Thursday, May 23, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 23 tháng 05 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Giới quan sát: VN mất hàng tỷ đôla viện trợ do quan chức ‘quá lo sợ’ bị đưa vào ‘lò’

Trần Quốc Tỏ được giao tạm quyền lãnh đạo Bộ Công an

Mỹ: Nhà nước Palestine nên được thành lập thông qua đàm phán, thay vì công nhận đơn phương

Đằng sau cái ôm Tập-Putin, Trung Quốc là đối tác ‘cấp trên’

Sầu riêng Việt Nam vươn lên chiếm thêm thị phần Trung Quốc

Ông Tập Cận Bình chúc mừng tân chủ tịch nước Việt Nam

Ông Hun Sen chúc mừng tân Chủ tịch QH Việt Nam, tỏ dấu ‘hữu nghị’ bất chấp bất đồng về kênh đào

Tân chủ tịch nước Tô Lâm tuyên thệ, ông Nguyễn Phú Trọng vắng mặt

Bị điều tra về tai nạn xe, cổ phiếu VinFast giảm gần 19%

Bà Thái Anh Văn đã nâng tầm Đài Loan trên trường quốc tế, bất chấp thách thức từ Trung Quốc

Mỹ: Nhà nước Palestine nên được thành lập thông qua đàm phán, thay vì công nhận đơn phương

Estonia tố Nga tiến hành cuộc chiến trong bóng tối chống lại phương Tây

Sau tuyên thệ của Tô Lâm, ‘cuộc chiến cung đình’ có đảo chiều?

 

RFA

Bộ Chính trị "lật kèo", Tô Đại tướng rớt kiếm phút cuối

Em trai cựu Chủ tịch nước Trần Đại Quang được giao điều hành Bộ Công an

Tập đoàn Điện lực bác tin kêu gọi doanh nghiệp phía Bắc giảm sử dụng điện 30%

Bộ Công an nói chưa khám xét chỗ ở của lãnh đạo tỉnh Điện Biên

Inverse Media bị phạt tiền do quảng cáo cho khách hàng tại kênh YouTube “phản động”

Miễn nhiệm chức Bộ trưởng công an của Đại tướng Tô Lâm phút 89?

Người dân trước thực trạng cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật?

Ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, giới hoạt động lo chính quyền sẽ gia tăng đàn áp

Công an cảnh báo tình trạng vận chuyển ma túy từ Tam giác vàng vào Việt Nam qua các tỉnh miền Trung

Mỹ yêu cầu ký quỹ đối với nhôm đùn ép của Việt Nam sau thông báo sơ bộ điều tra chống bán phá giá

Nợ xấu ở các ngân hàng Việt Nam đang là thách thức lớn trong năm 2024

Nguyên Chủ tịch Tân Hiệp Phát và con gái kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Cà Mau: bắt cựu trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Tân

Hà Nội: cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cùng nhiều thuộc cấp lĩnh án

Quốc hội Việt Nam mở đường để chính thức đưa Bộ trưởng Công an Tô Lâm vào chức Chủ tịch nước

Các nhà điều tra an toàn ô tô Hoa Kỳ tiến hành xem xét vụ tai nạn xe VF8 của VinFast

Việt Nam lặp lại lập trường về chính sách “một Trung Quốc”

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự Hội nghị Tương lai Châu Á lần 29 ở Nhật

Hãng Foxconn và nhiều công ty nước ngoài bị yêu cầu phải cắt giảm sử dụng điện vì thiếu điện

 

BBC

Trung Quốc ra quy định bắt người, Việt Nam lên tiếng nhưng không rõ ràng

Bộ trưởng Công an Việt Nam cần những tiêu chuẩn gì?

Vụ máy bay Singapore Airlines: Biến đổi khí hậu khiến nhiễu động không khí nghiêm trọng hơn?

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành Bộ Công an: Em trai ông Trần Đại Quang có thể làm bộ trưởng?

Trung Quốc tập trận 'trừng phạt' Đài Loan

VinFast vướng nhiều vụ kiện tại Mỹ, giải thích 'đó là điều bình thường'

Đại tướng Tô Lâm làm chủ tịch nước, hứa 'đoàn kết' trong ban lãnh đạo Đảng

Vụ Singapore Airlines: 'Từ nay tôi sẽ luôn thắt dây an toàn'

Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Công an Tô Lâm, ai sẽ thay?

Việt Nam vừa trấn an, vừa kêu gọi 'đại bàng' FDI tự nguyện giảm tiêu thụ điện?

Nữ thị trưởng Philippines: Tôi là con riêng, không phải gián điệp Trung Quốc

Thủ tướng Israel bị đề nghị truy nã, tiếp theo là gì?

Việt Nam

Xe VinFast gặp tai nạn 4 người chết, Mỹ tiến hành điều tra

Cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen yêu cầu điều tra những người mạt sát ông bằng tiếng Việt trên TikTok

Việt Nam bắt thêm một nhà cải cách công đoàn, ông Vũ Minh Tiến?

Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: quyền lực mới hay phương án tạm thời?

Đại tướng Tô Lâm làm chủ tịch nước kiêm bộ trưởng Công an?

Bà Trương Thị Mai mất chức, chính trường nhiễu động, từ góc nhìn quốc tế

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Đảng chốt vào 'Tứ Trụ'

Bế mạc Hội nghị Trung ương 9: chọn chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội và chốt nhiều nhân sự cấp cao

Viện nghiên cứu Trung Quốc nói Việt Nam bồi đắp các đảo 'chiếm đóng trái phép', báo Việt Nam phản công

Putin tới thăm Trung Quốc: Những yếu tố Việt Nam cần quan tâm

Trung ương Đảng họp: người thăng tiến, kẻ bị trừng phạt và những điểm đáng lưu ý

 

RFI

Trung Quốc tập trận bao vây Đài Loan để ''trừng trị'' tân tổng thống Lại Thanh Đức

Hoa Kỳ tố Nga triển khai vũ khí không gian trên cùng quỹ đạo với vệ tinh Mỹ

Cannes 2024 : Phim "Việt và Nam" và những nghịch cảnh cuộc đời

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Luân Đôn tố Trung Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga

Phần Lan và Litva đòi Nga giải thích về dự án « điều chỉnh » biên giới ở biển Baltic

