Đối Thoại Điểm Tin ngày 06 tháng 01 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Ông
McCarthy thất bại sau 7 vòng biểu quyết vào ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ
COVID
tăng, dân Trung Quốc chấp nhận rủi ro với thuốc chợ đen
Cựu
lãnh đạo NATO kêu gọi ủng hộ Ukraine và Đài Loan
Ukraine
bác lời kêu gọi đình chiến Giáng sinh của ông Putin
Việt Nam bắt cựu đại sứ tại Malaysia
Việt Nam bổ nhiệm hai tân phó thủ
tướng trong sự kiện ‘thay tướng’ bất thường
Nạn nhân trái
phiếu SCB ‘tuyệt vọng’ và ‘bị bỏ rơi’
Ông McCarthy thất
bại sau 7 vòng biểu quyết vào ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ
Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan
nhạy cảm; Trung Quốc tức tối
Cựu lãnh đạo NATO
kêu gọi ủng hộ Ukraine và Đài Loan
Kremlin: TT Putin ra lệnh ngừng bắn ở Ukraine trong lễ Giáng sinh Chính
thống giáo
Kevin McCarthy phải chờ đến bao giờ?
Khởi
tố bảy lãnh đạo, nhân viên tại Trung tâm đăng kiểm ở thành phố Thủ Đức
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Đức (TPHCM) đã
khởi tố, bắt tạm giam bảy lãnh đạo, nhân viên và những người liên quan tại
Trung tâm đăng kiểm 50-03V.
Hacker
“cậu IT” Nhâm Hoàng Khang bị tuyên 10 năm tù
Toà án Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt Nhâm Hoàng Khang, ngụ quận
Tân Bình 10 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản” dù ông này không thừa nhận hành
vi phạm tội.
Hai
cựu Chủ tịch tỉnh Khánh Hoà tiếp tục lĩnh án hơn 12 năm tù
Toà án tỉnh Khánh Hoà đã tuyên bố mức án với hai cựu chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà do liên quan đến việc giao đất “vàng” cho doanh
nghiệp sai qui định, gây thất thoát tài sản nhà nước.
Tạm
biệt năm con hổ đón năm con mèo
Hàng triệu người Việt Nam chuẩn bị kết thúc năm Nhâm Dần để vào
năm mới Quý Mão tính theo âm lịch.
Vụ
“các chuyến bay giải cứu”: thêm cựu Đại sứ tại Malaysia và một nhân viên đại sứ
quán bị khởi tố
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, ông Trần Việt Thái, và cựu nhân
viên Nguyễn Hoàng Linh bị khởi tố cùng về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ”.
Có
hợp lý khi tuyên bố nạn nhân chết dù chưa tìm thấy thi thể?
Chính quyền tuyên bố bé trai bị lọt xuống ống bê tông đã tử vong
dù chưa tìm được thi thể. Điều này bị dư luận cho là không hợp lý về mặt pháp
luật lẫn pháp y.
Hai
Phó Thủ tướng bị thôi chức: "Công tác nhân sự phải là việc của toàn
dân!"
"Ông Trọng có lò mới xây... ông đem ông chặt những cây ông
trồng."
Giám
đốc Trung tâm Đăng kiểm khai học hết lớp ba: chuyện kể thế kỷ 21!
Giám đốc một trung tâm đăng kiểm ở TP.HCM không biết chữ là điều
khó tin nhưng có thật trong thời đại 4.0 hiện nay. Vì sao lại xảy ra tình trạng
đó?
Quốc
hội Việt Nam miễn nhiệm hai PTT Minh và Đam, phê chuẩn hai ông Hà và Quang thay
thế
Nếu hai ông Minh và Đam bị thôi chức vì có dính líu đến tham
nhũng, đây là hai lãnh đạo cao cấp nhất bị xử lý tính đến lúc này.
Ba
cán bộ thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam bị khởi tố và bị bắt vì nhận hối lộ
Đây là diễn biến mới nhất trong công tác mở rộng điều tra các
trung tâm đăng kiểm ở TP HCM, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến
Tre.
Cán
bộ công an cửa khẩu Nội Bài vòi tiền khách bị đình chỉ công tác
Tù
nhân chính trị thứ ba qua đời khi đang thụ án ở Trại giam số 6 Nghệ An
Vụ
bé trai rơi vào trụ bê tông: lực lượng cứu hộ trưng cầu ý kiến chuyên gia
Bình
Phước dừng qui hoạch khu công nghiệp và dân cư Đồng Phú
Cần
Thơ: Kỷ luật buộc thôi việc Chi cục trưởng thi hành án dân sự gây thất thoát 14
tỉ đồng
Bình Thuận: Bắt thêm ba cán bộ liên quan vụ quản lý thị trường
nhận hối lộ
Thêm
hai người bị bắt trong vụ Việt Á
Đảng
thanh trừng Phạm Bình Minh, liệu quan hệ Việt – Mỹ có bị ảnh hưởng?
Đồng
Nai: Nhà hoạt động Hoàng Văn Vượng bị bắt giữ, chưa rõ cáo buộc
TQ: người trẻ tự
làm lây Covid, người già lo bị bệnh nặng
một giờ trước
Hai người Việt ở Trung Quốc: 'Bỏ phong tỏa nhưng tôi
không dám ra đường'
Trung Quốc: Người nổi tiếng tử vong, làm tăng lo ngại về
số người chết vì Covid
Nhân chứng người
Việt kể về Cách mạng Nhung 1989 tại Tiệp Khắc
Không mấy ai ngờ, cuộc biểu tình 17/11/1989 đã
châm ngòi cho việc sụp đổ chỉ 10 ngày sau đó của chính quyền Cộng sản Tiệp
Khắc.
3 giờ trước
Ba ngày. Mười một cuộc bỏ
phiếu. Vẫn chưa có Chủ tịch Hạ viện Mỹ
Bế tắc sẽ tiếp tục, vì không việc gì có thể
tiếp tục vận hành cho đến khi chọn được Chủ tịch Hạ viện.
4 giờ trước
Tàu chiến Hoa Kỳ đi qua eo
biển Đài Loan khiến Trung Quốc nổi giận
Một tàu chiến của Hoa Kỳ đã đi qua eo biển Đài
Loan hôm thứ Năm. Quân đội Hoa Kỳ gọi là hoạt động thường lệ nhưng việc này đã
khiến Trung Quốc nổi giận.
9 giờ trước
Hàm Nghi - vị Hoàng
đế lưu đày tìm tự do qua nghệ thuật
Hậu duệ năm đời của Vua Hàm Nghi, TS Amandine
Dabat, kể về quãng đời sau khi ông tới Algeria và vai trò của hội hoạ và điêu
khắc trong cuộc đời lưu đày của ông.
5 tháng 1 năm 2023
Trung Quốc: Người
nổi tiếng tử vong, làm tăng lo ngại về số người chết vì Covid
Tin tức về cái chết của các nhân vật nổi tiếng
đã làm dấy lên suy đoán về tổn thất lớn hơn những gì các quan chức nước này báo
cáo.
5 tháng 1 năm 2023
Hoàng gia Anh:
Hoàng tử Harry cáo buộc từng bị Hoàng tử William 'đánh'
Trong cuốn hồi ký Spare của mình, Hoàng tử Anh
Harry nói rằng anh trai của mình từng đánh ông trong lúc cãi nhau về Meghan
Markle.
5 tháng 1 năm 2023
Đình chỉ cán bộ
công an Nội Bài bị tố đòi tiền tip của du khách
Bài viết của một công dân Singapore tố bị cán
bộ an ninh xuất nhập cảnh đòi tiền khi làm thủ tục hải quan ngày 2/1 được chia
sẻ chóng mặt trên Facebook với hơn 20.000 tương tác.
4 tháng 1 năm 2023
Có bao nhiêu Hạo
Nam còn sống?
Bình luận nói khía cạnh đau lòng nhất có lẽ là
chữ "nghèo" và ảnh hưởng của sự nghèo ở Việt Nam.
5 tháng 1 năm 2023
Chúng ta biết gì về biến
thể Covid mới XBB.1.5?
5 tháng 1 năm 2023
Bé Thái Lý Hạo Nam
kẹt trong cọc bê tông 'đã tử vong'
4 tháng 1 năm 2023
Lạm dụng, tham
nhũng và những cái chết trên tàu cá Trung Quốc ở Ghana
4 tháng 1 năm 2023
Việt Nam: Cho hai Phó
Thủ tướng 'từ chức' để làm gương?
4 tháng 1 năm 2023
Ukraina: Matxcơva ban hành lệnh ngừng bắn, Kiev và phương Tây chỉ
trích Nga giả dối
Mỹ
và Đức thông báo cung cấp xe bọc thép hạng nhẹ cho Ukraina
Covid :
Trung Quốc cập nhật tình hình dịch tễ với WHO
Disneyland
Paris và những khác biệt văn hóa Âu - Mỹ
Tấn
công Ukraina bằng drone giá rẻ : Nga muốn triệt nguồn hậu thuẫn của phương Tây?
Chiến
hạm Mỹ băng qua eo biển Đài Loan: Trung Quốc phản ứng giận dữ
Kim
Jong Un "thanh trừng" một nhân vật chủ chốt trong đối thoại Mỹ-Triều
Hạ
Viện Mỹ vẫn chưa bầu được chủ tịch sau 11 vòng bỏ phiếu
Brexit làm
trầm trọng thêm khủng hoảng kinh tế Anh ?
Chạy
đua với thời gian, Ukraina giáng những đòn nặng vào Nga
Trung
Quốc, Philippines cam kết tìm giải pháp "hữu nghị" cho tranh chấp
Biển Đông
WHO
chỉ trích Bắc Kinh không minh bạch số liệu Covid-19
Chiến
tranh Ukraina: Pháp sẽ giao xe tăng hạng nhẹ cho Kiev
Năm
2023 và những thùng thuốc súng Ukraina, Đài Loan
Liên
Âu khuyến khích nước thành viên xét nghiệm du khách đến từ Trung Quốc
Mỹ:
Bỏ phiếu 6 lần, phe Cộng Hòa vẫn không bầu được chủ tịch Hạ Viện
Chỉ
trích ở Nga lại bùng lên sau thông báo 89 lính chết trong vụ Makiivka
Hàn
Quốc nuôi tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân
(Yonhap) -
Drone Bắc Triều Tiên đã bay đến gần phủ tổng thống Hàn Quốc. Một quan chức quân đội Hàn Quốc hôm
nay 05/01/2023 thừa nhận drone của Bắc Triều Tiên hôm 26/12/2022 đã lọt vào
vùng cấm bay quanh phủ tổng thống Hàn Quốc tại Yongsan. Quan chức xin
ẩn danh này nói với Yonhap là drone Bắc Triều Tiên chỉ bay trong thời gian rất
ngắn ở ranh giới phía bắc khu vực này, nhưng không tiến đến gần các địa điểm
chính của vùng cấm bay được gọi là «P-73». Trước đó, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc vẫn
khẳng định không ghi nhận vụ xâm nhập nào vào «P-73».
