Đối Thoại Điểm Tin ngày 26 tháng 03 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Nga
tấn công dọc mặt trận ở Ukraine sau báo cáo chiến sự trì trệ ở Bakhmut
Lốc
xoáy và giông bão ở Mississippi làm thiệt mạng ít nhất 23 người
Tổng
thống Đài Loan thị sát binh lính trước chuyến đi Mỹ nhạy cảm
Các
cuộc không kích của Mỹ ở Syria được nói đã làm 19 người chết
Trung Quốc bố ráp, bắt giữ nhân viên văn phòng công ty
Mỹ Mintz ở Bắc Kinh
Mỹ-Trung lời qua tiếng lại sau khi tàu Mỹ đi vào Biển
Đông
Trung Quốc, Philippines cam kết giải quyết ôn hòa các
tranh chấp trên biển
Putin nói Moscow sẽ đặt vũ khí hạt nhân ở Belarus, lần
đầu tiên kể từ những năm 1990
Các nước Bắc Âu
định lập khối phòng không chung chống lại đe dọa từ Nga
Kon
Tum: Phó Chủ tịch mời linh mục về xã làm việc khi đang dâng lễ
Đại
diện Meta, công ty mẹ của Facebook, nói đang hợp tác chặt với Chính phủ Việt
Nam
Lạng
Sơn và Lai Châu xử lý lãnh đạo và đăng kiểm viên nhận hối lộ
VinFast
nói sẽ giao xe SUV điện trong tháng này tại Việt Nam
Netflix
đang làm thủ tục lập đại diện tại Việt Nam
Dân
số Việt Nam đạt 100 triệu: đối mặt nhiều thách thức
Xôn
xao việc trả tự do cho bốn tiếp viên Vietnam Airlines mang ma túy vào Việt Nam
Khai
thác cát ở ĐBSCL: thức tỉnh bây giờ hay là chết trong dài hạn?
Trung
Quốc lên tiếng đe dọa sau khi khu trục hạm Hoa Kỳ vào Biển Đông
Thông
tin mới về ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”
Bắt
ba người Malaysia lừa 30 công dân Indonesia sang VN cưỡng ép hoạt động lừa đảo
Bộ
VH-TT&DL nêu hai nguyên nhân khiến Hãng phim truyện VN tiêu điều
Cựu
TNLT Phan Kim Khánh: Trại giam Nam Hà buộc tù nhân lao động không công
Canada
xét đơn tố cáo Chính phủ Việt Nam vi phạm quy định về lao động của CPTPP
Việt
Nam nói hối tiếc về Báo cáo Nhân quyền thường niên của Hoa Kỳ
Việt
Nam đang điều tra Minh Quốc Nguyễn - người bị FBI truy nã
Hoa
Kỳ bác tuyên bố của Trung Quốc nói xua đuổi một khu trục hạm Mỹ ở Biển Đông
Người nước ngoài không hài lòng với chính sách thị thực của Việt
Nam
Phú
Yên: Khởi tố thêm hai người trong vụ án nhận hối lộ tại trung tâm đăng kiểm
78-02D
Video,Binh sĩ Ukraine gốc
Việt Nguyễn Lâm Tùng: 'Tinh thần chúng tôi đang rất cao', Thời lượng 12,44
Binh sĩ gốc Việt Nguyễn Lâm Tùng: 'Ngày chiến thắng đang
đến gần cho Ukraine'
Video,Binh
sĩ người Ukraine gốc Việt Nguyễn Lâm Tùng kể lại thời khắc sinh tử
Tổng thống Putin
tuyên bố Nga sẽ thiết lập vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus
Đã tìm được ‘động
vật nguồn gốc’ của Covid 19?
Hungary “sẽ không bắt
Putin” theo lệnh ICC?
Vụ án bốn tiếp viên
hàng không xách 11kg ma túy: Hai trường hợp khả dĩ
Quan hệ Mỹ-Trung
'đang ở mức thấp nhất' kể từ khi bình thường hóa ngoại giao
Đình công ở Pháp, 'chuyên
chính vô sản' đọ găng với chính phủ Macron
Dự thảo luật đất đai của
Việt Nam chưa nhiệt tâm về áp thuế đất?
Việt Nam với nạn
bạo hành trong gia đình, vai trò của thủ phạm, nạn nhân và công chúng
Truyền thông Bắc Triều Tiên chỉ trích gay gắt cuộc tập trận đổ bộ
Mỹ - Hàn
Cuba tổ
chức bầu Quốc Hội trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng
Lãnh đạo
AIEA đến thanh tra nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia trong tuần tới
Vòng loại
EURO 2024 khởi tranh với những màn so tài đỉnh cao
Mỹ - EU
lần đầu tập trận chung vì “vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”
Nhiều
lãnh đạo châu Âu đến Trung Quốc bàn về “hòa bình” cho Ukraina
Hội Đồng
toàn Châu Âu báo động tình trạng “sử dụng vũ lực thái quá” tại Pháp
Khi hòa
bình được « made in China »
Chiến
tranh Ukraina : Kiev khẳng định tình hình tại Bakhmut “ổn định”
Bốn
nước Bắc Âu thành lập lực lượng Không Quân chung để đối phó với Nga
New
Zealand quan ngại về tình hình Biển Đông và Đài Loan
Liên
Hiệp Quốc tố cáo Ukraina và Nga hành quyết tù binh chiến tranh
Truyền
thông Anh đả kích Pháp sau khi chuyến công du của vua Charles III bị hoãn
Ukraina
không hưởng ứng ‘‘kế hoạch hòa bình 12 điểm’’, một thất bại của Tập Cận Bình?
Adamo
đặt lời Pháp cho các tình khúc Anh-Mỹ kinh điển
Quân
đội Ukraina chuẩn bị phản công vào lúc cường độ tấn công của quân Nga giảm dần
Bắc
Triều Tiên thông báo thử nghiệm drone tấn công hạt nhân ngầm dưới biển
Pháp:
Các công đoàn kêu gọi ngày hành động thứ 10 chống cải tổ hưu trí
(Reuters) - Canada và Mỹ phải đoàn kết đối
phó với “Trung
Quốc đầy quyết đoán”. Ngày
24/03/2023, khi tiếp “người bạn lớn” Joe Biden nhân chuyến
công du của nguyên thủ Mỹ, thủ tướng Canada Justin Trudeau nhấn mạnh đến việc
hai nước phải đoàn kết chống chế độ chuyên quyền. Mỹ và Canada cũng sẽ thực
hiện cam kết của mỗi bên giảm phụ thuộc vào những nước khác về khoáng sản và
chất bán dẫn trọng điểm, trong đó có “một Trung Quốc ngày càng quyết
đoán”.
(AFP) - Mỹ
thông báo một thỏa thuận với Canada về người nhập cư bất hợp pháp. Tại thượng đỉnh đầu tiên với thủ
tướng Justin Trudeau, tổng thống Biden hôm 24/03/2023 thông báo một thỏa thuận
song phương về một hồ sơ nhậy cảm. Washington và Ottawa « cùng
nhau » phối hợp để ngăn cản các làn sóng người nhập cư bất hợp
pháp tại khu vực đường biên giới chung giữa Canada và Hoa Kỳ. Chủ yếu văn bản
này nhắm tới con đường Roxham, đó là ngả vào Mỹ của khoảng 40.000 người nhập cư
trái phép từ Quebec tràn sang.
(AFP) - Ấn
Độ : Nhà đối lập Rahul Gandhi mất ghế ở Hạ Viện. Phát biểu với báo giới ngày
25/03/2023, ông Rahul Gandhi, gương mặt tiêu biểu của đảng Quốc Đại Ấn Độ,
khẳng định bị tước quyền dân biểu vì động cơ chính trị sau khi ông bị kết án tù
vì tội phỉ báng thủ tướng Narendra Modi trong đợt vận động tranh cử năm 2019
khi tuyên bố “tất cả những tên trộm đều mang họ Modi”. Chỉ một
ngày trước khi bị tước ghế dân biểu, nhà đối lập cũng yêu cầu điều tra về mối
quan hệ giữa thủ tướng Modi và tỉ phú Gautam Adani, bị đảng Quốc Đại cáo buộc
gian lận và được thủ tướng Modi ưu ái để nhận được nhiều hợp đồng.
(Reuters)
- Libya đã tìm thấy vết tích 2,5 tấn uranium « bốc hơi ». Trong thông báo hôm 24/03/2023 chính quyền
Libya cho biết lô hàng hai tấn rưỡi uranium vẫn được « còn nguyên
tại chỗ ». Tuần trước phái đoàn thanh tra viên Cơ Quan Năng Lượng
Nguyên Tử Quốc Tế trong một chuyến công tác đã báo động « không
tìm thấy » uranium tự nhiên do Libya cất giữ.
(AFP) -
Kết thúc liên hoan phim nhiều tập tại thành phố Lille 2023. Giải thưởng lớn được trao tặng phim
nhiều tập Iran The Actor. Đây cũng là lần đầu tiên điện ảnh
Iran tham dự sự kiện này. The Actor gồm 26 tập, mỗi tập 52
phút. Liên hoan phim nhiều tập ở Lille năm nay thu hút 85.000 khán giả, quy tụ
3.800 giới chuyên nghiệp.
(AFP) - Mỹ
: Lốc xoáy và bão ở Mississipi khiến 23 người chết. Trên mạng Twitter ngày 25/03/2023, thống
đốc bang miền nam Mỹ cho biết “có rất nhiều người bị thương. Các đội
cứu hộ vẫn đang tìm kiếm”. Truyền thông Mỹ đăng hình ảnh những ngôi nhà bị
phá nát, cũng như mảnh vỡ chất đầy đường, các đội cứu hộ cố tiếp cận những
người bị nạn. Theo kênh ABC, hạt Sharkey có số người thiệt mạng nhiều nhất, 13
người.