Thủ tướng Anh bất ngờ thông báo bầu cử Hạ Viện sớm

Quốc Hội Việt Nam chính thức bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước

Quân đội Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật để đối phó với "đe dọa" phương Tây

Thêm ba quốc gia châu Âu công nhận Nhà nước Palestine

Biển Đông : Trung Quốc cho phép Hải cảnh bắt giam “người lạ” “xâm phạm biên giới” đến 60 ngày

Liên Âu cho phép sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga hỗ trợ Ukraina

Cho phép Ukraina dùng vũ khí phương Tây để tấn công Nga : Các đồng minh đã bớt e ngại

Ukraina : Thêm gần một triệu người đăng ký nghĩa vụ quân sự sau khi hạ tuổi nhập ngũ

Moldova, quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận đối tác quốc phòng với Liên Âu

Bắc Triều Tiên lần đầu tiên đặt ảnh Kim Jong Un cạnh chân dung hai lãnh đạo tiền nhiệm

Biến đổi khí hậu, nạn phá rừng hoặc ô nhiễm đe dọa 50% hệ sinh thái ven biển

Liên hoan Điện ảnh Cannes trải thảm đỏ đón lửa Olympic

Khai mạc VivaTech tại Paris: Trí tuệ nhân tạo vẫn thống trị

(AFP) – Nouvelle-Calédonie bị tấn công tin tặc ‘‘chưa từng có’’ trong lúc tổng thống Pháp trên đường đến quần đảo. Theo chính quyền địa phương hôm nay, 22/05/2024, cuộc tấn công xảy ra ngay sau khi tổng thống thông báo sẽ đến Nouvelle-Calédonie, quần đảo rung chuyển vì bạo động từ nhiều ngày nay. Một thành viên chính quyền địa phương cho biết là cuộc tấn công xảy ra trong đêm, ‘‘hàng triệu email đã được đồng loạt gửi đến một hộp thư điện tử với mục tiêu làm tê liệt toàn hệ thống’’. Rất nhiều cơ sở bị ảnh hưởng, trong đó có các ngân hàng. Cơ quan công tố Paris đã mở điều tra. 

(RFI) – Iran : Hàng trăm nghìn người đưa tang tổng thống Raissi, tử vong do tai nạn máy bay. Hàng trăm nghìn người xuống đường tại thủ đô Iran hôm qua, 21/05/2024. Quan tài của cố tổng thống Iran được đưa từ trường Đại học Teheran, nơi diễn ra tang lễ đến quảng trường Enghelab, cách đó 5 cây số. Từ đó quan tài của cố tổng thống sẽ được chuyển đi bằng máy bay đến Mashad, quê hương của ông Raissi, phía tây bắc Iran.

(AFP) – Pháp mở phiên tòa đầu tiên xét xử các tội ác của chế độ Al Assad ở Syria. Phiên tòa đầu tiên xét xử tội ác của quan chức Syria được mở ra hôm qua, 21/05/2024, tại Tòa án đại hình Paris. Tòa xét xử khiếm diện ba quan chức cao cấp Syria, bị cáo buộc có vai trò trong trong vụ hai người Syria gốc Pháp bị chết. Ba bị cáo bao gồm cựu lãnh đạo cơ quan an ninh quốc gia Syria, Ali Mamlouk (cơ quan tình báo cao nhất của chế độ Damas), Jamil Hassan, cựu lãnh đạo tình báo không quân và Abdel Salam Mahmoud, cựu chỉ huy một cơ quan điều tra của tình báo Syria. Cả ba bị cáo đều đang là đối tượng của các lệnh truy nã quốc tế.

(AFP) – Cựu tổng thống Hàn Quốc : Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un từng “rất trung thực” khi bàn về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Viết trong hồi ký có tựa đề “Từ ngoại vi đến trung tâm”, xuất bản hôm 17/05/2024 tại Hàn Quốc, cựu tổng thống Moon Jae In cho biết nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un từng “rất trung thực” và chân thành trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên để đổi lấy việc phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

(AFP) – Trung Quốc lại đe dọa tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức. Chính quyền Trung Quốc, hôm qua 21/05/2024, gọi bài phát biểu nhậm chức một ngày trước đó của tân tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Ching Te) là “sự khẳng định của nền độc lập của Đài Loan” và đe dọa sẽ có những hành động “trả đũa”. Bắc Kinh thường xuyên gọi ông Lại là “nhân vật ly khai nguy hiểm”, người đã cam kết sẽ bảo vệ nền dân chủ của hòn đảo và kêu gọi Bắc Kinh “chấm dứt hành động đe dọa về chính trị và quân sự”

 

Đáp Lời Sông Núi 

TinTức: Thứ Năm 23-05-2024.

1/ ÔNG TÔ LÂM LÀM CHỦ TỊCH NƯỚC, HỨA ĐOÀN KẾT TRONG ĐẢNG.

Vào sáng hôm qua 22/5, Bộ trưởng công an Tô Lâm đã được quốc hội bỏ phiếu chập thuận làm chủ tịch nước. Nghị quyết bầu ông Tô Lâm làm chủ tịch nước được quốc hội thông qua với đại đa số phiếu tán thành.

Trên thực tế, chiếc ghế chủ tịch nước của ông Tô Lâm đã được đảng cs VN quyết định từ hôm 18/5. Đáng chú ý là lúc đó quốc hội cho biết sẽ không thực hiện quy trình miễn nhiệm chức danh bộ trưởng công an đối với ông Tô Lâm, đồng thời cũng chưa phê chuẩn nhân sự bộ trưởng công an.

Vào hôm 19/5, Tổng thư ký quốc hội Bùi Văn Cường đã thông báo là hội nghị trung ương đảng "chưa giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm làm bộ trưởng công an", do đó quốc hội không đưa nội dung miễn nhiệm bộ trưởng công an Tô Lâm và phê chuẩn bộ trưởng mới vào kỳ họp lần này.

Thông tin trên đã làm dấy lên tranh luận về tính hợp hiến của việc một người làm chủ tịch nước mà vẫn giữ chức bộ trưởng công an. Cần biết là chế độ công an trị tại VN có hai quan chức cao cấp nhất xuất thân từ công an là ông Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tính cả ông Chính và ông Lâm thì bộ chính trị CSVN có năm nhân vật xuất thân từ công an.