(Báo chí
VN) - Việt Nam cách chức 2 phó thủ tướng. Trong phiên họp bất thường hôm nay,
05/01/2023, hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã bị Quốc Hội Việt
Nam bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ, theo đề nghị của thủ tướng Phạm Minh Chính.
Trong số 484 đại biểu Quốc Hội bỏ phiếu, 476 người tán thành việc miễn nhiệm,
theo kết quả kiểm phiếu do Quốc Hội công bố. Theo nghị quyết của Quốc Hội, ông
Phạm Bình Minh (phó thủ tướng thường trực chính phủ) thôi giữ chức vụ ủy viên
Bộ Chính Trị khóa XIII, ông Vũ Đức Đam (phó thủ tướng chính phủ) thôi giữ chức
vụ ủy viên Trung Ương Đảng khóa XIII.
(SCMP) -
Trung Quốc mở rộng Giàn khoan Biển sâu-1 (Shenhai-1) ở Biển Đông. Theo truyền thông Trung Quốc, được báo
mạng Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn ngày 04/01/2023, hoạt động mở
rộng mỏ khí Biển sâu-1, cách đảo Hải Nam 200 km, đã bước sang giai đoạn 2, với
mục tiêu khoan 12 giếng để tăng sản lượng khai thác hàng năm từ 3 tỉ lên thành
4,5 tỉ mét khối khí đốt, tương đương với 90% lượng tiêu thụ khí đốt của đảo Hải
Nam trong năm 2021. Tuy nhiên, dự án sẽ phải đối mặt với một số khó khăn kỹ thuật,
trong đó có việc khoan ở vùng nước sâu - gần 1.000 mét - cũng như áp suất cao.
Mỏ Biển sâu-1 là nguồn cung khí đốt quan trọng cho Khu vực Vịnh Lớn.
(AFP) -
Cựu lãnh đạo NATO chỉ trích Liên Âu đã quá « ngây thơ » trước nguy cơ
Trung Quốc thôn tính Đài Loan. Trả lời báo chí hôm 05/01/2022, cựu tổng thư ký Liên Minh
Bắc Đại Tây Dương, Anders Fogh Rasmussen, đánh giá : « NATO cần ý
thức được rằng xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc sẽ có những tác động ở quy
mô quốc tế. NATO do vậy cần ngăn cản, tránh để căng thẳng dẫn tới một cuộc xung
đột vũ trang ». Theo ông, châu Âu cần chuẩn bị một số các biện pháp để
trừng phạt Bắc Kinh trong trường hợp Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan. Cựu lãnh
đạo NATO đồng thời kêu gọi chia sẻ « trang thiết bị quân sự » giúp
Đài Bắc tự vệ.
(AFP) -
Một thành viên nội các Đức công du Đài Loan bất chấp phản đối của Trung
Quốc. Một nguồn
tin từ Quốc Hội Đức hôm 05/01/2023 cho biết có nhiều khả năng bộ trưởng Giáo
Dục, Bettina Stark-Watzinger sẽ công du Đài Loan vào mùa xuân năm nay. Đây sẽ
là lần đầu tiên từ 26 năm qua, một thành viên trong chính phủ Đức đặt chân đến
Đài Bắc. Trong tháng 1/2023, một phái đoàn các nghị sĩ Đức sẽ đi công tác Đài
Loan, dẫn đầu là chủ tịch ủy ban Quốc Phòng Quốc Hội Đức, bà Marie-Agnes
Strack-Zimmermann.
(AFP) -
Minsk mở phiên tòa xét xử nhà đối lập Belarus, Ales Bialiatski, một trong ba
giải thưởng Nobel Hòa Bình 2022. Phiên xử đầu tiên mở ra hôm
05/01/2023. Ales Bialiatski, 60 tuổi, bị xét xử cùng với hai nhà đấu tranh dân
chủ khác là Valentin Stefanovich và Vladimir Labkovich. Ba bị cáo xuất hiện tại
tòa trong một « chiếc lồng ». Cả ba đã bị bắt giữ từ tháng 7/2021 vì
đã tham gia phong trào nổi dậy năm 2020 phản đối Alexandre Loukachenko tự tuyên
bố tái đắc cử tổng thống.
(AFP) -
Tập đoàn Amazon thông báo sa thải 18.000 nhân viên trên toàn thế giới. Thông báo được đưa ra tối ngày
04/01/2022. Từ tháng 11 năm ngoái báo chí Mỹ đã tiết lộ tập đoàn hàng
đầu trong ngành phân phối trên mạng có thể cho 10.000 trong số 1,54 triệu
nhân viên nghỉ việc do hoạt động của công ty bị chựng lại. Kế hoạch sa thải
hàng chục ngàn nhân viên của Amazon là dấu hiệu mới nhất về những khó khăn
trong lĩnh vực công nghệ cao đang tác động đến tập đoàn từ Meta tới
Twitter hay Snapchat.
(AFP) -
Mỹ : Người đứng đầu một đường dây tham nhũng, gian lận để « ăn
tiền », tuyển sinh viên vào đại học bị kết án 3,5 năm tù giam. Vụ bê bối này làm lộ rõ những bất
bình đẳng trong hệ thống giáo dục đại học Mỹ, thông qua việc « ăn
tiền », tạo điều kiện cho con cái các gia đình giàu có vào các trường đại học
danh tiếng, học phí đắt đỏ và phải qua tuyển chọn như Yale, Stanford,
Georgetown hay UCLA. Hơn 50 bậc phụ huynh và huấn luyện viên và các đồng phạm
khác cũng bị kết án. Chẳng hạn, diễn viên Mỹ Lori Loughlin đã bị giam 2 tháng
hồi năm 2020 sau khi thừa nhận cùng chồng chi trả 500.000 đô la để hai con gái
được nhận vào Đại học South California (USC).
(AFP) -
Tập đoàn Meta, công ty mẹ của Facebook, bị Liên Âu phạt 390 triệu
euro. Hai khoản
tiền phạt tổng trị giá 390 triệu euro được Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland (DPC),
đại diện cho Liên Âu, loan báo hôm 04/01/2022. Meta bị cáo buộc vi phạm
nghĩa vụ minh bạch dữ liệu theo quy định của Liên Âu và vận dụng cơ sở pháp lý
không đúng để xử lý dữ liệu cá nhân người dùng vào mục đích quảng cáo dựa vào
hành vi mua sắm của họ. Meta cho biết sẽ kháng cáo. Hồi tháng 09/2022, Meta đã
từng bị cơ quan này phạt 405 triệu euro vì thiếu sót trong xử lý dữ liệu liên
quan đến trẻ vị thành niên. Đến tháng 11/2022, Meta lại bị Liên Âu phạt
thêm 265 triệu euro vì không bảo vệ đầy đủ dữ liệu của người dùng.
(AFP) -
Nhật Bản : Một con cá ngừ được bán đấu giá 257.000 euro. Con cá ngừ đỏ, nặng 212 kg và được
đánh bắt ngoài khơi tỉnh Aomori, phía bắc Nhật Bản, đã được bán cho nhà hàng
shushi nổi tiếng Onodera Group và nhà buôn Yamayuki hôm 05/01/2023 với giá 36
triệu yen. Mức giá cao gấp đôi so với năm 2022 phản ánh sự cải thiện xu hướng
trên thị trường, sau ba năm sụt giá vì đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng
đến ngành nhà hàng tại Nhật Bản.
(AFP) - Ba
Lan mua 116 xe tăng Abrams của Mỹ để phòng thủ trước mối đe dọa của Nga. Thỏa thuận Vacxava ký với Washington
vào hôm 04/01/2023 trị giá 1,4 tỉ đô la, trong đó 200 triệu đô la là do Mỹ đài
thọ trong khuôn khổ tài trợ của Washington cho Ba Lan. Thương vụ đã được bộ
Ngoại Giao Mỹ thông qua hồi tháng 12/2022. Bộ trưởng Quốc Phòng Ba Lan, Mariusz
Blaszczak, cho biết những chiếc Abrams M1A1 đầu tiên dự kiến được giao trong
năm nay. Năm 2022, Ba Lan cũng đã mua 250 xe tăng Abrams của Mỹ.
TIN TỨC: Thứ Sáu, ngày 06 tháng 01 năm 2023
TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ THỨ 3 QUA ĐỜI Ở TRẠI GIAM SỐ 6 –
NGHỆ AN
Lại có thêm một tù nhân
chính trị nữa vừa qua đời tại trại giam số 6, tỉnh Nghệ An, trở thành tù nhân
chính trị thứ 3 qua đời trong vài tháng qua.
Mục sư Đình Diêm, 61
tuổi, người bị kết án 16 năm tù với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền”, vừa qua đời vào sáng ngày 5/1 tại trại giam được xem là hà khắc nhất ở
VN. Bà Đinh Thị Xa, vợ của ông Diêm, đang trên đường đến trại giam để nhận xác
chồng sau khi nhận được tin từ đám cai tù. Bà cho biết là vào tháng trước, Mục
sư Diêm gọi điện về nói rất khỏe, nhưng đến sáng hôm qua thì đột ngột qua đời.
Đám cai tù
cho biết Mục sư Đinh Diêm mất vào lúc 9 giờ sáng ngày 5/1 và thi thể ông đang
quàn ở bệnh viện tỉnh Nghệ An, tuy nhiên đám cai tù không cho biết nguyên nhân
vì sao dẫn đến cái chết của tù nhân chính trị này.
Cần biết là
Mục sư Đình Diêm là người quản nhiệm hội thánh Tin lành Lutheran ở tỉnh Quảng
Ngãi. Vào tháng 7 năm 2018, ông bị kết án 16 năm tù với cáo buộc “hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền”. Theo cáo trạng, ông là mục sư tự phong của hội thánh
Lutheran VN và Hoa Kỳ, một tổ chức không được công nhận tại VN.
Vào năm 2019,
cựu tù nhân Đào Quang Thực qua đời tại trại giam số 6 sau khi bị kết án 11 năm
tù với cáo buộc tương tự. Đến tháng 8 năm ngoái, nhà báo Đỗ Công Đương cũng qua
đời sau khi bị kết án 8 năm với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”.
QUỐC HỘI VIỆT NAM PHÊ CHUÂN HAI TÂN PHÓ THỦ TƯỚNG
MỚI
Vào hôm thứ
Năm 5/1, quốc hội VN đã phê chuẩn hai tân phó thủ tướng mới để thay thế ông
Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam vừa bị bộ chính trị CSVN truất phế nhưng không rõ
lý do.
