem ra xét xử, hay quyền được bày tỏ quan điểm tự do cũng như quyền tiếp cận pháp lý và được xét xử công bằng. Tất cả những quyền như tự do báo chí, quyền kiến nghị chính phủ tham gia tiến trình chính trị, đều được ghi và công nhận trong hiệp ước và được phần lớn các quốc gia trên thế giới công nhận.
VOA: Trong một cuộc điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ về ‘Tự do Internet toàn cầu cũng như về pháp quyền’ hôm 2/3/2010, ông đã nói, xin trích, ‘chúng tôi tích cực liên hệ và trao đổi với các chính phủ khi các blogger hay các nhà hoạt động trên mạng bị tấn công, hay khi nội dung cũng như dịch vụ bị chặn. Lấy ví dụ, khi một trang web xã hội được nhiều người sử dụng bị chặn ở Việt Nam hồi cuối năm ngoái, chúng tôi đã nêu quan ngại với các giới chức Việt Nam cả ở Washington và Hà Nội’. Thưa ông, Việt Nam hồi đáp ra sao trước các quan ngại của phía Mỹ?
Ông Michael Posner: Chúng tôi vẫn tiếp tục nêu quan ngại về chuyện hạn chế tự do Internet với chính phủ Việt Nam. Ngoại trưởng Clinton đã nêu vấn đề này khi tới Việt Nam mùa thu năm ngoái. Chúng tôi cũng đã thảo luận nhiều về chủ đề này trong cuộc đối thoại song phương hồi tháng 12. Tôi nghĩ rằng đây cũng là một lĩnh vực chúng tôi còn bất đồng với Hà Nội.
Theo quan điểm của chúng tôi, tồn tại tình trạng giới hạn vô lý về tiếp cận mạng toàn cầu và tự do Internet ở Việt Nam. Nhưng xét về một khía cạnh nào đó, chính phủ Việt Nam đã không đồng ý, và cho rằng họ làm điều đó để bảo vệ an ninh quốc gia cũng như bảo vệ luật pháp nội bộ. Đây là một vấn đề chúng tôi sẽ tiếp tục hối thúc nhằm dẫn tới thay đổi.
VOA: Thưa ông, cho tới những ngày đầu năm 2011, cộng đồng người sử dụng Facebook ở Việt Nam vẫn còn phàn nàn về việc khó khăn khi truy cập trang web này. Hoa Kỳ sẽ làm gì tiếp để bày tỏ quan ngại của mình?
Ông Michael Posner: Chúng tôi dĩ nhiên tiếp tục theo dõi tình trạng chặn Facebook, mà chúng tôi biết vẫn diễn ra trong năm vừa qua. Chúng tôi tiếp tục bày tỏ và giữ nguyên quan điểm rằng Internet cần phải được duy trì cởi mở và tự do để người dân có thể tự do bày tỏ quan điểm trong cộng đồng, cũng như trên toàn quốc hay mở rộng ra trên toàn thế giới.
Số người sử dụng Internet ở Việt Nam rất lớn, và đó là điều tốt. Nhưng chúng tôi cũng đồng thời cho rằng chính phủ cần phải nới lỏng giới hạn Internet để người dân có thể tự do bày tỏ quan điểm.
VOA: Trong một cuộc điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ hồi tháng Ba năm 2010, ông có nói rằng tại các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam, nơi các xã hội dân sự yếu kém cộng với tình trạng thiếu các phong trào lao động độc lập đã khiến sự tham gia của các công ty nước ngoài là một bước đi rất hứa hẹn nhằm dẫn tới thay đổi. Lý do vì sao, thưa ông?
Ông Michael Posner: Nhìn chung, không chỉ riêng Việt Nam, mà còn ở các xã hội châu Á, Mỹ Latin và các xã hội khác, có cơ hội hợp tác và làm việc với các công ty hoạt động trên toàn cầu nhằm thúc ép họ thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho các công nhân làm việc cho họ.
Đối với các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam cho các công ty toàn cầu hay công ty Mỹ, tôi nghĩ chúng tôi có cơ hội khuyến khích các công ty nổi tiếng toàn cầu đó gia tăng việc tôn trọng quyền của người lao động ở Việt Nam.
VOA: Thưa ông, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ cũng như các tổ chức người Việt ở hải ngoại nhiều năm qua đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo, tức CPC. Ông nghĩ sao về lời kêu gọi này?
Ông Michael Posner: Chúng tôi làm việc chặt chẽ với ủy ban này. Chúng tôi dĩ nhiên quan tâm tới những quan ngại của họ. Một phần trong cuộc đối thoại hồi tháng 12, chúng tôi đã thảo luận nhiều về một loạt các vấn đề về tự do tôn giáo.
Hiện chúng tôi đang trong quá trình hoàn tất quyết định về việc nước nào sẽ bị đưa vào danh sách CPC.
VOA: Cũng liên quan tới vấn đề tự do tôn giáo, ngày 18/11/2010, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố rằng ‘báo cáo Tự do Tôn giáo quốc tế 2010 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đưa ra những đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về Việt Nam’. Suy nghĩ của ông như thế nào, thưa ông?
Ông Michael Posner: Chúng tôi giữ vững quan điểm đưa ra trong báo cáo. Đây là kết quả làm việc không mệt mỏi của các nhân viên ngoại giao làm việc tại Washington cũng như tại đại sứ quán ở Việt Nam.
Nếu chính phủ Việt Nam thấy có vấn đề gì cụ thể hoặc thấy điều gì không chính xác, chúng tôi sẽ xem lại. Nhưng chúng tôi giữ vững quan điểm đã nêu.
VOA: Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, đã bày tỏ mong muốn của Việt Nam về việc thiết lập ‘quan hệ đối tác chiến lược’ với Hoa Kỳ. Vậy những khác biệt thực sự mà ông đề cập ảnh hưởng ra sao tới việc mở rộng mối bang giao giữa hai quốc gia?
Ông Michael Posner: Tôi nghĩ rằng mối quan hệ chiến lược là điều quan trọng và cũng là điều chúng tôi cũng muốn hướng tới. Nhưng đối với chúng tôi, thành tố quan trọng là các vấn đề nhân quyền cần phải được chính phủ Việt Nam nghiêm túc giải quyết, và cần phải được cải thiện.
Đây là một phần của mối quan hệ chiến lược, và sẽ luôn là vậy. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc ép về vấn đề này.
Cám ơn Trợ lý Ngoại trưởng Michael Posner. Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Quý vị có thể bình luận về bài phỏng vấn này cũng như đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com cũng như trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 độ plus. Nguyễn Trung xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Bộ trưởng Gates: Các cuộc đàm phán với TQ 'có hiệu quả'
Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tuyên bố các cuộc đàm phán nhắm hàn gắn quan hệ giữa quân đội Hoa Kỳ và quân đội Trung Quốc đã mang lại nhiều thành quả.
Ông Gates nói: “Tôi nghĩ rằng các cuộc thảo luận rất xây dựng và dọn đường cho việc nâng mối quan hệ giữa quân đội hai nước lên một tầm mức mới.”
Ông Gates phát biểu với các phóng viên tại Vạn Lý Trường Thành hôm nay, là chặng dừng chót của ông tại Trung Quốc trước khi lên đường đi Tokyo.
Trước đó trong ngày, ông Gates đã thực hiện chuyến thăm hãn hữu tới trung tâm chỉ huy chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc, là cơ quan nắm quyền kiểm soát các lực lượng phi đạn chiến lược quy ước và hạt nhân. Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có các phi đạn có thể phóng tới các bờ biển của nhau, mặc dầu 2 quốc gia đều nói là không có ý định sử dụng vũ khí như thế.
Ông Gates cho biết các cuộc đàm phán của ông – đề cập đến sách lược hạt nhân và đường lối chung của Trung Quốc nhằm giải quyết xung đột – bao gồm nhiều vấn đề và rất “cởi mở”. Ông đã họp với các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao của Trung Quốc và Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Ông Gates nói tiếp: “Cảm tưởng của tôi là cả giới lãnh đạo dân sự và quân sự dường như đều có quyết tâm đưa mối quan hệ này tiến xa hơn, và xây dựng trên mối quan hệ đó. Có thể có những người đặt vấn đề. Nhưng chắc chắn tôi không gặp những người đó trong chuyến đi này, và tôi rất phấn khởi đi tới.”
Hôm nay, Trung Quốc lại trấn an Hoa Kỳ rằng không nên coi chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của phản lực cơ chiến đấu tàng hình vào ngày hôm trước của họ như một mối đe dọa.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải nói với các phóng viên rằng các nước khác không nên lo ngại về chiến đấu cơ tối tân này.
Ông Thôi Thiên Khải nói việc khai triển máy bay này không nhắm mục tiêu vào bất cứ nước nào. Ông cũng nói rằng thời điểm thực hiện chuyến bay thử nghiệm không có liên hệ gì tới chuyến thăm của ông Gates.
Ông Gates là bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Hoa Kỳ đi thăm Trung Quốc từ 5 năm nay. Năm ngoái, Trung Quốc đã rút ra khỏi các cuộc đàm phán quân sự và rút lại lời mời trước đó đã gửi tới ông Gates để phản đối vụ Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, một hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh vẫn coi là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Sau các cuộc họp tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Gates sẽ đến Nam Triều Tiên vào ngày thứ Sáu trước khi trở về nước.
Ông Gates nói: “Tôi nghĩ rằng các cuộc thảo luận rất xây dựng và dọn đường cho việc nâng mối quan hệ giữa quân đội hai nước lên một tầm mức mới.”
Ông Gates phát biểu với các phóng viên tại Vạn Lý Trường Thành hôm nay, là chặng dừng chót của ông tại Trung Quốc trước khi lên đường đi Tokyo.
Trước đó trong ngày, ông Gates đã thực hiện chuyến thăm hãn hữu tới trung tâm chỉ huy chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc, là cơ quan nắm quyền kiểm soát các lực lượng phi đạn chiến lược quy ước và hạt nhân. Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có các phi đạn có thể phóng tới các bờ biển của nhau, mặc dầu 2 quốc gia đều nói là không có ý định sử dụng vũ khí như thế.
Ông Gates cho biết các cuộc đàm phán của ông – đề cập đến sách lược hạt nhân và đường lối chung của Trung Quốc nhằm giải quyết xung đột – bao gồm nhiều vấn đề và rất “cởi mở”. Ông đã họp với các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao của Trung Quốc và Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Ông Gates nói tiếp: “Cảm tưởng của tôi là cả giới lãnh đạo dân sự và quân sự dường như đều có quyết tâm đưa mối quan hệ này tiến xa hơn, và xây dựng trên mối quan hệ đó. Có thể có những người đặt vấn đề. Nhưng chắc chắn tôi không gặp những người đó trong chuyến đi này, và tôi rất phấn khởi đi tới.”
Hôm nay, Trung Quốc lại trấn an Hoa Kỳ rằng không nên coi chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của phản lực cơ chiến đấu tàng hình vào ngày hôm trước của họ như một mối đe dọa.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải nói với các phóng viên rằng các nước khác không nên lo ngại về chiến đấu cơ tối tân này.
Ông Thôi Thiên Khải nói việc khai triển máy bay này không nhắm mục tiêu vào bất cứ nước nào. Ông cũng nói rằng thời điểm thực hiện chuyến bay thử nghiệm không có liên hệ gì tới chuyến thăm của ông Gates.
Ông Gates là bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Hoa Kỳ đi thăm Trung Quốc từ 5 năm nay. Năm ngoái, Trung Quốc đã rút ra khỏi các cuộc đàm phán quân sự và rút lại lời mời trước đó đã gửi tới ông Gates để phản đối vụ Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, một hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh vẫn coi là thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Sau các cuộc họp tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Gates sẽ đến Nam Triều Tiên vào ngày thứ Sáu trước khi trở về nước.
Đại Hội Làm Cảnh
(01/13/2011) (Xem: 266)
Tác giả : Nguyễn Xuân Nghĩa & Việt Long RFA
Đại Hội Làm Cảnh
Nguyễn Xuân Nghĩa & Việt Long RFA
...chỉ là sự đa nguyên hình thức của các đại gia Mafia...
