Tuesday, July 23, 2024

 

Đối Thoại Điểm Tin ngày 23 tháng 07 năm 2024

 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

 

Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Mỹ, Nhật Bản sẽ hội đàm an ninh cấp cao về răn đe hạt nhân

Hai bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng Mỹ trấn an đồng minh, đối tác châu Á trước bầu cử tổng thống

Một người Việt bị bắt vì trộm cắp đầu gậy golf ở sân bay Tokyo, Nhật Bản

Bộ Ngoại giao Mỹ ‘đánh giá cao’ việc Việt Nam mua bán điện trực tiếp

Việt Nam bắt giữ cựu thứ trưởng môi trường vì vi phạm về khai thác đất hiếm

Ngoại trưởng Mỹ Blinken đi VN dự lễ ta

Bắt đầu xét xử ông Trịnh Văn Quyết, tỷ phú từng giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam

Ngoại trưởng Mỹ Blinken đi VN dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Mỹ, Nhật Bản sẽ hội đàm an ninh cấp cao về răn đe hạt nhân

Hai bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng Mỹ trấn an đồng minh, đối tác châu Á trước bầu cử tổng thống

Quan chức và các nhà tài trợ của Đảng Dân chủ ủng hộ bà Harris làm ứng viên tổng thống 

Ông Zelenskyy kêu gọi quốc tế hỗ trợ vũ khí tầm xa sau khi Nga dùng drone tấn công Kyiv

RFA

Việt Nam tăng cường đàn áp trên mạng và ngoài đời trước tang lễ ông Nguyễn Phú Trọng

“Thịt bò”, “dát vàng”, “rắc muối” và từ điển trọng húy của người dân

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dự lễ tang ông Nguyễn Phú Trọng

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

Tại sao Ba Đình lại ‘áo gấm đi đêm’ thăm hỏi cựu Tổng thống Trump thoát chết hụt?

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Đời sau sẽ nhớ gì về ông Nguyễn Phú Trọng?

Sách của cố TBT - công cuộc xây dựng “Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng” còn dang dở?

Ba người ở TP HCM bị xử lý theo cáo buộc đăng tin sai về ông Nguyễn Phú Trọng

Tạp chí Thương hiệu & Công luận bị phạt 65 triệu đồng theo cáo buộc đăng tin sai sự thật

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết ra tòa

Bắt tạm giam nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Linh Ngọc

Cựu Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Đà Nẵng và thuộc cấp ra tòa

Cảnh sát cơ động Việt Nam diễn tập chung chống khủng bố với Trung Quốc

Cao ủy Đối ngoại Liên minh châu Âu thăm Việt Nam để thảo luận về an ninh và môi trường

Luật mới của Việt Nam cho phép công an nổ súng vào flycam và người khi khẩn cấp

Philippines và Trung Quốc đạt được thỏa thuận trong nỗ lực ngưng xung đột tại Bãi Cỏ Mây

Nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Hà Tĩnh chịu khởi tố

Công nhân Hong Fu ở Bình Dương đình công đòi minh bạch tăng lương

BBC

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời: Tại sao ông Tô Lâm là ứng viên kế nhiệm hàng đầu?

Nguyễn Phú Trọng - 'người cộng sản kiên định cuối cùng' và di sản 'đốt lò'

Tổng thống Biden rút lui có ý nghĩa gì đối với bà Harris và ông Trump?

Ông Tô Lâm 'có thể tăng cường thâu tóm quyền lực'

Ông Trịnh Văn Quyết hầu tòa: Có gì đáng chú ý?

Tổng thống Mỹ Biden ủng hộ Kamala Harris tranh cử: Diễn biến tiếp theo là gì?

Tổng thống Joe Biden dừng tranh cử: các diễn biến quan trọng

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Joe Biden rút lui, ủng hộ cấp phó Kamala Harris tranh cử

Di sản Nguyễn Phú Trọng từ góc nhìn báo chí quốc tế

Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra như thế nào?

Vị thế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Mỹ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Ngoại giao cây tre', 'Đốt lò' và quyền lực

Việt Nam

Góc khuất của Hiệp định Genève

Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: những thông tin cần biết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: báo chí kể chuyện 'rau muống chấm tương', 'viết chữ trên cát'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Ông Tập không tự ái', 'Chán đảng, khô Đoàn' và những phát biểu khác

Vụ 6 người Việt chết ở Bangkok: Thi thể cặp vợ chồng được nhận về

CEO Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan bị bắt

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và di sản chưa hoàn tất cho Đảng Cộng sản Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yếu đến mức nào mà Chủ tịch nước Tô Lâm phải điều hành Đảng?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điều trị bệnh, ông Tô Lâm điều hành Đảng

Vụ 6 người Việt chết ở Bangkok: Những gì được biết cho đến nay

Việt Nam nộp đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực giữa Biển Đông

Bà Bùi Thị Minh Hoài làm bí thư Thành ủy Hà Nội

RFI

Ngoại trưởng Ukraina lần đầu tiên công du Trung Quốc tìm giải pháp hòa bình

Bầu cử tổng thống Mỹ : Kamala Harris hội đủ sự ủng hộ của đảng Dân Chủ để ra tranh cử

Ngoại trưởng Mỹ công du Châu Á để củng cố quan hệ với các đồng minh

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

 Thế vận hội Paris 2024: Nhiều nhà báo Nga bị loại vì lý do an ninh

Thế vận hội Paris 2024: Pháp khẳng định chào đón phái đoàn Israel

Liên Hiệp Châu Âu dời cuộc họp của khối ở Budapest sang Bruxelles

Bãi Cỏ Mây: Manila khẳng định quyền của Philippines sau khi đã « dàn xếp » với Bắc Kinh

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Joe Biden rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng

Bầu cử tổng thống Mỹ : Đảng Dân Chủ chia rẽ về việc chọn ứng cử viên mới

Biden rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng: Nhiều lãnh đạo thế giới hoan nghênh quyết định

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Biden bỏ cuộc, ẩn số mới cho cả Dân Chủ và Cộng Hòa

Bầu cử tổng thống Mỹ: Lợi thế của Kamala Harris

Quân Ukraina mất dần quyền kiểm soát ở Donbass

Olympic Paris 2024 : Hơn 4.300 người bị loại vì lý do an ninh

Quan hệ Việt-Mỹ, di sản của « người đốt lò » Nguyễn Phú Trọng ?

