Đối Thoại Điểm Tin ngày 13 tháng 02 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Giới
đầu tư ngoại tăng tốc bán cổ phiếu Việt dù thị trường có triển vọng được nâng
hạng
Tổng
thống Trump: Ukraine gia nhập NATO, lấy lại toàn bộ đất đai là không thực tế
Quan
chức gốc Việt Tony Phạm được bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng DHS
Việc
Mỹ rút khỏi cơ quan nhân quyền LHQ gây tranh cãi
Nguồn tin Reuters: Chính quyền ông Trump bắt đầu sa
thải nhân viên tại Cục Dịch vụ Tổng hợp
Văn Bút Mỹ lên án việc chính quyền Việt Nam truy tố
blogger Huy Đức
Thuế Mỹ khiến hãng thời trang Shein đưa một phần chuỗi
cung từ Trung Quốc sang Việt Nam
Việc Mỹ rút khỏi cơ quan nhân quyền LHQ gây tranh cãi
Lại sửa Quy hoạch Điện 8: chọn bụi mịn và điện than hay chọn môi
trường?
Nhà hoạt động Huỳnh Trọng Hiếu bị bắt tại Campuchia khi chuẩn bị
bay đi Mỹ
Tác giả ‘Bên Thắng Cuộc’ bị truy tố theo cáo buộc “lợi dụng quyền
tự do dân chủ”
Có hay không việc người Việt vượt biển đến Mỹ vừa được cứu ngoài
khơi Nicaragua?
Vì sao Đức không trao trả bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn về Việt Nam?
Quân nhân ở Bắc Giang tử vong sau khi tố cáo bị chỉ huy đánh
Mua tên lửa, máy bay tấn công: tại sao Việt Nam và nhiều nước Đông
Nam Á chọn Ấn Độ?
Nghị định 168 và trò chơi con mực
Quân nhân ở Bắc Giang tử vong sau khi tố cáo bị chỉ huy đánh
Nghị định 168 - “sứ mệnh khai hóa văn minh” của những người cộng
sản Việt Nam
Kinh tế Việt Nam sẽ gặp khó khi TT Trump áp thuế 25% với nhôm,
thép nhập khẩu
Nạn nhân cáo buộc hai quan chức Việt Nam tấn công tình dục ở New
Zealand hy vọng công lýĐoàn Văn Báu xin trở lại đoàn bộ hành của sư Minh Tuệ nhưng không
thành công
Việt Nam xây đảo ở Biển Đông trong tình hình căng thẳng, đâu là
thách thức?
Đoàn Văn Báu rút quân hay thay quân?
USAID bị dừng hoạt động: chuyên gia lo ngại về ảnh hưởng xấu đến
Việt Nam
BBC
Ông Trump: Đàm phán
chiến tranh Ukraine 'bắt đầu ngay' sau cuộc gọi với ông Putin
Phụ nữ Trung
Quốc ngoại tình với AI: 'Thấy mình như đang vụng trộm, nhưng tôi cần'
Ông Trump áp
thuế, đánh dấu sự kết thúc của thế giới thương mại tự do thời hậu chiến?
Nhà báo Huy Đức bị
truy tố về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ
Sư Minh Tuệ khất
thực tại Thái Lan có gặp rủi ro pháp lý?
Áp lực tỉ giá gia
tăng khi VND chạm mức thấp kỷ lục so với USD
Quốc hội họp bất
thường lần 9: Bàn về vấn đề gì?
Stephen Denney,
người bạn của tù nhân lương tâm Việt Nam
Shein hướng nhà
cung cấp sang Việt Nam để né thuế quan Mỹ?
Từ cậu bé ăn xin ở
Triều Tiên đến thần tượng K-pop
Vì sao ngày càng
nhiều nam thanh niên theo phe cực hữu ở Đức?
Sư Minh Tuệ chia sẻ về hành trình sau khi ông Đoàn Văn
Báu rời đoàn
Mỹ dự định áp thêm thuế quan lên nhiều nước, Việt Nam lọt
tầm ngắm?
Đoàn sư Minh Tuệ tạm dừng bộ hành, ông Đoàn Văn Báu tái
xuất
New Zealand muốn dẫn độ quan chức Việt Nam bị cáo buộc
tấn công tình dục
Mỹ đóng băng viện trợ nước ngoài, Việt Nam chịu thiệt gì?
Thặng dư thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cao kỷ lục năm 2024
Việt Nam chọn EVN và Petrovietnam đầu tư điện hạt nhân,
điện than vẫn giữ vai trò chính
Trump và Musk tấn công USAID, một nguồn viện trợ lớn ở
Việt Nam
Ông Lê Hoài Trung giữ chức chánh Văn phòng Trung ương
Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam: Thông điệp Tô Lâm khác gì thông
điệp Nguyễn Phú Trọng?
Đoàn sư Minh Tuệ 'tạm dừng bộ hành', ông Báu suýt bị thay
thế, nội bộ bất đồng
Vụ ảnh Em bé Napalm: Luật sư ông Nick Út sẽ kiện đoàn làm
phim 'tội phỉ báng'
Điện đàm Trump-Putin về Ukraina, Nga tỏ thái độ thận trọng
TT Ukraina khẳng định sẵn sàng ‘‘đánh đổi’’ lãnh thổ với Nga để
chấm dứt chiến tranh
Tàu chiến Mỹ lần đầu tiên đi qua eo biển Đài Loan kể từ khi tổng
thống Trump nhậm chức
Quốc vương Jordanie phản đối dự án trục xuất dân Palestine khỏi
Gaza của Trump
Trao đổi học thuật : Công cụ « quyền lực mềm » chưa
khai thác hết của Đài Loan
Cắt
viện trợ nước ngoài, Mỹ nhường sân chơi quyền lực mềm cho Trung Quốc ?