Đại hội Toàn quốc Khóa 11 của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã họp tại Hà Nội ngày 11 tháng Giêng để tuyển chọn thành phần lãnh đạo sẽ đưa Việt Nam vượt qua thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Do Việt Long thực hiện, Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về hướng đi này qua phần trao đổi sau đây cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, theo dõi việc chuẩn bị Đại hội toàn quốc cho khoá 11 của đảng Cộng sản Việt Nam và đối chiếu với các vấn đề kinh tế của Việt Nam, ông nhận định như thế nào về Đại hội này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Mọi tổ chức chính trị đều có phiên họp định kỳ để duyệt xét thành quả và chuẩn bị mục tiêu đường hướng cho tương lai. Đảng Cộng sản Việt Nam thì khẳng định đã xác định mục tiêu và đường hướng đúng đắn ngay từ đầu và đã giành được những thắng lợi vĩ đại cho nên những nhiệm vụ hay phương hướng mà đảng đề ra chỉ là một tập hợp thiếu hào hứng của các khẩu hiệu quá quen thuộc, kể cả mục tiêu quái đản và ngược đời là tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Vì việc thảo luận xem mục tiêu và đường hướng ấy có thích hợp cho quốc gia dân tộc hay không là điều mà đảng không cho phép và mọi người chỉ có thể tung hô tán đồng nên ta khó bàn về chuyện đó. Trong nước, nhiều người đã nêu ý kiến phản bác từ lâu rồi, trước hết là mục tiêu gọi là tiến lên chủ nghĩa xã hội và sau đó là cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa hay việc chế độ công hữu và khu vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhưng phát biểu ấy không có kết quả nên tôi thiển nghĩ rằng không nên mất thêm thời giờ góp ý về một sinh hoạt do đảng tự biên tự diễn và tự ngợi ca.
- Nếu có chi tiết duy nhất đáng chú ý vì gây tò mò thì đó là chuyện nhân sự khi đảng lật đật họp Hội nghị Ban chấp hành Trung ương kỳ 15 ngay sau kỳ 14 và trước khi Đại hội khai mạc. Thật ra, Đại hội sẽ biểu quyết thành phần nhân sự do các Hội nghị Trung ương của khoá trước tuyển chọn trong hậu trường nên cả Đại hội chỉ là sự dàn cảnh cho diễn viên sân khấu mà thôi. Đây là một "Đại hội làm cảnh". Khi báo chí trong nước mà tường thuật các nhận định của truyền thông quốc tế thì cũng chỉ nói đến chuyện Hà Nội trang hoàng rực rỡ chứ chẳng loan tin gì về sự hoài nghi của truyền thông các nước thì đúng là một sinh hoạt trình diễn làm cảnh.
Việt Long: Nhưng nếu Đại hội chỉ là chuyện thay bậc đổi ngôi về nhân sự, thì ông nghĩ sao về thành phần nhân sự này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Đại hội quy tụ 1.377 đại biểu đã được chọn bên trong để bầu ra một Ban chấp hành Trung ương, rồi cơ chế có chừng 170 người này sẽ bầu ra Bộ Chính trị theo bài bản định sẵn mà không hề công khai hóa nên ta có thể hoài nghi quy tắc gọi là "dân chủ trong đảng". Mà dân chủ trong một đảng độc quyền, tức là dân chủ kiểu xã hội chủ nghĩa, thì vốn dĩ cũng chẳng là một lý tưởng tốt đẹp cho cả nước. Yếu tố ấy có giải thích vì sao các đại biểu đều luôn luôn nhất trí cổ võ và ngợi ca đường lối đúng đắn của đảng từ khóa này đến khóa sau. Bài bản dàn dựng là một kịch bản hơi thô thiển.
- Xét vào chi tiết thì trong số 1.377 đại biểu, có 1.376 người đã vào đảng từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975, họ thừa hưởng thành quả của chiến thắng nên biết phép "ăn cây nào rào cây ấy". Thành phần gia nhập sau khi đảng Cộng sản bị khủng hoảng vì sai lầm nặng trong hoà bình, tức là từ Đại hội VI trở về sau, thì chỉ có 360 người. Họ sẽ kiên nhẫn đợi ngày lên tới đỉnh chứ cũng chẳng dám có tư tưởng cách mạng trong môi trường mờ ảo và mờ đục của việc tuyển chọn.
- Duy nhất có vận động là trong thành phần chóp bu ở trên cùng. Mà cũng chỉ là vận động trong khuôn khổ gọi là "phải đạo" của đỉnh chung và quyền lợi. Đó là một hình thái khác của việc tranh đoạt quyền lực và quyền lợi nơi quan trường, một hiện tượng khá phổ biến thời phong kiến.
Việt Long: Trước khi chuyển qua đề mục chính là vấn đề kinh tế, ông có nghĩ là những vận động trên chóp bu như ông vừa trình bày có phần nào thể hiện sự tranh luận hay thảo luận về đường hướng lãnh đạo hay không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Người ta cứ mong chuyện hão huyền đó chứ thực chất vẫn là đỉnh chung, chỉ là quyền lợi. Tiêu chuẩn giới hạn về tuổi tác là 65 tuổi mà được du di khá linh động cho phù hợp với hoàn cảnh của một số người thì cũng vì lẽ đó. Cho nên, tranh luận hay đổi chác về quyền lợi thì có, chứ chẳng ai dại gì xoá bỏ bàn cờ để bầy ra một cuộc chơi mới khi đã nhịn nhục và gian nan để lên tới đó. Sau này, khi đã về hưu và đảm bảo cho con cháu có chỗ đứng chỗ ngồi rồi, thì một vài người mới phát biểu thật - dù chỉ một phần thôi - về lẽ đúng sai của đảng về quyền lợi đất nước. Điều ấy chỉ cho thấy rằng không hề có dân chủ trong đảng và những ý kiến trái dòng thường không được chấp nhận dù là ý kiến xuất phát từ thực tế khách quan.
- Nếu chỉ nhìn vào bèo bọt của bề mặt thì người ta có cảm tưởng là có tranh chấp về quan điểm trên thượng tầng là giữa mười mấy người trong Bộ Chính trị, thực chất lại không được như vậy. Trên thượng tầng thì vẫn chỉ là sự đa nguyên hình thức của các đại gia Mafia, mỗi phe kiểm soát một số khu vực quyền lực và quyền lợi rồi tạo ấn tượng là có sự chuyển động hào hứng trên bình diện lý luận. Ta nên nghĩ đến một bồn nước ngọt, bên trong là mấy con cá đá cũng biết xù vây hùng hổ lắm. Không hiểu sao chứ cái từ "vây cánh" lại diễn tả chính xác sự thể bi đát của một bồn nước ngọt khi thế giới là một đại dương!
Việt Long: Bước qua chuyện kinh tế, ông có kỳ vọng gì ở Đại hội XI không khi mà việc quản lý vĩ mô đã gặp vấn đề trong năm nay và khu vực kinh tế nhà nước đang chứng tỏ sự yếu kém của nó, điển hình là việc tập đoàn Vinashin bị vỡ nợ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng siêu thực khi đối chiếu thực tế kinh tế xã hội với các văn kiện của đảng.
- Lý luận của đảng hoàn toàn tách rời khỏi đời sống thật và phủ nhận thực tế đã mười mươi rõ rệt. Đảng chính trị này sống trong bong bóng ảo như một bồn nước ngọt là theo kiểu cá cảnh là như vậy. Và ngay trước khi Đại hội khai mạc, người ta còn bắt bớ giam cầm những ai bất đồng chính kiến rồi còn ngăn chặn và hành hung các nhà ngoại giao thì quả là siêu hiện thực, là không thể tưởng tượng nổi.
Việt Long: Ông cho rằng thực tế kinh tế và xã hội phải được phản ảnh trong các văn kiện đảng, thí dụ như bản cương lĩnh chính trị hoặc báo cáo chính trị hay chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm tới. Những vẫn đề thực tế ấy là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thứ nhất, từ tình trạng nghèo đói lạc hậu mà đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân là 7% thì chẳng có gì là kỳ diệu mà vẫn được văn kiện đảng đưa lên làm thành tích chói lọi của đảng để biện minh cho quyền lực. Nếu nhìn ra ngoài hay vào lịch sử thì các quốc gia bị chiến tranh hay khủng hoảng như Afghanistan hay Ethiopia cũng đã đạt tốc độ cao gấp bội!
- Thứ hai, muốn đạt mức tăng trưởng 7% đó, Việt Nam hao tổn công sức gấp đôi các quốc gia có cùng trình độ phát triển. Đây là ta theo tiêu chuẩn phổ biến của Ngân hàng Thế giới khi dùng "chỉ số xuất lượng tư bản" hay "Incremental Capital Output Ratio" gọi tắt là ICOR, để so sánh tổng số đầu tư là 42% tổng sản lượng với kết quả là gia tăng được quãng 7%; 42 mà chia cho bẩy thì cho ta chỉ số là 6, cao gấp đôi các xứ khác vì hiệu năng của mình chỉ bằng phân nửa. Cho nên chẳng có gì là đáng tự hào hay lạc quan nếu như người dân biết ra sự thật và cũng vì vậy mà người dân bị bịt mắt và thông tin bị kiểm soát.
- Thứ ba, vì tiết kiệm nội địa của Việt Nam ở khoảng 30% tổng sản lượng nên khi đầu tư 42% thì Việt Nam phải nhập tư bản từ bên ngoài vào, ít ra là 10% để đạt kết quả 7% ấy. Ai có quyền đi vay tư bản để kinh doanh nếu không phải là nhà nước? Và kinh doanh như thế nào? Là trút cho doanh nghiệp nhà nước theo quan niệm sai lầm là lấy khu vực kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Thực tế thì đáng lẽ đảng phải xét thẳng vào kết quả kinh doanh của các Tổng công ty và các Tập đoàn Kinh tế mà sửa sai và cải cách, chuyện ấy lại không hề có.
Việt Long: Theo như ông nghĩ, đáng lẽ vai trò của doanh nghiệp nhà nước phải là một đề mục thảo luận trong đảng về chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm tới?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy và sau đó Quốc hội sắp tới sẽ phải đề ra cho chính phủ đường hướng cải cách doanh nghiệp nhà nước như một ưu tiên.
- Chúng ta biết doanh nghiệp nhà nước ở mọi nơi đều có hiệu năng thua kém doanh nghiệp của tư nhân, ở Việt Nam thì bình quân chỉ bằng một phần tám nếu xét về hiệu năng đầu tư và khả năng thu dụng nhân công. Nhưng chúng tồn tại là nhờ chính sách ưu đãi của đảng, là nhờ cái gọi là "định hướng xã hội chủ nghĩa" rất tai hại. Cụ thể là chúng thu hút hơn 40% lượng tư bản của quốc dân mà chỉ đóng góp có 25% vào sản lượng toàn quốc cho nên là những trung tâm phao phí nội lực quốc dân nhưng lại là nguồn đỉnh chung béo bở cho đảng viên cán bộ cho nên trở thành điển hình của bất công trong khái niệm "định hướng xã hội chủ nghĩa".
- Thế rồi, nhờ thế lực chính trị đó, doanh nghiệp nhà nước khuynh đảo quân bình vĩ mô của kinh tế quốc dân, gây ra nạn nhập siêu thương mại vì nhập khẩu bừa phứa và gây bội chi ngân sách vì tận dụng đầu tư của khu vực công, và làm hao tốn tài nguyên quốc gia khi vay mượn một cách vô trách nhiệm. Vụ Vinashin bị vỡ nợ là một thí dụ quá rõ ràng, với tổng số nợ ngoại quốc của riêng tập đoàn này đã lên tới 4,5% tổng sản lượng quốc dân. Đáng lẽ những sự kiện ấy phải được đảng đem ra bàn cãi và sửa sai trong Đại hội XI mà ta có thấy đâu? Họ sống trong cõi ảo là như vậy.
Việt Long: Nếu chúng ta muốn có những ý hướng tích cực thì nên đề nghị việc cải cách doanh nghiệp nhà nước như thế nào?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trước hết, các định chế quốc tế và cơ quan cấp viện các nước đều hàng năm đưa ra khuyến cáo theo chiều hướng đó mà không có kết quả nên ta không có kỳ vọng.