Điều đáng chú ý hơn nữa là trong lễ nhậm chức của ông Tô Lâm đã không có sự hiện diện của Tổng bí thư cs VN Nguyễn Phú Trọng. Trong lời tuyên thệ, ông Lâm hứa hẹn sẽ đoàn kết trong nội bộ ban chấp hành trung ương đảng, bộ chính trị và ban bí thư.

Trong vòng ba năm qua, người dân Việt Nam đã chứng kiến ba lần tuyên thệ nhậm chức của ba chủ tịch nước khác nhau. Trong đó, hai người đã bị miễn nhiệm trước khi kết thúc nhiệm kỳ do liên quan đến sai phạm, đó là các ông Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng.

BBC

2/ HOA KỲ YÊU CẦU KÝ QUỸ ĐỐI VỚI NHÔM CUỘN VN.

Bộ thương mại Hoa Kỳ vào hôm 7/5 đã công bố kết luận sơ khởi vụ kiện chống bán phá giá đối với nhôm cuộn từ Việt Nam, với yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời là ký quỹ cho mặt hàng này của Việt Nam xuất cảng vào Mỹ.

Mức thấp nhất là gần 3% và cao nhất là 42% cho mặt hàng này, theo quyết định của bộ thương mại Hoa Kỳ. Bộ  này mở cuộc điều tra vào ngày 24/10 năm ngoái, dựa trên đơn kiện của liên  minh nhôm, thép, giấy và lâm nghiệp Hoa Kỳ, với thời gian điều tra về bán phá giá từ ngày 1/4 năm ngoái.

Theo thông báo mới của bộ thương mại Hoa Kỳ, vụ kiện với nhôm cuộn của Việt Nam đã qua 4 bước đầu tiên trong tổng số 9 bước. Hiện vụ kiện ở bước thứ 4 là có kết luận sơ khởi và áp dụng biện pháp tạm thời bao gồm việc ký quỹ. Sau bước này, cuộc điều tra về việc bán phá giá vẫn được tiếp tục.

Cần biết là các hàng hóa xuất cảng của Việt Nam sang các nước khác đang phải đối mặt với một loạt các vụ kiện về phòng vệ thương mại. Báo cáo thường niên của bộ công thương VN vào năm 2023 cho biết là hàng xuất cảng của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ điều tra tại các quốc gia Ấn Độ, Mỹ và Úc.

RFA

3/ VN PHỦ NHẬN VIỆC KÊU GỌI CÁC CÔNG TY GIẢM XỬ DỤNG 30% ĐIỆN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa lên tiếng bác bỏ thông tin kêu gọi của giới chức trách về việc giảm 30% mức xử dụng điện đối với một số công ty ở miền bắc.

Báo chí lề đảng vào hôm qua 22/5 đưa tin về lời cải chính nói trên của tập đoàn điện lực sau khi thông tấn xã Reuters loan tin là giới chức Việt Nam vừa có yêu cầu Foxconn, hãng cung cấp sản phẩm cho Apple, phải cắt giảm xử dụng điện đến 30% tại các nhà máy phía bắc nước này để tránh tình trạng thiếu điện trong mùa hè đang đến.

Tập đoàn Điện lực VN đưa cải chính cho rằng trong tháng 6 và các tháng tiếp theo của năm 2024, Tập đoàn này đã cập nhật tăng trưởng nhu cầu xử dụng điện và đã xây dựng các phương pháp để điều hành hệ thống nhằm bảo đảm điện năng cho phát triển kinh tế và đời sống người dân trong mọi tình huống. Tuy nhiên các khách hàng nên tiếp tục thực hiện việc xử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả đặc biệt từ nay đến hết năm 2024.

Cần biết là vào mùa hè năm ngoái, nhiều nhà máy thủy điện ở miền bắc Việt Nam bị thiếu nước dẫn đến tình trạng thiếu điện. Nhiều khu công nghiệp lớn tại các tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang phải cắt điện luân phiên khiến hoạt động sản xuất của các nhà máy lớn có vốn đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng.

RFA

4/ HOA KỲ TĂNG THUẾ ĐỐI VỚI XE ĐIỆN VÀ PIN TRUNG CỘNG TỪ NGÀY 1/8.

Đại diện bộ thương mại Hoa Kỳ vào hôm qua 22/5 cho biết là một số mức tăng thuế mạnh của Hoa Kỳ đối với một loạt hàng nhập cảng của Trung Cộng, bao gồm xe điện, pin và các sản phẩm y tế, sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 tới đây.

Tổng thống Joe Biden sẽ giữ nguyên các mức thuế do cựu tổng thống Donald Trump đưa ra trong khi áp dụng các mức thuế khác, bao gồm tăng gấp 4 lần thuế nhập cảng đối với xe điện của Trung Cộng lên hơn 100% và tăng gấp đôi thuế bán dẫn lên 50%.

Bộ thương mại Hoa Kỳ cho biết là thời gian lấy ý kiến công chúng kéo dài 30 ngày sẽ kết thúc vào ngày 28 tháng 6. Cơ quan này đang lấy ý kiến về tác động của việc đề nghị tăng thuế đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, gồm cả việc mức thuế 25% được đề nghị đối với khẩu trang y tế, găng tay và ống chích.

Trang mạng của bộ cũng cung cấp mức thuế mới cho khoảng 387 danh mục sản phẩm bị ảnh hưởng và ngày giờ thực hiện.

Đề nghị tăng thuế đối với Trung Cộng bao gồm các sản phẩm được Trung Cộng nhắm đến để thống trị hoặc là các sản phẩm trong các lãnh vực mà Hoa Kỳ gần đây đã đầu tư đáng kể. Chính phủ Mỹ đang đầu tư hàng trăm tỷ Mỹ kim vào trợ cấp thuế năng lượng sạch để phát triển xe điện, năng lượng mặt trời và các ngành công nghiệp mới khác của Hoa Kỳ.

Tòa Bạch Ốc cho biết là các biện pháp mới này ảnh hưởng đến 18 tỷ Mỹ kim hàng hóa nhập cảng hiện tại của Trung Cộng bao gồm thép và nhôm, chất bán dẫn, xe điện, khoáng sản quan trọng, pin mặt trời và cần cẩu.