Mỹ : Chính sách nhập cư ngặt nghèo của Donald Trump có thực sự khả
thi ?
Việt Nam cải cách bộ máy Nhà nước, tăng hấp lực vào lúc Mỹ
gia tăng sức ép về thương mại
Lãnh đạo Pháp và Ấn Độ gia tăng hoạt động ngoại giao khẳng định
quan hệ song phương mật thiết
Dự án trục xuất dân Gaza của Trump : Thái độ thụ động của
Bruxelles bị lên án tại Nghị Viện Châu Âu
Chiến tranh Ukraina : Ngoại trưởng « Tam giác
Weimar » họp tại Paris
Trung Quốc : Tesla khánh thành nhà máy sản xuất pin quy mô
lớn ở Thượng Hải
Hoa Kỳ : Công chức liên bang biểu tình phản đối cắt giảm nhân sự
của Trump và Elon Musk
Tổng
thống Mỹ dọa cắt viện trợ cho Ai Cập và Jordanie nếu không nhận di dân
Palestine từ Gaza
Chống tham nhũng : Pháp tụt 5 bậc trong xếp hạng của Minh bạch
Quốc tế
Trí tuệ Nhân tạo và những rủi ro khó có thể kiểm soát
Trí
tuệ Nhân tạo : Hủy hoại hay thân thiện với môi trường ?
(AFP) -
Tokyo đề nghị Mỹ miễn trừ thuế mới đối với nhôm, thép Nhật Bản. Trả lời báo giới ngày 12/02/2025, chánh
văn phòng nội các Yoshimasa Hayashi cho biết đề nghị đã được đại sứ quán Nhật
Bản gửi đến chính quyền Mỹ để được miễn biện pháp đánh thuế 25% đối với nhôm
thép nhập vào Mỹ, sẽ có hiệu lực từ ngày 12/03. Tổng thống Mỹ từng khẳng định
là không có trường hợp ngoại lệ, nhưng theo thủ tướng Anthony Albanese, ông
Trump đã chấp nhận trường hợp ngoại lệ cho Úc.
(AFP) -
Đức triển hạn tăng cường kiểm soát biên giới thêm 6 tháng. Ngày 12/02/2025, thủ tướng Olaf Scholz
cho biết quyết định có hiệu lực ngay khi biện pháp hiện hành hết hiệu lực vào
tháng 03 và đã thông báo cho Ủy Ban Châu Âu. Quyết định được thủ tướng Olaf
Scholz đưa ra vào lúc cử tri Đức chuẩn bị đi bầu Quốc Hội, dự kiến diễn ra ngày
23/02, mà nhập cư là một chủ đề chính.
(AFP) –
Matxcơva hoan nghênh « cánh cửa mở ra cho việc xây dựng lại quan hệ song
phương » sau
khi Washington thả một người Nga. Hôm nay, 12/02/2025, điện Kremlin cho biết việc một công
dân Nga được thả, đổi lấy công dân Mỹ Marc Fogel được trả tự do, là « một
bước tiến nhỏ » trong việc nối lại quan hệ. Theo điện Kremlin,
danh tính của nhân vật này sẽ chỉ được tiết lộ sau khi đương sự về nước. Về
phía Mỹ, tổng thống Donald Trump khẳng định Mỹ « không mất gì
nhiều » trong trao đổi nói trên.
(AFP) -
Vacxava lên án máy bay Nga xâm phạm không phận Ba Lan. Trên mạng X ngày 11/02/2025, quân
đội Ba Lan cho biết « máy bay Su-24MR của không quân Nga đã lấn
6,5 km trong không phận Ba Lan trong vòng 1 phút và 12 giây ». Quân
đội Ba Lan đã liên lạc với phía Nga, khẳng định việc vi phạm không phận. Còn
quân đội Nga giải thích là do « lỗi hệ thống định vị của thiết bị
định vị Su-24MR ».
(RFI) -
Pháp : Giới nghiên cứu biểu tình tại Paris. Ngày 11/002/2025, hơn 100 nhà
nghiên cứu và sinh viên đã biểu tình tại quảng trường Panthéon, trong Khu
Latinh (Quartier latin) nổi tiếng ở quận 5 Paris để phản đối cắt ngân sách
trong lĩnh vực nghiên cứu. Một điều khoản sửa đổi trong ngân sách 2025 của
chính phủ Bayrou dự kiến cắt 630 triệu euro cho các trường đại học. Trong năm
2024, 60 trên tổng số 75 trường đại học Pháp bị thâm hụt ngân sách.
(GMA) –
Biển Đông : Mỹ - Philipinnes thảo luận về mở rộng tập trận chung. Theo quân đội Mỹ,hôm qua 11/02/2025,chủ
tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ, tướng Charles Q. Brown Jr. đã
có cuộc điện đàm với tổng chỉ huy Lực lượng Vũ trang Philippines, tướng Romeo
Brawner Jr. Hai tướng Mỹ và Philippines đã thỏa luận về « mở rộng phạm
vi và tăng cường năng lực của các cuộc tập trận chung tại Philippines ».
(Reuters)
- Trung Quốc phóng thành công tên lửa Trường Chinh-8A (Long March 8A) mang
nhiều vệ tinh. Phiên
bản cải tiến của Trường Chinh-8 sử dụng từ năm 2020, được phóng chiều
11/02/2025 (giờ địa phương) từ trung tâm vũ trụ Văn Xương (Wenchang) ở phía nam
tỉnh Hải Nam. Tên lửa mới có khả năng mang 7 tấn thiết bị, cho phép Trung Quốc
đưa nhiều tổ hợp vệ tinh lên quỹ đạo tầm thấp và tầm trung chỉ trong một lần
phóng. Thành công này được coi là một thử thách cho vệ tinh Starlink của
SpaceX, tập đoàn của tỉ phú Mỹ Elon Musk, với gần 7.000 vệ tinh hoạt động trên
quỹ đạo.