- Bây giờ, đến lượt các chủ nợ phản ảnh sự đánh giá của họ qua phân lời trái phiếu cao hơn các thị trường khác, tức là đi vay sẽ trả giá đắt hơn, là điều oan ức cho người dân vì chính người dân sẽ phải trả nợ sau này mà lại không được biết. Nói về chuyện vay mượn thì nhà nước Việt Nam thực tế đi vay tới hơn 50% tổng sản lượng, trong đó có chừng 30% tức là khoảng 30 tỷ đô la, là ngoại trái, là vay ngoại quốc. Với một dự trữ ngoại tệ chỉ còn có 14 tỷ và mỗi tháng nhập siêu thêm hơn một tỷ thì tình hình quả là nguy ngập. Đây là chưa nói tới chừng 40 tỷ là do doanh nghiệp nhà nước vay mượn các ngân hàng trong nước qua sự bảo đảm mặc nhiên của nhà nước. Như vậy, nhà nước mắc nợ rất nặng và phải quản lý một cơ chế vĩ mô thất quân bình chính là vì khu vực kinh tế nhà nước. Nếu như đảng Cộng sản thực tâm lo cho dân cho nước thì việc cải cách này phải là một ưu tiên chiến lược vì là cái lò xo, cái cốt lõi của khủng hoảng.
- Một cách cụ thể thì đảng Cộng sản phải lập kế hoạch chấn chỉnh rồi lần lượt giải tư doanh nghiệp nhà nước, là tư nhân hoá hay cổ phần hóa hệ thống lãng phí và tham nhũng này. Cần một cơ quan ngang bộ với nhiệm vụ tập trung quản lý và giám sát hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tiến tới cổ phần hóa, chứ đấy không thể là nhiệm vụ của một ông Thủ tướng. Nhưng đấy là điều bất khả vì hệ thống chính trị và những mắc mứu quyền lợi ở bên dưới. Chuyện nhân sự ở trên chỉ phản ảnh quyền lợi ở dưới và đấy là một tai họa cho Việt Nam ở dưới chân Trung Quốc. Hãy tìm hiểu xem họ cải cách doanh nghiệp nhà nước như thế nào thì mình rõ.
Việt Long: Xin cảm tạ ông Nghĩa và xin hẹn là sẽ trở lại đề tài cải cách này.
Giới Thiệu: Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa là chuyên gia kinh tế và bình luận gia đã cộng tác với Việt Báo từ nhiều năm nay. Ông còn là Trưởng ban Tuyển chọn Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo từ năm 2003 và chủ bút Giai phẩm Xuân Việt Báo từ Xuân Giáp Thân 2004. Kể từ 2011, ông Nguyễn Xuân Nghĩa thực hiện một blog có tên là DAINAMAX để giới thiệu những bài viết có giá trị của khắp nơi cho quý độc giả. Việt Báo xin ân cần giới thiệu với quý vị gần xa một địa chỉ đáng tham khảo: http://www.dainamax.org/
Nguyễn Xuân Nghĩa & Việt Long RFA
...chỉ là sự đa nguyên hình thức của các đại gia Mafia...
Đại hội Toàn quốc Khóa 11 của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã họp tại Hà Nội ngày 11 tháng Giêng để tuyển chọn thành phần lãnh đạo sẽ đưa Việt Nam vượt qua thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Do Việt Long thực hiện, Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về hướng đi này qua phần trao đổi sau đây cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, theo dõi việc chuẩn bị Đại hội toàn quốc cho khoá 11 của đảng Cộng sản Việt Nam và đối chiếu với các vấn đề kinh tế của Việt Nam, ông nhận định như thế nào về Đại hội này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Mọi tổ chức chính trị đều có phiên họp định kỳ để duyệt xét thành quả và chuẩn bị mục tiêu đường hướng cho tương lai. Đảng Cộng sản Việt Nam thì khẳng định đã xác định mục tiêu và đường hướng đúng đắn ngay từ đầu và đã giành được những thắng lợi vĩ đại cho nên những nhiệm vụ hay phương hướng mà đảng đề ra chỉ là một tập hợp thiếu hào hứng của các khẩu hiệu quá quen thuộc, kể cả mục tiêu quái đản và ngược đời là tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Vì việc thảo luận xem mục tiêu và đường hướng ấy có thích hợp cho quốc gia dân tộc hay không là điều mà đảng không cho phép và mọi người chỉ có thể tung hô tán đồng nên ta khó bàn về chuyện đó. Trong nước, nhiều người đã nêu ý kiến phản bác từ lâu rồi, trước hết là mục tiêu gọi là tiến lên chủ nghĩa xã hội và sau đó là cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa hay việc chế độ công hữu và khu vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhưng phát biểu ấy không có kết quả nên tôi thiển nghĩ rằng không nên mất thêm thời giờ góp ý về một sinh hoạt do đảng tự biên tự diễn và tự ngợi ca.
- Nếu có chi tiết duy nhất đáng chú ý vì gây tò mò thì đó là chuyện nhân sự khi đảng lật đật họp Hội nghị Ban chấp hành Trung ương kỳ 15 ngay sau kỳ 14 và trước khi Đại hội khai mạc. Thật ra, Đại hội sẽ biểu quyết thành phần nhân sự do các Hội nghị Trung ương của khoá trước tuyển chọn trong hậu trường nên cả Đại hội chỉ là sự dàn cảnh cho diễn viên sân khấu mà thôi. Đây là một "Đại hội làm cảnh". Khi báo chí trong nước mà tường thuật các nhận định của truyền thông quốc tế thì cũng chỉ nói đến chuyện Hà Nội trang hoàng rực rỡ chứ chẳng loan tin gì về sự hoài nghi của truyền thông các nước thì đúng là một sinh hoạt trình diễn làm cảnh.
Việt Long: Nhưng nếu Đại hội chỉ là chuyện thay bậc đổi ngôi về nhân sự, thì ông nghĩ sao về thành phần nhân sự này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Đại hội quy tụ 1.377 đại biểu đã được chọn bên trong để bầu ra một Ban chấp hành Trung ương, rồi cơ chế có chừng 170 người này sẽ bầu ra Bộ Chính trị theo bài bản định sẵn mà không hề công khai hóa nên ta có thể hoài nghi quy tắc gọi là "dân chủ trong đảng". Mà dân chủ trong một đảng độc quyền, tức là dân chủ kiểu xã hội chủ nghĩa, thì vốn dĩ cũng chẳng là một lý tưởng tốt đẹp cho cả nước. Yếu tố ấy có giải thích vì sao các đại biểu đều luôn luôn nhất trí cổ võ và ngợi ca đường lối đúng đắn của đảng từ khóa này đến khóa sau. Bài bản dàn dựng là một kịch bản hơi thô thiển.
- Xét vào chi tiết thì trong số 1.377 đại biểu, có 1.376 người đã vào đảng từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975, họ thừa hưởng thành quả của chiến thắng nên biết phép "ăn cây nào rào cây ấy". Thành phần gia nhập sau khi đảng Cộng sản bị khủng hoảng vì sai lầm nặng trong hoà bình, tức là từ Đại hội VI trở về sau, thì chỉ có 360 người. Họ sẽ kiên nhẫn đợi ngày lên tới đỉnh chứ cũng chẳng dám có tư tưởng cách mạng trong môi trường mờ ảo và mờ đục của việc tuyển chọn.
- Duy nhất có vận động là trong thành phần chóp bu ở trên cùng. Mà cũng chỉ là vận động trong khuôn khổ gọi là "phải đạo" của đỉnh chung và quyền lợi. Đó là một hình thái khác của việc tranh đoạt quyền lực và quyền lợi nơi quan trường, một hiện tượng khá phổ biến thời phong kiến.
Việt Long: Trước khi chuyển qua đề mục chính là vấn đề kinh tế, ông có nghĩ là những vận động trên chóp bu như ông vừa trình bày có phần nào thể hiện sự tranh luận hay thảo luận về đường hướng lãnh đạo hay không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Người ta cứ mong chuyện hão huyền đó chứ thực chất vẫn là đỉnh chung, chỉ là quyền lợi. Tiêu chuẩn giới hạn về tuổi tác là 65 tuổi mà được du di khá linh động cho phù hợp với hoàn cảnh của một số người thì cũng vì lẽ đó. Cho nên, tranh luận hay đổi chác về quyền lợi thì có, chứ chẳng ai dại gì xoá bỏ bàn cờ để bầy ra một cuộc chơi mới khi đã nhịn nhục và gian nan để lên tới đó. Sau này, khi đã về hưu và đảm bảo cho con cháu có chỗ đứng chỗ ngồi rồi, thì một vài người mới phát biểu thật - dù chỉ một phần thôi - về lẽ đúng sai của đảng về quyền lợi đất nước. Điều ấy chỉ cho thấy rằng không hề có dân chủ trong đảng và những ý kiến trái dòng thường không được chấp nhận dù là ý kiến xuất phát từ thực tế khách quan.
- Nếu chỉ nhìn vào bèo bọt của bề mặt thì người ta có cảm tưởng là có tranh chấp về quan điểm trên thượng tầng là giữa mười mấy người trong Bộ Chính trị, thực chất lại không được như vậy. Trên thượng tầng thì vẫn chỉ là sự đa nguyên hình thức của các đại gia Mafia, mỗi phe kiểm soát một số khu vực quyền lực và quyền lợi rồi tạo ấn tượng là có sự chuyển động hào hứng trên bình diện lý luận. Ta nên nghĩ đến một bồn nước ngọt, bên trong là mấy con cá đá cũng biết xù vây hùng hổ lắm. Không hiểu sao chứ cái từ "vây cánh" lại diễn tả chính xác sự thể bi đát của một bồn nước ngọt khi thế giới là một đại dương!
Việt Long: Bước qua chuyện kinh tế, ông có kỳ vọng gì ở Đại hội XI không khi mà việc quản lý vĩ mô đã gặp vấn đề trong năm nay và khu vực kinh tế nhà nước đang chứng tỏ sự yếu kém của nó, điển hình là việc tập đoàn Vinashin bị vỡ nợ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng siêu thực khi đối chiếu thực tế kinh tế xã hội với các văn kiện của đảng.
- Lý luận của đảng hoàn toàn tách rời khỏi đời sống thật và phủ nhận thực tế đã mười mươi rõ rệt. Đảng chính trị này sống trong bong bóng ảo như một bồn nước ngọt là theo kiểu cá cảnh là như vậy. Và ngay trước khi Đại hội khai mạc, người ta còn bắt bớ giam cầm những ai bất đồng chính kiến rồi còn ngăn chặn và hành hung các nhà ngoại giao thì quả là siêu hiện thực, là không thể tưởng tượng nổi.
Việt Long: Ông cho rằng thực tế kinh tế và xã hội phải được phản ảnh trong các văn kiện đảng, thí dụ như bản cương lĩnh chính trị hoặc báo cáo chính trị hay chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm tới. Những vẫn đề thực tế ấy là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thứ nhất, từ tình trạng nghèo đói lạc hậu mà đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân là 7% thì chẳng có gì là kỳ diệu mà vẫn được văn kiện đảng đưa lên làm thành tích chói lọi của đảng để biện minh cho quyền lực. Nếu nhìn ra ngoài hay vào lịch sử thì các quốc gia bị chiến tranh hay khủng hoảng như Afghanistan hay Ethiopia cũng đã đạt tốc độ cao gấp bội!
- Thứ hai, muốn đạt mức tăng trưởng 7% đó, Việt Nam hao tổn công sức gấp đôi các quốc gia có cùng trình độ phát triển. Đây là ta theo tiêu chuẩn phổ biến của Ngân hàng Thế giới khi dùng "chỉ số xuất lượng tư bản" hay "Incremental Capital Output Ratio" gọi tắt là ICOR, để so sánh tổng số đầu tư là 42% tổng sản lượng với kết quả là gia tăng được quãng 7%; 42 mà chia cho bẩy thì cho ta chỉ số là 6, cao gấp đôi các xứ khác vì hiệu năng của mình chỉ bằng phân nửa. Cho nên chẳng có gì là đáng tự hào hay lạc quan nếu như người dân biết ra sự thật và cũng vì vậy mà người dân bị bịt mắt và thông tin bị kiểm soát.
- Thứ ba, vì tiết kiệm nội địa của Việt Nam ở khoảng 30% tổng sản lượng nên khi đầu tư 42% thì Việt Nam phải nhập tư bản từ bên ngoài vào, ít ra là 10% để đạt kết quả 7% ấy. Ai có quyền đi vay tư bản để kinh doanh nếu không phải là nhà nước? Và kinh doanh như thế nào? Là trút cho doanh nghiệp nhà nước theo quan niệm sai lầm là lấy khu vực kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Thực tế thì đáng lẽ đảng phải xét thẳng vào kết quả kinh doanh của các Tổng công ty và các Tập đoàn Kinh tế mà sửa sai và cải cách, chuyện ấy lại không hề có.
Việt Long: Theo như ông nghĩ, đáng lẽ vai trò của doanh nghiệp nhà nước phải là một đề mục thảo luận trong đảng về chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm tới?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy và sau đó Quốc hội sắp tới sẽ phải đề ra cho chính phủ đường hướng cải cách doanh nghiệp nhà nước như một ưu tiên.