Những dấu ấn Paris trong lịch sử Olympic hiện đại

 Đài Loan : Đòi hỏi của Philippines và Việt Nam ở Biển Đông là "không thể chấp nhận được"

 (AFP) – Ngân hàng trung ương Trung Quốc hạ lãi suất chỉ đạo. Thêm một dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc vẫn đình đốn. Trong quyết định hôm 22/07/2024, Ngân hàng trung ương Trung Quốc thông báo hạ 0,1 điểm lãi suất LPR và lãi suất tín dụng 5 năm. Cả hai cùng rơi xuống « mức thấp kỷ lục ». Theo lời một chuyên gia ngân hàng của Trung Quốc, đây là một « bước đi đúng hướng », song không chắc « hạ lãi suất ngân hàng là công cụ quan trọng nhất về mặt chính trị ». Một cách gián tiếp, chuyên gia này thận trọng cho rằng đây không hẳn là biện pháp hiệu quả nhất để đem lại tăng trưởng và kích thích tiêu thụ tại Trung Quốc. Trung Quốc hạ lãi suất ngân hàng để kích cầu một tuần lễ sau Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng.

 (Reuters) – Vụ mưu sát Trump: Giám đốc cơ quan bảo vệ an ninh cho các chính trị gia hàng đầu của Mỹ điều trần trước Quốc Hội lưỡng viện.  Bà Kimberley Cheatle điều trần trước một ủy ban của Hạ Viện Hoa Kỳ trưa ngày 22/07/2024, vào lúc có nhiều tiếng nói đòi bà từ chức sau vụ cựu tổng thống Mỹ Donald Trump bị mưu sát hôm 13/07/2024 trong lúc ông đang vận động tranh cử tại bang Pennsylvania. Ủy ban điều tra của Hạ Viện Mỹ về vụ này gồm chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson thuộc đảng Cộng Hòa và lãnh đạo khối nghị sĩ Cộng Hòa tại Thượng Viện Mitch McConnell. Trong hai ngày nữa sẽ đến lượt giám đốc FBI Christopher Wray điều trần.

(AFP) – Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouleba đi Trung Quốc. Theo thông cáo hôm 22/07/2024, mục tiêu chính của chuyến đi ba ngày từ 23 đến 25/07/2024 là nhằm « thảo luận và tìm kiếm những phương tiện chấm dứt cuộc xâm lược của Nga », đồng thời « thúc đẩy vai trò của Trung Quốc để hướng tới một giải pháp hòa bình lâu dài và công bằng ». Bắc Kinh là điểm tựa chính của Matxcơva từ khi Nga xâm chiếm Ukraina.

(AFP) – Ngoại trưởng Belarus công du Bắc Triều Tiên. Minsk hôm 22/07/2024 thông báo ngoại trưởng Maxime Ryjenkov sẽ thăm chính thức Bắc Triều Tiên từ ngày 23 đến 25/07, theo lời mời của Bình Nhưỡng, trong bối cảnh đồng minh Nga đang tăng cường quan hệ với chế độ Kim Jong Un. 

(Reuters) – Israel thông báo thêm hai con tin bị Hamas bắt giữ thiệt mạng ở Gaza. Vào lúc đàm phán tiếp diễn để hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza, hôm 22/07/2024, quân đội Israel cho biết thêm hai con tin bị bắt từ đợt tấn công 07/10/2023 đã tử vong. Hiệp hội gia đình các nạn nhân phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas lên án chính quyền của thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu kéo dài tiến trình đàm phán để đổi lấy sinh mạng cho các con tin người Do Thái.

(AFP) – Mêhicô : Một sĩ quan cảnh sát cấp cao bị bắn chết. Chính quyền địa phương hôm qua, 21/07/2024, thông báo lãnh đạo các chiến dịch đặc biệt trực thuộc cảnh sát Mexico City, Milton Figueroa, đã bị bắn chết trong một cuộc tấn công ở ngoại ô thủ đô Mêhicô. Theo hình ảnh từ camera an ninh, sĩ quan Figueroa, phụ trách các chiến dịch tình báo chống tội phạm có tổ chức, đi ngang qua một cửa hàng bán gà thì bị một người đàn ông dùng súng tấn công.

(AFP) – Kết thúc cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp Tour de France 2024. Tay đua người Slovenia, Tadej Pogacar về đầu hôm qua, 21/07/2024, với hơn 6 phút trước đối thủ người Đan Mạch Jonas Vingegaard. Đây là lần thứ ba Pogacar 25 tuổi khoác chiếc áo may-ô vàng sau lai thắng lợi vẻ vang hồi 2020 và 2021. Khác với truyền thống, Tour de France lần này không kết thúc ở đại lộ Champs Elysées - Paris mà là tại thành phố Nice bên bờ Địa Trung Hải, miền nam nước Pháp.

(AFP) – Tennis : Rafael Nadal lo lắng một tuần trước Olympic 2024 khai mạc. Huyền thoại quần vợt người Tây Ban Nha hôm qua, 21/07/2024, đã để thua trận chung kết giải Thụy Điển Mở Rộng trước tay vợt người Bồ Đào Nha Nuno Borges sau hai set đấu. Thất bại này khiến Nadal thực sự lo lắng, chỉ một tuần trước khi Thế Vận Hội khai mạc, vốn là mục tiêu quan trọng nhất trong mùa giải năm nay của anh. Môn tennis của Olympic 2024 diễn ra tại Roland Garros, nơi Nadal từng đăng quang 14 lần.

(AFP) – Năm 2024 là năm quyết định để SIDA không còn là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng. Cơ quan phòng chống bệnh SIDA của Liên Hiệp Quốc hôm nay, 22/07/2024, nhận định các quyết định của giới lãnh đạo thế giới đưa ra năm nay sẽ cho phép xác định liệu thế giới có đạt được mục tiêu từ nay đến năm 2030 loại được căn bệnh này ra khỏi danh sách các mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng. Từ khi xuất hiện, SIDA đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 42 triệu người. Năm 2023, gần 40 triệu người đã sống chung với virus HIV (tiếng Pháp là VIH), theo báo cáo thường niên của Cơ quan phòng chống bệnh SIDA của Liên Hiệp Quốc. Năm ngoái có 1,3 triệu ca nhiễm mới, ít hơn 100.000 ca so với năm 2022. Mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là năm 2025 sẽ chỉ có thêm 330.000 ca nhiễm mới, nhưng với đà này mục tiêu đó chắc chắn không đạt được.