(AFP) - Nổ
một nhà máy sản xuất bánh kẹo sô cô la tại Mỹ : 2 người chết, 9 người mất
tích và 6 người bị thương. Tai nạn xảy ra tại nhà máy RM Palmer Compagny tại West
Reading, bang Pennsylvania chiều ngày 24/03/2023. Xưởng sản xuất bánh kẹo này
gần như hoàn toàn bị phá hủy, theo lời thị trưởng thành phố, Samantha Kaag. RM
Palmer Compagny từ 1948 chuyên sản xuất bánh kẹo sô cô la, đặc biệt là vào mùa
lễ Phục Sinh và lễ hội tình yêu Saint Valentin.
Tin Tức: Chủ Nhật
26 tháng 3 năm 2023
1) TNLT ĐẶNG ĐÌNH BÁCH TUYÊN BỐ TUYỆT THỰC ĐẾN CHẾT ĐỂ ĐÒI TRẢ TỰ DO
TNLT Đặng Đình Bách nói với vợ trong
chuyến thăm gặp hôm 17/3 tại Trại giam số 6- Nghệ An rằng ông sẽ tuyệt thực đến
chết để đòi trả tự do vì ông vô tội. Kế hoạch tuyệt thực của ông Bách sẽ được
bắt đầu vào ngày 24/6, đúng dịp kỷ niệm hai năm ông bị bắt. Nhưng kể từ ngày
17/3 tới thời điểm tuyệt thực, ông sẽ chỉ ăn một bữa tối thay vì ba bữa mà trại
giam cung cấp. Ông Đặng Đình Bách cũng yêu cầu nhà nước CSVN chấm dứt việc đàn
áp các tổ chức XHDS. Xin trích nguyên văn thông điệp của ông Bách, được vợ là bà
Trần Thị Thảo công bố trên truyền thông:
“Tôi khẩn thiết yêu cầu
Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam cân nhắc lại việc coi các tổ chức
phi chính phủ và các nhà hoạt động xã hội là mối đe doạ an ninh chính trị để từ
đó dừng việc bắt bớ vô cớ và khép tội oan sai.
Đồng thời bảo đảm các mục tiêu phát
triển bền vững một cách thực chất và có trách nhiệm, bao gồm và không giới hạn
về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, và quyền con người.”
Ông Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD), một tổ
chức XHDS được nhà nước cấp phép hoạt động, bị bắt ngày 24/6/2021 với cáo buộc
“trốn thuế”. Ông bị kết án 5 năm tù giam và phải nộp phạt 1,3 tỷ đồng xung công
quỹ. Cục Thi hành án Dân sự Hà Nội đe doạ sẽ tịch thu căn hộ, nơi cư trú
duy nhất của vợ và con gái nhỏ của ông Bách để bán đấu giá lấy tiền trừ vào
khoản nộp phạt 1,3 tỷ đồng tòa án đã tuyên.
2)
NHÀ BÁO TỰ DO LÊ MẠNH HÀ RÚT ĐƠN KHÁNG CÁO VÌ “KHÓ THAY ĐỔI BẢN ÁN”
Nhà báo tự do Lê Mạnh Hà đã rút đơn
kháng cáo bản án sơ thẩm mà tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã phán quyết vào
cuối tháng 10 năm ngoái. Lý do khiến TNLT này thay đổi ý định vì ông cho rằng
“khó có khả năng thay đổi bản án với nền tư pháp không độc lập hiện nay”.
Nhà báo tự do Lê Mạnh Hà, 53 tuổi,
bị bắt ngày 10/01/2022 với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam” theo điều 117 - BLHS. Tháng 10/2022, Toà án Nhân dân tỉnh Tuyên Quang
kết án ông 8 năm tù giam, 5 năm quản chế và ông đã làm đơn kháng cáo và khẳng
định mình vô tội.
Nhà báo tự do Lê Mạnh Hà là chủ sở
hữu kênh YouTube Tiếng Dân TV Lê Hà và danh khoản Facebook có tên "Tiếng
dân TV - Tiếng nói người dân Việt” chủ yếu đưa tin và tư vấn pháp lý và bênh
vực cho những người dân oan bị nhà cầm quyền cướp nhà, cướp đất.
Sau quyết định rút đơn kháng cáo,
ông Hà được chuyển đến nhà tù Nam Hà hôm 7/3 để thi hành án.
3)
NAM HÀN VÀ BẮC HÀN ĐE DỌA LẪN NHAU
Hôm 24/3, hãng thông tấn nhà nước
Triều Tiên KCNA cho biết quốc gia này đã thử nghiệm tàu ngầm không người lái
mới có năng lực hạt nhân. KCNA còn loan báo tàu không người lái mới của Bắc Hàn
đã đi dưới mặt nước ở độ sâu 80 đến 150 mét trong hơn 59 giờ và kích nổ đầu đạn
phi hạt nhân ở vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông. Cuộc thử nghiệm như
thường lệ nhằm khuếch trương sức mạnh quân sự của quốc gia độc tài, đồng thời
nhắm sự đe dọa vào Mỹ và Đại Hàn.
Trong bài phát biểu tưởng niệm các
quân nhân thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với Bắc Hàn ở vùng biển phía tây
hôm 3/3, Tổng thống Đại Hàn Yoon Suk Yeol nói Bắc Hàn sẽ phải trả giá cho
“những hành động khiêu khích liều lĩnh”.
4) Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu
tập trận chung
Theo thông cáo ngày 24/03 của bộ Ngoại
Giao HK, lần đầu tiên Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu
(EU) đã có cuộc tập trận chung trong 2 ngày 23 và 24 tháng 3, 2023, nhằm thúc đẩy “hợp tác hàng hải”, ủng
hộ “một vùng Ấn Độ-Thái Bình
Dương tự do và rộng mở ,trước những hành động hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Địa
điểm tập trận được giữ kín. Nội dung cuộc tập trận nhằm trao
đổi kỹ thuật đổ bộ, điều khiển tàu chiến
và các bài tập nhằm cải thiện sự phối hợp tác chiến giữa các lực lượng của HK và Liên Hiệp Châu Âu. Ba tầu
chiến của Mỹ, Tây Ban Nha và Ý tham giam cuộc tập trận trong khuôn khổ “tuần
tra và thực hiện quyền tự do hàng hải trên biển”. Cuộc tập trận nhằm thể hiện sự nhất
trí giữa Mỹ và Âu Châu mà hai bên đã thảo luận và đạt được từ hồi tháng 12/2022 ở Washington DC. HK và EU
cũng đã tổ chức một cuộc họp để bày tỏ quan ngại về Trung Quốc trước “những
hành động đơn phương của Bắc Kinh ở Biển Đông và biển Hoa Đông”, cũng như “những
yêu sách hàng hải không phù hợp với luật pháp quốc tế”.
5) Trẻ em
Ukraina mất tích khi tham dự trại
hè
Trong mục điểm báo trên kênh phát tranh Quốc Tế Pháp RFI ngày 24/3/2023, báo Le
Monde đã đưa ra những thông tin liên quan đến lý do khiến tòa Hình Sự Quốc Tế
ICC ra lệnh truy bắt TT Nga Vladimir Putin, đó là kế hoạch lừa đảo, cương bức
những trẻ em người Ukraina, để đưa chúng sang những vùng do Nga tạm chiếm hoặc
đưa vào lãnh thổ Nga.Con số trẻ em bị bắt đi ước tính lên đến hơn 16,000. Một
trong những hình thức lừa dối là cho các em tham dự trại hè, rồi đưa cán em đi,
và thông báo cho cha mẹ là trại hè sẽ kéo dài. Còn các em thì được thông báo rằng,
cha mẹ các em không cần các em nữa. Trên bản tin có đoạn như sau: “Chúng
đã lặng lẽ biến mất giữa hỗn loạn chiến tranh. Vào một ngày, hàng trăm đứa trẻ ở
vùng Kherson đã không trở về nhà. Các hiệu trưởng trường học đã thông báo với
cha mẹ các bé rằng chúng sẽ tham gia một trại hè kéo dài hai tuần ở Crimée. Tuy
nhiên, không có đứa trẻ nào trở về sau khi kỳ nghỉ kết thúc. Đây dường như là một
chiến dịch lớn của Nga nhằm di dời và « Nga hóa » trẻ em
Ukraina”.
Bài báo cũng trích dẫn lời tường thuật của những em may mắn
được hồi hương, cho thấy đây là kế hoạch đồng hóa của Putin nhắm vào mục đích
xóa sổ dân Ukraine mà ông ta đã và đang thực hiện.
VNTB – Ai dám tham mưu cho đảng?
VNTB
– Mấy đồng chí công an quá… dễ thương
VNTB – Ông đưa chân giò,
bà thò chai rượu
VNTB – Giọt nước mắt nào
cho quê hương ?
Đại
Việt dưới thời Vua Lê Nhân Tông (P1)
25/03/1975:
Vua Faisal của Ả Rập Saudi bị ám sát
Hàn
Quốc: Độc tài, hóa rồng và dân chủ
Chuyển
động Quốc Phòng (17/3 – 23/3/2023)
Chiến
tranh Ukraine còn lâu mới kết thúc
23/03/1775:
Patrick Henry lên tiếng phản đối chính sách của Anh
Chuyến
thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?