- Chúng ta biết doanh nghiệp nhà nước ở mọi nơi đều có hiệu năng thua kém doanh nghiệp của tư nhân, ở Việt Nam thì bình quân chỉ bằng một phần tám nếu xét về hiệu năng đầu tư và khả năng thu dụng nhân công. Nhưng chúng tồn tại là nhờ chính sách ưu đãi của đảng, là nhờ cái gọi là "định hướng xã hội chủ nghĩa" rất tai hại. Cụ thể là chúng thu hút hơn 40% lượng tư bản của quốc dân mà chỉ đóng góp có 25% vào sản lượng toàn quốc cho nên là những trung tâm phao phí nội lực quốc dân nhưng lại là nguồn đỉnh chung béo bở cho đảng viên cán bộ cho nên trở thành điển hình của bất công trong khái niệm "định hướng xã hội chủ nghĩa".
- Thế rồi, nhờ thế lực chính trị đó, doanh nghiệp nhà nước khuynh đảo quân bình vĩ mô của kinh tế quốc dân, gây ra nạn nhập siêu thương mại vì nhập khẩu bừa phứa và gây bội chi ngân sách vì tận dụng đầu tư của khu vực công, và làm hao tốn tài nguyên quốc gia khi vay mượn một cách vô trách nhiệm. Vụ Vinashin bị vỡ nợ là một thí dụ quá rõ ràng, với tổng số nợ ngoại quốc của riêng tập đoàn này đã lên tới 4,5% tổng sản lượng quốc dân. Đáng lẽ những sự kiện ấy phải được đảng đem ra bàn cãi và sửa sai trong Đại hội XI mà ta có thấy đâu? Họ sống trong cõi ảo là như vậy.
Việt Long: Nếu chúng ta muốn có những ý hướng tích cực thì nên đề nghị việc cải cách doanh nghiệp nhà nước như thế nào?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trước hết, các định chế quốc tế và cơ quan cấp viện các nước đều hàng năm đưa ra khuyến cáo theo chiều hướng đó mà không có kết quả nên ta không có kỳ vọng.
- Bây giờ, đến lượt các chủ nợ phản ảnh sự đánh giá của họ qua phân lời trái phiếu cao hơn các thị trường khác, tức là đi vay sẽ trả giá đắt hơn, là điều oan ức cho người dân vì chính người dân sẽ phải trả nợ sau này mà lại không được biết. Nói về chuyện vay mượn thì nhà nước Việt Nam thực tế đi vay tới hơn 50% tổng sản lượng, trong đó có chừng 30% tức là khoảng 30 tỷ đô la, là ngoại trái, là vay ngoại quốc. Với một dự trữ ngoại tệ chỉ còn có 14 tỷ và mỗi tháng nhập siêu thêm hơn một tỷ thì tình hình quả là nguy ngập. Đây là chưa nói tới chừng 40 tỷ là do doanh nghiệp nhà nước vay mượn các ngân hàng trong nước qua sự bảo đảm mặc nhiên của nhà nước. Như vậy, nhà nước mắc nợ rất nặng và phải quản lý một cơ chế vĩ mô thất quân bình chính là vì khu vực kinh tế nhà nước. Nếu như đảng Cộng sản thực tâm lo cho dân cho nước thì việc cải cách này phải là một ưu tiên chiến lược vì là cái lò xo, cái cốt lõi của khủng hoảng.
- Một cách cụ thể thì đảng Cộng sản phải lập kế hoạch chấn chỉnh rồi lần lượt giải tư doanh nghiệp nhà nước, là tư nhân hoá hay cổ phần hóa hệ thống lãng phí và tham nhũng này. Cần một cơ quan ngang bộ với nhiệm vụ tập trung quản lý và giám sát hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tiến tới cổ phần hóa, chứ đấy không thể là nhiệm vụ của một ông Thủ tướng. Nhưng đấy là điều bất khả vì hệ thống chính trị và những mắc mứu quyền lợi ở bên dưới. Chuyện nhân sự ở trên chỉ phản ảnh quyền lợi ở dưới và đấy là một tai họa cho Việt Nam ở dưới chân Trung Quốc. Hãy tìm hiểu xem họ cải cách doanh nghiệp nhà nước như thế nào thì mình rõ.
Việt Long: Xin cảm tạ ông Nghĩa và xin hẹn là sẽ trở lại đề tài cải cách này.
Giới Thiệu: Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa là chuyên gia kinh tế và bình luận gia đã cộng tác với Việt Báo từ nhiều năm nay. Ông còn là Trưởng ban Tuyển chọn Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo từ năm 2003 và chủ bút Giai phẩm Xuân Việt Báo từ Xuân Giáp Thân 2004. Kể từ 2011, ông Nguyễn Xuân Nghĩa thực hiện một blog có tên là DAINAMAX để giới thiệu những bài viết có giá trị của khắp nơi cho quý độc giả. Việt Báo xin ân cần giới thiệu với quý vị gần xa một địa chỉ đáng tham khảo: http://www.dainamax.org/
Hoa Kỳ thử phi cơ do thám không người lái
LOS ANGELES (AP) - Một phi cơ do thám không người lái có thể hoạt động liên tục trong nhiều ngày và có khả năng cùng lúc quan sát một khu vực rộng lớn hơn cả quốc gia Afghanistan, vừa được thử nghiệm tại sa mạc ở vùng Nam California.
Tờ Los Angeles Times cho hay chiếc phi cơ mang tên “Global Observer” được bí mật cho bay thử hồi tuần qua. Chiếc phi cơ trị giá $30 triệu có cánh dài cỡ cánh của một chiếc phi cơ hàng không dân sự Boeing 747.
Công ty AeroVironment Inc., ở thành phố Monrovia, công ty vẽ kiểu và chế tạo chiếc phi cơ này, nói rằng chiếc phi cơ bay lượn vòng phi trường quân sự Edwards ở độ cao khoảng 5,000 feet (hơn 1,500 m) trong bốn giờ đồng hồ, sử dụng nhiên liệu hydrogen. Trước đây, phi cơ cũng từng bay thử và sử dụng bình điện.
Hai chiếc phi cơ không người lái khác sẽ được thử nghiệm ở phi trường Edwards trong các tuần lễ tới đây. Các phi cơ này hiện chưa có hợp đồng sản xuất và cũng còn cần vài năm nữa mới có thể đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, nếu bộ Quốc Phòng Mỹ đồng ý ký giao kèo, việc này có thể giúp phát triển kỹ nghệ hàng không ở vùng Nam California.
Công ty AeroVironment Inc., trước đây từng chế tạo phi cơ không người lái loại RQ-11 Raven cho không quân Mỹ và RQ-14 Dragon Eye/Swift cho Thủy Quân Lục Chiến. (V.Giang)
Thống đốc California ra lệnh thu hồi 48 ngàn điện thoại công
SACRAMENTO (Sacbee) - Tân thống đốc tiểu bang California, ông Jerry Brown, hôm Thứ Ba ra lệnh thu hồi một nửa số điện thoại di động cấp cho công chức tiểu bang, kể cả chính ông, để tiết kiệm $20 triệu mỗi năm.
“Tôi để điện thoại của tôi trên bàn, sẵn sàng để nộp lại,” ông Brown cho hay.
Thống Ðốc Brown, trong sắc lệnh đầu tiên đưa ra kể từ khi lên nhậm chức tuần qua, ra lệnh thu hồi 48,000 điện thoại di động, từ nay đến ngày 1 tháng 6.
Chính phủ tiểu bang sẽ phải duyệt xét lại danh sách nhân viên đang được cấp điện thoại và xem làm thế nào để đạt được mục tiêu cắt giảm 50%, theo các phụ tá thống đốc.
“Trong hoàn cảnh thiếu hụt ngân sách đến nhiều tỉ dollars, một cái điện thoại di động có vẻ là không tốn kém,” ông Brown cho hay. “Nhưng việc phải chi khoảng $20 triệu, hay có thể nhiều hơn nữa, cho điện thoại di động của công chức, là điều không thể chấp nhận.”
“Chúng ta đang đối diện với cuộc khủng hoảng ngân sách ở California và tôi muốn tiết kiệm ở tất cả mọi khoản, trong khả năng.” Theo lời ông Brown, mỗi điện thoại tiết kiệm khoảng $36 mỗi máy, hay khoảng $1.7 triệu cho tất cả các máy mỗi tháng.
Các phân tích gia chính trị coi lệnh này chỉ có tính hình thức, nhưng cũng quan trọng vì đưa ra thông điệp rằng ông thật sự muốn giảm chi trong lúc thúc đẩy việc gia hạn tăng thuế để có thể thu về $11 tỉ trong 18 tháng tới.
“Ông ta biết rằng nay cử tri rất cẩn thận, rất chú tâm về vấn đề lãng phí, nên nhiệm vụ của ông là phải cho thấy rằng chỗ nào có lãng phí thì sẽ bị chính quyền Brown chặn đứng,” theo lời giáo sư khoa học chính trị Larry Gerston, thuộc đại học San Jose State University.
Hành động của ông Brown là điều mà giới quan sát lâu năm ở thủ phủ Sacramento từng thấy trước kia.
Ở nhiệm kỳ thống đốc California đầu tiên vào thập niên 70s, ông Brown kêu gọi có sự giới hạn, tự lái chiếc xe Plymouth, sống trong một căn chung cư nhỏ và ra lệnh chấm dứt việc tặng cặp da cho viên chức chính quyền ở thủ phủ Sacramento.
Nói chuyện với các ký giả hôm Thứ Ba, ông Brown cũng công nhận rằng việc giảm số điện thoại chỉ là “chuyện nhỏ” trong nỗ lực xóa mức thâm thủng ngân sách tới $26.4 tỉ, nhưng ông cũng nói thêm, rằng ông “mở hết tất cả các ngăn kéo, cửa tủ để tìm xem còn có những gì có thể bỏ bớt đi.” (V.Giang)
CHÀO EM THÁNG GIÊNG NĂM MỚI 2011
Cali Today News - Nhân loại đã bước vào năm mới 2011 được 11 ngày. Ngày đầu năm có bốn con số 1 được gọi là ngày tứ quí, đúng ngày thứ bảy cho nên có nhiều đám cưới Việt Nam được tổ chức tại nhà hàng. Hôm nay ngồi viết bài chào mừng năm mới lại có năm con số 1 (11-1-2011).
Chào em năm mới cũng là chào em tháng giêng. Trời đang mùa đông, San Jose có chỗ lạnh độ đông nước đá. Cây cối trơ trụi cho cảm giác đìu hiu nhưng xen lẫn vào phong cảnh buồn se sắt đó lại có màu vàng rực rỡ của mấy đám cải hoa vàng trên đồi núi, bên đường gây cảm hứng về một mùa xuân đang tới. Chưa hết, lác đác lại có mấy cây lá trên đường phố còn vương vấn mùa thu với màu nữa đỏ nữa vàng. Mùa đông đang ngự trị, mùa xuân he hé và mùa thu tàn lưu luyến là nét đặc biệt của thung lũng hoa vàng trong những ngày đầu năm dương lịch.
Trong khi đó ở những tiểu bang lạnh của Hoa Kỳ, tuyết rơi nhiều làm gián đoạn giao thông, ở miền bắc Việt Nam trời trở rét, miền cao xuống tới 0 độ, Hà Nội vài độ C, học trò nhỏ phải nghỉ ở nhà vì quá lạnh.
Chào em tháng giêng 2011, nền kinh tế nước Mỹ vẫn còn lạnh lẽo như mùa đông. Phải cần nhiều năm mới mong hồi phục và trong bối cảnh thế giới có nhiều quốc gia vươn lên như Trung quốc, Ấn độ, Nam hàn, Ba tây thì ưu thế của Hoa Kỳ đã không còn như xưa. Thời đại khủng hoảng 1930, nước Mỹ vẫn chìm trong thất nghiệp nhiều năm và chỉ đến năm 1939 khi thế giới bắt đầu có chiến tranh lần thứ 2 thì Mỹ mới hưởng lợi, sản xuất ồ ạt và tỉ lệ thất nghiệp bắt đầu giảm. Nhắc lại quá khứ để biết rằng phép lạ kinh tế không thể xảy ra một sớm một chiều mà phải cần thời gian và nhiều biện pháp cải tổ. Tính cho đến nay, dù sao người dân Hoa Kỳ vẫn được coi là sung sướng nhất thế giới với tài nguyên mênh mông so với 300 triệu dân.