TIN TỨC: THỨ NĂM 13.02.2025
1/ NHÀ BÁO HUY ĐỨC BỊ TRUY TỐ VỚI CÁO BUỘC “LỢI DỤNG DÂN CHỦ”
Viện kiểm sát tối cao Việt
Nam vào hôm 12/2 đã hoàn tất cáo trạng truy tố nhà báo Huy Đức, tên thật là
Trương Huy San, với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để chống phá nhà
nước”.
Theo cáo trạng, trong thời
gian từ năm 2015 đến năm 2024, ông Trương Huy San “đã tự thu thập thông tin,
tài liệu, soạn thảo và đăng trên mạng Truong Huy San nhiều bài viết, trong đó
có 13 bài viết có nội dung chống phá nhà nước và tập đoàn lãnh đạo.
Cáo trạng cho rằng các bài
viết này có số lượng tương tác, bình luận, chia xẻ lớn, gây ảnh hưởng xấu đến
an ninh trật tự, an toàn xã hội, nên cần thiết xử lý theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên cáo trạng không đăng tên cụ thể của 13 bài viết bị cáo buộc như trên.
Bộ công an vào ngày 7/6 năm
ngoái ra quyết định truy tố và bắt tạm giam đối với nhà báo Huy Đức, ít ngày
sau khi người thân và bạn bè cho biết ông mất tích từ ngày 1/6.
Không lâu trước khi bị bắt,
nhà báo Huy Đức đăng tải bài viết “Những suy nghĩ không rời rạc”, trong đó ông
viết là “việc tái lập các ban đảng thời ông Nguyễn Phú Trọng là một bước lùi về
chính trị”.
Trước đó, trong bài có tựa
đề "Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hãi", nhà báo
Huy Đức viết rằng “thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, không phải lực lượng công
an đông đảo mà đất nước an toàn hơn” và “chưa bao giờ tội phạm phát triển phức
tạp như vừa qua”.
2/ CHIẾN HẠM MỸ LẠI ĐI QUA EO BIỂN ĐÀI LOAN
Lần đầu tiên kể từ khi Tổng
thống Donald Trump lên nhậm chức, hai chiến hạm Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan vào
ngày 10/2. Bắc Kinh lên án hành động làm gia tăng nguy cơ an ninh trong khu vực
và đã điều chiến đấu cơ theo dõi.
Đài Loan thông báo phát
hiện 62 chiến đấu cơ Trung Cộng trong vòng 48 tiếng khi hai tàu Mỹ đi qua eo
biển Đài Loan.
Theo hải quân Mỹ, khu trục hạm
Ralph Johnson và nghiên cứu hạm Bowditch đã đi dọc theo eo biển Đài Loan từ bắc
xuống nam. Phát ngôn nhân của bộ tư lệnh Ấn Độ và Thái Bình Dương của quân đội
Mỹ, khẳng định chuyến hải hành diễn ra
trong hành lang nằm ngoài vùng biển của bất kỳ quốc gia ven biển nào và “mọi quốc gia đều được hưởng quyền tự do lưu thông trên biển và trên
không”.
Theo bộ quốc phòng Đài
Loan, Trung Cộng đã điều 62 chiến đấu cơ và ít nhất 7 chiến hạm trong suốt thời
gian hai tàu Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, cho tới 6 giờ sáng ngày 12/2. Trong
thông cáo ngày 12/2, phát ngôn nhân bộ tư lệnh quân khu miền Đông Trung Cộng
lên án hành động của Mỹ là phát
đi tín hiệu sai và làm tăng nguy cơ cho an ninh.
Chuyến hải hành của hai chiến
hạm Mỹ qua eo biển Đài Loan diễn ra vào lúc Tổng thống Donald Trump và Thủ
tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba lên án “mọi
mưu đồ thay đổi nguyên trạng ở eo biển Đài Loan bằng vũ lực hoặc hăm dọa”.
Ngay sau tuyên bố của hai
nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản, Trung Cộng cáo buộc Tokyo đã có những phát biểu tiêu cực và “sẽ không
bao giờ cho phép thế lực nước ngoài can thiệp vào chuyện nội bộ”.
3/ PHI LUẬT TÂN TIẾP TỤC HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN ĐỘI
Phi Luật Tân đang tìm cách
mua thêm vũ khí và trang thiết bị quân sự để hiện đại hóa kho vũ khí của mình,
bao gồm phi đạn BrahMos từ Ấn Độ và ít nhất hai tàu ngầm, theo tuyên bố của người
đứng đầu quân đội cho biết vào hôm qua 12/2.
Phi Luật Tân đang trong
giai đoạn thứ ba của chương trình hiện đại hóa có tên gọi là “Horizons”. Nước
này đã dành 35 tỷ Mỹ kim cho tiến trình hiện đại hóa quân đội trong thập niên tới
khi đặt mục tiêu chống lại sức mạnh quân sự của Trung Cộng trong khu vực.
Tướng Brawner, tư lệnh quân
đội Phi Luật Tân, cho biết đó là một “giấc mơ” đối với nước Phi khi có được ít
nhất là hai tàu ngầm. Theo ông, nước Phi là một quần đảo vì thế phải có năng
lực này để bảo vệ toàn bộ quần đảo.
Cần biết là vào năm 2022, Phi
Luật Tân đã mua một hệ thống phi đạn chống hạm BrahMos trị giá 375 triệu Mỹ kim
từ Ấn Độ và đã đặt mua thêm loại phi đạn này. Ông Brawner cho biết sẽ nhận được
nhiều hơn loại phi đạn này trong năm nay và các năm tới.