VOA

 

VNThoibao

 

VNTB – Lãnh đạo Lào, Campuchia, Trung Quốc chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm

VNTB – Các nhóm nhân quyền lo ngại khi Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức chủ tịch

VNTB – Chính phủ tái khẳng định sức khỏe của Bộ Chính trị là “tối mật”

VNTB – Lập pháp ở Việt Nam đang có vấn đề?

VNTB – Em trai của Đại tướng Trần Đại Quang tạm quyền Bộ trưởng Công an

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

23/05/2004: George W. Bush hồi phục sau tai nạn xe đạp

Thế giới hôm nay: 23/05/2024

Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo?

 

Báo Tiếng Dân

Nghề cao quý và người cao quý22/05/2024

 

Thuy My

 

Đặng Sơn Duân - Sự nguy hại của tư duy công nông binh

Dương Quốc Chính - Công to

Phúc Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 22/05/2024

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 22.05.2024

Lê Đức Dục - Thầy không nhận tiền à ?

Lê Học Lãnh Vân - Những bước chân hữu duyên giẫm lên vết nứt địa chất

Phạm Lưu Vũ - Tu không chỉ là sửa

Dương Quốc Chính - Nghề cao quý và người cao quý

Mai Bá Kiếm - Biện pháp tu từ hay thủ thuật ngụy biện ?

Nguyễn Anh Huy - Từ đó suy ra

Chu Mộng Long - Phước sinh từ Đức

Nguyễn Thông - Tuyên thệ

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Khởi điểm suy đồi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam 23/05/2024

Kênh đào Funan 23/05/2024

Ra mặt đường 23/05/2024

Chỉ một người khác biệt 23/05/2024

Miễn nhiệm chức Bộ trưởng Công an của Đại tướng Tô Lâm phút 89? 22/05/2024

Việt Nam nên sửa Luật Báo chí để phù hợp thực tế 22/05/2024

Dự án 88: VN bắt giam cựu Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn Vũ Minh Tiến 22/05/2024

Tổng thống Raisi tử nạn tác động như thế nào tới tương lai Iran? 22/05/2024

Phó Thủ tướng Việt Nam: Kinh tế đang đối mặt áp lực ngày càng lớn 21/05/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Trăm năm nữa cũng chưa xong đường sắt đô thị nếu làm như vừa qua

N. Huyền/Vietnamnet

https://znews.vn/tram-nam-nua-cung-chua-xong-duong-sat-do-thi-neu-lam-nhu-vua-qua-post1476268.html

"Nếu tiếp tục triển khai với cách làm tương tự như trong thời gian 20 năm qua thì có thể hàng trăm năm nữa cũng không thực hiện xong hệ thống đường sắt đô thị”, ông Tuân nói.

Tại hội thảo “Giải bài toán phát triển giao thông đô thị” do Báo Lao động tổ chức vào ngày 22/5, ông Hoàng Ngọc Tuân, Giám đốc Ban chuẩn bị đầu tư, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết, theo quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị thành phố có hơn 220 km với 8 tuyến, tổng mức đầu tư khoảng 25 tỷ USD.

Đến nay, thành phố mới chỉ triển khai được hai tuyến, trong đó tuyến đường sắt đô thị số một dài 19,7 km dự kiến đưa vào khai thác thương mại vào năm 2024, tuyến tàu điện ngầm số hai giai đoạn 1 dài 11,3 km dự kiến vận hành vào năm 2032.

“Nhìn lại chặng đường xây dựng hai tuyến, rõ ràng là quá chậm. Tuyến đường sắt đô thị số một được thi công xây dựng trong khoảng 17 năm, tuyến tàu điện ngầm số hai được thực hiện trong khoảng 22 năm.

Thực tế sau khoảng 20 năm từ khi triển khai nghiên cứu, phát triển các dự án đường sắt đô thị, đến nay thành phố vẫn chưa có tuyến đường sắt đô thị nào chính thức khai thác thương mại.

Nếu chúng ta cứ tiếp tục triển khai với cách làm tương tự như trong thời gian 20 năm qua thì có thể hàng trăm năm nữa cũng không thực hiện xong hệ thống đường sắt đô thị”, ông Tuân nhận định.

Cách hoàn thành mục tiêu mà không cần vay vốn nước ngoài

Kết luận số 49 của Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu đến năm 2035 phải hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.HCM. Như vậy, thành phố phải hoàn thành toàn bộ mạng lưới đường sắt đô thị còn lại (khoảng 200 km) trong 12 năm.

Tương tự, theo Kết luận này, trong 12 năm tới, Hà Nội phải hoàn thành hơn 300 km đường sắt đô thị, chi phí cần khoảng 37 tỷ USD.

Trên đây là thách thức rất lớn đối với hai thành phố.

ThS. Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển khẳng định, để hoàn thành đường sắt đô thị cho Hà Nội và TP.HCM theo Kết luận 49 là một nhiệm vụ bất khả thi nếu không kết hợp phát triển các đô thị TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng) dọc theo các nhà ga của hệ thống metro, đi đôi với cơ chế quản lý có tính đặc thù vượt trội hoàn toàn so với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

Theo ông Đông, giao thông công cộng có nhiều loại nhưng chỉ có đường sắt đô thị mới thực sự giải quyết được giao thông đô thị từ 5 triệu dân trở lên.

Ngoài ra, để hoàn thành mục tiêu xây dựng đường sắt đô thị trong 10 năm tới, cần môi trường cơ chế chính sách vượt trội so với hiện nay.

“Nếu không có giải pháp về cơ chế quản lý và nguồn tiền, tiếp tục vay vốn ODA thì sẽ không chủ động hoàn thành sứ mệnh lịch sử 200 km đường sắt đô thị.

Như vậy, muốn có tiền để hoàn thành sứ mệnh thì phải làm TOD, quy hoạch TOD để đấu giá quyền đầu tư bất động sản ở khu vực đó.

Theo đó, Nhà nước quy hoạch và quản lý, tổ chức đấu giá nhượng quyền đầu tư các dự án TOD sẽ tạo nguồn thu ngân sách đủ để đầu tư hệ thống metro mà không cần vay nợ nước ngoài. Bằng cách quản lý theo mô hình này, Nhà nước thu được lượng tiền lớn để đầu tư”, ông Đông kiến giải.