Chào em tháng giêng 2011, mới vừa nhậm chức, thống đốc California là Jerry Brown đã đề nghị cắt giảm chi tiêu 12 tỉ đô la vì ngân sách thiếu hụt khoảng 24 tỉ. Trong số giảm chi này có đụng tới y tế chăm sóc cho người nghèo, tài trợ cho các đại học, cắt lương công chức 10%. Không chỉ riêng tiểu bang đông dân nhất có nhiều người Việt Nam cư ngụ này mà còn nhiều tiểu bang khác cũng lâm vào cảnh như vậy. Chỉ có chính quyền liên bang tha hồ in ra tiền mới mà xài, cho dù lạm phát, đô la mất giá, giải quyết chuyện trước mắt rồi sau đó hãy hay.
Dĩ nhiên kinh tế xuống thì mọi sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam cũng eo xèo. Các buổi ca nhạc trình diễn ít đi, những buổi tiệc tân niên tất niên cũng giảm, những buổi gây quĩ cứu trợ xã hội, sinh hoạt cộng đồng bớt đi nguồn ủng hộ từ quan khách, thương gia khá giả. Báo chí, truyền thanh truyền hình là bộ mặt nổi của sắc dân Việt Nam cũng vất vả kiếm quảng cáo, một nhật báo đã đóng cửa.
Chào em tháng giêng năm mới 2011, thung lũng điện tử Silicon Valley biết bao giờ mới trở lại thời hoàng kim, công nhân Việt Nam tay khéo và lanh lợi có công ăn việc làm tất bật. Vào các cửa tiệm thấy hàng hóa Made In China đầy rẫy thì ước mơ kia tan tành. Cái tên San Jose đã trở thành quen thuộc đối với người Việt Nam ở hải ngoại cùng ở trong nước. Qua Internet thì tin tức bên này bên kia được phổ biến mau chóng, có khi ở San Jose mà biết tin sớm hơn dân Sài Gòn vì nhờ các trang mạng.
Thế giới có bao điều, nhưng có lẽ chỉ những điều liên quan đến Mỹ, đến Việt Nam và Trung quốc là được người Việt nam chú ý hơn cả.
Chào em tháng giêng 2011, dân biểu Ed Royce vừa đề nghị dự luật Vietnam Human Right Sanction Act cấm các viên chức Việt Nam đàn áp nhân quyền không được vào Mỹ và làm ăn với các công ty Mỹ, không biết có được quốc hội thông qua hay không vì còn chờ nhiều thủ tục. Đây là một hành động hợp lý và có thể hiệu quả làm cho các cán bộ cao cấp và giàu có ở trong nước phải ngần ngại khi đàn áp nhân quyền. Nói gì thì nói, cán bộ Việt Cộng tham nhũng cũng thích có con cháu du học hoặc định cư tại Mỹ, gởi tiền tại đây và sang du lịch cho biết xứ sở này và lỡ mà bị kẹt chuyện gì thì chạy sang Mỹ tá túc. Xứ Mỹ tự do, pháp luật phân minh, rộng lớn thì tha hồ mà ẩn náu với tiền bạc mang theo. Cỡ như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà còn có con rể là Việt kiều ở Mỹ. Chống lại cả một quốc gia thì khó khăn, nhưng tách riêng từng cá nhân cán bộ thì dễ dàng. Nhiều năm trước thủ tướng Hunsen của Cam Bốt đã lên tiếng yêu cầu phe chống đối ông ở bên này đừng làm khó dễ đứa con đang du học tại Mỹ, và dĩ nhiên là ông không thể đàn áp quá tay.
Mấy năm trước, nhà nước Việt Cộng có vẻ ít đàn áp nhân quyền, có lẽ từ lúc ảnh hưởng của Trung Cộng mạnh mẽ hơn nên họ ra tay bất chấp mọi thứ. Cứ nghĩ như thế này, một vài tên cán bộ đang ngồi uống cà phê ở San Jose bị bà con nhận mặt tới hỏi tội thì chúng phải e dè khi muốn làm khó dễ dân trong nước hoặc Việt Kiều.
Chào em tháng giêng 2011, phụ tá đại sứ Mỹ tại Hà Nội là Christian Marchant bị công an hành hung tại Huế khi muốn vào thăm linh mục Nguyễn Văn Lý. Báo Thanh Niên cho là ông này hành động sai trái, chửi bới tục tĩu nên bị chế ngự. Không rõ chi tiết ra sao, chỉ biết bộ ngoại giao Mỹ chính thức phản đối và triệu tập đại sứ Lê Công Phụng để chất vấn. Cỡ như nhân viên ngoại giao của đế quốc Mỹ mà còn bị chà đạp như vậy thì quả thật uy tín của Mỹ đã không còn ghê gớm tại Việt Nam như nhiều người tưởng tượng. Có lẽ có đàn anh Trung Cộng bảo kê thì Hà Nội đâu sợ gì. Các nhà nhân quyền và Việt Kiều thì chỉ là tép riu, đòn dằn mặt của Việt Cộng đầu năm mới tung ra khá dữ dằn.
Chào em năm mới, chào em tháng giêng 2011. Giữa tháng này thì kết quả những ai sẽ cai trị Việt Nam trong đại hội đảng lần 11. Cũng vẫn là những khuôn mặt cũ mèm và thiếu tài đức. Vẫn còn sự lệ thuộc sâu đậm vào nước đàn anh phương bắc, vẫn lải nhải những khẩu hiệu nhàm chán và lý luận vô nghĩa.
Việt Nam phải giải quyết hai vấn đề lớn thì mới mong khá được : bớt tham nhũng và cải tiến giáo dục. Muốn bớt tham nhũng thì luật pháp phải rõ ràng phân minh và thi hành luật pháp triệt để. Luật pháp phân rõ đảng và nhà nước và cho người dân hiểu sự việc để không bị công an quấy nhiễu, đòi tiền hối lộ. Tin tức mới đây về vụ điều tra những cán bộ cao cấp mua dâm các nữ sinh trung học tại tỉnh Hà Giang đã không tìm ra chứng cớ làm cho người dân chán ngán. Cả một hệ thống pháp luật trở thành một trò hề. Phải chăng từ nhân vật chóp bu của nhà nước cũng một bè lứa như vậy cho nên cấp cao làm bậy thì cấp dưới cũng bắt chước và không thể nào trị tội được. Tham nhũng làm cho cán bộ trở nên hèn nhát và dễ dàng bán rẻ quyền lợi tổ quốc cho ngoại bang.
Những người từng ở miền Nam những năm tháng sau 1975 thì thấy dân miền Bắc chiến thắng khoác lác mọi điều. Từ y tá trở thành bác sĩ, du học Liên xô chỉ có hai năm trở về thành phó tiến sĩ và từ từ trở thành tiến sĩ, giáo sư đại học. Sự dối trá về khả năng học vấn và bằng cấp đó là nguyên nhân để đến hôm nay Việt Nam có hàng chục ngàn tiến sĩ ma. Tiến sĩ có bằng ở Mỹ mà không biết tiếng Anh, một người quen không biết giải phương trình một ẩn số mà có tới hai bằng kỹ sư tại chức. Những đề tài nghiên cứu của tiến sĩ bị thế giới vạch rõ là sao chép của nước ngoài. Và đến nỗi chính quyền Đà Nẵng đã thông báo rõ là không thu nhận những người có bằng cấp học tại chức, nói lên tệ nạn bằng cấp ma. Chính đại sứ Michalak trước khi từ giã Hà Nội đã đưa ra câu nói là Việt Nam cần phải cải cách giáo dục nếu muốn phát triển.
Cùng là một trong bốn nước còn lại theo chủ nghĩa cộng sản thế mà Bắc Hàn chế được phi đạn, Trung Cộng đưa người lên mặt trăng, sản xuất bao nhiêu mặt hàng cho thế giới, thế mà Việt Cộng chẳng làm được gì ngoài may mặc, làm dày giép gia công, xuất khẩu gạo, cà phê , tôm cá nuôi và khoáng sản ra bên ngoài.
Chào em tháng giêng năm 2011, một Việt kiều kể rằng đã vừa nói giỡn vừa chửi khéo một tên công an rằng các anh chỉ giỏi ăn hiếp người dân, tung ra những đòn phá nát cộng đồng hải ngoại, khoe khoang đánh thắng Mỹ nhưng lại hèn nhát không dám đụng tới một thằng Tàu nào cả. Học sinh sinh viên biểu tình chống Tàu chiếm Hoàng Sa Trường Sa bị mấy anh bắt và tra tấn dã man, các nhà đấu tranh yêu nước bị bỏ tù thẳng tay, ngư dân ra khơi bị tàu Trung quốc bắn giết mà chỉ dám kêu là tàu lạ... tên công an chỉ đành câm miệng xấu hổ.
Chào em năm mới 2011, trái đất vẫn còn quay, năm tháng vẫn xoay vần. Dân tộc Việt Nam được coi là trẻ với số thanh niên nhiều hơn người già trong gần 90 triệu dân nên vẫn chứa chan niềm hi vọng trong cuộc sống. Sống gần đế quốc 1 tỉ rưỡi người, đang trỗi dậy xưng bá với thế giới, lại chịu ảnh hưởng văn hóa từ nghìn năm trước, lúc nào cũng muốn đồng hóa mình thì hoàn cảnh của Việt Nam rất tế nhị và khó khăn.
Có lẽ chỉ còn cách là tự mình phải cố gắng cải sửa, tự lực tự cường thì mới mong tồn tại. Nhìn về Nam Hàn như là một tấm gương để học hỏi từ kinh tế, kỹ thuật, văn hóa và niềm tự hào dân tộc. Chỉ riêng một điều để nhớ là tổng thống Phác Chính Hy dù bị coi là độc tài nhưng thanh liêm và tổng thống Rod Moo – Hyun đã nhảy núi tự tử vì bị cáo buộc tham nhũng.
Việt Nam có lãnh tụ nào được coi là trong sạch?
Chào em tháng giêng năm mới 2011, tháng chạp Canh Dần đang trôi, nhạc xuân vang lừng, không khí rộn ràng đón Tết Tân Mão, người Việt Nam gọi là năm con mèo, Tàu gọi là năm con thỏ. Và dù có bi quan cỡ nào thì cũng lâng lâng với cảm giác mùa xuân sắp đến.
San Jose, ngày 11 tháng 1 năm 2011
Chào em năm mới cũng là chào em tháng giêng. Trời đang mùa đông, San Jose có chỗ lạnh độ đông nước đá. Cây cối trơ trụi cho cảm giác đìu hiu nhưng xen lẫn vào phong cảnh buồn se sắt đó lại có màu vàng rực rỡ của mấy đám cải hoa vàng trên đồi núi, bên đường gây cảm hứng về một mùa xuân đang tới. Chưa hết, lác đác lại có mấy cây lá trên đường phố còn vương vấn mùa thu với màu nữa đỏ nữa vàng. Mùa đông đang ngự trị, mùa xuân he hé và mùa thu tàn lưu luyến là nét đặc biệt của thung lũng hoa vàng trong những ngày đầu năm dương lịch.
Trong khi đó ở những tiểu bang lạnh của Hoa Kỳ, tuyết rơi nhiều làm gián đoạn giao thông, ở miền bắc Việt Nam trời trở rét, miền cao xuống tới 0 độ, Hà Nội vài độ C, học trò nhỏ phải nghỉ ở nhà vì quá lạnh.
Chào em tháng giêng 2011, nền kinh tế nước Mỹ vẫn còn lạnh lẽo như mùa đông. Phải cần nhiều năm mới mong hồi phục và trong bối cảnh thế giới có nhiều quốc gia vươn lên như Trung quốc, Ấn độ, Nam hàn, Ba tây thì ưu thế của Hoa Kỳ đã không còn như xưa. Thời đại khủng hoảng 1930, nước Mỹ vẫn chìm trong thất nghiệp nhiều năm và chỉ đến năm 1939 khi thế giới bắt đầu có chiến tranh lần thứ 2 thì Mỹ mới hưởng lợi, sản xuất ồ ạt và tỉ lệ thất nghiệp bắt đầu giảm. Nhắc lại quá khứ để biết rằng phép lạ kinh tế không thể xảy ra một sớm một chiều mà phải cần thời gian và nhiều biện pháp cải tổ. Tính cho đến nay, dù sao người dân Hoa Kỳ vẫn được coi là sung sướng nhất thế giới với tài nguyên mênh mông so với 300 triệu dân.