(Le Point) – Năm 2080, dân số thế giới có thể đạt đỉnh 10,3 tỉ người. Liên Hiệp Quốc hôm 21/07/2024 ra báo cáo World Population Prospects 2024, cho biết dân số thế giới hiện nay là 8,2 tỉ người và sẽ còn tăng trong 50-60 năm nữa. Tỉ lệ sinh đã giảm từ 3,3 con/phụ nữ hồi năm 1990 xuống còn 2,3 trong năm nay. Tỉ lệ tử vong đã giảm một chút từ sau đại dịch Covid-19. Tuổi thọ trung bình tăng từ 73,3 tuổi vào năm 2024 lên thành 77,4 tuổi vào năm 2054. Năm 2050, các nước đông dân nhất thế giới cũng sẽ vẫn giống như hiện nay, tức là Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ. Dân số Trung Quốc có thể giảm 200 triệu người so với hiện nay.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ BA 23.07.2024

1/ BA NGƯỜI Ở SÀI GÒN BỊ PHẠT VẠ VÌ LOAN TIN VỀ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Ba người tại Sài Gòn đã bị công an phạt vạ với cáo buộc “đăng thông tin sai sự thật” về Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng, người được chính thức thông báo qua đời vào chiều ngày 19/7 vừa qua.

Ba người bị phạt vạ có tên viết tắt là Đ.Q.V. 39 tuổi, ngụ tại quận 10; T.M.K. 39 tuổi  ngụ tại quận 12, và T.T.N 38 tuổi ngụ tại thành phố Thủ Đức. Cả ba bị cáo buộc đã dùng mạng xã hội để “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo”.

Công an thành Hồ cho biết là sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, trong những ngày qua  đã phát giác một số người trong và ngoài nước xử dụng mạng xã hội để đăng tải những thông tin bị cho là “thất thiệt, bịa đặt và xuyên tạc, triệt hạ uy tín lãnh đạo đảng và nhà nước”.

Trong hai ngày 20/7 và 21/7, công an thành Hồ đã triệu tập ba người vừa nêu trên đến làm việc. Sau đó đã phạt vạ 7 triệu rưởi đồng đối với Đ.Q.V, 5 triệu đồng đối với T.M.K., riêng T.T.N. bị buộc phải viết cam kết không tái phạm.

RFA

2/ NGOẠI TRƯỞNG HOA KỲ SẼ SANG DỰ LỄ TANG NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ công du 6 nước Á châu gồm Việt Nam, Lào, Nhật Bản, Philippines, Singapore và Mông Cổ từ ngày 24/7 đến 3/8. 

Thông cáo báo chí của bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra vào ngày 22/7 cho biết chuyến công du lần thứ 18 trong cương vị ngoại trưởng Hoa Kỳ của ông Blinken đến khu vực Ấn độ dương và Thái bình dương cho biết tin trên.

Tại Việt Nam, ông Antony Blinken sẽ dự lễ tang của vị tổng bí thư mới qua đời là ông Nguyễn Phú Trọng, cũng như chia buồn với người dân Việt Nam về sự ra đi của ông Trọng.

Chuyến thăm Việt Nam lần này của ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng được cho biết là nhằm nhấn mạnh đến mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với VN.

Đối với khu vực, chuyến thăm của ông Antony Blinken sắp đến là nhằm khẳng định vai trò đi đầu của Hoa Kỳ trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Cộng.

RFA

3/ GIÁM ĐỐC MẬT VỤ MỸ THỪA NHẬN VỤ ÁM SÁT ÔNG TRUMP LÀ THẤT BẠI LỚN NHẤT

Bà Kimberly Cheatle, giám đốc mật vụ Mỹ, vào hôm qua 22/7 cho biết vụ ám sát cựu tổng thống Donald Trump là thất bại lớn nhất của cơ quan này trong nhiều thập niên qua.

Phát biểu tại phiên điều trần ở quốc hội Mỹ vào hôm qua, bà Kimberly Cheatle thừa nhận bà và cơ quan mật vụ đã thất bại trong việc ngăn chặn kẻ ám sát ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump tại cuộc vận động tranh cử ngày 13/7 ở tiểu bang Pennsylvania.

Với tư cách là giám đốc cơ quan mật vụ Mỹ, bà cho biết là hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót an ninh nào. Vụ ám sát hụt ông Trump vào ngày 13/7 là thất bại hoạt động nghiêm trọng nhất của cơ quan mật vụ Mỹ trong nhiều thập niên.

Trước những cáo buộc của đảng Cộng hòa Mỹ về việc mật vụ không hỗ trợ các nguồn lực để bảo vệ ông Trump, bà Cheatle khẳng định là an ninh cho vị cựu tổng thống này đã được tăng cường trước vụ xả súng.

Bà Cheatle cho biết là mức độ an ninh được cung cấp cho cựu tổng thống Trump đã tăng lên rất nhiều trước chiến dịch tranh cử và ngày càng tăng lên khi các mối đe dọa gia tăng. Bà tuyên bố  sứ mệnh của cơ quan không mang tính chính trị. Đây chỉ là vấn đề mạng sống con người.

Vụ ông Trump bị bắn là nỗ lực ám sát tổng thống hoặc ứng cử viên tổng thống nghiêm trọng nhất, làm dấy lên một loạt tranh cãi về vấn đề an ninh. Chủ tịch hạ viện Mỹ Mike Johnson cùng nhiều đảng viên đảng Cộng hòa liên tục kêu gọi bà Cheatle từ chức. Tuy nhiên bà Cheatle từ chối và khẳng định không có ý định từ chức.

Thanhnien

4/ DO THÁI BAN HÀNH LỆNH DI TẢN Ở NAM GAZA

Các cuộc pháo kích bằng xe tăng và không kích của Do Thái đã giết chết ít nhất 37 người Palestine gần Khan Younis, sau khi Do Thái ban hành lệnh di tản tại một số khu vực lân cận.

Số người Palestine đã thiệt mạng bởi các loạt đạn xe tăng ở thị trấn Bani Suhaila và các thị trấn khác ngay tại phía đông thành phố Khan Younis ở phía nam Gaza. Bộ y tế Gaza cho biết trong số người thiệt mạng có một số phụ nữ và trẻ em.