Hai phó thủ
tướng mới được quốc hội tán thành thông qua là ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng tài
nguyên môi trường, và ông Trần Lưu Quang, bí thư Hải Phòng. Quốc hội cũng không
công bố lý do miễn nhiệm hai ông Minh và Đam.
Cần biết là
ông Minh năm nay 63 tuổi, là con trai của cựu ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và từng nắm ghế ngoại trưởng suốt 10 năm, từ
năm 2011 đến năm 2021. Riêng ông Đam 59 tuổi được bổ nhiệm làm phó thủ tướng từ
năm 2013.
Vào ngày
30/12, ban chấp hành trung ương đảng CSVN cũng triệu tập hội nghị bất thường để
tước bỏ các chức vụ trong đảng đối với hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.
Đây được xem là dấu hiệu bất thường trong nội bộ đảng CSVN và cho đến nay thì
hai ông Minh và Đam vẫn chưa bị bắt giam.
Trong khi đó,
liên quan đến vụ các chuyến bay giải cứu, bộ công an VN vào hôm qua đã bắt giam
thêm ông Trấn Việt Thái, đại sứ tại Mã Lai, với cáo buộc “lợi dụng quyền hạn
khi thi hành công vụ”. Bị bắt cùng với ông Thái còn có ông Nguyễn Hoàng Linh,
một quan chức tại tòa đại sứ Mã Lai.
HÀNG LOẠT NGƯỜI NỔI TIẾNG TẠI HOA LỤC CHẾT VÌ DỊCH
VŨ HÁN
Chỉ trong vòng chưa đến
một tháng, có nhiều nhân vật nổi tiếng ở Hoa Lục đã đột ngột từ trần khiến
người dân đặt câu hỏi về con số tử vong vì dịch bệnh Vũ Hán ở Trung Cộng.
Cái chết của
Trữ Lan Lan, nữ diễn viên 40 tuổi, vào tháng trước là một cú sốc đối với
nhiều người vì bà còn trẻ tuổi. Gia đình cho biết rất đau buồn trước "sự
ra đi đột ngột" của bà, nhưng không nói rõ về nguyên nhân cái chết.
Vào tháng 12
năm ngoái, bạo quyền Trung Cộng đã hủy bỏ chính sách zero-Covid nhưng chứng
kiến sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm và tử vong. Hiện có báo cáo về việc
các bệnh viện và lò hỏa táng đang quá tải. Tuy nhiên Trung Cộng đã ngưng công
bố về con sô ca nhiễm mỗi ngày và chỉ công bố 22 vụ tử vong vì dịch bệnh này từ
tháng 12.
Vào ngày đầu
năm mới, tin tức về cái chết của nam diễn viên Gong Jintang khiến nhiều cư dân
mạng Hoa Lục bàng hoàng. Ông Gong 83 tuổi, được nhiều người biết đến qua bộ
phim truyền hình của Trung Cộng là In-Laws và Out-laws. Chân dung Cha Kang đã
làm say mê người hâm mộ trong hơn hai thập niên qua.
Nhà viết kịch
nổi tiếng Ni Zhen cũng nằm trong số những người chết gần đây. Ông Ni Zhen, 84
tuổi, nổi tiếng với tác phẩm được quay thành phim Đèn Lồng Đỏ Treo Cao vào năm
1991, một trong những phim Hoa Lục hay nhất.
Trong khi đó
Hu Fuming, cựu nhà báo và là giáo sư đã nghỉ hưu của đại học Nam Kinh, qua đời
vào ngày 2/1, hưởng thọ 87 tuổi. Ông là tác giả của bài bình luận nổi tiếng vào
năm 1978, thời kỳ chấm dứt sự hỗn loạn của xã hội vì cuộc cách mạng văn hóa của
Mao Trạch Đông.
Theo thống kê
của truyền thông Hoa Lục, 16 nhà khoa học từ các học viện khoa học và kỹ thuật
hàng đầu của đất nước đã chết trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến 26/12.
PUTIN BAN HÀNH LỆNH NGƯNG BẮN TẠI UKRAINE TRONG 2
NGÀY
Theo lời kêu gọi của Giáo
hội Chính thống Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã ký ban hành lệnh ngưng bắn ở
Ukraine để ăn mừng lễ Giáng sinh của Chính thống giáo Nga.
Lệnh ngưng bắn được áp
dụng hai ngày 6 và 7 tháng Giêng năm nay. Trước đó Giáo chủ Kirill của Chính
thống giáo Nga, kêu gọi các bên hãy ngừng bắn ở Ukraine để đón Giáng sinh.
Trong loan báo của mình,
ông Putin cho biết là xét đến lời kêu gọi của Giáo chủ Kirill, ông đã ra lệnh
cho bộ quốc phòng Nga thực hiện ngưng bắn ở Ukraine từ hai ngày nói trên. Ông
cho biết thêm là vì có một số lượng lớn người dân theo đạo Chính thống đang
sống ở những khu vực diễn ra chiến sự, do đó ông kêu gọi phía Ukraine hãy tuyên
bố ngừng bắn để tham dự vào buổi lể mừng Giáng sinh.
Trước đó,
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng kêu gọi Nga thực hiện lệnh
ngừng bắn đơn phương và nên có tầm nhìn cho một giải pháp công bằng.
Theo thông
cáo của điện Cẩm Linh, đáp lại kêu gọi của người đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng
thống Putin nói là nước Nga vẫn để ngỏ đối thoại nhưng Ukraine phải chấp nhận
"thực tế mới về lãnh thổ".
Có quả thực là Việt Nam phân vân giữa phòng thủ
biển và phòng thủ đất? Is Vietnam Torn Between Land and Sea in
Its Defense? (Diplomat 6-1-25) -- Bản PDF Bài
Alexander Vuving ◄◄
Tái sáng tạo vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Reinventing the Indo-Pacific (Economist
14-1-23) -- Bản PDF ◄
Cho hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam 'từ chức'
để nêu gương trong Đảng? (BBC 4-1-23)
Người Việt bị lừa sang Campuchia: Công an “không làm gì
hết” (BBC 4-1-23)
Hơn 40 ngàn lao động mất việc trước Tết - “Việt Nam cần
chuẩn bị cho kịch bản tệ hơn trong năm tới” (RFA
4-1-23)
Ông Trần Lưu Quang, ông Trần Hồng Hà làm Phó Thủ tướng Chính
phủ (DT 5-1-23)
Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà, hai gương
mặt nhạt nhoà! (Tiếng Dân 5-1-23) -- Nhiều thông tin về
gốc gác hai ông này (Trần Lưu Quang là con bà bảy Huệ, dân Giồng Trôm!)◄◄
Pho and coffee: A Vietnam-US gastronomical bond (VNEx
It'l 3-1-23)
Khi Tết trùng mùa deadline, làm báo cáo của người Việt tại
nước ngoài (Zing 4-2-23)
Bùi ngùi nhớ lại cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân 1968 (TT 5-1-23)
Chuyển
động Quốc Phòng (30/12 – 5/1/2023)
Truyền
thông Nga tiết lộ chi tiết việc Ukraine thực hiện vụ ‘Đột kích Đêm Giao thừa’
05/01/1531:
Giáo hoàng Clement VII cấm Vua Henry VIII tái hôn
Tốc
độ tăng trưởng GDP cao che khuất các khó khăn kinh tế của Việt Nam
Trung
Quốc bỏ chính sách zero-Covid: Quyền lực của Ban Thường vụ Bộ Chính trị
03/01/1990:
Nhà độc tài Panama Manuel Noriega đầu hàng Mỹ
An
toàn lao động trên công trình cầu Rọc Sen – Đồng Tháp06/01/2023
Đình
chỉ cán bộ công an Nội Bài bị tố đòi tiền tip của du khách06/01/2023
Chi
hàng trăm hàng ngàn tỷ để hợp thức hóa điều dối trá06/01/2023
Bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ không thành, một “bạo loạn” khác ở đồi Capitol06/01/2023
Quốc hội
Hoa Kỳ khóa 11806/01/2023
Chúng
tôi là công dân Vườn Rau Lộc Hưng06/01/2023
Trần
Lưu Quang và Trần Hồng Hà, hai gương mặt nhạt nhoà!05/01/2023
Lược sử sở
hữu đất đai05/01/2023
Một
điều luật mơ hồ và vô nghĩa05/01/2023
Có
hàng ngàn bé Hạo Nam trên xứ sở chúng ta!05/01/2023
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Trước thềm năm mới và thời đại mới 06/01/2023
Việt Nam chọn con đường nào? 06/01/2023
Một thời kỳ bất ổn chính trị ở Việt Nam đã bắt đầu? 06/01/2023
Tốc độ tăng trưởng GDP cao che khuất các khó khăn kinh tế của Việt
Nam 06/01/2023
Giám đốc không biết chữ 06/01/2023
Sách giáo khoa với ma trận ‘lợi ích nhóm’ của quan chức giáo dục? 06/01/2023
Tại sao Việt Nam có quá nhiều ‘cấp Phó’? 05/01/2023
Ngành xây dựng Việt Nam, mạng người rẻ rúng 05/01/2023
Thông tin mỗi ngày
·
R F I
·
Thuy My
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Hai
cựu chủ tịch Khánh Hòa tiếp tục lĩnh án
https://vnexpress.net/hai-cuu-chu-tich-khanh-hoa-tiep-tuc-linh-an-4556982.html
Ông Nguyễn Chiến Thắng,
cựu chủ tịch Khánh Hòa, bị xác định trách nhiệm cao nhất trong việc giao đất
"vàng" cho doanh nghiệp không qua đấu thầu, gây thất thoát tài sản
Nhà nước.
Sáng 6/1, sau hơn 10
ngày xét xử và nghị án, ông Nguyễn Chiến Thắng, 67 tuổi, bị TAND tỉnh Khánh Hòa
tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài
sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Mức án này thấp hơn VKS đề nghị (7-8 năm
tù) trước đó.
Ông Lê Đức Vinh (cựu
chủ tịch nhiệm kỳ sau ông Thắng, 57 tuổi) và Đào Công Thiên (cựu phó chủ tịch)
lĩnh 5 năm 6 tháng tù. 10 bị cáo còn lại nguyên là lãnh đạo các sở ngành bị
tuyên từ 2 năm đến 3 năm 6 tháng tù về cùng tội danh. Tại phiên xử này, ông
Vinh và một nguyên lãnh đạo sở xin xét xử vắng mặt.