Chào em tháng giêng 2011, mới vừa nhậm chức, thống đốc California là Jerry Brown đã đề nghị cắt giảm chi tiêu 12 tỉ đô la vì ngân sách thiếu hụt khoảng 24 tỉ. Trong số giảm chi này có đụng tới y tế chăm sóc cho người nghèo, tài trợ cho các đại học, cắt lương công chức 10%. Không chỉ riêng tiểu bang đông dân nhất có nhiều người Việt Nam cư ngụ này mà còn nhiều tiểu bang khác cũng lâm vào cảnh như vậy. Chỉ có chính quyền liên bang tha hồ in ra tiền mới mà xài, cho dù lạm phát, đô la mất giá, giải quyết chuyện trước mắt rồi sau đó hãy hay.
Dĩ nhiên kinh tế xuống thì mọi sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam cũng eo xèo. Các buổi ca nhạc trình diễn ít đi, những buổi tiệc tân niên tất niên cũng giảm, những buổi gây quĩ cứu trợ xã hội, sinh hoạt cộng đồng bớt đi nguồn ủng hộ từ quan khách, thương gia khá giả. Báo chí, truyền thanh truyền hình là bộ mặt nổi của sắc dân Việt Nam cũng vất vả kiếm quảng cáo, một nhật báo đã đóng cửa.
Chào em tháng giêng năm mới 2011, thung lũng điện tử Silicon Valley biết bao giờ mới trở lại thời hoàng kim, công nhân Việt Nam tay khéo và lanh lợi có công ăn việc làm tất bật. Vào các cửa tiệm thấy hàng hóa Made In China đầy rẫy thì ước mơ kia tan tành. Cái tên San Jose đã trở thành quen thuộc đối với người Việt Nam ở hải ngoại cùng ở trong nước. Qua Internet thì tin tức bên này bên kia được phổ biến mau chóng, có khi ở San Jose mà biết tin sớm hơn dân Sài Gòn vì nhờ các trang mạng.
Thế giới có bao điều, nhưng có lẽ chỉ những điều liên quan đến Mỹ, đến Việt Nam và Trung quốc là được người Việt nam chú ý hơn cả.
Chào em tháng giêng 2011, dân biểu Ed Royce vừa đề nghị dự luật Vietnam Human Right Sanction Act cấm các viên chức Việt Nam đàn áp nhân quyền không được vào Mỹ và làm ăn với các công ty Mỹ, không biết có được quốc hội thông qua hay không vì còn chờ nhiều thủ tục. Đây là một hành động hợp lý và có thể hiệu quả làm cho các cán bộ cao cấp và giàu có ở trong nước phải ngần ngại khi đàn áp nhân quyền. Nói gì thì nói, cán bộ Việt Cộng tham nhũng cũng thích có con cháu du học hoặc định cư tại Mỹ, gởi tiền tại đây và sang du lịch cho biết xứ sở này và lỡ mà bị kẹt chuyện gì thì chạy sang Mỹ tá túc. Xứ Mỹ tự do, pháp luật phân minh, rộng lớn thì tha hồ mà ẩn náu với tiền bạc mang theo. Cỡ như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà còn có con rể là Việt kiều ở Mỹ. Chống lại cả một quốc gia thì khó khăn, nhưng tách riêng từng cá nhân cán bộ thì dễ dàng. Nhiều năm trước thủ tướng Hunsen của Cam Bốt đã lên tiếng yêu cầu phe chống đối ông ở bên này đừng làm khó dễ đứa con đang du học tại Mỹ, và dĩ nhiên là ông không thể đàn áp quá tay.
Mấy năm trước, nhà nước Việt Cộng có vẻ ít đàn áp nhân quyền, có lẽ từ lúc ảnh hưởng của Trung Cộng mạnh mẽ hơn nên họ ra tay bất chấp mọi thứ. Cứ nghĩ như thế này, một vài tên cán bộ đang ngồi uống cà phê ở San Jose bị bà con nhận mặt tới hỏi tội thì chúng phải e dè khi muốn làm khó dễ dân trong nước hoặc Việt Kiều.
Chào em tháng giêng 2011, phụ tá đại sứ Mỹ tại Hà Nội là Christian Marchant bị công an hành hung tại Huế khi muốn vào thăm linh mục Nguyễn Văn Lý. Báo Thanh Niên cho là ông này hành động sai trái, chửi bới tục tĩu nên bị chế ngự. Không rõ chi tiết ra sao, chỉ biết bộ ngoại giao Mỹ chính thức phản đối và triệu tập đại sứ Lê Công Phụng để chất vấn. Cỡ như nhân viên ngoại giao của đế quốc Mỹ mà còn bị chà đạp như vậy thì quả thật uy tín của Mỹ đã không còn ghê gớm tại Việt Nam như nhiều người tưởng tượng. Có lẽ có đàn anh Trung Cộng bảo kê thì Hà Nội đâu sợ gì. Các nhà nhân quyền và Việt Kiều thì chỉ là tép riu, đòn dằn mặt của Việt Cộng đầu năm mới tung ra khá dữ dằn.
Chào em năm mới, chào em tháng giêng 2011. Giữa tháng này thì kết quả những ai sẽ cai trị Việt Nam trong đại hội đảng lần 11. Cũng vẫn là những khuôn mặt cũ mèm và thiếu tài đức. Vẫn còn sự lệ thuộc sâu đậm vào nước đàn anh phương bắc, vẫn lải nhải những khẩu hiệu nhàm chán và lý luận vô nghĩa.
Việt Nam phải giải quyết hai vấn đề lớn thì mới mong khá được : bớt tham nhũng và cải tiến giáo dục. Muốn bớt tham nhũng thì luật pháp phải rõ ràng phân minh và thi hành luật pháp triệt để. Luật pháp phân rõ đảng và nhà nước và cho người dân hiểu sự việc để không bị công an quấy nhiễu, đòi tiền hối lộ. Tin tức mới đây về vụ điều tra những cán bộ cao cấp mua dâm các nữ sinh trung học tại tỉnh Hà Giang đã không tìm ra chứng cớ làm cho người dân chán ngán. Cả một hệ thống pháp luật trở thành một trò hề. Phải chăng từ nhân vật chóp bu của nhà nước cũng một bè lứa như vậy cho nên cấp cao làm bậy thì cấp dưới cũng bắt chước và không thể nào trị tội được. Tham nhũng làm cho cán bộ trở nên hèn nhát và dễ dàng bán rẻ quyền lợi tổ quốc cho ngoại bang.
Những người từng ở miền Nam những năm tháng sau 1975 thì thấy dân miền Bắc chiến thắng khoác lác mọi điều. Từ y tá trở thành bác sĩ, du học Liên xô chỉ có hai năm trở về thành phó tiến sĩ và từ từ trở thành tiến sĩ, giáo sư đại học. Sự dối trá về khả năng học vấn và bằng cấp đó là nguyên nhân để đến hôm nay Việt Nam có hàng chục ngàn tiến sĩ ma. Tiến sĩ có bằng ở Mỹ mà không biết tiếng Anh, một người quen không biết giải phương trình một ẩn số mà có tới hai bằng kỹ sư tại chức. Những đề tài nghiên cứu của tiến sĩ bị thế giới vạch rõ là sao chép của nước ngoài. Và đến nỗi chính quyền Đà Nẵng đã thông báo rõ là không thu nhận những người có bằng cấp học tại chức, nói lên tệ nạn bằng cấp ma. Chính đại sứ Michalak trước khi từ giã Hà Nội đã đưa ra câu nói là Việt Nam cần phải cải cách giáo dục nếu muốn phát triển.
Cùng là một trong bốn nước còn lại theo chủ nghĩa cộng sản thế mà Bắc Hàn chế được phi đạn, Trung Cộng đưa người lên mặt trăng, sản xuất bao nhiêu mặt hàng cho thế giới, thế mà Việt Cộng chẳng làm được gì ngoài may mặc, làm dày giép gia công, xuất khẩu gạo, cà phê , tôm cá nuôi và khoáng sản ra bên ngoài.
Chào em tháng giêng năm 2011, một Việt kiều kể rằng đã vừa nói giỡn vừa chửi khéo một tên công an rằng các anh chỉ giỏi ăn hiếp người dân, tung ra những đòn phá nát cộng đồng hải ngoại, khoe khoang đánh thắng Mỹ nhưng lại hèn nhát không dám đụng tới một thằng Tàu nào cả. Học sinh sinh viên biểu tình chống Tàu chiếm Hoàng Sa Trường Sa bị mấy anh bắt và tra tấn dã man, các nhà đấu tranh yêu nước bị bỏ tù thẳng tay, ngư dân ra khơi bị tàu Trung quốc bắn giết mà chỉ dám kêu là tàu lạ... tên công an chỉ đành câm miệng xấu hổ.
Chào em năm mới 2011, trái đất vẫn còn quay, năm tháng vẫn xoay vần. Dân tộc Việt Nam được coi là trẻ với số thanh niên nhiều hơn người già trong gần 90 triệu dân nên vẫn chứa chan niềm hi vọng trong cuộc sống. Sống gần đế quốc 1 tỉ rưỡi người, đang trỗi dậy xưng bá với thế giới, lại chịu ảnh hưởng văn hóa từ nghìn năm trước, lúc nào cũng muốn đồng hóa mình thì hoàn cảnh của Việt Nam rất tế nhị và khó khăn.
Có lẽ chỉ còn cách là tự mình phải cố gắng cải sửa, tự lực tự cường thì mới mong tồn tại. Nhìn về Nam Hàn như là một tấm gương để học hỏi từ kinh tế, kỹ thuật, văn hóa và niềm tự hào dân tộc. Chỉ riêng một điều để nhớ là tổng thống Phác Chính Hy dù bị coi là độc tài nhưng thanh liêm và tổng thống Rod Moo – Hyun đã nhảy núi tự tử vì bị cáo buộc tham nhũng.
Việt Nam có lãnh tụ nào được coi là trong sạch?
Chào em tháng giêng năm mới 2011, tháng chạp Canh Dần đang trôi, nhạc xuân vang lừng, không khí rộn ràng đón Tết Tân Mão, người Việt Nam gọi là năm con mèo, Tàu gọi là năm con thỏ. Và dù có bi quan cỡ nào thì cũng lâng lâng với cảm giác mùa xuân sắp đến.
San Jose, ngày 11 tháng 1 năm 2011
Lại thêm một người gốc Việt bị tù giam vì sản xuất cần sa ở Anh
Cali Today News - Thứ ba 11/1 lại có thêm một người VN bị kết án sau khi 2 xưởng sản xuất cannabis được khám phá ở Slough và Maidenhead.
Hoàng Văn Phúc, 29 tuổi, không có địa chỉ cư trú rõ rệt, đã bị tuyên án 28 tháng tù, sau khi nhận có tội về 2 cáo trạng sản xuất cần sa trước tòa án Reading Crown Court.
Phúc bị bắt ngày 5 tháng 10 năm 2010 sau khi cảnh sát được một người dân gọi báo có ‘những hoạt động khả nghi’ tại một căn nhà đường Ray Mill Road West thuộc Maidenhead.
Khi vào khám, cảnh sát khám phá có 443 cây cần sa được trồng trong 3 phòng ngủ và trong nhà tắm của căn nhà. Phúc là cư dân duy nhất có mặt trong căn nhà lúc đó.
Các dấu vân tay của Phúc lại ăn khớp với dấu vân tay để lại từ một căn nhà ở đường Canterbury Avenue, Slough, nơi một nhà trồng cần sa bị khám phá ngày 13 tháng 3 năm 2010.
Trong căn nhà này, vốn được thuê từ người khác, cảnh sát khám phá 170 cây cần sa, 11 hộp đựng hạt và 222 chậu trống trong 2 căn phòng.
Sau khi mãn hạn tù, Phúc có thể sẽ bị dẫn độ trở về VN.
Iain Watkinson, thám tử điều tra chánh, nói: “Loại nhà được thuê mướn hay bị biến thành xưởng sản xuất cần sa. Tôi kêu gọi các chủ nhà phải xét thường xuyên nhà của họ cho người lạ mướn. Hàng xóm phải xem chừng các hoạt động bí mật của người mướn những căn nhà này”
Trường Giang (nguồn Slough & Langley Observer)
Tổng bí thư của “Đổi mới”
Tổng Bí Thư (TBT) Nguyễn Văn Linh có tên cúng cơm là Nguyễn Văn Cúc. Ông sinh ra và lớn lên ở Hưng Yên, một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Nhưng cuộc đời và sự nghiệp chính trị của ông lại gắn liền với mảnh đất Nam bộ nên những người đồng chí miền Nam gọi ông là “Mười Cúc”. Không thấy có tài liệu nào nói về học vấn của ông tại đất nước ở tuổi học đường.