Giới chức Palestine cho biết là khoảng 400 ngàn người đang sống trong các khu vực bị nhắm làm mục tiêu và hàng chục ngàn gia đình đã bắt đầu rời bỏ nhà cửa của họ. Một số gia đình chạy trốn bằng xe lừa, số khác đi bộ, mang theo nệm và các đồ đạc khác.

Tại bệnh viện Nasser, một số người đã đứng bên ngoài nhà xác để tiễn biệt người thân đã khuất. Do Thái vẫn chưa đưa ra bình luận nào về những vụ oanh kích ở Khan Younis.

Tại Deir Al-Balah gần đó, nơi hàng trăm ngàn người Palestine đang trú ẩn, một cuộc không kích của Do Thái đã đánh trúng một căn lều được các nhà báo địa phương xử dụng bên trong bệnh viện Al-Aqsa, khiến một nhà báo thiệt mạng và hai người khác bị thương.

Thương vong mới đã nâng số nhà báo Palestine thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Do Thái lên đến 153 người.

Người Palestine, Liên Hiệp Quốc và các cơ quan cứu trợ quốc tế cho biết không còn nơi nào an toàn ở Gaza. Giới chức y tế tại bệnh viện Nasser ở Khan Younis vào hôm qua 22/7 đã kêu gọi người dân hiến máu vì số lượng lớn người thương vong đang được đưa vào trung tâm y tế.

Do Thái đã tuyên bố sẽ tiêu diệt toàn bộ quân Hamas sau khi nhóm này giết chết 1200 người và bắt hơn 250 con tin trong một cuộc tấn công xuyên biên giới vào ngày 7/10 năm ngoái.

VOA

 

VNThoibao

 

VNTB – Tiền học thì ít, nhưng tiền phí thì nhiều

VNTB –  Un có nhớ Trump không?

VNTB – Bác Trọng

VNTB – Cuba để tang Nguyễn Phú Trọng: dằn mặt cộng sản Việt Nam

VNTB – Khua chiêng múa trống

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 23/07/2024

Tại sao Ban Thiền Lạt Ma lại quan trọng?

Quyết định lịch sử của Joe Biden đặt ra thách thức cho Kamala Harris

 

Báo Tiếng Dân

Khóc lãnh tụ!21/07/2024

 

Thuy My

 

Dương Quốc Chính - Luật Đất đai và di sản của ông Trọng

Mạnh Kim - 70 năm sự kiện di cư 1954

Thọ Nguyễn - Ông già và biển cả (The Old Man And The Sea)

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 22.07.2024

Mai Bá Kiếm - Cờ rủ không có nghĩa là rũ xuống

Lê Xuân Nghĩa - Tâm trạng người Mỹ sau khi ông Joe Biden rút khỏi cuộc đua tranh cử tổng thống

Nguyễn Đình Bổn - Vua quay xe!

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

CIVICUS: Việt Nam ‘tiếp tục tấn công’ vào các quyền căn bản của công dân 23/07/2024

Chuông nguyện hồn ai: Ngày 5 tháng 8 năm 2024, lễ động thổ kênh Funan Techno 23/07/2024

Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông? 23/07/2024

Nền dân chủ ẩn mình chờ thời ở Trung Quốc: Từ phân tích Quyết định năm 2013 23/07/2024

Cái Tôi của người Việt 22/07/2024

MẤY LỜI VỀ ÔNG 21/07/2024

Bi kịch 21/07/2024

Thái độ duy tình trong ứng xử xã hội 21/07/2024

Câu đối viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng 21/07/2024

Thấy thằng Cả thương quá 21/07/2024

Ngày 20 tháng Bảy 1944 21/07/2024

Suy ngẫm 21/07/2024

Giật mình nhớ lại 20/07/2024

Bàn tiếp vấn đề “Cần tách môn Văn học ra khỏi môn Tiếng Việt” 20/07/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

CỤC TRƯỞNG ĐĂNG KIỂM ĐẶNG VIỆT HÀ BỊ LỪA 100.000 USD THẾ NÀO

Hải Duyên

https://vnexpress.net/cuc-truong-dang-kiem-dang-viet-ha-bi-lua-100-000-usd-the-nao-4772891.html

Ông Đặng Việt Hà khai, khi đương chức, lo sợ hành vi nhận hối lộ bị phát hiện nên đã đưa 100.000 USD cho Nguyễn Văn Chung "tìm hiểu thông tin điều tra vụ án" nhưng bị lừa.

Sau khi bị bắt, từ trại tạm giam, ông Đặng Việt Hà, cựu cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam, đã tố cáo Nguyễn Văn Chung, 45 tuổi, ngụ Hà Nội, về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sự việc được nêu trong cáo trạng dài hơn 400 trang, truy tố ông Hà và hơn 250 bị cáo, được VKSND TP HCM công bố trong ngày thứ 3 diễn ra phiên tòa sơ thẩm. Như vậy, trong vụ án này, ông Hà ngoài tư cách bị cáo, còn là bị hại.

Dự kiến trong hôm nay, 23/7, VKS sẽ hoàn thành việc công bố cáo trạng. Phiên tòa bước sang phần xét hỏi.

Theo cáo trạng, khoảng cuối năm 2022, khi biết các Trung tâm đăng kiểm ở phía Nam bị điều tra, hàng loạt người liên tục bị khởi tố, Cục trưởng Đặng Việt Hà lo sợ hành vi của mình bị phát hiện nên nhờ Lại Thái Phong (Phó Chánh văn phòng Cục đăng kiểm Việt Nam, một trong những cấp dưới thân thiết) tìm người tìm hiểu thông tin điều tra.

Thông qua các mối quan hệ, Phong được biết Nguyễn Văn Chung có quen với công an nhiều tỉnh thành, có thể hỏi được thông tin điều tra, nên đã giới thiệu cho sếp.

Ông Hà sau đó nói Phong "nhờ Chung tìm hiểu xem công an điều tra vụ án đến đâu rồi", đồng thời chỉ đạo Trần Anh Quân (Quyền Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới - VAR) đổi hơn 2,3 tỷ đồng lấy 100.000 USD đưa cho mình tại phòng làm việc.