Về dân sự, HĐXX buộc
Công ty Cổ phần Thanh Yến phải nộp lại hơn 334 tỷ đồng (tiền hưởng lợi từ sai
phạm của các bị cáo). Trong đó, 325 tỷ đồng là giá trị chênh lệch khu đất số 1
Trần Hưng Đạo và 11,6 tỷ đồng là tiền chênh lệch giá trị tài sản trên khu đất.
Đây là bản án thứ hai
đối với 2 cựu chủ tịch tỉnh. Hồi tháng 4/2022, ông Thắng đã bị TAND tỉnh Khánh
Hòa phạt 5 năm 6 tháng tù, ông Vinh và Thiên lĩnh 4 năm 6 tháng tù do sai phạm
khi thực hiện dự án sinh thái Cửu Long Sơn Tự và biệt thự sông núi Vĩnh Trung,
phá vỡ quy hoạch trên núi Chín Khúc.
Tòa xác định hành vi của
các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự quản lý, sử dụng tài sản
Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; gây dư luận xấu, làm giảm sút lòng tin của
nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. "Các bị cáo đều giữ chức vụ quan trọng,
có quyền hạn nhất định, am hiểu pháp luật, đại diện Nhà nước trong việc sử dụng
tài sản nhưng lại thiếu trách nhiệm, tùy tiện trong các quyết sách gây thất
thoát", bản án nêu.
Theo bản án, UBND tỉnh
Khánh Hòa triển khai dự án xây dựng mới Trường Chính trị tỉnh ở xã Phước Đồng,
TP Nha Trang, theo hình thức BT, giao Công ty Cổ phần Thanh Yến thực hiện. Đổi
lại, doanh nghiệp sẽ được giao khu đất rộng hơn 7.300 m2, hai mặt tiền (trụ sở
Trường Chính trị cũ) để đầu tư làm khu phức hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn,
nhà ở chung cư.
Chủ tịch UBND tỉnh thời
điểm đó (2014-2016) là ông Nguyễn Chiến Thắng, đã chỉ định nhà đầu tư mà không
tổ chức đấu thầu; không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà ký hợp đồng BT với
Công ty Cổ phần Thanh Yến; cấp giấy chứng nhận đầu tư không đúng quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của Nha Trang...
Tòa cho rằng, hành vi
của ông Thắng là tiền đề cho toàn bộ sai phạm khác trong vụ án, gây thiệt hại
tài sản Nhà nước hơn 60 tỷ đồng. Thời điểm phát hiện sai phạm vào tháng
10/2020, giá trị số tiền đã hơn 320 tỷ đồng. "Tại phiên tòa, bị cáo Thắng
chưa nhận thức được hành vi phạm tội nên cần xử phạt nghiêm", HĐXX nhận định.
Đối với Lê Đức Vinh,
tòa xác định bị cáo đã ký các văn bản làm thay đổi, mục tiêu, quy mô của dự án
dẫn đến không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại khu đất đường Trần
Hưng Đạo. Ngoài ra, ông Vinh còn chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu trong việc
giao, cho thuê đất không đúng quy định pháp luật.
Còn ông Nguyễn Ngọc
Tâm, cựu phó giám đốc Sở tài chính, có sai phạm trong việc tham mưu bán tài sản
trên đất ở khu đất trên đường Trần Hưng Đạo, tổ chức cuộc họp với các thành viên
tham dự không đúng thành phần dẫn đến việc đề xuất việc giảm 55% giá trị tài sản
không có căn cứ pháp luật, gây thất thoát hơn 11 tỷ đồng.
Bị cáo Lê Văn Dẽ, cựu
giám đốc Sở Xây dựng có sai phạm khi tham mưu các văn bản thỏa thuận và điều chỉnh
phương án kiến trúc quy hoạch dự án Nha Trang Center 2, làm cơ sở để thực hiện
việc thẩm định giá đất và cấp giấy phép xây dựng không đúng với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của TP Nha Trang.
Các bị cáo còn lại có
sai phạm trong việc tham mưu cấp giấy chứng nhận đầu tư; giao đất, cho thuê đất,
cho Công ty Cổ phần Thanh Yến để thực hiện dự án Nha Trang Center 2 (nay là dự
án Gold Coast) trái pháp luật; không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá đất
mà thống nhất theo báo cáo kết quả thẩm định của tổ giúp việc hội đồng thẩm định
giá đất; tham mưu chỉ định nhà đầu tư không qua đấu thầu...
Bùi Toàn
Giám
đốc trung tâm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam tại TP HCM bị bắt
https://vnexpress.net/giam-doc-trung-tam-thuoc-cuc-dang-kiem-viet-nam-tai-tp-hcm-bi-bat-4556853.html
Ông Trần Văn Chủ, Giám
đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-03V, thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, cùng nhiều cấp dưới
bị bắt với cáo buộc sai phạm trong kiểm định.
Ngày 6/1, Công an TP
Thủ Đức khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Văn Chủ, Trịnh Lý Ân Phùng (Phó giám đốc
Trung tâm Đăng kiểm 50-03V), 4 đăng kiểm viên và một người lao động tự do về
hành vi Nhận hối lộ và Đưa hối lộ.
Động thái này được đưa
ra sau gần 10 ngày khám xét Trung tâm đăng kiểm 50-03V, trong kế hoạch Công an
TP HCM mở rộng điều tra vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Giả mạo
trong công tác xảy ra tại nhiều trung tâm đăng kiểm ở Sài Gòn và các tỉnh
thành.
Trung tâm đăng kiểm
50-03V thuộc Cục đăng kiểm Việt Nam, có địa chỉ ở phường Tam Bình và chi nhánh ở
phường Linh Trung, TP Thủ Đức. Cơ quan điều tra cáo buộc, Giám đốc và các đăng
kiểm viên đã cấu kết với người ngoài, nhận tiền, để bỏ qua lỗi của các ôtô khi
đến đây đăng kiểm.
Hôm qua, Công an TP
HCM khám xét lần 2 tại Phòng Kiểm định xe cơ giới tại Cục Đăng kiểm Việt Nam ở
quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt ông Trần Anh Quân,
quyền trưởng Phòng Kiểm định xe cơ giới thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và hai người
dưới quyền bị bắt với cáo buộc Nhận hối lộ.
Một tháng qua, công an
trên cả nước liên tiếp điều tra sai phạm trong đăng kiểm. Riêng Công an TP HCM
đã ra lệnh khám xét 13 trung tâm kiểm định, khởi tố 6 vụ án với 43 bị can với
các tội danhNhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Giả mạo trong công tác.
Sai phạm của các trung
tâm này chủ yếu là bỏ qua lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công hoặc
cho thuê phụ tùng không đảm bảo kỹ thuật. Đơn cử, xe mòn lốp thì nộp tiền thay
lốp, thay thành thùng, thay một số bộ phận để đảm bảo tiêu chuẩn; sử dụng phần
mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải...
Theo người phát ngôn Bộ
Công an, ước tính 70.000 phương tiện cơ giới được kiểm định theo cách làm luật
như vậy. Khoảng 52.300 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi
trường đã được cấp, tiền thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.
Quốc Thắng
Ông
Võ Văn Thưởng: Xử lý 'bất kể là ai' liên quan án tham nhũng
https://vnexpress.net/ong-vo-van-thuong-xu-ly-bat-ke-la-ai-lien-quan-an-tham-nhung-4556240.html
Thường trực Ban Bí thư
Võ Văn Thưởng đề nghị Ban Nội chính Trung ương tham mưu chỉ đạo đẩy nhanh tiến
độ điều tra, xử lý dứt điểm vụ án Việt Á, Cục Lãnh sự, FLC, Tân Hoàng Minh,
AIC, Vạn Thịnh Phát.
Sáng 4/1, Ban Nội
chính Trung ương tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết công tác ngành nội chính Đảng
năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Phát biểu tại hội nghị,
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng khẳng định, sau gần 10 năm tái lập, vị thế,
vai trò ngành nội chính Đảng ngày càng được nâng cao.
Một trong những nhiệm
vụ ông Thưởng đề nghị ngành nội chính thực hiện thời gian tới là tham mưu các
chủ trương, định hướng lớn về công tác nội chính, chống tham nhũng, cải cách tư
pháp.
Ban Nội chính Trung
ương nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng;
tổng kết thực hiện chỉ thị 33 của Bộ Chính trị về kê khai và kiểm soát việc kê
khai tài sản. Đồng thời, Ban đề xuất cơ chế bảo vệ cán bộ cơ quan điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án khi thực hiện nhiệm vụ.
Theo ông Thưởng, công
tác kiểm soát quyền lực và bảo vệ cán bộ cần đáp ứng hai yêu cầu. Một mặt chống
tham nhũng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để ngăn ngừa
sai phạm, đồng thời có cơ chế bảo vệ cán bộ những cơ quan này.
Thường trực Ban Bí thư
đề nghị Ban Nội chính Trung ương đôn đốc nâng cao hiệu quả của Ban chỉ đạo
phòng chống tham nhũng tiêu cực cấp tỉnh; phối hợp với cơ quan chức năng xử lý
nghiêm các vụ án tham nhũng theo tinh thần "không có vùng cấm, không có
ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất cứ tổ chức, cá
nhân nào".
Cùng với tham mưu đẩy
nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án liên quan đến công ty Việt Á,
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, AIC, Vạn Thịnh Phát,
ngành nội chính cần tham mưu xử nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng;
ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh
nghiệp.
Nói về hiện tượng cán
bộ có tâm lý e ngại khi thực thi công vụ, sợ sai không dám làm, ông Thưởng nhấn
mạnh: "Chống tham nhũng là trừng trị cái xấu nhưng đồng thời khuyến khích
người làm đúng, làm tốt. Còn để xảy ra tâm lý e ngại trong thực hiện công việc
thì đó là tiêu cực". Ban Nội chính cần tham mưu giải quyết vấn đề này hiệu
quả, không để tư tưởng tiêu cực này hình thành, len lỏi, làm chậm công việc.
Ngoài ra, Thường trực
Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị ngành nội chính tập trung làm rõ sai phạm,
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật
liên quan đến đất đai, ngân hàng, tài chính, chứng khoán, trái phiếu, tài sản
công, định giá...
Cho rằng quản trị quốc
gia, doanh nghiệp không tránh khỏi sai sót, nhưng quan trọng là không để sai lầm
tương tự lặp lại, ông Thưởng đề nghị nghiên cứu, tính toán, giám sát quá trình
xây dựng pháp luật trên một số lĩnh vực để không nảy sinh tiêu cực, ngăn ngừa từ
sớm, từ xa để không thể tham nhũng được.
Tiếp thu các ý kiến
nêu trên, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết sẽ nỗ lực khắc
phục hạn chế, phối hợp tham mưu chỉ đạo xử lý vấn đề phức tạp, nhạy cảm, vụ án
tham nhũng, tiêu cực.