Trường
hợp tiếp viên hàng không Trang Đoan26/03/2023
Xin nói thẳng
mấy điều26/03/2023
Tình
hình Ukraine ngày thứ 39526/03/2023
Ngớ
ngẩn!25/03/2023
Trả
tự do cho bốn tiếp viên Vietnam Airlines với tang vật rành rành là không thuyết
phục25/03/2023
Mấy
câu hỏi về học thêm, hay sự bất lực của ‘học chính’25/03/2023
Vĩnh
biệt anh Đặng Ngọc Minh25/03/2023
Từ
vụ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines: Không còn gì… đúng?24/03/2023
JPMorgan,
Citi và BofA nói với nhân viên không câu khách hàng từ các ngân hàng đang gặp
căng thẳng24/03/2023
Phan
Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 395, 25-03-2023
Ngô
Nhân Dụng - Tập Cận Bình phải học Đặng Tiểu Bình
Ngô
Nhân Dụng - Khi nào ngân hàng bị phá sản?
Dương
Quốc Chính - Suy đoán vô tội
Bông
Lau - Xe tăng đồ cổ T-54 của Liên Xô nhập cuộc ?
Lê
Xuân Nghĩa - Bạn thân thiết
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Nhà cách mạng Phan Châu Trinh như tôi đã hiểu 26/03/2023
Hàn Quốc: Độc tài, hóa rồng và dân chủ 26/03/2023
Những quốc gia đã cấm TikTok 26/03/2023
Vài điều về ván cờ địa chính trị Nga – Trung 25/03/2023
Lãnh đạo làm nhục quốc gia 25/03/2023
Ngân hàng Mỹ sập liên tiếp: tại sao và ảnh hưởng thế nào? 25/03/2023
Chiến tranh Ukraine còn lâu mới kết thúc 24/03/2023
Tin, có một chữ “tin” 24/03/2023
Việt Nam có thể từ chối nâng cấp ngoại giao với Washington khi
căng thẳng Mỹ-Trung đang âm ỉ 24/03/2023
Biển Đông trong mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc hiện nay ra
sao? 24/03/2023
Trương Phụ nhà Minh: Cướp sách của chúng nó làm gì!* 24/03/2023
Cảnh báo thiếu hụt điện nhưng lại từ chối điện do tư nhân sản xuất 24/03/2023
Trung – Nhật “song đấu” trên mặt trận ngoại giao 23/03/2023
Trật tự mới của thế giới 23/03/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Phó chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam kiêm
chủ tịch Hội Golf TP.HCM có tên trong nhóm golfer đánh bạc
THÂN HOÀNG
và 1 tác giả khác
25/03/2023 11:14 GMT+7
Ông Trần Thanh Tú và ông Lê
Hùng Nam là hai phó chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam cùng với nhiều doanh nhân bị
bắt quả tang đánh bạc khi đang chuẩn bị tham gia giải golf tại Đầm Vạc, Vĩnh
Phúc.
Liên quan vụ 22 người, trong
đó có nhiều golfer bị bắt quả tang đánh bạc, trao đổi với Tuổi Trẻ
Online, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an) cho biết đến
nay cơ quan điều tra vẫn đang tạm giữ hình sự những golfer này để điều tra.
Hai phó chủ tịch Hiệp hội
Golf Việt Nam trong nhóm bị bắt đánh bạc
Đến nay công an chưa khởi tố
bị can nhóm golfer
bị bắt quả tang đánh bạc. Cơ
quan công an đang tích cực điều tra và củng cố hồ sơ trước khi tiến hành các bước
tố tụng tiếp theo.
Cơ quan điều tra xác định
trong 22 người này thì năm người tham gia với vai trò tổ chức đánh bạc.
Trong nhóm người bị xác định
với hành vi đánh bạc có nhiều người là golfer ở cả Hà Nội và TP.HCM đang tập
trung tại Vĩnh Phúc để chuẩn bị tham gia một giải đấu golf do Hiệp hội
Golf Việt Nam tổ chức.
Đáng chú ý, trong 22 người
này có hai phó chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam là ông Lê Hùng Nam và ông Trần
Thanh Tú. Ông Nam là phó chủ tịch kiêm tổng thư ký hiệp hội, ông Trần Thanh Tú
kiêm chủ tịch Hội Golf TP.HCM.
Ông Tú tham gia giải golf tại
Vĩnh Phúc với tư cách là đội trưởng đội miền Nam VGA Union Cup 2023.
Ban đầu công an xác định người
cầm đầu tổ chức vụ đánh bạc là Trần Anh Linh, giám đốc Công ty Trần Lê Gia ở quận
Tân Bình, TP.HCM.
Ông Linh là golfer có tên
trong đội tuyển miền Nam VGA Union Cup 2023 tham dự Giải golf VGA Union Cup
2023, do Hiệp hội Golf Việt Nam tổ chức.
Ngày 20-3, ông Linh và nhiều
golfer đến thuê khách sạn ngoài khu vực sân golf để chuẩn bị tham gia giải đấu
trên. Tối cùng ngày, nhóm các golfer tổ chức đánh bạc, sát phạt dưới hình thức
chơi poker thì bị công an bắt quả tang.
Cuộc "sát phạt" bắt
đầu từ lúc hơn 20h cùng ngày và đến 23h45 thì công an ập vào bắt quả tang. Sòng
bạc trong khách sạn được tổ chức như một "casino thu nhỏ", ngoài những
người chơi còn có nữ nhân viên chia bài.
Nhiều golfer là doanh nhân
tiếng tăm
Ngoài ông Linh, ông Nam, ông
Tú, trong nhóm này còn có nhiều golfer là thành viên đội tuyển miền Nam VGA
Union Cup 2023 và đội tuyển miền Bắc.
Đáng chú ý, có một số doanh
nhân khá tiếng tăm trong kinh doanh một số lĩnh vực. Ông Nam trước đây là chủ một
chuỗi nhà hàng nổi tiếng có vị trí đẹp tại nhiều phố ở Hà Nội.
"Đây là nhóm đối tượng
hoạt động với quy mô lớn, nhiều đối tượng tham gia là chủ doanh nghiệp, người có điều kiện kinh tế đến từ nhiều địa
phương để tụ tập tổ chức đánh bạc và đánh bạc", thông tin từ Cục Cảnh sát
hình sự.
Như Tuổi Trẻ Online đã
thông tin, tối 20-3, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Phòng cảnh sát hình sự
Công an tỉnh Vĩnh Phúc ập vào khách sạn bắt giữ quả tang 22 người có hành vi tổ
chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức đánh bài poker.
Những người này đa số là các
golfer từ Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương tập trung về Vĩnh Phúc chuẩn bị
tham gia một giải golf do Hiệp hội Golf Việt Nam tổ chức.
Cơ quan điều tra xác định
trong 22 người này thì năm người tham gia với vai trò tổ chức đánh bạc. Tại hiện
trường, ban chuyên án thu giữ vật chứng tổng cộng 4.650.000 điểm phỉnh, tương
đương hơn 4,6 tỉ đồng và nhiều đồ vật, tài liệu khác có liên quan.
Chân dung golfer cầm đầu vụ
đánh bạc
Ông Trần Anh Linh - bị cáo
buộc có vai trò cầm đầu - là chủ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua
bán thiết bị, phụ tùng máy móc ngành công nghiệp, đại lý tàu biển, mua bán kim
loại và quặng...
Trên báo chí hoặc các trang
thông tin tổng hợp về golf ở Việt Nam, Trần Anh Linh không ít lần được nhắc đến
hoặc vinh danh là golfer "xuất sắc", "gương mặt nổi bật"
hay "người chơi dày dặn kinh nghiệm".
Ông Linh là một trong 2 đội
phó của tuyển miền Nam, nhiều lần góp mặt trong các giải golf khu vực miền Nam.
Ông Linh còn được biết đến với
tư cách đội trưởng một đội tuyển golf. Golfer này cũng từng xuất hiện tại một hệ
thống giải thi đấu lớn dành cho các golf thủ không chuyên đến từ nhiều quốc
gia.
Giải VGA Union Cup 2023 do
Hiệp hội Golf Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra trên sân golf Heron Lake Golf Course
& Resort của Công ty CP khu nghỉ dưỡng và sân golf Đầm
Vạc (Vĩnh Phúc) từ ngày
23 đến 25-3.
Tuy nhiên do không đủ điều
kiện tổ chức và sau vụ các golfer bị bắt quả tang đánh bạc, giải đấu đã bị tạm
hoãn.
Cán bộ tư pháp nhận hối lộ 100 triệu đồng
để làm giúp ‘sổ đỏ”
https://tuoitre.vn/can-bo-tu-phap-nhan-hoi-lo-100-trieu-dong-de-lam-giup-so-do-20230325105352635.htm
25/03/2023 11:15 GMT+7
Một cán bộ tư pháp nhận hối
lộ 100 triệu đồng của dân, khi hộ dân này đến nhờ làm giúp hồ sơ thừa kế quyền
sử dụng đất.
Ngày 25-3, Cơ quan cảnh sát
điều tra Công an thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) cho biết vừa ra quyết định khởi tố
vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Phạm Văn Tuyến, 43 tuổi, trú phường
Quảng Long (thị xã Ba Đồn), để điều tra về hành vi nhận hối lộ.
Ông Tuyến bị bắt khi đang là
cán bộ tư pháp của phường Quảng Long. Cơ quan điều tra cũng đã tổ chức khám xét
nơi ở của ông Tuyến và ra lệnh bắt tạm giam với người này.
Theo điều tra ban đầu, thời
điểm năm 2021 đến năm 2022, một hộ dân tại phường Quảng Long có nhu cầu làm hồ
sơ thừa kế quyền sử dụng
đất. Ông Tuyến thời điểm đó
là cán bộ tư pháp của phường này đã nhận 100 triệu đồng để giúp hộ dân nói
trên.
Đến đầu năm 2023 thì sự việc
bị phát hiện. Công an thị xã Ba Đồn đã vào cuộc điều tra và xác định ông Tuyến
có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ.
Phường Quảng Long là phường
có vị trí gần trung tâm thị xã Ba Đồn. Những năm gần đây, vấn đề đất đai ở khu
vực này trở thành "điểm nóng".