Tiếp đó, ông Hà gọi Phong lên phòng làm việc, bảo đưa số USD trên cho Chung để "nhờ đi ngoại giao, nắm thông tin điều tra sai phạm của Hà và Cục Đăng kiểm Việt Nam" rồi báo lại.

Cơ quan công tố xác định, Chung không thực hiện theo đề nghị của ông Hà mà chỉ "tìm hiểu thông tin qua báo chí", không cung cấp được thông tin như hứa hẹn và chiếm đoạt số tiền đã nhận.

Đến đầu năm 2023, ông Hà bị bắt với cáo buộc Nhận hối lộ. Cuối tháng 8/2023, cựu cục trưởng đã có đơn tố cáo gửi Nhà tạm giữ Công an quận 12, TP HCM về việc bị Nguyễn Văn Chung lừa mất 100.000 USD.

Khi biết Phong bị công an triệu tập, Chung đã trả lại số tiền 99.000 USD đã nhận, đồng thời đến cơ quan điều tra đầu thú và trình bày toàn bộ nội dung vụ việc.

Quá trình điều tra, ông Hà thừa nhận hành vi sai phạm, nhận trách nhiệm với vai trò người đứng đầu đã nhận hối lộ từ các Phòng thuộc Cục Đăng kiểm và các Trung tâm đăng kiểm.

Cụ thể, ông Hà xác định đã nhận hối lộ tổng cộng 8,8 tỷ đồng; trong đó 5,5 tỷ từ ông Quân (phòng VAR); các Phòng tàu sông, Chi cục đăng kiểm, Trung tâm đăng kiểm khối V.

Trước khi bị bắt, cựu cục trưởng Hà lo sợ bị phát hiện nên đã trả lại Quân 5 tỷ đồng; đưa cho Phong 100.000 USD để nhờ Chung đi tìm hiểu thông tin nhưng sau đó bị chiếm đoạt. Cơ quan điều tra đã thu giữ được số tiền ông Hà đưa cho Quân và Chung.

Trong phạm vi vụ án đang được TAND TP HCM xét xử, ông Đặng Việt Hà và người tiền nhiệm Trần Kỳ Hình được xác định có vai trò cầm cầu, quan trọng nhất. Ông Hà bị truy tố về tội Nhận hối lộ; ông Hình ngoài tội này còn bị cáo buộc hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Nguyễn Văn Chung bị cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lại Thái Phong bị truy tố tội Môi giới hối lộ.

Đối với hơn 250 bị cáo còn lại, VKS truy tố về các tội danh: Giả mạo trong công tácSản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tham ô tài sản...

Phiên tòa sẽ kéo dài trong 3 tháng

.

CỰU CHỦ TỊCH FLC VÀ EM GÁI NHẬN TỘI

T.Nhung

https://lifestyle.znews.vn/cuu-chu-tich-flc-va-em-gai-nhan-toi-post1487378.html

Trả lời thẩm vấn tại phiên xét xử vụ án FLC, bị cáo Trịnh Văn Quyết và em gái Trịnh Thị Minh Huế thừa nhận nội dung cáo trạng nêu. Ông Quyết còn nói sẽ chấp nhận phán quyết của tòa.

Sáng 23/7, phiên tòa xét xử vụ án FLC tiếp tục với phần thẩm vấn. HĐXX đưa cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vào phòng xử để lấy lời khai. Trước đó, trong phần thẩm vấn các bị cáo khác, ông Quyết bị cách ly.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Trịnh Văn Quyết thừa nhận toàn bộ hành vi mà cáo trạng truy tố, không có ý kiến gì về tội danh và cho biết sẽ chấp nhận phán quyết của tòa.

Trước câu hỏi của HĐXX về các hành vi phạm tội, về số tiền thu lợi bất chính,… bị cáo Trịnh Văn Quyết liên tục nhắc lại: Những gì cáo trạng mô tả là đúng bản chất hành vi phạm tội của bị cáo.

Trả lời thẩm vấn của HĐXX về mục đích hành vi phạm tội, bị cáo Quyết trình bày: Chưa bao giờ bị cáo có ý định chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

Chủ trương mua lại công ty là để khai thác lĩnh vực xây dựng, chủ động trong hoạt động đầu tư, xây dựng của cả hệ thống Tập đoàn FLC. Và sau đó là triển khai mở rộng thực hiện các công trình bên ngoài phạm vi Tập đoàn. Trước khi bị bắt, bị cáo đã thực hiện được điều đó.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết trình bày việc khai báo như trên là hoàn toàn tự nguyện và cũng không có ý kiến gì về lời khai của các bị cáo khác.

Theo cáo buộc, ông Trịnh Văn Quyết là người chủ mưu, quyết định chỉ đạo thực hiện việc mua Công ty Faros; quyết định, chỉ đạo góp vốn khống, sử dụng vốn góp khống để hợp thức việc nâng khống, sử dụng vốn góp khống của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng; đăng ký công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE, bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng.

Ông Quyết cũng là người chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản do bị can Trịnh Thị Minh Huế (kế toán tập đoàn FLC, em gái ông Quyết) quản lý sử dụng để thao túng 5 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 4 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 684 tỷ đồng.

Về phần mình, bị cáo Trịnh Minh Huế khai mọi hành vi của bị cáo đều làm theo chỉ đạo của anh trai. Bị cáo cũng thừa nhận tất cả nội dung như mô tả trong cáo trạng.

Trình bày về việc nâng vốn của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, bị cáo Huế nói: Bị cáo Quyết bảo bị cáo rút tiền ngân hàng rồi nộp vào công ty nâng vốn. Bị cáo giữ nguyên các lời khai trong quá trình điều tra.

Bị cáo Huế cũng trình bày không được hưởng lợi gì từ các hành vi phạm tội theo chỉ đạo của anh trai.

 

BẮT TẠM GIAM NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cổng TTĐT Bộ Công an

https://lifestyle.znews.vn/bat-tam-giam-nguyen-thu-truong-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-post1487383.html

Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an đang điều tra vụ án "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; Buôn lậu; Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thái Dương và các đơn vị liên quan.

Căn cứ kết quả mở rộng điều tra vụ án, ngày 22/7/2024, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với các bị can về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại Khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, gồm:

Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nguyễn Văn Thuấn, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Hoàng Văn Khoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Hồ Đức Hợp, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Yên Bái.

Lê Công Tiến, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.

Khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét đối với 2 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, gồm:

Bùi Đoàn Như, nguyên Trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.

Lê Duy Phương, nguyên Chuyên viên chính Vụ Khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản.

Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) phê chuẩn, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi hành các quyết định, lệnh tố tụng đối với các bị can nêu trên đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đang tập trung lực lượng để củng cố tài liệu, chứng cứ về hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng điều tra đối với các đối tượng liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; rà soát, xác minh, triệt để thu hồi tài sản cho Nhà nước.

 

SÁU GIẢNG VIÊN BỊ ĐUỔI VIỆC VÌ GIAN LẬN BÀI BÁO KHOA HỌC

Phương Lam

https://lifestyle.znews.vn/sau-giang-vien-bi-duoi-viec-vi-gian-lan-bai-bao-khoa-hoc-post1487715.html

Theo Bộ Giáo dục Đại học, Khoa học, Nghiên cứu và Sáng tạo (MHESI) của Thái Lan, 6 giảng viên đại học từ 3 trường khác nhau đã bị sa thải vì gian lận trong nghiên cứu.

Theo báo Bangkok Post, 3 giảng viên từ Đại học Khon Kaen đã bị buộc thôi việc và cũng sẽ phải đối mặt với các cáo buộc hình sự.

Cùng bị sa thải còn có 2 giảng viên của Đại học Chiang Mai và một giảng viên của Học viện Hoàng gia Chulabhorn. Ngoài ra, 8 người khác cũng đang bị điều tra, ông Supachai Pathumnakul, Thứ trưởng thường trực MHESI, cho biết.

Sự việc bắt nguồn từ tháng 8/2023, một báo cáo đã chỉ ra một giảng viên của Đại Chiang Mai đã mua bài nghiên cứu với giá 30.000 baht (khoảng 21 triệu đồng).

Bộ trưởng Supamas Isarabhakdi thông tin một ủy ban đã được thành lập để điều tra vấn đề này và các thành viên của ủy ban đã gặp gỡ với ban quản lý các trường đại học liên quan. Ủy ban do ông Supachai làm chủ tịch đã yêu cầu các trường đại học cung cấp bằng chứng trong vòng 15 ngày.

Tổng cộng có 109 giảng viên từ 33 trường đại học đã bị điều tra về hành vi gian lận học thuật. Các cơ quan chức năng đã yêu cầu 33 trường điều tra tính xác thực của các công trình nghiên cứu do giảng viên thực hiện. Điều này diễn ra sau khi một số giảng viên bị phát hiện thực hiện các bài nghiên cứu ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ trong một khoảng thời gian ngắn bất thường.

Ông Supachai cho biết cuộc điều tra phát hiện 5 trang web cung cấp dịch vụ bán bài báo nghiên cứu khoa học. 14 giảng viên, bao gồm một cựu giám đốc điều hành cấp cao của Đại học Thaksin, cũng đã tham gia gian lận.

MHESI đã yêu cầu cảnh sát truy tố hình sự 5 trang web đang bán loạt bài nghiên cứu do vi phạm Luật Giáo dục Đại học. Ông Supachai cho hay phần lớn những người mua bài nghiên cứu trực tuyến đều là giảng viên tại các trường đại học công lập.

Nguyên nhân là triển vọng nghề nghiệp của họ thường phụ thuộc vào số lượng nghiên cứu được công bố. Theo đó, mức phụ cấp của họ thực hiện theo chức danh học thuật, 5.600 baht (4 triệu đồng) cho giảng viên trợ giảng, 9.900 baht (7 triệu đồng) cho phó giáo sư và 13.000 baht (9 triệu đồng) cho giáo sư...

Dự kiến, cuộc điều tra sẽ kết thúc vào tháng tới. Ngoài ra, MHESI sẽ thực thi các biện pháp nghiêm ngặt để xác định tiêu chí, phương pháp, thời hạn công khai và nộp dữ liệu giáo dục đại học nhằm ngăn chặn các hành vi tương tự tái diễn.

Bộ trưởng cho biết các trường đại học được yêu cầu nộp dữ liệu giáo dục của các nghiên cứu sinh và học viên cao học cho bộ để xác minh.

 

TẠM DỪNG XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỂ ĐIỀU TRA CÔNG TY SẢN XUẤT PHÂN BÓN XẢ THẢI

Sơn Lâm

https://tuoitre.vn/tam-dung-xu-phat-hanh-chinh-de-dieu-tra-cong-ty-san-xuat-phan-bon-xa-thai-20240723133125821.htm

Hai quyết định xử phạt tổng hơn 727 triệu đồng vì xả thải được tạm dừng triển khai để công an điều tra về tội gây ô nhiễm môi trường tại Công ty TNHH An Hưng Nông.

Ngày 23-7, thông tin từ UBND huyện Thạnh Hóa, Long An cho biết đã tạm dừng các quyết định xử phạt hành chính về hành vi xả thải, vi phạm về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH An Hưng Nông (ấp 3, xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa) theo đề nghị từ phía Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An.

Nguyên do là hiện Cơ quan cảnh sát điều tra đang tiến hành xác minh thông tin phản ánh và đang thụ lý tin báo tội phạm gây ô nhiễm môi trường xảy ra tại Nhà máy sản xuất phân bón - Chi nhánh Công ty TNHH An Hưng Nông ở xã Tân Đông.

Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan, ban ngành chức năng tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường, xác định khối lượng rác thải như vỏ, hạt xoài... mà Công ty TNHH An Hưng Nông đổ, thải trái pháp luật để giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An phân tích mẫu nước thải từ nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ của Công ty TNHH An Hưng Nông, UBND tỉnh Long An đã ban hành quyết định xử phạt đối với công ty này tổng số tiền hơn 315 triệu đồng về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải ra môi trường.

Bên cạnh đó, qua kiểm tra hiện trạng kênh La Khoa và kiểm tra 2 nhà máy (nhà máy liên kết sản xuất sản phẩm nông sản sạch và nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ của công ty, UBND huyện Thạnh Hóa), UBND huyện đã ban hành quyết định xử phạt tổng số tiền hơn 412 triệu đồng về 3 hành vi.