Ông Đông lấy dẫn chứng từ đảo quốc Singapore, 24 đô thị có quy mô 200.000 dân được kết nối bởi metro. Họ đã có 4,8-5 triệu dân ở các khu đô thị đó, có đầy đủ dịch vụ khép kín để người dân sinh hoạt.

“Hiện nay 85% dân Singapore sống trong căn hộ mua hoặc thuê của nhà nước. Hơn 1/3 trên tổng số 4,8 triệu cư dân của Singapore, gồm học sinh phổ thông và người già nghỉ hưu chỉ đi bộ sinh hoạt trong khu TOD với đầy đủ các dịch vụ tiện ích khép kín, không tham gia giao thông công cộng, giảm hầu hết phương tiện giao thông cá nhân ra đường, 90% số còn lại đi metro, từ đó giảm phát thải khí nhà kính C02”, ông Đông dẫn chứng.

Tại Hong Kong (Trung Quốc), công ty đường sắt và bất động sản được giao làm chủ các khu đất tại các nhà ga để kinh doanh bất động sản, trở thành công ty đường sắt thành công nhất thế giới, không thua lỗ.

Ông Đông cho rằng, khi kết hợp hai mô hình thành công của Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) cho Hà Nội và TP.HCM, chúng ta sẽ có thành phố sạch đẹp, hiện đại, không tắc đường, không ô nhiễm…

 

Nguyên nhân khiến Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng bị khởi tố, bắt giam

Chi Chi

https://soha.vn/nguyen-nhan-khien-giam-doc-khu-di-tich-lich-su-den-hung-bi-khoi-to-bat-giam-198240522144653753.htm

Công an thành phố Việt Trì đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Ngày 22/5, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Việt Trì đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với ông Lê Trường Giang, HKTT: Khu 9, phường Nông Trang, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Quá trình điều tra bước đầu xác định, ông Lê Trường Giang đã lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng chức năng, nhiệm vụ được giao làm trái quy định về cơ chế quản lý tài chính của Khu di tích lịch sử Đền Hùng do UBND tỉnh Phú Thọ quy định, để Công ty TNHH Venus Phú Thọ do ông Bùi Quốc Huy, Trưởng phòng tổ chức hành chính của Khu di tích lịch sử Đền Hùng điều hành được hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ô tô điện tại Khu di tích.

Hiện Cơ quan CSĐT Công an thành phố Việt Trì đang tiếp tục điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Khởi tố nhân viên ngân hàng; bắt tạm giam 3 giám đốc

chinhphu.vn

https://soha.vn/khoi-to-nhan-vien-ngan-hang-bat-tam-giam-3-giam-doc-19824052110203052.htm

Công an tỉnh Sơn La khởi tố, bắt tạm giam 1 nhân viên ngân hàng; Công an TP Tam Kỳ, Quảng Nam khởi tố 2 giám đốc doanh nghiệp. Công an TP Cần Thơ khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Công ty Thuận Kiều 368.

Khởi tố, bắt tạm giam nhân viên ngân hàng

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Các Quyết định tố tụng đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La phê chuẩn đúng pháp luật.

Căn cứ kết quả điều tra xác định vào tháng 4/2023, lợi dụng là nhân viên một ngân hàng có chi nhánh TP Sơn La, Đặng Tùng Lâm đã có hành vi đưa ra thông tin gian dối về việc vay tiền đáo hạn cho khách hàng để chiếm đoạt 5,2 tỷ đồng của anh T.N rồi sử dụng để chi tiêu cá nhân.

Tiếp đó, vào tháng 9/2023, Đặng Tùng Lâm chuyển đến làm việc tại một ngân hàng khác.

Vào đầu tháng 5/2024, Đặng Tùng Lâm còn có hành vi chiếm đoạt hơn 2,5 tỷ đồng của khách hàng là chị H.T khi chị H.T đến giao dịch nộp tiền lãi và giao ứng dụng tài khoản để đáo hạn khoản vay.

Bằng thủ đoạn xâm nhập vào ứng dụng tài khoản ngân hàng đã được chị H.T cung cấp, Lâm đã thực hiện chuyển tiền về tài khoản của bản thân rồi chiếm đoạt hết số tiền đó để sử dụng vào mục đích chi tiêu cá nhân.

Hiện vụ án đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La thụ lý điều tra, mở rộng; đồng thời thông báo phương thức, thủ đoạn phạm tội của bị can.

Nếu ai là bị hại của Đặng Tùng Lâm thì đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La trình báo để giải quyết theo quy định của pháp luật (trực tiếp liên hệ với Điều tra viên Nguyễn Mạnh Tuấn - SĐT: 0962.984.184).

Làm giả hồ sơ đấu thầu, 2 giám đốc và 1 nhân viên bị khởi tố

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Kết quả điều tra ban đầu thể hiện, qua công tác quản lý địa bàn, Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Tam Kỳ phát hiện thông tin một số đối tượng có hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ giả tham gia đấu thầu công trình xây dựng trên địa bàn TP Tam Kỳ nên báo cáo lãnh đạo Công an TP Tam Kỳ truy xét, đấu tranh.

Quá trình điều tra xác định, năm 2024, Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Quảng Nam do Huỳnh Hồng Danh làm Giám đốc có tham gia dự thầu một số hạng mục, công trình do Trung tâm phát triển quỹ đất TP Tam Kỳ làm chủ đầu tư.

Danh cùng Nguyễn Tiện, nhân viên Công ty Cổ phần xây dựng hạ Tầng Quảng Nam và Tô Văn Thanh, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Đại Lộc (phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ) đã làm giả văn bản của cơ quan Nhà nước gửi đến Trung tâm phát triển quỹ đất TP Tam Kỳ để chứng minh năng lực của công ty trong hồ sơ đấu thầu.

Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ đã tạm giữ 1 máy tính xách tay; 3 ĐTDĐ; 4 văn bản liên quan đến hành vi làm giả, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; 1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần (bản gốc) và các tài liệu khác.

Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ đang tiếp tục đấu tranh mở rộng, làm rõ hành vi làm giả, sử dụng tài liệu giả của các đối tượng để xử lý theo quy định pháp luật.