Phi Luật Tân từng cho biết
họ đang muốn mua các phi đạn tầm trung và ít nhất 40 chiến đấu cơ để tăng cường
khả năng phòng thủ của mình. Trong năm nay, Manila dự trù nhận được ít nhất hai
hộ tống hạm từ Nam Hàn, quốc gia đã nâng cấp quan hệ với Phi lên thành quan hệ
đối tác chiến lược vào năm ngoái.
Ông Brawner cho biết quân
đội đã quan sát thấy sự gia tăng “các hành vi bất hợp pháp, cưỡng ép và dối
trá" của Trung Cộng ở Biển Đông. Ông cho biết từ con số 190 tàu vào năm
2021, Phi Luật Tân hiện chứng kiến trung bình 286 tàu Trung Cộng mỗi ngày quanh
vùng biển của Manila.
VNTB
– CSVN 95 tuổi: một lão già bệnh hoạn tham quyền cố vị
VNTB
– Sầu riêng thành mối sầu chung: giải cứu để tự đầu độc mình
VOA
– Chính quyền Campuchia bị cáo buộc giam giữ blogger Huỳnh Trọng Hiếu ‘bất hợp
pháp’
RFA
– Tác giả ‘Bên Thắng Cuộc’ bị truy tố theo cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân
chủ”
RFA
– Nghị định 168 – “sứ mệnh khai hóa văn minh” của những người cộng sản Việt Nam
‘Có
thể có người sẽ chết’ sau khi Mỹ ngừng tài trợ cho hoạt động rà phá bom mìn13/02/2025
Những
điều không nghĩ tới có thể xảy ra13/02/2025
Sự
yếu ớt của khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam qua số liệu cấu trúc GDP13/02/2025
Kỷ niệm với Osin13/02/2025
Quanh quất Osin13/02/2025
Nhà
báo Huy Đức chính thức bị truy tố tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’12/02/2025
Những
chiếc mặt nạ đang rơi xuống12/02/2025
Bạo lực
trong xã hội ta12/02/2025
Dương
Quốc Chính - Huy Đức « phạm tội » 9 năm công an mới biết ?
Phó
Đức An - Đạo khả đạo phi thường Đạo
Nguyễn
Văn Tuấn - « Cái miệng hại cái thân »
Nguyễn
Văn Tuấn - « Cái miệng hại cái thân »
Nguyễn
Đình Bổn - Sư quậy quá !
Hà
Phan - Nên trị đám trọc phú bắt nạt người yếu thế
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Mấy lời chia sẻ 13/02/2025
Dân tộc nào cũng là nhân tạo 13/02/2025
Cân bằng lợi ích doanh nghiệp
và nhà nước khi giảm tiền thuê đất 13/02/2025
Gió mưa không cứu nổi 12/02/2025
Kinh tế tuần hoàn có thể trở
thành động lực tăng trưởng mới? 12/02/2025
Tai hoạ của chuẩn mực 12/02/2025
Sống ở Việt Nam “sướng lắm” 12/02/2025
Bỗng nhiên nhớ Socrates 11/02/2025
Thông tư 29, cấm dạy thêm và
nguy cơ thất thủ 11/02/2025
Lý thuyết quan hệ quốc tế dự
đoán gì về Trump 2.0? 11/02/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
BẮT
TẠM GIAM PHÓ ĐỘI TRƯỞNG ĐỘI KIỂM TRA QUY TẮC ĐÔ THỊ TP THANH HÓA
Thông tin từ UBND thành phố Thanh Hóa xác nhận
Công an TP Thanh Hóa khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Sự,
Phó đội trưởng Đội kiểm tra quy tắc đô thị TP Thanh Hóa.
Trước đó, Công an thành phố Thanh Hóa đã điều
tra dấu hiệu tội "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất" xảy ra tại Công trình "Dự án nâng cấp Quốc lộ
47 tiểu dự án 1 đoạn qua huyện Quảng Xương năm 2011" ở phường Quảng Phú,
TP Thanh Hóa (trước đây là xã Quảng Phú, huyện Quảng Xương) từ năm 2011.
Vào thời điểm triển khai dự án trên, ông
Nguyễn Văn Sự là Chủ tịch UBND xã Quảng Phú.
Ngoài ông Sự, Cơ quan Công an thành phố Thanh
Hóa cũng khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Ngọc Mạnh, là cán bộ địa
chính của phường Quảng Đông (TP Thanh Hóa). Thời điểm triển khai dự án trên,
ông Mạnh là cán bộ địa chính của UBND xã Quảng Phú. Liên quan đến dự án trên,
đầu năm 2024, UBND TP Thanh Hóa có quyết định thu hồi số tiền sai phạm hơn 807
triệu đồng trong giải phóng mặt bằng từ năm 2011 khi thực hiện dự án xây dựng
nâng cấp đường Quốc lộ 47, đoạn qua xã Quảng Phú, huyện Quảng Xương.
Cơ quan chức năng TP Thanh Hóa cũng chỉ rõ, để
xảy ra vi phạm trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án trên, trách
nhiệm thuộc về cán bộ công chức địa chính, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú thời kỳ
2011 trong việc xác định nguồn gốc sử dụng đất và cán bộ công chức, lãnh đạo
UBND huyện Quảng Xương tham gia công tác thẩm định, phê duyệt bồi thường, hỗ
trợ, giải phóng mặt bằng của dự án.
Do đó, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa đã giao cho
Thanh tra thành phố phối hợp với Công an, Viện Kiểm sát nhân dân TP Thanh Hóa
củng cố hồ sơ, báo cáo đề xuất hướng xử lý đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, báo Tiền
Phong đã phản ánh nhiều thông tin về các sai phạm liên quan đến
dự án trên.