Ngành nội chính sẽ tiếp
tục thực hiện "đúng vai, thuộc bài". Đúng vai là thực hiện đúng chức
năng cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng về chủ trương, chính sách lớn lĩnh vực
nội chính, chống tham nhũng, cải cách tư pháp. Thuộc bài là thực hiện đúng nhiệm
vụ, quyền hạn, không làm thay việc cơ quan khác.
Theo báo cáo, năm 2022
các bộ ngành đã chuyển 498 vụ việc; địa phương chuyển 181 vụ việc có dấu hiệu tội
phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, đến cơ quan điều tra.
Năm 2022, đã có 27.400
tỷ đồng tài sản tham nhũng được thu hồi, tăng 18.000 tỷ đồng so với năm trước.
Viết Tuân
'100%
gói thầu mua sắm thiết bị phòng, chống dịch có vi phạm', Hà Tĩnh nói gì?
Liên quan đến quá
trình mua sắm thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19, gần đây xuất hiện
một số thông tin Hà Tĩnh có số gói thầu vi phạm cao, cụ thể là 100% gói thầu,
việc này khiến dư luận hết sức quan tâm.
Theo nguồn tin của Tuổi
Trẻ Online, để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong các năm 2020
và 2021, các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thực hiện tổng 863 gói thầu
mua sắm thiết bị y tế, hóa chất, sinh phẩm, vật tư tiêu hao với tổng giá các
gói thầu hơn 122,7 tỉ đồng.
Trong đó, có 4 đơn vị
mua sắm 12 gói thầu thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm có nhà sản xuất hoặc
nhà thầu cung cấp là Công ty cổ phần công nghệ Việt Á với tổng giá trị trúng thầu
hơn 24,1 tỉ đồng.
Vào đầu năm 2022,
Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc thanh
tra việc chấp hành quy định pháp luật về đấu thầu, mua sắm, sử dụng các thiết bị
y tế, hóa chất, sinh phẩm và vật tư tiêu hao phục vụ công tác phòng chống dịch
COVID-19.
Tại đợt thanh tra này,
đoàn thanh tra đã làm việc với 11/29 đơn vị và tiến hành kiểm tra trực tiếp 48
gói thầu với giá trị hơn 32,3 tỉ đồng.
Kết quả thanh tra 48
gói thầu đã phát hiện có khuyết điểm, hạn chế về trình tự, thủ tục đấu thầu,
mua sắm. Tổng giá trị sai phạm về kinh tế hơn 2,2 tỉ đồng, nguyên nhân do cho
nhà thầu tạm ứng quá thời hạn chưa thu hồi hoặc hoàn ứng; chưa điều chỉnh giá
gói thầu…
Vào giữa tháng 5-2022,
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành kết luận thanh tra, trong đó chỉ ra một số tồn tại,
hạn chế tại 48 gói thầu này.
Ngày 6-1, Thanh tra tỉnh
Hà Tĩnh cho biết tại dự thảo báo cáo tổng kết của Thanh tra Chính phủ đã tổng hợp
kết quả, thông tin tỉnh Hà Tĩnh tỉ lệ số gói thầu có vi phạm là 100% (48 gói thầu/48
gói thầu được kiểm tra). Trên thực tế đoàn thanh tra Hà Tĩnh chỉ kiểm tra
48/863 gói thầu và những gói thầu được kiểm tra phát hiện vi phạm, chứ không phải
tất cả 863 gói thầu đều có vi phạm.
Như vậy, đoàn thanh
tra kiểm tra 48 gói thầu đều có dấu hiệu vi phạm nhưng vì sao không mở rộng kiểm
tra những gói thầu khác?
Trả lời câu hỏi của Tuổi
Trẻ Online, lãnh đạo Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh cho biết sở dĩ đoàn thanh tra chỉ
kiểm tra 48/863 gói thầu vì thời gian thanh tra gấp, chỉ thanh tra những gói thầu
lớn để kịp thời báo cáo lên cấp trên. Những gói thầu còn lại giá trị nhỏ giao
cho các huyện, thị, thành phố kiểm tra để báo cáo lên.
"Thanh tra tỉnh
Hà Tĩnh đã trực tiếp liên hệ và gửi giải trình đến Vụ Thanh tra giải quyết khiếu
nại, tố cáo khối văn hóa xã hội (Thanh tra Chính phủ) để điều chỉnh thông tin
cho phù hợp" - vị lãnh đạo này cho biết thêm.
LÊ MINH
Đón
khách Trung Quốc trở lại Quảng Ninh: Chỉ xét nghiệm người có biểu hiện, nghi ngờ
mắc COVID-19
Trước việc Trung Quốc
dỡ bỏ chính sách "Zero COVID", nhiều địa phương, doanh nghiệp tại tỉnh
Quảng Ninh đang chủ động phương án đón khách Trung Quốc trong năm 2023.
Năm 2022, nhiều danh
thắng của tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải
nghiệm tạo sự phục hồi mạnh mẽ cho ngành du lịch của tỉnh này - Ảnh: T.THẮNG
Ngày 5-1, trao đổi với
Tuổi Trẻ Online liên quan các giải pháp đảm bảo hoạt động xuất nhập cảnh, đón
khách Trung Quốc có thể trở lại trong thời gian tới, ông Bùi Văn Khắng - phó chủ
tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - cho biết tỉnh đã quán triệt công tác chuẩn bị nhân
lực, vật lực tốt nhất để đón du khách đến địa phương chu đáo, tạo thuận lợi.
Cũng theo ông Khắng,
UBND tỉnh đã giao Sở Du lịch làm việc với các đơn vị kinh doanh lữ hành và lực
lượng biên phòng, ngoại vụ để nắm rõ số lượng khách Trung Quốc xuất nhập cảnh
qua các cửa khẩu.
Chỉ xét nghiệm COVID-19
với khách Trung Quốc có biểu hiện mắc bệnh
Về các biện pháp phòng
dịch COVID-19 khi đón khách Trung Quốc sang du lịch, ông Nguyễn Trọng Diện -
giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh - cho biết công tác kiểm dịch y tế quốc tế được
triển khai đối với hoạt động xuất nhập cảnh và sẽ chỉ xét nghiệm đối với những
trường hợp có biểu hiện, nghi ngờ mắc COVID-19.
Với những khách không
có biểu hiện thì sẽ thực hiện làm thủ tục xuất nhập cảnh như bình thường, bởi
thực tế hiện nay tại các sân bay cũng không làm xét nghiệm với toàn bộ hành
khách.
Bên cạnh đó, ngành y tế
tiếp tục thực hiện tuyên truyền để người dân thực hiện tiêm phòng COVID-19 đầy
đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo.
Trao đổi với Tuổi Trẻ
Online, ông Phạm Ngọc Thủy - giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh - cho biết năm
2023 mở ra nhiều kỳ vọng, cơ hội mới cho ngành du lịch tỉnh khi những tín hiệu
về việc "mở cửa", cho phép người dân trong nước được đi du lịch ở các
quốc gia khác của Trung Quốc ngày càng rõ nét.
Cụ thể là việc nhóm đối
ngoại của Cơ chế kiểm soát và phòng ngừa đối phó dịch COVID-19 của Quốc vụ viện
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thông báo các biện pháp tạm thời về việc đi lại
của công dân Trung Quốc và người nước ngoài.
Để chuẩn bị các điều
kiện tốt nhất, Sở Du lịch đã chủ động yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp nâng cao
chất lượng, làm mới và phát triển mới các sản phẩm du lịch để tạo sức hấp dẫn,
mới lạ tại các điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ; quảng bá, xúc tiến du lịch
ở một số thị trường ngoài nước có nhiều tiềm năng, triển vọng...
Bà Nguyễn Thị Trực -
giám đốc Vietravel Quảng Ninh - cho biết đơn vị luôn sẵn sàng và có kế hoạch để
đón nguồn khách Trung Quốc đến với Quảng Ninh. Bên cạnh một số sản phẩm truyền
thống, đơn vị cũng xây dựng một số sản phẩm mới lạ hơn, như tour ghép đưa du
khách tới trải nghiệm "sống lưng khủng long" ở huyện Bình Liêu, tour
"phố đêm du thuyền",…
Ông Trần Ngọc Tuấn -
phó chủ tịch Câu lạc bộ Lữ hành 5328 Móng Cái (chuyên đón khách Trung Quốc) -
cho biết các thành viên trong nhóm đã chuẩn bị sẵn hàng trăm phòng lưu trú, nguồn
nhân lực và các cơ sở mua sắm, nâng cấp nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan. Đồng
thời, sẵn sàng kết nối với doanh nghiệp du lịch Trung Quốc nên có thể đón khách
bất kỳ lúc nào.
Những ngày gần đây, tại
khu vực cửa khẩu quốc tế Móng Cái, hàng chục nhân viên bắt tay sửa chữa các biển
chỉ dẫn, tổng dọn dẹp vệ sinh và một số cửa hàng miễn thuế cũng mở cửa để đón
khách.
Theo bà Phạm Thị Oanh
- trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin TP Móng Cái, các doanh nghiệp, công ty du lịch
tại Móng Cái chuẩn bị công tác đón khách từ khi tuyến cao tốc Hạ Long - Móng
Cái đi vào hoạt động, chứ không phải chờ đến lúc Trung Quốc mở cửa mới chuẩn bị.
Hiện nay TP Móng Cái
có 15 điểm du lịch và có trên 200 đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú với hơn
3.000 phòng. Năm 2022, dù không có khách Trung Quốc nhưng vẫn có hơn 1 triệu du
khách đến với Móng Cái, tăng 80% so với kế hoạch.
Ông Nguyễn Tiến Dũng -
chủ tịch UBND TP Hạ Long - cho biết để đón khách Trung Quốc trong thời gian tới,
địa phương đã rà soát và yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch chủ động
chỉnh trang cơ sở vật chất, củng cố nhân lực để đáp ứng nhu cầu khi lượng khách
tăng cao.
TIẾN THẮNG
Giám
đốc Sở Y tế Hà Nội nói về vướng mắc lớn sau chống dịch COVID-19
Bà Trần Thị Nhị Hà cho
hay tại thời điểm dịch bệnh bùng phát, khi triển khai khẩn cấp các biện pháp
phòng chống dịch, nhu cầu sử dụng trang thiết bị, vật tư rất lớn nên các địa
phương phải huy động, trưng dụng trang thiết bị, nhân lực của tư nhân.
Sáng 6-1, nêu ý kiến tại
tổ đánh giá việc thực hiện quy định tại nghị quyết số 30 kỳ họp thứ nhất, Quốc
hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Giám đốc Sở Y tế
Hà Nội Trần Thị Nhị Hà nêu ý kiến việc triển khai thực hiện quy định tại khoản
3 trong nghị quyết 30.