Cần Thơ: Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Công ty TNHH MTV Thuận Kiều 368

Ngày 18/5/2024, Công an thành phố Cần Thơ cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố vừa thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở đối với bị can Phan Minh Thuận (Thuận Nồi Đất, sinh năm 1980, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thuận Kiều 368, địa chỉ: phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) về tội “Trốn thuế” với số tiền trên 2,3 tỷ đồng, theo quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Qua công tác nghiệp vụ và giải quyết nguồn tin về tội phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an thành phố Cần Thơ đã thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ xác định: để có đất xin làm Dự án Khu Nhà ở Thuận Kiều 368, Phan Minh Thuận đã trực tiếp và nhờ nhiều người khác đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ dân, khai tính thuế với giá rất thấp so với giá giao dịch trên thực tế để trốn thuế.

Tiến hành giám định tư pháp xác định Phan Minh Thuận có hành vi “trốn thuế” số tiền trên 2,3 tỷ đồng và đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Cơ quan Cảnh sát điều tra ra Quyết định khởi tố bị can, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam, ra Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm đối với Phan Minh Thuận về tội “Trốn thuế” quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ Luật Hình sự năm 2015 và được Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ phê chuẩn.

Ngày 09/5/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Cần Thơ đã bắt được bị can Phan Minh Thuận đang lẩn trốn tại tỉnh Vĩnh Long. Tiến hành khám xét chỗ, nơi làm việc thu giữ được nhiều tài liệu, dữ liệu điện tử quan trọng có liên quan đến vụ án và các sai phạm khác của Phan Minh Thuận.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Cần Thơ thông báo cá nhân, tổ chức bị Phan Minh Thuận chiếm đoạt tài sản hoặc biết Phan Minh Thuận trốn thuế, phạm tội khác, đề nghị liên hệ địa chỉ: Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát kinh tế), số 71 Trần Phú, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ gặp Điều tra viên Hoàng Trọng Tú, số điện thoại: 069.3672.215 cung cấp thông tin, tài liệu để được bảo vệ quyền lợi hoặc được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.

Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu tổ chức, cá nhân có liên quan không đến liên hệ cung cấp thông tin, tài liệu thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Cần Thơ sẽ xem xét kết thúc giải quyết vụ án đúng theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ bệnh án của Ủy viên Bộ Chính trị là tối mật

Phạm Dự

https://vnexpress.net/ho-so-benh-an-cua-uy-vien-bo-chinh-tri-la-toi-mat-4749400.html

 

Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng là tối mật.

Bí mật nhà nước được phân thành ba cấp độ tuyệt mật, tối mật và mật. Theo quyết định về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 22/5, hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng là danh mục tối mật duy nhất trong lĩnh vực y tế. Thông tin này vẫn giữ nguyên so với quy định hiện hành.

Bí mật nhà nước cấp độ mật gồm: Số người mắc, chết do bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh, chưa được Bộ Y tế công khai (quy định cũ thì danh mục này thuộc tối mật); tên, nguồn gốc, độc lực, khả năng lây lan, đường lây của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới phát hiện, chưa xác định được có liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội chưa được công khai.

Hiện, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 có 16 người; Ban Bí thư Trung ương Đảng có 11 người, trong đó 9 người là Ủy viên Bộ Chính trị.

Theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bí mật nhà nước là thông tin quan trọng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xác định và chưa công khai. Thông tin này nếu bị lộ, mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.

Luật nghiêm cấm hành vi làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật.

 

Bắt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hóa đơn

Nguyễn Vương/VTC News

https://lifestyle.znews.vn/bat-giam-doc-doanh-nghiep-mua-ban-trai-phep-hoa-don-post1476337.html

Nguyễn Lê Quân mua trái phép hàng trăm hóa đơn giá trị gia tăng và kê khai chi phí đầu vào cho công ty của mình, gây thiệt hại số tiền lớn cho ngân sách Nhà nước.

Ngày 22/5 Viện KSND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đối với Nguyễn Lê Quân (trú đường Phùng Hưng, phường Đông Ba, TP Huế - Giám đốc Công ty TNHH MTV Tài Phước Đức) về tội “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước”.

Theo điều tra của cơ quan công an, từ tháng 4/2023 đến tháng 1/2024, Nguyễn Lê Quân mua hàng trăm hóa đơn giá trị gia tăng mặt hàng bia của Nguyễn Thị Nhung cho Công ty TNHH MTV Tài Phước Đức do Quân làm giám đốc. Sau đó, Quân sử dụng những hóa đơn này kê khai chi phí đầu vào cho công ty của Quân, gây thiệt hại số tiền lớn cho ngân sách Nhà nước.

Liên quan đến vụ án này, trước đó, ngày 28/2 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế khởi tố bị can, lệnh khám xét với Nguyễn Thị Nhung, Phạm Thùy Dung, Châu Thị Hoài, Lê Thị Ngọc Anh. Trong đó, Nguyễn Thị Nhung, Phạm Thùy Dung bị bắt tạm giam.

Theo kết quả điều tra ban đầu của lực lượng công an, do có mối quan hệ quen biết với các kế toán là Phạm Thùy Dung, Châu Thị Hoài và Lê Thị Ngọc Anh , nên Nguyễn Thị Nhung đặt vấn đề nhờ những kế toán này xuất hóa đơn cho Công ty Tài Phước Đức. Nhung thỏa thuận sẽ trả 0,1% tổng giá trị hàng hóa sau thuế trên hóa đơn.

Lợi dụng việc được chủ doanh nghiệp giao nhiệm vụ quản lý hóa đơn, hàng ngày xuất hóa đơn cho khách hàng có yêu cầu và tổng hợp xuất hóa đơn bán lẻ trong ngày, Phạm Thùy Dung, Châu Thị Hoài và Lê Thị Ngọc Anh cân đối số lượng bán lẻ trong ngày cho khách hàng không lấy hóa đơn. Sau đó, lấy số lượng dư để xuất hóa đơn cho Công ty Tài Phước Đức theo yêu cầu của Nguyễn Thị Nhung.

Phạm Thùy Dung xuất bán 173 hóa đơn giá trị gia tăng với giá trị sau thuế là hơn 3,4 tỷ đồng; Châu Thị Hoài xuất bán 51 hoá đơn giá trị gia tăng với giá trị sau thuế hơn 920 triệu đồng; Lê Thị Ngọc Anh xuất bán 19 hoá đơn giá trị gia tăng với giá trị hơn 333 triệu đồng.