BẮT
TẠM GIAM NỮ PHÓ CHỦ TỊCH XÃ Ở BẮC KẠN
https://lifestyle.znews.vn/bat-tam-giam-nu-pho-chu-tich-xa-o-bac-kan-post1531012.html
Thực hiện sai quy định của Nhà nước trong việc
thực hiện dự án chăn nuôi dúi, bà Phùng Thị Sim, Phó chủ tịch xã Đôn Phong
(huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.
Ngày 12/2, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết đã ra
quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với
Phùng Thị Sim (SN 1976, trú tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông), Phó chủ tịch
UBND xã Đôn Phong (huyện Bạch Thông) về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản".Cùng ngày, Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tống đạt, thi hành các quyết định và
lệnh nêu trên.
Quá trình điều tra xác định năm 2024, Phùng
Thị Sim đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện dự án
chăn nuôi Dúi thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi xã Đôn Phong (huyện Bạch
Thông), chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.
TRUY
TỐ BỊ CAN TRƯƠNG HUY SAN VỀ TỘI LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ
VKSND Tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố bị
can Trương Huy San (SN 1961, trú tại TP.HCM) về tội "Lợi dụng các quyền tự
do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân".
Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao đã
chuyển hồ sơ vụ án này tới Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội để nghiên cứu, đưa
ra xét xử theo thẩm quyền.
Theo cáo trạng, trong thời gian từ năm 2015
đến năm 2024, Trương Huy San đã tự thu thập thông tin, tài liệu, soạn thảo và
đăng trên Facebook cá nhân “Truong Huy San (Osin Huy Duc)” nhiều bài viết,
trong đó có 13 bài viết có nội dung xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Các bài viết này có số lượng tương tác, bình
luận, chia sẻ lớn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, nên
cần thiết xử lý theo quy định pháp luật.
Qua trình điều tra, Trương Huy San khai nguồn
thông tin để viết bài do bị can tự thu thập, tự đánh giá. Bị can nhận thức được
nội dung 13 bài viết này có gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của một số tổ chức, cá nhân, nhưng không có ý đồ chống Đảng, chống
nhà nước.
KHỞI
TỐ MỘT GIÁM ĐỐC DO VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
Cơ quan CSĐT (Cảnh sát kinh tế) Công an Bắc
Giang khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Giám đốc Công ty TNHH xây
dựng và Thương mại Lục Giang Sơn về hành vi vi phạm quy định về khai thác tài
nguyên.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Bắc Giang đã kiểm tra, xác minh nguồn tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật về
khai thác tài nguyên tại khu vực Bồ Lầy, thôn Phú Xuyên, xã Phượng Sơn, huyện
Lục Ngạn (nay là tổ dân phố Phú Bòng, phường Phượng Sơn, thị xã Chũ, tỉnh Bắc
Giang) của Công ty TNHH xây dựng và Thương mại Lục Giang Sơn, có địa chỉ tại
thôn Mào Gà, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).
Qua công tác điều tra, xác minh, Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang xác định: Công ty TNHH xây dựng và Thương
mại Lục Giang Sơn do ông Nguyễn Đình Văn (SN 1986) làm giám đốc chỉ đạo điều
hành hoạt động của công ty đã có hành vi khai thác ra ngoài phạm vi ranh giới
được cấp phép với khối lượng khoáng sản lớn, khoảng hơn 200.000 m3 đất, ước
tính trị giá khoáng sản khai thác hơn 6 tỷ đồng; gây thất thu nguồn thu
ngân sách Nhà nước. Hành vi này vi phạm quy định của pháp luật về khai thác tài
nguyên. Ngày 11/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết
định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định khởi tố bị can; Lệnh khám xét chỗ ở và
nơi làm việc; Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; Quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối
với Nguyễn Đình Văn về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” được quy
định trong Bộ luật Hình sự.
Trước đó, cũng trong ngày 11/2, Viện KSND tỉnh
Bắc Giang đã phê chuẩn các Lệnh và Quyết định tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Bắc Giang. Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Bắc Giang đã tổ chức thi hành các lệnh và quyết định tố tụng trên.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Bắc Giang tiếp tục điều tra làm rõ các hành vi vi phạm của các cá nhân và tổ
chức có liên quan để xử lý theo quy định pháp luật.
DIỄN
BIẾN VỤ LIÊN QUAN SAI PHẠM TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN SÂN BAY LONG THÀNH
Trước khi Chủ tịch huyện Long Thành bị bắt, cơ
điều tra khởi tố vụ án "Nhận hối lộ", "Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản", bắt tạm giam một cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất Long Thành.
Như đã đưa tin, ngày 10/2, Cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can
để tạm giam đối với ông Lê Văn Tiếp (47 tuổi, Chủ tịch UBND huyện Long Thành)
để điều tra về hành vi vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất.
Theo thông tin ban đầu, việc khởi tố, bắt tạm
giam đối với ông Lê Văn Tiếp được thực hiện sau quá trình Cơ quan điều tra mở
rộng điều tra vụ sai phạm liên quan đến Dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
tái định cư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành).
Trước đó, ngày 2/11/2023, Cơ quan Cảnh sát
điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án "Nhận hối lộ" và
"Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", đồng thời ra quyết định khởi tố bị can,
bắt tạm giam đối với Phạm Viết Mạnh (31 tuổi, TP Biên Hòa; cán bộ Trung tâm
Phát triển quỹ đất huyện Long Thành) để điều tra về hành vi nhận hối lộ và bị
can Nguyễn Tấn Biên (46 tuổi; cán bộ địa chính - xây dựng xã Lộc An, ngụ huyện
Long Thành) và Trần Ngọc Hân (25 tuổi, ngụ xã Bình Sơn, huyện Long Thành để điều
tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cơ quan điều tra, từ tháng
7/2020 đến thời điểm bị bắt, Phạm Viết Mạnh được phân công làm việc tại tổ bồi
thường và tham gia thực hiện dự án bồi thường hỗ trợ tái định cư Cảng hàng
không quốc tế Long Thành. Mạnh có nhiệm vụ kiểm đếm, áp giá, chi trả tiền bồi
thường và công khai phương án bồi thường đối với các hộ dân tại xã Bình Sơn.