Cơ quan cảnh sát điều tra
Công an thị xã Ba Đồn cho biết vẫn đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án. Sẽ không
loại trừ việc truy cứu trách nhiệm của những người khác liên quan đến vụ việc.
Nhiều quán nhậu bị xử phạt do vi phạm tiếng
ồn
https://vnexpress.net/nhieu-quan-nhau-bi-xu-phat-do-vi-pham-tieng-on-4585470.html
Ngọc Trường
25/3/2023, 12:06 (GMT+7)
ĐÀ NẴNGBa quán nhậu trên đường
Hoàng Thị Loan mở nhạc ồn ào đã bị xử phạt từ 50 đến 70 triệu đồng, hai quán buộc
dừng hoạt động.
Sáng 25/3, Công an quận Liên
Chiểu cho biết đã xử phạt ba quán nhậu Victory, Max Beer Garden và Idol
Food&Beer nằm trên đường Hoàng Thị Loan, gần cầu vượt ngã ba Huế, do vi phạm
tiếng ồn theo Nghị định 45/2022.
Trong đó, quán nhậu Max Beer
Garden bị phạt 70 triệu đồng do tiếng ồn phát ra từ hệ thống âm thanh vượt
23,15 dBA (kiểm tra ngày 2/3); đình chỉ hoạt động do gây ô nhiễm môi trường 4
tháng. Quán nhậu Idol Food&Beer bị phạt 50 triệu đồng do vi phạm tiếng ồn
vượt 18,7 dBA (kiểm tra ngày 19/3).
Quán nhậu Victory hai lần bị
xử phạt cùng mức 50 triệu đồng, do vi phạm tiếng ồn lần lượt vượt 18,4 và 18,5
dBA, kiểm tra vào các ngày 11 và 17/3. Ngoài ra, chủ quán nhậu này là ông Phan
Duy Tân, 38 tuổi, bị phạt 12,5 triệu đồng do tái phạm nhiều lần.
Hiện các quán Max Beer
Garden và Victory phải đóng cửa, dừng hoạt động. Công an quận Liên Chiểu khẳng
định những trường hợp cố tình tái phạm sẽ bị rút giấy phép kinh doanh.
Phố nhậu trên đường Hoàng Thị
Loan thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Người dân thường gọi đây là
"phố Hong Kong bên hông cầu vượt", do tồn tại nhiều tụ điểm ăn chơi,
thuê DJ, mở nhạc công suất lớn từ tối đến khuya.
Theo thống kê của Phòng Cảnh
sát môi trường, Công an TP Đà Nẵng, từ năm 2019 đến nay, đơn vị đã xử lý 18 trường
hợp vi phạm về tiếng ồn, xử phạt 9 cá nhân và 5 tổ chức với tổng số tiền hơn
232 triệu đồng.
Lòng tham trong cơn sốt đất
https://vnexpress.net/long-tham-trong-con-sot-dat-4584722.html
Đức Hùng
26/3/2023, 05:00 (GMT+7)
HÀ TĨNHTại toà, Phạm Thị Oanh khóc, nói muốn tận dụng
cơn sốt đất để làm giàu song "vỡ mộng" nên liên tục vay tiền để trả,
vô tình đẩy gia đình các chủ nợ vào bi kịch.
Suốt phiên xử mở tại TAND tỉnh Hà Tĩnh hôm 17/3, Oanh,
43 tuổi, trú xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, liên tục bày tỏ sự hối hận khi để lòng
tham lấn át lý trí, khiến nhiều người phải chịu khổ, mắc nợ chồng chất vì cho
mình vay tiền. Phía dưới hội trường, nhiều bị hại mặt thất thần, nói Oanh vừa
đáng trách vừa đáng thương, song tiền của họ thì không biết khi nào mới được trả.
Theo cáo trạng, năm 2021, Oanh vay nhiều người để đầu
tư mua bán đất đai ở huyện Lộc Hà song thua lỗ, nợ hơn 6 tỷ đồng tiền gốc, mỗi
tháng phải trả 300 triệu đồng tiền lãi. Đến tháng 5/2022, Oanh mất khả năng
thanh toán.
Nhà chức trách cáo buộc bị nhiều chủ nợ hối thúc trả
tiền, nên Oanh gặp người thân, hàng xóm, bạn bè vay tiền hoặc rủ chung vốn mua
đất, hứa trả lãi đúng hạn, ngoài ra còn chia đôi tiền lời sau khi bán đất.
Để tạo sự tin tưởng, Oanh nhận vơ một số miếng đất mặt
đường xã Thạch Châu và thị trấn Lộc Hà là của mình rồi dẫn họ đi xem, nói
"đã có 'cò' trả giá cao hơn vài trăm triệu đồng, nếu hùn vốn đầu tư thì chắc
chắn vài ngày là có lời".
Tháng 5-7/2022, ba phụ nữ ở xã Thạch Kim và Thạch
Châu, huyện Lộc Hà cho Oanh vay gần 4,7 tỷ đồng, người nhiều nhất là hơn 2,6 tỷ
đồng. Nhận tiền, Oanh đem trả nợ, tiêu xài hết. Đến hẹn không có tiền trả gốc
và lãi, bị hối thúc, Oanh nhắn tin cho các chủ nợ cùng nội dung: "Em bị bể
nợ rồi, xin lỗi gia đình anh chị". Từ tố cáo của các nạn nhân, tháng 10
cùng năm Oanh bị cảnh sát bắt.
Oanh từng bị Công an huyện Lộc Hà xử phạt hành chính về
hành vi Đánh bạc vào
năm 2012.
Vẻ mặt mệt mỏi, Oanh khom người chống hai tay vào bàn
xét xử, trình bày trước đây làm lao động tự do, thỉnh thoảng cùng bạn bè chung
vốn mua đất rồi bán lại để kiếm lời nhưng hiệu quả không cao. Năm 2021, Hà Tĩnh
xảy ra cơn sốt đất từ
nông thôn đến thành thị, một miếng đất vùng quê rộng 200 m2 trước đây giá chỉ
vài trăm triệu đồng bỗng nhiên tăng lên hơn một tỷ đồng, thậm chí qua nhiều lần
"sang tay" đã vượt mức 2 tỷ đồng. Oanh làm liều vay mượn tiền bạn bè,
họ hàng đi mua đất về bán lại, với hy vọng kiếm được nhiều tiền để cải thiện cuộc
sống.
"Bị cáo vỡ mộng làm giàu do thiếu vốn, kinh nghiệm
kinh doanh bất động sản hạn chế. Vay tiền tỷ mua đất với giá cao nhằm 'lướt
sóng' nhưng sau vài tháng thì không có khách hàng đoái hoài, đành phải hạ giá
bán lỗ. Tiền thu về không đủ trả gốc và lãi cho chủ nợ, sau vài tháng nợ nần chồng
chất, không còn cách nào khác đành phải dùng chiêu trò đi vay tiền của người
khác về để khắc phục", Oanh nói.
Dự tòa với vai trò bị hại, chị Trần Thị Thư, 47 tuổi,
huyện Lộc Hà, cho hay tháng 5/2022, Oanh hai lần đến nhà nói mới mua hai miếng
đất trị giá 2-6 tỷ đồng, muốn vay 1,1 tỷ đồng để làm thủ tục, sau một tuần sẽ
trả hết và cho thêm 2 triệu đồng tiền "hoa hồng". Là hàng xóm buôn đất
với nhau từ 2020, lại được viết giấy vay nợ rồi dẫn đi xem một số miếng đất mặt
tiền chị Thư đồng ý, mà không biết đây là lô đất Oanh nhận vơ.
Chị Thư gom hết tiền của gia đình, vay thêm 350 đồng
tiền tiết kiệm của bố đẻ đưa cho Oanh. Theo chị Thư, Oanh tỏ ra
"thoáng" khi mượn tiền. Biết mình vừa vay ngân hàng 100 triệu đồng để
mua ôtô cho chồng chạy taxi, Oanh nói sau khi trả hết nợ còn cho vay thêm 100
triệu đồng, khoản này không tính lãi. Đến hạn, chị Thư nóng ruột gọi điện yêu cầu
trả nhưng Oanh khất lần này đến lần khác.
"Tối 5/8/2022, Oanh nhắn tin: 'Chị ơi, xin lỗi chị.
Em buôn đất thua lỗ, nhà cửa bây giờ bị siết hết cả rồi'. Tôi đọc xong hốt hoảng,
chỉ biết thốt lên: 'Ôi trời ơi'. Nhắn tin, gọi điện cho Oanh để hỏi rõ lý do
song đều không được", chị Thư kể.
Là người cho Oanh vay nhiều nhất, hơn 2,6 tỷ đồng, bà
Phạm Thị Thủy, 52 tuổi, trú xã Thạch Kim, khóc khi trả lời thẩm vấn. Theo bà Thủy,
tháng 6-7/2022, Oanh nói dối mới mua hai thửa đất tại xã Thạch Châu trị giá
1,1-1,6 tỷ đồng, đã có khách trả giá với mức cao hơ 100-150 triệu đồng. Oanh rủ
bà Thủy góp vốn đưa cho mình để thanh toán tiền mua đất, khi "sang
tay" xong sẽ chia đôi tiền lời.
"Khi sự việc vỡ lở, tôi gặp Oanh trao đổi rằng
tình nghĩa chị em bao lâu nay, không muốn làm phức tạp vấn đề, chỉ mong được trả
lại tiền. Oanh đáp 'em bây giờ tay trắng, chị cứ báo công an'. Tôi khổ tâm lắm,
không còn cách nào khác ngoài gửi đơn tố cáo với hy vọng vớt vát chút nào hay
chút đó", bà Thủy cho hay.