Hiện vụ án được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế mở rộng điều tra.

 

90% camera giám sát an ninh xuất xứ Trung Quốc, người dùng đối diện nguy cơ rò rỉ thông tin

HÀ THƯƠNG

https://tuoitre.vn/90-camera-giam-sat-an-ninh-xuat-xu-trung-quoc-nguoi-dung-doi-dien-nguy-co-ro-ri-thong-tin-20240522204129301.htm

Ngày 22-5, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với báo VietNamNet tổ chức tọa đàm "Tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát".

Tọa đàm có sự tham dự của ông Trần Đăng Khoa - phó cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Võ Đăng Thiên - phó tổng biên tập báo VietNamNet và đại diện các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất camera, an toàn thông tin mạng.

90% camera giám sát nhập khẩu từ Trung Quốc

Camera là sản phẩm rất nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lộ lọt thông tin. Thực tế tại Việt Nam, có tới 90% camera giám sát có xuất xứ từ Trung Quốc theo đường chính ngạch và tiểu ngạch. 

Một số dòng camera hoạt động theo cơ chế cloud, kết nối về server đặt tại Trung Quốc và người dùng ở Việt Nam phải "vòng" qua server này trước khi kết nối vào camera của mình.

Thông tin cá nhân truyền qua trung gian khi không có các cơ chế bảo mật sẽ gây rủi ro cho người dùng. 

"Vì vậy, việc ban hành các tiêu chuẩn cho camera và chủ động sản xuất camera "Make in Vietnam" là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Việt Nam", ông Võ Đăng Thiên nhấn mạnh.

Ông Vũ Ngọc Sơn - trưởng ban công nghệ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, giám đốc kỹ thuật Công ty NCS - cho biết năm 2014, hàng nghìn camera giám sát được chia sẻ công khai trên một trang web (khoảng 730.000 camera trên toàn thế giới).

Năm 2020, theo khảo sát, hơn 70% camera có mật khẩu yếu, mật khẩu mặc định tại Việt Nam.

Năm 2023, tin tặc (hacker) rao bán quyền truy cập camera tại Việt Nam, chi phí khoảng 800.000 đồng để tiếp cận 15 camera và số lượng camera được rao bán lên tới hàng trăm nghìn chiếc.

"Camera không bao giờ tắt, luôn online 24/24 giờ, ít được vá lỗi, gần như không được cập nhật bản vá, phần mềm diệt virus. Do đó, nếu bị tấn công sẽ không có ai bảo vệ", ông Sơn nhận xét.

Ông Vũ Ngọc Sơn hy vọng rằng bộ tiêu chuẩn vừa ban hành của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ là bước khởi đầu cho việc thiết lập nhiều tiêu chuẩn hơn trong tương lai.

Tiền đề xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho camera giám sát

 Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra tiêu chí đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu người sử dụng cho camera giám sát nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bộ tiêu chí về an toàn toàn thông tin cho camera giám sát là tiền đề để các doanh nghiệp tham gia sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm, thiết bị camera giám sát trên thị trường Việt Nam rà soát, đánh giá tổng thể các nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các sản phẩm, thiết bị camera do đơn vị mình cung cấp.

Tổng giám đốc Vconnex Nguyễn Đức Quý đánh giá "bộ tiêu chí có ý nghĩa như "hồi chuông cảnh tỉnh" về rủi ro mất an toàn thông tin và dữ liệu".

Đồng quan điểm, ông Võ Đức Thọ - tổng giám đốc Hanet Technology - nhận thấy bộ tiêu chuẩn được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành là phù hợp với tình hình thực tiễn giai đoạn hiện tại, đáp ứng nhu cầu không phải chỉ người dùng Việt Nam mà còn đưa camera "Make in Vietnam" ra thị trường quốc tế.

Ước tính thị trường Việt Nam sẽ cần 100 - 150 triệu camera Việt Nam nhưng mới có 15 triệu camera (khoảng 10 - 15%). 


“Tiếp tay” cho sai phạm đất đai, nhóm cựu cán bộ huyện Gia Lâm lĩnh án

https://www.anninhthudo.vn/tiep-tay-cho-sai-pham-dat-dai-nhom-cuu-can-bo-huyen-gia-lam-linh-an-post577199.antd

ANTD.VN - Bị “tuýt còi” do chuyển nhượng đất không đúng đối tượng nhưng Thành vẫn thành lập doanh nghiệp, xin dự án và “đi đêm” với cán bộ để biến đất nông nghiệp thành đất ở…

Ký hàng chục quyết định vì tin tưởng cấp dưới

Chiều 22-5, TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt Hoàng Văn Thành (SN 1965, ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội) 17 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 9 năm tù tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng hợp hình phạt cả 2 tội danh là 26 năm tù.

Với tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Nguyễn Quang Hải (SN 1954, cũng ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội) bị tuyên phạt 4 năm tù; Lương Văn Thành (SN 1957, cựu Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Gia Lâm, Hà Nội) phải lĩnh 4 năm 6 tháng tù.

Tiếp đến là Lý Duy Khoa (SN 1989, cựu cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường huyện Gia Lâm, Hà Nội) bị tuyên phạt 4 năm tù; Nguyễn Bá Hoán (SN 1973, cựu Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Trâu Qùy, huyện Gia Lâm, Hà Nội) bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù và Phan Thế Long (SN 1976, cựu cán bộ địa chính Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) bị áp dụng 4 năm tù...

Riêng bị cáo Nguyễn Ngọc Thuần (SN 1963, cựu Trưởng ban dân vận huyện ủy Gia Lâm, Hà Nội) bị xử phạt 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tuyên phạt các bị cáo những mức án nêu trên, HĐXX sơ thẩm nhận định, đủ căn cứ xác định bị cáo Hoàng Văn Thành đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, cáo trạng truy tố Thành và đồng phạm là không oan, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Theo Tòa, hành vi của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến tài sản thuộc sở hữu của người khác, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quản lý Nhà nước. Sai phạm của Hoàng Văn Thành và các bị cáo liên quan còn gây mất an ninh trật tự, gây hoang mang trong dư luận xã hội tại địa phương.