Quá trình làm việc, một số người dân có đất mua bán bằng giấy tay nhờ lập hồ sơ
đền bù và cấp suất tái định cư, Mạnh đã nhận tiền để giải quyết.
Cán bộ biệt phái nhận tiền nhưng không
thực hiện "lời hứa"
Còn Nguyễn Tấn Biên, là cán bộ Trung tâm phát
triển quỹ đất huyện Long Thành được biệt phái về xã Bình Sơn để tham gia thực
hiện dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành từ
tháng 7/2021.
Trong thời gian này, Biên đã giới thiệu với
nhiều người là có mối quan hệ để có thể “chạy” được các suất tái định cư. Biên
được ông C.V.N. (xã Bình Sơn) nhờ lập hồ sơ để nhận 3 suất tái định cư với
giá 1,2 tỷ đồng. Sau đó, Biên đã nhận của ông này 250 triệu đồng và tiêu
xài cá nhân nhưng không thực hiện lời hứa.
Trong vụ việc này, đối tượng Trần Ngọc Hân làm
nghề kinh doanh quần áo tại thị trấn Long Thành nhưng tung tin có quan hệ với
nhiều người có chức vụ để nhận “chạy” suất tái định cư. Hân đã nhận số tiền
hàng chục triệu đồng của người dân và sau đó chiếm đoạt.
Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã gửi thông báo
tới UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đề nghị các cá nhân, hộ gia
đình được hưởng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trái quy định thuộc dự án thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sân bay Long Thành chủ động hợp tác với
các đơn vị chức năng để xử lý vụ việc.
Bước đầu, công an xác định một số trường hợp
có liên quan đến sai phạm trong việc định giá tài sản trên đất khi bồi thường
đất làm dự án sân bay Long Thành. Công an cũng phát hiện nhiều cá nhân có hành
vi đưa hối lộ làm sai lệch, hợp thức hóa hồ sơ để trục lợi.
Để phục vụ công tác điều tra, Công an tỉnh
Đồng Nai đề nghị các đối tượng đưa hối lộ chủ động khai báo trước khi bị phát
giác; người có chức vụ có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn chủ động ra đầu
thú. Hành vi che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo
quy định của pháp luật. Các đối tượng vi phạm chủ động trình báo, đầu thú sẽ
được hưởng khoan hồng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp
luật.
Hiện vụ việc được cơ quan chức năng tiếp tục
điều tra.
Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định
cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành được Quốc hội thông qua năm 2017 có tổng
mức đầu tư gần 23.000 tỷ đồng, UBND tỉnh Đồng Nai được giao làm chủ đầu tư
dự án. Sau đó dự án được điều chỉnh với tổng mức đầu tư giảm còn hơn 19.200 tỉ
đồng. Tổng số hộ dân được xét, bố trí tái định cư gần 5.500 hộ.
Đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai, đã cơ bản hoàn
thành công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và các hạng mục bổ sung dự án.
Đến hết năm 2024, tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành giải ngân hơn 18.200 tỷ
đồng nguồn vốn bố trí cho dự án, đạt gần 95% kế hoạch theo tổng nguồn vốn
được bố trí sau điều chỉnh.
DÍNH SAI PHẠM, NHIỀU
LÃNH ĐẠO CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ QUẢNG BÌNH BỊ ĐỀ NGHỊ KỶ LUẬT
Vì có nhiều sai phạm, nhiều lãnh đạo Cục Thi
hành án dân sự Quảng Bình đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đề nghị kỷ luật.
Ngày 12-2, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình xác nhận vừa có
kết luận một số nội dung liên quan đến công tác kiểm tra khi có dấu hiệu vi
phạm tại Cục Thi hành án dân
sự tỉnh này.
Theo đó, việc kiểm tra được thực hiện với Chi ủy Chi bộ Cục Thi
hành án dân sự tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025; cùng các cá nhân liên quan, gồm: ông
Trần Phương Nam - nguyên bí thư chi bộ, nguyên phó cục trưởng và ông Mai Công
Danh - nguyên chi ủy viên, nguyên cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Quảng Bình.
Kết quả kiểm tra cho thấy Chi ủy Chi bộ Cục Thi hành án dân sự
tỉnh Quảng Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm trong việc chưa tham mưu chi
bộ lãnh đạo cán bộ, đảng viên chấp hành chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án dân sự
và kết luận thanh tra của chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.
Đặc biệt, đơn vị này cũng được xác định có sai phạm trong 2 vụ
việc liên quan. Một là việc đình chỉ thi hành án theo đơn yêu cầu của Ngân hàng
TMCP Quân đội. Hai là việc tạm đình chỉ công tác đối với bà Nguyễn Thị Phương
Lan - chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Đồng Hới.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình xác định trách nhiệm chính
thuộc về Chi ủy Chi bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Trong đó trách nhiệm người
đứng đầu thuộc về ông Trần Phương Nam, trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thuộc về
ông Mai Công Danh. Ngoài ra, trách nhiệm tham mưu liên quan đến bà Nguyễn Thị
Thanh Thúy - phó bí thư phụ trách chi bộ, phó cục trưởng phụ trách.
Vì vậy, cơ quan này thống nhất kiểm điểm, xem xét trách nhiệm
đối với Chi ủy Chi bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh, với cá nhân ông Trần Phương
Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy.