Chủ tọa Trương Thị Lệ Thu hỏi Oanh: "Ai bày cho bị
cáo nghĩ ra những chiêu trò lừa đảo này?". Oanh đáp: "Do túng quá nên
nhắm mắt làm liều, lừa được tiền của người này thì lập tức đem trả người khác để
trừ nợ, chứ không có ai chỉ điểm".
Thấy bị cáo trả lời chậm rãi, liên tục lặp câu, nhiều
nội dung đề cập tối nghĩa, thẩm phán tiếp lời: "Bị cáo ăn nói không lưu
loát, rất khó hiểu, tại sao lại có thể dễ dàng thuyết phục người khác mua đất
và cho vay tiền được nhỉ?". Oanh nghe xong cúi đầu, nói lí nhí không rõ tiếng
rồi lấy tay gạt tóc xõa ngang mặt.
Anh Nguyễn Văn Nghĩa, 48 tuổi, chồng Oanh, cho biết từ
ngày vợ buôn đất thua lỗ, gia đình rơi vào bi kịch, dù đã bán miếng đất và căn
nhà ở xã Thạch Kim với giá hơn 4 tỷ đồng ở để khắc phục trả nợ nhưng vẫn
"như muốn bỏ biển". "Tôi và các con đã chuyển về nhà ngoại ở,
tài sản hiện nay chẳng còn gì", anh Nghĩa nói.
Trong ba bị hại, bà Cao Thị Liên, 50 tuổi, trú xã Thạch
Châu may mắn nhất khi cho Oanh vay 900 triệu đồng nhưng nay đã được trả hết nên
không khiếu nại gì thêm. Chị Thư mới được khắc phục 550 triệu đồng, bà Thủy nhận
100 triệu đồng nên cùng đề nghị tòa giảm án cho Oanh, song đề nghị sớm trả nốt
số tiền còn lại.
Từ chỗ là hàng xóm thân thiết, chị Thư và bà Thủy chia
sẻ từ ngày cho Oanh vay tiền không lấy lại được, các bên ít liên hệ, tình cảm gắn
kết nhiều năm qua nay tiêu tan. Trong nội bộ gia đình hai bị hại cũng có sự bất
hòa, khi phải mượn tiền bố mẹ, họ hàng để đưa cho Oanh. Trong thời gian dài họ
phải lánh mặt người thân vì không biết giải thích ra sao khi bị chất vấn
"bao giờ lấy lại được tiền".
Thẩm phán Trương Thị Lệ Thu phân tích, vụ án này cũng
xuất phát từ việc hám lợi của các bị hại, khi tin tưởng Oanh sẽ trả tiền lãi và
chia đôi tiền lời từ việc buôn bán đất. "Làm ăn lâu năm với nhau mà các chị
vẫn không hiểu hết được tâm tính của đối tác để mà đề phòng, đây là bài học rất
đắt giá", chủ tọa nói.
Tại phần luận tội, kiểm sát viên Đinh Thị Phương Thanh
nói không chỉ riêng bị cáo Oanh, mà trong xã hội hiện nay nhiều gia đình cũng
lao đao vì sốt đất. Công tố viên đề nghị người dân cần biết cách quản lý tài sản
của mình, nếu không có chuyên môn, kiến thức sâu về bất động sản thì không nên
"lướt sóng làm liều", sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, ngoài mất tiền
còn có nguy cơ dính đến lao lý.
Xét hành vi của Oanh là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm
đến quyền sở hữu tài sản người khác được pháp luật bảo vệ, đại diện Viện kiểm
sát đề nghị tuyên phạt Oanh 14-15 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo khoản 4, điều 174 Bộ luật Hình
sự, đồng thời trả hết hết các khoản tiền đã chiếm đoạt cho bị hại.
Nói lời sau cùng, Oanh lấy tay gạt nước mắt, xin lỗi
gia đình cùng các bị hại, mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm về làm ăn trả nợ,
khắc phục hậu quả. Dứt lời, Oanh tỏ vẻ mệt mỏi, khựu xuống bàn xét xử.
HĐXX nhận định bị cáo gặp vấn đề về sức khỏe nên đề xuất
tòa cho phép đưa vào bệnh viện kiểm tra, hiện nay đang điều trị. Theo tòa, khi
nào Oanh hồi phục thể trạng HĐXX sẽ tuyên án.
7 năm bế tắc sau cổ phần hóa Hãng phim
truyện Việt Nam
https://vnexpress.net/7-nam-be-tac-sau-co-phan-hoa-hang-phim-truyen-viet-nam-4584447.html
Minh Sơn - Hà Thu
Thứ bảy, 25/3/2023, 15:14 (GMT+7)
Hãng phim được biết đến với Chung một dòng sông, Vĩ
tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, đã không cho ra đời tác phẩm nào từ năm
2016 - khi cổ phần hóa.
Địa điểm từng có hơn 600 văn nghệ sĩ, cán bộ, công
nhân làm việc, sản xuất hàng chục phim mỗi năm của Hãng phim truyện Việt Nam
(VFS) tại phố Thụy Khuê (Hà Nội) hiện chỉ còn vài người bám trụ, cơ sở hạ tầng
xuống cấp.
"Từ tháng 7/2018, nhiều nghệ sĩ của hãng bị
Vivaso cắt lương, bảo hiểm mà không được thông báo trước, hoạt động của hãng
hoàn toàn đóng băng từ đó đến nay", Đạo diễn Thanh Vân, người có 30 năm gắn
bó hãng phim, nói với VnExpress.
Chuyện gì xảy ra sau cổ phần hóa
Tình trạng khó khăn, thua lỗ tại VFS không phải chuyện
mới, nhưng trở nên căng thẳng hơn kể từ khi cổ phần hóa.
Trước cổ phần hóa, hãng phim nổi tiếng với dòng phim
cách mạng, nghệ thuật rơi vào vòng xoáy thua lỗ do kinh phí sản xuất phim lớn,
thời gian kéo dài, trong khi nguồn lực hạn chế, chủ yếu đến từ đặt hàng của Nhà
nước. Giai đoạn 2004-2014, VFS lỗ tổng cộng hơn 34 tỷ đồng từ làm phim.
Với sự tham gia của nhà đầu tư bên ngoài, được kỳ vọng
sẽ vực dậy tượng đài của ngành làm phim Việt Nam. Nhưng ngay từ khi bắt đầu,
quá trình này đã gặp trắc trở.
Cổ phần hóa VFS thực hiện thông qua việc chào bán cổ
phần lần đầu ra công chúng (IPO) và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Kinh
doanh thua lỗ khiến thị trường không mặn mà với VFS. Khi IPO trên HNX, lượng cổ
phiếu VFS bán được chỉ đạt một phần năm kỳ vọng.
Trong khi đó, việc lựa chọn cổ đông chiến lược mua 65%
cổ phần - Tổng công ty vận tải thủy Vivaso - cũng gây nhiều tranh cãi. Có ngành
nghề kinh doanh chính là vận tải đường sông nên việc Vivaso đầu tư vào một hãng
phim thua lỗ khiến dư luận thắc mắc. Chủ tịch Vivaso Nguyễn Thuỷ Nguyên từng
cho biết mình là người đam mê điện ảnh, nên mong muốn gìn giữ truyền thống,
thương hiệu của Hãng phim truyện Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, cũng như
mong muốn đầu tư để hãng xứng đáng với những kỳ vọng của người hâm mộ điện ảnh.
Nhưng sự xuất hiện của Vivaso tại VFS không cải thiện
được tình hình. Chưa tới một năm sau cổ phần hóa, các nghệ sĩ "kêu
cứu" bởi tình trạng chậm lương, trả lương thấp, không có định hướng
làm phim của đơn vị mua lại hãng.
Ông Nguyên sau đó thừa nhận Vivaso là công ty đường thủy,
"không có kinh nghiệm làm phim". Lãnh đạo này cho biết vẫn có kế hoạch
phát triển hãng nhưng yêu cầu các nghệ sĩ phải đồng hành. Về thu nhập, ông
Nguyên nêu nguyên tắc "có làm mới hưởng", đổ lỗi cho tính cách
"nghệ sĩ" của nhiều nhân sự VFS.
Đối thoại không tìm được tiếng nói chung, hoạt động của
VFS rơi vào trạng thái đóng băng. Năm 2019, nhiều nghệ sĩ căng băng rôn chất vấn
khi bị cắt
lương, cắt đóng bảo hiểm.
Advertisement
Ads by
Mâu thuẫn giữa cán bộ, nhân viên hãng phim và chủ đầu
tư ngày càng dâng cao, khiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải cử thanh tra
hòa giải. Tuy nhiên, hai bên vẫn không tìm được tiếng nói chung. Những năm sau
đó, Vivaso không còn đối thoại với các nghệ sĩ, còn hãng phim gần như dừng hoạt
động.
"Bốn năm qua, các nghệ sĩ, nhân viên của hãng
không gặp gỡ, trao đổi hay liên lạc với lãnh đạo Vivaso. Lần cuối cùng họ gặp
nhau là buổi họp công khai về lương, bảo hiểm hồi đầu năm 2019, có sự chứng kiến
của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch", Đạo diễn Thanh Vân nói mới
đây.
Hiện nhiều đạo diễn, biên kịch, quay phim đã nhận công
việc bên ngoài. Đạo diễn Thanh Vân gần đây làm phim do Hội Điện ảnh Việt Nam sản
xuất. Biên kịch Phương Dung bán hàng online, viết kịch bản cho một số hãng
khác. Nghệ sĩ Quốc Tuấn cho biết anh may mắn vì có tên tuổi, tuổi đời làm nghề
lâu nên nhận được nhiều công việc bên ngoài, còn các nghệ sĩ trẻ khác chật vật
sau khi hãng cổ phần hóa. Vũ Lê Thiện - từng làm dựng phim - giờ chạy xe ôm
công nghệ. Hồ Huy - từng phụ trách âm thanh - hiện mở quán bia hơi.