Đại hội IV năm 1976 ông Linh giành được ghế trong Bộ chính trị (BCT), nhưng đến đại hội V năm 1980 bị gạt ra rìa, rồi được bầu bổ sung trở lại BCT. Đến đại hội VI năm 1986 thì ông được bầu làm TBT sau một cuộc đấu đá giữa hai chú khủng long Trường Chinh và Lê Đức Thọ.
Tháng 7 năm 1986 TBT Lê Duẩn qua đời vì chứng ung thư tiền liệt tuyến. Trường Chinh được chỉ định làm TBT vài tháng tạm thời trước kỳ đại hội. Chiếc ghế TBT mà ông Duẩn ngự trị suốt 26 năm ròng nay bỗng nhiên vắng chủ. Nó giống như một cô gái ở tuổi dậy thì, đang những ngày rụng trứng, hở hang, khêu gợi làm bao nhiêu kẻ thèm muốn.
Những kẻ thèm muốn này truớc hết phải kể đến Lê Đức Thọ. Ông Thọ là nhân vật quyền lực thứ hai trong BCT, chỉ sau Lê Duẩn. Khi Lê Duẩn sắp gần đất xa trời, ông Thọ tự thảo một di chúc trong đó có đoạn chỉ định ông Thọ thay ông Duẩn làm TBT, rồi bảo Lê Duẩn ký vào tờ di chúc đã viết sẵn. Ông Duẩn ức lắm, không ký và đuổi ông Thọ ra ngoài không thèm tiếp. Tiếp theo là Trường Chinh đang tạm thời giữ ghế TBT, cũng rất muốn trở thành TBT nhiệm kỳ tới. Trường Chinh tính toán rằng, nếu ông trúng TBT, sẽ đưa Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch nước, và Đoàn Duy Thành, người được Lê Duẩn rất tin tưởng, làm thủ tướng chính phủ.
Những kẻ thèm muốn này truớc hết phải kể đến Lê Đức Thọ. Ông Thọ là nhân vật quyền lực thứ hai trong BCT, chỉ sau Lê Duẩn. Khi Lê Duẩn sắp gần đất xa trời, ông Thọ tự thảo một di chúc trong đó có đoạn chỉ định ông Thọ thay ông Duẩn làm TBT, rồi bảo Lê Duẩn ký vào tờ di chúc đã viết sẵn. Ông Duẩn ức lắm, không ký và đuổi ông Thọ ra ngoài không thèm tiếp. Tiếp theo là Trường Chinh đang tạm thời giữ ghế TBT, cũng rất muốn trở thành TBT nhiệm kỳ tới. Trường Chinh tính toán rằng, nếu ông trúng TBT, sẽ đưa Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch nước, và Đoàn Duy Thành, người được Lê Duẩn rất tin tưởng, làm thủ tướng chính phủ.
Trong sự nghiệp chính trị của mình, Lê Đức Thọ đã đạt đến những đỉnh cao đầy quyền lực, nhưng chưa bao giờ có được một chức danh cho ra hồn như là TBT, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chưa bao giờ được đọc diễn văn hay dạy dỗ công chúng như những lãnh tụ khác thường làm, ông chưa được tắm gội trong những ánh hào quang của 21 phát đại bác hay quân nhạc. Ông chưa bao giờ được đại diện Đảng, Nhà nước, hay Quốc hội đi thăm thú nơi này nơi kia. Trường Chinh thì ngược lại, đã có qua nhiều chức danh, khoác trên mình rất nhiều xiêm y lộng lẫy, nhưng quyền lực thực sự thì hơi bị ít. Lê Đức Thọ như con thoi, ra Bắc vô Nam để vận động dư luận và chuẩn bị “nhân sự”, còn Trường Chinh thì vùi đầu soạn thảo các văn kiện, nghị quyết chuẩn bị cho ĐH VI.
Không được Lê Duẩn “đề bạt”, lại bị làm nhục, ông Thọ ức lắm, tung tin rằng cả gia đình Lê Duẩn sẽ bị “làm thịt” sau khi ông Duẩn về chầu diêm vương. Cùng lúc ông Thọ tiếp tục gây phe cánh và vận động hành lang cho mình, nhưng Đảng khi đó cũng không mặn mà gì với ông lắm, và ông Thọ ngầm hiểu điều này. Làm trưởng ban tổ chức trung ương đã lâu năm, kinh nghiệm đầy mình, lại là một kẻ đa mưu túc kế, ông Thọ đâu có chịu thua. Không ăn được thì đạp đổ. Ông chơi một ván bài ngửa với những đấu thủ chính trị của mình – “không được tham quyền cố vị, phải nhường chỗ cho những đồng chí khác.”
Cuối cùng cuộc vật lộn của hai con khủng long Trường Chinh-Lê Đức Thọ bước vào hồi kết. Tất cả: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp phải theo gương Lê Đức Thọ về nghỉ hưu. Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, đưa ông Linh thành TBT Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Như mèo mù vớ được cá rô, Nguyễn Văn Linh giành được ghế TBT mà không cần phải tung móng vuốt. Đường lối, nghị quyết, văn kiện “Đổi Mới” thì Trường Chinh đã dọn cỗ sẵn cho ông xơi. Còn về mặt “nhân sự”, ông thừa hưởng di sản lớn của Lê Đức Thọ, nghĩa là Bộ chính trị bao gồm 13 vị, trong đó có đến 7 vị là đệ tử ruột của ông Thọ.
NVL - “Nói Và Làm” hay “Nói Và Lờ”?
Ông Linh làm TBT được khoảng nửa năm, người ta thấy trên trang nhất của báo Nhân Dân đăng một loạt bài “Những việc cần làm ngay” ký tên NVL. Lúc đầu NVL được giải thích là chữ ký tắt của “Nói và Làm”. Sau được nói thẳng ra rằng đó là Nguyễn Văn Linh. Những bài báo này thường ngắn, ngôn ngữ bình dân, nội dung chung chung, không có ý tưởng mới lạ, không có sức đột phá lớn, nhưng phần nào nó cũng gây tiếng vang trong dư luận và làm cho nhiều cán bộ phải khó chịu. Được vài tháng thì loạt bài này biến mất, cả tác giả NVL cũng không còn xuất hiện và không có một lời giải thích. Dân ta vốn hài hước, dí dỏm, gọi NVL là “Nói Và Lờ”. Từ đó ngoài tên Nguyễn Văn Linh, Mười Cúc, ông có thêm một bí danh NVL, hay “Nói Và Lờ”.
Ông Linh làm TBT được khoảng nửa năm, người ta thấy trên trang nhất của báo Nhân Dân đăng một loạt bài “Những việc cần làm ngay” ký tên NVL. Lúc đầu NVL được giải thích là chữ ký tắt của “Nói và Làm”. Sau được nói thẳng ra rằng đó là Nguyễn Văn Linh. Những bài báo này thường ngắn, ngôn ngữ bình dân, nội dung chung chung, không có ý tưởng mới lạ, không có sức đột phá lớn, nhưng phần nào nó cũng gây tiếng vang trong dư luận và làm cho nhiều cán bộ phải khó chịu. Được vài tháng thì loạt bài này biến mất, cả tác giả NVL cũng không còn xuất hiện và không có một lời giải thích. Dân ta vốn hài hước, dí dỏm, gọi NVL là “Nói Và Lờ”. Từ đó ngoài tên Nguyễn Văn Linh, Mười Cúc, ông có thêm một bí danh NVL, hay “Nói Và Lờ”.
“Cởi trói rồi lại trói vào như không”
Trần Độ khi đó làm trưởng ban văn hóa văn nghệ trung ương. Ông Độ và ông Linh thân nhau từ khi còn ở chiến trường. Nay trên địa hạt mới, hai người còn trở nên thân thiết hơn. Ông Linh đã nhờ ông Độ thu xếp cho cuộc gặp mặt 100 văn nghệ sĩ và những nhà hoạt động văn hóa với TBT vào hai ngày 6 va 7 tháng 10 năm 1987 tại Hà Nội. Trong hai ngày gặp mặt này, người ta ghi nhận rằng TBT Linh nói ít, chủ yếu là “lắng nghe” ý kiến của các văn nghệ sĩ. Đây là một điều trái ngược với những lãnh đạo khác thường nói nhiều hơn nghe. Khi Hồ Ngọc phát biểu về mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, có những chỗ “đụng chạm”, Hồ Ngọc sợ bị chụp mũ mang vạ vào thân, nên anh đã ngập ngừng, rào trước đón sau. TBT Linh khuyến khích anh mạnh dạn lên, nếu còn rào đón thì chưa khá được đâu, phải tự “cứu mình” trước khi trời cứu. Cuộc họp còn có hai bài phát biểu được cho rằng súc tích, thẳng thắn, gai góc là của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện và nữ văn sĩ Dương Thu Hương. Khi ông Viện và bà Hương phát biểu xong, trong tiếng vỗ tay như sấm, TBT Linh đi đến từng người, bắt tay và ôm hôn thắm thiết, thăm hỏi, rồi xin lại bài phát biểu để nghiên cứu.
Cụm từ “Cởi trói” cho văn nghệ đã có từ trước, nhưng được TBT Linh dùng trong lời phát biểu kết luận của mình hôm ấy: “Đảng sẽ cởi trói cho văn nghệ”. Từ đó cụm từ “Cởi trói” được sử dụng một cách rộng rãi. Ngờ đâu không đầy một năm sau, trong một cuộc họp, ông Linh công khai phát biểu rằng “Nguyễn Khắc Viện là “con nhà địa chủ đòi lên mặt dạy đời””,“Dương Thu Hương là “con mẹ ranh cũng dám nho nhoe đòi làm Tổng thống”. Dân làm văn nghệ bấy lâu suy tôn ông Linh là “Tổng bí thư của Cởi trói” nay mới ngộ ra, thất vọng, chua chát như kẻ bị lừa tình, đã mượn ý của cụ Nguyễn Tiên Điền mà lẩy rằng:
“Thà rằng đừng cởi cho xong,
Cởi ra sao nỡ cột vào như không”
Cởi ra sao nỡ cột vào như không”
Trần Xuân Bách – con dê tế thần
Trần Xuân Bách trước làm bí thư tỉnh ủy Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình), một vùng đất được mệnh danh là thủ đô của công giáo miền Bắc, với hai giáo phận nổi tiếng là Bùi Chu ở Nam Định và Phát Diệm ở Ninh Bình, cạnh đó còn có những giáo xứ trải dài ở các huyện duyên hải Kim Sơn, Vụ Bản, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thủy. Lúc đó sự xung đột giữa công giáo và chính quyền xảy ra thường xuyên ở khắp nơi. Nhưng riêng ở Hà Nam Ninh, dưới sự lãnh đạo mềm mỏng, khôn khéo, và khoáng đạt của ông Bách, đã không có một va chạm đáng tiếc nào. Dân vùng này cũng dễ làm ăn, dễ thở hơn so với những tỉnh khác. Ông Bách thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, và có tiếng là giản dị, trong sạch nên được trung ương để ý, ông Bách lại là người cùng quê ông Lê Đức Thọ, nên được ông Thọ nâng đỡ đặc biệt.
Ông Bách thăng tiến rất nhanh, được bầu vào Ủy viên trung ương Khóa V năm 1982, và đến đại hội VI năm 1986 được vào Bộ chính trị. Ông đã từng giữ chức trưởng ban tôn giáo trung ương, chánh văn phòng trung ương, thành viên trong Bộ chỉ huy tối cao chiến dịch tấn công Campuchia tháng Giêng 1979, trưởng ban nghiên cứu lý luận trung ương, và trưởng ban đối ngoại trung ương.