 

CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ CAM RANH THUA KIỆN NGƯỜI LÀM THUÊ MÚC ĐẤT

Lữ Hồ

https://soha.vn/chu-tich-ubnd-thanh-pho-cam-ranh-thua-kien-nguoi-lam-thue-muc-dat-198240722175432191.htm

Người làm thuê  đến múc, lấp đất cho chủ đất thì bị Chủ tịch UBND TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Sau đó, người này khởi kiện quyết định của Chủ tịch UBND TP Cam ranh và được toà tuyên thắng kiện.

Khởi kiện quyết định xử phạt

Ngày 22/7, TAND tỉnh Khánh Hòa đã xét xử sơ thẩm vụ án hành chính khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai giữa người khởi kiện là ông Phạm Trương Lập (SN 1984, ở TP Cam Ranh) và người bị kiện là Chủ tịch UBND TP Cam Ranh.

Theo đơn khởi kiện của ông Lập, ông Nguyễn Văn Thanh (SN 1980, ở thôn Tân Hiệp, xã Cam Phước Đông, TP Cam Ranh) là chủ sử dụng đất một số thửa đất tại xã Cam Phước Đông và phường Cam Lộc, TP Cam Ranh. Tháng 2/2023, ông Thanh thuê ông Lập cải tạo, san ủi đất từ vị trí cao để san lấp mặt bằng cho vùng đất trũng.

Sau khi ký hợp đồng với ông Thanh, ông Lập tiến hành đưa các phương tiện bao gồm 2 xe múc, 5 xe ben để múc đất, vận chuyển đất từ vị trí cao xuống đổ chỗ đất trũng thấp.

Đến tháng 3/2023, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cam Ranh phối hợp với UBND xã Cam Phước Đông lập biên bản vi phạm hành chính với lý do ông Phạm Trương Lập đã có hành vi “Khai thác khoáng sản (đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường) không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” với tổng khối lượng khoáng sản 250m3.

Trong thời gian đó, Chủ tịch UBND TP Cam Ranh cũng ban hành Quyết định số 726 tạm giữ các phương tiện của ông Lập. Ông Lập có đơn phản đối việc lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng sau đó Chủ tịch TP Cam Ranh vẫn ban hành Quyết định số 817 (ngày 10/4/2023) xử phạt ông Lập 45 triệu đồng vì hành vi “Khai thác khoáng sản (đất san lấp) làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính.

Sau đó, ông Lập tiếp tục khiếu nại nhưng Chủ tịch UBND TP Cam Ranh có Quyết định 7552 (ngày 28/7/2023) giải quyết khiếu nại lần đầu theo hướng bác toàn bộ nội dung đơn khiếu nại đồng thời, giữ nguyên quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 817.

Xử phạt sai đối tượng

Tại phiên tòa, vị luật sư đại diện cho ông Phạm Trương Lập nêu quan điểm: Các thửa đất mà ông Lập cho phương tiện múc, san ủi, vận chuyển… đều thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Nguyễn Văn Thanh. Bản thân ông Lập chỉ là người được ông Thanh thuê để làm công việc. “Như vậy, nếu phải đăng ký và xin phép với cơ quan có thẩm quyền thì người đó là ông Nguyễn Văn Thanh. Đồng thời, ông Nguyễn Văn Thanh phải là người hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi thuê múc đất, san ủi mặt bằng tại các thửa đất của ông Thanh”, vị luật sư nói.

Từ các cơ sở nói trên, vị luật sư đại diện đề nghị TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên hủy quyết định số 817 về việc xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND TP Cam Ranh; tuyên hủy quyết định số 7552 về việc giải quyết khiếu nại lần đầu; tuyên hủy quyết định số 726 về việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; buộc giao trả toàn bộ các tài sản tạm giữ của ông Lập theo biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Qua nghiên cứu các tài liệu trong vụ việc, HĐXX nhận thấy có cơ sở xác định ông Thanh là người thuê ông Lập thuê làm công việc. Do đó, ông Thanh phải chịu trách nhiệm pháp luật trên các thửa đất. HĐXX cũng cho rằng, Chủ tịch UBND TP Cam Ranh xử phạt ông Lập là không đúng đối tượng. Từ đó, HĐXX tuyên hủy Quyết định số 817, hủy Quyết định số 7552; hủy Quyết định số 726 về việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; buộc Chủ tịch UBND TP Cam Ranh giao trả toàn bộ các tài sản tạm giữ.

 

BỊ BẮT VÌ KHÔNG TRẢ LẠI GẦN 500 TRIỆU ĐỒNG CHO NGƯỜI CHUYỂN KHOẢN NHẦM

Quang Hưng

https://vietnamnet.vn/bi-bat-vi-khong-tra-lai-gan-500-trieu-dong-cho-nguoi-chuyen-khoan-nham-2304648.html

Mặc dù biết người khác chuyển nhầm gần 500 triệu đồng vào tài khoản của mình nhưng Nguyễn Tiến Lực không trả mà rút tiền để trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Ngày 23/7, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, vừa ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Tiến Lực (51 tuổi, trú tỉnh Quảng Ninh) để điều tra về tội "Chiếm giữ trái phép tài sản".

Theo điều tra, ngày 21/10/2023, anh N.V.A. (38 tuổi, trú phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ) sử dụng app của ngân hàng BIDV chuyển nhầm 3 lần đến tài khoản cá nhân của Nguyễn Tiến Lực với tổng số tiền 484 triệu đồng.

Sau khi phát hiện nhầm lẫn, anh A. đã tìm cách liên hệ với Lực để nhận lại số tiền đã chuyển nhưng không được trả lời.

Đến ngày 24/10/2023, mặc dù biết số tiền trên do người khác chuyển nhầm nhưng Lực không liên hệ với ngân hàng hay cơ quan chức năng để trả lại mà dùng hết để trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Ngày 25/3/2024, anh A. nghi ngờ Lực cố tình chiếm đoạt số tiền trên nên đã đến Công an thị xã Phú Mỹ làm đơn tố giác về hành vi "Chiếm giữ trái phép tài sản".

Sau quá trình xác minh, Cơ quan CSĐT công an thị xã đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Tiến Lực để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.


BÀ NGUYỄN THỊ NHƯ LOAN BỊ BẮT, CƯỜNG ĐÔ LA CÓ VAI TRÒ GÌ Ở QUỐC CƯỜNG GIA LAI?