Tranh cãi 'thoái vốn' hay 'thu hồi cổ phần'
Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã yêu
cầu các bộ ngành tìm giải pháp, xây dựng phương án xử lý tình trạng đổ
nát, hoang tàn của trụ sở hãng Phim truyện Việt Nam.
Giải pháp lúc này, theo những người trong cuộc, là xử
lý vấn đề cổ phần hóa, tức nhà đầu tư chiến lược thoái vốn. Tổng công ty Vận tải
thủy - Công ty cổ phần Vivaso - cổ đông chiến lược nắm 65% vốn của VFS - cũng nhắc
tới đề xuất này liên tục từ năm 2018.
Tuy nhiên, khúc mắc nằm ở việc thoái như thế nào.
Theo bà Phan Linh Chi - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài
chính (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Vivaso không hợp tác tích cực để giải
quyết tình hình. Vivaso chưa đưa ra văn bản, tính toán chi phí, tiến hành các
thủ tục có liên quan, đề xuất cụ thể về số tiền muốn nhận lại để hoàn trả cho
Nhà nước số cổ phần VFS.
Bộ đã xin ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính về sự việc.
Hai cơ quan này tham vấn rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không thể đơn
phương thu hồi cổ phần đã bán cho Vivaso. "Nếu Vivaso đưa ra con số, chúng
tôi sẽ có kế hoạch gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, đưa ra lộ trình thu hồi
vốn", bà Chi nói.
Tuy nhiên, ở phía doanh nghiệp, Vivaso không đồng tình
với phương án "thu hồi" này.
"Chúng tôi có thể tìm đối tác để thoái vốn nhưng
việc này phải thực hiện theo đúng quy định", ông Nguyễn Thuỷ Nguyên, Chủ tịch
Hội đồng quản trị Vivaso, nói với VnExpress chiều 24/3.
Theo ông Nguyên, sau hơn 7 năm đầu tư vào VFS, bản
thân Vivaso cũng chịu thiệt hại rất nhiều khi hoạt động của hãng đóng băng do
các mâu thuẫn, khoản đầu tư hàng chục tỷ đồng không tạo ra hiệu quả. "Tôi
không muốn tiếp tục đôi co vì chỉ khiến mọi việc trở nên phức tạp. Lúc này tôi
chỉ muốn an yên, muốn tập trung vào kinh doanh, vực dậy doanh nghiệp", ông
Nguyên nói, giải thích cho việc lâu nay không lộ diện, giải quyết tình hình.
Giữa năm 2018, Vivaso đã xin được thoái vốn trước hạn,
bởi quy định nhà đầu tư chiến lược chỉ được thoái vốn sau 5 năm. Đến nay, khi
đã đầu tư vào VFS hơn 7 năm, ông Nguyên nhắc lại mong muốn này và nhấn mạnh
"muốn được thoái vốn theo đúng các quy định hiện hành".
Ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị
Hãng phim truyện Việt Nam, Phó tổng giám đốc Vivaso - giải thích thêm, hai bên
chưa có tiếng nói chung vì sau khi thực hiện kết luận thanh tra, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch lại triển khai theo hướng "thu hồi cổ phần của nhà đầu
tư". Khái niệm thoái vốn trong doanh nghiệp và thu hồi cổ phần là hoàn
toàn khác nhau về bản chất.
"Phía Bộ yêu cầu Vivaso tính toán chi phí để hoàn
trả tiền, nhưng chúng tôi thấy không có quy định nào của pháp luật hướng dẫn việc
thoái vốn trong doanh nghiệp dựa trên cơ sở tính toán chi phí, cũng không biết
tính toán thế nào", ông Thắng nói.
Theo Phó tổng giám đốc Vivaso, mong muốn duy nhất của
nhà đầu tư này khi đầu tư vào Hãng Phim truyện Việt Nam là để vực dậy doanh
nghiệp đã thua lỗ nhiều năm, được làm phim theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp
phát triển để từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty và cổ tức cho các nhà đầu tư.
"Nếu Nhà nước không muốn chúng tôi đầu tư thì đề nghị cho được thoái vốn
theo các quy định", ông Thắng nói thêm.
Từ vụ ca sĩ Vy Oanh bị triệu tập: Tranh
cãi dùng giấy triệu tập hay giấy mời?
25/03/2023 19:28 GMT+7
Ca sĩ Vy Oanh đã gửi đơn khiếu nại, trong
đó bà Oanh cho rằng sử dụng "giấy triệu tập" là không đúng quy định
pháp luật vì cô không phải tội phạm. Vậy từ triệu tập được quy định ở đâu, sử dụng
khi nào?
Có khi dùng giấy mời, có khi dùng giấy triệu
tập
Trước khi bị bắt về hành vi lợi dụng quyền tự do dân
chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, bà Đặng Thị
Hàn Ni từng được Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM (PC02) phát giấy mời lên làm việc
về đơn tố giác của bà Nguyễn Phương Hằng, sau đó mới
phát giấy triệu tập.
Hay trước khi bị bắt, bà Nguyễn Phương Hằng cũng bị Cơ
quan CSĐT Công an TP.HCM (PC01) mời lên làm việc về đơn của nhiều cá nhân khác
tố giác bà nhiều lần.
Trên thực tế, trong nhiều vụ án hình sự khác, cơ quan
công an cũng gửi thư mời người bị tố giác lên làm việc về nội dung bị tố giác.
Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM (PC02) đã phát đi
giấy triệu tập nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có ca sĩ Vy Oanh. Những nghệ
sĩ được triệu tập để làm việc về nội dung đơn của ông Nguyễn Quang Tuấn (con
trai bà Phương Hằng) tố giác những người này về hành vi lợi dụng các quyền tự
do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân bà Nguyễn Phương Hằng.
Sau khi nhận giấy triệu tập, ca sĩ Vy Oanh đã gửi đơn khiếu nại, đơn kêu cứu đến các ban ngành trung
ương và TP.HCM, trong đó bà Oanh cho rằng sử dụng "giấy triệu tập" là
không đúng quy định vì bà không phải là tội phạm.
Không chỉ người bị tố giác, mà trong nhiều vụ án hình
sự lẫn dân sự, nhiều luật sư cũng tỏ ra 'khó chịu' khi bị tòa án phát giấy triệu
tập thay vì thư mời. Vậy triệu tập là gì và khi nào cơ quan chức năng quyết định
triệu tập, khi nào thì mời?
Bị triệu tập không đồng nghĩa là tội phạm
Bình luận về việc này, luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật
sư TP.HCM) cho rằng Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không có quy định về việc cơ
quan tố tụng triệu tập đối với người bị tố giác khi chưa khởi tố vụ án. Tuy nhiên, trong thông tư liên tịch hướng
dẫn thi hành bộ luật này thì lại cho phép triệu tập người bị tố giác.
Tuy nhiên, đến Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì điều
tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có
quyền triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời
khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố,
người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai
của người làm chứng, bị hại, đương sự.
Do đó, việc Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM triệu tập ca
sĩ Vy Oanh (người bị tố giác) là đúng quy định.
"Trong nhiều trường hợp cơ quan công an sử dụng
giấy mời làm việc, việc sử dụng giấy mời hay giấy triệu tập là quyết định của
cơ quan tố tụng. Tuy nhiên, theo từ điển tiếng Việt, thì từ triệu tập là mời đến
một nơi để họp. Việc cơ quan triệu tập một người đến làm việc không có nghĩa
người này phạm tội" - luật sư Hoan nói.
Giấy triệu tập chỉ được sử dụng khi đã khởi
tố?
Theo luật sư Đặng Xuân Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội),
Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành sử dụng từ "triệu tập" rất nhiều và
rải rác trong các quy định của bộ luật. Trong đó có những điều khoản quy định về
thẩm quyền, thủ tục thực hiện việc triệu tập, cũng như hậu quả pháp lý của việc
người được triệu tập nhưng không có mặt theo giấy triệu tập. Tuy nhiên, luật
không định nghĩa triệu tập là gì, thời điểm áp dụng việc triệu tập là khi nào.
Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự không phân chia cụ thể
các giai đoạn tố tụng của một vụ án hình sự. Tuy nhiên, theo khoa học pháp lý về
hình sự thì các giai đoạn tố tụng của vụ án bao gồm: khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án.
Trong đó, giai đoạn khởi tố vụ án phải được xác định kể
từ thời điểm có quyết định khởi tố vụ án. Kể từ thời điểm này trở đi, thì hoạt
động điều tra mới được tiến hành và hình thức giấy triệu tập mới được áp dụng.
"Vụ việc của ca sĩ Vy Oanh chỉ mới ở giai đoạn kiểm
tra, xác minh nội dung đơn tố giác, cho nên theo tôi, cơ quan điều tra chưa nên dùng giấy triệu tập"
- ông Cường nói.
Theo các chuyên gia pháp lý, giấy mời không được quy định
trong các thủ tục tố tụng, nhưng có thể hiểu là loại giấy được cơ quan điều
tra, tòa án… mời những người có liên quan hoặc biết về vụ án đến làm việc nhằm
xác minh, thu thập thông tin.
Giấy mời không có giá trị bắt buộc công dân chấp
hành, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến, còn giấy triệu tập
thì bắt buộc phải đến.
Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải có mặt
theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố. Trường
hợp không chấp hành có thể bị dẫn giải theo quy định tại điều 37 Bộ luật tố tụng
hình sự.
Bể ống nước đường Phạm Văn Đồng, nhiều quận
có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt
25/03/2023 14:15 GMT+7
Đường ống nước trên đường Phạm Văn Đồng
(phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) bị bể khiến nhiều hộ dân trên địa bàn phường
này bị cúp nước. Nhiều quận lân cận cũng xảy ra tình trạng nước yếu.