Quá trình xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm cũng xem xét, đánh giá thêm các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng bị cáo. Một số bị cáo cũng chủ động nộp tiền để khắc phục hậu quả để làm căn cứ khi tòa án lượng hình.

Trong số 7 bị cáo, bị cáo Nguyễn Ngọc Thuần do tin tưởng cấp dưới nên ký 26 quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng các khu đất và miễn giảm tiền sử dụng đất, gây thiệt hại cho Nhà nước. Tuy nhiên, bị cáo Thuần chưa có tiền án tiền sự, nộp tiền khắc phục hậu quả nên được tòa án xem xét.

Mánh khóe “hô biến” đất nông nghiệp thành đất ở

Trước đó, quá trình xét xử cho thấy, năm 2011, Hoàng Văn Thành và Ngô Thị Thanh Thủy (đã chết) góp tiền mua 9 thửa đất nông nghiệp, diện tích 5.233m2 ở tổ dân phố Cửu Việt, thị trấn Trâu Qùy, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Do đây là đất nông nghiệp trồng lúa, không được phép chuyển nhượng cho người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) có văn bản yêu cầu các bên hủy bỏ giao dịch.

Tuy nhiên, 9 hộ dân không trả lại tiền nên Thành và Thủy vẫn là người sử dụng khu đất trên. Năm 2011, Thành lập ra Công ty CP Kinh doanh tổng hợp – xây dựng và phát triển nhà Thành Đạt (gọi tắt là Công ty Thành Đạt) với mục đích xin lập dự án xây dựng nhà liền kề để bán đất.

Năm 2012, UBND huyện Gia Lâm chấp thuận chủ trương đồng ý cho Công ty Thành Đạt lập dự án tại diện tích đất trên. Đến năm 2015, 2016, Thành và Thủy nhờ người đứng tên nhận ủy quyền định đoạt 8/9 thửa đất trên. Đồng thời, nhóm của Thành xin tách thửa.

Sau đó, Thành bán cho Nguyễn Quang Hải 2/29 thửa đất. Để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở đô thị và xin miễn giảm tiền sử dụng đất từ 70-90%, Thành và Nguyễn Quang Hải bàn nhau thuê các thương binh đứng tên các thửa đất trên.

Các bị cáo đã thuê 29 người có công với cách mạng với số tiền thuê từ 20 triệu đồng – 50 triệu đồng/người. Những người này ký hợp đồng ủy quyền cho Thành, Thủy và Hải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhưng do vướng quy hoạch nên có 3/29 thửa đất không chuyển đổi mục đích sang đất ở.

Theo hồ sơ, Thành và Hải thống nhất để Hải gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Tại cuộc họp ngày 7-6-2016, UBND huyện Gia Lâm có chủ trương cho phép chuyển hơn 5.100m2 đất nông nghiệp nằm xen kẹt trong khu dân cư tại tổ dân phố Cửu Việt và giao cho Phòng Tài nguyên và môi trường phối hợp với Phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm giải quyết.

Thành và Hải sau đó thường xuyên đến UBND huyện Gia Lâm gặp Lương Văn Thành và Nguyễn Ngọc Thuần nhờ giải quyết. Trong vụ án này, Phan Thế Long – cán bộ UBND thị trấn Trâu Qùy tiếp nhận 26 hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở của Thành và Hải.

Bị cáo Long biết rõ khu đất này là của Thành và các thửa đất không phải là đất nông nghiệp nằm xen kẹt nhưng vẫn báo cáo sai sự thật và hoàn thiện thủ tục niêm yết công khai, trình lãnh đạo UBND thị trấn Trâu Qùy ký tờ trình gửi UBND huyện Gia Lâm đề nghị cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Sau đó, Long được Thủy bán rẻ cho thửa đất diện tích 175,7m2. Long đã bán lại thửa đất trên và lãi 50 triệu đồng.

Căn cứ kết quả thẩm định, đề xuất của Long, Chủ tịch UBND thị trấn Trâu Qùy khi đó là Nguyễn Bá Hoán đã ký xác nhận vào 26 đơn trên. Ngày 29-8-2016, Chủ tịch thị trấn Trâu Quỳ ký tờ trình gửi UBND huyện Gia Lâm đề nghị cho phép 15 hộ dân được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Ngày 22-2-2017, Nguyễn Bá Hoán tiếp tục ký tờ trình do Long soạn thảo gửi UBND huyện Gia Lâm đề nghị cho phép 14 hộ dân được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Tại cơ quan điều tra, Thành khai nhận đã chi cho Chủ tịch thị trấn Trâu Quỳ 15 triệu đồng/ bộ hồ sơ thông qua Lương Văn Thành để ông này ký các hồ sơ kỹ thuật thửa đất.

Theo cáo buộc, khi tiếp nhận hồ sơ, Lý Duy Khoa – cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm không kiểm tra, xem xét điều kiện miễn giảm tiền sử dụng đất. Khoa được Thành chi 30 triệu đồng và hứa hẹn bán cho 1 thửa đất ở sau khi chuyển đổi xong.

Còn Lương Văn Thành ký tờ trình đề nghị cho phép các hộ dân được chuyển mục đích đất và giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo Viện kiểm sát, bị cáo Nguyễn Ngọc Thuần (khi đó là Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm) không kiểm tra hiện trạng đất, không chỉ đạo kiểm tra điều kiện miễn giảm tiền sử dụng đất, trong hồ sơ không có kiến nghị của UBND cấp xã nơi người có công với cách mạng cư trú và kết quả xác minh lại của UBND cấp huyện.

Do tin tưởng cấp dưới, ông Thuần ký 26 quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho 26/29 thửa đất với diện tích hơn 3.400m2 và miễn giảm tiền sử dụng đất, gây thiệt hại cho Nhà nước là hơn 20,4 tỷ đồng.

Sau đó, Thành đã chia tách 20 thửa đất thành 43 thửa đất; Thủy tách 5 thửa đất thành 12 thửa đất và Hải tách 1 thửa đất thành 3 thửa đất để bán cho những người khác. Quá trình điều tra, Thành khai nhờ Hải đưa hơn 4 tỷ đồng cho lãnh đạo huyện Gia Lâm.

 

 

No comments:

Post a Comment