Theo bà Hà, Chính phủ
đã triển khai nghị quyết 30 với tinh thần khẩn trương, chủ động, linh hoạt với
những giải pháp chưa có tiền lệ; áp dụng các cơ chế đặc cách, đặc thù phòng chống
dịch, trong đó bảy nghị quyết đặc thù để triển khai việc mua vắc xin.
"Đây là vấn đề cấp
bách và cũng đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng
chống dịch. Chúng ta thấy rõ hiệu quả của vắc xin trong công tác phòng, chống dịch
rất tốt", bà Hà nêu.
Tuy nhiên, theo bà Hà,
việc Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành ban hành những nghị quyết liên
quan đến việc mua vắc xin mới chỉ giải quyết được những vướng mắc của trung
ương mà chưa ban hành được những văn bản để giải quyết được những khó khăn
trong công tác mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao phục vụ công tác phòng
chống dịch ở địa phương.
Bà chỉ rõ tại địa
phương khi mua sắm vẫn thực hiện theo những quy định chung như Luật đấu thầu mà
chưa có những quy định cụ thể để hướng dẫn nghị quyết 30 của Quốc hội.
Tại thời điểm dịch bệnh
bùng phát, khi triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch, nhu cầu sử dụng
số lượng trang thiết bị, vật tư rất lớn.
Do đó nhiều địa phương
đã phải huy động, trưng dụng các nguồn lực cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân
lực của khu vực tư nhân hoặc phải rút ngắn thủ tục, thời gian.
Một số nội dung mua sắm,
tạm ứng vay mượn để có thiết bị, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch khẩn
cấp trong điều kiện thời gian gấp rút, tính từng ngày, từng giờ nên chưa kịp đề
xuất các cấp có thẩm quyền cho phép hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể.
Tức là rất nhiều địa
phương đã phải linh hoạt, quyết liệt để đảm bảo công tác chuyên môn phòng chống
dịch nên có hiện tượng trưng thu, trưng mua hoặc vay mượn kit xét nghiệm hoặc
trang thiết bị huy động lực lượng tư nhân.
Do vậy, bà Hà rất mong
muốn có những văn bản hướng dẫn cụ thể để các địa phương giải quyết những khó
khăn này.
Quyền Bộ trưởng Y tế
Đào Hồng Lan: 'Có tâm lý lo ngại, sợ sai gây nên thiếu thuốc, vật tư y tế'
Cạnh đó, theo bà Hà,
những vướng mắc trong công tác đặt hàng, xét nghiệm SARS-COV-2 cũng chưa giải
quyết được.
"Vướng mắc trong
việc xác lập sở hữu toàn dân đối với tài sản được tài trợ, đặc biệt là những
tài sản được tài trợ trong công tác phòng chống dịch rất cấp bách...", bà
Hà nêu thêm.
Đại biểu Trương Xuân Cừ
(đoàn Hà Nội) cho rằng sau khi nghị quyết 30 ra đời, việc hướng dẫn của bộ
ngành với địa phương còn chậm.
Tuy nhiên việc hướng dẫn
của một số địa phương tính toán chưa kỹ, chưa chặt chẽ nên việc thực hiện còn
khó khăn, nhất là việc thanh quyết toán cho người chưa bệnh COVID-19, cán bộ y
tế cấp cơ sở, người tham gia phòng chống dịch chưa kịp thời.
Ông đề nghị Chính phủ
phải sớm giải quyết, hỗ trợ kinh phí để thanh quyết toán. Cạnh đó, kiến nghị Quốc
hội làm tốt hơn nữa công tác tư tưởng chính trị cho cán bộ y tế. Cùng với đó,
các chế độ chính sách cho cán bộ y tế cần phải quan tâm hơn nữa.
THÀNH CHUNG
Phó
thủ tướng: Năm 2023 sẽ thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng
Phó thủ tướng Lê Minh
Khái đề nghị tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy
ra tham nhũng, tiêu cực, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Ngày 6.1, Thanh tra
Chính phủ (TTCP) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác ngành thanh
tra năm 2023.
Phát biểu tại hội nghị,
Phó thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, nhiệm vụ của ngành thanh tra trong năm
2022 rất nặng nề. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, toàn ngành đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ, các mặt công tác đều có sự chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng
cả trong phòng ngừa và phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.
Phó thủ tướng: Năm
2023 sẽ thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng - ảnh 1
Phó thủ tướng Lê Minh
Khái đề nghị tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy
ra tham nhũng, tiêu cực
Bên cạnh ghi nhận kết
quả đạt được, Phó thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế, tồn tại của
ngành thanh tra, để từ đó xác định nguyên nhân, giải pháp sớm khắc phục.
Theo Phó thủ tướng, chất
lượng một số cuộc thanh tra còn hạn chế, một số cuộc thanh tra triển khai chậm
so với kế hoạch hoặc chậm ban hành kết luận thanh tra; tỷ lệ thu hồi tiền, tài
sản qua đôn đốc, xử lý sau thanh tra tuy đã tăng so với trước nhưng còn thấp so
với yêu cầu.
Tình hình khiếu nại, tố
cáo vẫn tiềm ẩn phức tạp, nhất là lĩnh vực đất đai. Việc tiếp công dân định kỳ
của thủ trưởng các cấp, các ngành đã có chuyển biến nhưng chưa thường xuyên.
Công tác xử lý đơn thư, nhất là cấp cơ sở còn chậm.
Trong công tác phòng,
chống tham nhũng, việc thực hiện một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn
mang tính hình thức. Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh
nghiệp chưa được ngăn chặn triệt để. Công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng
trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế.
Hay như việc cơ cấu tổ
chức và chất lượng đội ngũ cán bộ, ngành thanh tra còn bất cập, nhiều cơ quan
thanh tra còn thiếu biên chế làm việc. Một số cán bộ thanh tra chấp hành kỷ
cương, kỷ luật chưa tốt.
Lưu ý năm 2023 có ý
nghĩa quan trọng, là năm bản lề thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021
- 2026, Phó thủ tướng đề nghị ngành thanh tra và các bộ, ngành, địa phương thực
hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm.
Trong đó, lực lượng
thanh tra cần triển khai kế hoạch thanh tra năm 2023 theo hướng trọng tâm, hiệu
quả; tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham
nhũng, tiêu cực, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Lựa chọn để thanh tra
công vụ, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật ở những khâu, những hoạt
động quản lý thường xuyên có sự tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp; nhất là
những khâu, lĩnh vực để xảy ra vi phạm hoặc có nhiều dư luận về những biểu hiện
nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Cùng với đó là triển
khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, kế hoạch của TTCP về tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa T.Ư và địa
phương, không để phát sinh điểm nóng; tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra
tình hình thi hành pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phó thủ tướng cũng đề
nghị triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; trọng tâm là
công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm
soát xung đột lợi ích; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền
hạn.
“Tiến hành thanh tra
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện
pháp luật về phòng, chống tham nhũng... nhằm chấn chỉnh quản lý, phát hiện, xử
lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực”, Phó thủ tướng
nhấn mạnh.
Ngoài ra, ngành thanh
tra cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, xử lý nghiêm công chức
vi phạm; xây dựng tổ chức thanh tra tinh gọn, nhưng hoạt động hiệu lực, hiệu quả…
Nhiều vi phạm về mua sắm
chống dịch
Năm 2022, toàn ngành
đã triển khai hơn 8.500 cuộc thanh tra hành chính và hơn 222.000 cuộc thanh
tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế gần 86.000 tỉ đồng,
8.777 ha đất; trong đó kiến nghị thu hồi hơn 26.000 tỉ đồng và 574 ha đất, chuyển
cơ quan điều tra xem xét và xử lý 451 vụ, 295 đối tượng.
TTCP đã thành lập 3
đoàn thanh tra tại Bộ Y tế, Hà Nội, TP.HCM; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn thanh
tra các bộ, ngành, địa phương tiến hành thanh tra chuyên đề.
Đến nay, 9/20 bộ,
ngành và 61/63 tỉnh, thành phố thành lập đoàn thanh tra; đã thanh tra 21.383
gói thầu (đạt 59,23%) với tổng giá trị 15.475 tỉ đồng (đạt 59,36 %).
Kết quả thanh tra cho
thấy, công tác đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế được các đơn vị thực
hiện theo quy trình, thủ tục quy định tại luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014 và
Thông tư 58/2016 của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, quá trình
mua sắm có nhiều thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm trong việc lập kế hoạch lựa chọn
nhà thầu, tổ chức đấu thầu và thực hiện hợp đồng mua sắm. Việc này diễn ra ở
nhiều địa phương, với 54/61 tỉnh, thành và 4.992/15.909 gói thầu vi phạm. Trong
đó, một số vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, gây thiệt hại cho
ngân sách nhà nước.
Từ kết quả trên, cơ
quan thanh tra đã kiến nghị chuyển 40 vụ việc cho cơ quan điều tra để xem xét,
xử lý theo thẩm quyền. Riêng TTCP chuyển 16 vụ việc, thanh tra bộ và thanh tra
tỉnh chuyển 24 vụ việc.
Tuyến Phan
CQĐT
Viện KSND tối cao: Không có căn cứ xử lý tội đưa, nhận hối lộ tại Công an P.Phú
Thọ Hòa
Theo CQĐT Viện KSND tối
cao, không có căn cứ xử lý tội 'đưa hối lộ' và 'nhận hối lộ' trong vụ án Phạm
Thanh Tuấn cùng 12 đồng phạm xảy ra tại Công an P.Phú Thọ Hòa, Q.Tân Phú,
TP.HCM.
CQĐT của Viện KSND tối
cao vừa hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung, chuyển hồ sơ vụ án đến Viện
KSND tối cao, đề nghị truy tố 13 bị can là cựu cán bộ Công an P.Phú Thọ Hòa về
tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 356 bộ
Luật Hình sự.
Theo KLĐT bổ sung dài
13 trang, từ tháng 4.2017 đến tháng 7.2020, Phạm Thanh Tuấn là Trưởng công an
P.Phú Thọ Hòa, có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động của các cán bộ, chiến sĩ
trong đơn vị và trực tiếp phụ trách tổ tổng hợp. Phan Văn Hòa, Phó trưởng công
an phường phụ trách tổ phòng chống tội phạm; Lê Văn Quý, Phó trưởng công an phường,
phụ trách tổ cảnh sát khu vực.