Hiện đang có khoảng 20 người (thuộc đơn vị cấp nước sạch,
cây xanh) và 2 xe tải, 2 xe cẩu, 3 xe múc đào các hố lớn cạnh đường Phạm Văn Đồng
(đoạn gần đường 25 theo hướng Linh Xuân đi cầu Bình Lợi)
23h khuya 24-3, đường ống nước trên
đường Phạm Văn Đồng bị vỡ khiến nhiều hộ dân trên địa bàn phường Hiệp Bình
Chánh (TP Thủ Đức) bị cúp nước. Đến sáng nay (25-3) nước đã có lại nhưng chảy
"rỉ rỉ".
Theo thông tin ban đầu, nguyên nhân bể ống nước được
xác định là do đường ống D1500 (bê tông) tự xì bể khiến nước tràn lên mặt đường.
Nhà máy nước Tân Hiệp và Nhà máy nước Thủ Đức đang thực
hiện điều tiết mạng lưới nhằm phục vụ công tác sửa chữa tuyến ống D1500 Phạm
Văn Đồng.
Một số quận lân cận sẽ gặp tình trạng nước yếu. Bao gồm
toàn bộ quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận cùng địa bàn phường 12, 13, 14 (quận
3), phường 1 (quận Gò Vấp).
Thời gian dự kiến hoàn thành khắc phục bể ống nước khoảng
từ 2 đến 7 ngày. Sawaco đang tập trung lực lượng để tái lập cấp nước cho khu vực
bị ảnh hưởng của sự cố bể ống dẫn.
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Đà Nẵng đưa vụ án ở ĐH Bách khoa vào
diện theo dõi
Nguyễn Thành
25/03/2023
TPO - Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, Thành ủy Đà Nẵng đưa vụ án “tham ô tài sản” xảy ra tại trường
ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Ngày 25/3, Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực, Thành ủy Đà Nẵng cho biết tại phiên họp lần thứ 3, qua thảo luận, đã
thống nhất bổ sung 2 vụ án “môi
giới hối lộ”, “nhận hối lộ” xảy ra tại các Trung tâm Đăng kiểm trên địa
bàn thành phố và vụ án “tham
ô tài sản” xảy ra tại trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) vào diện theo
dõi, chỉ đạo.
Theo đó, tại phiên họp thứ 3, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí
thư Thành ủy Đà Nẵng, Trưởng Ban Chỉ đạo đã ghi nhận sự nỗ lực, quyết tâm của
Ban Chỉ đạo, các cơ quan tố tụng và các cơ quan có liên quan trong việc đẩy
nhanh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực và đã phát hiện nhiều
vụ án tham nhũng nghiêm trọng.
Đồng thời, thống nhất triển khai 4 đoàn kiểm tra, giám
sát về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại một số đơn vị.
Ông Quảng đề nghị cấp ủy Đảng các cơ quan tiến hành tố
tụng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan trong công tác điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư
luận xã hội quan tâm; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
giám định, định giá tài sản trong tố tụng hình sự...
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng giao cơ quan Thường trực
Ban Chỉ đạo thường xuyên rà soát, đánh giá toàn diện các vụ án, vụ việc tham nhũng,
tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, kịp thời đề xuất đưa vào diện Ban
Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo…
Đồng thời, giao Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì, chịu
trách nhiệm và phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo cung cấp thông tin
kết quả xử lý các vụ án, vụ việc thuộc theo dõi, chỉ đạo.
Ngày 23/2, Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố, bắt tạm giam
đối với bị
can Đoàn Quang Vinh (61 tuổi, trú tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn
Trà, TP Đà Nẵng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng)
về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát,
lãng phí”.
Trước đó, ngày 9/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã
tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối
với Hoàng
Quang Huy (34 tuổi, Trưởng Phòng Kế hoạch - tài chính) và bà Lâm Thị Hồng Tâm
(50 tuổi, Thủ quỹ của Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng) về tội
“Tham ô tài sản”.
Liên quan đến vụ án, Công an TP Đà Nẵng cũng đã bắt đối
tượng Phạm Thị Huỳnh Như (36 tuổi, trú phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ về
hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bắt tạm giam cán bộ tư pháp UBND phường về
hành vi nhận hối lộ
https://tienphong.vn/bat-tam-giam-can-bo-tu-phap-ubnd-phuong-ve-hanh-vi-nhan-hoi-lo-post1520451.tpo
Hoàng Nam
25/03/2023 | 09:07
TPO - Ông Phạm Văn Tuyến, cán bộ tư pháp
UBND phường Quảng Long (Tx. Ba Đồn - Quảng Bình) bị bắt giữ với cáo buộc nhận
tiền của một số hộ dân để làm hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất trong khoảng
thời gian năm 2021 đến 2022.
Ngày 25/3, tin từ cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
TX. Ba Đồn (Quảng Bình) cho biết, vừa bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp
nơi ở, nơi làm việc đối với Phạm Văn Tuyến (SN 1980, là cán bộ tư pháp UBND phường
Quảng Long, TX. Ba Đồn) về hành vi nhận hối lộ.
Theo kết quả điều tra xác định, ông Phạm Văn Tuyến có
liên quan việc nhận tiền của một hộ dân trên địa bàn phường Quảng Long để làm hồ
sơ thừa kế quyền sử dụng đất trong khoảng thời gian năm 2021 đến 2022.
Hiện vụ án vẫn đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an TX. Ba Đồn tiếp tục điều tra, mở rộng.
'Cò đất' công khai chào bán dự án nhà ở xã
hội ở Hạ Long
https://thanhnien.vn/co-dat-cong-khai-chao-ban-du-an-nha-o-xa-hoi-o-ha-long-185230325161053063.htm
nghiahieubtn@gmail.com
25/03/2023 16:19 GMT+7
Dự án nhà ở xã hội tại TP.Hạ Long (Quảng
Ninh) với tổng mức đầu tư 1.300 tỉ đồng dù chưa đủ điều kiện mở bán nhưng đang
được "cò đất" chào hàng kèm hứa hẹn ai cũng dễ dàng mua được căn hộ.
Đặt cọc lấy chỗ với giá 20 triệu đồng
Theo phản ánh của nhiều người dân, thời gian gần
đây, dự án nhà ở xã hội tại khu vực Đồi ngân
hàng thuộc địa bàn các phường Hồng Hải, Cao Thắng (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) đang
được giới "cò đất" tạo sóng, với mức giá chào mua 16 - 17 triệu đồng/m2.
Điều đáng nói, dự án mới đang trong quá trình thi công
phần móng, chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép mở bán, cũng như
tiếp nhận hồ sơ.
Với vị trí đắc địa, giá rao phải chăng, dự án này đang
trở thành miếng mồi béo bở cho giới "cò đất" tạo cơn sốt ảo và quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội.
Để xác minh sự viện, một ngày cuối tháng 3, chúng tôi
gọi điện vào số điện thoại 0971.323.xxx thì gặp người phụ nữ xưng tên Nguyễn
Thu T. có sàn giao dịch tại Hà Nội.
Theo chị T., hiện nay, đơn vị này bắt đầu tiếp nhận tư
vấn cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại TP.Hạ Long nói trên. Sau khi hỏi về
nhân thân của khách hàng, chị T. cho biết với việc chứng minh thu nhập 15 triệu
đồng hàng tháng, khách chỉ cần đặt cọc thiện chí 20 triệu đồng là chị có thể lo
thủ tục để mua được một căn.
"Trước mắt, khách hàng đặt cọc 20 triệu đồng, còn
trúng căn nào thì phải đợi đến ngày bốc thăm. Việc thu tiền có phiếu thu nếu
khách hàng không mua được, sàn giao dịch sẽ hoàn trả lại tiền", nhân viên
Nguyễn Thu T. nói.
Tương tự như vậy, khi PV liên hệ với một cò đất khác
người này còn ra giá ban đầu cho một căn hộ 65 m2 với giá khởi
điểm hơn 300 triệu đồng. Khi nộp đủ số tiền nói trên khách hàng chắc chắn sẽ sở
hữu 1 căn hộ đẹp, 2 phòng ngủ.
Một nhân viên môi giới xưng tên Đ.H cho biết:
"Khách hàng có thiện chí chỉ đặt cọc 100 triệu đồng là sẽ được hỗ trợ làm
thủ tục tách khẩu, năng lực thu nhập cũng như khả năng duyệt hồ sơ ở mức
90%".
Dự án chưa đủ điều kiện bán
Trước thông tin về việc "cò đất" tạo sóng
làm nhiễu loạn thị trường, PV Thanh Niên đã liên hệ với lãnh đạo
Sở Xây dựng Quảng Ninh và đơn vị này khẳng định, đến thời điểm này dự án nhà ở
xã hội khu dân cư Đồi ngân hàng chưa đủ điều kiện để mở bán.
"Những thông tin chào bán hiện nay trên các
phương tiện thông tin là không chuẩn xác. Người dân phải cảnh giác để tránh tiền
mất tật mang. Việc mua nhà ở xã hội phải do hội đồng phê duyệt với nhiều điều
kiện, tiêu chí chính xác, minh bạch", vị này khẳng định
Đây là dự án nhà ở xã hội đầu tiên được triển khai tại
tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên diện tích 25.900m2, trong đó diện
tích xây dựng trên 7.400m2, đất cây xanh trên 5.000m2, đất
hạ tầng kỹ thuật trên 13.300m2; quy mô dân số dự kiến khoảng 3.880
người.
Theo quy hoạch dự án sẽ có 3 tòa nhà chung cư, với tổng
số 986 căn hộ, trong đó có 2 tòa nhà 19 tầng nổi, 1 tầng lửng, 1 tầng kỹ thuật;
1 tòa nhà 17 tầng, 1 tầng kỹ thuật, 1 tầng bán hầm.