Khi Đông Âu sụp đổ ông Bách được giao nhiệm vụ nghiên cứu tổng kết tìm ra nguyên nhân sụp đổ của phe “XHCN ” và đề ra một lối thoát cho Việt Nam. Ông Bách lập ra một nhóm giúp việc gồm những trí thức sáng giá, đầu ngành. Cuối cùng ông đã đưa ra những kết luận như là: Dân chủ không phải là ban ơn. Không thể dùng quyền lực thay cho năng lực. Đảng nằm trong chứ không được nằm ngoài và đứng trên xã hội. Đa nguyên kinh tế sẽ tất yếu dẫn đến đa nguyên chính trị. Kinh tế thị trường, và đa nguyên là những thành tựu nổi bật của nhân loại trong thế kỷ XX. Ông Bách chưa bao giờ dám dùng từ “đa Đảng”. Những phát biểu của ông Bách đã dẫn đến một cuộc đấu tố mang màu sắc của cải cách ruộng đất, được tổ chức dưới sự chủ trì của TBT Linh và sự phụ họa đắc lực của Đào Duy Tùng. Người ta đồn rằng cuộc đấu tố ông Bách diễn ra trong ba ngày liên tục. Người duy nhất trong Bộ chính trị bênh đỡ ông Bách là Nguyễn Cơ Thạch. Phút cuối cùng trước khi phán quyết, TBT Linh hỏi ông Bách rằng ông Bách có muốn thay đổi chính kiến, quan điểm, lập trường không, chỉ cần trả lời “có” hay “không” mà không cần giải thích. Nếu thay đổi, sẽ được giữ nguyên chức vụ, quyền hạn cùng quyền lợi. Ông Bách khẳng khái giữ nguyên thái độ, lập trường của mình. Tất nhiên hậu quả thì như mọi người đã biết.
Điều đáng bàn ở đây là ông Linh được mệnh danh là TBT của “Đổi Mới” mà lại bóp chết một tư tưởng “Đổi Mới” ở thời kỳ phôi thai. Thế là ông Linh đã đậy tấm ván thiên, và đóng những cái đinh cuối cùng lên cỗ quan tài chính trị của ông Bách.
Mượn tay Đào Duy Tùng để giết Trần Độ
Ngược dòng thời gian trở lại những năm giữa thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, Trần Độ làm cấp phó cho ông Nguyễn Văn Linh ở chiến trường Nam bộ. Hai người rất gắn bó với nhau. Ông Trần Độ viết trong hồi ký của mình rằng, năm 1969 khi ông Hồ Chí Minh ốm nặng, ông Độ và ông Linh được thay mặt quân dân miền Nam ra Hà Nội thăm Bác. Cả hai ông được Bác mời ăn cơm. Khi Bác mất, cả hai ông cùng nghiêng mình kính cẩn bên linh cữu Bác. Thời gian lưu lại ở miền Bắc, ông Linh thường ghé thăm vợ con ông Độ. Khi ông Linh làm TBT, tình bạn của hai ông vẫn thắm thiết. Có lần ông Linh nói với ông Độ rằng “Té ra là tôi thì tự do về kinh tế, còn anh thì tự do về văn hóa”. Hai ông thường gặp nhau hàng tuần, rủ nhau đi xem phim, đàm đạo những công việc thế sự. Thế nhưng không đầy một năm sau, khi Trần Độ phát biểu trong hội nghị rằng “đánh giá một tác phẩm nghệ thuật thì ý kiến của TBT cũng giống như ý kiến của một công chúng bình thường”, Đào Duy Tùng mách lại cho ông Linh, ông Linh đã nổi giận mắng Trần Độ rằng “Anh nói thế là anh xúc phạm tôi nặng nề”. Cuối cùng TBT Linh viết thư cho Trần Độ “Dạo này tôi bận lắm, vì vậy có chuyện gì về văn hóa văn nghệ anh nói với anh Đào Duy Tùng, chứ đừng nói chuyện với tôi nữa”. Thế là số phận của Trần Độ cũng không khá gì hơn Trần Xuân Bách, được định đoạt trong tay Đào Duy Tùng – một đao phủ của “Đổi Mới”.
Chuyện gì đã xảy ra cho Trần Độ thì cả bàn dân thiên hạ đều biết. Chỉ muốn nhắc lại để thấy TBT Linh đã dẫn dắt con đường “Đổi Mới” của Việt Nam như thế nào.
Cuộc gặp Thành Đô hay sự đầu hàng hèn nhát
Vào những năm 60 khi Nguyễn Văn Linh còn là Bí thư trung ương cục miền Nam, thỉnh thoảng ông bí mật đi thăm Trung Quốc. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đều khen và cho rằng ông Linh là một người thừa kế đầy hy vọng trong thế hệ lãnh đạo tương lai của Việt Nam.
Khi trúng TBT ông Linh không tán thành đường lối chống Trung Quốc của Lê Duẩn nên ông tìm cách “sửa sai”. Tháng 10 năm 1989, Kaysone Phomvihane TBT Đảng Cộng Sản Lào, trên đường đi thăm Trung Quốc về ghé qua Hà Nội, chuyển lời thăm hỏi của Đặng Tiểu Bình đến TBT Linh. Được lời như mở tấm lòng, ông Linh lập tức cho mời viên đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy đến phòng khách của Trung ương Đảng để hội kiến. Sự có mặt của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người có tư tưởng chống Trung Quốc, khiến TBT Linh chưa trút được bầu tâm sự bữa đó. TBT Linh tìm cách vô hiệu hóa Nguyễn Cơ Thạch bằng cách bí mật cho Hoàng Nhật Tân (con trai Hoàng Văn Hoan) mang một lá thư tay, và lời nhắn miệng tới đại sứ Trương Đức Duy rằng TBT rất muốn gặp riêng Trương Đức Duy ở Bộ quốc phòng vừa an toàn, vừa kín đáo, và không cần phiên dịch. Thế là tại phòng khách của Bộ quốc phòng Việt Nam ngày 22-8-1990 TBT Linh cùng viên đại sứ Trương Đức Duy đã thai nghén ra một kế hoạch cho cuộc gặp cấp cao Việt-Trung đầu tiên sau những cuộc chém giết đẫm máu, rùng rợn, dã man mang màu sắc của những cuộc chiến thời Trung cổ của quân đội Trung Quốc gây ra dọc biên giới phía Bắc nước ta đầu năm 1979.
Không đầy hai tháng sau cuộc gặp ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên diễn ra vào hai ngày 3 và 4-10-1990. Phía Việt Nam gồm TBT Linh làm trưởng đoàn, Phạm Văn Đồng khi đó 84 tuổi mắt đã lòa nhìn không rõ chữ tai nghe câu được câu chăng, và Đỗ Mười – Thủ tướng chính phủ, đã một thời hành nghề hoạn lợn. Không có mặt Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Phía Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Cuối buổi, Giang Trạch Dân đọc hai câu thơ của Giang Vĩnh đời nhà Thanh tặng đoàn Việt Nam: “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại; tương kiến nhất tiếu mân ân cừu” (qua hết sóng gió anh em vẫn còn; gặp nhau cười một cái quên oán thù). Cảm kích quá, TBT Linh rưng rưng nước mắt họa lại đại ý rằng:
Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ.
Trong khoảnh khắc oán hận biến thành mây khói;
Gặp lại nhau cười rạng rỡ,
Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại.
Xin mở ngoặc nói thêm một chút về mối quan hệ giữa TBT Linh và Bộ trưởng ngoai giao Nguyễn Cơ Thạch. Ông Thạch có học, lịch lãm, là một nhà ngoại giao có tài, được thế giới biết đến, ông thông thạo nhiều ngoại ngữ, từng làm trợ lý đắc lực cho Lê Đức Thọ đối đầu với Henry Kissinger ở Hiệp Định Paris. Ông đã chủ trương thiết lập ngoại giao với Mỹ ngay từ những năm đầu của thập kỷ 80. Hơn nữa ông Thạch cũng như ông Bách là người cùng quê Nam Định với Lê Đức Thọ nên cũng được ông Thọ nâng đỡ đặc biệt. Ngược lại ông Linh học ít, trưởng thành ở chiến trường, lên làm TBT nhờ vào vận may. Thêm vào, ông Linh coi ông Thạch là một tay chân của Lê Đức Thọ và Trần Xuân Bách nên cần phải nhổ cho sạch cỏ.
Gặp lại nhau cười rạng rỡ,
Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại.
Xin mở ngoặc nói thêm một chút về mối quan hệ giữa TBT Linh và Bộ trưởng ngoai giao Nguyễn Cơ Thạch. Ông Thạch có học, lịch lãm, là một nhà ngoại giao có tài, được thế giới biết đến, ông thông thạo nhiều ngoại ngữ, từng làm trợ lý đắc lực cho Lê Đức Thọ đối đầu với Henry Kissinger ở Hiệp Định Paris. Ông đã chủ trương thiết lập ngoại giao với Mỹ ngay từ những năm đầu của thập kỷ 80. Hơn nữa ông Thạch cũng như ông Bách là người cùng quê Nam Định với Lê Đức Thọ nên cũng được ông Thọ nâng đỡ đặc biệt. Ngược lại ông Linh học ít, trưởng thành ở chiến trường, lên làm TBT nhờ vào vận may. Thêm vào, ông Linh coi ông Thạch là một tay chân của Lê Đức Thọ và Trần Xuân Bách nên cần phải nhổ cho sạch cỏ.
Nhìn gương ông bạn đồng hương Trần Xuân Bách, ông Thạch tự biết rằng sự nghiệp chính trị của mình cũng đang vào chương kết. Vì thế trước khi thôi nhiệm sở, ông đưa một nghị quyết phải kiểm điểm những thành viên tham dự cuộc gặp Thành Đô vì đã vi phạm vào nghị quyết VI của Đảng về vấn đề Campuchia. Trong buổi kiểm điểm này, ông Phạm Văn đồng tỏ ra rất ân hận, cho rằng bị Trung Quốc lừa, chơi khăm. Còn TBT Linh thì phát biểu: “Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận về việc mình chấp nhận phương án…. âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn, nay chuyển sang phá ta… Trung Quốc muốn thông qua Khmer Đỏ nắm Campuchia. Song dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước XHCN.”
Cũng trong buổi kiểm điểm này, có đầy đủ thành viên Bộ chính trị, ông Thạch đã phát biểu rằng chính các ông đang đưa Việt Nam trở lại thời kỳ Bắc thuộc, ám chỉ ông Linh và những thuộc hạ đã qụy lụy Trung Quốc một cách qúa hèn hạ.
“Kẻ cơ hội nhất hành tinh, xin chào Ngài!”
Tháng 10-1989 đi mừng Quốc khánh Đông Đức, đáng lẽ đó là việc của chủ tịch nước Võ Chí Công, và thủ tướng chính phủ Đỗ Mười, nhưng TBT Linh giành lấy với lý do ông muốn gặp trực tiếp đồng chí Honecker và nhất là trao đổi ý kiến với Gorbachev, để cứu vãn tình hình, kẻo không thì nguy khốn lắm rồi. Thế là ông Linh có mặt ở Đông Berlin. Vừa gặp Gorbachev chưa kịp nói gì thì Gorbachev cúi gập người, ngả mũ, và chào ông Linh rằng “Kẻ cơ hội lớn nhất hành tinh, xin chào Ngài!” Người phiên dịch giật mình, đỏ mặt, không biết dịch thế nào. Sau bữa đó, ông Linh bị bệnh nặng, liệt dây thần kinh số bảy, mặt méo, mắt nhắm không kín, miệng ngậm không chặt, ăn uống khó khăn. Nhất là khi nghe tin bức tường Berlin sụp đổ, ông càng bệnh nặng hơn. Vợ ông đi coi bói, thầy bói phán rằng ngõ hướng Bắc là không hợp với thần thổ địa, nên vợ ông cho mở về hướng Đông. Quả tình bệnh ông thuyên giảm. Khi hết nhiệm kỳ TBT, ông Linh còn làm cố vấn cho Ban chấp hành trung ương khóa VII và VIII. Ông qua đời vào tháng tư 1998, hưởng dương 83 tuổi. Khi ông chết dân tình bàn luận rằng ông tên Linh, nhưng không Thiêng, vì những điều ông nói không có gì ứng nghiệm cả. (Ngày đó dân Bắc kỳ thường truyền miệng câu “Linh mà không Thiêng, Hùng mà không Mạnh, Kiệt mà không Giỏi” ám chỉ ba ông Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, và Võ Văn Kiệt)
Đã hơn một phần tư thế kỷ trôi đi, kể từ khi ông Linh lãnh đạo công cuộc “Đổi Mới”, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia nghèo đói về kinh tế, lạc hậu về chính trị, man rợ về nhân quyền, băng hoại về đạo đức. Rồi đây những nhà sử học chân chính sẽ viết lại một cách sòng phẳng, công bằng về trách nhiệm của ông Linh đối với dân tộc Việt Nam. Nhất định sẽ không giống như những bồi bút đã tâng bốc ông.
© Trần Hồng Tâm
No comments:
Post a Comment