Ban chỉ huy công an
phường thành lập hai tổ công tác có nhiệm vụ tuần tra, bắt giữ các đối tượng
liên quan đến hành vi mua bán, sử dụng, tàng trữ trái phép chất ma túy, đưa về
trụ sở ghi lời khai, niêm phong tang vật để chuyển lên Công an Q.Tân Phú xử lý
theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, các bị can
đã thông đồng với nhau, yêu cầu các đối tượng bị bắt liên quan đến ma túy gọi
điện thoại cho gia đình mang tiền đến chung chi để được tha về, không bị xử lý.
Theo đơn tố cáo và tài
liệu do CQĐT Công an TP.HCM thu thập được, từ năm 2018 đến tháng 4.2020, Nguyễn
Đăng Chiến và 7 người đã tuần tra, bắt giữ đưa về trụ sở công an phường ghi lời
khai 51 đối tượng liên quan đến ma túy. CQĐT Công an TP.HCM đã ghi lời khai được
29 đối tượng.
CQĐT của Viện KSND tối
cao đã triệu tập ghi lời khai được 10/29 người từng bị bắt. Từ đó, cơ quan này
khẳng định đây là vụ án "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ" do 13 bị can thực hiện. Chứng cứ đến nay là lời khai và tài liệu giám
định về việc các cán bộ công an phường có làm việc với các đối tượng, không thu
giữ được ma túy, các bị can không thừa nhận việc có nhận tiền. Kết quả điều tra
đến nay chỉ đánh giá được hành vi của các bị can đã gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, làm mất uy tín, hình ảnh của lực lượng Công an nhân dân…
Không đủ dấu hiệu tội
"không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội"
Các đối tượng liên
quan đến ma túy thừa nhận đưa tiền cho cán bộ, Công an P.Phú Thọ Hòa để được trả
về, không bị xử lý về hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Tuy
nhiên, CQĐT cho rằng không đủ căn cứ để khởi tố vụ án “đưa hối lộ” và “nhận hối
lộ”. Lý do, việc giao nhận tiền chỉ có lời khai một phía, không có tài liệu, chứng
cứ, vật chứng khác để chứng minh.
Cạnh đó, do không có vật
chứng để giám định ma túy (nhằm phân loại xử lý hành chính hay hình sự - PV)
nên không đủ cơ sở chứng minh dấu hiệu “không truy cứu trách nhiệm hình sự người
có tội”.
Việc câu lưu các đối
tượng tại trụ sở không quá quy định 24 giờ là để ghi lời khai, ghi lý lịch và
test ma túy, sau đó thả về thuộc thẩm quyền “tạm giữ hành chính” của công an
phường nên cũng không đủ cơ sở xác định tội “tha trái pháp luật người bị bắt”.
Việc bắt quả tang đối
tượng liên quan đến ma túy đưa về trụ sở ghi lời khai, không niêm phong tang vật
và chưa làm hồ sơ thụ lý để chuyển cho Công an Q.Tân Phú theo quy định nên chưa
đủ cơ sở xác định hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc.
“Vi phạm của các bị
can trong vụ thể hiện dấu hiệu thiệt hại đến lợi ích nhà nước… nên việc khởi tố
về tội danh “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điểm
b, khoản 2, Điều 346 Bộ luật Hình sự là có căn cứ”, KLĐT bổ sung nêu.
Trước đó vào cuối
tháng 10, TAND TP.HCM đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, yêu cầu
xác định dấu hiệu các bị can phạm tội “làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc”, “tha
trái pháp luật người phạm tội” và xác định thẩm quyền điều tra vụ án, trong vụ
án vi phạm xảy ra tại Công an P.Phú Thọ Hòa.
Ngân Nga
Khởi
tố nữ Bí thư Đảng ủy xã nhận 'nhầm' chế độ phụ cấp của người khác
Nhận 'nhầm' chế độ phụ
cấp chức danh Chủ tịch Hội chữ thập đỏ của một cán bộ khác trong xã và có dấu
hiệu sai phạm trong thu, chi tài chính, một nữ Bí thư Đảng ủy xã ở Nghệ An bị
khởi tố.
Ngày 6.1, thông tin từ
UBND H.Đô Lương (Nghệ An) cho biết Công an huyện này đã ra quyết định khởi tố bị
can đối với bà Nguyễn Thị Yến, Bí thư Đảng ủy xã Thái Sơn (H.Đô Lương) để điều
tra về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bà Yến
được cho tại ngoại và cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trước đó, bà Nguyễn Thị
Yến bị người dân tố cáo thiếu minh bạch, để ngoài sổ sách một số nguồn thu, có
nhiều điểm bất thường trong chi trả phụ cấp trong thời gian bà Yến làm Chủ tịch
UBND xã Thái Sơn.
Theo đơn tố cáo, cuối
năm 2012, bà N.T.H, cán bộ xã Thái Sơn, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội Chữ
thập đỏ xã Thái Sơn (vị trí kiêm nhiệm). Theo đó, bà H. được hưởng phụ cấp theo
quy định của nhà nước cho đến hết năm 2019, khi bà H. thôi kiêm nhiệm.
Thế nhưng, trong các bảng
kê nhận tiền lương, phụ cấp hằng tháng thì người được nhận số tiền phụ cấp đối
với việc kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ lại là bà Nguyễn Thị Yến,
Chủ tịch UBND xã.
Từ tháng 7.2012 đến
tháng 12.2019, bà Yến đã nhận tổng số tiền phụ cấp của bà H. là 89 tháng với số
tiền gần 97 triệu đồng.
Tiến hành kiểm tra, Ủy
ban Kiểm tra Huyện ủy Đô Lương đã kết luận về những vi phạm của bà Yến và kỷ luật
bà này với hình thức cảnh cáo.
Khánh Hoan
Ông
Võ Văn Thưởng: 'Đẩy nhanh điều tra, xử lý dứt điểm vụ AIC, Vạn Thịnh Phát'
Thường trực Ban Bí thư
yêu cầu ngành nội chính tập trung tham mưu, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra,
xử lý dứt điểm các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại
giao), AIC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát...
Sáng 4.1, Ban Nội
chính T.Ư tổ chức hội nghị tổng kết ngành nội chính Đảng năm 2022, triển khai
nhiệm vụ năm 2023.
Thu hồi hơn 27.400 tỉ
đồng tài sản tham nhũng
Phát biểu chỉ đạo tại
hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng khẳng định trong năm 2022, toàn
ngành nội chính đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất nhiều
chủ trương, quy định quan trọng về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực và cải cách tư pháp.
Theo ông Thưởng, ngành
nội chính cũng đã tích cực tham mưu cho các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác
phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, tạo bước chuyển biến
mới trong công tác này
Ông Thưởng dẫn báo cáo
của Ban Nội chính T.Ư cho hay, trong năm 2022, các bộ, ngành đã chuyển 498 vụ
việc, địa phương đã chuyển 181 vụ việc có dấu hiệu tội phạm phát hiện trong quá
trình kiểm tra, thanh tra đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định
pháp luật, tăng hơn 2 lần so với năm 2021.
Công tác thu hồi tài sản
tham nhũng tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực khi trong năm 2022 đã thu hồi
được hơn 27.400 tỉ đồng, tăng 18.000 tỉ đồng so với năm 2021.
Bên cạnh đó, ngành nội
chính đã kịp thời tham mưu đưa nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm
trọng, phức tạp vào diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
theo dõi, chỉ đạo.
Cụ thể là các vụ việc,
sai phạm xảy ra tại: Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao); Tập đoàn FLC; Tập đoàn Tân
Hoàng Minh; AIC; dự án bất động sản tại 33 Nguyễn Du, 34-36-42 Chu Mạnh Trinh;
vụ án liên quan Nguyễn Thị Kim Hạnh; Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các công ty
thành viên; dự án tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà
ở, trường học ở 423 Minh Khai (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội); cổ phần hóa tại Tổng
công ty Tín Nghĩa (Đồng Nai); dự án khu dân cư Tân Thịnh (H.Trảng Bom, Đồng
Nai).
Tuy nhiên, ông Thưởng
cũng thẳng thắn chỉ rõ, ngành nội chính vẫn còn một số hạn chế như: tính chủ động,
chất lượng tham mưu chỉ đạo xử lý các vấn đề, vụ việc phức tạp, nhạy cảm về an
ninh, trật tự có mặt chưa đáp ứng yêu cầu.
Hoạt động của ban chỉ
đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh và hoạt động của ban nội chính ở
một số địa phương trong thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của ban chỉ đạo
cấp tỉnh còn một số lúng túng, thiếu chủ động. Hiệu quả tham mưu phát hiện, xử
lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực của ban nội chính một số địa phương
còn thấp.
“Tôi đề nghị các đồng
chí thẳng thắn, nghiêm túc thảo luận làm rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp khắc
phục thiết thực, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong thời gian
tới”, ông Thưởng nhấn mạnh.
Cựu Chủ tịch AIC Nguyễn
Thị Thanh Nhàn lãnh án 30 năm tù dù đang bỏ trốn
Đề xuất mô hình cơ
quan chuyên trách chống tham nhũng
Về nhiệm vụ năm 2023,
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh ngành nội chính cần tập trung tham mưu tổ chức
thực hiện hiệu quả Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành T.Ư về xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới và các quy định của Bộ
Chính trị về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Hoàn thành đúng tiến độ,
đảm bảo chất lượng các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư và 2 ban gồm: Ban
Chỉ đạo T.Ư phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Ban Cải cách tư pháp T.Ư, nhất
là nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng; tổng
kết việc thực hiện Chỉ thị 33 của Bộ Chính trị về kê khai và kiểm soát việc kê
khai tài sản.
Thường trực Ban Bí thư
cũng yêu cầu ngành nội chính tập trung tham mưu chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ điều
tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến: Công ty Việt Á, Cục Lãnh
sự (Bộ Ngoại giao), Tập đoàn FLC, Tập đoàn Tân Hoàng Minh, AIC, Tập đoàn Vạn Thịnh
Phát...
Bên cạnh đó, tham mưu
lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định,
định giá, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; tạo chuyển biến mạnh mẽ,
rõ nét hơn nữa trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa
phương, cơ sở...
Thường trực Ban Bí thư
đặc biệt nhấn mạnh phải hết sức coi trọng, chủ động hơn nữa trong công tác
phòng ngừa sai phạm.
Theo đó, ông Thưởng
yêu cầu chú trọng kiểm tra, giám sát các lĩnh vực nhạy cảm, hoạt động khép kín,
dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; kịp thời phát hiện, nhắc nhở cán bộ, đảng
viên tránh vi phạm, khuyết điểm từ sớm, không để tích tụ khuyết điểm, vi phạm
nhỏ thành khuyết điểm, vi phạm lớn.