Mạnh Hà

https://vietnamnet.vn/ba-nguyen-thi-nhu-loan-bi-bat-cuong-do-la-co-vai-tro-gi-o-quoc-cuong-gia-lai-2304507.html

Bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố và tạm giam liên quan tới việc mua bán đất vàng từ nhiều năm trước. Con trai bà Loan là ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la) rút khỏi Quốc Cường Gia Lai khi nào và có vai trò gì tại QCG khi các vụ thâu tóm diễn ra?

Hơn thập kỷ làm sếp tại QCG của Cường Đô la

CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) hôm nay (22/7) vừa có thông cáo cho biết, doanh nghiệp này vẫn hoạt động bình thường. Hội đồng quản trị (HĐQT) của QCG sẽ sớm tìm người phụ trách điều hành trong thời gian sớm nhất để thực hiện các hoạt động liên quan đến công ty sau khi Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố và tạm giam hôm 19/7 để phục vụ điều tra hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bà Nguyễn Thị Như Loan (64 tuổi) bị cáo buộc vi phạm pháp luật trong việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP.HCM.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh cơ quan chức năng mở rộng điều tra sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR), Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan. Trong đó có sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn (rộng hơn 6.000m2, có nguồn gốc thuộc sở hữu Nhà nước).

Với vai trò là CEO của QCG, bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố và tạm giam để phục vụ điều tra. Kết luận còn ở phía trước.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cũng quan tâm tới vai trò của một cựu lãnh đạo khá nổi tiếng ở QCG - ông Nguyễn Quốc Cường (con trai bà Loan) vào khoảng thời gian diễn ra các vụ mua bán đất vàng tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Quốc Cường (thường được gọi với biệt danh Cường Đô la) sinh năm 1982. Ông Cường từng là thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc và là người công bố thông tin tại Quốc Cường Gia Lai.

Ông Cường được bổ nhiệm giữ vị trí Phó tổng giám đốc QCG vào năm 2006 khi 24 tuổi, năm 2008 ông có mặt trong HĐQT của QCG.

Tới tháng 11/2018, ông Nguyễn Quốc Cường bất ngờ rút khỏi tất cả vị trí tại QCG. Ông Cường rút khỏi vị trí Phó Tổng giám đốc, thành viên HĐQT của QCG chỉ 1 ngày sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành thông cáo báo chí kỳ họp 31, trong đó có nội dung kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Tất Thành Cang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM.

Tại thời điểm đó và cho tới giờ, thiếu gia phố núi Nguyễn Quốc Cường chỉ nắm giữ 537.000 cổ phiếu QCG (0,2%), một con số rất nhỏ so với tỷ lệ nắm giữ 37,05% (tương đương gần 102 triệu cổ phiếu QCG) của bà Loan và 14,32% (gần 39,4 triệu cổ phiếu QCG) của em gái là Nguyễn Ngọc Huyền My, hay 3,52% (gần 9,7 triệu cổ phiếu QCG) của em gái bà Loan là Nguyễn Thị Ánh Nguyệt.

Ông Cường rời QCG vào thời điểm Quốc Cường Gia Lai gặp nhiều lùm xùm, trong đó có vụ mua bán đất vàng giá bèo có liên quan tới ông Tất Thành Cang.

Vào tháng 12/2018, Hội nghị Trung ương 9, khóa XII đã thông qua việc kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020 vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.

QCG của nhà bà Nguyễn Thị Như Loan có “biệt tài” gom đất vàng giá rẻ nhưng cũng có nhiều tai tiếng.

Bên cạnh khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, QCG còn có dự án Phước Kiển 32ha. Công ty Tân Thuận (thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) bán chỉ định hơn 30ha đất đã đền bù tại khu dân cư Phước Kiển cho QCG với giá chỉ 1,29 triệu đồng/m2. Dự án này sau đó đã bị thu hồi. Dàn lãnh đạo Công ty Tân Thuận bị kỷ luật.

Trong nhiều năm, QCG gặp rất nhiều khó khăn vì vốn đọng trong các dự án bị đình trệ. Một số quý bị lỗ và doanh thu rất thấp. Cổ phiếu QCG biến động mạnh, tăng giảm 5-7 lần.

Hồi tháng 8/2020, bà Nguyễn Thị Như Loan cũng thôi kiêm nhiệm chức danh chủ tịch (chỉ còn làm tổng giám đốc) sau khi con trai là ông Nguyễn Quốc Cường rời QCG và phát triển các dự án riêng.

Vụ việc chuyển nhượng khu đất vàng diễn ra nhiều năm trước, từ 2009-2017

Về nguồn gốc, khu đất 39-39B Bến Vân Đồn là đất thuộc sở hữu Nhà nước, được giao cho Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa quản lý. Đây là hai doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Tháng 12/2009, hai doanh nghiệp cao su nói trên góp vốn thành lập Công ty TNHH Phú Việt Tín (Phú Việt Tín; trụ sở tại số 39-39B Bến Vân Đồn) với vốn điều lệ 6 tỷ đồng.

Đến tháng 3/2010, UBND TP.HCM có quyết định thu hồi và giao khu đất 39-39B Bến Vân Đồn cho Phú Việt Tín để đầu tư, xây dựng dự án theo quy hoạch. 

Sau khi được giao khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, Phú Việt Tín không những không triển khai dự án mà cơ cấu các bên góp vốn liên tục thay đổi. Đến năm 2014 có sự xuất hiện của CTCP Quốc Cường Gia Lai của nhà bà Nguyễn Thị Như Loan. 

Trong vụ này, Quốc Cường Gia Lai đã chi 465 tỷ đồng để mua vốn của Phú Việt Tín, sau đó bán cho hai pháp nhân và một cá nhân, thu lợi nhuận 382 tỷ đồng. 

Cuối tháng 3/2017, Phú Việt Tín sáp nhập vào Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Phúc Nguyên. 

Quá trình thanh tra dự án trên khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, Thanh tra Chính phủ xác định Công ty Phú Việt Tín không lập dự án đầu tư là vi phạm Nghị định 12/2009 của Chính phủ. 

Ngoài ra, UBND TP.HCM ra quyết định thu hồi, giao đất và chỉ định Công ty Phú Việt Tín làm nhà đầu tư thực hiện dự án tại số 39-39B Bến Vân Đồn không qua đấu giá là không đúng Luật Đất đai 2003 và Thông tư 03/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.


 

No comments:

Post a Comment