Riêng ông Mai Công Danh bị đề nghị xem xét, xử lý kỷ luật.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình còn đề nghị Ban
Cán sự đảng Bộ Tư pháp lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kỷ luật hành chính theo quy định
đối với các lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình có khuyết điểm, vi
phạm.
NAM TU SĨ KIÊM PHÓ TRỤ
TRÌ CHÙA CƯỠNG BỨC CẢ BÉ TRAI LẪN GÁI
Trong lúc còn tu hành, nam tu sĩ kiêm phó trụ
trì chùa ở huyện Chợ Mới, An Giang đã cưỡng bức cả bé trai lẫn bé gái.
Ngày 12-2, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang cho biết vừa ban
hành cáo trạng truy tố Đoàn Quốc Thái, 47 tuổi, cựu tu
sĩ có pháp danh Thích Phước Trí và là cựu phó trụ trì chùa
Thành Hoa, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới.
Ông Thái bị truy tố 2 tội danh "hiếp dâm người dưới 16 tuổi
và thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi".
Các nạn nhân của ông Thái gồm các em N.T.T. (nữ, 12 tuổi),
N.Q.Đ. (nam, 17 tuổi), H.V.K.E. (nam, 20 tuổi) và N.T.P. (anh ruột T., 19
tuổi), tất cả cùng ngụ xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới và hay cùng người thân đến chùa
Thành Hoa làm công quả.
Theo cáo trạng, tháng 3-2024 bé gái T. cùng anh ruột là P. đến
chùa do Thái làm phó trụ trì để phụ dọn dẹp và làm công quả.
Lúc tất cả Phật tử ra về, Thái vào phòng ngủ thì thấy cháu T.
đang nằm trên giường của mình. Thái kêu cháu T. tự cởi quần để Thái thực hiện
hành vi quan hệ tình dục. Được khoảng 5 phút Thái kêu em T. ra về.
Sự việc được E., Đ., P. và T. nói cho cha mẹ của P. và T. biết,
sau đó được trình báo đến Công an huyện Chợ Mới. Ít ngày sau, Thái cũng
đến cơ quan điều tra để
đầu thú. Thái khai nhận do mình là người đồng giới nên thực hiện hành vi quan
hệ với cháu T. không thành.
Trong quá trình điều tra, Thái và các nạn nhân còn khai nhận từ
năm 2018 - 2024, khi các em E., D. và P. chưa đủ tuổi vị thành niên cũng bị
Thái xâm hại tình dục.
Cụ thể, từ năm 2018 đến năm 2024 Thái nhiều lần lợi dụng lúc
chùa vắng khách, kêu các nạn nhân vào phòng ngủ riêng để thực hiện quan hệ tình
dục bằng tay, miệng và ngược lại. Có thời điểm Thái sử dụng điện thoại di động
cá nhân để ghi lại các hình ảnh đồi trụy.
Sau mỗi lần thực hiện hành vi, Thái cho các nạn nhân từ 200.000
đồng đến 2 triệu đồng. Thái thừa nhận đã nhiều lần thực hiện hành vi xâm hại
khi em E. chưa đủ 13 tuổi, em Đ. lúc 13 tuổi và em P. lúc chưa đủ 16 tuổi.
KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM PHÓ ĐỘI TRƯỞNG
ĐỘI KIỂM TRA QUY TẮC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ THANH HÓA
Hoàng
Lam
TPO - Ngày 12/2, thông tin từ UBND thành phố
Thanh Hóa xác nhận, Công an thành phố Thanh Hóa vừa khởi tố bị can, bắt tạm
giam đối với ông Nguyễn Văn Sự, Phó Đội trưởng Đội kiểm tra quy tắc đô thị
thành phố Thanh Hóa để điều tra về hành vi vi phạm quy định về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất xảy ra tại Dự án nâng cấp Quốc lộ 47
năm 2011.
Trước đó, Công an thành phố Thanh Hoá đã điều tra dấu hiệu tội
"Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất" xảy ra tại Công trình "Dự án nâng cấp Quốc lộ 47 tiểu dự án 1
đoạn qua huyện Quảng Xương năm
2011" ở phường Quảng Phú, TP Thanh Hóa (trước đây là xã Quảng Phú, huyện
Quảng Xương) từ năm 2011.
Vào thời điểm triển
khai dự án trên, ông Nguyễn Văn Sự là Chủ tịch UBND xã Quảng Phú.
Ngoài ông Sự, Cơ quan
Công an thành phố Thanh Hóa cũng khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn
Ngọc Mạnh, là cán bộ địa chính của phường Quảng Đông (TP Thanh Hóa). Thời điểm
triển khai dự án trên, ông Mạnh là cán bộ địa chính của UBND xã Quảng Phú. Liên
quan đến dự án trên, đầu năm 2024, UBND TP Thanh Hoá có quyết định thu hồi số
tiền sai phạm hơn 807 triệu đồng trong giải phóng mặt bằng từ năm 2011
khi thực hiện dự án xây dựng nâng cấp đường Quốc lộ 47,
đoạn qua xã Quảng Phú, huyện Quảng Xương.
Cơ quan chức năng TP
Thanh Hoá cũng chỉ rõ, để xảy ra vi phạm trong việc bồi thường, giải phóng mặt
bằng tại dự án trên, trách nhiệm thuộc về cán bộ công chức
địa chính, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú thời kỳ 2011 trong việc xác định nguồn
gốc sử dụng đất và cán bộ công chức, lãnh đạo UBND huyện Quảng Xương tham gia
công tác thẩm định, phê duyệt bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của dự
án.
Do đó, Chủ tịch UBND
TP Thanh Hoá đã giao cho Thanh tra thành phố phối hợp với Công an, Viện Kiểm sát nhân dân TP
Thanh Hoá củng cố hồ sơ, báo cáo đề xuất hướng xử lý đảm bảo đúng quy định của
pháp luật.