Đại diện TP.Hạ
Long cho biết, thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày nhà
đầu tư được giao đất, cho thuê đất. Thời gian thi công dự án dự kiến từ quý
1/2023 đến quý 4/2025, hoàn thiện và bàn giao đưa vào sử dụng ở quý 1/2026.
Nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành
chính không đúng đối tượng
Hoàng Nam
25/03/2023 (GMT+7)
(Thanh tra) - Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Kết luận thanh tra số
1185/KL-BNN-TTr ngày 2/3/2023 về việc thanh tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật chuyên ngành tại Sở NN&PTNT tỉnh An Giang. Nhiều sai sót trong việc
xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) tại các chi cục và Thanh tra Sở đã được chỉ
ra.
Tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y, trong thời kỳ thanh
tra, chi cục đã thực hiện 6 cuộc kiểm tra đối với 151 đối tượng, ban hành 9 quyết
định xử phạt VPHC, tổng số tiền xử phạt là 53.100.000 đồng.
Đoàn thanh tra đã kiểm tra 7 hồ sơ xử phạt VPHC
(5 hồ sơ của năm 2020, 2 hồ sơ của năm 2021, năm 2022 không lập hồ sơ xử
phạt) và nhận thấy đơn vị đã không theo dõi việc thực hiện biện pháp khắc phục
hậu quả (buộc tiêu huỷ, tái chế thuốc thú y có hàm lượng thuốc ngoài mức giới hạn
cho phép) trong quyết định xử phạt VPHC; cho phân tích lại mẫu khi kết quả
phân tích mẫu lần đầu không đạt không đúng quy định; có trường hợp xử phạt
VPHC áp dụng không đúng hành vi vi phạm.
Tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đơn vị đã
thực hiện 10 cuộc kiểm tra theo kế hoạch trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh lĩnh vực giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đối với
127 đối tượng; 4 cuộc kiểm tra đột xuất đối với 4 tổ chức kinh doanh phân bón
và thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh. Đoàn thanh tra đã kiểm tra 4 hồ
sơ xử phạt VPHC (1 hồ sơ của năm 2020, 1 hồ sơ của năm 2021 và 2 hồ sơ của
năm 2022).
Kết quả cho thấy, biên bản lấy mẫu không ghi đầy đủ
thông tin người lấy mẫu (mã số người lấy mẫu); thông tin về tên, loại phân bón
không trùng khớp giữa các thành phần hồ sơ (biên bản lấy mẫu, quyết định công
nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, biên bản VPHC và quyết định xử phạt
VPHC, thông báo tiếp nhận hợp quy); hồ sơ xử phạt về vi phạm về nhãn hàng
hoá nhưng không lưu nhãn sản phẩm vi phạm; hồ sơ không có quyết định công nhận
phân bón được phép lưu hành tại Việt Nam; có hồ sơ lập biên bản
VPHC đối với hành vi vi phạm với nhiều đối tượng; lập biên bản
VPHC và ban hành quyết định xử phạt VPHC với sản phẩm phân bón nhưng
không trùng khớp với biên bản lấy mẫu;
Tại Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản,
đơn vị này đã thực hiện 13 cuộc kiểm tra theo kế hoạch đối với 211 tổ chức,
cá nhân; phát hiện 44 đối tượng vi phạm và đã ban hành 44 quyết định xử phạt
VPHC với tổng số tiền xử phạt là 868.750.000 đồng. Trong đó, chưa thi hành
quyết định xử phạt VPHC 80.000.000 đồng.
Qua kiểm tra 4 hồ sơ (2 hồ sơ của năm 2020, 1 hồ
sơ của năm 2021, 1 hồ sơ của năm 2022), đoàn thanh tra đã nhận định, đơn vị thực
hiện việc tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không đúng quy định; tạm
giữ hàng hóa vi phạm không đúng thời gian theo quy định; quyết định xử phạt
VPHC không ghi thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, không thực
hiện biện pháp khắc phục hậu quả, áp dụng tình tiết giảm nhẹ không đúng quy định;
cho phân tích lại lần 2 đối với hàng hóa vi phạm chất lượng không đúng quy định;
chưa có biện pháp xử lý việc đối tượng vi phạm chưa chấp hành hình thức phạt tiền.
Tại Chi cục Thủy sản, đơn vị đã thực hiện 3 cuộc kiểm
tra theo kế hoạch, tiến hành kiểm tra đối với 100 tổ chức, cá nhân. Qua kiểm
tra 6 hồ sơ xử phạt VPHC (2 hồ sơ của năm 2020, 2 hồ sơ của năm 2021 và 2
hồ sơ của năm 2022), đoàn thanh tra kết luận: Có hồ sơ xử phạt VPHC không
đúng đối tượng (hành vi buôn bán đối với cơ sở sản xuất trên địa bàn khác);
không theo dõi việc tiêu huỷ hàng hoá vi phạm; đồng ý cho doanh nghiệp
phân tích lại mẫu thức ăn thủy sản lần 2 không đúng theo quy định.
Tại Thanh tra Sở, đơn vị này đã thực hiện 15 cuộc kiểm
tra theo kế hoạch đối với 139 tổ chức, 1499 cá nhân; phát hiện 247 đối tượng vi
phạm và đã ban hành 247 quyết định xử phạt VPHC với tổng số tiền xử phạt
là 4.156.298.962 đồng.
Đoàn thanh tra đã kiểm tra 4 hồ sơ xử phạt
VPHC (1 hồ sơ của năm 2020, 1 hồ sơ của năm 2021 và 2 hồ sơ của năm
2022), qua đó kết luận: Có một số biên bản VPHC và quyết định xử phạt
VPHC lập không kịp thời; không đúng đối tượng, xác định không đúng hành vi
vi phạm; quyết định xử phạt VPHC không ghi biện pháp khắc phục hậu quả
dẫn đến không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (buộc thu hồi hoặc tái chế
hoặc chuyển làm nguyên liệu phân bón); phạt hành vi vi phạm về tem nhãn
nhưng không lưu tem nhãn vi phạm trong hồ sơ xử phạt; đồng ý cho thử
nghiệm lại mẫu lần 2 không có cơ sở.
Kiểm điểm gần 500 tập thể, cá nhân
Huyền Châu
25/03/2023 (GMT+7)
(Thanh tra) - Báo cáo công tác thực hành
tiết kiệm (THTK), chống lãng phí (CLP) năm 2022 ngày 14/3/2023 của UBND tỉnh Quảng
Nam cho biết như vậy.
Theo báo cáo, UBND tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành góp phần nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công
tác THTK, CLP gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Năm 2022, các cơ quan thanh tra, kiểm tra đã linh hoạt
triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan, đơn vị, địa phương
theo kế hoạch đề ra và thực hiện các cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của
các cơ quan có thẩm quyền.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần tác động
tích cực đến nhận thức, hành động của đơn vị và người đứng đầu các đơn vị về
công tác điều hành quản lý tài chính, ngân sách, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản, công tác THTK, CLP.
Về kết quả công tác thanh tra hành chính, toàn ngành
triển khai 186/186 cuộc thanh tra theo kế hoạch năm 2022 (trong đó, có 99 cuộc
thanh tra trách nhiệm thủ trưởng về thực hiện pháp luật thanh tra, tiếp công
dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng), đạt tỷ lệ 100% kế hoạch
năm; tiếp tục thực hiện 19 cuộc thanh tra năm 2021 chuyển sang và thực hiện 51
cuộc thanh tra đột xuất.
Ban hành 193 kết luận thanh tra (trong đó, có 19 kết
luận thanh tra của các cuộc thanh tra năm 2021 chuyển sang); phát hiện sai phạm
50.350,824 triệu đồng và 148.355,7 m2 đất tại 600 đơn vị, cá nhân được
thanh tra; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 28.151,733 triệu đồng và
144.490,2 m2 đất; kiến nghị chấn chỉnh, giảm trừ quyết toán, xử lý khác
22.199,091 triệu đồng và 3.865,5 m2 đất; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm 224 tập
thể, 264 cá nhân, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 01 vụ.
Thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 20.305,470 triệu đồng
(trong đó, thu hồi sai phạm của các đoàn thanh tra đã triển khai trong niên độ
báo cáo năm 2022 là 11.730,876 triệu đồng và đôn đốc thu hồi sai phạm các năm
trước chuyển sang là 8.574,594 triệu đồng).
Xử lý kiểm điểm rút kinh nghiệm 185 tập thể, 291 cá
nhân; khiển trách 03 cá nhân và cảnh cáo 01 cá nhân/245 tập thể, 312 cá nhân có
liên quan đến sai phạm (kể cả các tập thể và cá nhân của năm trước chuyển sang
theo dõi xử lý); chưa xử lý 60 tập thể, 17 cá nhân. Về kết quả công tác thanh
tra chuyên ngành, tổ chức thực hiện 365 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 3.565 tổ
chức, cá nhân; phát hiện và xử lý 536 tổ chức, cá nhân vi phạm; kiến nghị thu hồi
nộp ngân sách Nhà nước 2.325,55 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính 6.684,66
triệu đồng.
Thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 662,904 triệu đồng
thông qua công tác thanh tra, kiểm tra (trong đó, đôn đốc thu hồi 86,456 triệu
đồng từ năm trước chuyển sang) và 5.915,66 triệu đồng thông qua hoạt động xử phạt
hành chính.
Ngoài ra, các cơ quan thanh tra đã triển khai thanh
tra trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Phòng chống tham
nhũng đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
Qua thanh tra đã yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
tích cực chủ động thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, chấn chỉnh đối với cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt trách nhiệm hoặc
chưa quan tâm đúng mức đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng nhằm góp phần thực hiện tốt công tác THTK, CLP.
No comments:
Post a Comment