"Tập trung làm rõ
sai phạm, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, ban hành chính
sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, ngân hàng, tài chính, chứng
khoán, trái phiếu, tài sản công, định giá", ông Thưởng yêu cầu.
Ngoài ra, Thường trực
Ban Bí thư nhấn mạnh ngành nội chính cần tiếp tục tham mưu, thực hiện có hiệu
quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết dứt điểm
các vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài.
Phát biểu kết thúc hội
nghị, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc nhấn mạnh yêu cầu Ban Nội chính
T.Ư và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy phải xây dựng kế hoạch cụ thể, đưa vào
chương trình công tác năm 2023 để thực hiện có hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Thường
trực Ban Bí thư, khắc phục bằng được những tồn tại, hạn chế Thường trực Ban Bí
thư đã chỉ ra.
"Nhất là về kiểm
tra, giám sát việc thể chế hóa và việc thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và
cải cách tư pháp; về phối hợp tham mưu chỉ đạo xử lý các vấn đề phức tạp, nhạy
cảm về an ninh, trật tự; về tham mưu phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham
nhũng, tiêu cực ở địa phương", ông Trạc nhấn mạnh.
Lê Hiệp
2022
nhìn lại: Các vụ án chấn động dư luận
https://thanhnien.vn/2022-nhin-lai-cac-vu-an-chan-dong-du-luan-post1536503.html
Năm 2022 chứng kiến
nhiều vụ án chấn động dư luận với nhiều nhân vật nổi tiếng vướng vòng lao lý .
Từ quan chức lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các bộ ngành “ngã ngựa” do liên quan đến
các sai phạm trong đại dịch Covid-19 đến các đại gia, doanh nhân “dính chàm” vì
thao túng thị trường chứng khoán hay phát ngôn thiếu kiểm soát trên mạng xã hội.
Chỉ còn ít lâu nữa, năm 2022 đầy biến động sẽ kết thúc, hãy cùng Báo Thanh Niên
điểm lại những vụ án đáng nhớ nhất trong năm qua.
Việt Á
Quá trình điều tra, Bộ
Công an xác định, bị can Phan Quốc Việt, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc
Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19, đã
thu lãi 4.000 tỉ đồng và chi “bôi trơn” khoảng 800 tỉ đồng để được cung ứng kit
xét nghiệm.
Đến nay cơ quan chức
năng đã khởi tố 29 vụ án và 102 bị can liên quan đại án Việt Á. Trong đó, Bộ
Công an khởi tố 29 bị can, Bộ Quốc phòng khởi tố 5 bị can, còn lại công an 24 tỉnh
khởi tố 68 bị can.
Đại án Việt Á khiến nhiều
quan chức "ngã ngựa"
Trong đại án Việt Á,
tính tới nay, Bộ Công an và công an các địa phương đã khởi tố, bắt tạm giam 102
người để làm rõ nhiều tội danh khác nhau.
Trong số các bị can,
có tới 8 người là cựu lãnh đạo, quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công
nghệ, trong đó có ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) và ông Chu Ngọc
Anh (cựu Bộ trưởng Bộ KH-CN). Còn lại phần lớn là lãnh đạo, cán bộ tỉnh ủy,
UBND, CDC, sở y tế… nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước. Gần đây, Bộ Công an bắt
thêm ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó thủ tướng về hành vi “lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Chuyến bay giải cứu
Chuyến bay giải cứu được
thực hiện với mục đích tốt đẹp ban đầu đã bị nhiều cá nhân làm cho hoen ố.
Đến nay, Bộ Công an đã
khởi tố 37 bị can để làm rõ các hành vi “nhận hối lộ”, “đưa hối lộ”, “môi giới
hối lộ”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “lừa đảo
chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc xét duyệt cấp phép cho các công ty thực
hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong đại dịch
Covid-19, nhằm trục lợi cá nhân.
Ông Chử Xuân Dũng -
Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, là quan chức mới nhất bị bắt vì dính líu đến các
sai phạm liên quan "chuyến bay giải cứu"
Trong đó, có nhiều
quan chức, cán bộ của Bộ Ngoại giao, cán bộ của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải,
Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ,... bị bắt giam để
làm rõ các hành vi “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bộ Công an xác định,
có chuyến bay các bị can đã trục lợi hàng tỉ đồng; số tiền đưa và nhận hối lộ
trong vụ án lên đến hàng chục tỉ đồng.
Tỉ phú Trịnh Văn Quyết
thao túng chứng khoán
Chiều 29.3, Cơ quan Cảnh
sát điều tra (C01, Bộ Công an) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt
bị can đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC,
để điều tra về hành vi “thao túng thị trường chứng khoán. Che giấu thông tin
trong hoạt động chứng khoán.
Ông Trịnh Văn Quyết đã
nhiều lần bị phạt nhưng vẫn tái phạm.
Ông Quyết và các đồng
phạm đã bán ra hàng trăm triệu cổ phiếu mà không thông báo trước, thu lợi bất
chính hơn 530 tỉ đồng.
Ông Trịnh Văn Quyết bị
bắt, tập đoàn FLC thua lỗ kéo dài
Liên tiếp 2 ngày 4.4
và 5.4, bà Trịnh Thị Minh Huế, bà Trịnh Thị Thúy Nga - các em gái của ông Trịnh
Văn Quyết, bị bắt để điều tra về hành vi "thao túng thị trường chứng
khoán".
Đến ngày 25.8, ba anh
em ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố bổ sung tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
Nhiều tài sản của ông
Trịnh Văn Quyết bị phong tỏa, FLC và Bamboo kéo dài chuỗi ngày thua lỗ.
Tỉ phú Đỗ Anh Dũng
(Tân Hoàng Minh) thao túng chứng khoán
Ngày 5.4, Cơ quan Cảnh
sát điều tra C03 Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh
bắt tạm giam đối với ông Đỗ Anh Dũng, 61 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc
của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cùng tội danh, 6 người
khác, bao gồm Đỗ Hoàng Việt - con trai ông Đỗ Anh Dũng, cũng bị khởi tố và bắt
tạm giam.
Ông Đỗ Anh Dũng và các
đồng phạm bị khởi tố
Từ tháng 7.2021 đến
tháng 3.2022, ông Đỗ Anh Dũng và đồng phạm đã phát hành 9 đợt trái phiếu trái
quy định để lừa đảo chiếm đoạt hơn 8.000 tỉ đồng của hơn 6.000 nhà đầu tư.
Nhà đầu tư trái phiếu
Tân Hoàng Minh vẫn chưa biết ngày nhận lại tiền.
Chỉ trong chưa đầy 1
tuần lễ, 2 đại gia chứng khoán và bất động sản ngã ngựa khiến thị trường chứng
khoán biến động khó lường khiến nhà đầu tư e ngại, mất niềm tin.
Tỉ phú Trương Mỹ Lan
"lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
Chiều 7.10, Cơ quan
CSĐT (C03) Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị
can để tạm giam đối với bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên
quan.
Tỉ phú Trương Mỹ Lan bị
khởi tố, bắt tạm giam khiến dư luận xôn xao
Ngoài ra, cơ quan điều
tra cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Trương Huệ Vân - Tổng giám đốc Công
ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; Nguyễn Phương Hồng - trợ lý Công
ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Hồ Bửu Phương - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP
Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập
đoàn Vạn Thịnh Phát.
Đến nay, 2 vụ án, 27 bị
can đã bị khởi tố liên quan tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Các bị can đã có hành
vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định pháp luật để
chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của người dân trong thời gian từ năm 2018 đến
2019. Tài sản của 762 công ty liên quan vụ án đã bị đóng băng.
Vụ án Nguyễn Phương Hằng
Ngày 24.3.2022, Công
an TP.HCM khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc
Công ty Cổ phần Đại Nam) để điều tra về hành vi "lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân".
Theo kết luận điều
tra, từ tháng 3.2021, bị can Nguyễn Phương Hằng sử dụng 12 tài khoản mạng xã hội
YouTube, Facebook, TikTok... tổ chức nhiều buổi livestream (phát trực tiếp) nói
về nhiều chủ đề, nhiều nội dung chưa được kiểm chứng; phát ngôn về chuyện bí mật
đời tư, cuộc sống riêng của nhiều cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; gây ảnh hưởng, tác hại xấu trong dư
luận xã hội.
Công an TP.HCM đang thụ
lý nhiều đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng
Kết luận điều tra xác
định bị can Nguyễn Phương Hằng đã đưa lên mạng xã hội những thông tin thuộc bí
mật đời tư, bí mật gia đình, đời sống riêng tư, trái quy định pháp luật, xúc phạm
nghiêm trọng đến uy tín, danh dự cá nhân của 8 cá nhân: ông Võ Nguyễn Hoài Linh
(nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni,
ông Nguyễn Đức Hiển, bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng Lê Công
Vinh, ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Đinh Thị Lan.
CQĐT cũng xác định, để
giúp sức Nguyễn Phương Hằng tổ chức livestream, có sự hỗ trợ của: Huỳnh Công
Tân (28 tuổi, Trưởng phòng truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam), Lê Thị Thu Hà
(30 tuổi, nhân viên văn phòng Công ty cổ phần Đại Nam), Nguyễn Thị Mai Nhi (39
tuổi, trợ lý của bị can Nguyễn Phương Hằng).
Ngày 29.4.2022. Cơ
quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.
Bà Nguyễn Thị Thanh
Nhàn - Cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AIC, người đóng vai trò trung tâm trong
vụ án, cùng nhiều đồng phạm đang bỏ trốn.
Bằng mối quan hệ với
các lãnh đạo tỉnh và sở ngành ở Đồng Nai khi đó, bà Nhàn đã thiết lập “quân
xanh” tham gia đấu thầu và trúng 16 gói thầu trị giá hơn 665 tỉ đồng tại dự án
xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, thu lợi bất chính gần 150 tỉ đồng
Công ty AIC đứng ra nhận
bồi thường toàn bộ 152 tỉ
Nhiều quan chức, cựu
quan chức tỉnh Đồng Nai ngã ngựa sau những món tiền tỉ ngụy trang dưới gói trà,
lót tay sau bữa ăn và quà biếu dịp lễ tết.
Sáng 21.12, TAND TP.Hà
Nội mở phiên xét xử sơ thẩm, 8 bị cáo vắng mặt được xác định đang bỏ trốn.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh
Đồng Nai Trần Đình Thành , cựu chủ tịch tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái nhận tội
“nhận hối lộ”. Công ty AIC đứng ra nhận bồi thường toàn bộ 152 tỉ đồng. Phiên
tòa sơ thẩm xét xử vụ án này vẫn đang diễn ra tại TAND TP. Hà Nội.
Quỳnh Phương
No comments:
Post a Comment