Trước đó, báo Tiền
Phong đã phản ánh nhiều thông tin về các sai phạm liên quan đến dự án
trên.
TRUY TỐ ‘OSIN HUY DUC’ VỀ TỘI LỢI
DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ
Hoàng
An
https://tienphong.vn/truy-to-osin-huy-duc-ve-toi-loi-dung-cac-quyen-tu-do-dan-chu-post1716447.tpo
TPO - Trong thời gian từ năm 2015 - 2024, ông
Trương Huy San đã tự thu thập thông tin, tài liệu, soạn thảo và đăng trên
Facebook cá nhân “Truong Huy San (Osin Huy Duc)” nhiều bài viết, trong đó có 13
bài viết có nội dung xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân.
Ngày 12/2, Viện KSND
Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trương Huy San (SN 1961, trú tại
phường 14, quận 3, TPHCM) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quy định
tại Điều 331 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, chuyển hồ sơ vụ án này tới TAND TP Hà
Nội để nghiên cứu, đưa ra xét xử theo
thẩm quyền.
Theo cáo trạng, trong
thời gian từ năm 2015 - 2024, ông Trương Huy San đã tự thu thập thông tin, tài liệu, soạn
thảo và đăng trên Facebook cá nhân “Truong Huy San (Osin Huy Duc)” nhiều bài
viết, trong đó có 13 bài viết có nội dung xâm phạm đến lợi ích của nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Các bài viết này có số
lượng tương tác, bình luận, chia sẻ lớn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự,
an toàn xã hội, nên cần thiết xử lý theo quy định pháp luật. Quá trình điều
tra, ông Trương Huy San khai nguồn thông tin để viết bài do bị
can tự thu thập, tự đánh giá. Bị can nhận thức được nội dung 13 bài viết này có
gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một số tổ
chức, cá nhân, nhưng không có ý đồ chống Đảng, chống nhà nước.
Ông Trương Huy San bị
khởi tố, bắt tạm giam từ ngày 8/6, thời điểm đó, Bộ Công an phát thông báo Cơ
quan điều tra cũng xác định, ông này có hành vi vi phạm pháp luật khi lợi dụng
các quyền tự do dân chủ để đăng tải các bài viết trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng
đến các tổ chức và cá nhân.
TẠM ĐÌNH CHỈ NHIỆM VỤ ĐẠI BIỂU HĐND
ĐỐI VỚI CHỦ TỊCH HUYỆN LONG THÀNH
Mạnh
Thắng
TPO - Ông Lê Văn Tiếp- Chủ tịch UBND huyện
Long Thành đã bị tạm đình chỉ nhiệm vụ quyền hạn đại biểu HĐND tỉnh Đồng
Nai.
Tối 12/2, đại diện
HĐND tỉnh Đồng Nai cho
biết đã tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn đại biểu HĐND tỉnh Đồng
Nai nhiệm kỳ 2021- 2026 đơn vị huyện Long Thành đối với ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Long Thành. Trước đó,
ông Lê Văn Tiếp đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công An tỉnh Đồng Nai khởi tố,
bắt tạm giam để điều tra về tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Liên quan đến vụ án
này, ngày 2/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố
vụ án "Nhận hối lộ" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Đồng thời, ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Viết Mạnh
(31 tuổi, TP Biên Hòa; cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Long Thành) để
điều tra về hành vi nhận hối lộ và bị can Nguyễn Tấn Biên (46 tuổi; cán bộ địa
chính - xây dựng xã Lộc An, ngụ huyện Long Thành) và Trần Ngọc Hân (25 tuổi,
ngụ xã Bình Sơn, huyện Long Thành) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản.
Các đối tượng bị khởi
tố do sai phạm trong việc thực hiện dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng
hàng không quốc tế Long Thành, gây thiệt hại rất lớn ngân sách Nhà nước.
Cũng trong ngày 12/2,
Công an tỉnh Đồng Nai đã có thư kêu gọi người dân, người liên quan trình báo,
cung cấp thông tin cho cơ quan công an. Theo Công an tỉnh, hiện Cơ quan cảnh
sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đang thụ lý, điều tra vụ án vi phạm về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất liên quan đến Dự án Cảng
hàng không Quốc tế Long Thành. Kết quả điều tra ban đầu xác định có nhiều sai
phạm của Hội đồng bồi thường trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gây
thiệt hại rất lớn ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, Cơ quan Cảnh
sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng bồi thường và
các cán bộ trong hội đồng vì có nhiều sai phạm trong công tác bồi thường và đền
bù, hỗ trợ tái định cư. Để phục vụ cho công tác điều tra, đấu tranh xử lý đối
với các sai phạm liên quan, đảm bảo tuân thủ chính sách pháp luật và thu hồi
ngân sách Nhà nước bị thiệt hại, Cơ quan cảnh sát điều tra kêu gọi các cán bộ,
viên chức và nhân dân cung cấp thông tin liên quan đến các sai phạm trong công
tác bồi thường; đồng thời kêu gọi các cá nhân có sai phạm trong việc tổ chức
chi trả và nhận bồi thường hỗ trợ tái định cư không đúng chính sách hãy tự giác
trình báo và khắc phục hậu quả, giao nộp lại tài sản đã nhận trái quy định để
được hưởng chính sách khoan hồng.
Trường hợp không chủ
động trình báo, giao nộp, khi Cơ quan điều tra phát hiện sẽ vẫn bị thu hồi tài
sản và còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về hành vi khai khống, gian dối để trục
lợi, chiếm đoạt tài sản Nhà nước theo đúng quy định pháp luật.
No comments:
Post a Comment